Điện-tàu-1

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 4

* Gói 2 câu 15

1) Liệt kê các định luật và các quy tắc dùng trong máy điện
− Định luật : Định luật cảm ứng điện từ (Faraday) , Định luật lực điện từ
- Quy tắc : Quy tắc Lens , Quy tắc vặn nút chai , Quy tắc bàn tay phải
2) Nêu định nghĩa và các chức năng của máy biến áp
+Máy biến áp là một thiết bị điện: từ tĩnh, làm việc dựa trên nguyên lý cảm ứng điện từ, được
dùng để biến đổi hệ thống dòng điện xoay chiều ở điện áp này sang hệ thống dòng điện xoay
chiều ở điện áp khác nhưng giữ nguyên tần số.
+Máy biến áp có các chức năng sau:
-Chức năng trung gian giữa nguồn và phụ tải, được dùng để biến đổi điện áp. Tùy cách nhìn
mà biến áp được coi như một bộ nguồn hay một bộ tải.
-Chức năng truyền, tải điện năng đi xa.
-Chức năng chuyên dụng khác như phục vụ sinh hoạt dân dụng, đo lường , hàn , thay đổi số
pha..
3) Nêu các thông số định mức của máy biến áp
- Công suất định mức: S đm [VA, KVA, MVA]
- Điện áp dây sơ cấp định mức: U1đm [V, kV]
- Điện áp dây thứ cấp định mức: U2đm [V, kV]
- Dòng điện dây sơ và thứ cấp định mức: I1đm [A, KA], I2đm [A, KA]
4) Nêu định nghĩa và các cách phân loại động cơ điện không đồng bộ
- Động cơ điện không đồng bộ là động cơ điện xoay chiều, làm việc dựa theo nguyên lý cảm
ứng điện từ, có tốc độ quay của rô to nhỏ hơn tốc độ quay của của từ trường quay trong máy.
- Phân loại : + Theo số pha: Động cơ không đồng bộ một pha; hai pha; ba pha.
+ Theo cấu tạo của rô to: Động cơ không đồng bộ rô to lồng sóc ; động cơ không đồng bộ rô
to dây quấn.
+ Theo kiểu làm mát: Kiểu kín; kiểu hở; kiểu nửa kín nửa hở
+ Theo kiểu đặt: Đặt đứng; đặt nằm ; đặt nghiêng
5) Nêu các thông số định mức của động cơ không đồng bộ
+ Công suất định mức Pđm (kW): công suất đưa ra trên trục động cơ.
+ Iđm (A), Uđm (V): Dòng điện dây và điện áp dây định mức.
+ Cách đấu cuộn dây: đấu hình sao (Y); đấu hình tam giác ( Δ )
+ Tốc độ quay định mức: nđm (vg/ph).
+ Hiệu suất định mức: η đm
+ Hệ số công suất định mức: cosφ đm
+ Nước sản xuất; năm sản xuất; kích thước, trọng lượng.
6) Liệt kê các phương pháp khởi động động cơ không đồng bộ ba pha
-Có 3 phương pháp thường áp dụng khởi động:
+ Khởi động trực tiếp (thường dùng cho động cơ KĐB rô to lồng sóc)
+ Khởi động gián tiếp (dùng cho cả hai loại động cơ KĐB là rô to lồng sóc và rô to dây quấn)
+ Giảm điện áp đặt vào stato (chủ yếu dùng cho động cơ KĐB rô to lồng sóc) bao gồm: Dùng
kháng phụ mắc vào stato, Dùng biến áp tự ngẫu, Dùng đổi nối Y/ Δ , Dùng khởi động mềm
(soft start) hoặc khởi động bằng biến tần
-Các phương pháp khác: + Thay đổi Rp mạch rô to (chỉ dùng cho động cơ KĐB rô to dây
quấn)
+ Khởi động dùng động cơ rô to lồng sóc có cấu tạo đặc biệt (rãnh sâu, 2 lồng).
7) Nêu các đại lượng định mức của máy phát điện đồng bộ ba pha
+ Công suất định mức (Pđm)
+ Điện áp định mức (Uđm)
+ Dòng điện định mức (Iđm)
+ Tần số định mức (fđm)
+ Hệ số công suất định mức (cosφđm)
+ Điện áp kích từ định mức (Uktđm)
+ Dòng điện kích từ định mức (Iktđm)
+ Hiệu suất định mức (ηđm)
+ Nước sản xuất; năm sản xuất; kích thước, trọng lượng.
8) Liệt kê các phương pháp kích từ trong máy phát đồng bộ ba pha và nêu các điều kiện tự
kích
- Phương pháp : + Kích từ độc lập bằng máy kích từ bên ngoài
+ Kích từ độc lập bằng nam châm vĩnh cửu
+ Kích từ tự kích
- Điều kiện :
+ Máy phát phải có từ dư Фd ban đầu. Q = (3 ÷ 5)% Фđm
+ Chiều của từ dư Фd phải cùng chiều với chiều từ thông của cuộn kích từ sinh ra hay là
chiều của dòng kích từ phải sao cho tạo ra từ thông kích từ Фkt cùng chiều với từ dư Фd
+ Điện trở toàn mạch kích từ phải bé, và có giá trị nhỏ hơn giá trị điện trở cho phép còn gọi là
điện trở tới hạn
9) Nêu các cách phân loại khí cụ điện
a. Theo chức năng , nhiệm vụ :
- Thiết bị chuyển mạch: Làm nhiệm vụ đóng, mở, khởi động hoặc dừng các máy điện, thiết bị
điện. Những thiết bị điện này thường là các cầu dao bằng tay hoặc tự động, các bộ khởi động
từ, công tắc điện, nút ấn.
-Thiết bị bảo vệ: Làm nhiệm vụ bảo vệ hoặc ngắt các máy móc, thiết bị ra khỏi mạch điện khi
bị quá tải, ngắn mạch hay nói cách khác là bảo vệ các thiết bị, máy móc khi chúng công tác
vượt các giá trị quy định, cho phép. Các thiết bị đó là các rơle dòng cực đại, rơle điện áp thấp,
cầu chì, áp tô mát,
b. Theo cực tiếp xúc: KCĐ có cực tiếp xúc; KCĐ không cực tiếp xúc.
c. Theo loại dòng điện người ta chia thành: KCĐ chiều; KCĐ xoay chiều.
d. Theo nguyên lý làm việc: Khí cụ điện điện – từ; từ – điện; điện – cơ...
e. Theo độ lớn điện áp làm việc của khí cụ điện: Khí cụ điện cao áp (>1000V); thấp áp
(<1000V).
10) Nêu khái niệm và các cách phân loại áp tô mát
a. Khái niệm: Áp tô mát là một KCĐ dùng để đóng, ngắt mạch điện bằng tay và tự động ngắt
mạch khi xảy ra quá tải, ngắn mạch, điện áp thấp, công suất ngược...
b. Phân loại:
+ Theo số cực: Áp tô mát 1 cực; 2 cực; 3 cực (1 cặp tiếp điểm, 2 cặp tiếp điểm, 3 cặp tiếp
điểm). \
+ Theo thời gian tác động: Áp tô mát tác động nhanh và áp tô mát tác động không nhanh.
+ Theo công dụng bảo vệ: Áp tô mát dòng điện cực đại, cực tiểu; áp tô mát điện áp thấp; áp
tô mát công suất ngược...vv.
+ Theo các thông số điều chỉnh, bảo vệ: Áp tô mát cổ điển; áp tô mát vạn năng
11) Nêu khái niệm và các cách phân loại công tắc tơ
Khái niệm: Công tắc tơ là KCĐ dùng để đóng, ngắt một mạch điện thông qua nút ấn
b. Phân loại:
+ Theo loại dòng điện: Công tắc tơ một chiều và công tắc tơ xoay chiều
+ Theo số cực: Công tắc tơ một cực, hai cực, ba cực ...
+ Theo điện áp định mức của các cuộn hút người ta phân thành: Loại 24V; 110V; 220V với
điện áp một chiều. Loại 127V; 220V; 380V; 440V với điện áp xoay chiều.
+ Theo giá trị dòng điện qua các tiếp điểm chính: Loại 10A; 15A; 25A; 60A; 100A; 150A;
200A; 300A; 350A; 600 A.
+ Theo nguyên lý hoạt động: Công tắc tơ điện tử, công tắc tơ thủy lực; công tắc tơ khí nén...
+ Theo chức năng thực hiện: Khống chế mạch chính; khống chế mạch điều khiển (trung gian)
12) Nêu khái niệm và các cách phân loại rơ le
a. Khái niệm: Rơle là một KCĐ mà tín hiệu đầu ra thay đổi nhảy bậc khi tín hiệu đầu vào đạt
đến một giá trị xác định.
b. Phân loại:
- Theo nguyên lý làm việc:
+ Rơle điện tử và rơ le bán dẫn.
+ Rơle cảm ứng: Làm việc theo nguyên lý cảm ứng.
+ Rơle nhiệt: Làm việc theo nguyên lý nhiệt.
+ Rơle điện từ: Rơle dòng điện; rơle điện áp; rơle công suất; rơle thời gian; rơle trung gian...
- Theo đặc tính của các thông số: Rơle dòng điện, điện áp, công suất, áp suất.
- Theo giá trị hoạt động: Rơ le cực đại, cực tiểu

You might also like