Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 11

Pham Van Trong Education Tổng ôn lý thuyết hóa hữu cơ 11

TỔNG ÔN LÝ THUYẾT HÓA HỮU CƠ SỐ 02


(Hidrocacbon-Ancol- Andehit-Axit cacboxylic)

Câu 101: Mùa hè năm ấy, thầy Trọng đi chơi với bạn gái ở một vùng nông thôn, trong lúc trèo lên cây
hái bưởi, không may thầy Trọng bị ong đốt. Bạn gái đã bôi một chất gì vào vết đốt mà sau đó thầy
Trọng không cảm thấy đau nhức nữa?
A. Nước bọt B. Giấm C. Vôi D. Nước mắm
Câu 102: Trong các chất sau, chất nào là nguyên liệu chính sản xuất ra chất dẻo PE?
A. C2H2 B. C6H4 C. C2H6 D. C2H4
Câu 103: Chất nào sau đây có phản ứng tráng gương?
A. CH3CHO B. C2H5OH C. CH3COOH D. CH3NH2
Câu 104: Anđehit thể hiện tính khử khi tác dụng với chất nào dưới đây?
A. H2 (xt, t0) B. NaOH C. HCl D. AgNO3/NH3
Câu 105: Chất nào sau đây tạo kết tủa khi tác dụng với dung dịch Br2?
A. Axetilen B. Etilen C. Metan D. Phenol
Câu 106: Khi nhựa PVC cháy sinh ra nhiều khí độc, trong đó có khí X. Biết khí X tác dụng với dung dịch
AgNO3, thu được kết tủa trắng. Công thức của khí X là
A. C2H4 B. HCl C. CO2 D. CH4
Câu 107: Sục khí axetilen vào dung dịch AgNO3 trong NH3 thu được kết tủa màu
A. xanh B. trắng C. vàng nhạt D. đen
Câu 108: Chất nào sau đây thuộc loại ancol no, đơn chức, mạch hở?
A. HCHO B. C2H4(OH)2 C. CH2=CH–CH2–OH D. C2H5OH
Câu 109: Công thức phân tử của etanol là
A. C2H4O B. C2H6O C. C2H6 D. C2H4O2
Câu 110: Stiren là một chất gây ung thư, có thể phá hủy ADN trong cơ thể người, gây dị tật thai nhi, rối
loạn hệ thần kinh, ảnh hưởng đến nồng độ máu (lượng tiểu cầu thấp, gây đột quỵ). Công thức cấu tạo thu
gọn của stiren là
A. C6H5CH=CH2. B. C6H5C2H5. C. C6H5C≡CH. D. C6H5CH3.
Câu 111: Hiđrocacbon X có công thức phân tử C6H10. X tác dụng với dung dịch AgNO3 trong dung dịch
NH3 tạo kết tủa vàng. Khi hiđro hoá hoàn toàn X thu được 2,2-đimetylbutan. X là
A. 3,3-đimetylbut-1-in. B. 3,3-đimetylpent-1-in.
C. 2,2-đimetylbut-3-in. D. 2,2-đimetylbut-2-in.
Câu 112: Cho các chất sau: CH3-CH2-CHO (1), CH2=CH-CHO (2), (CH3)2CH-CHO (3), CH2 =CH-CH2-OH (4).
Những chất phản ứng hoàn toàn với lượng dư H2 (Ni, t0C) cùng tạo ra một sản phẩm là:
A. (1),(3) , (4). B. (1),(2) , (4).
C. (2),(3), (4). D. (1),(2) , (3).
Câu 113: Nhiệt độ sôi của rượu etylic cao hơn nhiệt độ sôi của đimetyl ete là do
A. Phân tử rượu phân cực mạnh. B. Cấu trúc phân tử rượu bền vững hơn.
C. Rượu etylic tạo liên kết hidro với nước. D. Rượu etylic tạo được liên kết hidro liên phân tử.
Câu 114: Các chất sau: H2O, CH3CHO, CH3COOH, CH3CH2OH được sắp xếp theo chiều tăng dần nhiệt độ
sôi như sau:
A. CH3CH2OH, H2O, CH3CHO, CH3COOH. B. H2O, CH3CHO, CH3COOH, CH3CH2OH.
C. CH3CHO, CH3CH2OH, H2O, CH3COOH. D. H2O, CH3CH2OH, CH3CHO, CH3COOH.
1
Pham Van Trong Education Tổng ôn lý thuyết hóa hữu cơ 11

Câu 115: Ancol anlylic có công thức là


A. C2H5OH. B. C3H5OH. C. C6H5OH. D. C4H5OH.
Câu 116: Hợp chất (CH3)3COH có tên thay thế là
A. 2-metylpropan-2-ol. B. 1,1-đimetyletanol.
C. trimetylmetanol. D. butan-2-ol.
Câu 117: Cho sơ đồ chuyển hóa sau: Tinh bột → X → Y → Z → metyl axetat
Các chất X, Z trong sơ đồ trên lần lượt là
A. C2H5OH, CH3COOH. B. CH3COOH, CH3OH.
C. C6H12O6, C2H5OH. D. C6H12O6, CH3COOH.
Câu 118: Cho các chất sau: metan, etilen, buta-1,3-đien, isopren, anlen, axetilen, but-2-in. Số chất tác
dụng được với nước brom ở điều kiện thường là
A. 4. B. 5. C. 6. D. 3.
Câu 119: Hợp chất có công thức cấu tạo: CH3-CH(CH3)-CH2-CH2-OH có tên gọi là
A. 3-metylbutan-1-ol. B. 2-metylbutan-4-ol. C. Ancol isoamylic. D. 3-metylbutan-2-ol
Câu 120: Chất nào sau đây tác dụng với dung dịch KMnO4 ở điều kiện thường?
A. Propen. B. Etan. C. Metan. D. Propan.
Câu 121: Để phân tích định tính các nguyên tố trong hợp chất hữu cơ, người ta thực hiện một thí
nghiệm được mô tả như hình vẽ:

Phát biểu nào sau đây đúng?


A. Thí nghiệm trên dùng để xác định nitơ có trong hợp chất hữu cơ.
B. Bông trộn CuSO4 khan có tác dụng chính là ngăn hơi hợp chất hữu cơ thoát ra khỏi ống nghiệm.
C. Trong thí nghiệm trên có thể thay dung dịch Ca(OH)2 bằng dung dịch Ba(OH)2
D. Thí nghiệm trên dùng để xác định clo có trong hợp chất hữu cơ.
Câu 122: Số đồng phân rượu bậc 2 ứng với CTPT C5H12O là
A. 2 B. 3 C. 4 D. 5
Câu 123: Giả i Nobel Hoá họ c 2021 được trao cho hai nhà khoa họ c Benjamin List và David W.C.
MacMillan “cho sự phá t triẻ n quá trình xú c tá c hữu cơ bá t đó i xứng"” mở ra cá c ứng dụ ng trong viẹ c xây
dựng phân tử. Trong đó Benjamin List đã sử dụ ng prolin là m xú c tá c cho phả n ứng cọ ng andol. Prolin có
công thức cá u tạ o như sau:

Công thức phân tử và phà n trăm khó i lượng củ a oxi trong prolin là
A. C5H11NO2 và 27,35%. B. C5H9NO2 và 26,09%.
C. C5H9NO2 và 27,83%. D. C5H7NO2 và 28,32%.
2
Pham Van Trong Education Tổng ôn lý thuyết hóa hữu cơ 11

Câu 124: Methadone là một loại thuốc dùng trong cai nghiện ma túy, nó thực chất cũng là một loại chất
gây nghiện nhưng “nhẹ” hơn các loại ma túy thông thường và dễ kiểm soát hơn. Công thức cấu tạo của nó
như hình dưới.

Công thức phân tử của methadone là


A. C17H27NO. B. C17H22NO. C. C21H29NO. D. C21H27NO.
Câu 125: Cho các phát biểu sau về phenol (C6H5OH):
(a) Phenol tan nhiều trong nước lạnh.
(b) Phenol có tính axít nhưng dung dịch phenol trong nước không làm đổi màu quỳ tím.
(c) Phenol được dùng để sản xuất phẩm nhuộm, chất diệt nấm mốc.
(d) Nguyên tử H của vòng benzen trong phenol dễ bị thay thế hơn nguyên tử H trong benzen.
(e) Cho nước brom vào dung dịch phenol thấy xuất hiện kết tủa.
Số phát biểu đúng là
A. 5. B. 2. C. 3. D. 4
Câu 126: Có bao nhiêu đồng phân có cùng CTPT C5H12O khi oxi hóa bằng CuO (t0) tạo thành sản phẩm
có phản ứng tráng gương?
A. 2 B. 3 C. 4 D. 5.
Câu 127: Chất nào sau đây là anđehit?
A. CH3COOH. B. C2H5OH. C. CH3CHO. D. CH4.
Câu 128: X là một ancol có công thức phân tử C3H8On, X có khả năng hòa tan Cu(OH)2 ở nhiệt độ
thường. Số chất có thể có của X là
A. 3 B. 4 C. 2 D. 1.
Câu 129: Dãy chất nào sau đây đều làm mất màu dung dịch brom ở nhiệt độ thường?
A. axetilen, isopren. B. butađien, metan. C. benzen, etilen. D. propan, butan.
Câu 130: Cho các hình ảnh thí nghiệm sau:

Hình ảnh mô tả đúng nhất thí nghiệm điều chế khí metan là
A. (3). B. (1). C. (2). D. (1) hoặc (4).
Câu 131: Số liên kết π (pi) có trong phân tử vinyl axetilen (CH2=CH–C≡CH) là
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 132: Hiđrat hóa 2-metylbut-2-en thì thu được sản phẩm chính là
A. 3-metyl butan-1-ol B. 3-metyl butan-2-ol C. 2-metyl butan-2-ol D. 2-metyl butan-1-ol

3
Pham Van Trong Education Tổng ôn lý thuyết hóa hữu cơ 11

Câu 133: Điều chế etilen trong phòng thí nghiệm từ C2H5OH (H2SO4 đặc, 170ºC) thường lẫn các oxit như
SO2, CO2. Dung dịch dùng để làm sạch etilen là
A. dung dịch KMnO4 loãng dư. B. dung dịch brom dư.
C. dung dịch Na2CO3 dư. D. dung dịch Ca(OH)2 dư.
Câu 134: Cho cá c chá t sau: CH2=CH-CH2-CH2-CH=CH2; CH2=CH-CH=CH-CH2-CH3; CH3-C(CH3)=CH-CH3;
CH2=CH-CH2-CH2-CH3; CH3-C(Cl)=CH-CH3. Só chá t có đò ng phân hình họ c là
A. 1. B. 4. C. 2. D. 3.
Câu 135: Một số axit cacboxylic như axit oxalic, axit tactric… gây ra vị chua cho quả sấu xanh. Trong
quá trình làm món sấu ngâm đường, người ta sử dụng dung dịch nào sau đây để làm giảm vị chua của
quả sấu?
A. Nước vôi trong. B. Giấm ăn. C. Phèn chua. D. Muối ăn.
Câu 136: Hợp chất hữu cơ E mạch hở có CTPT C3H6O3; E có thể tác dụng với Na và Na2CO3, còn khi tác
dụng với CuO nung nóng thì tạo ra hợp chất hữu cơ không tham gia phản ứng tráng gương. CTCT của E
là:
A. CH3-CH(OH)-COOH. B. HO-CH2-CH2-COOH.
C. HO-CH2-COOCH3. D. CH3-COO-CH2-OH.
Câu 137: Cho 4 ancol: C2H5OH (1); C2H4(OH)2 (2); C3H5(OH)3 (3) và HOCH2CH2CH2OH (4). Ancol
không hòa tan được Cu(OH)2 là
A. 1, 2 B. 2, 4 C. 1, 4 D. chỉ có 1.
Câu 138: Cho các chất có công thức cấu tạo như sau: HOCH2-CH2OH (X); HOCH2-CH2-CH2OH (Y);
HOCH2-CHOH-CH2OH (Z); CH3-CH2-O-CH2-CH3 (R); CH3-CHOH-CH2OH (T). Những chất tác dụng được
với Cu(OH)2 tạo thành dung dịch màu xanh lam là
A. X, Z, T. B. X, Y, R, T. C. Z, R, T. D. X, Y, Z, T.
Câu 139: Cho dãy các chất sau: metanol, etanol, etylen glicol, glixerol, hexan-1,2-điol, pentan-1,3-điol.
Số chất trong dãy hòa tan được Cu(OH)2 là
A. 3. B. 4. C. 5. D. 2.
Câu 140: Chất hữu cơ X có công thức phân tử C7H8O2.
- X tác dụng với Na giải phóng hidro, với n H2 : n X = 1:1
- trung hoà 0,2 mol X cần dùng đúng 100 ml dung dịch NaOH 2M.
Công thức cấu tạo của X là
A. HOC6H4CH2OH. B. C6H3(OH)2CH3. C. HOCH2OC6H5. D. CH3OC6H4OH.
Câu 141: X Y. X và Y lần lượt là các chất nào sau đây:
A. CH3–CH3, CCl4. B. CH3COONa, CH2Cl2.
C. CH3COONa, CH3Cl. D. CH3–CH3, CH2Cl2.
Câu 142: Cho ba hidrocacbon mạ ch hở X, Y, Z (MX < MY < MZ < 62) có cù ng só nguyên tử cacbon trong
phân tử, đè u phả n ứng với dung dịch AgNO3 trong NH3 dư. Cho cá c phá t biẻ u sau:
(a) 1 mol X phả n ứng tó i đa 4 mol H2 (Ni, t°).
(b) Chá t Z có đò ng phân hình họ c.
(c) Chá t Y có tên gọ i but-1-in.
(d) Ba chá t X, Y, Z đè u có mạ ch cacbon không phân nhá nh.
(e) Từ Y bà ng 2 phả n ứng (điè u kiẹ n cà n thié t có đủ ) có thẻ điè u ché được cao su buna.
Só phá t biẻ u đú ng là
A. 2. B. 1. C. 3. D. 4.
4
Pham Van Trong Education Tổng ôn lý thuyết hóa hữu cơ 11

Câu 143: Cho các hợp chất hữu cơ:


(1) ankan; (2) ancol no, đa chức, mạch hở;
(3) este no, đa chức mạch hở; (4) amin no, đơn chức mạch hở;
(5) anken; (6) ancol không no (có một liên kết đôi C=C), mạch hở;
(7) ankin; (8) anđehit no, đơn chức, mạch hở;
(9) axit no, đơn chức, mạch hở;
Dãy gồm các chất khi đốt cháy hoàn toàn đều cho số mol CO2 bằng số mol H2O là
A. (5), (6), (8), (9). B. (3), (5), (6), (8). C. (2), (3), (5), (9). D. (3), (4), (6), (7).
Câu 144: Trong điều kiện thích hợp glucozơ lên men tạo thành khí CO2 và
A. CH3COOH. B. C2H5OH. C. HCOOH. D. CH3CHO.
Câu 145: Cho các chất sau: (1) CH2=CHCH2OH ; (2) HOCCH2CHO ; (3) HCOOCH=CH2.
Phát biểu đúng là
A. 1, 2, 3 tác dụng được với Na.
B. Trong A, B, C có 2 chất cho phản ứng tráng gương.
C. 1, 2, 3 là các đồng phân.
D. 1, 2, 3 cháy đều cho số mol H2O bé hơn số mol CO2.
Câu 146: Hai hợp chất hữu cơ X, Y có cùng công thức phân tử C3H6O2. Cả X và Y đều tác dụng với Na ; X
tác dụng được với NaHCO3 còn Y có khả năng tham gia phản ứng tráng bạc. Công thức cấu tạo của X và Y
lần lượt là
A. C2H5COOH và HCOOC2H5. B. HCOOC2H5 và HOCH2OCH3.
C. HCOOC2H5 và HOCH2CH2CHO. D. C2H5COOH và CH3CH(OH)CHO.
Câu 147: Cho dãy các chất : HCHO, CH3COOH, HCOONa, HCOOH, C2H5OH, HCOOCH3. Số chất trong dãy
tham gia phản ứng tráng gương là
A. 3. B. 6. C. 4. D. 5.
Câu 148: Dung dịch của fomanđehit (fomon) được dùng làm chất tẩy uế, ngâm mẫu động vật làm tiêu
bản, dùng trong kĩ nghệ da giày do có tính sát trùng. Công thức của fomanđehit là
A. CH3CHO. B. HCHO. C. HCOOH. D. CHO-CHO.
Câu 149: Hai chất hữu cơ X1 và X2 đều có khối lượng phân tử bằng 60 đvC. X1 có khả năng phản ứng
với: Na, NaOH, Na2CO3. X2 phản ứng với NaOH (đun nóng) nhưng không phản ứng Na. Công thức cấu
tạo của X1, X2 lần lượt là
A. CH3COOH, CH3COOCH3. B. (CH3)2CHOH, HCOOCH3.
C. HCOOCH3, CH3COOH. D. CH3COOH, HCOOCH3.
Câu 150: Limonen là một chất có mùi thơm dịu được tách ra từ tinh dầu chanh, sả, bưởi, cam. Nó cũng
là một trong những thành phần dược chất quý giá trong các nghiên cứu khoa học và mang đến nhiều ứng
dụng trong điều chế các loại thuốc hỗ trợ điều trị ung thư, trào ngược dạ dày, sỏi mật, khó chịu do mệt
mỏi. Hình dưới là công thức cấu tạo của Limonen

Công thức phân tử của Limonen là


A. C10H18. B. C10H16. C. C9H12. D. C12H20.
5
Pham Van Trong Education Tổng ôn lý thuyết hóa hữu cơ 11

Câu 151: Cho các chất sau : CH3CH2CHO (1) ; CH2=CHCHO (2) ; CH≡CCHO (3) ; CH2=CHCH2OH (4)
;(CH3)2CHOH (5). Những chất phản ứng hoàn toàn với lượng dư H2 (Ni, to) cùng tạo ra một sản phẩm là
A. (2), (3), (4), (5). B. (1), (2), (4), (5). C. (1), (2), (3). D. (1), (2), (3), (4).
Câu 152: Chất 3-MCPD có tên đầy đủ là 3-monocloropropan-1,2-diol là một chất thuộc nhóm
chlorpropanol, được sinh ra trong quá trình thuỷ phân đậu tương bằng axit lúc sản xuất nước tương và
các thực phẩm khác. Nếu hàm lượng chất 3-MCPD vượt qua mức 1mg/kg và sử dụng trong thời gian dài
sẽ ảnh hưởng đến sức khoẻ. Số nguyên tử oxi trong phân tử 3-MCPD là
A. 2. B. 3. C. 4. D. 1.
Câu 153: Axit xitric (axit 2-hiđroxipropan-1,2,3-tricacboxylic) có trong quả chanh có công thức cấu tạo
thu gọn là
A. HOOC-CH(OH)-CH(OH)-COOH. B. HOOC-CH2-C(OH)(COOH)-CH2-COOH.
C. HOOC-CH(OH)-CH2-COOH. D. HOOC-C(COOH)(OH)-COOH.
Câu 154: Có thẻ phân biẹ t 3 lọ má t nhã n chứa: HCOOH ; CH3COOH ; C2H5OH với hó a chá t nà o dưới đây
?
A. dd AgNO3/NH3. B. NaOH. C. Na. D. Cu(OH)2/OH-.
Câu 155: Để bảo vệ kim loại kiềm, người ta ngâm chúng chìm trong chất nào sau đây?.
A. Nước. B. Phenol. C. Ancol etylic. D. Dầu hỏa.
Câu 156: Chỉ dù ng thuó c thử nà o dưới đây có thẻ phân biẹ t 4 lọ má t nhã n chứa : etylen glicol ; axit fomic
; fomon ; ancol etylic ?
A. dd AgNO3/NH3 B. CuO. C. Cu(OH)2/OH-. D. NaOH.
Câu 157: Chất nào sau đây là ancol bậc hai?
A. (CH3)3COH. B. CH3CH2OH. C. CH3OH. D. CH3CH(OH)CH3.
Câu 158: Ở nhiệt độ thưởng, chất nào sau đây không làm mất màu dung dịch Br2?
A. axetilen. B. propan. C. etilen. D. buta-1,3-dien.
Câu 159: Cho vào ống nghiệm 1 ml dung dịch AgNO3 1%, sau đó nhỏ từ từ dung dịch NH3, đồng thời
lúc đều cho đến khi kết tủa sinh ra bị hòa tan hết. Thêm tiếp vài giọt dung dịch chất X, sau đó đun nóng
nhẹ thì thấy thành ống nghiệm sáng bóng như gương. Chất X có thể là
A. andehit fomic. B. metanol. C. etanol. D. axit axetic.
0
Câu 160: Cho sơ đồ biến hóa: but-1-en ⎯⎯⎯
+ HCl
→ X ⎯⎯⎯→
+ NaOH
t0
Y ⎯⎯⎯⎯⎯
H 2SO4 ,170 C
→Z.
Tên của Z là
A. propen B. but-2-en C. dibutyl ete D. iso-butilen
Câu 161: Chất nào sau đây có nhiệt độ sôi cao nhất?
A. CH3OCH3. B. CH3COOCH3. C. CH3COOH. D. C2H5OH.
Câu 162: Chất nào sau đây có một liên kết đôi trong phân tử?
A. Metan. B. Etilen. C. Axetilen. D. ancol etylic.
Câu 163: Câu nào sau đâu là đúng ?
(1) Hợp chất CH3CH2OH là ancol etylic.
(2) Ancol là hợp chất hữu cơ trong phân tử có nhóm -OH.
(3) Hợp chất C6H5CH2OH là phenol.
(4) Ancol etylic tan tốt trong nước và có nhiệt độ sôi cao hơn hẳn so với ankan và các dẫn xuất
halogen có khối lượng phân tử xấp xỉ với nó.
Số phát biểu đúng là
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
6
Pham Van Trong Education Tổng ôn lý thuyết hóa hữu cơ 11

Câu 164: Trong thời điểm dịch COVID-19 đang diễn ra rất
phức tạp thì việc rửa tay bằng nước sát khuẩn là phương
án hữu hiệu để bảo vệ con người trước sự lây lan của virut.
Dưới đây là công thức tự pha chế nước rửa tay khô diệt
khuẩn theo hướng dẫn của WHO. Công thức của hợp chất chiếm thành phần nhiều nhất trong hai cách
pha trên là
A. C2H5OH và C3H5(OH)3. B. C2H5OH và CH3CH2CH2OH.
C. C2H5OH và (CH3)2CHOH D. (CH3)2CHOH và C3H5(OH)3
Câu 165: Cho dãy gồm các chất: Na, O2, Cu(OH)2, Cu, C2H5OH, C6H5NH2. Số chất tác dụng được với axit
axetic (trong điều kiện thích hợp) là:
A. 6. B. 3. C. 4. D. 5.
Câu 166: Hợp chất nào sau đây là đồng đẳng của axit axetic CH3COOH?
A. HCOOH. B. HCOOCH3. C. HOCH2CHO. D. HOOC−COOH.
Câu 167: Cho dãy các chất: C2H2. C2H4, C2H5Cl, CH3CHO, CH3COOC2H5, C2H5ONa. Số chất trong dãy tạo
ra C2H5OH bằng một phản ứng là
A. 3. B. 6. C. 5. D. 4.
Câu 168: Đốt cháy hoàn toàn x gam hỗn hợp gồm hai axit cacboxylic hai chức, mạch hở và đều có một
liên kết đôi C=C trong phân tử, thu được V lít khí CO2 (đktc) và y mol H2O. Biểu thức liên hệ giữa các giá
trị x, y và V là
A. V = 28(x – 30y)/55. B. V = 28(x – 62y)/95.
C. V = 28(x + 30y)/55. D. V = 28(x + 62y)/95.
Câu 169: Cho vài mẩu canxi cacbua vào ống nghiện đã đựng 1 ml H2O và đậy nhanh ống nghiệm bằng
nút có ống dẫn khí, phản ứng sinh ra hiđrocacbon X làm nhạt màu dung dịch brôm. Chất X là
A. metan. B. etilen. C. axetilen. D. propen.
Câu 170: Cho dãy các chất: HCHO, CH3COOH, CH3COOC2H5, HCOOH, C2H5OH, HCOOCH3. Số chất trong
dãy tham gia phản ứng tráng gương là
A. 3. B. 2. C. 4. D. 5.
Câu 171: Chất hữu cơ X có công thức phân tử C9H12. Khi cho X tác dụng với clo có mặt bột sắt hoặc tác
dụng với clo khi chiếu sáng đều thu được 1 dẫn xuất monoclo duy nhất. Tên gọi của X là
A. Cumen. B. Propylbenzen.
C. 1-etyl-3-metylbenzen. D. 1,3,5-trimetylbenzen.
Câu 172: Rót 1 - 2 ml dung dịch chất X đậm đặc vào ống nghiệm đựng 1 - 2 ml dung dịch Na2CO3. Đưa
que diêm đang cháy vào miệng ống nghiệm thì que diêm tắt. Chất X là
A. Ancol etylic. B. Anđehit axetic. C. Axit axetic. D. Phenol.
Câu 173: Phát biểu nào sau đây không đúng:
A. CH3-O-CH3 và C2H5OH là đồng phân cấu tạo.
B. CH3CH2CH2OH và CH3CH(OH)CH3 là đồng phân vị trí nhóm chức.
C. CH3C6H4OH và C6H5CH2OH là đồng đẳng.
D. CH3C6H4OH và C6H5OH là đồng đẳng.
Câu 174: Khi oxi hóa etanol bằng CuO nung nóng, sản phẩm hữu cơ thu được là
A. CH3OCH3. B. CH3CHO. C. CH3COOH. D. CH2=CH2.

7
Pham Van Trong Education Tổng ôn lý thuyết hóa hữu cơ 11

Câu 175: Chất X có công thức phân tử C4H10O2.X tác dụng với Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường.Oxi hóa X
bằng CuO dư nung nóng thu được chất hữu cơ Y (Phản ứng theo tỷ lệ mol 1:2).Cho Y tác dụng với
AgNO3 dư trong NH3 đun nóng thì cứ 1 mol Y thu được tối đa 2 mol Ag.Tên gọi đúng của X là:
A. Butan – 1,2 – điol B. Butan – 2,3 – điol
C. 2 – Metylpropan – 1,2 – điol D. Butan – 3,4 – điol
Câu 176: Cho dãy chất: metan, canxi cacbua, nhôm cacbua, bạc axetilua. Số chất trong dãy trực tiếp tạo
ra axetilen bằng một phản ứng là
A. 3. B. 2. C. 4. D. 1.
Câu 177: Ancol nào sau đây có khả năng tạo phức với Cu(OH)2?
A. C3H7OH B. HOCH2CH2CH2OH C. C3H5(OH)3 D. CH3OH
Câu 178: Đun nóng axit acrylic với ancol etylic có mặt H2SO4 đặc làm xúc tác, thu được este có công thức
cấu tạo là
A. CH3COOCH=CH2. B. C2H5COOC2H5. C. C2H5OOCCH=CH2. D. CH3COOC2H5.
Câu 179: Cho hình vẽ mô tả quá trình chiết 2 chất lỏng không trộn lẫn vào nhau. Phát biểu nào sau đây
là không đúng?

A. Chất lỏng nặng hơn sẽ được chiết trước B. Chất lỏng nhẹ hơn sẽ nổi lên trên trên phễu
chiết
C. Chất lỏng nặng hơn sẽ ở phía dưới đáy phễu chiết D. Chất lỏng nhẹ hơn sẽ được chiết trước.
Câu 180: Cho các nhận xét sau:
(1) phenol dễ dàng làm mất màu nước brom do nguyên tử hiđro trong vòng benzen dễ bị thay
thế ;
(2) Phenol làm mất màu nước brom do phenol dế dàng tham gia phản ứng cộng brom;
(3) phenol có tính axit mạnh hơn ancol ;
(4) phenol tác dụng được với dd NaOH và dd Na2CO3 ;
(5) phenol tác dụng được với Na và dd HCHO ;
(6) phenol và ancol etilic đều tan tốt trong nước ;
(7) Tất cả các đồng phân ancol của C4H9OH đều bị oxi hóa thành anđehit hay ancol.
Số nhận xét đúng là:
A. 3 B. 5 C. 6 D. 4
Câu 181: Hợp chất hữu cơ X (có chứa C, H và O) mạch hở, chỉ có một loại nhóm chức. X tác dụng được
với Na và hòa tan được Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường. Đốt cháy hoàn toàn a mol X bằng oxi dư thu được 2a
mol CO2. Số công thức cấu tạo của X thỏa mãn là
A. 3. B. 2. C. 5. D. 4.
Câu 182: Để chứng minh ảnh hưởng của nhóm hydroxyl (-OH) đến gốc phenyl (C6H5-) trong phân tử
phenol (C6H5OH), làm thay đổi hoạt tính của phenol so với benzen, ta so sánh phản ứng của phenol và
benzen với
A. kim loại natri. B. anhydrit axetic. C. dung dịch NaOH. D. dung dịch Br2.
8
Pham Van Trong Education Tổng ôn lý thuyết hóa hữu cơ 11

+ Br2 (1:1mol),Fe,t
0
+ NaOH(dö ),t ,p HCl dö
Câu 183: Cho sơ đồ chuyển hoá sau: Toluen ⎯⎯⎯⎯⎯⎯ → X ⎯⎯⎯⎯⎯ ⎯ → Y ⎯⎯⎯ →Z
0

Trong đó X, Y, Z đều là hỗn hợp của các chất hữu cơ, Z có thành phần chính gồm:
A. m-metylphenol và o-metylphenol B. benzyl bromua và o-bromtoluen
C. o-bromtoluen và p-bromtoluen D. o-metylphenol và p-metylphenol
Câu 184: Quan sát thí nghiệm dưới đây:

Nhận định nào dưới đây là đúng?


A. Khí Y thu được trong ống nghiệm là C2H2. B. Khí ra khỏi hình cầu gồm CH4 và C2H4.
C. Có kết tủa trong bình đựng nước brom. D. Bình nước brom bị nhạt màu.
Câu 185: Trong các chất dưới đây, chất nào vừa có thể phản ứng với H2 (xúc tác Ni, đun nóng), vừa có
thể làm mất màu nước brom?
A. Propanol. B. Propanal. C. Axit propanoic. D. Propanon.
Câu 186: Có bao nhiêu hiđrocacbon có cùng công thức phân tử C5H10?
A. 9. B. 11. C. 12. D. 10.
Câu 187: Có bao nhiêu hợp chất hữu cơ mạch hở có công thức phân tử C3HxO vừa phản ứng được với H2
(xúc tác Ni, t°), vừa phản ứng được với dung dịch AgNO3 trong NH3 dư, đun nóng?
A. 4. B. 3. C. 5. D. 2.
Câu 188: Trong điều kiện thích hợp, axit fomic (HCOOH) phản ứng được với
A. HCl. B. NaCl. C. NaOH. D. Cu.
Câu 189: Phát biểu nào dưới đây đúng?
A. Đinitro hóa benzen (HNO3 đặc/H2SO4 đặc) thu được sản phẩm chính là m-đinitrobenzen.
B. Hiđrat hóa propen (xúc tác H+) thu được sản phẩm chính là propanol.
C. Tách nước từ 3-metylbutan-2-ol thu được sản phẩm chính là 3-metylbut-1-en.
D. Monobrom hóa propan thu được sản phẩm chính là propyl bromua.
Câu 190: Trên thị trường hiện nay, một số loại nước tương (Xì dầu) đã bị cấm do chứa lượng 3-MCPD
(3-monoclopropan-1,2-điol) vượt quá tiêu chuẩn cho phép. Sự hình thành 3-MCPD trong quá trình sản
xuất được giải thích là do NSX dùng HCl để thủy phân protein thực vật (Đậu tương). Trong quá trình này
có kèm theo phản ứng thủy phân chất béo tạo thành glyxerol. Sau đó HCl tác dụng với glyxerol, thu được
2 đồng phân cấu tạo là 3-MCPD và chất X. Cho các phát biểu sau:
(a). Vinyl clorua tác dụng với dung dịch KMnO4 thu được 3-MCPD.
(b). X hòa tan được Cu(OH)2 tạo thành dung dịch xanh lam.
(c). Tách béo đậu tương trước khi thủy phân sẽ giảm sự hình thành 3-MCPD.
(d). Tên gọi của X là 2-monoclopropan-1,2-điol.
Số phát biểu đúng là:
A. 2. B. 1. C. 3. D. 4.

9
Pham Van Trong Education Tổng ôn lý thuyết hóa hữu cơ 11

Câu 191: β-caroten có nhiều trong các hoa quả có sắc tố màu hơi đỏ như gấc, đu đủ... là tiền chất
vitamin A. Giúp phòng ngừa thiếu hụt vitamin A, giúp tránh mù lòa , tăng khả năng miễn dịch và làm
trẻ hóa làn da. Hình vẽ bên dưới biểu diễn cấu tạo hóa học của β-caroten

Dựa trên công thức cấu tạo cho biết công thức phân tử của β-caroten
A. C42H60. B. C40H60. C. C36H52. D. C40H56.
Câu 192: Cho các phát biểu:
(1) Tất cả các anđehit đều có cả tính oxi hóa và tính khử;
(2) Tất cả các axit cacboxylic đều không tham gia phản ứng tráng bạc;
(3) Phản ứng thủy phân este trong môi trường axit là phản ứng thuận nghịch;
(4) Tất cả các ancol no, đa chức đều hòa tan được Cu(OH)2.
Những phát biểu đúng là
A. (2) và (4). B. (3) và (4). C. (1) và (3). D. (1) và (2).
Câu 193: Số đồng phân cấu tạo có cùng công thức phân tử C3H5Br3 là
A. 4. B. 6. C. 3. D. 5.
Câu 194: Dãy chất nào dưới đây được xếp theo chiều tăng dần độ linh động của nguyên tử hiđro trong
nhóm chức?
A. ancol etylic, phenol, axit fomic. B. phenol, ancol etylic, axit fomic.
C. axit fomic, ancol etylic, phenol. D. phenol, axit fomic, ancol etylic.
Câu 195: Cho sơ đồ chuyển hóa: CO2 → X → Y → Z → T → Cao su Buna. Chất Z là
A. glucozơ. B. etanol. C. anđehit axetic. D. đivinyl.
Câu 196: Phát biểu nào sau đây đúng?
A. Phenol cộng hợp được với brom nên dễ dàng làm mất màu nước brom.
B. Phenol không làm đổi màu dung dịch phenolphtalein nhưng làm đổi màu quỳ tím ẩm.
C. Tất cả các ancol đều là chất lỏng hoặc chất rắn ở điều kiện thường.
D. Ancol etylic, phenol đều phản ứng được với natri và với dung dịch NaOH.
Câu 197: Thực hiện thí nghiệm như hình vẽ bên.

Cho các nhận xét sau:


(a) CuO từ màu đen chuyển sang màu đỏ.
(b) Nên đun nóng ống đựng CuO trước khi dẫn C2H5OH qua.
(c) Kết tủa thu được trong cốc có màu vàng.
(d) Thí nghiệm trên dùng để điều chế và thử tính chất của axetilen.
(e) Khi tháo dụng cụ, nên tháo ống dẫn ra khỏi dung dịch AgNO3/NH3 rồi mới tắt đèn cồn.
(g) Các phản ứng chính xảy ra trong thí nghiệm trên đều là phản ứng oxi hóa – khử.
Số nhận xét đúng là
A. 4. B. 2. C. 3. D. 5.

10
Pham Van Trong Education Tổng ôn lý thuyết hóa hữu cơ 11

Câu 198: Thí nghiệm điều chế và thử tính chất của khí X được thực hiện như hình vẽ sau:

Cho các phát biểu về thí nghiệm trên như sau:


(a) Đá bọt được sử dụng có thành phần hóa học là CaCO3 tinh khiết.
(b) Thay dung dịch Br2 bằng dung dịch KMnO4 có kết tủa xuất hiện.
(c) Bông tẩm NaOH có tác dụng hấp thụ khí SO2 và CO2.
(d) Dung dịch Br2 bị nhạt màu dần.
(e) Khí X đi vào dung dịch Br2 là C2H4.
Số phát biểu đúng là
A. 1. B. 5. C. 2. D. 4.
Câu 199: Cho các phát biểu sau:
(a) Cộng H2 (dùng dư, xúc tác Ni, t°C, phản ứng hoàn toàn) vào anđehit thì thu được ancol no, mạch hở,
đơn chức.
(b) HCOOH có lực axit mạch hơn CH3COOH.
(c) Phản ứng giữa anđehit và O2 (xúc tác Mn2+, t°C) sinh ra axit cacboxylic.
(d) Trong số các anđehit no, mạch hở, chỉ có anđehit fomic phản ứng với dung dịch AgNO3/NH3 dư sinh
ra Ag theo tỉ lệ mol giữa anđehit và Ag là 1 : 4.
(e) Giấm ăn là dung dịch axit axetic có nồng độ từ 15% đến 20%.
(g) Axit terephtalic (C6H4(COOH)2) là axit béo.
Số phát biểu đúng là
A. 2. B. 4. C. 3. D. 1.
Câu 200: Xăng sinh học E5 (chứa 5% etanol về thể tích, còn lại là xăng, giả thiết chỉ là octan). Khi được
đốt cháy hoàn toàn, 1 mol etanol tỏa ra lượng nhiệt là 1365,0 kJ và 1 mol octan tỏa ra lượng nhiệt là
5928,7 kJ. Trung bình, một chiếc xe máy di chuyển được 1km thì cần một nhiệt lượng chuyển thành công
cơ học có độ lớn là 211,8 kJ. Nếu xe máy đó đã sử dụng 4,5 lit xăng E5 ở trên thì quãng đường di chuyển
được là bao nhiêu km, biết hiệu suất sử dụng nhiên liệu của đông cơ là 25%; khối lượng riêng của etanol
là 0,8 g/ml, của octan là 0,7 g/ml.
A. 250km. B. 180km. C. 200km. D. 190km.

11

You might also like