Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 6

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP

MÔN VẬT LÍ GIỮA KÌ II 2021-2022


Câu 1 ( Đề thi thử THPT QG 2021) Một đoạn dây dài l = 50 cm mang dòng điện cường độ I = 5 A
được đặt trong từ trường đều có cảm ứng từ B = 0,2T, sao cho đoạn dây dẫn vuông góc với đường
sức từ. Độ lớn lực từ tác dụng lên đoạn dây dẫn bằng
A. 0,4 N. B. 0,2 N. C. 0,5 N. D. 0,3 N.
Câu 2. Các đường sức từ là các đường cong vẽ trong không gian có từ trường sao cho
A. pháp tuyến tại mọi điểm trùng với hướng của từ trường tại điểm đó.
B. tiếp tuyến tại mọi điểm trùng với hướng của từ trường tại điểm đó.
C. pháp tuyến tại mỗi điểm tạo với hướng của từ trường một góc không đổi.
D. tiếp tuyến tại mọi điểm tạo với hướng của từ trường một góc không đổi.
Câu 3. Từ thông Ф qua một khung dây biến đổi. Trong khoảng thời gian 0,2 s từ thông giảm từ
1,2 Wb xuống còn 0,4 Wb . Suất điện động cảm ứng xuất hiện trong khung có độ lớn là
A. 2 V. B. 1 V. C. 6 V. D. 4 V.
Câu 4. Hình vẽ nào dưới đây xác định đúng hướng của véc tơ cảm ứng từ tại M gây bởi dòng điện
trong dây dẫn thẳng dài vô hạn?
M
I M I B
M B
H1. H2. I B H3. H4. I
B M

Câu 5. Cho khung dây dẫn kín ABCD đặt trong từ trường có véc tơ cảm ứng từ B như hình vẽ.
Trong khoảng thời gian cảm ứng từ B giảm dần thì trong khung xuất hiện dòng điện cảm ứng có
chiều
A B
B
D C
A. cùng chiều kim đồng hồ. B. từ ngoài vào trong
C. ngược chiều kim đồng hồ. D. từ trong ra ngoài.
Câu 6. Lực Lo-ren-xơ là
A. lực từ do dòng điện này tác dụng lên dòng điện kia.
B. lực từ tác dụng lên hạt mang điện chuyển động trong từ trường.
C. lực từ tác dụng lên dòng điện.
D. lực từ tác dụng lên hạt mang điện đặt đứng yên trong từ trường.
Câu 7. Một dòng điện 20 A chạy trong một dây dẫn thẳng dài đặt trong không khí. Cảm ứng từ tại
điểm cách dây 10 cm là
A. 10-5 T. B. 2. 10-5 T. C. 4. 10-5 T. D. 8.10-5 T.
Câu 8. ( Đề thi THPT QG 2019) Một hạt mang điện tích 2.10-8 chuyển động với tốc độ 400m/s
trong một từ trường đều theo hướng vuông góc với đường sức từ. Biết cảm ứng từ của từ trường có
độ lớn là 0,025T. Lực Lorenxơ tác dụng lên điện tích có độ lớn là
A. 2.10-5N B. 2.10-4N C. 2.10-6N D. 2.10-7N
Câu 9. Một dây dẫn thẳng dài đặt trong không khí có dòng điện với cường độ chạy qua. Độ lớn cảm
ứng từ B do dòng điện này gây ra tại một điểm cách dây một đoạn được tính bởi công thức:
I r r I
A. B  2.10 7 B. B  2.10 7 C. B  2.107 D. B  2.107
r I I r
Câu 10. Một khung dây tròn bán kính R = 5 cm, có 15 vòng dây có dòng điện cường độ I = 0,5 A
chạy qua. Cảm ứng từ tại tâm vòng dây là
A. 942.10-6 T. B. 9,42.10-5 T. C. 9,42.10-7 T. D. 9,42.10-3 T.
Câu 11. Từ trường là dạng vật chất tồn tại trong không gian và
A. tác dụng lực hút lên các vật. B. tác dụng lực điện lên điện tích.
C. tác dụng lực từ lên nam châm và dòng điện. D. tác dụng lực đẩy lên các vật đặt trong
nó.
Câu 12. Cuộn dây độ tự cảm L có dòng điện chạy qua là i thì từ thông riêng của cuộn dây là
L
A. Φ = Li 2 . B. Φ = C. Φ = - Li'. D. Φ = Li.
i
Câu 13. Một đoạn dây dẫn mang dòng điện có chiều từ ngoài vào trong, đặt trong từ trường đều có
các đường sức từ thẳng đứng hướng từ trên xuống như hình vẽ. Lực từ tác dụng lên đoạn dây có
chiều
A. thẳng đứng hướng từ trên xuống dưới.
B. nằm ngang hướng từ phải sang trái.
C. thẳng đứng hướng từ dưới lên.
D. nằm ngang hướng từ trái sang phải.
Câu 14. Đơn vị của suất điện động cảm ứng là
A. vôn (V). B. ampe (A). C. henry (H). D. jun (J).
Câu 15. Cho một mặt phẳng diện tích S, đặt vuông góc với đường sức từ trong từ trường đều B .
Công thức tính từ thông qua mặt S là
A.   BS2 . B.   0. C.   B2S. D.   BS.
Câu 16. Tốc độ biến thiên từ thông qua mạch kín ảnh hưởng đến độ lớn
A. diện tích của mạch. B. từ thông qua mạch.
C. suất điện động cảm ứng. D. điện trở của mạch.
Câu 17. Một ống dây có độ tự cảm L = 0,2 H. Trong 1 giây dòng điện giảm đều từ 5 A xuống 0. Độ
lớn suất điện động tự cảm của ống dây là
A. 1 V. B. 2 V. C. 0,1 V. D. 0,2 V.
Câu 18. Một dây dẫn dài mang dòng điện I đặt trong từ trường đều có cảm ứng từ B , theo
phương hợp với phương của đường sức từ góc  . Lực từ tác dụng lên dây dẫn là
A. F  BI . B. F  BI cos . C. F  BI sin  . D. F  B .
I
Câu 19. Lực Lo-ren-xơ có bản chất là
A. lực đàn hồi. B. lực điện C. lực từ. D. lực hấp dẫn.
Câu 20. Vật nào sau đây không sinh ra từ trường?
A. Hạt mang điện chuyển động. B. Hạt mang điện đứng yên.
C. Nam châm chữ U. D. Dòng điện không đổi.
Câu 21. Đơn vị của độ tự cảm là
A. tesla (T) B. vêbe (Wb). C. ampe (A). D. henry (H).
Câu 22. Nhận xét nào sau đây không đúng về cảm ứng từ?
A. Đặc trưng cho từ trường về phương diện tác dụng lực từ.
B. Phụ thuộc vào chiều dài đoạn dây dẫn mang dòng điện.
C. Trùng với hướng của từ trường.
D. Có đơn vị là Tesla.
Câu 23 ( Đề thi THPT QG 2020) Một hạt điện tích qo chuyển động với vận tốc v trong một từ
trường đều có cảm ứng từ B . Biết v hợp với B một góc α . Độ lớn lực Lo - ren - xơ tác dụng lên qo

A. f  q vBcotα B. f  q vBcosα
C. f  q vBtanα D. f  q vBsinα
Câu 24. Đơn vị nào sau đây là của từ thông?
A. T/m2. B. T.m2. C. T. D. V.
Câu 25. Cho một đoạn dây dẫn thẳng mang dòng điện I, đặt trong từ trường đều B có chiều đường
sức được mô tả như hình vẽ. Hình nào biểu diễn đúng hướng lực từ tác dụng lên đoạn dây dẫn đó?
B
I I
 I x
F I
B B
F F F
B
H1 H2
H3 H4
Câu 26. Nếu cường độ dòng điện I trong dây tròn tăng 2 lần và đường kính vòng dây tăng 2 lần thì
cảm ứng từ tại tâm vòng dây
A. không đổi. B. tăng 2 lần. C. tăng 4 lần. D. giảm 2 lần.
Câu 27. Điều nào sau đây không đúng khi nói về hiện tượng cảm ứng điện từ?
A. Trong hiện tượng cảm ứng điện từ, từ trường có thể sinh ra dòng điện.
B. Dòng điện cảm ứng có thể tạo ra từ từ trường của dòng điện hoặc từ trường của nam châm
vĩnh cửu.
C. Dòng điện cảm ứng trong mạch chỉ tồn tại khi có từ thông biến thiên qua mạch.
D. dòng điện cảm ứng xuất hiện trong mạch kín nằm yên trong từ trường không đổi.
Câu 28. ( Đề thi THPT QG 2021) Cho một vòng dây dẫn kín dịch chuyển ra xa một nam châm thì
trong vòng dây xuất hiện một suất điện động cảm ứng. Đây là hiện tượng cảm ứng điện từ. Bản chất
của hiện tượng cảm ứng điện từ này là quá trình chuyển hóa
A. điện năng thành hóa năng. B. cơ năng thành điện năng.
C. cơ năng thành quang năng. D. điện năng thành quang năng.
Câu 29. ( Đề thi thử THPT QG 2021) Một khung dây dẫn hình chữ nhật có kích thước 3 cm × 4
cm đặt trong một từ trường đều có cảm ứng từ B = 5.10‒4 T, vectơ cảm ứng từ hợp với mặt phẳng
khung dây một góc 300 . Từ thông qua khung dây có giá trị là
A. 5,2.10‒3 Wb. B. 5,2.10‒7 Wb. C. 3.103 Wb. D. 3.10‒7 Wb.
Câu 30. ( Đề thi THPT QG 2018) Một vòng dây dẫn kín, phẳng được đặt trong từ trường đều.
Trong khoảng thời gian 0,04 s, từ thông qua vòng dây giảm đều từ giá trị 6.10 −3 Wb về 0 thì suất
điện động cảm ứng xuất hiện trong vòng dây có độ lớn là
A. 0,12 V. B. 0,15 V. C. 0,30 V. D. 0,24 V.
Câu 31. ( Đề thi THPT QG 2018) Một cuộn cảm có độ tự cảm 0,2 H. Trong khoảng thời gian 0,05
s, dòng điện trong cuộn cảm có cường độ giảm đều từ 2 A xuống 0 thì suất điện động tự cảm xuất
hiện trong cuộn cảm có độ lớn là
A. 4 V. B. 0,4 V. C. 0,02 V. D. 8 V.
Câu 32. Phát biểu nào sau đây là không đúng
A. Dòng điện cảm ứng được sinh ra trong khối vật dẫn khi chuyển động trong từ trường hay
đặt trong từ trường biến đổi theo thời gian gọi là dòng điện Fu-cô
B. Dòng điện xuất hiện khi có sự biến thiên từ thông qua mạch điện kín gọi là dòng điện cảm
ứng
C. Dòng điện fuco được sinh ra khi khối kim loại chuyển động trong từ trường, có tác dụng
chống lại chuyển động của khối kim loại đó
D. Dòng điện fuco chỉ được sinh ra khi khối vật dẫn chuyển động trong từ trường, đồng thời
tỏa nhiệt làm cho khối vật dẫn nóng lên
Câu 33. Hiện tượng tự cảm thực chất là
A. hiện tượng dòng điện cảm ứng bị biến đổi khi từ thông qua một mạch kín đột nhiên bị triệt
tiêu.
B. hiện tượng cảm ứng điện từ xảy ra khi một khung dây đặt trong từ trường biến thiên.
C. hiện tượng xuất hiện suất điện động cảm ứng khi một dây dẫn chuyển động trong từ trường.
D. hiện tượng cảm ứng điện từ trong một mạch do chính sự biến đổi dòng điện trong mạch đó
gây ra.
Câu 34. Một mạch kín (C) không biến dạng đặt trong từ trường đều, trong trường hợp nào thì trong
mạch xuất hiện dòng điện cảm ứng
A. mạch chuyển động tịnh tiến.
B. mạch quay xung quanh trục vuông góc với mặt phẳng (C).
C. mạch chuyển động trong mặt phẳng vuông góc với từ trường.
D. mạch quay quanh trục nằm trong mặt phẳng (C).
Câu 35. Suất điện động tự cảm có giá trị lớn khi
A. dòng điện tăng nhanh. B. dòng điện có giá trị nhỏ.
C. dòng điện có giá trị lớn. D. dòng điện không đổi.
Câu 36. Phát biểu nào dưới đây sai? Lực từ là lực tương tác
A. Giữa hai nam châm. B. Giữa hai điện tích.
C. Giữa hai dòng điện. D.Giữa một nam châm và một dòng điện.
Câu 37. Phát biểu nào dưới đây là đúng? Cảm ứng từ trong lòng ống dây điện hình trụ
A. luôn bằng 0. B.tỉ lệ với chiều dài ống dây.
C. là đồng đều. D.tỉ lệ với tiết diện ống dây.
Câu 38. Mạch kín (C) không biến dạng trong từ trường đều B. Hỏi trường hợp nào dưới đây, từ
thông qua mạch biến thiên?
A. (C) chuyển động tịnh tiến.
B. (C) chuyển động quay xung quanh một trục cố định vuông góc với mặt phẳng chứa mạch.
C. (C) chuyển động trong một mặt phẳng vuông góc với
D. (C) quay xung quanh trục cố định nằm trong mặt phẳng chứa mạch và trục này không song
song với đường sức từ.
Câu 39. Phương của lực Lo – ren – xơ không có đặc điểm
A. vuông góc với véc tơ vận tốc của điện tích.
B. vuông góc với véc tơ cảm ứng từ.
C. vuông góc với mặt phẳng chứa véctơ vận tốc và véctơ cảm ứng từ.
D. vuông góc với mặt phẳng thẳng đứng.
Câu 40. Xác định chiều của dòng điện cảm ứng trong các thí nghiệm dưới đây
a) Nam châm chuyển động (hình 23.9a)
b) Mạch (C) chuyển động tịnh tiến (hình 25.9b)

c) Mạch (C) quay (hình 23.9c)

d) Nam châm quay liên tục(hình 23.9d)

TỰ LUẬN
Câu 1: Cuộn dây tròn bán kính R = 5cm (gồm N = 10 vòng dây quấn nối tiếp cách điện với nhau)
đặt trong không khí có dòng điện I qua mỗi vòng dây, từ trường ở tâm vòng dây là B = 5.10-4T. Tìm
I ? Vẽ vectơ cảm ứng từ tại tâm vòng dây biết dòng điện có chiều theo chiều kim đồng hồ.
Câu 2: Một vòng dây tròn đặt trong chân không có bán kính R = 20cm mang dòng điện I = 5A
a. Độ lớn của vectơ cảm ứng từ tại tâm vòng dây là bao nhiêu?
b. Nếu cho dòng điện nói trên qua vòng dây có bán kính R’ = R/9 thì tại tâm vòng dây, độ lớn của
cảm ứng từ B là bao nhiêu ?
Câu 3: Một ống dây có chiều dài là 1,5m, gồm 2000 vòng dây, ống dây có đường kính 40cm
a. Tính độ tự cảm của ống dây
b. Cho dòng điện chạy trong ống dây, dòng điện tăng từ 0 đến 5A trong thời gian 1s, xác định suất
điện động tự cảm của ống dây.
Câu 4: Ống dây dài l = 31,4 cm có 1000 vòng , diện tích mỗi vòng S = 20 cm2 có dòng điện I = 2 A
đi qua.
a. Tính từ thông qua mỗi vòng dây .
b. Tính suất điện động tự cảm trong cuộn dây khi ngắt dòng điện trong thời gian Δt = 0,1 s . Suy ra
độ tự cảm của ống dây

You might also like