Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 5

Hoạt động ngân hàng đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế toàn cầu, là mạch

máu tài chính cung cấp vốn và dịch vụ tài chính cần thiết cho các cá nhân, doanh
nghiệp và chính phủ. Từ việc quản lý tài khoản, cung cấp khoản vay, đến hỗ trợ
đầu tư và phát triển, ngân hàng không chỉ giúp duy trì sự ổn định kinh tế mà còn
thúc đẩy tăng trưởng và phát triển xã hội. Trong bối cảnh công nghệ phát triển
nhanh chóng, ngành ngân hàng cũng đang trải qua sự chuyển đổi mạnh mẽ, với sự
xuất hiện của các dịch vụ ngân hàng số và fintech, mang lại nhiều cơ hội và thách
thức mới.
Vì vậy đề tài nhóm chúng em chọn : “ PHÂN TÍCH ĐẶC TRƯNG HOẠT
ĐỘNG NGÂN HÀNG. NHỮNG TÁC ĐỘNG CỦA CUỘC CÁCH MẠNG
CÔNG NGHỆ 4.0 VÀO HOẠT ĐỘNG NGÂN HÀNG VÀ NHỮNG YÊU
CẦU ĐẶT RA ĐỐI VỚI PHÁP LUẬT NGÂN HÀNG Ở VIỆT NAM”
Bài của bọn e gồm 4 nội dung chính
- Nd1: hoạt động ngân hàng
- Nd2: đặc trưng của hd ngân hàng
- Nd3: những tác động của cuộc cm cnghiep 4.0 vào hd ngân hàng
- Nd4 những yêu cầu đặt ra đối vs pl ngân hàng vn
Phần 1: hoạt động ngân hàng
Khái niệm: Điều 6 Luật Ngân hàng nhà nước Việt Nam giải thích khái niệm
hoạt động ngân hàng như sau: Hoạt động ngân hàng là việc kinh doanh, cung ứng
thường xuyên một hoặc một số nghiệp vụ sau đây: Nhận tiền gửi, Cấp tín dụng và
Cung ứng dịch vụ thanh toán qua tài khoản.

Đối tượng của hd ngân hàng: Ngân hàng lấy tiền tệ làm đối tượng kinh doanh
trực tiếp, hoạt động ngân hàng chỉ do các tổ chức tín dụng thực hiện, chủ thể quản
lý ngân hàng là ngân hàng nhà nước, được điều chỉnh bởi luật Ngân hàng. Tiền lệ
đóng vai trò quan trọng trong việc thiết lập nên các hoạt động khác của ngân hàng
như: tái cấp vốn, lãi suất,

Nd2: ĐẶC TRƯNG CỦA HDNH:

1. Chủ thể thực hiện và quản lý hoạt động ngân hàng:


o Các ngân hàng và tổ chức tín dụng được nhà nước cho phép hoạt động
là những chủ thể thực hiện hoạt động ngân hàng, với đối tượng kinh
doanh trực tiếp là tiền tệ.
o Ngân hàng Nhà nước (NHNN) là cơ quan quản lý trực tiếp, cấp và thu
hồi giấy phép hoạt động (trừ trường hợp do Thủ tướng Chính phủ
quyết định), kiểm tra, thanh tra hoạt động ngân hàng, kiểm soát tín
dụng và xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực tiền tệ.
2. Hoạt động ngân hàng:
o Tiền tệ: Theo Mác, tiền tệ là hàng hóa đặc biệt, đo lường và biểu hiện
giá trị của các loại hàng hóa khác, phản ánh lao động xã hội và quan
hệ sản xuất. Các nhà kinh tế hiện đại định nghĩa tiền tệ là bất cứ thứ gì
được chấp nhận chung trong thanh toán hàng hóa, dịch vụ hoặc trả nợ.
o Kinh doanh tiền tệ: Ngân hàng huy động tiền gửi và cấp tín dụng,
đưa tiền từ nơi thừa đến nơi thiếu, hỗ trợ quá trình sản xuất, kinh
doanh và tạo ra giá trị cho nền kinh tế. Nhà nước điều tiết vốn thông
qua hoạt động ngân hàng, không bằng mệnh lệnh hành chính.
o Cung ứng dịch vụ thanh toán: Ngân hàng cung cấp dịch vụ thanh
toán trung gian giữa các chủ thể kinh tế.
3. Ảnh hưởng kinh tế - xã hội của hoạt động ngân hàng:
o Điều tiết lượng tiền mặt lưu thông, phù hợp với quy luật lưu thông
tiền tệ, tránh tình trạng thừa hoặc thiếu tiền quá mức, cả hai đều ảnh
hưởng tiêu cực đến kinh tế.
o Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn trong nền kinh tế, bằng cách huy động
vốn nhàn rỗi và cấp tín dụng lại cho nền kinh tế.
o Thúc đẩy các quan hệ kinh tế phát triển lành mạnh, tích cực, thể hiện
tính lành mạnh hay rủi ro của nền kinh tế.
4. Rủi ro trong hoạt động ngân hàng:
o Rủi ro tín dụng: Khách hàng không thanh toán nợ khi đến hạn.
o Rủi ro thị trường: Biến động giá cả ảnh hưởng đến bảng cân đối tài
sản, gồm rủi ro lãi suất, trạng thái vốn, tỷ giá và hàng hóa.
o Rủi ro tác nghiệp: Tổn thất từ quản lý nội bộ, con người, hệ thống
hoặc sự cố bên ngoài, bao gồm rủi ro pháp lý.
o Rủi ro thanh khoản: Ngân hàng mất khả năng thanh toán, ảnh hưởng
nghiêm trọng đến sự sống còn.
o Rủi ro hoạt động: Phát sinh từ điều hành, quản lý ngân hàng, ví dụ
như cấu trúc hạn mức không phù hợp hoặc tham ô.
o Rủi ro pháp lý: Khách hàng kiện ngân hàng hoặc thay đổi chính sách
nhà nước.
o Rủi ro uy tín: Dư luận xấu làm mất khách hàng và khó khăn trong
tiếp cận nguồn vốn.
oRủi ro công nghệ: Đầu tư công nghệ không hiệu quả hoặc hệ thống
công nghệ trục trặc.
5. Liên kết và cạnh tranh:
o Các ngân hàng phải hợp tác và liên kết thành hệ thống vì chung đối
tượng kinh doanh là tiền tệ và dựa trên quy luật lưu thông tiền tệ.
o Tuy nhiên, cạnh tranh là tất yếu trong nền kinh tế thị trường để giành
giật khách hàng và phạm vi ảnh hưởng.
6. Phản ứng dây chuyền trong hoạt động ngân hàng:
o Nếu một tổ chức hoặc cá nhân không trả được nợ, ngân hàng sẽ thiếu
tiền cho vay, ảnh hưởng toàn bộ hệ thống ngân hàng và có thể thay
đổi cả hệ thống quản lý và chính quyền.
o Khi ngân hàng khủng hoảng hoặc phá sản, người dân mất niềm tin,
không gửi tiền vào ngân hàng nữa, tiền sẽ được tích trữ tại nhà, hạn
chế lưu thông, dẫn đến nhà nước phải in thêm tiền, gây lạm phát.

ND3. Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 vào hd ngân hàng vào
hd ngân hàng

- Công nghệ mới:

+Trí tuệ nhân tạo (AI): Sử dụng trong các hệ thống quản lý rủi ro, hỗ trợ khách
hàng và tối ưu hóa quy trình nội bộ.

+Blockchain: Cung cấp nền tảng cho các giao dịch tài chính an toàn, minh bạch
và không thể thay đổi.

+Internet vạn vật (IoT): Kết nối các thiết bị và hệ thống để thu thập và phân
tích dữ liệu thời gian thực.

- Thay đổi trong dịch vụ ngân hàng:

+Ngân hàng số: Cung cấp dịch vụ ngân hàng thông qua các nền tảng trực tuyến
và ứng dụng di động, cho phép khách hàng thực hiện giao dịch mọi lúc, mọi
nơi.
+Thanh toán không dùng tiền mặt: Sử dụng các phương thức thanh toán điện tử
như thẻ tín dụng, ví điện tử và chuyển khoản ngân hàng.

+ Dịch vụ tài chính cá nhân hóa: Sử dụng dữ liệu lớn và AI để cung cấp các
giải pháp tài chính tùy chỉnh cho từng khách hàng.

- Lợi ích:

+Tăng cường hiệu quả và tốc độ xử lý: Tự động hóa các quy trình và giảm
thiểu thời gian xử lý giao dịch.

+Giảm chi phí vận hành: Sử dụng công nghệ để thay thế các quy trình thủ
công.

+Nâng cao trải nghiệm khách hàng: Cung cấp dịch vụ nhanh chóng, tiện lợi và
cá nhân hóa.

- Thách thức:

+Bảo mật thông tin: Nguy cơ từ các cuộc tấn công mạng và vi phạm dữ liệu.

+Cạnh tranh từ các fintech: Các công ty công nghệ tài chính đang cung cấp các
dịch vụ thay thế cho ngân hàng truyền thống.

+Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực: Yêu cầu nhân viên ngân hàng phải có
kiến thức và kỹ năng về công nghệ.

4. Yêu cầu đặt ra cho pháp luật Việt Nam

- Cơ sở pháp lý:

- Hoàn thiện khung pháp lý về công nghệ tài chính (fintech):Ban hành các quy
định cụ thể để quản lý và giám sát các hoạt động fintech, đảm bảo sự an toàn
và minh bạch.
- Cập nhật các quy định về bảo mật và bảo vệ dữ liệu: Đảm bảo quyền riêng tư
và bảo mật thông tin khách hàng trong bối cảnh các cuộc tấn công mạng ngày
càng tinh vi.

5. Kết luận*

Cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 đang mang lại cả cơ hội và thách thức cho
ngành ngân hàng. Pháp luật Việt Nam cần nhanh chóng thích ứng để bảo vệ lợi
ích của cả ngân hàng và khách hàng. Sự thay đổi và phát triển trong ngành
ngân hàng yêu cầu sự linh hoạt, sáng tạo và sự chuẩn bị kỹ lưỡng từ phía pháp
luật và các cơ quan quản lý.

You might also like