Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 4

ĐỀ KIỂM TRA 7.

HSG BB
Câu 1 (2,0 điểm):
1. Trong các phân tử prôtêin có cấu trúc bậc 3 hoặc cấu trúc bậc 4, nhóm R của các amino axit có
thể tham gia hình thành nên các loại liên kết nào?
2. Một phân tử prôtêin hoạt động chức năng ở lưới nội chất hạt (ER) nhưng cần được sửa đổi ở bộ
máy gôngi trước khi nó có thể thực hiện được chức năng. Nêu tóm tắt đường đi của prôtêin này
trong tế bào từ khi nó được tổng hợp.
Câu 2 (2,0 điểm):
1. Khi thiết kế các loại thuốc đi qua màng tế bào, các nhà khoa học thường gắn vào thuốc nhóm
methyl (CH3) để phân tử thuốc dễ dàng đi vào trong tế bào. Ngược lại, khi thiết kế thuốc cần hoạt
động bên ngoài tế bào thì họ thường gắn vào thuốc nhóm tích điện để giảm khả năng thuốc đi qua
màng vào trong tế bào. Giải thích?
2. Thành tế bào thực vật có vai trò quan trọng trong sự tăng kích thước tế bào cùng với sự hỗ trợ
của một bào quan có trong tế bào, bào quan đó là gì? Nêu cấu trúc và chức năng của bào quan
này.
Câu 3 (2,0 điểm):
1. Tảo đơn bào Chlorella được sử dụng để nghiên cứu sự có mặt của cacbon đồng vị phóng xạ
(14C) có trong 2 hợp chất hữu cơ X và Y thuộc chu trình Canvin bằng cách bổ sung 14CO2 vào môi
trường nuôi cấy Chlorella và đo tín hiệu phóng xạ trong 2 thí nghiệm sau:
- Thí nghiệm 1: Chlorella được nuôi cấy trong điều kiện chiếu sáng và được cung cấp một lượng
CO2 (không chứa 14C) nhất định. Ngay khi CO2 bị tiêu thụ hết, nguồn sáng bị tắt và 14CO2 được bổ
sung vào môi trường của Chlorella (thời điểm thể hiện bằng đường nét đứt ở hình A).
- Thí nghiệm 2: Chlorella được nuôi cấy trong điều kiện chiếu sáng liên tục và được cung cấp một
lượng 14CO2 nhất định. Khi 14CO2 bị tiêu thụ hết (thời điểm thể hiện bằng nét đứt ở hình B) không
bổ sung thêm bất kì nguồn CO2 nào.

Hình A Hình B
Cho biết tên của chất X và chất Y trong thí nghiệm này. Giải thích?
2. Trong phản ứng pôlyme hóa các đại phân tử sinh học, có 2 cơ chế cơ bản như hình sau:
- Dạng I (Type I): Gốc hoạt hóa (X) được giải phóng từ chuỗi đang kéo dài.
- Dạng II (Type II): Gốc hoạt hóa (X) được giải phóng từ một đơn phân tham gia kéo dài chuỗi.
a. Dựa vào hình trên, hãy cho biết, trong tế bào ADN và ARN được tổng hợp theo dạng nào? Giải
thích.
b. Giải thích tại sao chuỗi pôlinuclêôtit luôn được tổng hợp theo chiều 5’→3’?
Câu 4 (2,0 điểm):
1. Giả sử một chủng nấm men có thể sinh trưởng trong môi trường với nguồn cacbon là oleat
(acid béo có mạch cacbon dài) nhờ khả năng phân giải oleat theo con đường β ôxi hóa. Chúng
cũng có thể sinh trưởng trên nguồn cacbon là glycerol. Khi bị đột biến, nấm men này không thể
sinh trưởng trên môi trường với nguồn cacbon là oleat. Thể đột biến này có khiếm khuyết ở bào
quan nào? Giải thích.
2. Một số chất hóa học có thể ức chế chuỗi
chuyền êlectron và ATP synthase trong hô
hấp tế bào. Dưới đây là tác động của một số
chất đó:
- Cyanide: Chất ức chế cạnh tranh với O2,
bám vào trung tâm của cytochrome c oxidase.
- Oligomycin: Ức chế tiểu phần F0 của
ATP synthase.
- 2,4 - DNP: Giảm chênh lệch nồng độ prôton hai bên màng trong ti thể.
Cho biết, ở biểu đồ hình bên, X và Y có thể là những chất nào? Giải thích.
Câu 5 (2,0 điểm):
1. Nhiều phân tử tín hiệu ở động vật, gồm cả các chất dẫn truyền thần kinh, các yếu tố sinh
trưởng, hoocmôn, gây đáp ứng ở các tế bào đích thông qua các con đường truyền tín hiệu làm tăng
nồng độ Ca2+ trong tế bào chất. Con đường truyền tín hiệu này có sự tham gia của các phân tử như
inositol triphosphates (IP3) và diacylglycerol (DAG). Hãy cho biết:
a. Tại sao trong điều kiện bình thường, lượng Ca2+ ở trong tế bào chất thường thấp hơn nhiều lần
so với dịch ngoại bào và xoang lưới nội chất?
b. Các giai đoạn truyền tin qua màng với Ca2+ đóng vai trò là chất truyền tin thứ 2.
2. Nuôi cấy 2 chủng vi khuẩn E.coli trên những môi trường khác nhau, cho kết quả sau:
Môi trường
Chủng vi khuẩn A B C

Chủng I - + -
Chủng II - - +
Chủng I + Chủng II + + +

A: Môi trường tối thiểu (+): Có mọc khuẩn lạc


B: A + biotin (-): Không mọc khuẩn lạc
C: A + lizin
Cho biết nhu cầu dinh dưỡng của mỗi chủng vi khuẩn này đối với biotin và lizin. Kiểu dinh dưỡng
của mỗi chủng là gì?
Câu 6 (2,0 điểm):
1. Các đồ thị sau đây mô tả sự thay đổi hàm lượng ADN nhiễm sắc thể ở các pha khác nhau của
chu kì tế bào ở thực vật lưỡng bội.

Nếu xử lí tế bào này bằng cônxisin để ức chế sự hình thành thoi phân bào thì đồ thị nào trên đây
bị thay đổi? Giải thích.
2. Nêu cơ chế phân tử giúp điều chỉnh chu kì tế bào ở điểm kiểm soát G2.

Câu 7 (2,0 điểm):


1. Trong các nốt sần của cây họ Đậu, để cố đinh N2, vi khuẩn Rhizobium phải cần điều kiện kị khí
và cần được cung cấp ATP. Tuy nhiên, cả tế bào rễ cây họ Đậu và Rhizobium đều hiếu khí. Để
giải quyết mâu thuẫn này, cây họ Đậu và vi khuẩn Rhizobium đã có những đặc điểm thích nghi
nào?
2. Một người phụ nữ có con bị viêm phổi do nhiễm vi khuẩn Mycoplasma pneumoniae. Người mẹ
này đã tự mua kháng sinh penicillin cho con mình uống. Sau một thời gian, đứa trẻ vẫn không
khỏi bệnh. Người này cho rằng vi khuẩn gây bệnh cho con mình đã nhờn thuốc. Nhận định của
người phụ nữ này đúng hay sai? Giải thích.
Câu 8 (2,0 điểm):
1. Gây đột biến một chủng nấm men kiểu dại, người ta thu được các thể đột biến suy giảm hô hấp
do thiếu xitocrom oxidaza là một enzim của chuỗi chuyền êlectron.
Trong công nghiệp sản xuất rượu, nếu sử dụng các thể đột biến này sẽ có điểm gì ưu thế hơn so
với chủng kiểu dại? Giải thích.
2. Khi cấy chuyển vi khuẩn Aerobacter aerogenes từ môi
trường nước thịt sang môi trường cơ bản có chứa muối
amôn và muối nitrat. Trong môi trường mới, quần thể vi
khuẩn sinh trưởng theo đồ thị hình bên.
a. Nêu tên của hiện tượng sinh trưởng này.
b. Nguồn dinh dưỡng nitơ của vi khuẩn Aerobacter
aerogenes ở mỗi giai đoạn trên đồ thị là gì? Giải thích.

Câu 9 (2,0 điểm):


1. Tại sao bệnh do vi rút gây ra thường nguy hiểm?
2. Nêu những điểm khác nhau của quá trình phiên mã và quá trình sao chép trong tế bào chủ ở
virut có hệ gen ARN (+) sợi đơn và virut có hệ gen ADN sợi kép về: nơi phiên mã và enzim phiên
mã, nơi sao chép và enzim sao chép.
Câu 10 (2,0 điểm):
1. Phân biệt đáp ứng viêm và đáp ứng dị ứng về: sự giải phóng histamine, sản sinh kháng thể IgE,
tính đặc hiệu và sự trình diện kháng nguyên.
2. Trình bày vai trò của tế bào T độc, tế bào T hỗ trợ và tế bào lympho B trong đáp ứng miễn dịch
thể dịch và đáp ứng miễn dịch trung gian tế bào.

……………. Hết ……………….

You might also like