Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 12

NỘI DUNG ÔN TẬP

1. Quá trình kết hợp đấu tranh quân sự và ngoại giao kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống
thực dân Pháp trong những năm 1953-1954. Ý nghĩa bài học cuộc kháng chiến chống Pháp với
công cuộc đổi mới đất nước hiện nay.
* Quá trình kết hợp đấu tranh quân sự và ngoại giao kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến
chống thực dân Pháp (1953-1954).
Từ 1951 trở đi, tương quan lực lượng Việt Nam đã nhỉnh hơn Pháp và chúng ta ở thế chủ
động tấn công Pháp trên chiến trường. Thực dân Pháp đã tiêu phí rất nhiều tiền tài và binh lực,
các kế hoạch thay nhau phá sản. Nhân dân Pháp chống đối gay gắt, nội bộ Pháp ngày càng lục
đục. Trong khi đó, với sự giúp đỡ của các nước và sự nỗ lực của nhân dân, Việt Nam ngày càng
giành được nhiều thắng lợi trên các mặt trận: quân sự, chính trị, ngoại giao, kinh tế, văn hóa, xã
hội. Chiến tranh kéo dài khiến Pháp tổn thất nặng nề và trở thành một gánh nặng kinh tế và tâm
lý đối với Pháp. Pháp ngày càng lệ thuộc sâu vào viện trợ quân sự Mỹ và đang dốc mọi cố gắng
hòng tìm một lối thoát trong danh dự.
Tháng 5-1953, Pháp cử Đại tướng H.Navarre - Tổng Tham mưu trưởng lục quân khối
NATO sang làm Tổng chỉ huy quân đội viễn chinh Pháp ở Đông Dương. Tháng 7-1953, Nava đã
vạch ra kế hoạch chính trị-quân sự mới là “Kế hoạch Nava”, dự kiến thực hiện trong vòng 18
tháng nhằm “chuyển bại thành thắng”. Nava chủ trương tăng cường tập trung binh lực, hình
thành những “quả đấm thép” để quyết chiến với chủ lực của Việt Minh. Đồng thời Nava biến
Điện Biên Phủ thành một căn cứ quân sự khổng lồ và là trung tâm của kế hoạch.
Để đánh bại âm mưu và kế hoạch Nava, Đảng chủ trương mở cuộc tiến công chiến lược
Đông Xuân 1953-1954, nhằm tiêu diệt sinh lực địch, bồi dưỡng lực lượng của ta, giữ vững thế
chủ động, buộc địch phải phân tán lực lượng để đối phó. Nhiều cuộc tấn công địch đồng loạt trên
các hướng chiến lược quan trọng diễn ra: Lai Châu (12-1953), Trung Lào (12-1953), Hạ Lào và
Đông Bắc Campuchia (12-1953); mặt trận Tây Nguyên (1-1954); Thượng Lào (1-1954).
Thực hiện quyết tâm chiến lược đó, ta đã tập trung khoảng 5 vạn quân với mọi nỗ lực và
quyết tâm cao nhất bao vây chặt quân địch ở Điện Biên Phủ. Với phương châm “đánh chắc, tiến
chắc”, “đánh chắc thắng”, ngày 13-3-1954, quân ta nổ súng tấn công địch ở phân khu phía Bắc
trung tâm Mường Thanh, mở màn Chiến dịch Điện Biên Phủ. Trải qua 56 ngày đêm, với 3 đợt
tiến công lớn, vào hồi 17 giờ 30 phút chiều 7-5-1954 bắt sống tướng Đờ Cátơri chỉ huy trưởng và
Bộ chỉ huy tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ. Chiến dịch Điện Biên Phủ kết thúc đã đưa cuộc tiến
công chiến lược Đông Xuân 1953-1954 và cuộc kháng chiến của dân tộc Việt Nam chống thực
dân Pháp xâm lược đến thắng lợi vẻ vang.
Sau thất bại 7-5-1954, Chính phủ Pháp không còn sự lựa chọn nào khác, buộc phải đàm
phán tại Hội nghị Giơnevơ bàn về chấm dứt chiến tranh lập lại hòa bình ở Đông Dương (8-5-
1954). Trong 75 ngày đàm phán căng thẳng, gay go, phức tạp, trải qua 8 phiên họp toàn thể, 23
phiên họp cấp trưởng đoàn và nhiều cuộc gặp gỡ riêng với nhiều áp lực, tác động tiêu cực của
diễn biến tình hình quốc tế phức tạp và sức ép của các nước lớn. Song, so sánh lực lượng không
thuận lợi cho cách mạng ba nước Đông Dương, ngày 21-7-1954 ta và pháp ký hiệp định Giơnevơ
- đình chỉ chiến sự ở Việt Nam. Nội dung cơ bản như sau: Pháp và các nước tham dự Hội nghị
long trọng cam kết tôn trọng các quyền dân tộc cơ bản của Việt Nam, Lào, Campuchia là độc
lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, không can thiệp vào công việc nội bộ của các
nước đó; cam kết chấm dứt cuộc chiến tranh và lập lại hòa bình trên bán đảo Đông Dương.. . Đây
là văn bản pháp lý quốc tế đầu tiên công nhận các quyền dân tộc cơ bản của nhân dân Việt Nam,
Lào và Campuchia; đánh dấu kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm
lược; mở ra một trang sử mới cho dân tộc Việt Nam và mở đường cho cuộc đấu tranh giành độc
lập, thống nhất hoàn toàn cho nhân dân ba nước Đông Dương sau này.
* Ý nghĩa bài học cuộc kháng chiến chống Pháp với công cuộc đổi mới đất nước hiện nay.
(175)

Đối với dân tộc:

Làm thất bại cuộc chiến tranh xâm lược của Pháp có Mỹ giúp sức, buộc chúng phải công nhận
độc lập chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của 3 nước Đông Dương.

Làm thất bại âm mưu mở rộng và kéo dài chiến tranh của đế quốc Mỹ, lập lại hòa bình ở Đông
Dương; nâng cao uy tín của Việt Nam trên thị trường quốc tế.

Giải phóng hoàn toàn miền Bắc, tạo điều kiện thuận lợi tiến lên chủ nghĩa xã hội làm căn cứ địa
cho cuộc đấu tranh cách mạng ở miền Nam.

Đối với quốc tế

Thắng lợi đó đã cổ vũ mạnh mẽ phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới; mở rộng địa bàn,
tăng thêm lực lượng của Chủ Nghĩa Xã Hội; mở ra sự sụp đổ của chủ nghĩa thực dân cũ trên thế
giới.
Bài học cho công cuộc đổi mới đất nước hiện nay:

Kết hợp chặt chẽ giữa "đối nội" và "đối ngoại": Trong công cuộc đổi mới, cần kết hợp chặt chẽ
giữa đổi mới nội sinh và ngoại sinh, giữa "đổi mới trong nước" và "hội nhập quốc tế".

Kiên định mục tiêu, lập trường: Cần kiên định mục tiêu đổi mới đất nước theo định hướng xã hội
chủ nghĩa, không ngừng nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại để phục vụ công cuộc đổi mới.

Phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc: Cần huy động sức mạnh của toàn dân tộc tham
gia vào công cuộc đổi mới, tạo sự đồng thuận cao trong xã hội.

Nâng cao bản lĩnh, trí tuệ: Cần nâng cao bản lĩnh, trí tuệ, đổi mới tư duy, đổi mới cách làm để
đáp ứng yêu cầu của công cuộc đổi mới trong tình hình mới.
2. Nội dung đường lối Đại hội III(9/1960). Tính độc đáo, sáng tạo đường lối Đại hội III của
Đảng ta.

* Nội dung đường lối:

Bước năm 1960, tình hình trong nước và quốc tế tiếp tục có những biến đổi to lớn. Xu hướng hòa
dịu trong quan hệ quốc tế vừa tạo điều kiện thuận lợi cho công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở
miền Bắc nhưng cũng gây nhiều bất lợi cho sự nghiệp đấu tranh giải phóng miền Nam, thống
nhất đất nước. Dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, cách mạng Việt
Nam đã không ngừng tiến lên giành được những thành tựu to lớn ở hai miền Nam, Bắc.

Trong bối cảnh đó, 9 /1960, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng họp tại Thủ đô Hà
Nội. Trong diễn văn khai mạc, Chủ tịch Hồ Chí Minh nêu rõ: “Đại hội lần này là Đại hội xây
dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và đấu tranh hòa bình thống nhất nước nhà”.

Đại hội đã thông qua Báo cáo chinh trị của ban Chấp hành Trung ương Đảng; Nghị quyết về
nhiệm vụ và đường lối của Đảng trong giai đoạn mới, thông qua Báo cáo về xây dựng Đảng và
Báo cáo về Kế hoạch nhà nước 5 năm lần thứ nhất xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc...

Về đường lối chung của cách mạng Việt nam, Đại hội xác định nhiệm vụ chiến lược của các
mạng Việt Nam trong giai đoạn mới: Một là, đảy mạnh cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc;
Hai là, tiến hành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam, thực hiện thống nhất nước
nhà, hoàn thành độc lập và dân chủ trong cả nước.

Về mục tiêu chiến lược chung, Đại hội cho rằng, cách mạng ở hai miền thuộc hai chiến lược
khác nhau, có mục tiêu cụ thể riêng, song trước mặt đề hướng về mục tiêu chung là giải phóng
miền Nam, hòa bình, thống nhất đất nước.

Về vị trí, vai trò, nhiệm vụ cụ thể của cách mạng mỗi miền đối với cả nước, Đại hội nêu rõ: Miền
Bắc có nhiệm vụ xây dựng tiềm lực và bảo vệ căn cứ địa của cả nước, hậu thuẫn cho Cách mạng
miền Nam, chuẩn bị cho cả nước đi lên Chủ Nghĩa Xã Hội nê giữ vai trò quyết định nhất đối với
sự phát triển của toàn bộ cách mạng Việt Nam. Còn cách mạng miền Nam giữ vai trò quyết định
trực tiếp đối với sự nghiệp giải phóng thống nhất nước nhà, hoàn thành cách mạng dân tộc dân
chủ nhân dân trong cả nước.
Về hòa bình, thống nhất Tổ Quốc, Đại hội chủ trương kiên quyết giữ vững đường lối hòa bình để
thống nhất nước nhà, đồng thời luôn đề cao cảnh giác, chuẩn bị sẳn sàng đối phó mọi tình thế.

Về triển vọng của cách mạng, Đại hội nhận đinh, cuộc đấu tranh nhằm thực hiện thống nhất đất
nước là nhiệm vụ thiên liêng, là một quá trình đấu tranh cách mạng gay go, gian khổ, phức tạp và
lâu dài nhưng thắng lợi cuối cùng nhất định thuộc về nhân dân ta.

Về xây dựng chủ nghĩa xã hội, Đại hội xác định rằng, cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền
Bắc là một quá trình cải biến cách mạng về mọi mặt, là quá trình đấu tranh gay go giữa con
đường xã hội chủ nghĩa và tư bản chủ nghĩa.

* Tính độc đáo, sáng tạo đường lối Đại hội III của Đảng ta.

Hoàn chỉnh đường lối chiến lược chung của cách mạng Việt Nam trong giai đoạn mới, đường lối
tiến hành đồng thời và kết hợp chặt chẽ hai chiến lược cách mạng khác nhau ở hai miền: cách
mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc và cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam, nhằm
thực hiện mục tiêu chung trước mắt của cả nước là giải phóng miền Nam, hòa bình thống nhất
Tổ quốc.

Thể hiện tư tưởng chiến lược của Đảng, giương cao ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội,
vừa phù hợp với miền Bắc vừa phù hợp với miền Nam, vừa phù hợp với cả nước Việt Nam vừa
phù hợp với tình hình quốc tế, nên đã phát huy và kết hợp được sức mạnh của hậu phương và
tiền tuyến, sức mạnh cả nước và sức mạnh của ba dòng thác cách mạng trên thế giới, tranh thủ
được sự đồng tình giúp đỡ của cả Liên Xô và Trung Quốc,. Do đó đã tạo ra sức mạnh tổng hợp
đẻ dân tộc ta đủ sức đánh thắng đế quốc Mỹ xâm lược.

Thể hiện tinh thần độc lập, tự chủ và sáng tạo của Đảng trong việc giải quyết những vấn đề
không có tiền lệ lịch sử, vừa đúng với thực tiễn Việt Nam, vừa phù hợp với lợi ích của nhân dân.

Là cơ sở để Dảng ta chỉ đạo quân dân giành được những thành tựu to lớn trong xây dựng Chủ
Nghĩa Xã Hội ở Miền Bắc và đấu tranh chống các chiến lược chiến tranh của Mỹ và tay sai ở
Miền Nam.
3. Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH ở Việt Nam (Cương lĩnh
1991), Đảng ta đã xác định những đặc trưng của xã hội xã hội chủ nghĩa và phương hướng lớn
nào để xây dựng chủ nghĩa xã hội? Phân tích một đặc trưng về xã hội xã hội chủ nghĩa mà anh
(chị) tâm đắc nhất.

Cương lĩnh 1991 đã khẳng định mục tiêu, lý tưởng của Đảng Cộng sản Việt Nam là xây dựng
chủ nghĩa xã hội, đồng thời đề ra con đường đi lên chủ nghĩa xã hội phù hợp với điều kiện cụ thể
của đất nước.

Tháng 6/1991 Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội được Đại
hội VII thông qua ( Cương lĩnh năm 1991) đã tổng kết hơn 60 năm Đảng lãnh đạo cách mạng
Việt Nam;chi ra 5 bài học lớn: Một là, nắm vững ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội.
Hai là, sự nghiệp cách mạng là của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Ba là, không ngừng củng
cố, tăng cường đoàn kết: đoàn kết toàn Đảng, đoàn kết toàn dân, đoàn kết dân tộc, đoàn kết quốc
tế. Bốn là, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại. Năm là, sự lãnh đạo đúng đắn của
Đảng là nhân tố hàng dầu bảo đảm thắng lợi của cách mạng Việt Nam.

Cương lĩnh đã khái quát xu thế phát triển của thế giới, đặc điểm của thời kì quá độ lên chủ nghĩa
xã hội ở Việt Nam; nêu rõ xã hội xã hội chủ nghĩa mà nhân dân ta xây dựng là một xã hội có 6
đặc trưng cơ bản: “Do nhân dân lao động làm chủ. Có một nền kinh tế phát triển cao dựa trên lực
lượng sản xuất hiện đại và chế độ công hữu về các tư liệu sản xuất chủ yếu. Có nền văn hóa tiên
tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Con người được giải phóng khỏi áp bức, bóc lột, bất công, làm theo
năng lực, hưởng theo lao động, có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển
toàn diện cá nhân. Các dân tộc trong nước bình đẳng, đoàn kết, và giúp đỡc lẫn nhau cùng tiến
bộ. Có quan hệ hữu nghị và hợp tác với nhân dân tất cả các nước trên thế giới”.

Cương lĩnh nêu ra bảy phương hướng lớn xây dựng chủ nghĩa xã hội là: 1) Xây dựng nhà nước
xã hội chủ nghĩa. 2) Phát triển lực lượng sản xuất, công nghiệp hóa đất nước theo hướng hiện đại
gắn liền với phát triển một nền nông nghiệp toàn diện là nhiệm vụ trung tâm. 3) Thiết lập từng
bước quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa từ thấp đến cao với sự đa dạng về hình thức sở hữu. 4)
Phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa, vận hành
theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước. 5) Tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa
trên lĩnh vực tư tưởng, văn hóa làm cho thế giới quan Mác-Lênin, tư tưởng, đạo đức Hồ Chí
Minh giữ vị trí chủ đạo trong đời sống tinh thần xã hội. 6) Thực hiện chính sách đại đoàn kết dân
tộc. 7) Thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Phân tích một đặc trưng về xã hội xã hội chủ nghĩa mà bản thân tâm đắc nhất:

Là một mô hình xã hội hướng tới sự phát triển toàn diện và bền vững, tôi đặc biệt tâm đắc với
đặc trưng "Con người được giải phóng khỏi áp bức, bóc lột, bất công" được nêu trong Cương
lĩnh 1991.

Đặc trưng này thể hiện bản chất cốt lõi của chủ nghĩa xã hội, hướng đến mục tiêu cao nhất là con
người. Khi con người được giải phóng khỏi mọi áp bức, bóc lột, bất công, họ sẽ có điều kiện
phát huy tối đa tiềm năng, sáng tạo, đóng góp cho sự phát triển chung của xã hội.

Mục tiêu của chủ nghĩa xã hội, quá trình phấn đấu đạt tới những giá trị của xã hội xã hội chủ
nghĩa đều là vì con người. Con người là thực thể cao nhất của giới tự nhiên, nó là sản phẩm của
thiên nhiên nhưng cao siêu và bí ẩn gấp ngàn lần thiên nhiên. Bởi con người có trí tuệ và tình
cảm, có khát vọng và khả năng chiếm lĩnh những đỉnh cao hiểu biết để tạo cho mình một thế giới
Người - thế giới Văn hóa. Cho nên lịch sử của loài người là lịch sử con người đấu tranh xóa bỏ
mọi lực cản thiên nhiên và xã hội để vươn tới một xã hội cao đẹp nhất - xã hội đó chính là xã hội
xã hội chủ nghĩa. Bản chất xã hội xã hội chủ nghĩa, trình độ phát triển của xã hội chủ nghĩa, rõ
ràng, là bản chất và trình độ phát triển người, của con người. Xã hội xã hội chủ nghĩa phải đem
lại ấm no cho con người như là đòi hỏi tiên quyết. Nhưng bản tính con người là không bao giờ
thỏa mãn với những gì đã đạt được. Con người phải được tự do - tự do không chỉ bó hẹp trong
nghĩa được giải phóng khỏi áp bức bóc lột, nô dịch, kìm hãm về mặt xã hội. Điều quan trọng hơn
là nó được thăng hoa tiềm năng trí tuệ, tình cảm và năng lực vốn có để thực hiện những khát
vọng cao đẹp của mình. Sự phát triển toàn diện con người là ước mơ, khát vọng của con người tự
do. Xã hội xã hội chủ nghĩa chính là nơi: sự phát triển tự do của mỗi người là điều kiện cho sự
phát triển tự do của tất cả mọi người... như C.Mác đã nói. Đặc trưng người nhất của khát vọng
con người là hạnh phúc. Bởi có thể người ta giàu có, đầy đủ tiện nghi, được phát triển, song vẫn
bất hạnh. Hạnh phúc là trạng thái yên lành, hài hòa, là tinh thần thoải mái biểu hiện sự mãn
nguyện thanh cao nhất của con người. Phấn đấu đạt tới một xã hội bảo đảm hạnh phúc cho con
người, đó là một xã hội văn hóa cao.
Đặc trưng này cũng thể hiện sự khác biệt căn bản giữa chủ nghĩa xã hội với các chế độ xã hội
khác. Trong xã hội tư bản, con người thường bị áp bức, bóc lột bởi giai cấp thống trị, dẫn đến bất
bình đẳng, mâu thuẫn gay gắt. Ngược lại, chủ nghĩa xã hội hướng đến xóa bỏ mọi hình thức áp
bức, bóc lột, tạo điều kiện cho con người phát triển toàn diện.

Tại Việt Nam, đặc trưng này được thể hiện qua:

Hiến pháp và pháp luật: Hiến pháp và pháp luật quy định mọi công dân đều bình đẳng trước
pháp luật, được hưởng các quyền tự do, dân chủ cơ bản.

Chính sách xã hội: Nhà nước thực hiện nhiều chính sách an sinh xã hội, hỗ trợ người nghèo,
người già neo đơn, trẻ em mồ côi, khuyết tật,...

Phát triển giáo dục: Nhà nước đầu tư cho giáo dục, tạo điều kiện cho mọi người học tập, nâng
cao trình độ học vấn.

Tuy nhiên, để hiện thực hóa đầy đủ đặc trưng này, chúng ta cần tiếp tục nỗ lực:

Hoàn thiện hệ thống pháp luật: Bổ sung, hoàn thiện hệ thống pháp luật để bảo vệ quyền con
người, chống lại mọi hành vi vi phạm quyền con người.
4. Về mô hình, mục tiêu, phương hướng cơ bản của xã hội xã hội chủ nghĩa được Đảng ta xác
định tại cương lĩnh xây dụng đất nước trong thời kỳ quá độ đi lên CNXH ở Việt Nam (Cương
lĩnh năm 2011). Ý nghĩa của Cương lĩnh.

Đại hội XI của Đảng Cộng sản Việt Nam đã thông qua Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời
kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011), gọi tắt là Cương lĩnh năm 2011
có kết cấu bốn phần cơ bản nhưng Cương lĩnh 1991, được bổ sung phát triẻn nhạn thức mới ở
tiêu đề và nội dung từng phần. Cương lĩnh (bổ sung, phát triển năm 2011) đã viết khái quát
những thắng lợi vĩ đại đã đạt được trong hơn 80 năm qua.

Trong nội dung quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam trong bối cảnh mới diễn biến phức tạp,
về mô hình, mục tiêu, phương hướng cơ bản được Đảng ta xác định:

“Xã hội xã hội chủ nghĩa mà nhân dân ta xây dựng là một xã hội: Dân giàu, nước mạnh,
dân chủ, công bằng, văn minh; do nhân dân làm chủ; có nền kinh tế phát triển cao dựa trên lực
lượng sản xuất hiện đại và quan hệ sản xuất tiến bộ phù hợp; có nền văn hoá tiên tiến, đậm đà
bản sắc dân tộc; con người có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn
diện; các dân tộc trong cộng đồng Việt Nam bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và giúp nhau cùng
phát triển; có Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân do
Đảng Cộng sản lãnh đạo; có quan hệ hữu nghị và hợp tác với các nước trên thế giới” .

Cương lĩnh năm 2011 có bổ sung hai đặc trưng bao trùm, tổng quát: “Dân giàu, nước
mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”, “có Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân,
do nhân dân, vì nhân dân do Đảng Cộng sản lãnh đạo.

Cương lĩnh năm 2011 xác định mục tiêu tổng quát khi kết thúc thời kỳ quá độ ở nước ta
là xây dựng được về cơ bản nền tảng kinh tế của chủ nghĩa xã hội với kiến trúc thượng tầng về
chính trị, tư tưởng, văn hoá phù hợp, tạo cơ sở để nước ta trở thành một nước xã hội chủ nghĩa
ngày càng phồn vinh, hạnh phúc. Mục tiêu đến giữa thế kỷ XXI là xây dựng nước ta trở thành
một nước công nghiệp hiện đại, theo định hướng xã hội chủ nghĩa.

Cương lĩnh năm 2011 chỉ rõ tám phương hướng cơ bản xây dựng chủ nghĩa xã hội ở
nước ta:

Một là, đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước gắn với phát triển kinh tế tri
thức, bảo vệ tài nguyên, môi trường.
Hai là, phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

Ba là, xây dựng nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; xây dựng con người, nâng
cao đời sống nhân dân, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội.

Bốn là, bảo đảm vững chắc quốc phòng và an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội.

Năm là, thực hiện đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hoà bình, hữu nghị, hợp tác và
phát triển; chủ động và tích cực hội nhập quốc tế.

Sáu là, xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, thực hiện đại đoàn kết toàn dân tộc, tăng
cường và mở rộng mặt trận dân tộc thống nhất.

Bảy là, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì
nhân dân.

Tám là, xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh.

Cương lĩnh năm 2011 bổ sung cần nắm vững và giải quyết tốt tám mối quan hệ lớn: Quan
hệ giữa đổi mới, ổn định và phát triển; giữa đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị; giữa kinh tế thị
trường và định hướng xã hội chủ nghĩa; giữa phát triển lực lượng sản xuất và xây dựng, hoàn
thiện từng bước quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa; giữa tăng trưởng kinh tế và phát triển văn
hoá, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội; giữa xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc xã
hội chủ nghĩa; giữa độc lập, tự chủ và hội nhập quốc tế; giữa Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý,
nhân dân làm chủ.

Ý nghĩa của Cương lĩnh.

Khẳng định mục tiêu, lý tưởng: Cương lĩnh 2011 khẳng định mục tiêu, lý tưởng của Đảng là
xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, phù hợp với điều kiện cụ thể của đất nước. Mục tiêu, lý
tưởng của Đảng được thể hiện qua các giá trị cốt lõi như: độc lập, dân chủ, đồng xã hội chủ
nghĩa; nhân dân làm chủ; khoa học, công nghệ; văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
Xác định con đường đi lên chủ nghĩa xã hội: Cương lĩnh 2011 xác định con đường đi lên chủ
nghĩa xã hội ở Việt Nam là con đường đi lên từ sản xuất nhỏ lên sản xuất lớn, từ chủ nghĩa tư
bản lên chủ nghĩa xã hội, phù hợp với điều kiện cụ thể của đất nước. Con đường đi lên chủ nghĩa
xã hội được cụ thể hóa qua các nhiệm vụ, giải pháp như: đổi mới toàn diện, hội nhập quốc tế sâu
rộng, phát triển nguồn nhân lực, bảo vệ môi trường, phát triển bền vững.
Định hướng cho công cuộc đổi mới: Cương lĩnh 2011 là kim chỉ nam cho công cuộc đổi mới
đất nước trong thời kỳ mới. Cương lĩnh 2011 đã đề ra những chủ trương, chính sách mới mẻ, phù
hợp với tình hình thực tế của đất nước trong giai đoạn quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Cương lĩnh
2011 đã góp phần quan trọng vào những thành tựu to lớn mà đất nước ta đạt được trong công
cuộc đổi mới.
Phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc: Cương lĩnh 2011 khẳng định vai trò lãnh đạo
của Đảng trong công cuộc đổi mới. Cương lĩnh 2011 đề cao sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc,
huy động mọi nguồn lực của xã hội cho công cuộc đổi mới.
Nâng cao vị thế quốc tế của Việt Nam: Cương lĩnh 2011 thể hiện đường lối đối ngoại hòa bình,
hợp tác, hữu nghị của Việt Nam. Cương lĩnh 2011 góp phần nâng cao vị thế quốc tế của Việt
Nam, đưa đất nước hội nhập sâu rộng với khu vực và thế giới.
Góp phần củng cố niềm tin của nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng.
Tăng cường sự đoàn kết trong Đảng và toàn dân tộc.
Nâng cao vị thế và uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế.
Ngọn cờ tập hợp, cổ vũ toàn Đảng, toàn dân trong sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc
Nền tảng tiếp tục phát triển, hoàn thiện lý luận
Về kinh tế:Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đã định hình rõ nét và vận hành có
hiệu quả với sự hình thành tương đối đồng bộ các loại thị trường, các yếu tố thị trường, sự đan
xen các hình thức sở hữu, các thành phần kinh tế, các loại hình sản xuất kinh doanh, trong đó
kinh tế nhà nước, kinh tế tập thể có những chuyển biến mới, kinh tế tư nhân và kinh tế có vốn
đầu tư nước ngoài phát triển mạnh
Về văn hóa, xã hội, con người:Nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc tiếp tục
được xây dựng, có những bước phát triển. Chính sách xã hội được chăm lo. Sự tăng trưởng kinh
tế, phát triển văn hóa, tiến bộ xã hội đã tạo điều kiện để con người Việt Nam phát triển theo
hướng toàn diện. Mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh từng bước được
thực hiện phù hợp với điều kiện đất nước trong giai đoạn đầu của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã
hội
Về quốc phòng, an ninh, đối ngoại: Sau gần 10 năm thực hiện Cương lĩnh, tiềm lực quốc phòng,
an ninh được tăng cường; hoạt động đối ngoại, hội nhập quốc tế không ngừng mở rộng. Ngoại
giao nhà nước, đối ngoại đảng, đối ngoại nhân dân được đẩy mạnh; sự phối hợp và hiệu quả
được nâng lên.
Về xây dựng Đảng, hệ thống chính trị: Trong gần 10 năm thực hiện Cương lĩnh, đặc biệt trong
hơn 3 năm sau Đại hội XII của Đảng, công tác xây dựng, chỉnh dốn Đảng được triển khai quyết
liệt, có nhiều chuyển biến tích cực. Công tác xây dựng Đảng được triển khai đồng bộ với xây
dựng, đổi mới hệ thống chính trị, trọng tâm là xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa
của nhân dân, do nhân dân vì nhân dân.

You might also like