Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 3

BÀI 2: SỨ MỆNH LỊCH SỬ CỦA GIAI CẤP CÔNG NHÂN

I. Quan điểm cơ bản của chủ nghĩa Mác- Lênin về giai cấp công nhân và sứ mệnh lịch sử của giai
cấp công nhân
1. Khái niệm và đặc điểm của giai cấp công nhân
● GCCN trên phương diện kinh tế- xã hội
Những người lao động trực tiếp hay gián tiếp vận hành các công cụ sản xuất có tính chất công nghiệp
ngày càng hiện đại và xã hội hóa cao.
● GCCN trên phương diện chính trị- xã hội
+ Người lao động không sở hữu tư liệu sản xuất, buộc phải bán sức lao động để sống và bị chủ tư bản bóc
lột giá trị thặng dư.
+ Bị quản lý, bị phân công lao động.
⇒ Đặc điểm:
1. Là sản phẩm của nền đại công nghiệp
2. Lao động bằng phương thức công nghiệp mang tính chất xã hội hóa cao
3. Chủ thể của quá trình sx vật chất hiện đại
4. GCCN có ý thức tổ chức kỷ luật cao, có tinh thần hợp tác và tâm lý lao động công nghiệp và có
tinh thần cách mạng triệt để.
Chính những đặc điểm ấy chính là những phẩm chất cần thiết để GCCN có vai trò lãnh đạo cách mạng.
Từ phân tích trên, ta có thể hiểu về GCCN theo khái niệm sau:
- Một tập đoàn xã hội ổn định, hình thành và phát triển cùng với quá trình phát triển của nền công nghiệp
hiện đại;
- Là giai cấp đại diện cho lực lượng sản xuất tiên tiến; là lực lược chủ yếu của tiến trình lịch sử quá độ từ
CNTB lên CNXH;
- GCCN là những người không có hoặc về cơ bản không có TLSX phải làm thuê và bị GCTS bóc lột về
giá trị thặng dư;
- GCCN cùng với nhân dân lao động làm chủ những TLSX chủ yếu và cùng nhau hợp tác lao động vì lợi
ích chung của toàn xã hội trong đó có lợi ích chính đáng của mình

2. Giai cấp công nhân hiện nay


a. Điểm tương đồng so với giai cấp công nhân thế kỷ XIX
● Vẫn là lực lượng sản xuất hàng đầu của xã hội hiện đại.
● Vẫn bị giai cấp tư sản và chủ nghĩa tư bản bóc lột giá trị thặng dư.
● Xung đột lợi ích cơ bản giữa giai cấp tư sản và giai cấp công nhân (giữa tư bản và lao động) vẫn
tồn tại.
● Vẫn luôn là lực lượng đi đầu trong đấu tranh chống chủ nghĩa tư bản vì hoà bình, hợp tác và phát
triển, vì dân sinh, dân chủ và tiến bộ xã hội.
b. Những biến đổi và khác biệt với giai cấp công nhân hiện đại
● - Xu hướng trí tuệ hoá giai cấp công nhân (công nhân tri thức).
● - Tham gia vào sở hữu tư liệu sản xuất, cổ phần,.. ( trung lưu hoá ).
● - Biểu hiện mới về xã hội hoá lao động.
● - Ở một số nước xã hội chủ nghĩa, giai cấp công nhân đã trở thành giai cấp lãnh đạo thông qua
đội tiền phong là ĐCS.
Những điều kiện quy định sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân
1. Chuyển đổi công nghiệp: Trước tiên, việc chuyển đổi từ nền kinh tế nông nghiệp sang công
nghiệp đã tạo ra sự ra đời của giai cấp công nhân. Sự tập trung dân số vào các thành phố và nhà
máy đã tạo điều kiện cho họ tập hợp và tổ chức, tăng cường sức mạnh của họ để tranh đấu cho
quyền lợi công bằng hơn.
2. Xung đột giai cấp: Xung đột giai cấp giữa công nhân và tư sản đã đẩy giai cấp công nhân đến
việc tìm kiếm mục tiêu giải phóng khỏi áp bức và khai thác. Những cuộc đấu tranh của họ đã làm
nảy sinh những ý thức cộng đồng và nhận thức giai cấp.
3. Lý tưởng xã hội công bằng: Giai cấp công nhân đang thấu hiểu và tin tưởng vào lý tưởng xã hội
công bằng, trong đó sự sản xuất và phân phối được thực hiện dựa trên nhu cầu của toàn bộ xã hội,
không chỉ là lợi ích của một số người giàu có.
4. Tầm quan trọng của sức mạnh tự tổ chức: Giai cấp công nhân nhận thức rằng sức mạnh của họ
nằm trong việc tự tổ chức và đoàn kết. Họ đã thành lập các tổ chức đại diện như công đoàn, nơi
họ cùng nhau chiến đấu cho quyền lợi công bằng và điều kiện lao động tốt hơn.

2.1.2 Nội dung và đặc điểm sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân.
● 2.1.2.1 Nội dung sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân.
❖ Sứ mệnh lịch sử của 1 giai cấp là việc giai cấp đó xoá bỏ chế độ cũ, đã lỗi thời không còn phù
hợp với tiến trình của lịch sử để xây dựng một xã hội mới tiến bộ hơn, tạo điều kiện phát triển
con người, phát triển xã hội.
❖ Sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân Việt Nam là phải lãnh đạo cuộc cách mạng dân tộc dân
chủ nhân dân, thông qua đội tiên phong của mình là ĐCS Việt Nam, đấu tranh giành chính quyền,
thiết lập nền chuyên chính dân chủ nhân dân.
Sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân phải trải qua 2 bước:
● Bước 1: giành lấy chính quyền nhà nước và biến TLSX trước hết thành sở hữu nhà nước.
● Bước 2: xây dựng CNXH, CNCS, đồng thời với việc thủ tiêu mọi giai cấp và đối kháng giai cấp,
nhà nước tự tiêu vong.
Nội dung cụ thể của sứ mệnh lịch sử:
❖ Nội dung kinh tế: Là lực lượng sản xuất cơ bản tạo ra của cải cho xã hội XHCN
❖ Nội dung chính trị- xã hội: Lật đổ giai cấp thống trị, áp bức bóc lột; Xây dựng nhà nước mang
bản chất GCCN; Xây dựng nền dân chủ XHCN.
❖ Nội dung văn hóa tư tưởng: Xây dựng nền văn hóa mới, con người mới với tư tưởng, đạo đức
XHCN.
2.1.2.2 Đặc điểm sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân.
-Sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân xuất phát từ những tiền đề kinh tế - xã hội của sản xuất mang
tính chất xã hội hóa với 2 biểu hiện nổi bật là:
● Thứ nhất: với tiền đề về kinh tế làm cho LLSX mâu thuẫn với QHSX
● Thứ hai: với tiền đề về xã hội làm xuất hiện mâu thuẫn giữa GCCN và GCTS
-Thực hiện sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân là sự nghiệp cách mạng của bản thân giai cấp công
nhân cùng với đông đảo quần chúng và mang lại lợi ích cho đa số.

-Thực hiện SMLS của GCCN là sự nghiệp không chỉ của bản thân GCCN mà còn là sự nghiệp của quần
chúng và mục đích là mang lại lợi ích Thật cho đa số, cho đại đa số GCCN và người lao động nói chung.
-Sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân không phải là thay thế chế độ sở hữu tư nhân này bằng một chế
độ sở hữu tư nhân khác mà là xóa bỏ triệt để chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất.

-Khi xóa bỏ chế độ tư hữu thì tức là đã giải phóng triệt để con người ra khỏi mọi sự áp bức, bất công.

-Thực hiện sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân trên thế giới hiện nay
● Về nội dung kinh tế - xã hội:
- Vẫn là lực lượng giữa vai trò sản xuất vật chất chủ yếu cho xã hội, quyết định sự tồn tài
của xã hội.
● Về nội dung - chính trị:
- Ở các nước XHCN: là giai cấp lãnh đạo nhân dân xây dựng CNXH
- Ở các nước TBCN: đi đầu trong các cuộc đấu tranh chống áp bức, bất công, áp đặt của
chủ nghĩa đế quốc, chống nghèo đói, ô nhiễm môi trường,...
● Về nội dung văn hóa - xã hội:
- Là lãnh đạo hoặc đi đầu trong xây dựng một nền văn hóa tiến bộ vì công bằng, bình đẳng và
quyền con người

You might also like