Đề-cương-PHCN-14-01

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 22

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP

Phần 1: 4 điểm
Câu 1: Trình bày các thương tật thứ cấp thường gặp
1. Teo cơ
Nếu người bệnh nằm lâu trên giường không hoạt động, không cử động bắp thịt
sẽ giảm bớt sức mạnh và nhỏ lại. Ví dụ sau bó bột người bệnh do không hoạt
động nên teo và yếu cơ. Có hai hiện tượng teo cơ xảy ra: do mất thần kinh chi
phối và do không cử động.
*Teo cơ mất thần kinh chi phối
Chúng ta biết rằng trong cơ thể, mỗi cơ đều có thần kinh chi phối. Nếu mất thần
kinh chi phối, bắp thịt sẽ teo và nhỏ rất nhanh. Nguyên nhân mất thần kinh chi
phối có thể do đứt dây thần kinh hoặc tổn thương đám rối thần kinh, do bại liệt
và một số nguyên nhân khác. Loại teo cơ do mất thần kinh chi phối là nghiêm
trọng nhất, không thể phục hồi bằng tập luyện, nếu tổn thương vừa mới bị có thể
phẫu thuật nổi dậy thần kinh. Tuy nhiên để duy trì tầm hoạt động khớp, bảo vệ
xương khớp chúng ta vẫn phải tập cho người bệnh.
*Teo cơ vì không cử động
Người bệnh ở bất cứ chuyên khoa nào nếu nằm lâu cơ không cử động một thời
gian sẽ bắt đầu nhỏ và yếu đi. Trong những trường hợp này cần phải tập để phục
hồi lại sức mạnh của cơ và cơ sẽ to khoẻ lên.
2. Tình trạng co rút
Co rút (contracture) là tình trạng cơ khoẻ co mạnh và ngắn lại, cơ yếu giãn dài ra
làm biến dạng khớp. Sự co rút cơ làm hạn chế cử động khớp bởi vì gân, cơ, dây
chằng, bao khớp co lại giảm bớt sự dẻo dai. Co rút là một tổn thương thứ phát và
có thể xảy ra khi một khớp xương không được cử động đều đặn trong phạm vi
của nó.
Tuy nhiên, co rút cũng có thể là một loại tật đầu tiên, ví dụ co rút các khớp bẩm
sinh, sẹo cứng xung quanh khớp xương sau khi bị thương hay bị bỏng.
Nguyên nhân của co rút có thể do các bệnh ngoại biên như viêm cơ, viêm khớp,
tổn thương thần kinh ngoại biên, bại liệt do người bệnh nằm lâu ở tư thế xấu.
Nguyên nhân của các bệnh thần kinh trung ương như tai biến mạch máu não,
chấn thương não, bại não, viêm não...
Co rút có thể gây biến dạng khớp ở tư thế gập hoặc ở tư thế duỗi. Để chẩn đoán
co rút chúng ta cho chuyển động khớp xương qua tầm hoạt động của nó
biệt co rút với co cứng trong các tổn thương thần kinh trung ương: nếu chúng ta
nếu có sự kháng lại hoàn toàn do cơ và tổ chức mềm quanh khớp co mạnh. Phân
ứng dụng kỹ thuật ức chế co cứng đúng thì co cứng sẽ giảm và nhượng bộ còn
nếu đã bị co rút sể không có sự nhượng bộ nào cả.
Trong tất cả các loại co rút khớp hông và khớp gối gây nguy hiểm nhất đối với
người bệnh. Co rút khớp hông và khớp gối xẩy ra khi người bệnh luôn ở tư thế
gập hoặc duỗi ở trên một tư thế.
3. Loãng xương
Bệnh loãng xương là tình trạng xương mềm yếu và có nhiều lỗ hơn sau khi mất
chất vôi.
Người bệnh nằm lâu không cử động sẽ bị loãng xương đặc biệt ở những người
lớn tuổi. Sau khi bị gãy xương, người bệnh cần bó bột, lâu ngày không hoạt
động cũng sẽ bị loãng xương. Bệnh loãng xương có thể gây nhiều biến chứng
khác như: đau xương, xương dễ bị gãy, bài tiết quá nhiều chất vôi, tạo ra nhiều
sỏi ở hệ tiết niệu.
Để chẩn đoán loãng xương người ta dựa vào triệu chứng như đau xương ở
những người có yếu tố nguy cơ, trên phim XQ thấy tình trạng mất chất vôi qua
hình ảnh giảm cản quang. Ngày nay người ta dùng máy đo độ đậm đặc xương để
xác định mức độ loãng xương.
4. Loét do đè ép
Loét do đè ép (hay còn gọi là loét giường) là loét hình thành trên phần tổ chức
gần xương của cơ thể khi người bệnh nằm hoặc ngồi lâu ép lên vùng đó. Cơ chế
của loét : khi có sự đè ép lên da và tổ chức dưới da, mạch máu co lại gây nên
thiếu máu tổ chức, tiếp theo là hoại tử, nhiễm trùng, hậu quả là mủ và dịch thoát
ra ngoài làm cho da bị phá huỷ, sau đó rò rỉ xuất hiện, các tổ chức dưới da, cơ
xương gần vùng tổn thương đều bị phá huỷ. Những vùng hay bị loét là vùng
xương cùng, mấu chuyển lớn, vùng ụ ngồi, xương gót chân, mắt cá chân, vùng
khuỷu, vùng gáy... Nói chung bất cứ bộ phận nào của cơ thể bị đè ép đều có thể
bị loét.
5. Các tổn thương do nhiễm trùng
Như nhiễm trùng phổi, nhiễm trùng tiết niệu, nhiễm trùng da.
6. Các biến chứng về tim mạch
Hạ huyết áp tư thế, giảm hoạt động của tim, phân phối thể tích máu giảm,viêm
tắc mạch máu...
Câu 2: Trình bày chẩn đoán tổn thương tủy sống
2.1. Tổn thương hoàn toàn
Khi dưới vị trí tổn thương không còn cảm giác và vận động.
2.2. Tồn thương không hoàn toàn
- Hội chứng tổn thương một phần cảm giác (tổn thương đường Goll-
Burdach).
- Hội chứng nửa bên (hội chứng Brown- Sequard): cảm giác sờ mó, vi trí mất
ở một nửa cơ thể trong khi cảm giác đau và nhiệt độ mất ở nửa kia.
- Hội chứng tuỷ sống trung tâm: gặp ở người có tuổi, tổn thương cột sống cổ,
cánh tay, bàn tay liệt hoàn toàn nhưng chân vẫn còn hoạt dộng.
*Liệt cứng, liệt mềm:
- Tổn thương tuỷ sống từ thắt lưng L2 trở lên: liệt cứng
- Tổn thương tuỷ sống từ thắt lưng L2 trở xuống: liệt mềm.
*Dấu hiệu liệt tứ chi và hai chi duới:
- Liệt tứ chi: khi tổn thương tuỷ sống cổ. Các dấu hiệu:
+ Mất vận động tự chủ và cảm giác từ cổ, thân và tứ chi.
+ Ảnh hưởng đến đại tiểu tiện tự chủ.
+ Liệt các cơ ở ngực, gây khó thở.
+ Giảm sự điều tiết mổ hôi và nhiệt dô.
+ Co cứng
- Liệt hai chi dưới:
+ Mất cử động và cảm giác hai chi dưới.
+ Hông và một phần thân thể bị ảnh hưởng (nếu tổn thương tuỷ sống ở vùng
lưng cao).
+ Có thế co cứng hay không có co cứng tùy thuộc vào vị trí tổn thương tuỷ.

Câu 3: Trình bày các bước khám và lượng giá các hoạt động chức năng cho
người tàn tật.
1. Chuấn bi dụng cụ: các dụng cụ cần thiết có thể:
-Ống nghe, máy do huyết áp
-Búa gõ phản xa
-Kim nhọn để thứ cảm giác, phản xạ bệnh lý, bông.
-Thước đo tầm vận động khớp
-Bảng thử cơ (đã kẻ sẵn)
-Giấy bút để ghi chép
-Chuẩn bị giường khám và chố khám yên tĩnh
2.Chuẩn bị bệnh nhân
-Giải thích để bệnh nhân phối hợp tốt với thầy thuốc khi thăm khám.
-Đặt bệnh nhân ở tư thế thuận tiện cho nội dung thăm khám, nên hạn chế xoay
trở, thay đổi tư thế bệnh nhân nhiều lần
- Khi chuyển mỗi mục khám - lượng giá nên hướng dẫn cho người bệnh rõ ràng
cách thức phối hợp
3. Quy trình thăm khám
Sau khi đã hỏi bệnh và ghi chép các thông tin vào hồ sơ, có thể thực hiện thăm
khám. Thứ tự nên thực hiện như sau:
3.1 Khám bệnh nhân ở tư thế nằm ngửa
- Quan sát:
+ Mặt và trạng thái chung của người bệnh: màu sắc da, cảm xúc của họ?
+ Thế trạng chung cúa họ; béo, gầy, khoẻ mạnh hay ốm đau?
+ Tư thế cơ thể họ khi nằm: có khó khăn, có đau, có co cứng hoặc biến
dạng các phần chi thể, các tư thế bù trừ thay thế do dau, do co rút cơ,..
+ Phát hiện liệt các đôi dây thần kinh sọ não.
- Khám:
+ Kiểm tra da, tổ chức dưới da, niêm mạc và các hạch ngoại biên, các vết loét
hoặc kiểm tra các vị trí tỳ đè.
+ Yêu cầu người bệnh thả lỏng cơ, thầấy thuốc lần lượt củ động các khớp theo
tầm vận động nhằm tìm hiểu:
.)Tâm vận động khớp có bị hạn chế không, nếu có nên do tâm vận dộng xem là
bao nhiêu
.)Sức căng cúa cơ (trương lực co)
.)Độ dài của cơ; xem có bị co rút cơ không?
+ Sau đó yêu cầu người bệnh tụ củ dộng từng khóp theo tầm vận động, thầy
thuốc có thể tạo kháng trở đối với cử động, nhằm đánh giá cơ lực của mỗi cơ
hoặc của nhóm cơ.
+ Lần lượt thủ cảm giác nông/ sâu cúa người bệnh
+ Kiểm tra các phán xạ gân xương và phản xạ bệnh lý.
+ Kiểm tra các dấu hiệu thần kinh khu trú khác: hội chứng màng não, các đôi
dây thần kinh sọ não, dấu hiệu tay chỉ mũi.
+ Khám các bộ phận khác: tim mach, hô hấp..
+ Yêu cầu người bệnh lăn nghiêng sang bên rồi quan sát khả năng lăn trở của
họ.
3.2 Khảm bệnh nhân ở tư thế năm nghiêng
- Kiểm tra da và các điểm tỳ đè.
- Thử một số cơ ( các cơ dạng và khép).
- Kiểm tra phổi và hô hấp
3.3 Khám bệnh nhân ở tư thế nằm sấp
- Kiểm tra cột sống.
- Đánh giá cơ lực của các cơ duỗi thân và duỗi chân
3.4 Khám bệnh nhân ở tư thế ngồi
- Thử một số cơ ơ tư thế ngồi: cơ Delta, cơ đái chậu, Cơ tứ đầu đùi..
- Kiểm tra thăng bằng ngồi tĩnh và động.
- Kiểm tra khå năng nghe hoặc nhìn.
- Tiến hành một số trắc nghiệm về nhận thức và ngôn ngữ nếu thấy cần thiết.
Các nội dung thăm khám trên không nhất thiết phải tiến hành theo một trình tự
cố định, có thể thay đổi các nội dung hoặc thứ tự thăm khám tùy vào từng người
bệnh.
3.5 Khám bệnh nhân ở tư thế đứng và đi lại
- Kiểm tra thăng bằng đứng tĩnh và động.
- Để bệnh nhân đi lại và quan sát dáng đi của họ xem có khác thường không.
Nhận xét sơ bộ vê khả năng đi lại của họ.
3.6 Ghi chép hồ sơ
-Ghi chép các thông tin liên quan đến hỏi bệnh
-Ghi chép kết quả đo tầm vận động khớp
-Ghi lại kết quả thử cơ vào bảng thử cơ
-Hoàn chỉnh phiếu ghi chép.
3.7. Chẩn đoán-lập kế hoạch điều trị và PHCN
-Hoàn chỉnh chẩn đoán
-Lập mục tiêu và kế hoạch điều trị cho phù hợp
-Chọn lựa biện pháp điều trị và phục hồi chức năng
Câu 4: Trình bày định nghĩa, mục đích, điều kiện của kỹ thuật thử cơ bằng tay
và hệ thống các bậc thử cơ.
1. Định nghĩa
Thử cơ bằng tay là phương pháp dùng tay đánh giá cơ một cách khách quan khả
năng của người bệnh điều khiển một cơ hay một nhóm cơ hoạt động.
2. Mục đích
-Làm cơ sở cho việc tái rèn luyện cơ và lượng giá sự tiến triển trong luyện tập
cơ.
-Dùng để chẩn đoán tình trạng cơ, thần kinh.
-Làm cơ sở cho việc chỉ định vật lý trị liệu, nẹp chỉnh hình, chân tay giả cũng
như phẫu thuật chỉnh hình.
3. Một số điều kiện khi thử cơ
- Người thử cơ cần có kiến thức về giải phẫu, nhất là giải phẫu chức năng.
- Đặt tư thế khởi đầu đúng rất quan trọng.
- Cố định từng phần cơ thể hoặc chi thể để tránh cử động thay thế trong khi thao
tác thử cơ.
-Sờ nắn đúng các cơ cần thử.
-Nhận biết được hiện tượng thay thế của một cơ hoặc một nhóm cơ khác với cơ
đang được thử.
- Biết cách đề kháng hay trợ giúp bằng tay đối với cơ đang thử.
-Hướng dẫn người bệnh để họ hợp tác tối đa.
- Xác định cơ bị co cứng hay co rút.
4. Hệ thống bậc thử cơ
Có nhiều hệ thống bậc thử cơ được đề xuất, nhưng hệ thống chia bậc từ 0-5
được sử dụng rộng rãi nhất. Hệ thống đó được chia như sau:
-Bậc 0/5: khi kích thích không có dấu vết co cơ, cơ bị liệt hoàn toàn.
-Bậc 1/5: co cơ rất yếu, có thể sờ thấy sự co của gân cơ, nhưng không thực hiện
được động tác.
- Bậc 2/5: co cơ thực hiện được hết tầm hoạt động của khớp sau khi đã loại bỏ
trọng lực chi thể.
-Bậc 3/5: co cơ thực hiện được hết tầm hoạt động và thắng được trọng lực chi
thể. ko tăng sức cản nhẹ và vừa
-Bậc 4/5: co cơ thực hiện được hết tầm hoạt động, thắng được trọng lực chi thể
và thắng được sức cản vừa phải từ bên ngoài.
-Bậc 5/5: co cơ thực hiện được hết tầm hoạt động, thắng được trọng lực chi cọ lồ
thể và thắng được sức cản mạnh từ bên ngoài.

Câu 5: Trình bày khiếm khuyết, giảm chức năng


1.Khiếm khuyết
-Định nghĩa: là tình trạng thiếu hụt, bất thường về tâm lý, sinh lý, giải phẫu hoặc
chức năng nào đó của cơ thể. Khiếm khuyết chủ yếu đề cập đến mức độ tổn
thương của cơ thể con người.
-Ví dụ:
+Cụt chi.
+ Đục nhân mắt.
+ Các tật tim bẩm sinh.
-Các biện pháp phòng ngừa cơ bản:
Để một người không trở thành khiếm khuyết gọi là phòng ngừa tàn tật cấp I:
+ Tiêm chủng đủ, đúng.
+ Phát triển tốt y học cộng đồng.
+ Bảo đảm 5 yếu tố để bảo vệ sức khỏe.
+ Chống bạo lực.
+ Nâng cao chất lượng cuộc sống cho cộng đồng.
+ Phát triển ngành phục hồi chức năng, phát hiện tàn tật sớm, tìm nhu cầu phục
hồi chức năng, cung cấp tốt, kịp thời mắt kính, máy trợ thính, dụng cụ chỉnh
hình, xe lăn để giảm tác động của khiếm khuyết.
2. Giảm khả năng
-Định nghĩa:Giảm khả năng là tình trạng hạn chế hoặc thiếu khả năng (thường
do tình trạng khiếm khuyết) để thực hiện một hoạt động nào đó về khả năng
hoặc mức độ so với người bình thường. Giảm khả năng đề cập đến tổn thương ở
mức độ con người.
- Ví dụ:
+ Cụt chân gây di chuyển khó khăn.
+ Đục nhân mắt gây nhìn khó khăn.
+ Tim bẩm sinh làm giảm khả năng cung cấp máu cho cơ thể.
-Phòng ngừa giảm khả năng:
Các biện pháp để ngăn ngừa người bị khiếm khuyết khỏi trở thành giảm khả
năng gọi là phòng ngừa tàn tật cấp II, bao gồm:
+ Các biện pháp phòng ngừa khiếm khuyết.
+ Giáo dục đặc biệt (giáo dục hoà nhập hoặc giáo dục chuyên biệt cho trẻ bị
khiếm khuyết). Giáo dục đặc biệt là giáo dục cần lượng giá khả năng của học
sinh, sinh viên trước khi đề xuất mục tiêu và phương pháp đào tạo.
+ Dạy nghề, tạo việc làm cho người bị khiếm khuyết.
+ Phát triển ngành phục hồi chức năng đặc biệt các chuyên khoa ngôn ngữ trị
liệu, dụng cụ chỉnh hình chi giả, hoạt động trị liệu (hướng nghiệp), vật lý trị liệu,
tâm lý trị liệu, cán bộ xã hội.

Câu 6: Trình bày kỹ thuật kéo giãn cột sống cổ


* Kéo bằng tay:
Là một thể của kéo nắn trị liệu, được kéo điều trị trước khi sử dụng kéo máy.
Bệnh nhân nằm ngửa, cổ gập 20 – 25 độ. Một tay thầy thuốc để sau chẩm, một
tay ở cằm. Lực kéo chủ yếu tác dụng vùng chẩm theo chiều của cột sống.
* Kéo bằng hệ thống cơ học:
Dùng trọng lượng và hệ thống dây, ròng rọc để kéo cột sống cổ. Mức độ kéo
phụ thuộc vào thể trạng của bệnh nhân, hội chứng thần kinh, tình trạng tổn
thương. Trọng lượng kéo vào khoảng 5 – 15kg, thời gian 15 – 20 phút. 5 kg là
trọng lượng tối thiểu để cân bằng trọng lượng với đầu của người bệnh. Đầu bệnh
nhân ở tư thế gập 20 – 30 độ, bệnh nhân ngồi trên ghế hoặc nằm ngửa, cần điều
trị 3 – 4 lần, mỗi đợt điều trị 3 – 4 tuần.
* Kéo cột sống cổ bằng máy có khoảng nghỉ:
Đó là dùng máy kéo điều khiển chính xác thời gian nghỉ 1 – 2 giây giữa các
khoảng kéo. So với kéo liên tục, kéo có khoảng nghỉ ngắn thì bệnh nhân có cảm
giác thoải mái dễ chịu hơn và bệnh nhân có thể chịu được lực kéo lớn hơn. Nó
phải được giám sát chặt chẽ của kỹ thuật viên trong suốt quá trình điều trị. Do
đó bệnh nhân phải được điều trị tại bệnh viện.
* Kéo cột sống cổ cơ học không có khoảng nghỉ
- Kéo cổ bằng máy kéo: kéo ở mức liên tục tạo thuận lợi để các cơ ở cạnh cột
sống cổ cũng bị ảnh hưởng. Phương pháp này tạo cảm giác không thoải mái và
bệnh nhân cũng chịu lực kéo thấp hơn là kéo có khoảng nghỉ giữa hai lần kéo.
- Kéo cổ không dùng máy: hệ thống kéo bao gồm quang nâng đầu, hệ ròng rọc
có túi đựng cát hoặc nước được định mức trọng lực từ 10lg trở lên. Bệnh nhân ở
vị trí ngồi hoặc nằm ngửa trên giường kéo. Hệ thống này bệnh nhân được tự
điều trị ở nhà và vì vậy có thể sai vị thế, trọng lực không đúng chỉ định. Vì vậy
thầy thuốc cần theo dõi điều chỉnh thường xuyên.
Câu 7: Trình bày thương tật thứ cấp teo cơ, co rút cơ
1. Teo cơ
Nếu người bệnh nằm lâu trên giường không hoạt động, không cử động bắp thịt
sẽ giảm bớt sức mạnh và nhỏ lại. Ví dụ sau bó bột người bệnh do không hoạt
động nên teo và yếu cơ. Có hai hiện tượng teo cơ xảy ra: do mất thần kinh chi
phối và do không cử động.
*Teo cơ mất thần kinh chi phối
Chúng ta biết rằng trong cơ thể, mỗi cơ đều có thần kinh chi phối. Nếu mất thần
kinh chi phối, bắp thịt sẽ teo và nhỏ rất nhanh. Nguyên nhân mất thần kinh chi
phối có thể do đứt dây thần kinh hoặc tổn thương đám rối thần kinh, do bại liệt
và một số nguyên nhân khác. Loại teo cơ do mất thần kinh chi phối là nghiêm
trọng nhất, không thể phục hồi bằng tập luyện, nếu tổn thương vừa mới bị có thể
phẫu thuật nổi dậy thần kinh. Tuy nhiên để duy trì tầm hoạt động khớp, bảo vệ
xương khớp chúng ta vẫn phải tập cho người bệnh.
*Teo cơ vì không cử động
Người bệnh ở bất cứ chuyên khoa nào nếu nằm lâu cơ không cử động một thời
gian sẽ bắt đầu nhỏ và yếu đi. Trong những trường hợp này cần phải tập để phục
hồi lại sức mạnh của cơ và cơ sẽ to khoẻ lên.
2. Tình trạng co rút
Co rút (contracture) là tình trạng cơ khoẻ co mạnh và ngắn lại, cơ yếu giãn dài ra
làm biến dạng khớp. Sự co rút cơ làm hạn chế cử động khớp bởi vì gân, cơ, dây
chằng, bao khớp co lại giảm bớt sự dẻo dai. Co rút là một tổn thương thứ phát và
có thể xảy ra khi một khớp xương không được cử động đều đặn trong phạm vi
của nó.
Tuy nhiên, co rút cũng có thể là một loại tật đầu tiên, ví dụ co rút các khớp bẩm
sinh, sẹo cứng xung quanh khớp xương sau khi bị thương hay bị bỏng.
Nguyên nhân của co rút có thể do các bệnh ngoại biên như viêm cơ, viêm khớp,
tổn thương thần kinh ngoại biên, bại liệt do người bệnh nằm lâu ở tư thế xấu.
Nguyên nhân của các bệnh thần kinh trung ương như tai biến mạch máu não,
chấn thương não, bại não, viêm não...
Co rút có thể gây biến dạng khớp ở tư thế gập hoặc ở tư thế duỗi. Để chẩn đoán
co rút chúng ta cho chuyển động khớp xương qua tầm hoạt động của nó
biệt co rút với co cứng trong các tổn thương thần kinh trung ương: nếu chúng ta
nếu có sự kháng lại hoàn toàn do cơ và tổ chức mềm quanh khớp co mạnh. Phân
ứng dụng kỹ thuật ức chế co cứng đúng thì co cứng sẽ giảm và nhượng bộ còn
nếu đã bị co rút sể không có sự nhượng bộ nào cả.
Trong tất cả các loại co rút khớp hông và khớp gối gây nguy hiểm nhất đối với
người bệnh. Co rút khớp hông và khớp gối xẩy ra khi người bệnh luôn ở tư thế
gập hoặc duỗi ở trên một tư thế.
Phần 2: 6 điểm
Câu 1: Phân tích biện pháp chăm sóc loét do đè ép cho bệnh nhân tổn thương
tủy sống
1. Nguyên nhân, cơ chế và yếu tố thuận lợi của loét
1.1. Nguyên nhân của loét do đè ép: Là do sự đè ép1.2. Cơ chế loét
-Đè ép lên da và tổ chức dưới da làm cho các mạch máu co lại, dẫn đến thiếu
máu tổ chức, làm hoại tử và nhiễm trùng dẫn đến hậu quả: mủ dịch thoát ra
ngoài làm cho da bị phá huỷ, dò rỉ, các tổ chức xung quanh cũng bị tổn thương.
-Sự đè ép có thể theo phương thẳng đứng, theo lực trượt. Sự đè ép theo lực trượt
nguy hiểm hơn.
-Mỗi bộ phận cơ thể là đối tượng chịu sự đè ép.
1.3. Các yếu tố thuận lợi gây loét
-Ướt da.
-Các bệnh tim mạch.
-Rối loạn cung cấp năng lượng thực phẩm.
-Mất cảm giác.
-Những phần liệt của cơ thể.
-Các bệnh chuyển hóa: đái tháo đường.
-Bệnh do thầy thuốc: bó bột, mổ, đặt ống thông tiểu bàng quang.
-Ảnh hưởng của một số thuốc: vitamin C, kẽm, corticoid, vitamin A làm lành
vết thương.
Các giai đoạn loét:
-Giai đoạn1: Dấu hiệu đỏ và sưng không mất trong vòng 15 phút.
-Giai đoạn 2: tổ chức hoại tử, thoát dịch, nhiễm trùng, da bị dò rỉ và ảnh hưởng
xung quanh.
2. Phòng loét
-Cố gắng giảm hoặc sửa đổi những yếu tố nguy hiểm.
-Khắc phục nguyên nhân loét do đè ép bằng cách giảm nhẹ sự đè ép và tăng
thêm những phần tiếp xúc của cơ thể.
+ Tấm đệm giường đàn hồi.
+ Bệnh nhân nằm ngửa hoặc nằm sấp ít nguy hiểm hơn nằm nghiêng hoặc tư thế
nửa nằm nửa ngồi.
+ Thay đổi tư thế 2 giờ lần.
+ Sau mỗi lần thay đổi tư thế cần kiểm tra vùng da, nếu có đỏ da thì không được
lặp lại tư thế đó nữa.
+ Huấn luyện cho người nhà và bệnh nhân tự thay đổi và kiểm tra loét.
+ Chú ý những vùng hay loét: ụ ngồi, vùng xương cùng cụt, khuỷu tay, gót
chân, mắt cá, mặt trước xương chày...
3. Điều trị loét
Loại trừ các nguy cơ đè ép khỏi vùng loét, dùng gối giải phóng điểm bị đè ép.
Rửa vết loét, băng bó, bôi mỡ kháng sinh...
Chế độ ăn : giàu đạm, giàu vitamin, các khoáng chất...

Câu 2: Phân tích biện pháp phục hồi chức năng trong từng thể bại não
1. Thể co cứng
* Tóm tắt vấn đề:
- Co cứng cơ, cử động khối.
- Giảm vận động hoặc liệt 1 chi, nửa người hoặc 3 chi, tứ chi.
- Thăng bằng kém khi di chuyển.
- Lăn trở, di chuyển và sinh hoạt hạn chế.
- Dễ bị cứng khớp, biến dạng khóp do co rút cơ.

Mục tiêu Biện pháp thực hiện

- Kiểm soát: - Tư thế đúng


(giảm) trương - Kỹ thuật ức chế co cứng
lực cơ
- Rung lắc khi vận động thụ động
- Tập thụ động tầm vận động khớp chậm
- Tạo các mẫu - Tập các hoạt động chức năng: lăn trở, bò, quỳ, đứng đi
vận động - Hoạt động chăm sóc: ăn uống, vệ sinh, mặc quần áo...
đúng và tăng
- Hoạt động trị liệu
cường chức
năng - Kích thích VĐ thông qua chơi đùa
- Tập mạnh cơ ở trẻ hợp tác được

- Tăng cường - Dụng cụ trợ giúp: tay cầm, nẹp dưới gối, trên gối
thăng bằng và - Tập thăng bằng ngồi đứng đi
điều hợp
- Khuyến khích các hoạt động di chuyển, chăm sóc và chơi
đùa

-Ngăn ngừa - Tư thế đúng khi nghỉ ngơi


biến dạng chi - Tập thụ động và chủ động theo TVĐ khớp
- Các dụng cụ chỉnh hình: nẹp cổ tay, nẹp dưới gối

2. Thể múa vờn


* Tóm tắt vấn đề:
- Trương lực cơ lúc tăng lúc giảm.
- Yếu hoặc liệt 1 hay nhiều chi.
- Có các cử động không tự chủ ở đầu mặt, tay chân và thân.
- Hạn chế các hoạt động chức năng.

Mục tiêu Biện pháp thực hiện

- Hạn chế cử - Tư thế đúng khi bế ăm


động múa vờn - Cố định đầu, thân khi ngồi

- Giảm vận động các khớp ở gốc chi


- Buộc vật nặng ở ngọn chi
- Tập chủ động các cử động riêng rẽ ở các khớp
- Có thể dùng nẹp cổ tay, cổ chân

- Tăng cường - Tập các hoạt động chức năng: lăn trở, bò, quỳ, đứng đi
hoạt động - Hoạt động chăm sóc: ăn uống, vệ sinh, mặc quần áo...
chức năng
- Hoạt động trị liệu
- Kích thích vận động thông qua chơi đùa
- Tập mạnh cơ ở trẻ hợp tác được - Dụng cụ trợ giúp: tay cầm,
nẹp dưới gối, trên gối

3. Thể nhẽo
* Đặc điểm:
- Yếu cơ, các cơ nhẽo.
- Các hoạt động chức năng rất hạn chế

Mục tiêu Biện pháp thực hiện

- Kích thích - Tư thế đúng, có trợ giúp bằng dụng cụ: ghế, bóng, nẹp...
trương lực cơ - Kỹ thuật kích thích trương lực cơ

- Tạo thuận - Di chuyển với dụng cụ trợ giúp: nẹp trên gối, qua háng
các hoạt động - Các hoạt động chăm sóc và chơi: ở tư thế có đỡ ở bàn
chức năng
- Giữ đầu cổ và thân thẳng khi ngồi nhờ đai cổ, đai ngang
ngực

- Tập - Thăng bằng ngồi, đứng, giảm dần trợ giúp


thăng bằng và - Tạo thuận các vận động chủ động của cơ nhờ tập và hoạt
mạnh cơ động trị liệu, chơi.
Câu 3: Phân tích các biện pháp điều trị - phục hồi chức năng cho người bệnh
liệt nửa người do tai biến mạch máu não giai đoạn hồi phục?
* Mục tiêu:
- Duy trì tình trạng sức khoẻ ổn định, tạo điều kiện cho việc tập luyện, vận động.
- Tăng cường sức mạnh cơ bên liệt.
- Tạo thuận và khuyến khích tối đa các hoạt động chức năng.
- Kiểm soát các rối loạn tri giác, nhận thức, giác quan, ngôn ngữ.
- Hạn chế và kiểm soát các thương tật thứ cấp.
- Giáo dục và hướng dẫn gia đình cùng tham gia phục hồi chức năng.
Ở giai đoạn này, việc phục hồi chức năng mang tính toàn diện, nhằm tác động
lên toàn bộ những khiếm khuyết, giảm khả năng của người bệnh, sớm cho họ
độc lập
* Các biện pháp điều trị - Phục hồi chức năng:
Điều trị: Chủ yếu là kiểm soát huyết áp, đau khớp vai, co cứng cơ và tăng cường
tuần hoàn não. Đau khớp vai có thể hạn chế bằng các biện pháp nhiệt, điện hoặc
dùng thuốc.
Chế độ vận động và các dạng bài tập:
- Tăng cường sức mạnh cơ bên liệt: là mục tiêu các bài tập khởi đầu của giai
đoạn hôi phục, muộn hơn người bệnh được tập điều hợp và tái rèn luyện thần
kinh cơ. Do mức độ hồi phục ở các cơ khác nhau mà kỹ thuật viên vật lý trị liệu
có thể cho bệnh nhân tập chủ động trợ giúp, chủ động theo tầm vận động hoặc
có kháng trở. - - Nếu trương lực cơ tăng quá mạnh: Có thể sử dụng một số bài
tập và kỹ thuật khác để kéo giãn
- Rối loạn thăng bằng và điều hợp: được tập ngay từ đâu nhớ bài tập thăng bằng
ngồi, đứng, đi. Đế có thăng bằng khi đi, có thể sử dụng nạng, gậy, hoặc thanh
song song, khung đi.
* Hoạt động trị liệu: Là những hoạt động chủ yếu tăng cường khả năng vận
động của tay, giúp độc lập trong sinh hoạt, cải thiện năng lực thể chất và tinh
thần, giúp người bệnh sớm hội nhập xã hội. Hoat động trị liệu được chi định
dưới nhưng dạng hoạt động chơi thế thao, giải trí sáng.
* Ngôn ngữ trị liệu: Được chỉ định trong trường hợp bị thất ngôn. Nguyên tắc
huấn luyên ngôn ngữ là thiết lập một hệ thống tín hiệu ngôn ngữ bổ sung và thay
thế những hình thái ngôn ngữ bị mất hoặc tổn thương.
* Dụng cụ phục hồi chức năng: Được sử dụng rộng rãi và rất hiệu quả với
nhiều mục đích khác nhau: trợ giúp các hoạt động chức năng, chỉnh hình và các
dụng cụ vật lý trị liệu. Ở cộng đồng, có thể cho bệnh nhân dùng đai nâng chân
bằng vải, còn nếu có xưởng chỉnh hình, nẹp được làm từ nhựa polypropylen theo
khuôn chân bệnh nhân. Ngoài ra, có thể cho bệnh nhân dị chuyên với sự trợ giúp
của khung đi, nạng, gạy...

Câu 4: Phân tích các biện pháp điều trị - phục hồi chức năng cho người bệnh
liệt nửa người do tai biến mạch máu não tại cộng đồng và hướng nghiệp sau
xuất viện?
* Mục tiêu:
Những mục tiêu chính ở giai đoạn này:
-Duy trì tình trạng sức khoẻ ổn định.
-Tăng cường độc lập tối đa trong các hoạt động chăm sóc bản thân. Hạn chế các
di chứng.
-Khuyến khích người bệnh tham gia các hoạt động của gia đình và xã hội.
-Thay đổi kiến trúc cho phù hợp với tình trạng chức năng của người bệnh.
-Hướng nghiệp.
-Giáo dục và lôi kéo gia đình tham gia vào quá trình tập luyện và tái hội nhập. *
*Các biện pháp phục hồi chức năng
* Theo dõi sức khoẻ định kỳ: sau xuất viện cho bệnh nhân là cần thiết để đề
phòng tai biến tái phát. Việc theo dõi có thể chuyển về tuyến cơ sở nơi bệnh
nhân sinh sống. Ngoài ra, mối liên hệ thường kỳ với cơ quan y tế còn nhằm mục
đích giáo dục truyền thông về phòng ngừa, chăm sóc người tàn tật. Từ phía
người bệnh, việc này tạo cho họ tâm lý an tâm, được chăm sóc.
Thuốc men có thể cần là các thuốc giãn cơ: nếu các thuốc giãn cơ thông thường
kém hiệu quả, có thể sử dụng Baclofen (Lioresal) hoặc Dantrolen (Dantrium) để
kiểm soát co cứng. Dùng thuốc sau cùng cần kiểm tra chức năng gan trước và
sau điều trị, vì nó có thể gây viêm gan nhiễm độc.
*Các bài tập tại nhà
Bênh nhân cần được hướng dẫn những bài tập này trước khi xuất viện. Tốt nhất
bài tập được thiết kế dưới hình thức các hoạt động.Có thể kể ra đây 1 số ví dụ:
tập khớp vai bằng ròng rọc, gấp khớp vai thụ động nhờ tay lành, dồn trọng
lượng lên tay liệt khi ngồi , tập với theo các mốc đánh dấu trên tường bằng tay
liệt
Đối với chân , bệnh nhân có thể đạp xe đạp, đi bộ lên xuống cầu thang, tập đi
trên mặt đât không phẳng, đi ra khỏi môi trường quen thuộc,..
* Hoạt động tự chăm sóc
Môi trường gia đình là nơi bệnh nhân có thể tập các hoạt động tự chăm sóc tốt
nhất. Khuyến khích người bệnh tự thực hiện các hoạt động ăn uống, tắm rửa,
thay quần áo, đi vệ sinh theo nền nếp ... giống như trước khi bị bệnh. Một số
hoạt động có thể cần trợ giúp một phần; ví dụ di chuyển trong nhà vệ sinh, thích
ứng để họ có thể độc lập tối đa. Chẳng hạn: làm tay cầm để bệnh nhân tự buộc
dây giầy... Tuy nhiên, cần thay đổi các vật dụng của người bệnh một cách cầm
lược chải đầu, xúc ăn, dùng băng dán thay cho cúc áo...
* Nội trợ và các hoạt động khác trong gia đình
Bệnh nhân là phụ nữ thì nhu cầu làm nội trợ rất cần thiết. Nên động viên bệnh
nhân tham gia nấu nướng, giặt giũ, dọn dẹp nhà cửa và chăm sóc con cái. Bệnh
nhân có thể thực hiện một phần những hoạt động này, cố gắng thay đổi vị trí,
kích thước, chiều cao bệ bếp, dây phơi... để bệnh nhân có thể làm những việc đó
khi ngồi xe lăn hoặc trên ghế dựa.
* Các hoạt động khác và hướng nghiệp:
Giao tiếp xã hội, và tham gia các hoạt động của cộng đồng là nhu cầu thiết yếu
của mỗi người. Nên dần đưa người bệnh đi ra ngoài, thăm hàng xóm, đi mua
bán, họp hành ở phường xóm. Việc đó tạo cho họ một tâm lý vui vẻ, tự tin và
động lực tập luyện, ham muốn tái hội nhập. Đồng thời, những cuộc thăm viếng
đó cũng làm thắt chặt mối quan hệ với mọi người xung quanh, là tiền đề cho
việc tìm kiếm cơ hội làm việc.
* Thay đổi kiến trúc nơi người bệnh sinh sống:
Kiến trúc kiểu căn hộ, nghĩa là toàn bộ diện tích gia đình đều trên một mặt sàn,
hiện nay ở các đô thị Việt Nam chưa phổ biến. Ở nông thôn, việc này tương đối
thuận tiện, nhưng lề lối bố trí các công trình vệ sinh, nhà bếp, gây khó khăn cho
người bệnh. Do vậy, thầy thuốc phục hồi chức năng nên tư vấn cho bệnh nhân
và gia đình họ để có những lựa chọn hợp lý khi xuất viện. Nhà ở cao tầng, kích
thước cửa ra vào, nhà vệ sinh, bếp, bàn ghế, bậc lên xuống và xe lăn đặc biệt cho
bệnh nhân liệt nửa người là những vấn đề cần điều chỉnh khi bệnh nhân xuất
viện.
* Vai trò của gia đình trong quá trình hội nhập xã hội
Thời gian phục hồi sau tai biến, có thể kéo dài hàng năm, trong khi người bệnh
chỉ có thể ở lại trong bệnh viện 1-2 tháng. Do vậy, việc hướng dẫn, giáo dục gia
đình họ tham gia vào chăm sóc, tập luyện rất cần thiết. Nên để gia đình họ quan
sát các bài tập, cách đặt tư thế, cách đỡ bệnh nhân khi lăn trở, di chuyển, hạn chế
giúp bệnh nhân khi bệnh nhân đã tự làm được trong sinh hoạt hàng ngày. Khi
xuất viện, gia đình cũng cần được biết về mục tiêu và chương trình tập tại nhà
để động viên, tham gia cùng tập với bệnh nhân, cần được hướng dẫn về chế độ
ăn uống, nghỉ ngơi thích hợp cho người bệnh.
Kết luận: chương trình phục hồi chức năng cho bệnh nhân liệt nửa người mang
tính toàn diện, tác động vào nhiều mặt giảm khả năng của người bệnh. Nhiều
chuyên gia tham gia ở những giai đoạn khác nhau của bệnh, thời gian phục hồi
kéo dài, di chứng nặng nề, chi phí xã hội lớn, khiến cho vấn đề này trở thành
mối quan tâm chung mang tính xã hội. Cần thiết phải có những biện pháp phòng
ngừa TBMN và phòng ngừa tái phát.
Câu 5: Phân tích ưu nhược điểm của hình thức PHCN dựa vào cộng đồng
PHCN DVCĐ là chiến lược phát triển cộng đồng về lĩnh vực PHCN, bình đẳng
phúc lợi và hội nhập xã hội của mọi người tàn tật. PHCN dựa vào cộng đồng
được triển khai qua cố gắng hợp tác của người tàn tật, gia đình họ cũng như
cộng đồng với dịch vụ xã hội, nghề nghiệp, giáo dục và sức khỏe một cách thích
ứng. PHCN DVCĐ thể hiện quyền của người tàn tật được bảo đảm
-Ưu điểm:
+ Xã hội hóa cao: người tàn tật, cộng đồng, chính quyền, các tổ chức đoàn thể
cần phải tham gia
+ Kinh phí chấp nhận được, kỹ thuật thích nghi
+Chất lượng PHCN cao vì đáp ứng nhu cầu hội nhập xã hội giữa phuc hồi chức
năng dựa vào cộng đồng và PHCN tại Viện có mối quan hệ mật thiết
+ PHCN DVCĐ là một yếu tố trong chiến lực chăm sóc sức khỏe ban đầu
+ Với PHCN dựa vào cộng đồng, 85% người tàn tật vừa và nhẹ được phục hồi
tại nơi họ sinh sống
+ PHCN dựa vào cộng đồng có y nghĩa khoa học, kinh tế, nhân văn
-Nhược điểm
+ Kết quả phục hồi chức năng cho những trường hợp khó thường thấp,
+ Các trường hợp này cần được chuyển về các trung tâm phục hồi chức năng có
đủ phương tiện và cán bộ chuyên ngành
Câu 6: Phân tích chỉ định và chống chỉ định kéo giãn cột sống
1. Chỉ định
–Giảm đau do thoát vị đĩa đệm có hoặc không kèm theo chèn ép rễ thần kinh.
- Khi bị thoát vị đĩa đệm cấp tính, kéo cột sống được áp dụng để giữ bệnh nhân
bất động trên giường.
-Kéo cột sống không có kết quả thường do:
+Lực kéo không đủ.
+Tư thế gáy và cơ thể không đúng hoặc cả hai.
Vì vậy kỹ thuật kéo cột sống chỉ thực hiện bởi những nhân viên đã được đào tạo
thành thạo.
2. Chống chỉ định
-Trượt đốt sống, tổn thương tuỷ sống.
- U ác tính.
-Nhiễm trùng đốt sống (lao).
-Loãng xương nặng.
-Tật bẩm sinh làm cho cột sống bị biến dạng.
-Tăng huyết áp, bệnh tim mạch.
-Chân thường cấp tỉnh phần mềm vùng kéo.
-Bệnh nhân hôn mê, suy giảm trí tuệ,
Đối với kéo cột sống cổ còn có chống chỉ định :
-Lỏng lẻo các dây chằng vùng gáy, cổ, viêm khớp dạng thấp, hội chứng Down,
lồng khớp cột sống cổ,
-Bản trật khớp C1, C2 với chèn ép tuỷ sống cổ,
-Thiểu năng động mạch đốt sống nền,
-Xơ vữa động mạch cổ, não,
- Vẹo cổ cấp tỉnh.
Nếu bắt buộc kéo cột sống cổ phải hết sức thận trọng, theo dõi chặt chẽ.
Đối với kéo vùng thắt lưng, vì phải sử dụng dây đai nén nên phải thận trọng đặc
biệt khi
- Có thai.
-Hội chứng đuôi ngựa.
- Phình động mạch chủ.
-Loét dạ dày.
-Thoát vị bẹn.
-Tắc nghẽn hô hấp...
Chỉ định kéo cột sống trị liệu phụ thuộc nhiều vào quá trình quan sát kinh
nghiệm thực tế hơn là những dấu hiệu thực thể khi khám xét.
Cần quan tâm đến trọng lượng, tư thế, thời gian kéo, thời gian nghỉ. Bệnh nhân
phải được thư giãn thoải mái và không gây đau khi kéo.
Kéo cột sống thường được kết hợp với phương thức điều trị khác để tăng cường
thư giãn như nhiệt trị liệu, xoa bóp trị liệu. Bệnh nhân được điều trị kéo cột sống
phải được hướng dẫn các bài tập thích hợp và duy trì kết quả kéo giãn. Kéo cột
sống chỉ nên được áp dụng sau khi các phương pháp vật lý trị liệu thông thường
đã áp dụng nhưng không có hiệu quả mong muốn và kéo đau tăng lên hoặc sau
6-8 lần không có kết quả thì cần phải dừng kéo.
Câu 7: Phân tích các di chứng sau tai biến
* Co cứng và co rút các khớp bên liệt: xảy ra đặc biệt rõ ở cổ chân bên liệt,
khiến di chuyển, bàn chân tiếp đất bằng mũi chân hoặc cạnh ngoài, các ngón
chân quắp. Khớp hông bên liệt gập và thân co ngắn. Khớp vai khép, xoay trong,
cử động thụ động rất hạn chế do đau. Khuỷu và cổ tay gấp, cẳng tay quay sấp.
Rất ít cử động chức năng ở tay bên liệt.
* Rối loạn thăng bằng điều hợp: Bệnh nhân hoặc thực hiện 1 hoạt động theo
mẫu cử động khối
* Hạn chế về giao tiếp: Bị hạn chế trong môi trường gia đình, các mối liên hệ
xã hội giảm. Còn bệnh nhân bị thất ngôn, khả năng hiểu và diễn đạt kém là trở
ngại trong quan hệ với người thân và xã hội, là nguyên nhân quan trọng dẫn đến
hội chứng trầm cảm sau tai biến.
* Trầm cảm: bản thân tổn thương não gây trầm cảm, ngoài ra sự cách biệt khỏi
môi trường kéo dài cũng gây những thay đổi về trí tuệ và hoạt động tư duy.
Bệnh nhân dễ xúc động, dễ khóc, khó kiểm soát những biểu hiện cảm xúc.
Thông thường, ở bệnh nhân tai biến thì hiện tượng trầm cảm tạm thời, không
kéo dài trên 1 năm. Khuyến khích, khen ngợi những cố gắng của bệnh nhân khi
tập luyện là biện pháp tốt nhất để giảm bớt trầm cảm.

You might also like