Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 15

* Gói 2 câu 15

1) Liệt kê các định luật và các quy tắc dùng trong máy điện
− Định luật : Định luật cảm ứng điện từ (Faraday) , Định luật lực điện từ
- Quy tắc : Quy tắc Lens , Quy tắc vặn nút chai , Quy tắc bàn tay phải
2) Nêu định nghĩa và các chức năng của máy biến áp
+Máy biến áp là một thiết bị điện: từ tĩnh, làm việc dựa trên nguyên lý cảm ứng điện từ, được
dùng để biến đổi hệ thống dòng điện xoay chiều ở điện áp này sang hệ thống dòng điện xoay
chiều ở điện áp khác nhưng giữ nguyên tần số.
+Máy biến áp có các chức năng sau:
-Chức năng trung gian giữa nguồn và phụ tải, được dùng để biến đổi điện áp. Tùy cách nhìn
mà biến áp được coi như một bộ nguồn hay một bộ tải.
-Chức năng truyền, tải điện năng đi xa.
-Chức năng chuyên dụng khác như phục vụ sinh hoạt dân dụng, đo lường , hàn , thay đổi số
pha..
3) Nêu các thông số định mức của máy biến áp
- Công suất định mức: S đm [VA, KVA, MVA] là công suất toàn phần hay công suất biểu
kiến đưa ra ở dây quấn thứ cấp MBA.
- Điện áp dây sơ cấp định mức: U1đm [V, kV] là điện áp của dây quấn sơ cấp
- Điện áp dây thứ cấp định mức: U2đm [V, kV] là điện áp trên dây quấn thứ cấp khi MBA
không tải và điện áp sơ cấp là định mức.
- Dòng điện dây sơ và thứ cấp định mức: I1đm [A, KA], I2đm [A, KA] là dòng điện dây ứng
với công suất định mức và điện áp định mức
4) Nêu định nghĩa và các cách phân loại động cơ điện không đồng bộ
- Động cơ điện không đồng bộ là động cơ điện xoay chiều, làm việc dựa theo nguyên lý cảm
ứng điện từ, có tốc độ quay của rô to nhỏ hơn tốc độ quay của của từ trường quay trong máy.
Động cơ điện không đồng bộ còn được gọi với một tên khác là động cơ dị bộ.
- Phân loại : + Theo số pha: Động cơ không đồng bộ một pha; hai pha; ba pha.
+ Theo cấu tạo của rô to: Động cơ không đồng bộ rô to lồng sóc (đơn, kép, rãnh sâu); động
cơ không đồng bộ rô to dây quấn.
+ Theo kiểu làm mát: Kiểu kín; kiểu hở; kiểu nửa kín nửa hở
+ Theo kiểu đặt: Đặt đứng; đặt nằm ; đặt nghiêng
5) Nêu các thông số định mức của động cơ không đồng bộ
+ Công suất định mức Pđm (kW): là công suất đưa ra trên trục động cơ.
+ Iđm (A), Uđm (V): Dòng điện dây và điện áp dây định mức.
+ Cách đấu cuộn dây: đấu hình sao (Y); dấu hình tam giác ( Δ )
+ Tốc độ quay định mức: nđm (vg/ph).
+ Hiệu suất định mức: η đm
+ Hệ số công suất định mức: cosφ đm
+ Nước sản xuất; năm sản xuất; kích thước, trọng lượng.
6) Liệt kê các phương pháp khởi động động cơ không đồng bộ ba pha
-Có 3 phương pháp thường áp dụng khởi động:
+ Khởi động trực tiếp (thường dùng cho động cơ KĐB rô to lồng sóc)
+ Khởi động gián tiếp (dùng cho cả hai loại động cơ KĐB là rô to lồng sóc và rô to dây quấn)
+ Giảm điện áp đặt vào stato (chủ yếu dùng cho động cơ KĐB rô to lồng sóc) bao gồm: Dùng
kháng phụ mắc vào stato, Dùng biến áp tự ngẫu, Dùng đổi nối Y/A, Dùng khởi động mềm
(soft start) hoặc khởi động bằng biến tần
-Các phương pháp khác: + Thay đổi Rp mạch rô to (chỉ dùng cho động cơ KĐB rô to dây
quấn)
+ Khởi động dùng động cơ rô to lồng sóc có cấu tạo đặc biệt (rãnh sâu, 2 lồng).
7) Nêu các đại lượng định mức của máy phát điện đồng bộ ba pha
+ Công suất định mức (Pđm)
+ Điện áp định mức (Uđm)
+ Dòng điện định mức (Iđm)
+ Tần số định mức (fđm)
+ Hệ số công suất định mức (cos φ)
+ Điện áp kích từ định mức (Uktđm)
+ Dòng điện kích từ định mức (Iktđm)
+ Hiệu suất định mức (ηđm)
+ Nước sản xuất; năm sản xuất; kích thước, trọng lượng.
8) Liệt kê các phương pháp kích từ trong máy phát đồng bộ ba pha và nêu các điều kiện tự
kích
- Phương pháp : + Kích từ độc lập bằng máy kích từ bên ngoài
+ Kích từ độc lập bằng nam châm vĩnh cửu
+ Kích từ tự kích
- Điều kiện :
+ Máy phát phải có từ dư Фđ ban đầu. Q = (3 + 5)% Фđm
+ Chiều của từ dư Фđ phải cùng chiều với chiều từ thông của cuộn kích từ sinh ra hay là
chiều của dòng kích từ phải sao cho tạo ra từ thông kích từ Фkt cùng chiều với từ dư Фv
+ Điện trở toàn mạch kích từ phải bé, và có giá trị nhỏ hơn giá trị điện trở cho phép còn gọi là
điện trở tới hạn
9) Nêu các cách phân loại khí cụ điện
a. Theo chức năng , nhiệm vụ :
- Thiết bị chuyển mạch: Làm nhiệm vụ đóng, mở, khởi động hoặc dừng các máy điện, thiết bị
điện. Những thiết bị điện này thường là các cầu dao bằng tay hoặc tự động, các bộ khởi động
từ, thiết bị đóng ngắt mạch đơn giản như công tắc điện, nút ấn.
-Thiết bị bảo vệ: Làm nhiệm vụ bảo vệ hoặc ngắt các máy móc, thiết bị ra khỏi mạch điện khi
bị quá tải, ngắn mạch hay nói cách khác là bảo vệ các thiết bị, máy móc khi chúng công tác
vượt các giá trị quy định, cho phép. Các thiết bị đó là các rơle dòng cực đại, rơle điện áp thấp,
cầu chì, áp tô mát,
b. Theo cực tiếp xúc: KCĐ có cực tiếp xúc; KCĐ không cực tiếp xúc.
c. Theo loại dòng điện người ta chia thành: KCĐ chiều; KCĐ xoay chiều.
d. Theo nguyên lý làm việc: Khí cụ điện điện – từ; từ – điện; điện – cơ; điện tử; nhiệt; áp
lực... e. Theo độ lớn điện áp làm việc của khí cụ điện: Khí cụ điện cao áp (>1000V); thấp áp
(<1000V).
10) Nêu khái niệm và các cách phân loại áp tô mát
a. Khái niệm: Áp tô mát là một KCĐ dùng để đóng, ngắt mạch điện bằng tay và tự động ngắt
mạch khi xảy ra quá tải, ngắn mạch, điện áp thấp, công suất ngược...
b. Phân loại:
+ Theo số cực: Áp tô mát 1 cực; 2 cực; 3 cực (1 cặp tiếp điểm, 2 cặp tiếp điểm, 3 cặp tiếp
điểm). \
+ Theo thời gian tác động: Áp tô mát tác động nhanh và áp tô mát tác động không nhanh.
+ Theo công dụng bảo vệ: Áp tô mát dòng điện cực đại, cực tiểu; áp tô mát điện áp thấp; áp
tô mát công suất ngược...vv.
+ Theo các thông số điều chỉnh, bảo vệ: Áp tô mát cổ điển; áp tô mát vạn năng
11) Nêu khái niệm và các cách phân loại công tắc tơ
Khái niệm: Công tắc tơ là KCĐ dùng để đóng, ngắt một mạch điện thông qua nút ấn
b. Phân loại:
+ Theo loại dòng điện: Công tắc tơ một chiều và công tắc tơ xoay chiều
+ Theo số cực: Công tắc tơ một cực, hai cực, ba cực ...
+ Theo điện áp định mức của các cuộn hút người ta phân thành: Loại 24V; 110V; 220V với
điện áp một chiều. Loại 127V; 220V; 380V; 440V với điện áp xoay chiều.
+ Theo giá trị dòng điện qua các tiếp điểm chính: Loại 10A; 15A; 25A; 60A; 100A; 150A;
200A; 300A; 350A; 600 A.
+ Theo nguyên lý hoạt động: Công tắc tơ điện tử, công tắc tơ thủy lực; công tắc tơ khí nén...
+ Theo chức năng thực hiện: Khống chế mạch chính; khống chế mạch điều khiển (trung gian)
12) Nêu khái niệm và các cách phân loại rơ le
a. Khái niệm: Rơle là một KCĐ mà tín hiệu đầu ra thay đổi nhảy bậc khi tín hiệu đầu vào đạt
đến một giá trị xác định.
b. Phân loại:
- Theo nguyên lý làm việc:
+ Rơle điện tử và rơ le bán dẫn.
+ Rơle cảm ứng: Làm việc theo nguyên lý cảm ứng.
+ Rơle nhiệt: Làm việc theo nguyên lý nhiệt.
+ Rơle điện từ: Rơle dòng điện; rơle điện áp; rơle công suất; rơle thời gian; rơle trung gian...
- Theo đặc tính của các thông số: Rơle dòng điện, điện áp, công suất, áp suất.
- Theo giá trị hoạt động: Rơ le cực đại, cực tiểu
* Gói 2 câu 20
13) Trình bày chức năng, nhiệm vụ 4 bộ phận cấu thành cho máy biến áp?
1. Lõi thép
Chức năng: Tạo ra một đường dẫn từ thông với trở kháng từ thấp để tăng hiệu quả biến đổi
điện áp.
Nhiệm vụ:
+ Tạo ra từ trường từ dòng điện xoay chiều chạy qua các cuộn dây và cung cấp đường dẫn
cho từ thông.
2. Cuộn dây
Chức năng: Biến đổi điện áp thông qua quá trình cảm ứng điện từ giữa cuộn dây sơ cấp và
cuộn dây thứ cấp.
Nhiệm vụ:
Cuộn sơ cấp nhận điện năng từ nguồn điện, cuộn thứ cấp truyền điện năng cho tải
3. Vỏ máy
Chức năng: Bảo vệ các bộ phận bên trong khỏi các yếu tố môi trường bên ngoài và giúp tản
nhiệt cho máy biến áp.
Nhiệm vụ:
Bảo vệ khỏi các yếu tố môi trường như bụi bẩn, nước, và nhiệt độ, và chứa dầu cách điện.
4. Các bộ phận khác
Chức năng: Hỗ trợ vận hành, giám sát và bảo vệ máy biến áp trong quá trình hoạt động.
Nhiệm vụ:
Cầu chì : Bảo vệ máy biến áp khỏi các sự cố như quá dòng, ngắn mạch.
Dầu cách điện: Cách điện và làm mát máy biến áp
14) Trình bày cách kiểm tra chất lượng của máy biến áp
+ Tình trạng làm việc: Kiểm tra điện áp, dòng điện, phụ tải và nhiệt độ môi trường.
+ Mức ồn và rung động: Khi biến áp làm việc có tiếng kêu khác lạ thì cần kiểm tra dòng tải,
kiểm tra điện áp xem có quá cao không hoặc ngắt biến áp ra khỏi lưới để kiểm tra các đai ốc
đã xiết chặt chưa, mạch từ của biến áp có bẩn quá không?
+ Đo và kiểm tra nội trở cuộn dây sơ cấp, thứ cấp: Nội trở cuộn dây biến áp có giá trị rất nhỏ,
nhất là các biến áp có công suất lớn. Thường kiểm tra nội trở cuộn dây thông qua việc đo
thông mạch của các cuộn dây máy biến áp. Để đo nội trở cuộn dây sử dụng đồng hồ ôm-kế
hay đồng hồ vạn năng để thang đo điện trở.
+ Theo định kỳ, đo và kiểm tra điện trở cách điện các cuộn dây bao gồm cách điện cuộn dây
với vỏ máy; cách điện giữa các cuộn dây với nhau. Thông thường với biến áp công nghiệp
điện áp dưới 500V thì các giá trị điện trở cách điện phải lớn hơn 0,5MΩ . Để đo điện trở cách
điện người ta sử dụng đồng hồ mê-ga-ôm-mét.
+ Kiểm tra các phần tử còn lại khác: Quan sát như nghe, nhìn, ngửi để kiểm tra các phần tử
còn lại của biến áp
15) Trình bày cấu tạo Stator của động cơ không đồng bộ ba pha
Stato có cấu tạo gồm: vỏ máy, lõi thép, dây quấn, các bộ phận còn lại khác.
+ Vỏ máy làm nhiệm vụ bảo vệ cũng như bọc và giữ chặt lõi thép stato, vỏ có dạng hình trụ
rỗng, có chân đế để cố định máy trên bệ và có hai nắp máy ở hai đầu để đỡ trục máy và bảo
vệ phần đầu dây quấn. Các máy có công suất bé thì thường là vỏ bằng nhôm, còn các máy có
công suất trung bình và lớn thì vỏ làm bằng gang và có các cánh (hay các gân) tản nhiệt bên
ngoài để làm mát.
+ Lõi thép stato làm nhiệm vụ dẫn từ và dùng để đặt và quấn dây trên nó. Lõi thép được ghép
từ các lá thép kỹ thuật điện có độ dày từ (0,35 - 0,5)mm, ghép cách điện với nhau (để chống
dòng điện xoáy Fucô) và tạo thành một hình trụ rỗng. Chu vi mặt trong của các lõi thép được
xẻ các rãnh đều đặn để đặt cuộn dây stator
+ Động cơ KĐB ba pha có dây quấn ba pha, trong đó các pha có thông số và chất liệu như
nhau, nhưng đặt lệch nhau một góc 120° trong không gian. Các pha này được cách điện với
nhau và cách điện với vỏ máy. Các đầu dây của ba pha được đưa ra trụ đấu dây bên thân động
cơ để có thể đấu thành hình sao (Y) , hay đấu hình tam giác ( Δ ).
+Phần tĩnh còn có các bộ phận khác như: Ở 2 đầu động cơ có 2 nắp máy để bảo vệ phần dây
quấn và đỡ 2 vòng bi ở 2 đầu; trụ đấu dây để đấu dây và đưa điện vào động cơ; đế máy để bắt
chặt lên bệ máy; biển máy để ghi và chú thích các thông số, đại lượng định mức của máy;
móc máy để vận chuyển máy.
16) Phân tích phương pháp khởi động động cơ không đồng bộ ba pha rôto lồng sóc bằng cách
dùng đổi nối sao – tam giác ?
Khi bật aptomat, nhấn nút khởi động thì contactor chính và contactor sao sẽ đóng tiếp điểm,
động cơ khởi động chế độ sao trong khoảng thời gian t mà thời gian đã cài đặt từ trước. Lúc
này, dòng điện từ 3 pha lửa chạy qua contactor chính rồi qua U1, V1, W1 đầu vào cuộn dậy
động cơ. Contactor sao đóng tiếp điểm nối chụm U2, V2, W2 với nhau.

Sau 1 khoảng thời gian thì contactor sao sẽ nhả ra và contactor tam giác sẽ đóng
lại và để động cơ hoạt động đúng với công suất của nó.
17) Trình bày cấu tạo và cách lựa chọn cầu chì bảo vệ thiết bị?
Cấu tạo: Dây chảy; đế; vỏ cầu chì và bộ phận dập hồ quang để dập tắt hồ quang sau khi dây
cháy bị cháy đứt.
Lựa chọn : Xác định yêu cầu bảo vệ , Xác định các thông số kỹ thuật , Loại cầu chì , Kiểu
dáng và kích thước ,Tiêu chuẩn và chứng nhận , Thương hiệu và chất lượng
18) Phân tích các bảo vệ của khởi động từ đơn
Bảo vệ quá tải: Khi động cơ đang làm việc mà bị quá tải, thanh bimêtan của rơle
nhiệt bị đốt nóng làm cho rơle nhiệt tác động, tiếp điểm thường đóng của nó mở
ra, cuộn dây công-tăc-tơ K mất điện, động cơ được ngắt ra khỏi lưới bảo vệ cho
động cơ.
+ Bảo vệ không: Bảo vệ không là khi động cơ đang làm việc mà bị mất điện, động cơ dừng
lại. Khi có điện trở lại thì động cơ không tự động làm việc. Hệ thống có bảo vệ không bằng
tiếp điểm duy trì của công tắc tơ K ở mạch điều khiển. Muốn khởi động lại động cơ thì phải
ấn lại nút ấn Start.
+ Bảo vệ ngắn mạch cho mạch điều khiển: Dùng cầu chì F3 cho toàn mạch điều khiển, F1 và
F2 cho mạch công tắc tơ và mạch đèn.
+ Bảo vệ ngắn mạch cho toàn hệ thống: Dùng áptômát AT.
19) Trình bày cấu tạo chung của áp tô mát
Áptômát bao gồm các bộ phận chính: Hệ thống tiếp điểm, hệ thống dập hồ quang điện, cơ
cấu truyền động để đóng cắt áptômát và các móc bảo vệ
20) Trình bày quá trình tự kích của máy phát điện đồng bộ
Cấu tạo Áp tô mát bao gồm các bộ phận chính: Hệ thống tiếp điểm; hệ thống dập hồ quang
điện; cơ cấu truyền động để đóng cắt áp tô mát và các móc bảo vệ.
Khi Diesel quay phần cảm (rô to) đạt đến vòng quay định mức, nếu trong phần cảm của máy
có từ trường dư, ϕd = (3 + 5)% 4 ϕđ m. Thì từ trường ϕd sẽ quét lên dây dẫn ở phần ứng và
cảm ứng ra sức điện động (sđđ) xoay chiều ở dây quấn phần ứng. Nếu điện trở toàn mạch
kích từ nhỏ hơn một giá trị tới hạn nào đó, thì sđđ này sẽ sinh ra dòng điện kích từ đủ lớn để
cấp ngược lại cho cuộn dây kích từ phần cảm, tất nhiên dòng điện Ikt chạy trong cuộn kích từ
là dòng điện 1 chiều vì đã được biến đổi thông qua bộ chỉnh lưu diod quay. Dòng điện Ikt tạo
ra từ trường kích từ ϕkt . Nếu chiều của ϕkt cùng chiều với chiều của ϕd sẽ làm cho từ trường
trong phần cảm tăng lên, điều đó sẽ làm cho sắđ xoay chiều ở phần ứng tăng lên. Quá trình
tiếp tục như vậy cho đến khi sức điện động không tải trên đầu ra máy phát bằng điện áp định
mức (Eo = Uđm) thì kết thúc quá trình tự kích.
21) Phân tích các bảo vệ của khởi động từ kép
+ Bảo vệ quá tải: rơ le nhiệt Rt
+ Bảo vệ không: các tiếp điểm duy trì của công tắc tơ K ở mạch điều khiển.
+ Bảo vệ ngắn mạch cho mạch điều khiển: Dùng cầu chì F3 cho toàn mạch điều khiển, F1 và
F2 cho mạch công tắc tơ và mạch đèn.
+ Bảo vệ ngắn mạch cho toàn hệ thống: Dùng áptômát AT.
22) Trình bày cấu tạo Stato của máy phát điện đồng bộ ba pha có kích từ ở rô to ?
Stato của máy có cấu tạo bao gồm: lõi thép (mạch từ), dây quấn phần ứng (dây quấn xoay
chiều); trụ đầu dây; đề máy, nắp máy, biển máy, giá chối than và 2 chổi than là bộ phận tiếp
xúc trượt để đưa điện 1 chiều vào rô to... Lõi thép stato làm bằng thép là KTĐ ghép lại, chu
vi mặt trong được xẻ rãnh đều đặn để đặt dây quấn Dây quần là mạch điện được quấn bằng
dây đồng có bọc cách điện, quấn cách điện với lõi thép stato, dây quấn là dây quấn ba pha .
Dây quấn ba pha stato có các đầu dây được đưa ra ngoài và đến trụ đấu dây trên thân máy để
có thể đấu hình sao (Y) hay hình tam giác ( Δ ).
23) Trình bày nguyên lý làm việc của máy phát điện đồng bộ ba pha
Đưa dòng điện 1 chiều vào phần cảm ( rotor), thì rotor trở thành 1 nam châm điện, đồng thời
quay rotor bằng 1 động cơ sơ cấp bên ngoài đạt đến vòng quay định mực. Lúc đó trên rotor
hình thành 1 từ trường quay, quay với tốc độ là n. Từ trường quay rotor này sẽ quét lên dân
quấn phần ứng và theo định luật cảm ứng điện từ thì trong dây quấn phần ứng xuất hiện các
sức điện động cảm ứng xoay chiều xác định theo quy tắc bàn tay phải.
24) Vẽ cấu trúc công tắc tơ và giải thích các kí hiệu
1: Mạch từ (lõi thép); 2: Tấm động (phần ứng); 3: Lò xo phản kháng để hoàn nguyên; 4:
Thanh truyền động cơ khí; 5: Tiếp điểm chính có dập hồ quang; 6: Tiếp điểm phụ; 7: Đế cách
điện công tắc tơ; 8: Hộp dập hồ quang điện; 9: Vòng đồng chống rung

25) Trình bày các thông số cơ bản của công tắc tơ xoay chiều
a. Dòng điện định mức : Đây là dòng điện tối đa mà công tắc tơ xoay chiều có thể chịu được
khi đang hoạt động , có dòng điện định mức từ vài miliampe đến vài ampe.
b. Điện áp định mức : Đây là điện áp mà công tắc tơ xoay chiều có thể hoạt động một cách an
toàn.Thường là 250VAC cho các ứng dụng dân dụng và 480VAC cho các ứng dụng công
nghiệp.
c. Công suất định mức : Đây là công suất tối đa mà công tắc tơ xoay chiều có thể chịu được.
d. Số vòng quay: Là số vòng quay mà công tắc tơ xoay chiều có thể thay đổi giữa các vị trí .
Các công tắc tơ xoay chiều có thể có 2 hoặc 3 vị trí chuyển đổi (ON-OFF hoặc ON-OFF-
ON).
26) Vẽ cấu trúc rơ le điện từ, giải thích các kí hiệu của chúng
Cơ cấu thu: Nhận tín hiệu đầu vào và biến đổi nó thành đại lượng cần thiết cho rơle tác động;
Cơ cấu trung gian: So sánh tín hiệu đầu vào đã được biến đổi với tín hiệu mẫu rồi chuyển nó
đến cơ cấu chấp hành; Cơ cấu chấp hành: Phát tín hiệu cho mạch điều khiển.

* Gói 3 câu 20
27) Vẽ cấu tạo, giải thích và trình bày nguyên lý làm việc của áp-tô-mát bảo vệ dòng cực đại

-Cấu tạo chung : + Hệ thống tiếp điểm


+ Hệ thống dập hồ quang điện
+ Cơ cấu truyền động cắt áp tô mát
+ Móc bảo vệ
-Nguyên lí làm việc: Ở trạng thái bình thường, nếu dòng điện còn nhỏ, sau khi
đóng áptômát thì áptômát được giữ chặt ở trạng thái đóng nhờ móc 4 (ngàm) ăn
khớp với cần 5 làm cho hệ tiếp điểm 7 đóng lại cho dòng điện đi qua. Khi xảy
ra quá tải hoặc ngắn mạch, lực hút của nam châm điện số 1 tăng lên sẽ thắng lực
kéo của lò xo 3 , sẽ làm hút tấm động 2 xuống, dưới tác động của lò xo kéo 6
làm nhả móc 4 , cần 5 được tự do, kết quả là các tiếp điểm của áptômát được
nhả ra, mạch điện bị ngắt
28) Vẽ cấu tạo, giải thích và trình bày nguyên lý làm việc của áp-tô-mát bảo vệ điện áp thấp

- Cấu tạo chung : + Hệ thống tiếp điểm


+ Hệ thống dập hồ quang điện
+ Cơ cấu truyền động cắt áp tô mát
+ Móc bảo vệ
- Khi đóng aptomat thì aptomat được giữ chặt ở trạng thái đóng nhờ móc
răng(4) ăn khớp với cần (5) làm cho hệ tiếp điểm đóng cấp điện áp cho mạch.
Khi điện áp quá thấp, lực hút của nam châm điện(1) giảm xuống không thắng
được lực kéo của lò xo (3), sẽ làm nhả tấm động(2), ngàm (4) bị bật ra, thanh
truyền (5) tự do, dưới tác động của lò xo (6) các tiếp điểm của aptomat được
ngắt ra, mạch điện bị cắt.
29) Giải thích cấu tạo, nguyên lý làm việc và liệt kê các loại bảo vệ của khởi động từ đơn

-Cấu tạo:
A: Áptômát khống chế và bảo vệ ngắn mạch cho toàn hệ thống
M : Động cơ không đồng bộ ba pha rô to lồng sóc
F1 , F2 , F3 : Các cầu chì bảo vệ ngắn mạch cho mạch điều khiển
T : Biến áp hạ áp
K : Công tắc tơ khống chế động cơ
OC: Rơle nhiệt bảo vệ quá tải cho động cơ.
Start, Stop: Các nút ấn khởi động và dừng
WL, GL : Các đèn báo có nguồn và báo động chạy
-Nguyên lí : +Cấp nguồn: Đèn nguồn WL sáng, động cơ sẵn sàng làm việc
+Khởi động: Ấn nút Start cuộn dây của công-tắc-tơ có điện, các tiếp điểm K của
nó ở mạch động lực đóng lại, động cơ điện được cấp điện và sẽ quay. Đồng thời
tiếp điểm K ở mạch điều khiển đóng lại duy trì cho cuộn K khi không ấn nút
Start nữa. Tiếp điểm phụ của K đóng lại, đèn GL sáng báo động cơ chạy.
+Dừng: Ấn nút dừng Stop, cuộn dây của công-tăc-tơ mất điện, các tiếp điểm
của K mở ra ngắt điện vào cuộn dây của động cơ, động cơ dừng. Đèn GL tắt.
-Các bảo vệ: + Bảo vệ quá tải: thanh bimêtan của rơle nhiệt bị đốt nóng làm cho
rơle nhiệt tác động, tiếp điểm thường đóng của nó mở ra, cuộn dây công-tăc-tơ
K mất điện, động cơ được ngắt ra khỏi lưới bảo vệ cho động cơ.
+ Bảo vệ không: các tiếp điểm duy trì của công tắc tơ K ở mạch điều khiển
+ Bảo vệ ngắn mạch cho mạch điều khiển: Dùng cầu chì F1,F2 cho toàn mạch
điều khiển, F3 và F4 cho mạch công tắc tơ và mạch đèn.
+ Bảo vệ ngắn mạch cho toàn hệ thống: Dùng áptômát
30) Giải thích cấu tạo, nguyên lý làm việc và liệt kê các bảo vệ của khởi động từ kép

-Cấu tạo
A: Áptômát khống chế và bảo vệ ngắn mạch cho toàn hệ thống
M : Động cơ không đồng bộ ba pha rô to lồng sóc
F1 , F2 , F3, F4 : Các cầu chì bảo vệ ngắn mạch cho mạch điều khiển
T : Biến áp hạ áp
K : Công tắc tơ khống chế động cơ
KT,KN : Công tắc tơ khống chế động cơ chạy theo chiều thuận hay chiều ngược
OC: Rơle nhiệt bảo vệ quá tải cho động cơ.
Stop: Nút ấn dừng động cơ
Start1,Start2: nút ấn khởi động động cơ theo chiều thuận hay chiều ngược
WL: đèn báo có nguồn
GL,BL: đèn báo động cơ chạy theo chiều thuận hay chiều ngược
-Nguyên lí: +Cấp nguồn: Đèn nguồn WL sáng, động cơ sẵn sàng làm việc
+ Để điều khiển động cơ quay theo chiều thuận, ta ấn nút START 1 cuộn dây
của contactor KT, có điện đóng các tiếp điểm KT1, ΚT2, ΚT3 ở mạch động lực
cấp nguồn cho động cơ quay theo chiều thuận. Tiếp điểm KT4 đóng lại duy trì
điện cho cuộn dây khi nhà nút ấn, KT5 đóng cấp nguồn cho đèn GL sáng báo
động cơ đang quay thuận, tiếp điểm KT6 mở ra để đảm bảo cuộn hút của
contactor KN không có điện đồng thời
+ Muốn điều khiển động cơ quay theo chiều ngược ta ấn nút STOP contactor
KT, mất điện hoàn nguyên các tiếp điểm về trạng thái ban đầu .Ấn nút START
2 contactor KN có điện điều khiển động cơ quay theo chiều ngược.
+ Để dừng động cơ ta ấn nút STOP.
- Các bảo vệ : + Bảo vệ quá tải: thanh bimêtan của rơle nhiệt bị đốt nóng làm
cho rơle nhiệt tác động, tiếp điểm thường đóng của nó mở ra, cuộn dây công-
tăc-tơ KT hoặc KN mất điện, động cơ được ngắt ra khỏi lưới bảo vệ cho động
cơ.
+ Bảo vệ không: các tiếp điểm duy trì của công tắc tơ KT4 hay KN4 ở mạch
điều khiển
+ Bảo vệ ngắn mạch cho mạch điều khiển: Dùng cầu chì F1,F2,F3,F4
+ Bảo vệ ngắn mạch cho toàn hệ thống: Dùng áptômát
31) Vẽ, giải thích cấu tạo và nguyên lý làm việc của rơle nhiệt bimêtal

- Cấu tạo: Cấu tạo rơ le nhiệt bảo vệ được trình bày trên hình 5.22a, nó gồm có: thanh bimêtal
(1) có hệ số giãn nở về nhiệt α ₁, α ₂ (α ₁ > α ₂): cuộn dây (W₁) có vài vòng dây quấn trên
thanh bimêtal. Dòng điện i chạy trên vòng dây W là dòng điện chạy qua động cơ điện không
đồng bộ ba pha cần được bảo vệ; đòn số (2) có một đầu tỷ lên đầu mút (3) của thanh bimêtal,
một đầu gắn với hệ tiếp điểm động số (6) để khống chế mạch điều khiển động cơ. Các lò xo
phản kháng (4) và (5) dùng để cân bằng lực theo hướng mũi tên. Nút (7) là nút ấn hoàn
nguyên (reset) khi hết sự cố.
-Hoạt động: + Khi động cơ không bị quá tải, thì thanh bimêtan không bị biến dạng như trên
hình 5.22a, lúc đó hệ tiếp điểm không tác động. Khi động cơ bị quá tải, dòng điện i chạy qua
cuộn dây Wi có giá trị lớn hơn dòng định mức, thì sau một thời gian nhất định, thanh bimêtal
bị đốt nóng nên bị biến dạng và duỗi thẳng, dưới tác dụng của lò xo số (4) làm cho đòn (2) sẽ
bị kéo theo chiều của lò so (4) làm tác động đến hệ tiếp điểm (6), các tiếp điểm NO chuyển
trạng thái sang NC, các tiếp điểm NC chuyển trạng thái sang NO, để điều khiển động cơ và
ngắt động cơ
+ Nếu nút hoàn nguyên để ở vị trí tay (Hand) thì khi hết quá tải thanh bimêtan không trở về
trạng thái ban đầu, còn đòn số (2) vẫn nằm phía lò so số (4). Do đó để hoàn nguyên về trạng
thái như ban đầu, người ta phải ấn nút (7) để hoàn nguyên (đặt lại – reset). Còn nếu nút hoàn
nguyên để ở vị trí - tự động (Auto) thì khi hết quá tải, rơ le tự động trở về vị trí ban đầu sẵn
sàng cho lần bảo vệ tiếp theo.
+ Đặc tính ampe-giây của rơ le nhiệt như hình 5.22b; với: đường (1) là đường phát nóng của
động cơ; đường số (2) là đường tác động (bảo vệ) của rơle nhiệt. Muốn việc bảo vệ được tin
cậy thì đường số (2) phải thấp hơn đường số (1).
32) So sánh sự giống và khác nhau về cấu tạo giữa công tắc tơ và rơle điện từ
Giống: Cả công tắc tơ và rơle điện từ đều hoạt động dựa trên nguyên lý cảm ứng điện từ.Cấu
tạo : Cuộn dây, Lõi sắt từ, Tiếp điểm, Lò xo
Khác :
-Công tắc tơ:
Công suất lớn
Lõi sắt từ : lớn
Tiếp điểm : Công tắc tơ thường có nhiều tiếp điểm chính và phụ để đáp ứng các yêu cầu điều
khiển phức tạp
Lò xo mạnh: Để đảm bảo lực đủ mạnh để mở và đóng các tiếp điểm lớn
-Rơle điện từ:
Công suất nhỏ
Lõi sắt từ : nhỏ
Tiếp điểm : Rơle điện từ thường có ít tiếp điểm hơn, thường từ 1 đến 4 cặp tiếp điểm.
Lò xo mạnh: Lò xo nhỏ: Để đáp ứng lực yêu cầu ít hơn trong việc đóng mở các tiếp điểm
nhỏ.

You might also like