Hóa 9

You might also like

Download as doc, pdf, or txt
Download as doc, pdf, or txt
You are on page 1of 5

PHÒNG GD - ĐT PHÙ MỸ ĐỀ THI HSG LỚP 9 CẤP HUYỆN

TRƯỜNG THCS MỸ LỘC Năm học: 2013 – 2014


(Đề đề xuất) Môn : Hóa học
Thời gian làm bài: 150 phút( không kể phát đề)
...................................................................................................................................
Câu 1: (2,5 điểm)
Chỉ dùng thêm phương pháp đun nóng, hãy nêu cách phân biệt các dung dịch mất nhãn chứa
từng chất sau: NaHSO4, KHCO3, Mg(HCO3)2, Na2SO3, Ba(HCO3)2.
Câu 2: (2,0 điểm)
Nung nóng hỗn hợp Cu, Ag trong O 2 dư, sau phản ứng thu được chất rắn A. Cho A vào dung
dịch H2SO4 đặc nóng dư thu được dung dịch B và khí C. Khí C tác dụng với dung dịch KOH thu
được dung dịch D. Dung dịch D vừa tác dụng với BaCl2, vừa tác dụng với NaOH.
Xác định thành phần các chất có trong A, B, C, D. Viết phương trình các phản ứng xảy ra
trong thí nghiệm trên.
Câu 3: (2,0 điểm)
Pha chế 35,8 gam dung dịch CuSO4 bão hòa ở 100oC . Đun nóng dung dịch này cho đến khi có
17,86 gam nước bay hơi, sau đó để nguội đến 20oC. Tính số gam tinh thể CuSO4.5H2O kết tinh.
Biết rằng độ tan của CuSO4 ở 20oC và 100oC lần lượt là 20,7g và 75,4 g.
Câu 4: (3,0 điểm)
Cho 10,62 gam hỗn hợp gồm Fe, Zn vào 800 ml dung dịch hỗn hợp X gồm NaNO3 0,45 M
và H2SO4 0,9M. Đun nóng cho phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch Y và 3,584 lít khí
NO (sản phẩm khử duy nhất, đo ở đktc).
Tính % khối lượng từng kim loại trong hỗn hợp ban đầu.
Câu 5: (3,0 điểm)
X là dung dịch HCl 0,3 M, Y là dung dịch hỗn hợp Na 2CO3 0,15 M và NaHCO3 0,1 M. Tính
thể tích CO2 sinh ra (đktc) khi:
- Cho từ từ 100 ml dung dịch X vào 100 ml dung dịch Y và khuấy đều.
- Cho từ từ 100 ml dung dịch Y vào 100 ml dung dịch X và khuấy đều.
Câu 6: (3,0 điểm)
Trộn đều 30,96 gam hỗn hợp bột X gồm MgCO3 và Al rồi chia làm hai phần bằng nhau.
- Đốt nóng phần I trong không khí, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 15 gam
hỗn hợp các oxit kim loại.
- Để hòa tan vừa hết phần II cần 500ml dung dịch chứa hỗn hợp HCl 1,2M và H2SO4 0,24M
được dung dịch A và có V lít khí B bay ra.
1. Viết các phương trình hóa học.
2. Tính khối lượng mỗi chất trong hỗn hợp X và tỷ khối của B so với H2.
Câu 7: (1,5 điểm)
Bằng phương pháp hóa học hãy tách riêng từng kim loại Fe, Cu, Au ra khỏi hỗn hợp gồm ba
kim loại Fe, Cu, Au.
Câu 8: (3,0 điểm)
Hòa tan 7,8 gam hỗn hợp hai kim loại A (hóa trị II) và B (hóa trị III) bằng dung dịch H 2SO4
loãng vừa đủ thu được 8,96 lít khí hidro (đktc).
a. Tính số gam muối khan thu được khi cô cạn dung dịch sau phản ứng?
b. Xác định tên và khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp. Biết rằng số mol kim loại hóa trị III
bằng hai lần số mol kim loại hóa trị II và nguyên tử khối của kim loại hóa trị II bằng nguyên tử
khối của kim loại hóa trị III.
(Cho H = 1; O = 16; S = 32; Fe = 56; Zn = 65; Cu = 64; Mg = 24; Al = 27)
(Học sinh được sử dụng bảng hệ thống tuần hoàn các nguyên tố hóa học)
PHÒNG GD - ĐT PHÙ MỸ HƯỚNG DẪN CHẤM
TRƯỜNG THCS MỸ LỘC ĐỀ THI HSG LỚP 9 CẤP HUYỆN
Năm học 2013– 2014 - Môn : Hóa học

Câu ĐÁP ÁN Điểm


- Lấy mẫu thí nghiệm.
- Đun nóng các mẫu thí nghiệm thì thấy:
+ Một mẫu chỉ có khí không màu thoát ra là KHCO3. 0,25
2KHCO3 K2CO3 + CO2↑ + H2O
+ Hai mẫu vừa có khí thoát ra vừa có kết tủa trắng là dung dịch
Mg(HCO3)2, dung dịch Ba(HCO3)2.(Nhóm I)
Mg(HCO3)2 MgCO3 ↓ + CO2 ↑ + H2O
0,50
Ba(HCO3)2 BaCO3 ↓ + CO2 ↑ + H2O
1 + Hai mẫu không có hiện tượng gì là dung dịch NaHSO4, dung dịch
(2,5đ) Na2SO3. (Nhóm II)
- Lần lượt cho dung dịch KHCO3 đã biết vào 2 dung dịch ở nhóm II.
+ Dung dịch có sủi bọt khí là NaHSO4: 0,25
2NaHSO4 + 2KHCO3 Na2SO4 + K2SO4 + CO2 ↑ + 2H2O
+ Dung dịch không có hiện tượng là Na2SO3.
- Lần lượt cho dung dịch NaHSO4 vào 2 dung dịch ở nhóm I.
+ Dung dịch vừa có sủi bọt khí, vừa có kết tủa trắng là Ba(HCO3)2:
2NaHSO4 + Ba(HCO3)2 BaSO4 ↓ + Na2SO4 +2 CO2↑ + 2H2O
+ Dung dịch chỉ có sủi bọt khí là Mg(HCO3)2. 0,50
2NaHSO4 + Mg(HCO3)2 MgSO4 + Na2SO4 +2 CO2↑ + 2H2O
- Chất rắn A gồm CuO, Ag
2Cu + O2 2CuO 0,25
(Ag không phản ứng với khí oxi)
- Cho A vào dd H2SO4 đặc nóng:
CuO + H2SO4(đ) CuSO4 + H2O 0,50
2 2Ag + 2H2SO4(đ) Ag2SO4 + SO2 + 2H2O
(2,0đ) - Dung dịch B gồm CuSO4, Ag2SO4, H2SO4 dư.
- Khí C là SO2. Cho C tác dụng với dd KOH.
0,75
SO2 + 2KOH → K2SO3 + H2O
SO2 + KOH → KHSO3
- Dung dịch D gồm 2 chất tan K2SO3, KHSO3.
K2SO3 + BaCl2 → BaSO3 + 2KCl 0,50
KHSO3 + NaOH → Na2SO3 + K2SO3
+ Ở 100oC:
3 Cứ 175,4 gam dd CuSO4 chứa 75,4 gam CuSO4
Vậy 35,8 gam dd CuSO4 chứa x gam CuSO4
(2,0đ)

0,50
Gọi số mol CuSO4.5H2O kết tinh là a
+ Ở 20oC: Cứ 120,7gam dd CuSO4 chứa 20,7gam CuSO4
Với (35,8 – 17,86 – 250a) gam dd CuSO4 chứa (15,4 – 160a)gCuSO4 0,50
=> 20,7(35,8 – 17,86 – 250a) = 120,7(15,4 – 160a)
Giải ra ta được : a = 0,105 0,50
Vậy khối lượng CuSO4.5H2O kết tinh là :
0,105 . 250 = 26,25 (g) 0,50
Số mol NaNO3 = 0,8 . 0,45 = 0,36 mol
số mol H2SO4 = 0,8 . 0,9 = 0,72 mol => số mol H+ = 1,44 mol 0,50
số mol NO = 3,584 : 22,4 = 0,16 (mol)
Gọi số mol Fe là x mol, số mol Zn là y mol
Ta có các bán phản ứng:
NO3- + 4H+ + 3e → NO + 2H2O (1)
Mol: 0,16 ←4.0,16 ← 3.0,16 ← 0,16
Số mol NO = 0,16 mol => H+ và NO3- dư, kim loại phản ứng hết. 0,50
Số mol NO3- phản ứng = 0,16 mol; số mol H+ phản ứng = 0,64 mol
4
Fe → Fe3+ + 3e (2)
(3,0đ)
Mol: x → 3x
2+
Zn → Zn + 2e (3)
Mol: y → 2y 0,75
Theo khối lượng hỗn hợp ban đầu ta có phương trình
56 x + 65 y = 10,62 (I)
Theo định luật bảo toàn electron ta có phương trình
3x + 2y = 0,16.3 (II) 0,50
Giải hệ phương trình (I), (II) ta có: x = 0,12 và y = 0,06 mol 0,25
mFe = 0,12.56 = 6,72 g => % mFe = 63,28%
=> % mZn =100% - 63,28 % = 36,72 % 0,50
nHCl = 0,1 . 0,3 = 0,03 (mol)
= 0,1 . 0,15 = 0,015 (mol)
0,50
= 0,1 . 0,1 = 0,01 (mol)
- Khi cho từ từ X vào Y xảy ra các phản ứng:
HCl + Na2CO3 NaHCO3 + NaCl (1)
Mol: 0,015 0,015 0,015
HCl + NaHCO3 NaCl + CO2 + H2O (2)
Mol: (0,03-0,015) 0,015 0,015 0,50
5 Từ (1), (2) và đề bài HCl hết, NaHCO3 dư và nCO2 = 0,015 mol
(3,0đ) V CO2 = 0,015 . 22,4 = 0,336 (lít) 0,50
- Khi cho từ từ Y vào X xảy ra các phản ứng:
3 x Na2CO3 + 2HCl 2NaCl + CO2 + H2O (1)
2 x NaHCO3 + HCl NaCl + CO2 + H2O (2)
3 Na2CO3 + 2 NaHCO3 + 8 HCl 8 NaCl + 5 CO2 + 5 H2O 0,75
Ban đầu: 0,015 0,01 0,03 (mol)
Phản ứng: 0,01125 0,0075 0,03 0,01875 (mol)
Sau pư : 0,00375 0,0025 0 0,01875 (mol)
V CO2 = 0,01875 . 22,4 = 0,42 (lít) 0,75
6 Các PTHH : 1,00
(3,0đ) 4Al + 3O2 2Al2O3 (1)
MgCO3 MgO + CO2 (2)
2Al + 6HCl 2 AlCl3 + 3H2 (3)
MgCO3 + 2HCl MgCl2 + CO2 + H2O (4)
2Al + 3H2SO4 Al2(SO4)3 + 3H2 (5)
MgCO3 + H2SO4 MgSO4 + CO2 + H2O (6)
= 0,5 . 1,2 = 0,6 (mol);
= 0,5 . 0,24 = 0,12(mol);

m mỗi phần = 0,50

Đặt nAl ở mỗi phần là a (mol); ở mỗi phần là b (mol)


mX ở mỗi phần = 27a + 84b = 15,48 (*)
Từ (1): = nAl = a = 51a
0,50
(2): nMgO = =b mMgO = 40b
51a + 40b = 15 (**)
Giải hệ (*) và (**) ta được: a = 0,2; b = 0,12 0,50
Vậy trong hỗn hợp X: mAl = 0,2 . 27. 2 = 10,8 (gam)
=0,12 . 84 . 2 = 20,16 (gam)

Từ (3) và (5) có = nAl = 0,3 mol

Từ (4) và (6) có = = 0,12 mol 0,50

Tỷ khối của B so với H2 =


7 * Tách Fe: cho hỗn hợp vào dung dịch HCl dư:
(1,5đ) Fe + 2HCl FeCl2 + H2 0,50
Lọc : dung dịch là FeCl2, chất rắn là Cu, Au.
Cho Zn vừa đủ vào dung dịch, lọc thu được Fe:
Zn + FeCl2 ZnCl2 + Fe 0,25

* Tách Au: Cho hỗn hợp Cu, Au vào dung dịch H2SO4 đặc, nóng, dư:
Cu + 2H2SO4 ( đặc) CuSO4 + SO2 + 2H2O
Lọc: dung dịch là CuSO4, chất rắn là Au 0,50

* Tách Cu: cho bột Zn vừa đủ vào dung dịch CuSO4, lọc thu được Cu:
Zn + CuSO4 ZnSO4 + Cu 0,25
a. Viết đúng hai phương trình tổng quát:
A + H2SO4 ASO4 + H2
2B + 3H2SO4 B2(SO4)3 + 3H2 0,50

= = 0,4 mol = 0,4 mol

= 0,4 x 98 = 39,2 g 0,50


8 Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng:
mmuối khan = m(A,B) + maxit – = 7,8 + 39,2 - (0,4 x 2 ) = 46,2 g 0,50
(3,0đ)
b. Gọi a là số mol của A, số mol của B là 2a.
= 4a = 0,4 mol => a = 0,1 mol 0,50
Xác định khối lượng hai kim loại:
0,50
aA + 2aB = 7,8  a. B + 2aB = 7,8 (thay a = 0,1) 0,50
=> B = 27 => B là kim loại nhôm => A = 24 => A là kim loại magiê
mAl = 5,4 g; mMg = 2,4 g
Chú ý: Học sinh có thể làm theo cách khác, nếu đúng, có lập luận chặt chẽ vẫn cho điểm tối đa.

You might also like