Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 4

ĐÁP ÁN ĐỀ THI THỬ

Câu 1 (2,0 điểm)


a.
- Tế bào A có ti thể, nhiều ribosome, không có lông mao và nhiều lysosome. 0,25
- Tế bào B có số lượng ti thể nhiều gấp đôi tế bào A, khoảng ½ số ribosome, nhiều lông mao và rất ít 0,25
lysosome so với tế bào A.
b.
- Tế bào A là tế bào có chức năng liên quan đến tiêu hóa. 0,25
- Tế bào B có thể là 1 tế bào di động hoặc thực hiện 1 số chức năng di truyền → Chức năng có thể quyết 0,25
định cấu trúc tế bào.
c.
- Tế bào A có thể là bạch cầu (tiêu hóa và tiêu diệt mầm bệnh) vì nó có nhiều lysosome, là những túi 0,25
chứa enzyme tiêu hóa. Ngoài ra các enzyme tiêu hóa là protein được tổng hợp ở ribosome.
- Tế bào B có thể là biểu mô lót hệ thống hô hấp ở người, vì nó có nhiều lông mao. Lông mao loại bỏ bụi
và vi trùng từ đường mũi, phế quản và phổi.
0,25

d.
- Hai tế bào này được lấy từ 1 cơ thể người → cả hai có DNA trong nhân giống nhau.Nhưng chúng khác 0,25
nhau cấu trúc và chức năng vì mỗi tế bào có cơ chế biểu hiện gene khác biệt nhau và tạo ra các protein
khác nhau : mỗi tế bào chỉ biểu hiện một tổ hợp gene nhất định, vào từng thời điểm khác nhau với cường
độ khác nhau,… phù hợp với chức năng của chúng trong cơ thể.
- Cùng 1 loại DNA có thể tạo ra các protein khác nhau bằng các cách kết hợp khác nhau của exon hoặc 0,25
các gene tuân theo các cơ chế điều hòa khác nhau.
Câu 2 (2,0 điểm)
2.1.
Có hai loại chất béo chính: chất béo bão hòa và chất béo không bão hòa. 0,25
- Chất béo không bão hòa thường được xem là tốt cho sức khỏe tim mạch và có thể giúp giảm việc
bắt đầu các bệnh tim mạch. Chất béo bão hòa có thể gây ra các vấn đề về tim mạch khi tiêu thụ quá
nhiều.
- Chất béo không bão hòa thường làm tăng quá trình tổng hợp cholesterol và các LDL xấu ở gan → 0,25
nồng độ LDL trong máu tăng → tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch.
2.2.
Xác định các chất tương ứng các vị trí trong biểu đồ: 1. Glucose. 2. Ethanol.3. Nước 0,5
4. Carbon dioxide

Giải thích: Dựa vào đặc tính của màng, chúng ta có thể thấy rằng
- Carbone dioxide là chất khí, dễ dàng di chuyển qua màng
- Nước và ethanol đều có sự phân cực tuy nhiên kích thước ethanol lớn hơn nên màng lipid kép nhân 0,25
tạo sẽ cho nước qua với tốc độ lớn hơn. Hơn nữa, đối với màng E.coli, chúng chứa các kênh protein
vận chuyển nước (aquaquorin) nên tốc độ nhanh gấp nhiều lần. 0,5
- Glucose phân cực và kích thước lớn, tốc độ sẽ chậm nhất. Tuy nhiên, ở E.coli, glucose được vận
chuyển qua kênh protein nên tốc độ xấp xỉ ethanol.
0,25
Câu 3 (2,0 điểm)
a.
Độ ẩm sẽ kích hoạt phôi mầm tiết ra lượng lớn gibberellin để kích hoạt quá trình chuyển hóa tinh bột 0,25
thành đường để cung cấp cho quá trình hô hấp, tạo năng lượng bằng cách kích hoạt enzyme amylase ở
tầng aleurone.
Khi nhỏ vài giọt nước lên các hạt ở đĩa A:
- Hạt có phôi mầm sẽ kích thích enzyme amylase hoạt động. Hạt mầm có thể tiếp xúc trực tiếp với 0,25
thạch tinh bột nên dẫn đến sự phân hủy tinh bột tại vùng tiếp xúc → tạo thành khu vực không có tinh
bột xung quanh hạt (vùng sáng, không bị nhuộm bởi iodine).
- Hạt không có phôi mầm sẽ không kích thích enzyme amylase hoạt động do không có cơ quan sinh ra 0,25
gibberellin → không có vùng sáng xung quanh hạt.
0,25
- Hormone X làm cho cả hạt có phôi và hạt không có phôi đều tạo ra vùng phân hủy tinh bột → hormone
X là gibberellin. 0,25
- Chức năng sinh học của gibberellin: Thúc đẩy quá trình nảy mầm ở hạt/Gibberellin kích thích sự sinh
trưởng hoạt động nhanh hơn/Kích thích nảy chồi, rễ/Làm già hoa/Ảnh hưởng đến giới tính hoa…

b.
Không. 0,25
Lớp vỏ hạt sẽ làm cho amylase trong hạt không tiếp xúc được với thạch tinh bột → tinh bột trong thạch 0,25
sẽ không bị phân hủy và không tạo thành vùng sáng.
Câu 4 (2,0 điểm)
- Chủng vi khuẩn trên tiết ra ngoại độc tố → Độc tố này có khả năng ngăn cản sự phân giải cAMP thành 0,25
AMP → duy trì nồng độ cAMP trong tế bào biểu mô ruột luôn cao.
→Dẫn tới protein kinase trong con đường truyền tín hiệu luôn được hoạt hoá 0,5
→ đáp ứng của tế bào biểu mô ruột với con đường truyền tín hiệu này luôn được hoạt hoá.
0,5
- Con đường truyền tín hiệu này có đáp ứng là tăng cường quá trình thải nước từ tế bào biểu mô ruột ra 0,5
lòng ống ruột (có thể do tăng tạo kênh aquaporin) → lượng nước xuống ruột già lớn → loãng phân →
tiêu chảy.
Dẫn tới sự mất nước trầm trọng trong cơ thể do tế bào biểu mô ruột luôn kéo nước từ trong cơ thể ra 0,25
bên ngoài ruột và đưa xuống ruột già thải ra ngoài.
Câu 5 (2,0 điểm)
a.
- E2F-1 không có ở băng nào. Vì khi sử dụng kháng thể anti- E2F-1, các băng ở mẫu 3 vẫn như băng ở 0,5
mẫu 2 không bổ sung kháng thể
- E2F-4 ở băng x và y. Vì khi sử dụng kháng thể anti- E2F4 ở mẫu 4 băng x có khối lượng phân tử cao 0,25
hơn mẫu 2 nên kháng thể đã kết hợp với E2F4
- Băng y có ở mẫu 2, 4 với khối lượng phân tử như nhau và không có ở mẫu 4 khi sử dụng anti- E2F4, 0,25
băng này chứa E2F4
- Một E2F khác với E2F-1 và E2F-4 có ở băng z. Vì băng này ở các mẫu 2, 3, 4 đều có khối lượng phân 0,5
tử như nhau nên một E2F khác liên kết với Rb nhưng không liên kết với các kháng thể đã bổ sung
b.
Trong tế bào nghiên cứu, E2F-4 và một E2Fkhác liên kết với Rb nên không kích hoạt được quá trình 0,5
phiên mã các gen mã hóa protein tham gia pha S. Tế bào được giữ lại ở pha G0
Câu 6 (2,0 điểm)
6.1.
a. Vi khuẩn A là vi khuẩn G+, vi khuẩn B là vi khuẩn G-. 0,25
b. Vi khuẩn G- có lớp màng ngoài LPS có khả năng ngăn cản được sự xâm nhập của kháng sinh, bảo 0,25
vệ các thành phần của TB .
c. Phage là tác nhân diệt khuẩn bằng cách phân giải chúng. Ngày nay phage được coi là tác nhân diệt 0,25
khuẩn hiệu quả. Điều này cho phép phage thay thế các chất kháng sinh trong trận chiến chống lại các
bệnh do vi khuẩn gây ra, đặc biệt là các vi khuẩn đã kháng với kháng sinh truyền thống.
d. Không. Vì vi khuẩn có thành TB rất vững chắc. 0,25
6.2.
a.
0,25
- Các vi khuẩn không thể thực hiện được hô hấp hiếu khí gồm: loài 1, loài 2, loài 3
- Giải thích: do loài 1 và loài 2 thiếu xitocrom c oxidaza là enzim chính trong thành phần của quá 0,25
trình hô hấp hiếu khí (chuỗi truyền điện tử), loài 3 thiếu enzim xitrat sinthetaza của chu trình Crep

b.
- Loài 1: tạo rượu ethanol, CO2, ATP 0,125
- Loài 2 tạo axit lactic, ATP. 0,125
- Loài 3 tạo axit lactic, ATP. 0,125
- Loài 4 khi có mặt oxi tạo CO2 và H2O, còn khi không có mặt oxi tạo thành ethanol CO2 vả ATP 0,125
Câu 7 (2,0 điểm)
a
- Nấm men có đầy đủ các enzyme tham gia vào quá trình lên men rượu từ đường nên chúng có khả 0,25
năng tiến hành lên men trong điều kiện kị khí.
- Nấm men có ty thể, khi môi trường có oxy, enzyme alcoldehydrogenase bị ức chế khiến pyruvate và 0,25
NADH đi vào hô hấp hiếu khí, tế bào tạo ra nhiều năng lượng và sinh khối, tốc độ tăng trưởng quần
thể vi sinh vật tăng. → nấm men có phương thức sống kị khí tùy nghi.
- Hiệu ứng Pasteur xảy ra khi quá trình lên men của nấm men bị kìm hãm bởi oxy phân tử. 0,25
- Trong môi trường kị khí, quá trình lên men diễn ra mạnh mẽ, tốc độ tăng trưởng quần thể rất chậm, 0,25
sản phẩm tạo ra là ethanol. Trong môi trường có oxy, nấm men hô hấp hiếu khí, tốc độ sinh trưởng,
tăng sinh khối mạnh nhưng không tạo ra rượu.
b.
- Chủng A mọc trên môi trường nước thịt có peptone làm tăng pH môi trường và mọc trên môi trường 0,25
nước thịt có nitrate sinh ra khí, vậy khí sinh ra là N2, pH tăng do giảm NO3- và các vi khuẩn này là các
vi khuẩn phản nitrate, biến đổi NO3- thành N2, dinh dưỡng theo kiểu hóa dị dưỡng.
- Chủng B sử dụng nguồn carbon là các peptone và làm tăng pH môi trường, mọc trên môi trường giàu 0,25
nitrate vậy → các vi khuẩn này là các vi khuẩn amôn hóa sản sinh ra NH3 (tăng pH) từ các peptone
chúng có kiểu dinh dưỡng là hóa dị dưỡng.
- Chủng C chỉ mọc trên môi trường nước thịt có amoniac sinh NO2-, vậy vi khuẩn này là vi khuẩn nitrite 0,25
hóa, biển đổi NH3 thành NO2- để sinh năng lượng và dinh dưỡng theo kiểu hóa tự dưỡng.
- Chủng D chỉ mọc trên môi trường nước thịt có nitrite sinh NO3-, vậy vi khuẩn này là vi khuẩn nitrate 0,25
hóa, biển đổi NO2- thành NO3- để sinh năng lượng và dinh dưỡng theo kiểu hóa tự dưỡng.
Câu 8 (2,0 điểm)
a.
- Gia tăng dân số/ đô thị hóa dẫn đến tăng sự tiếp xúc của con người đối với môi trường sống của động 0,25
vật hoang dã.
- Vận chuyển/ sử dụng động vật hoang dã không kiểm soát 0,25
b. Hai trong số nhiều nguyên nhân:
- Phản ứng chéo với các virus khác (flavivirus): Virus Zika là một loại flavivirus. Các kháng thể cho 0,25
virus Zika có phản ứng chéo với các virus khác (như virus sốt xuất huyết Dengue) do cấu trúc tương
đồng. Điều này dẫn đến kết quả dương tính giả.
- Thời gian tồn tại ngắn của kháng thể: Kháng thể chống virus Zika có thời gian tồn tại ngắn trong cơ 0,25
thể, nên có thể cho kết quả âm tính giả ở những người đã từng nhiễm.
- Biến chủng virus: Sự biến đổi di truyền của virus dẫn đến sự khác biệt về kháng nguyên bề mặt, khiến 0,25
kháng thể không nhận diện được để gắn kết.
c.
- Các mầm bệnh cụ thể có phương pháp lây truyền cụ thể. Dẫn đến việc yêu cầu các phương pháp kiểm 0,375
soát cụ thể chẳng hạn như một loại thuốc kháng virus cụ thể. Việc xác định không chính xác có thể dẫn
đến nhiễm trùng và lây lan liên tục.
- Xác định mầm bệnh và phân lập kháng nguyên. Điều này sẽ cho phép sản xuất vaccine hoặc sản xuất 0,375
thuốc có hình dạng bổ sung. Nếu phần lớn dân số được tiêm phòng hoặc điều trị bằng loại thuốc hợp
lý này thì điều này sẽ làm giảm đáng kể khả năng lây truyền bệnh.
Câu 9 (2,0 điểm)
a.

- Từ 0 đến 4 phút nhiệt độ bề mặt lá của nhóm cây được tưới nước gia tăng còn của nhóm cây xử lí 0,5
hạn suy giảm. Nguyên nhân do lượng khí khổng mở của nhóm được tưới nước tại thời điểm này ít
hơn nhóm được xử lí hạn.
- Từ 4 đến 8 phút, nhiệt độ bề mặt lá của nhóm cây được tưới đủ nước giảm mạnh trong khi của nhóm 0,5
xử lí hạn bắt đầu tăng mạnh. Nguyên nhân là phản ứng mở khí khổng của nhóm cây được tưới nước
diễn ra mạnh làm tăng số lượng khí khổng được mở, làm hạ nhiệt độ bề mặt lá. Trong khi nhóm xử lí
hạn sẽ vẫn duy trì lượng khí khổng đóng để chịu hạn.
b. Từ phút thứ 15 vì lúc này nhiệt độ của cây là ổn định, không thay đổi. 0,5
c. Nhóm cây được xử lí hạn vì nhóm cây này duy trì được nhiệt độ ổn định từ phút thứ 15 trong khi 0,5
nhóm cây được cấp nước đầy đủ nhiệt độ vẫn tăng → lượng khí khổng của cây mở rất ít.
Câu 10 (2,0 điểm)

10.2
- Điểm bù ánh sáng: là cường độ ánh sáng mà tại đó cường độ quang hợp bằng với cường độ hô hấp.
0,25
- Lượng sinh khối tạo ra trong quang hợp vừa đủ cho hoạt động sống của thực vật/ (cho hô hấp)
nên không có lượng chất hữu cơ tích lũy. 0,25
- Cường độ ánh sáng quá cao có thể làm giảm cường độ quang hợp vì:
+ Ánh sáng mạnh, nhiệt độ cao làm biến tính các enzyme tham gia quang hợp/
(Thí sinh có thể ghi làm tổn thương bộ máy quang hợp). 0,25
+ Đóng lỗ khí, giảm lượng CO2 và tăng lượng O2 khiến quang hợp bị ức chế. 0,25
-------------- Hết ----------------

You might also like