Đề 8

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 4

ĐỀ KIỂM TRA 8.

HSG BB
Câu 1. (2,0 điểm)
1. Giả sử thành phần protein (dạng cầu) của lipoprotein được cấu tạo từ chuỗi peptide gồm trình tự các
amino acid như sau: Ser, Leu, Lys, Gln, His, Phe, Val, Ile, Met, Cys-S-S-Cys, Ser-P và Glu. Hãy cho biết
các amino acid này phân bố như thế nào trong phân tử protein trên. Biết: Leu, Phe, Val, Ile, Met là các
amino acid không phân cực; Ser, Gln, Cys là amino acid phân cực; Lys, His, Glu là các amino acid tích
điện.
2. Để xác định mức độ phân nhánh (liên kết α-1,6-glycoside) trong
amilopectin người ta tiến hành như sau:
- Mẫu amilopectin được xử lí methyl hóa toàn bộ với một chất methyl hóa
(methyl iodine) thế nhóm H trong OH bằng gốc CH3, chuyển sang –OCH3.
Sau đó, tất cả các liên kết glycoside trong mẫu được thủy phân trong dung
dịch acid.
- Dựa vào lượng 2,3-di-O-methylglucose người ta xác định được số điểm
phân nhánh trong amilopectin. Giải thích cơ sở của quy trình này?
Câu 2. (2,0 điểm)
Hình 2.1 biểu thị một phần cấu trúc màng sinh chất của tế bào hồng cầu (X, Y, Z là các protein
màng, W là protein khung xương tế bào). Hình 2.2 biểu thị phân bố của các loại phospholipid (SM, PS và
các phospholipid khác) theo tỉ lệ phần trăm về hai phía màng sinh chất của tế bào hồng cầu ở thú. Việc
bổ sung một đoạn ngắn các phân tử đường (oligosaccaride) vào phân tử protein hoặc phospholipid bởi
enzyme gọi là sự glycosyl hóa. Các SM được glycosyl hóa, trong khi các PS mang các nhóm chức carboxyl
và amin ở đầu ưa nước.

a. Nhận xét về sự phân bố mỗi loại phospholipid và protein ở bề mặt ngoài và bề mặt trong của
màng sinh chất tế bào hồng cầu.
b. Phần lớn sự glycosyl hóa phospholipid và protein diễn ra ở những bào quan nào của tế bào gốc
tủy (tế bào sinh hồng cầu)? Nêu vai trò của sự biến đổi hóa học này.
c. Trong mao mạch, tế bào hồng cầu dạng đĩa bầu dục chuyển động nhanh hơn dạng đĩa tròn, ở trạng
thái không kết hợp với O2; hemoglobin (Hb) liên kết chặt với protein X (ái lực của protein X với Hb cao
hơn so với protein Z). Khi mô cơ trơn đang hoạt động bình thường, tốc độ chuyển động của hồng cầu ở
đầu mao mạch và cuối mao mạch của cơ trơn đó khác nhau như thế nào? Giải thích.
Câu 3. (2,0 điểm)
Các nhà khoa học đã phân lập được lục lạp
nguyên vẹn từ dịch chiết tế bào lá ở thực vật ưa
bóng. Họ chuẩn bị 6 ống nghiệm, mỗi ống đều
chứa cùng một số lượng lục lạp và một chất oxy
hóa màu xanh lam (dicloindophenol, DIP) mất
màu khi nó ở trạng thái khử. Họ chiếu đèn vào
những ống nghiệm ở cùng mức cường độ ánh sáng
nhưng có các quang phổ (bước sóng ánh sáng)
khác nhau. Hình bên biểu thị kết quả của thí
nghiệm.
1. Hãy cho biết pha sáng xảy ra mạnh nhất ở bước
sóng nào: 550 nm, 650 nm hay 700 nm? Tại sao?
2. Trình bày sự khác biệt về kết quả thí nghiệm khi chiếu ánh sáng kép có bước sóng (650 + 700) nm so với khi
chiếu ánh sáng đơn có bước sóng 650 nm hoặc 700 nm? Giải thích.
3. Hãy cho biết lục lạp ở lá cây ưa bóng có đặc điểm thích nghi như thế nào về mật độ chlorophyll, tỉ lệ
(chlorophyll a)/(chlorophyll b) và (hệ thống quang hợp I)/(hệ thống quang hợp II) giúp nó thích nghi với
điều kiện sống ở nơi bóng râm? Giải thích.
Câu 4. (2,0 điểm)
1. Trong một nghiên cứu về chức năng ti thể, người ta phân lập và chuyển ti thể cô lập vào trong
môi trường đệm thích hợp có succinate là nguồn cung cấp điện tử duy nhất cho chuỗi hô hấp. Sau 5 phút,
ADP được bổ sung thêm vào môi trường. Khoảng 1 phút tiếp theo, mỗi chất ức chế được bổ sung vào
từng ống nghiệm riêng rẽ (trình bày ở bảng 1) và 10 phút sau đó thì thí nghiệm kết thúc. Nồng độ O2 trong
môi trường của từng ống được đo liên tục trong thời gian thí nghiệm.
Bảng 1
Ống nghiệm Chất ức chế Tác dụng
I Atractyloside Ức chế protein vận chuyển ADP/ATP
II Butylmalonate Ức chế vận chuyển succinate vào ti thể
III Cyanide Ức chế phức hệ cytochrome c oxidase
IV Oligomycin Ức chế phức hệ ATP synthase
Lượng O2 tiêu thụ trong từng ống nghiệm trên thay đổi như thế nào trong thời gian thí nghiệm? Giải
thích.
2. Ở các tế bào bình thường không phân chia, glucose được chuyển hóa thành pyruvate và
sau đó thành acetyl-CoA trong điều kiện hiếu khí bởi PDC (Pyruvate Dehydrogenase Complex). Acetyl-
CoA đi vào chu trình acid tricarboxylic (chu trình TCA) trong ti thể. Ở tế bào khối u, trong điều kiện môi
trường thiếu oxi, con đường chuyển hóa glucose được mô tả như hình 4 (PDKs - pyruvate dehydrogenase
kinase). Khi tế bào bình thường chuyển thành tế bào khối u, để đảm bảo nhu cầu ATP cho các tế bào khối
u, quá trình chuyển hóa glucose thay đổi như thế nào?

Câu 5. (2,0 điểm) Truyền tin, Phương án thực hành


1. Các túi nhân tạo A và B chỉ chứa 1 loại protein màng là thụ thể
kết cặp với protein G (túi A) hoặc enzym adenylcyclase (túi B) của
động vật có vú. Các túi được xử lý bởi enzyme protease bám mặt
ngoài của màng túi thu được các đoạn peptide sau đó được phân tách
bằng SDS-PAGE thu được kết quả như hình 5. Các băng điện di ở
mẫu 1 và 2 tương ứng là kết quả của loại túi A hay túi B? Giải thích.
2. Một chất truyền tin thứ hai dùng phổ biến trong tế bào gây nên các đáp ứng như co cơ, dẫn truyền thần kinh,
phân chia tế bào…
a. Hãy cho biết đó là chất nào?
b. Hãy thiết kế thí nghiệm để kiểm chứng nhận định của bạn về chất truyền tin đó?
Câu 6. (2,0 điểm)
1. Các hoạt động của chu kì tế bào được điều hòa bởi các enzyme kinase phụ thuộc Cyclin (CDKs), các enzyme
này chỉ được hoạt hóa khi liên kết với Cyclin tương ứng và được phosphoryl hóa tại ThrC (Threonine lõi). Sự
phosphoryl hóa hoặc khử phosphoryl hóa (dephosphoryl) các amino acid khác lại điều chỉnh thêm hoạt tính của
enzyme. Con đường dưới đây thể hiện các protein tham gia vào giai đoạn tế bào đi vào pha M của chu kì tế bào.

Hãy chỉ đột biến nào dưới đây thúc đẩy tế bào đi vào pha M bằng cách hoạt hóa phức hệ CyclinB/CDK1. Giải
thích.
a. Đột biến làm giảm hoạt tính khử phospho (dephosphoryl hóa) của Cdc25.
b. Đột biến làm giảm hoạt tính phosphoryl hóa của Wee1.
2. Một số loại thuốc điều trị ung thư có cơ chế tác động lên thoi vô sắc. Trong số đó, một số thuốc (như consisin)
ức chế hình thành thoi vô sắc, còn một số thuốc khác (như taxol) tăng cường độ bền của thoi vô sắc. Ở nồng độ
thấp, cả hai nhóm thuốc đều có khuynh hướng ức chế nguyên phân và thúc đẩy sự chết theo chương trình của các
tế bào đang phân chia.
a. Các tế bào chịu tác động của các loại thuốc này thường dừng chu kỳ tế bào tại giai đoạn nào của nguyên phân?
b.Tại sao hai nhóm thuốc có cơ chế tác động ngược nhau nhưng đều có khả năng ngăn cản sự phân bào?
c. Điều gì sẽ xảy ra nếu trong nguyên phân, những tế bào được xử lý thuốc không dừng phân chia? Giải thích.
Câu 7. (2,0 điểm) Một thí nghiệm được tiến hành để tìm hiểu về mối liên quan giữa nhiệt độ lá, nồng độ O2
môi trường và cường độ quang hợp của loài thực vật ở nhóm C3 (cỏ lúa mì) và C4 (cỏ xanh gama). Tiến hành bố
trí ba lô thí nghiệm:
+ Lô I: cỏ lúa mì trong môi trường 21% O2;
+ Lô II: cỏ xanh gama trong môi trường 21% O2 .
+ Lô III: loài cỏ Y (cỏ lúa mì hoặc cỏ xanh gama) trong môi trường 2% O2
Tốc độ cố định CO2 và nhiệt độ lá của những cá thể ở mỗi lô được ghi nhận trong suốt thí nghiệm. Hình 7 biểu
thị tương quan giữa nhiệt độ lá và tốc độ cố định CO2 ở mỗi lô thí nghiệm.

Hình 7
a. Mỗi đường cong 1, 2 và 3 ở hình 7 tương ứng với kết quả thu được ở lô thí nghiệm nào (I, II hay III)? Loài
cỏ Y ở lô III là cỏ lúa mì hay cỏ xanh gama? Giải thích.
b. Khi tiến hành giải phẫu lá và nhuộm mẫu với thuốc thử Lugol chứa KI trên hai loài cỏ lúa mì và cỏ xanh
gama rồi quan sát dưới kính hiển vi, họ thấy rằng đường kính trung bình của các bó mạch ở một loài là nhỏ hơn
đáng kể so với loài còn lại và sự bắt màu thuốc nhuộm ở hai loài xảy ra ở vị trí khác nhau. Hãy giải thích những
hiện tượng quan sát được.
Câu 8. (2,0 điểm)
1. Ba ống nghiệm X, Y và Z lần lượt chứa vi khuẩn Escherichia coli (Gram âm), Baclillus subtilis (Gram dương)
và Mycoplasma mycoides (không có thành tế bào) với cùng mật độ (106 tế bào/mL) trong dung dịch đẳng trương.
Bổ sung lysozyme vào cả ba ống nghiệm, ủ ở 37 độ C trong 1 giờ. Hãy phân biệt đặc điểm về hình dạng tế bào,
kháng nguyên bề mặt, khả năng trực phân và tính mẫn cảm với áp suất thẩm thấu của tế bào vi khuẩn trong ống X,
Y và Z sau 1 giờ ủ với lysozyme ở 37 độ C.
2. Có 4 chủng vi khuẩn kị khí được phân lập từ đất (kí hiệu lần lượt là A, B, C, D) được phân tích để tìm hiểu vai
trò của chúng trong chu trình nitơ. Mỗi chủng được nuôi trong 4 môi trường nước thịt có bổ sung các chất khác
nhau: (1) Peptone (các pôlipeptit ngắn), (2) Amôniac, (3) Nitrat và (4) Nitrit. Sau 7 ngày nuôi, các mẫu vi khuẩn được
phân tích hóa sinh và kết quả thu được như sau:
Các chủng vi khuẩn
STT Môi trường dinh dưỡng
A B C D
1 Nước thịt có peptone +, pH+ +, pH+ - -
2 Nước thịt có amoniac - - +, NO2- -
3 Nước thịt có nitrate +, Gas + - -
4 Nước thịt có nitrit - - - +, NO3-
Biết: +: Vi khuẩn mọc NO3- : Có nitrat - : Vi khuẩn không mọc
pH+ : pH môi trường tăng NO2- : Có nitrit Gas : Có chất khí
Xác định kiểu dinh dưỡng của mỗi chủng vi khuẩn trên? Giải thích.
Câu 9. (2,0 điểm) S
Khi nuôi cấy chung ba chủng vi khuẩn Streptococcus lactis (A, B và C) trong cùng một bình nuôi cấy tĩnh ở
370C, người ta thu được các đường cong sinh trưởng biểu diễn ở Hình 9.1. Khi nuôi cấy tĩnh ba chủng này riêng rẽ
trong điều kiện tương tự, người ta thu được các đường cong sinh trưởng biểu diễn ở Hình 9.2.

a. So sánh tốc độ sinh trưởng riêng (hằng số sinh trưởng riêng) của ba chủng A, B và C ở pha sinh trưởng cấp
số mũ khi nuôi chung ba chủng.
b. Khi nuôi chung (Hình 9.1), sinh trưởng của ba chủng A, B và C khác nhau như thế nào trong khoảng thời
gian nuôi cấy từ 7 đến 9 giờ? Giải thích.
c. Tại sao khi nuôi chung cả ba chủng, pha tiềm phát (pha lag) của chủng B kéo dài gấp nhiều lần so với chủng
A và C?
Câu 10. (2,0 điểm) Virus
Người ta nuôi cấy vi khuẩn E. coli trên đĩa thạch dinh dưỡng
cho đến khi đạt mật độ phù hợp, sau đó ủ một lượng phage T4 vào
trong môi trường rồi nghiên cứu quá trình lây nhiễm của chúng vào quần
thể vi khuẩn theo thời gian. Kết quả thu được về chu trình lây nhiễm của
phage T4 được thể hiện ở hình 4, với các giai đoạn từ (a) – (c) được
phân chia bởi dấu “●”. Dựa và đồ thị hãy cho biết:
1. Giai đoạn nào ở hình bên là phù hợp với các mô tả sau đây? Giải thích.
- (1) Hầu hết tế bào vi khuẩn trong môi trường bị ly giải.
- (2) Chủ yếu diễn ra quá trình sinh tổng hợp các thành phần của
phage.
2. Xét theo tính chất của quá trình lây nhiễm, phage T4 thuộc loại phage
nào? Giải thích.
3. Nếu các tế bào vi khuẩn E. coli được xử lý với lysozyme trước khi được ủ với phage thì sự lây nhiễm của phage có
bị ảnh hưởng không? Giải thích.
4. Vi khuẩn có những cơ chế nào để bảo vệ khỏi sự xâm nhập và tấn công bởi phage?
----------------------------- HẾT -----------------------------

You might also like