Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 3

MỘT SỐ BÀI TẬP NÂNG CAO

VỀ ĐLBT CƠ NĂNG VÀ ĐLBT ĐỘNG LƯỢNG

Câu 1. Một "vòng xiếc" có phần dưới được uốn thành vòng tròn có bán
kính R như hình vẽ. Một vât nhỏ khối lượng m được buông ra trượt
không ma sát dọc theo vòng xiếc.
a. Tìm độ cao tối thiểu h để vật có thể trượt hết vòng tròn.
Áp dụng: R = 20 cm.
h R
b. Nếu h = 60cm thì vận tốc của vật là bao nhiêu khi lên tới đỉnh vòng
tròn.

Câu 2. Một thanh cứng rất nhẹ dài 40 cm, một đầu gắn với vật có khối lượng
m, thanh có thể quay quanh đầu còn lại không ma sát. Ban đầu vật nặng đứng
yên ở vị trí cân bằng. Tính vận tốc tối thiểu phải truyền cho vật để nó có thể
lên đến điểm cao nhất.

Câu 3. Dây nhẹ không dãn chiều dài = 40cm treo vật nặng nhỏ. Ban đầu vật nặng đứng yên ở vị trí
cân bằng. Hỏi phải truyền cho vật nặng vận tốc tối thiểu bao nhiêu theo phương ngang để nó có thể
chuyển động tròn trong mặt phẳng thẳng đứng?

Câu 4: Gắn vật có khối lượng 500 g vào sợi dây dài 50 cm, quay đều trong mặt phẳng nằm ngang.
Sợi dây chỉ chịu lực căng tối đa 10 N. Tính vận tốc lớn nhất vật có thể đạt được để dây không bị đứt?

Câu 5. Một con lắc đơn có chiều dài l = 60cm. Vật nặng 100g, điểm treo
tại O, trên đường thẳng đứng qua O cách O một đoạn OA = 30cm có 1 cái
O
đinh. người ta kéo cho vật đến vị trí dây treo hợp với phương thẳng đứng
một góc  = 45o rồi thả nhẹ và va chạm giữa dây và đinh là tuyệt đối đàn A
hồi. Lấy g = 10ms-2
a. Tính vận tốc của vật khi qua vị trí cân bằng
b. Tính góc lệch lớn nhất của dây sau khi chạm đinh
c. Tính lực căng dây ngay trước và sau khi va chạm đinh

Câu 6. Một con lắc đơn có chiều dài 1,92 m treo vào điểm T cố định. Từ
T
vị trí cân bằng O, kéo con lắc về bên phải đến A rồi thả nhẹ. Mỗi khi vật
nhỏ đi từ phải sang trái ngang qua B thì dây vướng vào đinh nhỏ tại D, vật
chuyển động trên quỹ đạo AOBC (được minh họa bằng hình bên). Biết TD D

= 1,28 m và 1   2  40 . Bỏ qua mọi ma sát. Lấy g   2 (m / s 2 ) . Góc ATO C A


có giá trị bằng bao nhiêu B
O

Câu 7. Một vật nhỏ có khối lượng m = 100 g, bắt đầu


chuyển động (không vận tốc đầu) từ điểm A trên mặt
cong AB. Sau khi đi hết mặt cong AB, vật tiếp tục
chuyển động trên mặt ngang thêm một đoạn BC =2 m
thì dừng lại. Biết A có độ cao h = 1m so với mặt ngang
BC, hệ số ma sát trược giữa vật với mặt ngang BC là
𝜇 = 0,1. Tính công của lực ma sát trên mặt cong AB.
Câu 8. Một lựu đạn được ném từ mặt đất với vận tốc v0 = 20m/s theo phương lệch với phương ngang
góc α = 300. Lên tới điểm cao nhất nó nổ thành hai mảnh bằng nhau. Mảnh 1 rơi thẳng đứng với vận
tốc đầu v1 = 20m/s. Tìm hướng và độ lớn vận tốc mảnh 2?
Câu 9. Một viên đạn được bắn ra khỏi nòng súng ở độ cao 20m đang bay ngang với vận tốc 12,5 m/s thì
vỡ thành hai mảnh. Với khối lượng lần lượt là 0,5kg và 0,3kg. Mảnh to rơi theo phương thẳng đứng
xuống dưới và có vận tốc khi chạm đất là 40 m/s. Khi đó mảnh hai bay theo phương nào với vận tốc bao
nhiêu. Lấy g = 10m/s2.
Câu 10. Con lắc đạn đạo là thiết bị được sử dụng để
đo tốc độ của viên đạn. Viên đạn được bắn vào một
khối gỗ lớn treo lơ lửng bằng dây nhẹ, không dãn.
Sau khi va chạm, viên đạn ghim vào trong gỗ. Sau
đó, toàn bộ hệ khối gỗ và viên đạn chuyển động như
một con lắc lên độ cao h như hình vẽ. Xét viên đạn
có khối lượng m1  5 g , khối gỗ có khối lượng
m2  1 kg và h  5 cm . Lấy g  9,8 m/s2 . Bỏ qua
lực cản của không khí.
a) Tính vận tốc của hệ sau khi viên đạn ghim vào khối gỗ.
b) Tính tốc độ ban đầu của viên đạn.
Câu 11. Một tên lửa gồm vỏ có khối lượng m0  4 tấn và khí có khối lượng m  2 tấn. Tên lửa đang
bay với vận tốc v0  100 m / s thì phụt ra phía sau tức thời với lượng khí nói trên. Tính vận tốc của tên
lửa sau khi khí phụt ra với giả thiết vận tốc khí là
a) V1  400 m / s đối với đất
b) V1  400 m / s đối với tên lửa trước khi phụt khí.
c) V1  400 m / s đối với tên lửa sau khi phụt khí.
Câu 12. Một chiếc thuyền dài 2 m khối lượng 140 kg chở một người có khối lượng 60 kg; ban đầu tất
cả đứng yên. Thuyền đậu vuông góc với bờ sông. Nếu người dịch chuyển từ đầu này đến đầu kia của
thuyền thì thuyền dịch chuyển như thế nào? Một đoạn bằng bao nhiêu? Bỏ qua sức cản của nước.

Câu 13. Một quả bóng khối lượng 200 g được đẩy với vận
tốc ban đầu 2,5 m/s lên một mặt phẳng nghiêng, nhẵn, dài
0,5 m, hợp với phương nằm ngang góc 300. Quả bóng
chuyển động như một vật bị ném. Bỏ qua lực cản của
không khí và lấy g = 9,8 m/s2. Tìm giá trị nhỏ nhất của
động năng quả bóng trong quá trình nó chuyển động.

Câu 14. Một sợi dây nhẹ không giãn, chiều dài l = 1m, một đầu cố
định, một đầu gắn với vật nặng khối lượng m1  300g tại nơi có gia O
tốc trọng trường g  10(m / s ) . Ban đầu vật m1 ở vị trí B, dây treo
2
B
hợp với phương thẳng đứng góc  = 60 , thả vật m1 với vận tốc ban
0

đầu bằng không. Mốc tính thế năng trùng với mặt sàn nằm ngang đi K
qua điểm A và vuông góc với OA như hình vẽ, OA = OB = l . Bỏ
A D C
qua mọi ma sát và lực cản tác dụng lên vật m1, dây luôn căng trong
quá trình vật m1 chuyển động.
1. Xác định:
a. Cơ năng của vật m1 ngay lúc thả.
b. Tính vận tốc, độ lớn lực căng dây tại vị trí dây treo hợp với phương thẳng đứng góc 300 (ở
phía bên trái OA).
2. Khi vật m1 chuyển động tới vị trí A, nó va chạm hoàn toàn đàn hồi với vật m2 = 100g (đang
đứng yên tại vị trí A). Sau va chạm vật m1 tiếp tục chuyển động theo quỹ đạo tròn bán kính l = 1m đến
vị trí có độ cao lớn nhất (vị trí K). Vật m2 chuyển động dọc theo mặt sàn nằm ngang đến vị trí C thì dừng
lại. Hệ số ma sát giữa m2 và mặt sàn là 0,1. Tính quãng đường AC ?

Câu 15. Một hòn bi A khối lượng m1 = 3m được treo vào một sợi dây không giãn, khối lượng không
đáng kể, dài 40 cm. Kéo hòn bi A lệch khỏi phương thẳng đứng một góc αo = 60o rồi thả không vận tốc
đầu. Khi đến vị trí cân bằng, hòn bi A va chạm đàn hồi, xuyên tâm với hòn bi B có khối lượng m2 = m
đang đứng yên ở mép một cái bàn cao 80 cm so với sàn nhà (hình vẽ). Lấy g = 10

m/s2. Bỏ qua lực cản không khí. A
1. Tính:
a. Tốc độ của hai hòn bi ngay sau khi chúng va chạm với nhau. B
b. Thời gian từ khi bi B rời bàn đến khi nó va chạm với sàn nhà lần đầu, điểm
va chạm cách chân bàn O bao nhiêu?
2. Biết va chạm giữa hòn bi B và sàn nhà không tuyệt đối đàn hồi, cơ năng
của bi B sau va chạm bằng 80% cơ năng của nó trước va chạm. Giả sử va chạm có O
hướng của véctơ vận tốc tuân theo quy tắc phản xạ gương.
a. Tính độ cao cực đại của hòn bi B so với mặt sàn sau lần va chạm thứ nhất với sàn nhà.
b. Hòn bi B va chạm với sàn nhà lần thứ hai cách chân bàn O một khoảng bao nhiêu?

You might also like