Download as doc, pdf, or txt
Download as doc, pdf, or txt
You are on page 1of 10

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc


============

ĐỀ THI HẾT MÔN HỌC


Môn học: Hoá Vô cơ I. Số tín chỉ: 3
Đối tượng dự thi: Sinh viên lớp CNTN - Học kì II, Năm học 2014-2015
Thời gian làm bài: 90 phút (không kể thời gian phát đề hoặc chép đề).

Đề số 1

Câu 1- Mô tả cấu tạo phân tử NO2 theo phương pháp VB. Trình bày tính chất
hoá học và phương pháp điều chế NO2 trong công nghiệp và trong phòng thí
nghiệm.
Câu 2. So sánh cấu tạo phân tử, tính chất hoá học của dãy hợp chất:
HClO - HClO2 -HClO3 - HClO4.
Câu 3. Mô tả cấu tạo phân tử và sự hình thành liên kết (theo VB) trong phân tử
CO2(CO)8. Hãy làm rõ quy tắc khí hiếm trong phức chất này.
Câu 4- Một dung dịch A gồm hai muối Na2SO3 và Na2S2O3.
a) Lấy 100 ml dung dịch A, cho khí clo sục qua dung dịch, sau đó thêm một
lượng dư dung dịch BaCl2. Kết tủa sau khi lọc, rửa và sấy khô, cân nặng 6,99gam.
b) Lấy 100 ml dung dịch A, cho thêm vài giọt dung dịch hồ tinh bột. Muốn
cho dung dịch xuất hiện màu xanh cần phải thêm 10 ml dung dịch I 2 0,1N (pha
trong KI).
a. Hãy tính nồng độ mỗi muối trong dung dịch A.
b. Nếu trong thí nghiệm a) thay Cl 2 bằng dung dịch HCl thì thu được kết tủa
gì? khối lượng kết tử là bao nhiểu gam?
Cho biết: Ba: 137; S: 32; O: 16.

(Chú ý: cán bộ coi thi không được giải thích gì thêm)

1
Đáp án đề số 1

Câu 1- Mô tả cấu tạo phân tử NO 2 theo phương pháp VB. Trình bày tính chất
lý hoá học và phương pháp điều chế NO 2 trong công nghiệp và trong phòng thí
nghiệm.
1. Mô tả cấu tạo phân tử NO2 theo phương pháp VB:
- Phân tử NO2 chứa các nguyên tử: N: 2s22p3; O: 2s22p6; N ở trạng thái lai hoá
sp2 tạo thành 3 AO lai hoá nằm trên mặt phẳng, chĩa về 3 đỉnh của một tam giác
đều: Một AO chứa cặp e tạo lk  cho nhận với nguyên tử oxi NO;. Một AO tạo
liên kết  (bằng cặp e dùng chung) với nguyên tử oxi thứ hai, đồng thời với nguyên
tử oxi thứ 2 này còn tạo một lk  với AO không lai hoá chứa điện tử độc thân nằm
vuông góc với mặt phẳng phân tử của nguyên tử N. Một AO lai hoá chứa một e
độc thân không tham gia lk. Trong phân tử luôn có sự tautome nên hai mối lk với 2
nguyên tử oxi được viết như nhau.
Góc ONO = 134o; dN-O = 1,19A; Phân tử NO2 thuận từ và dễ trùng hợp lại
thành N2O4 vì có điện tử chưa ghép đôi.
N2O4: ONO=126O; dN-N = 1,64A; dN-O = 1,17A: Nghịch từ, không màu vì không
còn e chưa ghép đôi.
2. Trình bày tính chất lí hoá học nitơ đioxit (NO2):
a. T/c vật lí: là khí màu nâu đỏ, nặng hơn không khí, có mùi khó chịu và độc.
Phân tử NO2 thuận từ và dễ trùng hợp lại thành N 2O4 vì có điện tử chưa ghép
đôi. N2O4 nghịch từ, không màu vì không còn e chưa ghép đôi.
b. T/c hoá học:
* Dễ trùng hợp thành N2O4: Rắn:100% N2O4; lỏng: Phân li một phần thành
NO2: ở tnc (-1,2OC): 0,01%, chất lỏng có màu nâu nhạt; ở ts (21,15 OC) 0,1% NO2
chất lỏng có màu nâu đỏ. ở 100 OC, hơi chứa 90% NO2 và ở 140OC 100% là khí
NO2.
* ở 150OC NO2 đã phân huỷ rõ rệt thành NO + O2 ở 600OC thì phân huỷ hoàn
toàn. Vì vậy than, S, P có thể cháy tiếp tục trong khí NO2.
* NO2 và N2O4 tương tác với nước tạo thành HNO2 và HNO3. Tương tác với
dung dịch kiềm tạo muối nitrat và nitrit. Vì vậy chúng là anhydrrit hỗn hợp của 2
axit đó.
* Khí NO2 vừa có tính oxi hoá vừa có tính khử:
+ T/c oxi hoá: Cl2 + NO2 = 2NO2Cl; H2 + N2 = NH3 + H2O
2Cu + NO2 = Cu2O + NO; CO + NO2 = NO + CO2
SO 2 + NO2 = NO + SO3; Gây nổ với hơi của các h/c hữu
cơ.
+ t/c khử: Khi gặp các chất oxi hoá mạnh hơn thì NO2 thể hiện tính khử:
O3 + 2NO2 = N2O5 + O2 ; H2O2 + NO2 = 2HNO3
NO2 có thể hoà tan nhiều chất do có khả năng tương tác với các chất đó: nó
hoà tan các hiđro cacbua, rượu, các h/c hữu cơ khác, NO 2 tương tác với các muối
kim loại: clorua, clorat tạo thành muối nitrat
M + N2O4 = MNO3 + NO (ở đây M là kim loại kiềm và bạc)
M + 2N2O4 = M(NO3)2 + 2NO (M là đồng và chì)
KCl + N2O4 = KNO3 + NOCl; NaNO3 + NO2 + ClO2.
3. Phương pháp điều chế NO2:

2
Trong công nghiệp: Oxi hoá NH3 bằng oxi không khí với xúc tác bằng lưới Pt
được hoạt hoá bằng Rh ở nhiệt độ 800-900 oC P = 3-8atm để thu NO, hiệu suất thực tế
đạt 98%.
4NH3 + 5O2 4NO + 6H2O
Sau đó cho khí NO kết hợp với không khí để thu NO2
NO + O2 = NO2
Trong phòng thí nghiệm: Cho đồng kim loại tác dụng với HNO3 đặc.
Cu + 4HNO3(đặc, nóng) = Cu(NO3)2 + 2NO2 + 2H2O
Câu 2- So sánh cấu tạo phân tử, tính chất hoá học của dãy hợp chất:
HClO - HClO2 -HClO3 - HClO4.
Cấu tạo phân tử:

Tính chất: Theo chiều từ trái qua phải:


- Tính chất axit tăng dần: HClO là axit yếu... HClO 4 là axit mạnh nhất trong các
axit đã biết
- Tính oxi hoá giảm dần do độ bền tăng dần.
Cụ thể: HClO oxi hoá mạnh trong mọi môi trường
HClO2 oxi hoá mạnh trong dung dịch
HClO3 chỉ thể hiện tính oxi hoá trong môi trường axit
HClO4 không có khả năng oxi hoá trong dung dịch
Câu 3. Mô tả cấu tạo phân tử và sự hình thành liên kết (theo VB) trong phân tử
CO2(CO)8. Hãy làm rõ quy tắc khí hiếm trong phức chất này.
Trả lời:
- Các phân tử phức chất này đều có xu hướng cấu trúc sao cho nguyên tử trung
tâm đạt được cấu hình e của khí hiếm cùng chu kỳ khi tạo thành phức chất (quy tắc
khí hiếm). Minh hoạ.
Cấu tạo phân tử phức chất được nêu như hình vẽ sau

- Với phức: CO2(CO)8, Co có cấu hình e là 3d9, nên sẽ lai hoá d2sp3, tạo phức bát
diện kép (hình vẽ trên). Trong đó, mỗi nguyên tử Co có 6AO lai hoá: 4 AO tạo 4 lk
cho-nhận với các cặp e của CO, chiều chuyển dịch electron là COCo; 1 AO lai hóa
tạo liên kết cho với cặp e của Co, chiều chuyển dịch electron là CoCO; 1 AO tạo
liên kết  đồng nhân giữa 2 nguyên tử Co; Còn 3 cặp e d không tham gia lai hóa sẽ

3
tạo 3 lk cho với CO, chiều chuyển dịch electron là CoCO. Các lk cho này giải toả
điện tích ở Co và làm tăng độ bền liên kết trong phức chất.
- Với cấu tạo và các liên kết được mô tả như trên, nguyên tử Co trong phức chất
có lớp vỏ 18 electron, giống với lớp vỏ của nguyên tử khí trơ cùng chu kỳ - thỏa mãn
quy tắc khí hiếm.
Câu 4- Một dung dịch A gồm hai muối Na2SO3 và Na2S2O3.
a) Lấy 100 ml dung dịch A, cho khí clo sục qua dung dịch, sau đó thêm một
lượng dư dung dịch BaCl2. Kết tủa sau khi lọc, rửa và sấy khô, cân nặng 6,99gam.
b) Lấy 100 ml dung dịch A, cho thêm vài giọt dung dịch hồ tinh bột. Muốn cho
dung dịch xuất hiện màu xanh cần phải thêm 10 ml dung dịch I2 0,1N (pha trong KI).
a. Hãy tính nồng độ mỗi muối trong dung dịch A.
b. Nếu trong thí nghiệm a) thay Cl 2 bằng dung dịch HCl thì thu được kết tủa
gì? khối lượng kết tử là bao nhiểu gam?
Cho biết: Ba: 137; S: 32; O: 16.
Giải
Gọi số mol của Na2SO3 và Na2S2O3 trong 100ml dung dịch A tương ứng bằng
x và y.
Khi sục khí clo qua dung dịch A thì cả hai muối đều bị oxi hoá:
Na2SO3 + Cl2 + H2O = Na2SO4 + 2HCl
Na2S2O3 + 4Cl2 + 5H2O = Na2SO4 + H2SO4 + 8HCl
Na2SO4 + BaCl2 = BaSO4 + 2NaCl
H2SO4 + BaCl2 = BaSO4 + 2HCl
Như vậy ta có phương trình: x + 2y = [6,99g/(137 + 32 + 4.16)]
=[6,99g/(233g/mol)] = 0,03 mol
Khi cho dung dịch I2 vào dung dịch A thì sẽ xẩy ra phản ứng: I 2 + 2Na2S2O3 =
Na2S4O6 + 2NaI
Vậy số mol Na2S2O3 có trong 100 ml dung dịch A (y) sẽ là: y =
[10mlx0,1N)/100ml] = 0,01 mol
Vậy ta có hệ phương trình: x + 2y = 0,03; và y = 0,01
Vậy: x = 0,01 và y = 0,01; nồng độ các muối trong ung dịch A sẽ là
Nồng độ Na2SO3: 0,01mol x (1000/100ml) = 0,1 M
Nồng độ Na2S2O3: 0,01mol x (1000/100ml) = 0,1 M
- Khi thay Cl2 trong thí nghiệm a) bằng HCl thì phản ứng xẩy ra như sau:
Na2S2O3 = Na2SO3 + S
Na2SO3 + 2HCl = 2NaCl + SO2 + H2O
Vậy kết tủa tạo ra chính là lưu huỳnh, lượng của nó sẽ là: M =
[0,1.(100ml/1000ml)]. 32 = 0,32 gam

4
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
============

ĐỀ THI HẾT MÔN HỌC


Môn học: Hoá Vô cơ I. Số tín chỉ: 3
Đối tượng dự thi: Sinh viên lớp CNTN - Học kì II, Năm học 2014-2015
Thời gian làm bài: 90 phút (không kể thời gian phát đề hoặc chép đề).

Đề số 2
Câu 1.
Mô tả cấu tạo phân tử NO2 theo phương pháp VB. Trình bày tính chất hoá học
và phương pháp điều chế NO2 trong công nghiệp và trong phòng thí nghiệm.
Câu 2.
So sánh cấu tạo phân tử và tính chất hoá học của dãy hợp chất: H 4SiO4 - H3PO4 -
H2SO4 - HClO4
Câu 3.
Mô tả cấu tạo phân tử và sự hình thành liên kết (theo VB) trong phân tử Cr(CO) 6. Hãy
làm rõ quy tắc khí hiếm trong phức chất này.
Câu 4.
Hoà tan 7,1328 gam sắt cục chứa tạp chất Fe 2O3 vào một lượng rất dư dung dịch
H2SO4 loãng rồi thêm nước cất đến thể tích bằng 500 ml. Lấy 25 ml dung dịch đó rồi thêm
dần dung dịch KMnO4 0,0993M, hết 12,0 ml thì thấy xuất hiện màu hồng tím trong dung
dịch .
a. Viết các phương trình phản ứng xảy ra.
b. Xác định hàm lượng phần trăm khối lượng của Fe tinh khiết trong cục sắt đó và thể
tích khí hydro thoát ra ở đktc.
c. Nếu lấy cùng một khối lượng sắt cục và có cùng hàm lượng của Fe tinh khiết nhưng
chứa tạp chất là FeO và làm lại thí nghiệm giống như trên thì thể tích dung dịch KMnO 4
0,0993 M cần dùng là bao nhiêu ?
Cho: Fe =56, O=16,

(Chú ý: cán bộ coi thi không được giải thích gì thêm)

5
Đáp án đề thi hoá vô cơ số 2
Câu 1: (3 điểm)
Cấu tạo phân tử của NO2 theo phương pháp VB. Tính chất hóa học đặc trưng
của NO2.
Trả lời:
- Phân tử NO2 có hình dạng góc, với góc ONO = 134o; dN-O = 1,19A; Phân tử
NO2 thuận từ và dễ trùng hợp lại thành N2O4 vì có điện tử chưa ghép đôi.
- Giải thích cấu tạo theo phương pháp VB: N trong NO2 ở trạng thái lai hoá sp2.
1 AO sp2 chứa cặp e tạo lk  cho nhận với 1 nguyên tử oxi. 1 AO sp 2 chứa 1e tạo lk 
và AO 2p không tham gia lai hoá (vuông góc với mặt phẳng phân tử) tạo lk  với với
nguyên tử oxi thứ hai. 1 AO sp2 chứa 1e độc thân không tham gia liên kết làm cho
phân tử NO2 nghịch từ, có màu.
T/c hoá học:
- Dễ trùng hợp thành N2O4: Rắn:100% N2O4; lỏng: Phân li một phần thành NO 2:
ở tnc (-11,2oC) : 0,01%, chất lỏng có màu nâu nhạt; ở ts (21,15 oC) 0,1% NO2 chất
lỏng có màu nâu đỏ. ở 100oC, hơi chứa 90% NO2 và ở 140oC 100% là khí NO2.
- Ở 150oC NO2 đã phân huỷ rõ rệt thành NO + O 2 ở 600oC thì phân huỷ hoàn
toàn. Vì vậy than, S, P có thể cháy tiếp tục trong khí NO2.
- NO2 và N2O4 tương tác với nước tạo thành HNO2 và HNO3. Tương tác với
dung dịch kiềm tạo muối nitrat và nitrit. Vì vậy chúng là anhydrrit hỗn hợp của 2 axit
đó.
- NO2 vừa có tính oxi hoá vừa có tính khử:
+ T/c oxi hoá: Cl2 + NO2 = 2NO2Cl; H2 + N2 = NH3 + H2O
2Cu + NO2 = Cu2O + NO; CO + NO2 = NO +CO2
SO2 + NO2 = NO + SO3; Gây nổ với hơi của các h/c hữu cơ.
+ t/c khử: Khi gặp các chất oxi hoá mạnh hơn thì NO2 thể hiện tính khử:
O3 + 2NO2 = N2O5 + O2 ; H2O2 + NO2 = 2HNO3
NO2 có thể hoà tan nhiều chất do có khả năng tương tác với các chất đó: nó hoà
tan các hiđro cacbua, rượu, các h/c hữu cơ khác, NO2 tương tác với các muối kim
loại: clorua, clorat tạo thành muối nitrat
M + N2O4 = MNO3 + NO (ở đây M là kim loại kiềm và bạc)
M + 2N2O4 = M(NO3) + 2NO (M là đồng và chì)
KCl + N2O4 = KNO3 + NOCl; NaNO3 + NO2 + ClO2.
3. Phương pháp điều chế NO2:
Trong công nghiệp: Oxi hoá NH3 bằng oxi không khí với xúc tác bằng lưới Pt
được hoạt hoá bằng Rh ở nhiệt độ 800-900 oC P = 3-8atm để thu NO, hiệu suất thực tế
đạt 98%.
4NH3 + 5O2 4NO + 6H2O

6
Sau đó cho khí NO kết hợp với không khí để thu NO2
NO + O2 = NO2
Trong phòng thí nghiệm: Cho đồng kim loại tác dụng với HNO3 đặc.
Cu + 4HNO3(đặc, nóng) = Cu(NO3)2 + 2NO2 + 2H2O
Câu 2. (2 điểm)
So sánh cấu tạo phân tử và tính chất hoá học của dãy hợp chất: H 4SiO4 -
H3PO4 - H2SO4 - HClO4
Trả lời:
- Cấu tạo: Các nguyên tử trung tâm đều ở trạng thái lai hoá sp 3, phân tử có cấu
tạo tứ diện lệch, trừ Si(OH)4 có cấu tạo tứ diện đều.
- Vẽ cấu tạp các phân tử

So sánh tính chất:


- Độ bền giảm dần từ trái qua phải
- Tính axit tăng dần từ trái qua phải.
- Khả năng oxi hoá tăng dần từ trái qua phải
Một số đặc điểm riêng:
- H4SiO4 dễ ngưng tụ loại nước tạo liên kết mạch – O – Si – O – Si –
- Trong H3PO4 có tồn tại liên kết hidro, nên độ nhớt của axit này cao.
- H2SO4 dễ hòa tan thêm SO3 để tạo thành các polyaxit có công thức chung
H2SnO1+3n.
Câu 3. (2 điểm)
Mô tả cấu tạo phân tử và sự hình thành liên kết (theo VB) trong phân tử
Cr(CO)6. Hãy làm rõ quy tắc khí hiếm trong phức chất này.
Trả lời:
- Các phân tử này đều có xu hướng đạt được cấu hình e của khí hiếm cùng chu
kỳ khi tạo thành phức chất (quy tắc khí hiếm). Minh hoạ
- Với phức: Cr(CO)6, Cr có cấu hình e là 3d6, nên sẽ lai hoá d2sp3, tạo phức bát
diện. Trong đó 6AO lai hoá của crom tạo 6 lk cho-nhận với các cặp e của CO, chiều
chuyển dịch electron là COCr; 3 AO 3d của Cr tạo li cho với CO, chiều chuyển
dịch electron là CrCO. Các lk cho này giải toả điện tích ở Cr và làm tăng độ bền
liên kết trong phức chất.

7
- Với cấu tạo và các liên kết được mô tả như trên, nguyên tử Co trong phức chất
có lớp vỏ 18 electron, giống với lớp vỏ của nguyên tử khí trơ cùng chu kỳ - thỏa mãn
quy tắc khí hiếm.
Câu 4. (3 điểm)
Hoà tan 7,1328 gam sắt cục chứa tạp chất Fe 2O3 vào một lượng rất dư dung
dịch H2SO4 loãng rồi thêm nước cất đến thể tích bằng 500 ml. Lấy 25 ml dung dịch
đó rồi thêm dần dung dịch KMnO4 0,0993M, hết 12,0 ml thì thấy xuất hiện màu hồng
tím trong dung dịch .
a. Viết các phương trình phản ứng xảy ra.
b. Xác định hàm lượng phần trăm khối lượng của Fe tinh khiết trong cục sắt đó
và thể tích khí hydro thoát ra ở đktc.
c. Nếu lấy cùng một khối lượng sắt cục và có cùng hàm lượng của Fe tinh khiết
nhưng chứa tạp chất là FeO và làm lại thí nghiệm giống như trên thì thể tích dung
dịch KMnO4 0,0993 M cần dùng là bao nhiêu ?
Cho: Fe =56, O=16,
Giải:
Gọi x là số mol Fe2O3, y là số mol Fe có trong mẫu.
a) Phản ứng xẩy ra khi hoà tan trong H2SO4 dư:
Fe2O3 + 3H2SO4 = Fe2(SO4)3 + 3H2O
x x
Fe2(SO4)3 + Fe = 3FeSO4
x x 3x
Fe + H2SO4 = FeSO4 + H2  nFeSO4 = (2x+y), nH2 = (y-x)
(y-x) (y-x) (y-x)
10FeSO4 + KMnO4 + 8H2SO4 = K2SO4 + 2MnSO4 + 5Fe2(SO4)3 + 8H2O
(2x+y) (2x+y)/5
b) tính %fe
160x + 56y = 7,1328 (1)
-3
x + y = {[5.(0,0993.12.10 )]/25}.500 = 0,11916 (2)
x = 9,58.10-3 y = 0,1
%Fe = (0,1.56):7,1328.100 = 78.51 (%)
VH2 = (0,1 - 9,58.10-3).22,4 = 2,0254 (lít)
c) Nếu tạp chất là FeO có khối lượng là 7,1328 – 5,6 = 1,5328 (g)
nFeSO4 = nFe + nFeO = 0,1 + 1,5328: (56+16) = 0,12128888
NKMnO4 = 0,01221 (lít) = 12,21 ml.

8
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
============
ĐỀ THI HẾT MÔN HỌC
Học kì II, Năm học 2014-2015
Môn học: Hoá Vô cơ I. Số tín chỉ: 3
Đối tượng dự thi: Sinh viên lớp CNTN.
Thời gian làm bài: 90 phút (không kể thời gian phát đề hoặc chép đề).

Đề số 1

Câu 1:
Trình bày cấu tạo phân tử, tính chất lí, hoá học và phương pháp điều chế NO2.
Câu 2:
So sánh cấu tạo phân tử và trình bày sự biến đổi tính chất hoá học của dãy
hợp chất: H4SiO4 - H3PO4 - H2SO4 - HClO4
Câu 3:
Mô tả cấu tạo phân tử và sự hình thành liên kết trong phân tử đicoban
octacacbonyl;
Câu 4.
Hoà tan hoàn toàn m gam hỗn hợp gồm FeS 2 và Cu2S vào dung dịch H2SO4
đặc, nóng, thu được dung dịch A và khí SO2.
Hấp thụ hết khí SO2 vào 1 lít dung dịch KOH 1M thu được dung dịch B. Cho
1/2 lượng dung dịch A tác dụng với một lượng dư dung dịch NH 3, lấy kết tủa nung
đến khối lượng không dổi thu được 3,2 gam chất rắn.
Cho dung dịch NaOH dư vào 1/2 lượng dung dịch A. Lấy kết tủa nung đến
khối lượng không đổi, sau đó thổi khí H 2 (dư) đi qua chất rắn còn lại, sau khi phản
ứng hoàn toàn thu được 1,62 gam hơi nước.
1) Tính m.
2) Tính số gam các muối có trong dung dịch B.

(Chú ý: Cán bộ coi thi không được giải thích gì thêm.)

9
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
============

ĐỀ THI HẾT MÔN HỌC


Môn học: Hoá Vô cơ I. Số tín chỉ: 3
Đối tượng dự thi: Sinh viên lớp CNTN - Học kì II, Năm học 2014-2015

Thời gian làm bài: 90 phút (không kể thời gian phát đề hoặc chép đề).

Đề số 2

Câu 1:
Trình bày cấu tạo phân tử (theo phương pháp VB và MO), tính chất lí, hoá
học và phương pháp điều chế CO.
Câu 2:
So sánh cấu tạo phân tử và tính chất của dãy hợp chất: NH3 - H2O - HF.
Câu 3:
Mô tả cấu tạo phân tử và sự hình thành liên kết trong phân tử đimangan
decacacbonyl.
Câu 4:
Cho 5,2 gam hỗn hợp A gồm Al, Fe và Cu tác dụng với 20 ml dung dịch
NaOH 6M, thu được 2,688 lít khí H2 ở điều kiện tiêu chuẩn. Sau đó thêm tiếp dung
dịch HCl 1M đến dư và đun nóng cho đến khi khí H 2 không còn thoát ra nữa. Lọc
tách chất rắn B. Cho B tác dụng hết với HNO 3 loãng (~30%) nóng, thu được dung
dịch C và 0,672 lít một khí thoát ra ở điều kiện tiêu chuẩn.
Cho C tác dụng với dung dịch NaOH dư thu được kết tủa D. Nung kết tủa D
ở nhiệt độ cao tới khối lượng không đổi thu được chất rắn E.
a) Tính khối lượng % của hỗn hợp A.
b) Tính khối lượng chất rắn E.
c) Nếu thay thế NaOH bằng dung dịch NH 3 đặc, trong dung dịch C sẽ xảy ra
hiện tượng gì ?

(Chú ý: Cán bộ coi thi không được giải thích gì thêm.)

10

You might also like