Đáp Án Đề Tổng Hợp 5, 6

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 13

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 5

Phần Câu/ Nội dung Điểm


Ý
I Đọc hiểu 3.0
1 Văn bản tập trung bàn về niềm tin và sức mạnh nghị lực của con 0.75
người trong cuộc sống mỗi khi gặp khó khăn, thử thách.
2 Biện pháp tu từ được sử dụng: Ẩn Dụ (thác ghềnh, chông gai ) 0.75
Tác dụng:
+ Làm cho cách diễn đạt trở nên sinh động, gợi hình, gợi cảm.
+Đồng thời nhấn mạnh vào những khó khăn thử thách ta gặp phải sẽ
rất khó để vượt qua. Qua đó thể hiện quan điểm của tác giả: chỉ cần có
niềm tin, chúng ta sẽ chiến thắng nghịch cảnh.
3 Việc đưa dẫn chứng hai nhân vật Walt Disney và Helen Keller giúp 1.0
cho việc lập luận có sức thuyết phục người đọc, khẳng định sức mạnh
niềm tin, sức mạnh nghị lực là điều có thật.

4 HS có thể đồng tình/không đồng tình/ đồng tình một phần trên 0,5
cơ sở lập luật chặt chẽ, phù hợp với chuẩn mực đạo đức và pháp luật
- Khẳng định đồng tình/không đồng tình/ đồng tình một phần
(0.25)
- Trình bày ngắn gọn nguyên nhân ( 0.75)
Gợi ý: Trường hợp đồng tình một phần. Xuất phát từ những
nguyên nhân sau:
- Em đồng tình bởi vì như trên văn bản có nói "tìm hiểu xem
người đi trước đã đối phó với khó khăn tương tự như thế nào giúp
chúng ta tìm ra giải pháp cho mình". Đây là một cách rất tốt đối với
những người đang gặp phải khó khăn nhưng không biết phải làm thế
nào để tiếp tục. Vì vậy cho nên khi có một tấm gương đầy nghị lực sẽ
giúp chúng ta vượt qua những khó khăn đó để thành công.
- Tuy nhiên, ý chí thực chất chỉ xuất hiện khi bản thân có niềm
tin mãnh liệt vào chính mình, đây mới là điều cần thiết để chúng ta đối
phó với khó khăn. Nếu chúng ta chỉ nhìn những tấm gương từ người
khác mà chúng lại không tin vào bản thân thì cũng không đem lại kết
quả gì.
II Làm văn
1 Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, anh/ chị hãy viết một 2.0
đoạn văn khoảng 200 chữ trình bày suy nghĩ về sức mạnh nghị lực
của con người trong cuộc sống.
a. Đảm bảo cấu trúc đoạn văn nghị luận 200 chữ 0.25
Học sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp,
tổng -phân-hợp, song hành hoặc móc xích.
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận về một vấn đề xã hội: về sức
0.25
mạnh nghị lực của con người trong cuộc sống.

c. Thí sinh lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề 1.00
nghị luận theo nhiều cách nhưng phải làm rõ về sức mạnh nghị lực
của con người trong cuộc sống. Có thể triển khai theo hướng sau:
-Nghị lực chính là sức mạnh tinh thần tạo cho con người sự kiên
quyết trong hành động, không lùi bước trước khó khăn, thử thách.
- Sức mạnh nghị lực của con người trong cuộc sống:
+ Nghị lực mang đến thành công trong cuộc sống.Ý chí nghị lực
của con người không phải tự nhiên sinh ra, mà nó xuất phát và được
rèn luyện từ gian khổ của cuộc sống. Muốn có nghị lực, ta phải rèn
luyện, đi từ gian khó mà lên.
+ Nghị lực tạo sự bản lĩnh và dũng cảm. Người có nghị lực là
người luôn đương đầu với mọi khó khăn thử thách, là người dám
nghĩ , dám làm, dám sống. Câu chuyện về chàng trai Nguyễn Sơn
Lâm, chỉ cao chưa đầy một mét, đi phải chống nạng nhưng lại giỏi ba
thứ tiếng, từng thi Việt Nam Idol 2010, năm 2011, anh là người đã
chinh phục đỉnh Phanxipăng và trở thành người khuyết tật Việt Nam
đầu tiên đặt chân lên đỉnh núi này mà không cần đến sự giúp đỡ của
người khác.
+ Nghị lực giúp ta khắc phục mọi khó khăn và thử thách, rèn
cho ta niềm tin và thúc đẩy chúng ta luôn hướng về phía trước, vững
tin vào tương lai. Người phương tây từng nói "hãy hướng về ánh sáng,
mọi bóng tối sẽ ngả sau lưng bạn", Nick Jivucic từng nói " Không có
mục tiêu nào quá lớn, không có ước mơ nào quá xa vời", chị Đặng
Thùy Trâm từng nói "Đời phải trải qua giông tố nhưng không được cúi
đầu trước giông tố"... tất cả đều chứa đựng trong đó những thông điệp
lớn lao về ý chí và nghị lực.
-Bài học nhận thức và hành động: Để rèn luyện nghị lực, mỗi
người phải rèn ở ba phương diện đó là: suy nghĩ, quyết định và hành
động. Vì vậy, để được gọi là người có nghị lực, ta phải đạt mức: suy
nghĩ thông sâu, sáng kiến; tinh thần quyết đoán và hành động bền bỉ,
tự chủ. Những đức tính này phải trung hòa, nếu thái quá sẽ có hại cho
nghị lực.
d. Sáng tạo 0,25
Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ về vấn đề
nghị luận.
e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt 0,25
câu.
2 Cảm nhận của anh/ chị về tư tưởng Đất Nước của nhân dân trong 5,0
đoạn thơ ... Từ đó, nhận xét về cách sử dụng chất liệu văn hoá dân
gian của nhà thơ.
1. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận về một đoạn thơ ( có ý phụ) (0,25)
Có đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài. Mở bài nêu được vấn
đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài kết luận được vấn đề.
(Nếu cảm nhận đoạn thơ mà không làm rõ ý phụ phần nhận xét
thì không tính điểm cấu trúc)
2. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận (0,5)
Tư tưởng Đất Nước của nhân dân trong đoạn thơ; cách sử dụng
chất liệu văn hoá dân gian của nhà thơ

3. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; thể hiện sự cảm (3,5)
nhận sâu sắc và vận dụng tốt các thao tác lập luận; kết hợp chặt chẽ
giữa lí lẽ và dẫn chứng. Cụ thể:
3.1.Mở bài: 0.25
– Giới thiệu nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm và trường ca “Mặt đường
khát vọng”, chương Đất Nước.
– Nêu vấn đề cần nghị luận
3.2.Thân bài: 3.50
a. Khái quát về trường ca, chương V, đoạn thơ: 0.25 đ
- Trường ca “Mặt đường khát vọng” được tác giả hoàn thành
năm 1971, tại chiến trường Bình Trị Thiên. Trường ca gồm 9 chương.
Đất Nước là phần đầu chương V bản trường ca này. Đoạn trích là
những suy nghĩ của tác giả về đất nước được nhìn trên nhiều góc độ
văn hoá với tư tưởng chủ đạo là “Đất Nước của Nhân Dân”.
- Vị trí của đoạn thơ.
b. Cảm nhận nội dung, nghệ thuật đoạn thơ: 2.5đ
b.1. Về nội dung: (2.0đ)
* Bảy dòng thơ đầu:
-Với tư tưởng Đất Nước của Nhân dân, tác giả đã khẳng định tất cả
những gì do nhân dân làm ra, những gì thuộc về nhân dân như hạt lúa,
ngọn lửa, giọng nói, tên xã, tên làng… Nhân dân – lực lượng đông đảo
nhất, vĩ đại nhất và cũng thầm lặng nhất, kiên cường bền bỉ để tạo
dựng và làm ra đất nước. Trong suốt chiều dài lịch sử nhân dân ta vừa
giữ hạt lúa cho đời sau cũng có nghĩa là truyền giữ một nền văn minh
lúa nước, truyền giữ một điều kiện cơ bản để cho dân tộc tồn tại và
phát triển. Mặc cho bao cuộc xâm lăng, bao cuộc đồng hóa, bao cuộc
hủy diệt, nhân dân ta vẫn giữ được hạt lúa cho giống nòi, đó là vẻ đẹp
đáng ca ngợi nhất. Chủ ngữ của câu thơ là “họ”, đem đến cảm giác về
sự đông đảo đã khẳng định công lao to lớn của nhân dân đối với đất
nước.
-Một nét đẹp văn hóa mà khi nói về một đất nước nào đó thường
được đề cập đầu tiên đó là ngôn ngữ giọng điệu của nhân tộc. Quá
trình lịch sử của dân tộc ta là một quá trình vận động di dân từ đất Tổ
Hùng Vương đến mũi Cà Mau. Trong quá trình di dân đó, giọng điệu
và tiếng nói của dân tộc không hề bị thay đổi, đó là một ý thức dân tộc
cao độ, còn tiếng nói là con đất nước Tổ quốc. Nhân dân đã truyền
giọng điệu mình cho con tập nói. Tiếng nói là của cải tinh thần vô giá,
là một trong những yếu tố làm nên bản sắc văn hóa của dân tộc, là
phương tiện giao tiếp quan trọng nhất của một cộng đồng xã hội.
Tiếng nói ấy trường tồn và phát triển cùng đất nước bất chấp hàng
ngàn năm Bắc thuộc, hàng trăm năm Pháp thuộc, cùng bao nhiêu cuộc
chiến tranh, bất chấp tất cả những âm mưu đồng hóa của mọi kẻ thù
xâm lược. Đó là nhờ công sức và tấm lòng của nhân dân từ bao đời
nay, qua những lời ru ngọt ngào của bà, của mẹ, qua những lời ca, điệu
hát dân gian, qua sự trong trẻo, thâm trầm của thế giới thần thoại, cổ
tích, người xưa đã truyền lại cho con cháu không chỉ những tình cảm
thắm thiết, ân tình, những bài học đạo lí, những kinh nghiệm sâu sắc,
trí tuệ mà còn cả tiếng nói, ngôn ngữ của từng vùng miền, của cả dân
tộc.
-Nhân dân còn trân trọng giữ gìn cả những địa danh thân thuộc của
quê hương đất nước:
Họ gánh theo tên xã, tên làng trong mỗi chuyến di dân.
Trong cuộc sống hàng ngày của nhân dân, trong sự vận động và
phát triển của lịch sử đất nước, nhân dân có thể có những thay đổi nơi
cư trú vì chiến tranh, vì mưu sinh, hoặc để hưởng ứng những chủ
trương chính sách của Nhà nước đưa nhân dân đi xây dựng các vùng
kinh tế mới. Hành trang người dân mang theo trong mỗi “chuyến di
dân” không chỉ là đồ đạc, lương thực. Bên cạnh những giá trị vật chất
còn là những giá trị tinh thần thiêng liêng quý giá. Động từ “gánh”
khiến những khái niệm trừu tượng như “tên xã, tên làng” bỗng trở nên
cụ thể hữu hình, đó không đơn thuần chỉ là địa danh, những cái tên
được mang theo trong mỗi chuyến di dân đã trĩu nặng tình yêu và nỗi
nhớ, nhất là sự thiêng liêng ấm áp của nơi chôn nhau cắt rốn. Họ mang
theo những tên xã, tên làng đặt cho vùng đất mới, không chỉ để làm
dịu vợi phần nào nỗi nhớ quê hương, mà còn để nhắc nhở con cháu về
cội nguồn quê cha đất Tổ, về những truyền thống văn hóa, những
thuần phong mĩ tục của quê hương bản quán.
- Nhân dân còn xây dựng những nền tảng vững chắc cho đời sau an
cư lạc nghiệp:
Họ đắp đập be bờ cho người sau trồng cây hái trái.
Nghĩa của các cụm từ “đắp đập”, “be bờ” đều gợi lên sự vun vén
cho đầy đặn, vững chắc hơn. Đây là hình ảnh thể hiện sự chăm chút ân
cần của những người đi trước với con cháu đời sau, nhân dân kiên
nhẫn, cần mẫn, đắp đập be bờ cho thế hệ sau yên tâm trồng cây hái
trái. Sự khác nhau giữa hai cụm động từ đầu và cuối cả về thời gian và
tính chất công việc đã thể hiện đức hi sinh lớn lao cao thượng của
những người đi trước: họ vất vả lo lắng làm lụng nhưng có thể chẳng
được hưởng thành quả lao động của mình, “cây” và “trái” hầu như chỉ
dành cho đời sau, nhưng họ vẫn “bình tâm”, thanh thản, mãn nguyện
vì hi vọng con cháu được hưởng phúc, được sung sướng, ấm no từ sự
chuẩn bị chu đáo, trìu mến của mình.
- Khi đất nước có chiến tranh, với truyền thống giặc đến nhà đàn
bà cũng đánh, nhân dân lại là những người xông pha nơi hòn tên mũi
đạn, dũng cảm chiến đấu, sẵn sàng hi sinh để bảo vệ sự bình yên cho
đất nước:
Có ngoại xâm thì chống giặc ngoại xâm
Có nội thù thì vùng lên đánh bại.
Cấu trúc hô ứng “có... thì” điệp lại liên tiếp trong hai dòng thơ cùng
những động từ mạnh như: “chống”, “vùng”, “đánh bại” khiến giọng
điệu thơ rắn rỏi đanh thép, cho thấy tinh thần tự nguyện cao độ của
nhân dân trong những cuộc chiến tranh bảo vệ đất nước. Tác giả đã
khái quát và ngợi ca lịch sử hào hùng của một dân tộc trên suốt hành
trình dựng nước và giữ nước. Dân tộc ấy chưa bao giờ chịu cúi đầu
khuất phục trước bất kì thế lực nào. Nhân dân không chỉ đánh đuổi
ngoại xâm để giành lấy tự do mà còn tiêu diệt nội thù để đất nước hòa
bình, thống nhất. Nhân dân đã tạo lập và truyền lại cho ta đất nước của
nhân dân hiền hòa, bình dị mà anh hùng, quật cường .
* Sau dòng thơ sau: Nhân dân chính là người – là chủ thể làm nên
đất nước
- Nhà thơ khẳng định “Để Đất Nước này là Đất Nước của nhân
dân”, đã thể hiện chân thành tình cảm của nhà thơ đối với dân tộc.
Hơn ai hết, nhà thơ hiểu rằng, để có được Đất Nước trường tồn, vĩnh
cửu thì nhân dân là những người đã đổ máu xương, đổ công sức của
mình để làm nên hình hài đất nước. Vì thế, Đất Nước không của riêng
ai mà là của chung, của nhân dân và mãi mãi thuộc về nhân dân.
-“Đất Nước của ca dao thần thoại”. Nhắc đến ca dao thần thoại,
ta lại càng nhớ đến nhân dân, vì hơn ai hết, nhân dân lại là người sáng
tạo ra văn hóa dân gian. Đất nước của “ca dao thần thoại” nghĩa là Đất
Nước đẹp như vầng trăng cổ tích, ngọt ngào như ca dao, như nguồn
sữa mẹ nuôi ta lớn nên người. Và không phải ngẫu nhiên tác giả nhắc
tới hai thể loại tiêu biểu nhất của văn học dân gian:
+“Thần thoại” thể hiện cuộc sống qua trí tưởng tượng bay bổng
của nhân dân.
+Còn “ca dao” bộc lộ thế giới tâm hồn của nhân dân với tình yêu
thương, với sự lãng mạn cùng với tinh thần lạc quan.
+ Đó là những tác phẩm do nhân dân sáng tạo, lưu truyền và có
khả năng phản chiếu tâm hồn, bản sắc dân tộc một cách đậm nét nhất.
- Và khi nói đến “Đất nước của Nhân dân” một cách tự nhiên, tác
giả trở về với cội nguồn phong phú đẹp đẽ của văn hóa, văn học dân
gian mà tiêu biểu là trong ca dao. Ở đây, tác giả chỉ chọn lọc ba câu ca
dao tiêu biểu để nói về ba phương diện quan trọng nhất của truyền
thống nhân dân, dân tộc:“Dạy anh… dài lâu”
+ Ở phương diện thứ nhất, Nguyễn Khoa Điềm nhấn mạnh về
tình cảm thủy chung trong tình yêu của con người Việt Nam. Từ ý
trong bài ca dao “Yêu em từ thuở trong nôi/ Em nằm em khóc, anh
ngồi anh ru”, nhà thơ đã viết nên lời chân tình của chàng trai đang yêu
“Dạy anh biết yêu em từ thuở trong nôi”. Tình yêu của chàng trai ấy
không phải là ngọn gió thoáng qua, không phải là lời của bướm ong,
mà là lời nói là nghĩ suy chân thật. Ý thơ đã khẳng định được một tình
yêu thủy chung bền vững. không gì có thể đong đếm được. Nhân dân
dạy ta biết yêu thương chân thành, lãng mạn, đắm say … Đây là phát
hiện mới của Nguyễn Khoa Điềm. Bởi lẽ từ xưa đến nay, nói đến nhân
dân, người ta thường nghĩ đến những phẩm chất cần cù chịu khó, bất
khuất kiên cường. Còn ở đây, tác giả lại ngợi ca vẻ đẹp trẻ trung lãng
mạn trong tình yêu, những mối tình từ thưở ấu thơ cho đến lúc trưởng
thành.
+ Ở phương diện thứ hai, Nhân dân gìn giữ và truyền lại cho ta
quan niệm sống đẹp đẽ, sâu sắc. Ca dao đã “dạy anh biết” – Sống trên
đời cần quý trọng tình nghĩa, phải “Biết quý công cầm vàng những
ngày lặn lội”. Câu thơ này lấy ý từ bài ca dao “Cầm vàng mà lội qua
sông/Vàng rơi không tiếc tiếc công cầm vàng”. Nhân dân đã dạy ta
rằng: ở đời này còn có thứ quý hơn vàng bạc, châu báu ngọc ngà… Đó
là tình nghĩa giữa con người với con người. Bởi vậy, nghĩa với tình
còn nặng hơn nhiều lần giá trị vật chất.
+Ở phương diện thứ ba, nhân dân đã dạy ta phải biết quyết liệt
trong căm thù và chiến đấu: “Biết trồng tre đợi ngày thành gậy/ Đi trả
thù mà không sợ dài lâu”. Câu thơ lấy ý tưởng từ bài ca dao: Thù này
ắt hẳn dài lâu/Trồng tre thành gậy, gặp đâu đánh què. Đó là những
nét truyền thống đẹp đẽ nhất của nhân dân, những phẩm chất đặc trưng
nói lên tâm hồn, tính cách và bản lĩnh của dân tộc Việt Nam trong suốt
trường kì lịch sử, tất cả tạo nên gương mặt một Đất nước tình nghĩa
mà anh hùng, hiền hòa mà bất khuất.
- Có thể nói, tuổi trẻ thế hệ Nguyễn Khoa Điềm đã nhận thức được
một cách sâu sắc Nhân dân là người làm nên lịch sử, làm ra văn hóa
đất nước bằng tất cả tình cảm trân trọng và yêu thương. Suy tư và nhận
thức này của nhà thơ là tư tưởng nghệ thuật đã trở thành truyền thống
trong văn học Việt Nam.Từ Nguyễn Trãi, Nguyễn Đình Chiểu, Phan
Bội Châu …đã từng nói lên nhận thức về vai trò của nhân dân trong
lịch sử. Đến các nhà thơ, nhà văn trong thời kì kháng chiến chống
Pháp, chống Mỹ, nhận thức ấy đã được nâng lên thành một tư tưởng
có tầm cao mới.
- Từ đó, đọan thơ bồi dưỡng thêm tình yêu Tổ quốc và niềm tự hào
về con người Việt Nam cho mỗi người, đặc biệt là thế hệ trẻ trong thời
đaị hôm nay.
b.2.Về nghệ thuật: ( 0.5)
Bằng giọng thơ nhẹ nhàng, tha thiết, trang trọng; ý thơ giàu chất
chính luận, ngôn ngữ thơ mộc mạc, cách sử dụng sáng tạo chất liệu
văn hóa, văn học dân gian… từ những suy tư cảm xúc của nhà thơ,
đoạn thơ đã khắc sâu cho chúng ta những nhận thức sâu sắc và mới mẻ
về đất nước nhân dân.
c. Nhận xét về cách sử dụng chất liệu văn hoá dân gian của nhà
thơ: 0,5đ
- Biểu hiện: Nhà thơ đã vận dụng thành công chất liệu văn hóa
dân gian trong đoạn thơ. Những chất liệu ấy vừa quen thuộc (gần gũi
với cuộc sống của mỗi con người Việt Nam) vừa mới lạ (với những
sáng tạo mới mẻ, hấp dẫn):
+Chất liệu dân gian được sử dụng rất đa dạng, phong phú, đều
gần gũi, quen thuộc với mỗi con người Việt Nam: Có ca dao, dân ca,

+Cách vận dụng độc đáo, sáng tạo: Vận dụng ca dao nhưng dẫn
dắt khéo léo, khi lấy nguyên vẹn toàn bài, khi chỉ mượn ý mượn tứ để
khẳng định, tôn vinh những nét đẹp trong sinh hoạt và tâm hồn con
người Việt Nam. Đó là sự chăm chỉ chịu thương, chịu khó; là tấm lòng
thủy chung son sắt trong tình yêu; là sự duyên dáng, ý nhị trong từng
lời ăn tiếng nói...
- Ý nghĩa: Chất liệu văn hóa, văn học dân gian được sử dụng đậm
đặc đã tạo nên một không gian nghệ thuật riêng của đoạn trích, vừa
bình dị, gần gũi, hiện thực, lại vừa giàu tưởng tượng, bay bổng, mơ
mộng. Hơn nữa, có thể nói chất dân gian đã thấm sâu vào tư tưởng và
cảm xúc của tác giả, tạo nên một đặc điểm trong tư duy nghệ thuật của
nhà thơ. Từ đó có thể khẳng định: nhân dân đã làm ra văn hóa, làm ra
đất nước bằng chính tính cách, lẽ sống tâm hồn mình.
3.3.Kết bài: 0.25
- Kết luận về nội dung, nghệ thuật vẻ đẹp của đoạn thơ;
- Nêu cảm nghĩ về tình yêu đất nước, lòng biết ơn Nhân dân…
4. Sáng tạo ( 0,5)
Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ
về vấn đề nghị luận.
5. Chính tả, dùng từ, đặt câu ( 0,25)
Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu

ĐÁP ÁN ĐỀ 6
Phần Câu/ Nội dung Điểm
Ý
I Đọc hiểu 3.0
1 Thể thơ tự do 0.75
2 - Những câu thơ có vận dụng tục ngữ dân gian: 0.75
+ Rách cho thơm, dẫu đói thì phải sạch (Tục ngữ: Đói cho sạch,
rách cho thơm)
+ Cần gỗ tốt, nước sơn cần phải tốt (Tục ngữ: Tốt gỗ hơn tốt nước
sơn)
-Việc vận dụng tục ngữ dân gian trong đoạn thơ thứ hai có tác
dụng:
+Thể hiện sự am hiểu sâu sắc vốn văn hoá dân gian của nhà thơ;
tạo nên ý thơ cô đọng, hàm súc;
+Giúp cho người đọc hiểu được dù cuộc sống có khó khăn nhưng
con người vẫn phải giữ cho tâm hồn được trong sạch, phải tự tìm lấy
hạnh phúc chứ không phải mua hạnh phúc bằng tiền.
3 Hiểu nội dung của các dòng thơ : 1,0
- Thể hiện niềm tin với mọi người, với cuộc sống;
- Gợi lẽ sống cao đẹp: sống vị tha, hãy vì mọi người mà biết chấp nhận
thiệt thòi về mình, đừng để danh lợi cám dỗ
- Bộc lộ tình thương, sự quan tâm và trách nhiệm của người cha
4 - Qua đoạn trích trên, có thể thấy rằng người cha đã nói với con 0,5
nhiều điều: hãy sống vì mọi người mà chấp nhận thiệt thòi, đừng để bị
cám dỗ bởi đồng tiền, vượt qua những khó khăn, thử thách của cuộc
sống…
- Suy nghĩ của bản thân: Thế giới này luôn tồn tại nhiều mặt trái,
thế nhưng lòng tốt vẫn chiếm số đông. Mặt khác, con người cần sống
tỉnh táo bởi lòng người khó lường, sau những mất mát vẫn phải biết hy
vọng nhìn về tương lai, cơ hội đến với con người thật hiếm hoi và phải
tinh tường mới nhận ra và quan trọng hơn là phải biết nắm bắt lấy cơ
hội đó. Phải có niềm tin vào con người.
II Làm văn
1 Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, anh/ chị hãy viết một 2.0
đoạn văn khoảng 200 chữ trình bày suy nghĩ về ý nghĩa của việc
“Sống thẳng mình” của con người trong cuộc sống hôm nay.
a. Đảm bảo cấu trúc đoạn văn nghị luận 200 chữ 0.25
Học sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp,
tổng -phân-hợp, song hành hoặc móc xích.
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận về một vấn đề xã hội: ý nghĩa
0.25
của việc “Sống thẳng mình” của con người trong cuộc sống hôm
nay.
c. Thí sinh lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai 1.00
vấn đề nghị luận theo nhiều cách nhưng phải làm rõ ý nghĩa của việc
“Sống thẳng mình” của con người trong cuộc sống hôm nay. Có thể
triển khai theo hướng sau:
-“Sống thẳng mình” là phải biết đối diện với sự thật, sống theo sự
thật, không gian dối, lừa gạt.
- Ý nghĩa của việc “Sống thẳng mình”:
+Việc sống thẳng mình tạo cho con người có bản lĩnh vững vàng,
không bị dao động, lung lay ý chí, không cúi đầu trước bạo lực, bất
công, không bị cám dỗ bởi tiền tài, địa vị, danh lợi;
+Việc sống thẳng mình đem lại uy tín của bản thân trước tập thể ,
tạo được niềm tin với mọi người;
+Việc sống thẳng mình làm cho tâm hồn cảm thấy bình an, thanh
thản, nhẹ nhàng.
+Người có đức tính ngay thẳng sẽ góp phần làm cho xã hội phát
triển, lành mạnh, đem lại công bằng bình đẳng giữa con người với
nhau.
- Bài học nhận thức và hành động:
+ Mỗi người, nhất là tuổi trẻ phải nhận thức được sống thẳng mình
là lối sống đẹp, đem lại nhiều giá trị
+ Mỗi người cần có hành động cụ thể: rèn cho mình tính sống
thẳng mình, biết giữ gìn đạo đức, nhân cách, đấu tranh chống lại lối
sống thực dụng, ích kỉ…
d. Sáng tạo 0,25
Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ về vấn đề
nghị luận.
e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt 0,25
câu.
2 Cảm nhận của anh/chị về nhân vật ông lái đò trong đoạn trích trên. 5,0
Từ đó, nhận xét cái nhìn về con người mang tính phát hiện của nhà
văn Nguyễn Tuân.
1. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận về một đoạn thơ ( có ý phụ) (0,25)
Có đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài. Mở bài nêu được vấn
đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài kết luận được vấn đề.
2. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận (0,5)
Về nhân vật ông lái đò trong đoạn trích; nhận xét cách nhìn
mang tính phát hiện về con người của nhà văn Nguyễn Tuân.
3. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; thể hiện sự cảm (3,5)
nhận sâu sắc và vận dụng tốt các thao tác lập luận; kết hợp chặt chẽ
giữa lí lẽ và dẫn chứng. Cụ thể:
3.1.Mở bài: 0.25
- Nguyễn Tuân là nhà văn tiêu biểu của văn xuôi hiện đại Việt Nam.
- Tuỳ bút Người lái đò sông Đà là tác phẩm tiêu biểu của Nguyễn
Tuân sau Cách mạng tháng Tám 1945.
-Nhân vật ông lái đò thể hiện rõ cách nhìn mang tính phát hiện của ông
về con người lao động Việt Nam.
3.2.Thân bài: 3.50
a. Khái quát về tuỳ bút, đoạn trích: 0.25 đ
- Về hoàn cảnh sáng tác, xuất xứ, nội dung, nghệ thuật của tác phẩm;
- Vị trí, nội dung đoạn trích.
b. Cảm nhận vẻ đẹp của ông đò trong đoạn trích: 2.5đ
- Về nội dung: (2.0đ)
+ Vẻ đẹp tài hoa, nghệ sĩ ở hình ảnh ông lái đò:
++ Ông lái đò được đặt trong tình huống thử thách đặc biệt: chiến đấu
với thác dữ sông Đà, vượt qua ba trùng vi thạch trận bằng tài nghệ
“tay lái ra hoa”.
++ “nắm chắc binh pháp của thần sông thần đá”và ung dung chủ
động trong hình ảnh “trên thác hiên ngang người lái đò sông Đà có
tự do, vì người lái đò ấy đã nắm được cái quy luật tất yếu của dòng
nước Sông Đà”
++ Rất nghệ sĩ trong hình ảnh “nắm chắc lấy cái bờm sóng đúng
luồng, ông đò ghì cương lái, bám chắc lấy luồng nước đúng mà phóng
nhanh vào cửa sinh…”; với lũ đá nơi ải nước, “đứa thì ông tránh mà
rảo bơi chèo lên, đứa thì ông đè sấn lên mà chặt đôi ra để mở đường
tiến”, con thuyền trong sự điều khiển của ông lái: “như một mũi tên
tre xuyên nhanh qua hơi nước, vừa xuyên vừa tự động lái được, lượn
được.”…
++ Nhận xét: Việc đưa con thuyền tìm đúng luồng nước, vượt qua bao
cạm bẫy của thạch trận sông Đà quả thực là một nghệ thuật cao cường
từ một tay lái điêu luyện.
+Vẻ đẹp trí dũng ở hình ảnh ông lái đò:
++ Một mình một thuyền, ông lái giao chiến với sóng thác dữ dội như
một viên dũng tướng luôn bình tĩnh đối đầu với bao nguy hiểm: “ông
lái đò cố nén vết thương…hai chân vẫn kẹp chặt lấy cuống lái…” ,
mặc dù “mặt méo bệch đi” vì những luồng sóng “ đánh đòn âm, đánh
đòn tỉa”, “nhưng trên cái thuyền sáu bơi chèo, vẫn nghe tiếng chỉ huy
ngắn gọn tỉnh táo của người cầm lái” …
++ Đối mặt với thác dữ sông Đà, ông đò có một lòng dũng cảm vô
song: “Cưỡi lên thác sông Đà, phải cưỡi đến cùng như là cưỡi hổ” …
++ Ông lái đò khôn ngoan vượt qua mọi cạm bẫy của thác ghềnh, đưa
con thuyền vượt thác an toàn khi “ những luồng tử đã bỏ hết lại sau
thuyền”, còn lũ đá thì “thất vọng thua cái thuyền”… Cuộc đọ sức
giữa con người với thiên nhiên thật ghê gớm, căng thẳng, đầy sáng tạo
và con người đã chiến thắng.
++ Nhận xét:Vẻ đẹp người lái đò Sông Đà là vẻ đẹp của người anh
hùng lao động trong công cuộc dựng xây cuộc sống mới của đất nước.
- Về nghệ thuật: ( 0.5)
+Tạo tình huống đầy thử thách cho nhân vật; chú ý tô đậm nét tài hoa,
nghệ sĩ; sử dụng ngôn ngữ phong phú, sáng tạo, tài hoa;
+Kết hợp kể với tả nhuần nhuyễn và đặc sắc, bút pháp nghệ thuật so
sánh, nhân hóa, liên tưởng độc đáo, thú vị;
+Vận dụng tri thức của nhiều ngành văn hóa, nghệ thuật góp phần
miêu tả cuộc chiến hào hùng và khẳng định vẻ đẹp tâm hồn nhân vật.
c. Nhận xét cách nhìn mang tính phát hiện về con người của nhà
văn Nguyễn Tuân. 0.75đ
- Qua nhân vật ông lái đò, Nguyễn Tuân có cách nhìn mang tính phát
hiện về người lao động mới. Ông đò tiêu biểu là người anh hùng, cũng
là nghệ sĩ trong môi trường làm việc và trong công việc của mình khi
dám đương đầu với thử thách và đạt tới trình độ điêu luyện trong công
việc. Nhà văn đã phát hiện ra “chất vàng mười đã qua thử lửa” của ông
đò bằng phong cách nghệ thuật tài hoa, uyên bác với thể tuỳ bút vừa
giàu tính hiện thực, vừa tràn ngập cái tôi phóng túng đầy cảm hứng,
say mê…
- Qua cách nhìn nhân vật ông đò, nhà văn bày tỏ tình cảm yêu mến,
trân trọng, tự hào về con người lao động Việt Nam. Nếu trước đây,
ông thường khắc họa người anh hùng trong chiến đấu, người nghệ sĩ
trong nghệ thuật và thuộc về quá khứ “vang bóng một thời”thì đến tác
phẩm này, ông tìm thấy anh hùng và nghệ sĩ ngay trong con người lao
động thường ngày, trong công việc bình thường và trong nghề nghiệp
cũng bình thường. Nguyễn Tuân còn khẳng định với chúng ta rằng chủ
nghĩa anh hùng cách mạng đâu phải chỉ dành riêng cho cuộc chiến đấu
chống ngoại xâm mà còn thể hiện sâu sắc trong việc xây dựng đất
nước và chinh phục thiên nhiên.
3.3.Kết bài: 0.25
- Kết luận về nội dung, nghệ thuật vẻ đẹp hình tượng ông đò;
- Nêu cảm nghĩ về người lao động làm nên cái đẹp cho cuộc đời.
4. Sáng tạo ( 0,5)
Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ
về vấn đề nghị luận.
5. Chính tả, dùng từ, đặt câu ( 0,25)
Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu

You might also like