Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 117

BỘ TÀI CHÍNH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH – MARKETING

BÁO CÁO TỔNG KẾT


ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA SINH VIÊN
THAM GIA XÉT GIẢI THƯỞNG
“TÀI NĂNG KINH TẾ TRẺ” – LẦN 12, 2023

NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HÀNH VI


SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG TÁI TẠO CỦA CÁC HỘ GIA ĐÌNH
TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Lĩnh vực nghiên cứu: Kinh tế, Xã hội

TP. HCM, tháng 5 năm 2023


BỘ TÀI CHÍNH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH – MARKETING

BÁO CÁO TỔNG KẾT

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA SINH VIÊN


THAM GIA XÉT GIẢI THƯỞNG
“TÀI NĂNG KINH TẾ TRẺ” – LẦN 12, 2023

NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HÀNH VI


SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG TÁI TẠO CỦA CÁC HỘ GIA ĐÌNH
TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Người hướng dẫn: Ths. Nguyễn Thị Thùy Giang


Sinh viên thực hiện:
Phùng Thị Thuỳ Vân (nhóm trưởng) - 2021009183
Võ Nguyễn Bảo Trân - 2021009170
Bùi Thị Hoàng Lan - 2021009066

TP. HCM, tháng 5 năm 2023


LỜI CAM ĐOAN
Chúng tôi xin cam đoan, đề tài nghiên cứu “Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi
sử dụng năng lượng tái tạo trong các hộ gia đình tại Thành phố Hồ Chí Minh” là công
trình nghiên cứu độc lập. Những thông tin từ nguồn thứ cấp có liên quan đã được trích
dẫn theo quy định. Chúng tôi cam kết những sô liệu thu thập được do chúng tôi thực
hiện và không trùng với bất kỳ công trình nào, đảm bảo tính trung thực và khách quan.

Nhóm tác giả

i
LỜI CẢM ƠN
Trước tiên, chúng tôi xin gửi lời cảm ơn đến ThS. Nguyễn Thị Thùy Giang, người
đã hướng dẫn chúng tôi rất nhiệt tình trong suốt 6 tháng qua, từ những ngày đầu tiên bắt
đầu viết thuyết minh cho đến lúc hoàn tất báo cáo nghiên cứu khoa học. Chúng tôi có
được các bài học về phương pháp, tư duy, kỹ năng nghiên cứu khoa học cùng sự tự tin
theo đuổi đam mê nghiên cứu khoa học trong tương lai.
Tiếp đến, chúng tôi xin gửi lời cảm ơn đến các thầy cô trong Khoa Thương mại
trường Đại học Tài Chính – Marketing. Chúng tôi không thể hoàn thành và làm tốt
nghiên cứu khoa học nếu không có sự động viên, hỗ trợ của lãnh đạo, thầy cô.
Chúng tôi cũng gửi lời cảm ơn đến các bạn, cô chú, anh chị trong các hộ gia đình
trên địa bàn TPHCM đã nhiệt tình tham gia khảo sát và giúp đỡ chúng tôi thu thập dữ
liệu.
Xin chân thành cảm ơn!

ii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN...........................................................................................................i
BÁO CÁO TỔNG KẾT ............................................................................................... ii
MỤC LỤC .................................................................................................................... iii
DANH MỤC HÌNH ẢNH ............................................................................................vi
DANH MỤC BẢNG BIỂU ........................................................................................ vii
DANH MỤC MÔ HÌNH ........................................................................................... viii
DANH MỤC VIẾT TẮT ..............................................................................................ix
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU .............................................................. 1
1.1. Bối cảnh nghiên cứu và lý do chọn đề tài .........................................................1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu...........................................................................................5
1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .....................................................................5
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu ...................................................................................5
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu ......................................................................................5
1.3.3. Đối tượng khảo sát ........................................................................................6
1.4. Phương pháp nghiên cứu ...................................................................................6
1.5. Ý nghĩa thực tiễn và đóng góp mới của đề tài .................................................8
1.6. Kết cấu bài nghiên cứu ....................................................................................10
1.7. Tóm tắt chương 1 ............................................................................................. 10
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU .....................11
2.1 Giới thiệu về năng lượng tái tạo.......................................................................11
2.1.1 Khái niệm về năng lượng tái tạo ..................................................................11
2.1.2 Đặc điểm của năng lượng tái tạo .................................................................13
2.1.3 Phân loại năng lượng tái tạo ........................................................................14
2.1.4 Vai trò của năng lượng tái tạo ......................................................................16
2.1.5 Nhược điểm của năng lượng tái tạo ............................................................. 17
2.1.6 Nhà nước khuyến khích sử dụng năng lượng tái tạo thông qua các văn bản
pháp lý ...................................................................................................................18
2.2 CÁC LÝ THUYẾT NỀN TẢNG ......................................................................19
2.2.1 Chấp nhận công nghệ TAM 1 ......................................................................19
2.2.2 Chấp nhận công nghệ TAM 2 ......................................................................20
2.2.3 Lý thuyết thống nhất về chấp nhận và sử dụng công nghệ 1 (UTAUT 1) ..21
2.2.4 Lý thuyết thống nhất về chấp nhận và sử dụng công nghệ 2 (UTAUT 2) ..23
2.2.5 Thuyết hành vi có kế hoạch (Theory of Planned Behavior - TPB) (1991) .24
2.2.6 Thuyết hành vi có kế hoạch mở rộng (Extend Theory of Planned Behavior
– E.TPB) ...............................................................................................................25
2.3 CÁC MÔ HÌNH LIÊN QUAN .........................................................................26
2.3.1 Các mô hình nghiên cứu trong nước ............................................................ 26
iii
2.3.2 Các đề tài nghiên cứu nước ngoài ................................................................ 29
2.4 TỔNG HỢP CÁC MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU ...............................................40
2.5 MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT ............................................................ 42
2.5.1 Các giả thuyết nghiên cứu............................................................................42
2.5.2 Mô hình nghiên cứu đề xuất ........................................................................49
2.6. Tóm tắt chương 2 ............................................................................................. 51
CHƯƠNG 3: THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU .................................................................52
3.1. Quy trình nghiên cứu:......................................................................................52
3.2. Thang đo............................................................................................................53
3.3. Cách thức thu thập dữ liệu nghiên cứu ..........................................................56
3.4. Thời gian thực hiện khảo sát ...........................................................................58
3.5. Thông tin mẫu khảo sát ...................................................................................59
3.6. Cách thức phân tích dữ liệu ............................................................................59
3.7. Tóm tắt chương 3 ............................................................................................. 59
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ..................................................................60
4.1. Thông tin mẫu khảo sát ...................................................................................60
4.2. Phân tích dữ liệu khảo sát ...............................................................................61
4.2.1. Đánh giá mô hình đo lường ........................................................................61
4.2.2. Đánh giá mô hình cấu trúc ..........................................................................64
4.2.3 Kiểm định giả thuyết ....................................................................................67
4.2.4. Kiểm định sự phù hợp của mô hình (Model fit) .........................................72
4.3. Phân tích đa nhóm ...........................................................................................73
4.4. Tóm tắt chương 4 ............................................................................................. 75
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý CỦA NGHIÊN CỨU ................................ 77
5.1. Kết quả đo lường .............................................................................................. 77
5.2. Hàm ý thực tiễn quản trị .................................................................................77
5.2.1. Ý định hành vi ............................................................................................. 77
5.2.2. Hữu dụng ....................................................................................................78
5.2.3. Quan tâm môi trường ..................................................................................79
5.2.4. Tính dễ sử dụng ..........................................................................................80
5.2.5. Chấp nhận chi trả ........................................................................................81
5.2.6. Chính sách nhà nước ...................................................................................82
5.2.7. Kiến thức .....................................................................................................84
5.2.8. Thái độ ........................................................................................................85
5.3. Hạn chế của nghiên cứu và đề xuất cho các nghiên cứu tiếp theo ...............86
5.4. Các biện pháp khắc phục ................................................................................87
5.5. Tóm tắt chương 5 ............................................................................................. 87
iv
KẾT LUẬN ..................................................................................................................89
Công trình được trích dẫn ..........................................................................................90
PHỤ LỤC 1 ..................................................................................................................99
PHỤ LỤC 2 ................................................................................................................101
PHỤ LỤC 3 ................................................................................................................102
PHỤ LỤC 4 ................................................................................................................106

v
DANH MỤC HÌNH ẢNH

Hình 1. 1 Tổng lượng phát thải CO2 hàng năm theo khu vực trên thế giới, 1750–2019
....................................................................................... Error! Bookmark not defined.

Hình 4. 1 Kết quả mô hình cấu trúc...............................................................................68

vi
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2. 1 Tóm tắt giả thuyết .........................................................................................49

Bảng 3. 1 Thang đo về “Nhận thức tính hữu dụng” ......................................................53


Bảng 3. 2 Thang đo về “Chính sách nhà nước” ............................................................ 53
Bảng 3. 3 Thang đo về “Nhận thức tính dễ sử dụng”....................................................54
Bảng 3. 4 Thang đo về “Kiến thức” ..............................................................................54
Bảng 3. 5 Thang đo về “Thái độ” ..................................................................................54
Bảng 3. 6 Thang đo về “Ý định hành vi” ......................................................................55
Bảng 3. 7 Thang đo về “Chấp nhận chi trả” ..................................................................55
Bảng 3. 8 Thang đo về “Mối quan tâm về môi trường” ................................................55
Bảng 3. 9 Thang đo về “Ảnh hưởng của xã hội” ..........................................................56
Bảng 3. 10 Thang đo về “Hành vi sử dụng năng lượng tái tạo” ...................................56

Bảng 4. 1 Thông tin về mẫu khảo sát ............................................................................60


Bảng 4. 2 Đo lường thang đo, đánh giá độ tin cậy ........................................................61
Bảng 4. 3 Giá trị Forner-Larcker ...................................................................................63
Bảng 4. 4 Hệ số VIF ......................................................................................................64
Bảng 4. 5 Giá trị R2 .......................................................................................................66
Bảng 4. 6 Hệ số tác động f2 ..........................................................................................66
Bảng 4. 7 Kết quả kiểm định giả thuyết trực tuyến .......................................................68
Bảng 4. 8 Sự phù hợp của mô hình ...............................................................................72
Bảng 4. 9 Kiểm định sự khác biệt .................................................................................73
Bảng 4. 10 Kiểm định sự khác biệt ...............................................................................74

Bảng 5. 1 Ý định hành vi ............................................................................................... 77


Bảng 5. 2 Tính hữu dụng ............................................................................................... 78
Bảng 5. 3 Quan tâm môi trường ....................................................................................79
Bảng 5. 4 Tính dễ sử dụng ............................................................................................. 80
Bảng 5. 5 Chấp nhận chi trả ..........................................................................................81
Bảng 5. 6 Chính sách nhà nước ....................................................................................82
Bảng 5. 7 Kiến thức .......................................................................................................84
Bảng 5. 8 Thái độ ..........................................................................................................85

vii
DANH MỤC MÔ HÌNH
Mô hình 2. 1 Mô hình gốc chấp nhận công nghệ TAM 1 của Davis (1986) ...........19
Mô hình 2. 2 Mô hình chấp nhận công nghệ TAM 2 của Venkatesh và Davis
(2000)............................................................................................................................. 20
Mô hình 2. 3 Mô hình lý thuyết thống nhất về chấp nhận và sử dụng công nghệ 1
(UTAUT 1) của Venkatesh và cộng sự (2003) ...........................................................22
Mô hình 2. 4 Mô hình lý thuyết thống nhất về chấp nhận và sử dụng công nghệ 2
(UTAUT 2) của Venkatesh và cộng sự (2012) ...........................................................23
Mô hình 2. 5 Mô hình Thuyết hành vi có kế hoạch của Ajzen (1991) ....................24
Mô hình 2. 6 Thuyết hành vi có kế hoạch mở rộng TPB (Wenling Liu, 2013) ......26
Mô hình 2. 7 Mô hình nghiên cứu của Ngọc Dưỡng và Ái Nhân (2021) ...............27
Mô hình 2. 8 Mô hình nghiên cứu của Phạm Thị Huyền và cộng sự (2020) ..........28
Mô hình 2. 9 Mô hình nghiên cứu của TS. Hồng Mạnh và Văn Sơn (2020) ..........29
Mô hình 2. 10 Mô hình nghiên cứu của Mohammad Almrafee và cộng sự (2023)
.......................................................................................................................................30
Mô hình 2. 11 Mô hình nghiên cứu của Xin-Cheng Meng (2021) ...........................31
Mô hình 2. 12 Mô hình nghiên cứu của Joy Billanes và cộng sự tại Đan Mạch
(2022)............................................................................................................................. 32
Mô hình 2. 13 Mô hình nghiên cứu của Dafit Bagus Maha Bekti và cộng sự (2021)
.......................................................................................................................................33
Mô hình 2. 14 Mô hình nghiên cứu của Alaa Masrahi (2021) .................................34
Mô hình 2. 15 Mô hình nghiên cứu của Bial Khalid (2021).....................................35
Mô hình 2. 16 Mô hình nghiên cứu của Wall và các cộng sự (2021) ......................36
Mô hình 2. 17 Mô hình nghiên cứu của JoyBillanes và cộng sự (2021) ..................37
Mô hình 2. 18 Mô hình nghiên cứu của Muhammad Irfan (2020) .........................38
Mô hình 2. 19 Mô hình nghiên cứu của Ashwini Kumar Aggarwal và cộng sự
(2018)............................................................................................................................. 39
Mô hình 2. 20 Mô hình nghiên cứu của Kenya và cộng sự (2013) ..........................40
Mô hình 2. 21 Mô hình đề xuất của nhóm tác giả ....................................................49

viii
DANH MỤC VIẾT TẮT
STT Từ viết tắt Tiếng Anh Tiếng Việt
1 RE Renewable Energy Năng lượng tái tạo
2 CAGR Compound Annual Growth Rate
3 GHG Greenhouse Gasses
4 WBG World Bank Group
5 IFC International Finance Công ty Tài chính Quốc tế
Corporation
6 MIGA Multilateral Investment Cơ quan bảo lãnh đầu tư đa
Guarantee Agency phương
7 EVN Vietnam Electricity Tập đoàn Điện lực Việt Nam
8 HCMC Ho Chi Minh City Thành phố Hồ Chí Minh
9 TP.HCM Thành phố Hồ Chí Minh
10 TRA Theory of Reasoned Action Thuyết hành vi hợp lý TRA
11 UTAUT 2 Unified Theory of Acceptance Thuyết chấp nhận và sử dụng
and Use of Technology công nghệ
12 TPB Theory of Planned Behavior Thuyết hành vi có kế hoạch
13 TPR Theory of Planned Risk Thuyết Nhận thức rủi ro
14 DOI Diffusion Of Innovations Theory Thuyết khuyếch tán sự đổi
mới
15 PLS SEM Partial least squares structural Mô hình cấu trúc bình
equation modeling phương nhỏ nhất từng phần
16 CR Composite Reliability Hệ số tin cậy tổng hợp
17 AVE Average variance extracted Giá trị phương sai trích trung
bình
18 VIF Variance Inflation Factor Hệ số phóng đại phương sai
19 SRMR Standardized root mean square Khác biệt giữa phần data thực
residual tế và phần mô hình dự đoán
20 GOF Goodness of fit Chỉ số để đo lường độ phù
hợp của mô hình

ix
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
1.1. Bối cảnh nghiên cứu và lý do chọn đề tài
Về bối cảnh thực tế

Năng lượng tái tạo (năng lượng tái tạo) là loại năng lượng có nguồn gốc từ tài
nguyên từ tự nhiên và có thể phục hồi liên tục. năng lượng tái tạo hay còn gọi là năng
lượng sạch hoàn toàn hoặc năng lượng tái sinh, có thể là các năng lượng có nguồn gốc
từ thiên nhiên vô hạn như gió, mặt trời, địa nhiệt và nước. năng lượng tái tạo được cho
là công nghệ mới bởi vì nó có thể được tận dụng thay những dạng năng lượng truyền
thống mà nhiên liệu hoá thạch không đáp ứng được (Chel & Kaushik, 2018). Không
giống với những dạng năng lượng không thể phục hồi, các công nghệ năng lượng tái tạo
này được gọi là nguồn năng lượng sạch vì chúng không tạo ra các khí thải gây ô nhiễm
như carbon dioxide và khí nhà kính (Dato, 2018). Tuy nhiên, sự phụ thuộc gia tăng trong
tương lai từ con người đối với nguồn năng lượng không thể tái tạo và nhiên liệu hoá
thạch gây ra tác động nghiêm trọng như “dịch bệnh” lây lan cho toàn thế giới, gồm sự
biến đổi tiêu cực của hệ thống khí hậu.

Các nguồn năng lượng tái tạo quen thuộc từ tự nhiên như năng lượng thủy điện,
năng lượng địa nhiệt, năng lượng gió và năng lượng mặt trời ở quy mô tiện ích góp
phần trở thành những yếu tố cần thiết trong nỗ lực của nó. Nó sẽ phát triển các cách sáng
tạo để đảm bảo hỗ trợ các giải pháp vi mô và không nối lưới thúc đẩy hệ thống điện khí
hóa đối với cộng đồng chưa được đáp ứng sự phục vụ (World Bank, 2021). Việc năng
lượng tái tạo có thể được xem như nguồn cung cấp chính về điện vào năm 2025, cung
cấp một phần ba lượng điện trên thế giới. Việc này sẽ được đạt được bằng cách vượt
qua công suất của khí đốt vào năm 2023 và than đá vào năm 2024 (Bojek, 2022). Qua
đó, nhu cầu năng lượng đang tăng lên với tốc độ gia tăng của nền kinh tế toàn thế giới,
nhưng đồng thời cũng mang lại nhiều hệ lụy cho môi trường và tài nguyên thiên nhiên.
Vì vậy, việc sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo để thay thế các nguồn năng lượng
hóa thạch đang phổ biến hiện nay đang trở nên ngày càng quan trọng.

Quy mô thị trường năng lượng tái tạo toàn cầu được định giá 1,1 nghìn tỷ USD
vào năm 2022 và được dự đoán sẽ tăng trưởng với tốc độ tăng trưởng kép hàng năm
(CAGR) là 16,9% từ năm 2023 đến năm 2030 (Grand View Research, 2022). Sự chuyển
dịch sang nhiên liệu ít carbon và các quy định nghiêm ngặt về môi trường ở hầu hết các
nước phát triển đã tạo một sự thúc đẩy lớn cho lĩnh vực năng lượng tái tạo (hình 1.1).
Thị trường sản xuất năng lượng đã chứng kiến sự tăng trưởng, về công suất lắp đặt của
các nguồn tái tạo, trong vài năm qua do những lo ngại về môi trường ngày càng tăng
1
cùng với áp lực giảm tác hại của Khí nhà kính (GHG). Đây là một yếu tố chính trong
việc mở rộng lĩnh vực năng lượng mặt trời và năng lượng gió.

Hình 1. 1 Báo cáo phân tích quy mô, thị phần và xu hướng thị trường năng lượng tái
tạo theo sản phẩm
(Nguồn: Grandviewresearch, 2021)

Hiện nay, Việt Nam phụ thuộc nhiều vào các nguồn năng lượng hóa thạch phổ
biến hiện nay như than đá để sản xuất điện. Không dừng lại ở đó, Việt Nam đã bắt đầu
khai thác các nguồn năng lượng tái tạo như năng lượng mặt trời và điện gió. Cụ thể,
trong năm 2021, năng lượng sơ cấp của Việt Nam than đá chiếm 49,77%, dầu chiếm
21,76%; thủy điện 16,44%; năng lượng tái tạo 6,25% và khí đốt chiếm 6,02%. Có thể
thấy, năng lượng tái tạo và thủy điện có tỷ trọng tương đối cao. Ở Việt Nam giai đoạn
2011 – 2021 tiêu thụ năng lượng sơ cấp trung bình là 6,2%, còn rất thấp so với nhiều
nước trong cùng khu vực và trên thế giới (Tạp chí năng lượng Việt Nam, 2020). Đến
năm 2050, Việt Nam có thể thiệt hại khoảng 40 tỷ USD do biến đổi khí hậu nếu không
sớm có các biện pháp thay đổi hiệu quả.

Nhận thức được tầm quan trọng của ngành năng lượng tái tạo, chính phủ đã ban
hành một số quy định và luật lệ nhằm khuyến khích phát triển các nguồn năng lượng tái
tạo. Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 2068/QĐ-TTg (25/11/2015) phê
duyệt Chiến lược phát triển năng lượng tái tạo của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn
đến năm 2050 và Quyết định số 428/QĐ-TTg (18/03/2016) phê duyệt. Quy hoạch Phát
triển Điện lực Quốc gia 2011-2020 và Tầm nhìn đến 2030 và Cơ chế, Chính sách
Khuyến khích năng lượng tái tạo (Oanh, 2020). Thông qua các quy định, mô hình kinh
2
doanh mới và sự tiến bộ của công nghệ được chính phủ và các tổ chức doanh nghiệp hỗ
trợ, Việt Nam đã nắm bắt cơ hội thích ứng với biến đổi khí hậu nhằm đảm bảo phát triển
kinh tế bền vững. Kết quả nghiên cứu của Weifang và cộng sự (2022) đã kết luận rằng
phát triển năng lượng xanh chính là động lực chính cho sự phát triển nền kinh tế xanh
bền vững đối với khu vực Nam Á.

Dựa trên mối quan hệ trên, sự tăng trưởng của kinh tế thế giới đi kèm với sự gia
tăng của các biến đổi môi trường đi kèm với tăng trưởng kinh tế sẽ dẫn đến sự gia tăng
nhu cầu năng lượng, dẫn đến cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên. Điều này đã dẫn đến việc
cần có các nguồn năng lượng thay thế để thay thế cho các nguồn năng lượng hóa thạch
truyền thống, khiến cho năng lượng tái tạo trở thành một mặt hàng cần thiết cho các hộ
gia đình ở VN và trên thế giới, đặc biệt là trong cuộc khủng hoảng nóng lên toàn cầu
hiện nay. Do đó, việc tận dụng triệt để các nguồn năng lượng tái tạo là quan trọng để
giảm thiểu các tác động bất lợi của hệ thống khí hậu và việc tiêu thụ các nguồn năng
lượng tái tạo ngày càng gắn liền với mô hình tiêu dùng của các hộ gia đình càng trở nên
chặt chẽ hơn.

Bối cảnh lý thuyết

Thông tin tuyên truyền qua mạng xã hội về các sản phẩm tiết kiệm năng lượng
và lợi ích của chúng đã lan tỏa đến đông đảo công chúng, điều này sẽ củng cố thái độ
tích cực đối với việc mua sắm thiết bị công nghệ năng lượng tái tạo (Ali & et al, 2019).
Khi hộ gia đình cảm nhận được tính hữu ích và chính sách của chính phủ về sử dụng
năng lượng điện mặt trời tăng lên dẫn đến tăng ý định sử dụng năng lượng điện mặt trời
của hộ gia đình tại thành phố Phan Rang - Tháp Chàm (Manh & Son, 2020). Do đó,
nghiên cứu này nhóm tác giả đề xuất yếu tố nhận thức tính hữu dụng và tính dễ sử dụng
đều có ảnh hưởng tích cực đến thái độ của hộ gia đình trong việc sử dụng công nghệ
năng lượng điện mặt trời và có tác động tích cực đến hành vi sử dụng công nghệ năng
lượng điện mặt trời. Nhiều nghiên cứu cho rằng ngoài khả năng tiếp cận, chi phí cao là
một trong những yếu tố chính ngăn cản người mua đưa ra các quyết định có đạo đức
hoặc thân thiện với môi trường. Theo kết quả nghiên cứu của Joshi và Rahman (2015),
mối quan tâm và kiến thức về môi trường cũng như các thuộc tính xanh và chức năng
của sản phẩm được xác định là động lực chính, trong khi giá cao và sự bất tiện khi mua
sản phẩm được tiết lộ là rào cản chính đối với hành vi mua hàng xanh của người tiêu
dùng. Khi một sản phẩm không có sẵn kết hợp với hình ảnh thương hiệu kém và giá cao,
khách hàng sẽ không mua nó, mặc dù sản phẩm đó thân thiện với môi trường (Lea et al,
2008). Mặc dù các nhà sản xuất đã sản xuất các sản phẩm thân thiện với môi trường
nhưng nhiều người tiêu dùng không quan tâm đến sản phẩm của họ do giá trị tiêu dùng,
không quen thuộc công nghệ mới hoặc giá cao của các sản phẩm mới dẫn đến những trở

3
ngại về doanh số bán hàng cho các sản phẩm này (Jung H.J & et al, 2020), (Silvia C,
2020), (Mecikalski R & et al, 2018). Theo Elizabeth V & et al (2016) kết luận rằng các
chương trình điện từ năng lượng xanh có nhiều khả năng thành công nhất khi chúng áp
đặt với chi phí tài chính thấp cho người tiêu dùng. Do đó, trong nỗ lực nhất quán nhằm
thúc đẩy và hỗ trợ việc mua các sản phẩm gia dụng tiết kiệm năng lượng trong tương
lai, các nhà hoạch định chính sách nên cung cấp các ưu đãi nhất định cho các nhà sản
xuất, nhà nhập khẩu và người bán các sản phẩm tiết kiệm năng lượng. Những ưu đãi
như vậy sẽ tạo thuận lợi cho người dùng cuối, trong khi giá các sản phẩm tiết kiệm năng
lượng giảm sẽ khuyến khích người dân mua các sản phẩm này. Theo Deepak Sangroya
& Jogendra Kumar Nayak (2017) chính sự kết hợp giữa chính sách năng lượng của các
chính phủ và mối quan tâm về môi trường của người sử dụng đã góp phần hướng tới sự
phát triển của thị trường năng lượng xanh. Theo (Kim Pong Tam & Hoi Wing Chan,
2018) đưa ra giả thuyết rằng mối liên hệ giữa mối quan tâm về môi trường - hành vi sẽ
mạnh mẽ hơn giữa các cá nhân và xã hội khi niềm tin của họ đối với hành vi đóng góp
giúp cải thiện môi trường. Nghiên cứu của (Bernhard J & et al, 2016) cho thấy mối quan
tâm về môi trường là một trong những yếu tố quan trọng quyết định hành vi sử dụng
năng lượng tái tạo. Lee (2008) nhận thấy ảnh hưởng xã hội là yếu tố dự đoán hàng đầu
về hành vi sử dụng năng lượng tái tạo của thanh thiếu niên ở Hồng Kông. Kết quả nghiên
cứu của Grace K & et al (2012) đã kết luận rằng mối quan hệ tích cực giữa ảnh hưởng
xã hội và mối quan tâm về môi trường đến hành vi sử dụng năng lượng tái tạo là sự bổ
sung cho mối quan hệ tích cực tương tự được tìm thấy bởi các nghiên cứu khác.

Tại Việt Nam, mức độ quen thuộc của người dân còn chưa thành thạo và công
nghệ chưa được cải tiến, cho nên đây có thể được xem như thử thách khi sử dụng năng
lượng tái tạo trong đời sống sinh hoạt hàng ngày. Vì vậy, cần tập trung vào vấn đề cải
thiện nhận thức và tăng cường nhu cầu tiêu dụng năng lượng tái tạo cho khu dân cư tập
thể, nơi làm việc và cộng đồng. Quá trình sẽ yêu cầu nỗ lực liên tục để thay đổi hành vi
tiêu thụ năng lượng (đổi mới tư duy, tăng cường nhận thức, sửa đổi hành vi tiêu thụ,
thực hiện lối sống tiêu dùng năng lượng bền vững, hình thành văn hoá tiêu dùng năng
lượng tiết kiệm,…) trong dài hạn (Hà, 2022). Nhu cầu năng lượng sẽ nâng cao song
song tốc độ phát triển nhân dân và quyết tâm của chính phủ để duy trì tỷ lệ kinh tế tăng
trưởng cao trong những thập kỷ tiếp theo (Hà, 2022).

Thông qua lược khảo các nghiên cứu trước nhóm tác giả đề xuất một mô hình
mở rộng dựa trên TPB bổ sung thêm bốn yếu tố ảnh hưởng mới (mối quan tâm về môi
trường, kiến thức về năng lượng tái tạo, chấp nhận chi trả, chính sách của nhà nước).
Ngoài ra mô hình đề xuất còn xem xét vai trò trung gian của yếu tố thái độ và ý định
hành vi tác động trực tiếp đến hành vi sử dụng năng lượng tái tạo của các hộ gia đình ở
4
Thành phố Hồ Chí Minh, cơ sở đề xuất dựa trên lý thuyết hành vi có kế hoạch mở rộng
E.TPB.
Căn cứ vào bối cảnh thực tế và lý thuyết nhóm tác giả quyết định thực hiện đề tài
"Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi sử dụng năng lượng tái tạo của các hộ
gia đình tại Thành phố Hồ Chí Minh", nhằm kiểm định sự tác động của các yếu tố ảnh
hưởng đến việc sử dụng năng lượng tái tạo trong các hộ gia đình tại TP.HCM, cụ thể
các nhân tố là: nhận thức tính hữu dụng, nhận thức tính dễ sử dụng, kiến thức, chấp nhận
chi trả, mối quan tâm về môi trường, ảnh hưởng của xã hội và chính sách của nhà nước.
Kết quả nghiên cứu không chỉ giúp giảm ô nhiễm tài nguyên mà còn hướng dẫn và xây
dựng lại mô hình sản xuất và kinh doanh của các doanh nghiệp và cá nhân theo hướng
bền vững. Ngoài ra, việc phát triển chiến lược hỗ trợ Việt Nam cạnh tranh trong thời đại
"kinh tế xanh" cũng giúp cân bằng hệ sinh thái và môi trường, phục hồi và bảo vệ sức
khỏe cho con người trong tương lai. Nghiên cứu này cũng đóng góp vào việc tổng hợp,
bổ sung và củng cố tính thực tế của các công trình nghiên cứu khoa học trong quá khứ,
hiện tại và tương lai, cũng như cung cấp cơ sở cho các công trình nghiên cứu tiếp theo.

1.2. Mục tiêu nghiên cứu


Mục tiêu của nghiên cứu này được xác định như sau:

Mục tiêu chung: Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi sử dụng năng lượng
tái tạo của các hộ gia đình tại TP.HCM. Từ đó, đề xuất các hàm ý chính sách nhằm nâng
cao hành vi sử dụng năng lượng tái tạo của các hộ gia đình tại TP.HCM.

Mục tiêu cụ thể:


Thứ nhất, xác định các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi sử dụng năng lượng tái tạo
trong các hộ gia đình.

Thứ hai, kiểm định mức độ tác động của các yếu tố đến hành vi sử dụng năng
lượng tái tạo trong các hộ gia đình.

Thứ ba, đề xuất các hàm ý chính sách nhằm nâng cao hành vi sử dụng năng lượng
tái tạo của các hộ gia đình tại TP.HCM.

1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu


1.3.1. Đối tượng nghiên cứu
Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi sử dụng năng lượng tái tạo của các hộ gia đình
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu
Không gian: Phạm vi nghiên cứu được giới hạn tại các hộ gia đình tại Thành phố
Hồ Chí Minh.

5
Thời gian: Thời gian nghiên cứu được dự kiến bắt đầu từ tháng 11/2022 đến tháng
06/2023.

1.3.3. Đối tượng khảo sát


Đối tượng khảo sát được nhóm tác giả xác định là các hộ gia đình tại Thành phố
Hồ Chí Minh.

1.4. Phương pháp nghiên cứu


Trong nghiên cứu này phương pháp hỗn hợp được sử dụng (phương pháp định
tính kết hợp với phương pháp định lượng). Trong đó phương pháp định tính điều chỉnh
thang đo để xác định các nhân tố, giải thích kết quả định lượng, hàm ý và phương pháp
định lượng dùng để kiểm định độ tin cậy của thang đo và kiểm định mô hình lý thuyết.
Hai giai đoạn được thực hiện bao gồm: nghiên cứu sơ bộ và nghiên cứu chính thức:

(1) Nghiên cứu sơ bộ thực hiện bằng phương pháp nghiên cứu định tính bằng
cách sử dụng một nhóm tập trung với 04 đơn vị cung cấp năng lượng tái tạo (lắp máy
năng lượng mặt trời tại các hộ gia đình). Mục đích của nghiên cứu này là hiệu chỉnh
thang đo cho phù hợp với ngữ cảnh nghiên cứu.

(2) Nghiên cứu chính thức cũng được thực hiện bằng cách phỏng vấn trực tuyến
224 hộ gia đình trải đều các quận nội thành ở TP.HCM. Số bảng câu hỏi được gửi đi
khảo sát tổng cộng là 224 bảng (mỗi quận/huyện phát ra 10 bảng), thu về hợp lệ 205
bảng sạch, đạt tỷ lệ 92%. Mục đích của cuộc khảo sát chính này là để đánh giá mô hình
đo lường và mô hình cấu trúc nhờ sử dụng phần mềm PLS SEM.

Dữ liệu được thu thập trực tuyến sử dụng google form bằng phương pháp lấy
mẫu thuận tiện và quả cầu tuyết. Ưu điểm của phương pháp này là tiết kiệm được kinh
phí và thời gian khảo sát. Những người tham gia phỏng vấn được thông báo rõ ràng về
mục đích của nghiên cứu này và việc sử dụng dữ liệu thu thập được. Với sự giới thiệu
từ các kênh bán sản phẩm năng lượng tái tạo giúp đỡ nhóm tác giả khảo sát. Link điền
form khảo sát sẽ được gửi đến cửa hàng, từ đó các khách hàng đến mua sản phẩm sẽ
được điền form. Cỡ mẫu này vượt yêu cầu tối thiểu về kích thước mẫu là 125 (tổng số
biến quan sát là 25 *5 =125) theo Hair, Black, Babin, và Anderson (2019). phần kiểm
định đa nhóm về sự khác biệt thu nhập được thực hiện trên phần mềm SMARTPLS 3.

Bước 3: Nghiên cứu định tính lần 2 với cách thức phỏng vấn sâu 04 đơn vị cung
cấp năng lượng tái tạo (lắp máy năng lượng mặt trời tại các hộ gia đình). Nhằm kiểm
định lại và luận giải các kết quả từ phân tích định lượng.

6
Nhóm tác giả tìm kiếm trên Google, rà soát thông tin và lập danh sách các cửa
hàng kinh doanh sản phẩm năng lượng mặt trời uy tín trên địa bàn TP.HCM. Danh sách
tổng kết gồm 6 cửa hàng:
1. Công ty TNHH Sunny Tây Nam, địa chỉ: 158/67/25 Hoàng Hoa Thám, Phường
12, Tân Bình, TPHCM
2. Công ty Garan, địa chỉ: 159 Đào Duy Anh, Phường 9, Phú Nhuận, TPHCM

3. Công ty TNHH GreenBlue Solar, địa chỉ: Tầng 6 tòa nhà Mê Linh, số 2 Ngô
Đức Kế, P.Bến Nghé, Quận 1, TP.HCM

4. Công ty Nguồn Sáng - Solar, địa chỉ: 52 Đông Du, Bến Nghé, Quận 1, TPHCM

5. Siêu thị Điện máy XANH, địa chỉ: 189A Cống Quỳnh, Phường Nguyễn Cư Trinh,
Quận 1, TPHCM
6. Siêu thị Điện máy nội thất Chợ Lớn, địa chỉ: 590 CMT8, Phường 11, Quận 3
7. Công ty TNHH Suntek Việt Nam, địa chỉ: 158/2A Hoàng Hoa Thám, P.12, Q.
Tân Bình

8. Công ty TNHH Heveda, địa chỉ: 58/67/25 Hoàng Hoa Thám - P.12 - Q.Tân Bình

Nhóm tác giả đã đến địa chỉ của 8 cửa hàng, tuy nhiên có một cửa hàng không
đúng như địa chỉ được công khai cho nên nhóm tác giả chỉ có thể phỏng vấn trực tiếp
tại 7 cửa hàng. Thông tin từ cuộc phỏng vấn dừng phỏng vấn ở cửa hàng thứ 5 vì nội
dung phỏng vấn có sự trùng lặp với 4 cửa hàng trước nên dừng lại không tiếp tục đi
phỏng vấn. Đối tượng phỏng vấn là các anh/chị ở độ tuổi 25-30 hiện đang làm việc tại
các cửa hàng ở vị trí tiếp thị sản phẩm, chăm sóc khách hàng… có kinh nghiệm trong
việc tiếp xúc với khách hàng có hành vi sử dụng sản phẩm năng lượng mặt trời. Quá
trình phỏng vấn được diễn ra minh bạch và có sự cho phép của người được phỏng vấn
dưới hình thức tự nguyện. Danh sách 4 cửa hàng được phỏng vấn:

1. Siêu thị Điện máy XANH - chị Hiên (25-30 tuổi) có kinh nghiệm 2 năm làm tư
vấn viên tại cửa hàng

2. Công ty Garan - anh Thanh (30-35) tuổi có kinh nghiệm 3 năm làm tư vấn viên
tại cửa hàng
3. Siêu thị Điện máy nội thất Chợ Lớn - chị Huệ (25-30 tuổi) có kinh nghiệm 3 năm
làm tư vấn viên tại cửa hàng

4. Công ty TNHH GreenBlue Solar - anh Sơn (30-35 tuổi) có kinh nghiệm 3 năm
làm tư vấn viên tại cửa hàng.

7
Sau đó, nhóm tác giả xin phép ghi âm buổi phỏng vấn và xin phép sử dụng thành quả
làm tư liệu nghiên cứu trước khi thực hiện phỏng vấn. Câu trả lời của người được phỏng
vấn đảm bảo hoàn toàn được sử dụng cho việc nghiên cứu đề tài này. Nhóm tác giả sử
dụng công cụ AI thông qua trang web Veed.io (Link:
https://www.veed.io/edit/d3d4ea2f-0b29-46a4-a2e6-bc8eab591192/subtitles/add) để hỗ
trợ chuyển đổi bản ghi âm thành văn bản nội dung phỏng vấn. Tuy nhiên trang web còn
nhiều hạn chế dẫn đến lỗi văn bản nên cần được rà soát và chỉnh sửa cho chính xác với
nội dung thực tế. Sau lần một điều chỉnh thang đo bên cạnh tham khảo ý kiến chuyên
gia tại trường đại học Tài chính – Marketing kết hợp tham khảo từ các cửa hàng kinh
doanh sản phẩm năng lượng tái tạo (cụ thể là năng lượng mặt trời). Cuối cùng là lần hai
quay lại so sánh sánh đối chiếu giải thích kết quả từ các chuyên gia thực tế.

1.5. Ý nghĩa thực tiễn và đóng góp mới của đề tài


Nghiên cứu này nhằm cung cấp một cái nhìn sâu sắc về hành vi sử dụng năng
lượng tái tạo của các hộ gia đình ở TP.HCM. Ý định hành vi, tính hữu dụng và chấp
nhận chi trả là những yếu tố có ảnh hưởng quan trọng. Bên cạnh đó, chấp nhận chi trả
và ý định hành vi có thể trực tiếp hoặc gián tiếp thúc đẩy hành vi sử dụng năng lượng
tái tạo của các hộ gia đình. Nghiên cứu này khuyến nghị các nhà cung cấp nên nâng cấp
hoặc phát triển các hạn chế của phát thải tấm pin dùng trong ứng dụng năng lượng ứng
dụng sử dụng năng lượng tái tạo có tính tiện dụng cao, các chức năng gia tăng giá trị và
giảm chi phí. Để có thể giảm chi phí của các tấm pin năng lượng mặt trời nói riêng và
công nghệ sử dụng năng lượng mặt trời nói chung cần phải luôn cập nhật hoặc cải tiến
công nghệ, đặc biệt là học tập các công nghệ tiên tiến trên thế giới hiện nay, từ đó có thể
tối ưu hóa chi phí đồng thời nâng cao đưuọc hiệu suất sản phẩm, làm tăng độ phổ biến
và nhận diện về các sản phẩm, công nghệ sử dụng năng lượng mặt trời không chỉ giới
hạn ở các hộ gia đình mà lan rộng đến từng cá nhân và cả thế hệ mai sau.
Trong bối cảnh chống sự thay đổi tiêu cực đến hệ thống khí hậu và phát triển nền
"kinh tế xanh" đang là sự quan tâm số một của các nước trên toàn cầu thì năng lượng tái
tạo càng được coi trọng. Theo chính sách phát triển kinh tế đất nước vững bền, Việt
Nam xác định nền kinh tế không phát triển nhanh theo mọi hình thức mà gắn liền với
tiến bộ khoa học công nghệ đảm bảo môi trường sinh thái. Tăng cường sử dụng nguồn
năng lượng sạch, năng lượng tái tạo là những nhân tố làm nền móng và đảm bảo tăng
trưởng vững bền. năng lượng vừa là lĩnh vực hạ tầng đồng thời là hoạt động sản xuất
chính của nền kinh tế và là trụ cột của công nghiệp hoá, hiện đại hoá quốc gia. Việt Nam
đứng trong nhóm những nước đầu có nhu cầu to lớn về năng lượng tái tạo ở Đông Nam
Á. Trong 4 chủ đề tăng trưởng xanh thì phát triển năng lượng xanh luôn đưa lên hàng
đầu, theo hướng chuyển đổi dần khai thác từ các năng lượngtruyền thống thành năng
lượngcó tính tái sinh, nhằm tận dụng tài nguyên năng lượnghợp lý và hiệu quả, ứng dụng
8
và triển khai mô hình kinh doanh mới dựa trên tiêu dùng năng lượng mới, năng lượng
sạch. Sử dụng năng lượng bền vững, năng lượng tái tạo là tận dụng các nguồn tài nguyên
bản địa để cung cấp năng lượng hiệu quả cho công nghiệp sản xuất và giảm năng lượng
nhập khẩu và hạ thấp mức năng lượng hoá thạch tiêu thụ, hạn chế phát thải khí nhà kính
(Tân, 2015). Trong đó những yếu tố ảnh hưởng đến hành vi sử dụng năng lượng tái tạo
trong các hộ gia đình là nền tảng cơ bản cho xây dựng và định hình hành vi phát triển
vững bền của các tổ chức. Kết quả sẽ tiết lộ lộ trình giúp cộng đồng doanh nhân so sánh
về sự khác biệt của từng khu vực trên địa bàn TP.HCM với nhau qua đó đem lại sự phát
triển về khả năng cạnh tranh lâu dài.

Những nước đang phát triển bắt đầu đưa khoa học kĩ thuật năng lượng tái tạo vào
như 1 phần trong kế hoạch thúc đẩy của họ do mối tương quan với các mục tiêu khử
cacbon và phát triển vững bền. Trong thời gian gần đây, nhiều đất nước đã cấp vốn lớn
hơn vào công nghệ này so với những nước phát triển, khi xét trên cơ sở tổng sản phẩm
quốc nội. Tuy nhiên, các căng thẳng kinh tế và tài chính phát sinh do đại dịch COVID-
19 có thể cản trở đáng kể các khoản đầu tư trong tương lai cho những kế hoạch năng
lượng tái tạo. Điều cần thiết là phải xem xét toàn diện và tập trung những nguồn lực và
đầu tư nhằm bảo đảm việc thay đổi thành công đến các hệ thống năng lượng tái tạo bền
vững theo khung phát triển vững bền. Bất chấp sự đa dạng của các quá trình chuyển đổi
năng lượngvà sự phức tạp của hoàn cảnh, phần lớn tài liệu bao gồm các nghiên cứu điển
hình tập trung vào Bắc Mỹ hoặc Châu Âu (như các khối khu vực, nghiên cứu điển hình
một quốc gia hoặc nghiên cứu so sánh) và tận dụng những phương pháp đo lường nhằm
thúc đẩy nghiên cứu đi sâu vào một ngành hoặc khía cạnh cụ thể nào đó (Cantarero,
2020). Mặc dù được rất nhiều học giả chú ý, Đông Nam Á vẫn là một khu vực cần phải
xem xét toàn diện. Bài viết này tìm cách mở rộng các cuộc thảo luận gần đây nhằm
hướng sự quan tâm vào quy trình chuyển biến năng lượng ở những quốc gia đang phát
triển và xem xét các khái niệm và xây dựng các chính sách và cách làm giúp cải thiện
hiệu quả hệ thống năng lượng cũng với phát triển văn hoá toàn cầu. Mục đích là nhằm
bổ sung vào nhiều tư liệu liên quan đề tài này, không những bao gồm một số yếu tố kinh
tế-kỹ thuật ảnh hưởng lên quy trình biến đổi năng lượngở những quốc gia đang phát
triển mà còn có cả cách giải quyết, quản lý, ứng phó với môi trường xã hội của quá trình
chuyển đổi hệ thống năng lượng này.
Gần đây, cuộc chiến chống khí thải gây ô nhiễm, vốn là nguồn gốc gây nên những
tác động tiêu cực đến các vấn đề như lỗ thủng tầng ozon ở tầng bình lưu, toàn cầu sự
nóng lên,.. đang gia tăng. Những khí độc hại này được tạo ra chủ yếu bởi nhiều hành vi
không có nhận thức đúng đắn từ người dân, do đó làm cho môi trường không thân thiện.
Trong ngành công nghiệp điện, các nguồn năng lượng truyền thống dựa trên hóa thạch
nhiên liệu được coi là một nguồn gây ô nhiễm quan trọng. năng lượng tái tạo cấu thành

9
giải pháp tuyệt vời đối với tất cả những vấn đề về năng lượng và xử lý một số thách
thức. Chúng sạch sẽ và tạo nên một giải pháp thay thế nhằm thỏa mãn nguồn cầu ngày
nay của con người. Nhu cầu điện của con người có thể được đáp ứng thông qua phát
điện phân tán được cung cấp bởi các nguồn năng lượng tái tạo sẽ làm giảm năng lượng
tiêu thụ điện được tạo ra từ các nguồn thông thường, với lượng khói thải gây ô nhiễm
không khí của chúng và hậu quả từ chúng (Kenneth Eloghene Okedu, 2020).

1.6. Kết cấu bài nghiên cứu


Chương 1: Tổng quan về đề tài nghiên cứu

Chương 2: Cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu


Chương 3: Thiết kế nghiên cứu
Chương 4: Kết quả nghiên cứu

Chương 5: Hàm ý quản trị

1.7. Tóm tắt chương 1


Trong những năm gần đây, nhu cầu về điện để hỗ trợ phát triển kinh tế và xã hội
ngày càng tăng, đặt ra một thách thức đáng kể cho ngành điện khi các nguồn năng lượng
chính truyền thống như than đá và dầu mỏ đang dần cạn kiệt và không đáp ứng được
nhu cầu trong nước. Do đó, việc khuyến khích sử dụng năng lượng tái tạo được đẩy
mạnh hơn vì nó mang lại nhiều lợi ích như cải thiện khí hậu, thúc đẩy an ninh năng
lượng, cải thiện chất lượng không khí địa phương và sức khỏe con người. Tuy nhiên,
vẫn còn nhiều khó khăn về cơ chế chính sách, tài chính và công nghệ trong việc phát
triển năng lượng tái tạo. Hơn nữa, các hộ gia đình sử dụng năng lượng tái tạo có thể
khác nhau về cơ sở hạ tầng, dẫn đến sự khác biệt trong đánh giá và sự hài lòng với việc
sử dụng năng lượng tái tạo. Do đó, tác giả đã chọn đề tài này để nghiên cứu tác động
của các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi sử dụng năng lượng tái tạo và tìm kiếm giải pháp
cho sự chênh lệch trong đánh giá và sự hài lòng với việc sử dụng năng lượng tái tạo giữa
các hộ gia đình tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Mục đích chính của Chương 1 là giới thiệu tổng quan về đề tài nghiên cứu.
Chương này sẽ trình bày các nội dung sau: lý do chọn đề tài nghiên cứu, mục tiêu nghiên
cứu, các câu hỏi nghiên cứu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu, phương pháp nghiên
cứu, ý nghĩa của nghiên cứu và phần trình bày tổng quan về đề tài.

10
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU
2.1 Giới thiệu về năng lượng tái tạo
2.1.1 Khái niệm về năng lượng tái tạo
Theo Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) định nghĩa năng lượng tái tạo là: “Năng
lượng có nguồn gốc từ các quá trình tự nhiên được bổ sung với tốc độ nhanh hơn mức
tiêu thụ”, và đề cập đến các ví dụ về năng lượng mặt trời, gió, địa nhiệt, thủy điện và
sinh khối (IEA,2018b). Đối với Liên minh châu Âu bao gồm năng lượng gió, mặt trời,
thủy điện và thủy triều, năng lượng địa nhiệt, nhiên liệu sinh học… Trong chính trị, kinh
doanh và học thuật, năng lượng tái tạo thường được coi là giải pháp chính cho thách
thức khí hậu toàn cầu. (Atte Harjanne & Janne M. Korhonen, 2019)
Theo John Twidell định nghĩa năng lượng tái tạo như sau: “năng lượng tái tạo là
năng lượng thu được từ các dòng năng lượng liên tục và lặp đi lặp lại tự nhiên xảy ra
trong môi trường địa phương”. Với nguồn năng lượng tái tạo thì nguồn năng lượng đã
đi qua môi trường dưới dạng dòng chảy bất kể có thiết bị thu hoặc khai thác năng lượng
này hay không. (Twidell, 2022)

Các công ty được thành lập trong ngành năng lượng, nguồn trái đất và sử dụng
các nguồn năng lượng tái tạo trình bày các định nghĩa chủ yếu được thông qua từ chương
trình nghị sự hợp lệ trong môi trường pháp lý của khu vực. Theo Liên minh Công nghiệp
năng lượng tái tạo Texas (TREIA) được cơ quan lập pháp Texas thông qua, định nghĩa
nêu trong nghiên cứu: "năng lượng tái tạo: Bất kỳ nguồn năng lượng nào được tái tạo tự
nhiên trong thời gian ngắn và có nguồn gốc trực tiếp từ mặt trời (chẳng hạn như nhiệt,
quang hóa và quang điện), gián tiếp từ mặt trời (như gió, thủy điện và năng lượng quang
hợp được lưu trữ trong sinh khối), hoặc từ các chuyển động và cơ chế tự nhiên khác của
môi trường (như năng lượng địa nhiệt và thủy triều). bao gồm các nguồn năng lượng có
nguồn gốc từ nhiên liệu hóa thạch, chất thải từ các nguồn hóa thạch hoặc chất thải từ
các nguồn vô cơ". Khả năng tái tạo, tức là khả năng tái tạo của tài nguyên trong một
khoảng thời gian ngắn là một đặc điểm quan trọng của định nghĩa. Trong định nghĩa,
các tài nguyên được chỉ định liên quan đến nguồn gốc của chúng. (Radim Rybár & et al,
2015)
Theo Cơ quan năng lượng tái tạo Úc (ARENA) sử dụng định nghĩa sau: “năng
lượng tái tạo là năng lượng có thể thu được từ các nguồn tài nguyên thiên nhiên có thể
được bổ sung liên tục” (Govenrment, n.d.). Định nghĩa dựa trên đặc điểm liên tục được
bổ sung liên quan đến nguồn gốc tự nhiên, tức là nó nên đề cập đến nguồn gốc tài nguyên
chính.

11
Theo Cơ quan Năng lượng Tái tạo Quốc tế (IRENA) (The International
Renewable Energy Agency, n.d.) đã có một định nghĩa theo luật định được 108 thành
viên (107 quốc gia và Liên minh Châu Âu) phê chuẩn vào tháng 2 năm 2013: “năng
lượng tái tạo bao gồm tất cả các dạng năng lượng được sản xuất từ các nguồn tái tạo
trong một cách bền vững, bao gồm năng lượng sinh học, năng lượng địa nhiệt, thủy điện,
năng lượng đại dương, năng lượng mặt trời và năng lượng gió.” Định nghĩa trên dựa
trên đặc điểm của "cách sử dụng nguồn năng lượng bền vững” và đặt tên cho các nguồn
riêng lẻ.

Theo quan điểm ngày nay, có một định nghĩa thú vị về nguồn năng lượng tái tạo
theo Cục Nguồn năng lượng phi truyền thống (Ấn Độ) (Negawa Publishers) từ năm
1982: Các nguồn năng lượng tái tạo là những nguồn tài nguyên thiên nhiên vô tận và có
thể được sử dụng để sản xuất lại năng lượng nhiều lần nữa. Ví dụ như năng lượng mặt
trời, gió, địa nhiệt, thủy triều, nước và năng lượng sinh học. Khoáng chất nguyên tử là
nguồn năng lượng vô tận khi được sử dụng trong công nghệ lò phản ứng tái tạo nhanh.
Ngoài các đặc điểm và ví dụ đặt tên thông thường, còn có một điều kiện công nghệ bổ
sung hợp lệ đối với nhiên liệu hạt nhân, tức là mặc dù điều này xem xét một khía cạnh
khác không liên quan đến nguồn gốc của các nguồn năng lượng chính, nhưng nó liên
quan đến một cách sử dụng cụ thể.

Hiện nay, có rất nhiều định nghĩa về năng lượng tái tạo được trình bày trong các
văn bản pháp luật khác nhau tại Việt Nam. Tuy nhiên, hầu hết các định nghĩa này được
trình bày bằng cách liệt kê các nguồn năng lượng tái tạo. Ví dụ, Thông tư số 32/2014/TT-
BCT của Bộ Công Thương ban hành vào ngày 9 tháng 10 năm 2014, quy định về trình
tự xây dựng và áp dụng giá tránh chi phí cũng như cung cấp một mô hình HĐMBĐ tiêu
chuẩn cho các nhà máy thủy điện nhỏ, định nghĩa năng lượng tái tạo như sau: "năng
lượng tái tạo là năng lượng được sản xuất từ các nhà máy thủy điện nhỏ, năng lượng gió,
năng lượng mặt trời, năng lượng địa nhiệt, năng lượng thủy triều, sinh khối, đốt cháy
trực tiếp chất thải rắn, khí lấp đầy đất, khí từ nhà máy xử lý chất thải và khí sinh học"
[4, Điều 2, Khoản 12]. Tương tự, theo Thông tư số 40/2014/TT-BCT của Bộ Công
Thương ngày 5 tháng 11 năm 2014, quy định về quy trình điều tiết hệ thống điện quốc
gia, "năng lượng tái tạo bao gồm năng lượng gió, năng lượng mặt trời, năng lượng thủy
triều, năng lượng địa nhiệt, năng lượng sinh khối và khí sinh học" [5, Điều 79, Khoản
2].
Dự thảo lần thứ năm Nghị định về khuyến khích và hỗ trợ phát triển năng lượng
tái tạo do Bộ Công Thương chủ trì soạn thảo ngày 28 tháng 8 năm 2009 có các khái
niệm sau: năng lượng tái tạo là một dạng năng lượng không hóa thạch và có khả năng
tái tạo như: thủy điện nhỏ, năng lượng đại dương (năng lượng từ sóng biển, thủy triều

12
và dòng hải lưu), năng lượng gió, năng lượng mặt trời, năng lượng địa nhiệt, năng lượng
sinh khối, nhiên liệu sinh học.

2.1.2 Đặc điểm của năng lượng tái tạo


Năng lượng tái tạo là nguồn năng lượng vô tận và tồn tại ở mọi nơi trên Trái Đất.
Các loại năng lượng tái tạo như năng lượng mặt trời, năng lượng gió và địa nhiệt…
không mất chi phí nhiên liệu (trừ năng lượng sinh khối). năng lượng sinh khối cũng có
trữ lượng dồi dào và chi phí nhiên liệu thấp. So với các nguồn năng lượng truyền thống
như than đá, dầu mỏ, khí đốt tự nhiên đang ngày càng cạn kiệt ước tính chúng ta sẽ có
thêm 50 đến 70 năm nữa để đáp ứng nhu cầu năng lượng của mình. Vì nguồn năng lượng
tái tạo là vô tận nên bất kỳ quốc gia nào cũng có thể đảm bảo an ninh năng lượng trong
tương lai.
Năng lượng tái tạo là nguồn năng lượng sạch, có nguồn gốc từ thiên nhiên, thân
thiện với môi trường, ít gây ô nhiễm. Nguồn năng lượng thu được từ năng lượng tái tạo
không chứa nguyên tốc carbon và các nguyên tố khác nên khi sử dụng hoàn toàn không
phát thải carbon. Trong các nguồn năng lượng tái tạo thì năng lượng sinh khối được tạo
ra từ sinh khối và chất thải đều có nguồn gốc hữu cơ chưa carbon, nên khi sử dụng chúng
tất yếu sẽ có thải CO2 vào khí quyển. Nhưng vì các vật liệu sinh học là thực vật nên
trong quá trình tái tạo đã hấp thụ CO2 trong khí quyển thực hiện quá trình quang hợp để
tạo ra những vật liệu hữu cơ chứa crrbon mới là những carbonhydrate, nên xét về tổng
thể nguồn năng lượng từ vật liệu sinh học tạo ra CO2 khi sử dụng xem như cân bằng
CO2 trong thiên nhiên, do đó không bổ sung thêm nguồn khí thải CO2 ra khí quyển. Dù
mỗi hình thức sản xuất năng lượng tái tạo đều ít nhiều gây ảnh hưởng đến môi trường
nhưng trong số đó, năng lượng tái tạo là đối tượng tối ưu và tác động tích cực đến môi
trường nhất so với các loại năng lượng khác.
Năng lượng tái tạo có thể tạo nhiều triển vọng mới cho nông thôn, giúp người
dân có thể tiếp cận mạng lưới điện hiện đại, nơi mà địa hình là khó khăn lớn nhất để có
thể thiết lập mạng lưới điện. năng lượng tái tạo thay thế các nguồn nhiên liệu truyền
thống trong bốn lĩnh vực: phát điện, nhiên liệu động cơ, đun nước nóng và hệ thống điện
độc lập nông thôn. Một địa phương có thể tự sản xuất ra điện bằng cách lắp đặt các tấm
pin mặt trời để hấp thu năng lượng từ đó tạo ra điện năng, nếu sử dụng đúng cách năng
lượng dư thừa có thể được giữ tại bộ lưu trữ để dùng sau hoặc được truyền tải lên mạng
lưới địa phương dể cung cấp cho những nơi khác làm tăng thêm thu nhập cho người dân.
năng lượng tái tạo có thể giúp nhiều nước đang phát triển giảm sự phụ thuộc vào nhập
khẩu năng lượng hóa thạch và sự căng thẳng tài chính gây ra bởi biến động giá dầu thế
giới ngày nay do ảnh hưởng của cuộc chiến tranh Nga-Ukraine. năng lượng tái tạo còn
tạo ra nhiều cơ hội đầu tư mới và việc làm, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế xanh vững bền.

13
2.1.3 Phân loại năng lượng tái tạo
Theo Cơ quan Năng lượng Tái tạo Quốc tế (IRENA) (The International
Renewable Energy Agency, n.d.) phân loại theo công nghệ sử dụng từng nguồn năng
lượng tái tạo riêng biệt như sau: Đối với công nghệ phổ biến bao gồm năng lượng mặt
trời, năng lượng gió và năng lượng thủy điện.
Năng lượng mặt trời - Ánh sáng mặt trời là một trong những nguồn năng lượng
dồi dào và là nguồn miễn phí có sẵn trên hành tinh của chúng ta. Lượng năng lượng mặt
trời chiếu tới bề mặt trái đất trong một giờ nhiều hơn tổng nhu cầu năng lượng của hành
tinh trong cả năm. Chính vì vậy, tiềm năng để mặt trời đáp ứng nhu cầu năng lượng của
con người là rất lớn Mặc dù đây có thể được xem giống như một nguồn năng lượng tái
tạo hoàn hảo nhưng lượng năng lượng mặt trời chúng ta có thể sử dụng thay đổi tùy theo
thời gian trong ngày và mùa trong năm cũng như vị trí địa lý. năng lượng mặt trời có thể
được sử dụng theo ba cách: chuyển hóa thành nhiệt năng; chuyển đổi nó thành điện năng
(tấm pin năng lượng mặt trời); và quang hợp. năng lượng nhiệt từ mặt trời có thể thu
được bằng cách sử dụng bộ thu năng lượng mặt trời. Một số lượng lớn các ứng dụng của
năng lượng nhiệt mặt trời, đặc biệt là những ứng dụng yêu cầu năng lượng nhiệt cấp
thấp đã trở thành một công cụ thương mại. Ví dụ như bếp năng lượng mặt trời, hệ thống
đun nước bằng năng lượng mặt trời, sưởi ấm không khí bằng năng lượng mặt trời, sấy
khô cây trồng, bơm nước... Trong hệ thống quang điện mặt trời (SPV), điện được tạo ra
trực tiếp từ năng lượng mặt trời. Nó hoạt động trên nguyên tắc của hiệu ứng quang điện:
khi ánh sáng chiếu vào một số kim loại, như silicon, các electron bị kích thích và thoát
ra khỏi kim loại; những thứ này sau đó được thu thập bởi một kim loại khác và truyền
qua dây dẫn theo dòng ổn định; do đó, dòng điện tử được thiết lập tạo thành dòng điện.
Hạn chế chính của công nghệ quang điện được ứng dụng như tấm pin năng lượng mặt
trời có chị phí khá cao vì vật liệu truyền dẫn cũng như công nghệ đắt tiền. Quang hợp,
một hiện tượng chuyển đổi hóa học carbondioxide và nước thành carbohydrate khi thực
vật có ánh sáng mặt trời và chất diệp lục. Đây là một trong những phương pháp chuyển
đổi năng lượng mặt trời hiệu quả nhất của tự nhiên thành dạng có thể lưu trữ. Người ta
đã chứng minh cả ở tảo và thực vật bậc cao rằng trong điều kiện tối ưu và trong khoảng
thời gian ngắn và ở cường độ ánh sáng tương đối thấp, có tới 30% ánh sáng hấp thụ
được chuyển hóa thành năng lượng hóa học. (Negawa Publishers)
Năng lượng sinh học là năng lượng được tạo ra từ các hệ thống sinh học. năng
lượng sinh học được sản xuất hoặc bằng cách sử dụng trực tiếp của sinh khối hoặc
chuyển đổi thành nhiên liệu khí hoặc lỏng và bao gồm cả khí sinh học (Negawa
Publishers). Nhiều phương pháp khác nhau được ứng dụng để tạo ra năng lượng sinh
khối như đốt sinh khối, hoặc khai thác khí mêtan được tạo ra từ sự phân hủy tự nhiên
của các vật liệu hữu cơ như trấu, rơm rạ, bã mía hay chất thải từ các hoạt động sinh hoạt
14
của con người (rác, bùn, nước cống), bằng cách sử dụng các vật liệu này chuyển hóa
thành điện năng hoặc nhiệt năng. năng lượng sinh khối bao gồm: gỗ và chất thải gỗ, chất
thải rắn, khí sinh học, Ethanol và dầu Diesel sinh học. Sinh khối có thể được sử dụng
như một nguồn năng lượng vì vật liệu hữu cơ này đã hấp thụ năng lượng từ Mặt trời.
Năng lượng này lại được giải phóng dưới dạng nhiệt năng khi bị đốt cháy. (National
Geopraphic, n.d.)
Năng lượng gió là năng lượng được tạo ra từ quá trình sử dụng gió để tạo ra năng
lượng cơ học. Tuabin gió là thiết bị chuyển hóa từ động năng thành cơ năng. Để tạo ra
điện năng, năng lượng gió đã tác động lên cánh quạt của tuabin khiến chúng quay và khi
đó quá trình biến đổi năng lượng được diễn ra. Nhờ trục quay của tuabin được nối với
máy phát điện nên nhờ đó năng lượng điện được tạo ra. Điện này có thể cung cấp điện
cho các hộ gia đình và các tòa nhà khác, thậm chí có thể được lưu trữ trong lưới điện
(National Geopraphic, n.d.). Khi các tua-bin gió được đặt trên đất liền, chúng cần được
đặt ở những nơi có gió lớn, chẳng hạn như đỉnh đồi hoặc cánh đồng trống và đồng bằng.
năng lượng gió ngoài khơi đã phát triển trong nhiều thập kỷ với các trang trại gió là giải
pháp tốt cho việc tạo ra năng lượng đồng thời tránh được nhiều nguy hiểm và khó khăn
tiềm ẩn nếu xung quanh khu vực tuabin có dân cư.

Năng lượng thủy điện là dạng năng lượng được tạo ra nhờ áp lực của nước khi
chuyển động liên tục từ một độ cao nhất định xuống điểm thấp nhất của lòng sông.
Thông qua hệ thống tuabin điện cỡ lớn đã chuyển đổi cơ năng thành điện năng. Thủy
điện thường được tạo ra từ những nơi đầu nguồn của các dòng sông, nơi có dòng chảy
mạnh và liên tục. Bằng cách xây dựng một con đập hoặc rào chắn, một hồ chứa lớn có
thể được sử dụng để tạo ra dòng nước được kiểm soát sẽ chạy tua-bin để tạo ra điện.
Hiện nay, khoảng 71% tổng số điện tái tạo trên toàn cầu được tạo ra từ thủy điện chứng
tỏ năng lượng thủy điện đã phát triển khá lâu đời và phổ biến đối với con người. năng
lượng thủy điện sử dụng năng lượng từ dòng nước để phát điện vì vậy không làm cạn
kiệt nguồn tài nguyên thiên nhiên. So với nhiệt điện, năng lượng thủy điện không gây
phát thải khí CO2 vào bầu khí quyển nên không làm ô nhiễm môi trường. Chi phí vận
hành, bảo dưỡng mỗi năm tương đối thấp nên năng lượng thủy điện là nguồn năng lượng
mang lại lợi ích kinh tế. Tuy nhiên, các hồ chưa thủy điện thường chiếm nhiều diện tích
đất lâm nghiệp và rủi ro khi đập bị vỡ tỷ lệ thuận với diện tích và công suất của hồ
chứa…
Năng lượng đại dương có thể được chuyển hóa bằng ít nhất 8 cách sau (Negawa
Publishers): Chuyển đổi năng lượng nhiệt đại dương, năng lượng sóng, năng lượng thủy
triểu, dòng hải lưu, năng lượng gió đại dương, năng lượng gradient độ mặn (Nếu một
màng bán thấm được đặt giữa hai vùng nước có nồng độ muối khác nhau thì nước có độ
mặn thấp hơn bắt đầu chảy qua màng theo hướng có độ mặn cao hơn cho đến khi cả hai
15
đạt được nồng độ bằng nhau. Điều này được gọi là thẩm thấu. Chuyển động này trong
thẩm thấu có thể tạo ra dòng điện. Ở Thụy Điển, một nghiên cứu thí điểm đang được
tiến hành để tạo ra công suất 2300 MW từ năng lượng gradient độ mặn), năng lượng địa
nhiệt đại dương, năng lượng chuyển đổi sinh học, năng lượng thủy lực học (Magneto
Hydrodynami CS), năng lượng động vật.

2.1.4 Vai trò của năng lượng tái tạo


Năng lượng tái tạo có thể đóng một vai trò quan trọng trong an ninh năng lượng
của Hoa Kỳ và trong việc giảm phát thải khí nhà kính. Sử dụng năng lượng tái tạo có
thể giúp giảm nhập khẩu năng lượng và giảm sử dụng nhiên liệu hóa thạch vì đây là
nguồn phát thải carbon dioxide lớn nhất của Hoa Kỳ nói riêng và nhiều quốc gia trên
thế giới nói chung.
Các công nghệ năng lượng tái tạo mang đến cơ hội tuyệt vời để giảm thiểu phát
thải khí nhà kính và giảm sự nóng lên toàn cầu thông qua việc thay thế các nguồn năng
lượng truyền thống (N.L. Panwar & et al, 2011). Nguồn năng lượng tái tạo có tác động
thấp hơn đến môi trường. Đối với tuổi thọ của con người, năng lượng thu được từ những
nguồn này có thể được xem là vô tận nên về mặt lượng thì năng lượng tái tạo có thể bổ
sung cũng như hỗ trợ cho các nguồn năng lượng truyền thống (Stanislav Misak & Lukas
Prokop, 2017).
Giảm phát thải khí nhà kính. Khí nhà kính, chẳng hạn như carbon dioxide, được
giải phóng bằng cách đốt cháy nhiên liệu hóa thạch để lấy năng lượng. Những khí thải
này giữ nhiệt trong khí quyển, khiến nhiệt độ Trái đất tăng lên, dẫn đến biến đổi khí hậu.
Mặt khác, các nguồn năng lượng tái tạo không phát thải khí nhà kính, vì chúng được lấy
từ các nguồn tự nhiên, có thể bổ sung như mặt trời, gió, nước và sinh khối. Sử dụng các
nguồn năng lượng tái tạo thay vì nhiên liệu hóa thạch để sản xuất năng lượng sẽ làm
giảm lượng khí nhà kính thải vào không khí và giúp giảm thiểu tác động của biến đổi
khí hậu. Ngoài ra, các nguồn năng lượng tái tạo không thải ra các chất gây ô nhiễm có
hại, chẳng hạn như hạt vật chất và sulfur dioxide, có thể tác động tiêu cực đến sức khỏe
con người và môi trường. (Fransen, 2013)
Đa dạng hóa nguồn năng lượng. Các loại hàng hóa như dầu mỏ và than đá đặc
biệt dễ bị tác động trước những cú sốc bất ngờ do các sự kiện địa chính trị như chiến
tranh gây ra. Đa dạng hóa giúp xã hội tăng cường sử dụng các nguồn năng lượng thay
thế, bao gồm năng lượng hạt nhân hoặc năng lượng mặt trời. Điều này bù đắp đối với
một đầu vào năng lượng và giảm sự phụ thuộc vào một nguồn năng lượng duy nhất.
Theo nghiên cứu, nó cũng giúp giảm khả năng dễ bị ảnh hưởng của nguồn cung cấp
năng lượng trước biến động giá cả và các yếu tố bên ngoài khác, những yếu tố có thể
tác động tiêu cực đến nền kinh tế và môi trường. (Fransen, 2013)
16
Hỗ trợ cộng đồng địa phương. Theo OECD, các dự án năng lượng tái tạo có thể
mang lại lợi ích kinh tế cho cộng đồng địa phương, giúp xóa đói giảm nghèo và hỗ trợ
phát triển bền vững. Thứ nhất, nó tạo thêm thu nhập cho các chủ đất sử dụng các dải đất
của họ để hỗ trợ sản xuất năng lượng tái tạo. Điều này cũng làm tăng cách tiếp cận từ
dưới lên, đảm bảo rằng các công nghệ mới được thử nghiệm và các chính sách mới được
áp dụng ở những khu vực có thể cần chúng nhất. Tiềm năng học hỏi và đổi mới của cộng
đồng tăng lên khi họ chuyên môn hóa và phát triển tài năng của mình trong ngành công
nghiệp mới. (Fransen, 2013)

2.1.5 Nhược điểm của năng lượng tái tạo


Năng lượng tái tạo có tính ổn định thấp hơn so với các nguồn năng lượng truyền
thống do đây là nguồn năng lượng có nguồn gốc từ thiên nhiên nên bị phụ thuộc vào các
điều kiện tự nhiên. Điển hình là chỉ có thể khai thác năng lượng mặt trời vào buổi sáng
và vào những ngày có ánh nắng. Hoặc năng lượng gió, các tua-bin chỉ có thể sinh điện
vào những thời điểm có tốc độ gió thổi trong khoảng 4-25 m/s. Tốc độ gió phải tối thiểu
4 m/s thì các tua-bin sẽ ngững hoạt động để tránh hỏng hóc trong điều kiện gió mạnh.
năng lượng tái tạo không thể tồn trữ để sử dụng vào những thời điểm không thu nhận
được chúng như vào buổi tối, ngày nhiều mây, ngày không có gió. Vì vậy các nhà quản
lý trong việc hoạch định sản xuất và tiêu thụ sẽ gặp nhiều khó khăn khi hiện nay chưa
có công nghệ hay công cụ để có thể dự trữ năng lượng tái tạo.
Việc khai thác năng lượng tái tạo đòi hỏi công nghệ tiên tiến nên chi phí đầu tư
rất cao, đẩy giá thành lên cao hơn, dẫn đến khó cạnh tranh và phổ biến hơn so với năng
lượng không tái tạo. Các nguồn năng lượng tái tạo tuy đa dạng, không mất tiền mua (trừ
năng lượng sinh khối), nhưng lại phân tán. Việc tập trung và thu lấy chúng từ tự nhiên
để chuyển hóa thành năng lượng khác nhau với hiệu suất chuyển hóa năng lượng cao
đòi hỏi chi phí đầu tư cho nghiên cứu, chi phí về kỹ thuật công nghệ và vật liệu là rất
cao.

Năng lượng tái tạo cũng có thể có vài hạn chế tác động rất lớn đến phát triển kinh
tế vững bền. Đó là chi phí xử lý các tấm pin mặt trời khi hết hạn sử dụng, tác động của
tiếng ồn và sóng siêu âm có thể gây thiệt hại về khai thác hải sản gần các công trình điện
gió hay suy yếu sinh thái rừng khi lạm dụng phát triển năng lượng sinh khối từ rừng…

Ngoài ra, trong nghiên cứu này nhóm tác giả tập trung vào năng lượng mặt trời nên
nhược điểm cụ thể của các tấm pin sử dụng công nghệ năng lượng mặt trời là:
Hiệu suất: Hiệu suất chuyển đổi năng lượng mặt trời thành điện năng của các tấm
pin hiện đang không cao, thường chỉ đạt từ 15% đến 20%. Điều này có nghĩa là một
phần lượng năng lượng mặt trời vẫn bị lãng phí.

17
Phụ thuộc vào ánh sáng mặt trời: Tấm pin năng lượng mặt trời hoạt động tốt khi
tiếp xúc với ánh sáng mặt trời trực tiếp. Khi có mây che phủ hoặc trong điều kiện ánh
sáng yếu, hiệu suất của tấm pin sẽ giảm đi.
Chi phí: Dù giá thành của các tấm pin mặt trời đã giảm đáng kể trong những năm
gần đây, nhưng vẫn đòi hỏi một khoản đầu tư ban đầu lớn. Điều này có thể làm cho việc
cài đặt hệ thống pin mặt trời trở nên đắt đỏ và khó tiếp cận đối với một số người.
Kích thước và trọng lượng: Các tấm pin mặt trời thường có kích thước lớn và
nặng. Điều này có thể gây khó khăn trong việc lắp đặt và vận chuyển. Ngoài ra, các tấm
pin lớn cũng yêu cầu không gian rộng để cài đặt.

2.1.6 Nhà nước khuyến khích sử dụng năng lượng tái tạo thông qua các văn bản
pháp lý
Quyết định số 2068/QD-TTg của Thủ tướng Chính phủ, phê duyệt Chiến lược
phát triển năng lượng tái tạo của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050, cho
biết một trong các quan điểm phát triển của Việt Nam là ưu tiên sử dụng các công nghệ
đã được kiểm chứng trong lĩnh vực năng lượng tái tạo như thủy điện, năng lượng gió,
năng lượng mặt trời, năng lượng sinh khối, biogas, và các nguồn năng lượng khác để
phát triển các nguồn năng lượng tái tạo hiệu quả cho việc cung cấp điện cho hệ thống
điện quốc gia và cung cấp nhiệt cho sản xuất và sinh hoạt hàng ngày [43, Điều 1, Điểm
3, Mục I].

Tương tự, quyết định số 2139/QD-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 5 tháng
12 năm 2011, phê duyệt chiến lược quốc gia về biến đổi khí hậu, cho biết một trong các
chiến lược của Việt Nam là đẩy mạnh nghiên cứu và triển khai các công nghệ sản xuất
năng lượng từ các nguồn năng lượng tái tạo và năng lượng mới, bao gồm năng lượng
gió, năng lượng mặt trời, năng lượng thủy triều, năng lượng địa nhiệt, nhiên liệu sinh
học và năng lượng vũ trụ [40, Điều 1, Điểm 5a), Mục IV].

Nguồn năng lượng tái tạo, nói chung, được hiểu là các nguồn năng lượng được
coi là vô hạn theo 15 tiêu chuẩn của con người. Khái niệm vô hạn có thể hiểu theo hai
cách: đầu tiên, năng lượng có thể phong phú đến mức sử dụng của con người không thể
cạn kiệt (ví dụ: năng lượng mặt trời, gió,..); thứ hai, năng lượng có thể được tái tạo liên
tục và nhanh chóng trong một khoảng thời gian ngắn (ví dụ: năng lượng sinh khối).

Chiến lược phát triển năng lượng tái tạo của Việt Nam đến năm 2030 và tầm nhìn
đến năm 2050, cũng như các văn bản pháp lý liên quan, chủ yếu sử dụng thuật ngữ "năng
lượng tái tạo" cho mục đích lập pháp. Thuật ngữ "năng lượng tái tạo" là một khái niệm
rõ ràng được sử dụng để phân biệt nó với các nguồn năng lượng được lấy từ tài nguyên

18
hóa thạch tự nhiên để xây dựng hệ thống pháp luật. Thuật ngữ "năng lượng tái tạo" được
áp dụng trong pháp luật đầu tư và pháp luật năng lượng.

2.2 CÁC LÝ THUYẾT NỀN TẢNG


2.2.1 Chấp nhận công nghệ TAM 1
Mô hình chấp nhận công nghệ 1 (The technology acceptance model 1) được gọi
tắt là TAM được hoàn thành và thực hiện bởi Davis vào năm 1986. Mô hình này được
hình thành được trên lý thuyết hành động hợp lý (TRA), mục tiêu ban đầu của mô hình
là kiểm tra sự hành vi sử dụng máy tính sau đó được sử dụng ở phạm vi rộng lớn hơn
nhưng nhìn chung mô hình ứng dụng trong bối cảnh cụ thể là sự chấp nhận của cá nhân
đối với các thiết bị, công nghệ nơi cá nhân người sử dụng cần có những suy xét, đánh
giá về vấn đề. Davis cho rằng việc sử dụng một hệ thống có thể dự đoán hoặc giải thích
bởi động cơ của cá nhân nên có thể bị kích thích từ bên ngoài.
Vì vậy Davis đưa ra giả thiết rằng thái độ của cá nhân là yếu tố chính ảnh hưởng
đến ý định và quyết định sử dụng thiết bị công nghệ của cá nhân và thái độ được cấu
thành từ hai yếu tố đó là nhận thức tính dễ sử dụng và nhận thức tính hữu ích. Theo ông,
tính hữu ích là mức độ mà một cá nhân cảm thấy hiệu suất của một công việc được tăng
lên hay giảm xuống khi sử dụng một thiết bị, công nghệ. Bên cạnh đó, tính dễ sử dụng
là mức độ nỗ lực mà cá nhân phải bỏ ra để thực hiện trên thiết bị, công nghệ. Trong đó
tính hữu dụng quyết định trong khi tính dễ sử dụng là yếu tố thứ yếu tác động đến thái
độ. Theo Ajzen và Fishbein thì thái độ là mức độ mà một cá nhân thích hoặc không thích
đối tượng. Và đây là yếu tố ảnh hưởng đến hành vi sử dụng của cá nhân trong mô hình
chấp nhận công nghệ TAM 1

Nhận thức hữu


dụng
Thái độ Hành vi sử dụng
Nhận thức dễ sử
dụng

Mô hình 2. 1 Mô hình gốc chấp nhận công nghệ TAM 1 của Davis (1986)
Nguồn: Davis (1986)

19
2.2.2 Chấp nhận công nghệ TAM 2
Mô hình chấp nhận công nghệ TAM 1 đã được chấp nhận và sử dụng rộng rãi và
ngày càng được cải tiến, năm 2000 mô hình TAM 2 đã được Venkatesh và Davis đề
xuất. Trong quá trình nghiên cứu TAM 1 ông và các cộng sự nhận ra rằng thái độ không
hoàn toàn là một biến trung gian, và trong quá trình nghiên cứu ý định hành vi đã được
đề xuất là như là một biến trung gian thay thế cho thái độ.
Đồng thời, trong mô hình chấp nhận công nghê TAM 2 Davis và các cộng sự đã
bổ sung thêm các yếu tố bên ngoài mà mô hình TAM 1 chưa đề cập đến bao gồm: (1)
hình ảnh, (2) chuẩn chủ quan, (3) mức độ liên quan đến công việc, (4) chất lượng đầu
ra, (5) kết quả thể hiện, (6) tự nguyện và (7) kinh nghiệm. Và sáu trong bảy yếu tố trên
không bao gồm (6) tự nguyện đều là các nhân tố ảnh hưởng đến cảm nhận sự hữu ích
của công nghệ đối với cá nhân. Trong khi ba yếu tố bao gồm (2) chuẩn chủ quan, (6) tự
nguyện và (7) kinh nghiệm ảnh hưởng trực tiếp đến ý định sử dụng của cá nhân. Đây là
kết quả khi Davis và các cộng sự thực hiện đối với bốn tổ chức bao gồm công ty tài
chính, công ty sản xuất, ngân hàng và các công ty dịch vụ trong 2 trường hợp bắt buộc
và không bắt buộc sử dụng ở ba cột mốc thời gian khác nhau.

Mô hình 2. 2 Mô hình chấp nhận công nghệ TAM 2 của Venkatesh và Davis
(2000)
Nguồn: Venkatesh và Davis (2000)
Với các yếu tố mới được hiểu là:

 Tiêu chuẩn chủ quan theo Fishbein và Ajzen (1975) là ảnh hưởng của người khác
đến quyết định sử dụng hay không sử dụng công nghệ, thiết bị

20
 Hình ảnh là việc áp dụng công nghệ thiết bị có thể nâng cao hình ảnh, địa vị của cá
nhân sử dụng so với những cá nhân khác đây là ý kiến của Rogers (1983)

 Phù hợp với công việc là mức độ phù hợp áp dụng công nghệ, thiết bị vào công việc
đáp ứng các nhu cầu, giá trị hiện có, kinh nghiệm của cá nhân theo Rogers (1983)

 Chất lượng đầu ra khả năng của thiết bị, công nghệ để nâng cao hiệu suất công việc
của cá nhân (Thompson (1991))

 Khả năng chứng minh kết quả là mức độ mà kết quả của một sự đổi mới có thể quan
sát được của bởi cá nhân khác theo Rogers (1983)

Có thể thấy mô hình chấp nhận công nghệ TAM 2 là một mô hình cải tiến hơn
rất nhiều so với mô hình chấp nhận công nghệ TAM 1 khi đã đưa ra mô hình phù hợp
hơn so với thực tế, từ đó giúp cho các cuộc nghiên cứu sau này dễ dàng và chính xác
hơn từ đó nắm được các yếu tố cụ thể ảnh hưởng đến việc sử dụng công nghệ để các tổ
chức, cá nhân có thể đưa ra quyết định thay đổi, cải tiến và áp dụng thiết bị, công nghệ
vào thực tế.

2.2.3 Lý thuyết thống nhất về chấp nhận và sử dụng công nghệ 1 (UTAUT 1)
Viswanath Venkatesh (2003) và các cộng sự: Gordon B.Davis, Michael G. Moris
và Fred D. Davis đã xây dựng mô hình Mô hình Lý thuyết sử dụng và chấp nhận công
nghệ UTAUT 1 dựa trên tám mô hình/lý thuyết thành phần, đó là: Thuyết hành vi dự
định (TPB), Thuyết hành động hợp lý (TRA), Mô hình chấp nhận công nghệ (TAM1,
TAM2), Mô hình động cơ thúc đẩy (MM), Mô hình sử dụng máy tính cá nhân (MPCU),
Mô hình kết hợp (TAM&TPB), Mô hình kết hợp (TAM&TPB) và Thuyết nhận thức xã
hội (SCT) và Thuyết lan truyền sự đổi mới (IDT). Các tác giả đã tiến hành thực nghiệm
và so sánh các yếu tố. Sau đó họ đã chọn ra 4 yếu tố chính đó là (1) nổ lực mong đợi,
(2) hiệu quả mong đợi, (3) các điều kiện thuận tiện, (4) ảnh hưởng của xã hội. Các yếu
tố này được tổng hợp như sau:

Yếu tố Mô tả yếu tố Yếu tố và mô hình tương ứng

Hiệu quả Mức độ mà cá nhân nhận tin - Nhận thức tính hữu ích (TAM1,
mong đợi rằng sử dụng công nghệ, thiết TAM 2 và TAM&TPB)
bị sẽ mang đến hiệu suất công - Động lực bên ngoài (MM)
việc cao hơn hay thấp hơn - Lợi thế tương đối (IDT)
- Sự phù hợp với công việc
(MPCU)
- Kết quả kỳ vọng (SCT)

21
Nỗ lực Mức độ dễ dàng trong việc sử - Nhận thức dễ sử dụng (TAM1,
mong đợi dụng hệ thống TAM 2)
- Độ phức tạp (MPCU)
- Dễ sử dụng (IDT)

Ảnh hưởng Mức độ mà cá nhân cảm thấy - Chuẩn chủ quan (TRA, TAM 2,
xã hội rằng những người quan trọng TPB và TAM&TPB)
tin rằng họ nên sử dụng công - Yếu tố xã hội (MPCU)
nghệ, thiết bị - Hình ảnh (IDT)

Các điều Nhận thức của cá nhân về các - Nhận thức kiểm soát hành vi
kiện thuận nguồn lực và hỗ trợ để tiến (TPB, TAM&TPB)
lợi hành hành vi - Điều kiện thuận lợi (MPCU)
- Khả năng tương thích (IDT)

Tuy vậy đối với từng yếu tố trên cũng bị ảnh hưởng các yếu tố khác nhau với
mức độ khác như tuổi tác, sự tự nguyện, giới tính và tuổi tác của cá nhân.

Nhìn chung lý thuyết hợp nhất về chấp nhận và sử dụng công nghệ 1 (UTAUT 1)
là một công cụ hữu ích và cho kết quả giải thích tốt hơn 8 mô hình mà thuyết này vào
khi sử dụng các mô hình ấy đơn lẻ. Tuy vậy đây là một mô hình phức tạp, đòi hỏi nhiều
nguồn lực nếu muốn thực hiện vậy nên mô hình. Vậy nên có thể nói các mô hình như
TAM là một mô hình nghiên cứu tiết kiệm và hoàn toàn không bị bác bỏ khi thuyết
UTAUT 1 ra đời.

Mô hình 2. 3 Mô hình lý thuyết thống nhất về chấp nhận và sử dụng công nghệ 1
(UTAUT 1) của Venkatesh và cộng sự (2003)
Nguồn: Venkatesh và cộng sự (2003)

22
2.2.4 Lý thuyết thống nhất về chấp nhận và sử dụng công nghệ 2 (UTAUT 2)
Mô hình chấp nhận và sử dụng công nghệ (Unified Theory of Acceptance and
Use of Technology) được phát triển bởi Venkatesh và các cộng sự vào năm 2003 nhằm
mục đích kiểm định sự chấp nhận công nghệ với nền tảng thống nhất hơn. Mô hình
UTAUT 2 được Venkatesh và các cộng sự đề xuất với 7 yếu tố bao gồm: (1) Kỳ vọng
nỗ lực, (2) Điều kiện thuận lợi, (3) Thói quen và (4) Ảnh hưởng xã hội (5) Kỳ vọng hiệu
quả, (6) Động lực hưởng thụ và (7) giá trị. Venkatesh và cộng sự (2012) cũng cho rằng,
các nhóm người khác nhau về kinh nghiệm giới tính tuổi tác cũng được đặt giả thuyết
có tác động đến cấu trúc về ý định sử dụng và chấp nhận công nghệ.

Động lực thụ hưởng theo Brown và Venkatesh (2005) được hiểu là niềm vui hoặc
hài lòng có được từ việc sử dụng thiết bị, công nghệ. Về phía giá cả, có sự khác biệt
giữa người tiêu dùng và các nhân viên trong tổ chức khi người tiêu dùng phải trả phí để
sở hữu cũng như sử dụng thiết bị, công nghệ trong khi các nhân viên thì không. Cuối
cùng, thói quen theo Limayem (2007) định nghĩa là mức độ mà mọi người có xu hướng
thực hiện các hành vi một cách tự động thông qua quá trình học hỏi.

Mô hình chấp nhận và sử dụng công nghệ 2 (UTAUT 2) đã cập nhật thêm 3 yếu
tố mới bao gồm giá cả, động lực thụ hưởng và thói quen cũng như loại bỏ yếu tố tự
nguyện sử dụng khỏi các yếu tố ảnh hưởng trong sơ đồ. Ngày nay mô hình chấp nhận
và sử dụng công nghệ 2 ngày càng được tin tưởng và sử dụng rộng rãi hơn ở nhiều lĩnh
vực khác nhau như trong quản lý, giáo dục, thương mại điện tử, Internet Banking, y tế,...

Mô hình 2. 4 Mô hình lý thuyết thống nhất về chấp nhận và sử dụng công nghệ 2
(UTAUT 2) của Venkatesh và cộng sự (2012)

23
Nguồn: Venkatesh và cộng sự (2012)
2.2.5 Thuyết hành vi có kế hoạch (Theory of Planned Behavior - TPB) (1991)
Lý thuyết hành vi hoạch định hay thuyết hành vi có kế hoạch là một lý thuyết mô
tả mối liên hệ giữa niềm tin và hành vi của một cá nhân nào đó, Icek Ajzen đưa ra khái
niệm chia niềm tin thành ba loại: niềm tin vào sự tự chủ, niềm tin vào hành vi và niềm
tin vào chuẩn mực chung. Thuyết hành vi hoạch định (TPB) là lý thuyết được mở rộng,
cải tiến từ mô hình thuyết hành vi hợp lí (TRA) với mục đích bổ sung thêm yếu tố mà
bản thân cá nhân hành động không kiểm soát được, nhằm tối ưu trong việc dự đoán và
giải thích hành vi của một cá nhân đó, có thể nói TPB là mô hình hoàn thiện của TRA.
Thyết này được xem là một trong những lý thuyết được trích dẫn và áp dụng rộng rãi
nhất về lý thuyết hành vi (Cooke & Sheeran, 2004).

Nhận thức kiểm soát hành vi (Perceived behavioural control) đề cập đến nhận
thức của một cá nhân về mức độ khó khăn hay dễ dàng trong việc thực hiện một hành
động cụ thể phụ thuộc vào cơ hội để thực hiện hành vi đó và sự sẵn có của các nguồn
lực. Ajzen cho rằng xu hướng thực hiện hành động bị ảnh hưởng trược tiếp bởi khả năng
kiểm soát hành vi cá nhân. Điều này có nghĩa là khi cá nhân có khả năng kiểm soát hành
vi càng cao thì việc dự đoán hành động càng dễ dàng. Khái niệm nhận thức kiểm soát
hành vi về cơ bản liên quan đến khái niệm của sự tự chủ (self-efficacy).

Mô hình TPB đã tối ưu việc dự đoán hành vi của cá nhân. Tuy nhiên, mô hình
TPB cũng có một số hạn chế trong việc dự đoán hành vi. Hạn chế đầu tiên là yếu tố ý
định không bị giới hạn chỉ bởi 3 yếu tố là chuẩn chủ quan, kiểm soát hành vi cảm nhận
hay là thái độ, (Ajzen,1991). Hạn chế thứ hai là vẫn có sự khác biệt giữa hành vi thực tế
được đánh giá và các đánh giá về ý định hành vi (Wener, 2004).

Mô hình 2. 5 Mô hình Thuyết hành vi có kế hoạch của Ajzen (1991)

24
Nguồn: Ajzen (1991)
2.2.6 Thuyết hành vi có kế hoạch mở rộng (Extend Theory of Planned Behavior –
E.TPB)
Do sự đa dạng lĩnh vực mà thuyết hành vi có kế hoạch được ứng dụng vậy nên
để phù hợp hơn với từng lĩnh vực các nhà nghiên cứu đã cải tiến lý thuyết với những
đặc trưng riêng phù hợp với lĩnh vực mà họ đang nghiên cứu, từ đó có sự đa dạng trong
thuyết hành vi có kế hoạch, nhóm nghiên cứu đã tìm hiểu các thuyết phù hợp với đề tài
và lựa chọn thuyết hành vi kế hoạch có kế hoạch được mở rộng của Wenling Liu thực
hiện vào năm 2013. Đây là thuyết được trích trong “Rural pulic acceptance of renewable
deployment: The case of Shandong in China” được thực hiện để kiểm tra sự chấp nhận
sử dụng năng lượng tái tạo ở Sơn Đông, Trung Quốc. Trong mô hình đã thêm các yếu
tố bao gồm: (1) Niềm tin kết quả khi sử dụng, (2) Kiến thức, (3) Mối quan tâm với môi
trường, (4) Nhận thức sự tham gia của hàng xóm, (5) kiểm soát, (6) nhận thức hiệu quả
bản thân và (7) chấp nhận chi trả.

Nhiều nhà nghiên cứu ở nhiều lĩnh vực khác nhau như thương mại tổ chức, hành
vi thân thiện với môi trường áp dụng vào xác nhận rằng lý thuyết này hoàn toàn có thể
giải thích hành vi hành vi tiêu dùng cá nhân. Nhiều tác giả của các bài nghiên cứu xác
nhận rằng các biến xã hội, kinh tế có ảnh hưởng đến việc chấp nhận công nghệ, thiết bị,
càng làm tăng uy tín cho lý luận của Wenling Liu về học thuyết TPB mở rộng này.

25
Mô hình 2. 6 Thuyết hành vi có kế hoạch mở rộng TPB (Wenling Liu, 2013)
Nguồn: Wenling Liu, 2013
2.3 CÁC MÔ HÌNH LIÊN QUAN
2.3.1 Các mô hình nghiên cứu trong nước
2.3.1.1 Mô hình nghiên cứu về quyết định sử dụng điện mặt trời (ĐMT) mái nhà
của Ngọc Dưỡng và Ái Nhân (2021)
Năm 2021, các nhà nghiên cứu Ngọc Dưỡng và Ái Nhân đã thực hiện nghiên cứu
về: “Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng hệ thống điện mặt trời (ĐMT) áp
mái của người dân tại TP.HCM”. Bài nghiên cứu này dựa trên nhiều lý thuyết khác nhau
như Lý thuyết Hành vi có kế hoạch (TPB), Lý thuyết Hành vi hợp lý (TRA), Lý thuyết
Nhận thức rủi ro (TPR), Mô hình Chấp nhận công nghệ (TAM), Lý thuyết Khuyếch tán
Sự đổi mới (DIT), và tìm hiểu về quy trình ra quyết định gồm có 5 bước. Sau khi nghiên
cứu dựa theo các lý thuyết trên nhóm tác giả đã chọn lọc và cuối cùng đưa ra đề xuất
mô hình nghiên cứu với 5 biến độc lập có ảnh hưởng đến biến phụ thuộc “Quyết định

26
sử dụng ĐMT mái nhà” là: chi phí đầu tư hợp lý, chính sách khuyến khích và hỗ trợ,
nhận thức lợi ích, kiến thức về sản phẩm và kinh nghiệm và thái độ với môi trường ảnh
hưởng. Nghiên cứu kết luận rằng tất cả yếu tố được đề ra đều có liên quan tích cực đến
biến phụ thuộc và các tác giả cũng cung cấp kết quả quản trị yếu tố để tạo điều kiện cho
hệ thống năng lượng được chấp nhận rộng rãi hơn.

Mô hình 2. 7 Mô hình nghiên cứu của Ngọc Dưỡng và Ái Nhân (2021)


Nguồn: Ngọc Dưỡng và Ái Nhân (2021)
2.3.1.2 Mô hình nghiên cứu về hành vi tiêu dùng xanh của Phạm Thị Huyền và
cộng sự (2020)
Nghiên cứu được thực hiện bởi các nhà nghiên cứu Phạm Thị Huyền, Nguyễn
Thị Vân Anh, Đào Ngọc Hân, Trần Trung Kiên và Đỗ Chí Tú vào năm 2020 về các yếu
tố thúc đẩy ý định và hành vi tiêu dùng xanh của thế hệ Millennials tại Việt Nam. Cơ sở
của nghiên cứu này là lý thuyết về hành vi có kế hoạch TPB. Kết quả cho thấy rằng có
ba yếu tố chính gồm: (1) trải nghiệm, (2) thái độ tích cực và (3) kiến thức, ảnh hưởng
đến ý định và hành vi tiêu dùng xanh của người trẻ. Nghiên cứu đã cung cấp, hỗ trợ
trong việc truyền thông cũng như tuyên truyền về hành vi tiêu dùng xanh của các tổ
chức chính phủ, phi chính phủ và các doanh nghiệp đến người tiêu dùng tại Việt Nam.

27
Mô hình 2. 8 Mô hình nghiên cứu của Phạm Thị Huyền và cộng sự (2020)
Nguồn: Phạm Thị Huyền và cộng sự (2020)
2.3.1.3 Mô hình nghiên cứu về ý định sử dụng công nghệ năng lượng điện mặt trời
của TS. Hồng Mạnh và Văn Sơn (2020)
TS. Hồng Mạnh và Văn Sơn đã tiến hành nghiên cứu trong năm 2020 để lựa chọn
những nhân tố liên quan đến ý định áp dụng công nghệ năng lượng điện mặt trời của hộ
gia đình tại Thành phố Phan Rang - Tháp Chàm. Nghiên cứu đã sử dụng Mô hình chấp
nhận công nghệ (TAM) của Davis (1989) và lý thuyết khuếch tán đổi mới của Rogers
(1983) để đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng năng lượng tái tạo. Từ bài
nghiên cứu đã rút ra các yếu tố ảnh hưởng đến ý định của các hộ gia đình tại Phan Rang
- Tháp Chàm đó là: (1) Chính sách mua bán điện; (2) Hỗ trợ chi phí đầu tư thiết bị ban
đầu; (3) Giảm đáng kể các nguy cơ liên quan đến việc sử dụng năng lượng mặt trời cho
các hộ gia đình; (4) Nên giáo dục các hộ gia đình về tính hữu ích và dễ sử dụng của công
nghệ để quản lý hiệu quả hơn. Bài viết tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử
dụng công nghệ năng lượng mặt trời của các hộ gia đình tại thành phố Phan Rang –

28
Tháp Chàm , nhằm đưa ra các đề xuất để phát triển nguồn năng lượng tái tạo cho người
dân tại địa phương.

Mô hình 2. 9 Mô hình nghiên cứu của TS. Hồng Mạnh và Văn Sơn (2020)
Nguồn: TS. Hồng Mạnh và Văn Sơn (2020)
2.3.2 Các đề tài nghiên cứu nước ngoài
2.3.2.1 Mô hình nghiên cứu về ý định mua năng lượng tái tạo của Mohammad
Almrafee và cộng sự (2023)
Năm 2023, Mohammad Almrafee và cộng sự đã nghiên cứu đề tài: “Customers' purchase
intention of renewable energy in Jordan: the case of solar panel systems using an extended theory
of planned behavior (TPB)”. Nghiên cứu được thực hiện dựa trên một cuộc khảo sát trực tuyến
với 428 người Jordan không sử dụng năng lượng tái tạo. Kết quả chỉ ra rằng thái độ, chuẩn mực
chủ quan (ảnh hưởng xã hội), giá cảm nhận, kiến thức và nhận thức kiểm soát hành vi ảnh hưởng
đáng kể đến ý định mua của người dân Jordan. Hơn nữa, nghiên cứu xác nhận rằng có sự khác
biệt có ý nghĩa thống kê giữa các biến nhân khẩu học như tuổi, thu nhập và trình độ học vấn về ý
định mua năng lượng tái tạo, trong khi giới tính không có ý nghĩa.

29
Mô hình 2. 10 Mô hình nghiên cứu của Mohammad Almrafee và cộng sự (2023)
Nguồn: Mohammad Almrafee và cộng sự (2023)
2.3.2.2 Mô hình nghiên cứu về ý định chấp nhận năng lượng tái tạo của Xin-Cheng
Meng (2022)
Năm 2022 Xin-Cheng Meng đã tiến hành nghiên cứu về “Research on
Influencing Factors of Chinese Public Renewable Energy Acceptance Intention: Based
on Theory of Planned Behavior Approach”. Nghiên cứu này dựa trên lý thuyết về hành
vi có kế hoạch TPB, bao gồm nhận thức kiểm soát hành vi thái độ và chuẩn chủ quan.
Ngoài ra, nghiên cứu đã bổ sung thêm bốn yếu tố ảnh hưởng mới, bao gồm năng lượng
tái tạo, thái độ, chuẩn chủ quan, rủi ro nhận thức và niềm tin của chính phủ vào mô hình
TPB ban đầu. Nghiên cứu đã phát hiện các yếu tố tác động đến ý định chấp nhận năng
lượng tái tạo của công chúng ở Trung Quốc. Tuy nhiên, kết quả này chỉ chú ý ảnh hưởng
của các yếu tố bên ngoài và mô hình TPB đối với ý định chấp nhận năng lượng tái tạo
của công chúng ở Trung Quốc, và không chỉ rõ sự khác biệt của ảnh hưởng về đặc trưng
dân số đối với ý định chấp nhận năng lượng tái tạo của công chúng.

30
Mô hình 2. 11 Mô hình nghiên cứu của Xin-Cheng Meng (2021)
Nguồn: Xin-Cheng Meng (2021)
2.3.2.3 Mô hình nghiên cứu về ý định hành vi của Joy Billanes và cộng sự tại Đan
Mạch (2022)
Năm 2022, Joy Billanes và Peter Enevoldsen đã thực hiện một nghiên cứu
““Influential factors to residential building Occupants’ acceptance and adoption of smart
energy technologies in Denmark”. Nghiên cứu này sử dụng mô hình TAM làm khung
lý thuyết và tích hợp năm yếu tố bên ngoài được lựa chọn từ các tài liệu quan trọng. Hơn
3.000 cư dân từ các thành phố khác nhau trên khắp Đan Mạch đã được khảo sát lấy mẫu
để xác định tác động của các yếu tố TAM và các yếu tố bên ngoài đối với ý định hành
vi (BI). Các kết quả cho thấy có tác động của các yếu tố PEOU, thái độ, niềm tin, kiến
thức, nhận thức, ảnh hưởng xã hội và chính sách đến BI, trong khi “Tính hữu dụng” có
kết quả không ảnh hưởng đến BI. Các kết quả của nghiên cứu này có thể giúp các nhà
quản lý và cung cấp dịch vụ năng lượng thông minh tăng cường sự chấp nhận và áp
dụng của công nghệ năng lượng thông minh trong xây dựng nhà ở.

31
Mô hình 2. 12 Mô hình nghiên cứu của Joy Billanes và cộng sự tại Đan Mạch
(2022)
Nguồn: Joy Billanes và cộng sự (2022)
2.3.2.4 Mô hình nghiên cứu về ý định sử dụng quang điện mặt trời trên mái nhà
của Dafit Bagus Maha Bekti và các cộng sự (2021)
Năm 2021, nhóm tác giả Dafit Bagus Maha Bekti và các cộng sự đã nghiên cứu
đề tài: “Determining Factors Affecting Customer Intention to Use Rooftop Solar
Photovoltaics in Indonesia”. Nghiên cứu của nhóm tác giả đã phân tích các yếu tố ảnh
hưởng đến ý định sử dụng quang điện mặt trời trên mái nhà của khách hàng ở Indonesia.
Các yếu tố được nghiên cứu bao gồm hiệu kỳ vọng nỗ lực (EE), động lực khoái lạc
(HM), ảnh hưởng xã hội (SI), trị giá (PV), điều kiện thuận lợi (FC), suất kỳ vọng (PE),
thói quen, thái độ (ATU) và nhận thức kiểm soát hành vi (PBC). Kết quả của nghiên cứu
cho thấy rằng tất cả các yếu tố đã được nghiên cứu đều ảnh hưởng đến ý định sử dụng
quang điện mặt trời trên mái nhà của khách hàng ở Indonesia. Trong đó, các yếu tố PE,
SI, EE, HM, FC, PV và thói quen có ảnh hưởng lớn nhất đến ý định sử dụng, trong khi
đó ATU và PBC có ảnh hưởng trung bình đến ý định sử dụng. Nghiên cứu này cung cấp
32
thông tin quan trọng cho các nhà quản lý và nhà lãnh đạo trong lĩnh vực năng lượng tái
tạo tại Indonesia để tạo ra chính sách và chiến lược nhằm thúc đẩy sử dụng quang điện
mặt trời trên mái nhà của khách hàng.

Mô hình 2. 13 Mô hình nghiên cứu của Dafit Bagus Maha Bekti và cộng sự (2021)
Nguồn: Dafit Bagus Maha Bekti và cộng sự (2021)
2.3.2.5 Mô hình nghiên cứu về ý định sử dụng năng lượng tái tạo của Alaa Masrahi
& các cộng sự (2021)
Năm 2021, Alaa Masrahi và cộng sự đã nghiên cứu chủ đề: “Factors influencing
consumers’ behavioral intentions to use renewable energy in the United States
residential sector”. Nghiên cứu này sử dụng mô hình TPB để dự đoán ý định sử dụng
năng lượng tái tạo của người tiêu dùng và bổ sung thêm yếu tố "sự sẵn sàng chi trả" vào
trong cấu trúc để phân tích ảnh hưởng của thu nhập hộ gia đình đến ý định sử dụng năng
lượng tái tạo. TPB là một mô hình lý thuyết về hành vi cho rằng ý định hành vi của một
người phụ thuộc vào ba yếu tố: thái độ đối với hành vi, chuẩn mực chủ quan (nhận thức
kiểm soát hành vi), và ý kiến của những người quan trọng đối với người đó. Kết quả cho
thấy rằng thu nhập trung bình của hộ gia đình trong khu vực dân cư có ảnh hưởng đáng
kể đến ý định sử dụng năng lượng tái tạo của người tiêu dùng, nhưng không ảnh hưởng
đến thái độ đối với hành vi. Thay vào đó, các tiêu chuẩn chủ quan và mức độ sẵn sàng
chi trả đã ảnh hưởng đáng kể đến ý định sử dụng năng lượng tái tạo của người tiêu dùng.
Những kết quả này cung cấp thông tin cho các nhà hoạch định chính sách rằng cần các

33
yếu tố kinh tế xã hội, đặc biệt là thu nhập, phải được xem xét khi xây dựng các chính
sách và chương trình khuyến khích sử dụng năng lượng tái tạo ở Hoa Kỳ.

Mô hình 2. 14 Mô hình nghiên cứu của Alaa Masrahi (2021)


Nguồn: Alaa Masrahi (2021)
2.3.2.6 Mô hình nghiên cứu về mức độ chấp nhận năng lượng tái tạo của Bilal
Khalid và các cộng sự ở Ba Lan (2021)
Vào năm 2021, Bital Khalid và cộng sự đã nghiên cứu đề tài: “Evaluating
Consumers’ Adoption of Renewable Energy”. Nghiên cứu này tập trung vào việc xác
định các yếu tố ảnh hưởng đến việc áp dụng công nghệ năng lượng tái tạo ở Ba Lan với
mục đích bảo vệ môi trường. Nghiên cứu sử dụng phương pháp định lượng và thu thập
dữ liệu từ 467 hộ gia đình sử dụng công nghệ năng lượng tái tạo. Mô hình TAM
(Technology Acceptance Model) được sử dụng để phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến
việc sử dụng năng lượng tái tạo, với các biến độc lập bao gồm chi phí ban đầu, mối quan
tâm về môi trường, rủi ro và niềm tin đối với năng lượng tái tạo, tính dễ sử dụng, khuyến
khích tài chính và lợi thế tương đối. Kết quả của nghiên cứu cho thấy rằng các yếu tố
như mối quan tâm về môi trường, tính dễ sử dụng, khuyến khích tài chính và lợi thế
tương đối đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy việc sử dụng năng lượng tái tạo.
Điều này cho thấy rằng các hộ gia đình có xu hướng sử dụng công nghệ năng lượng tái
tạo nếu họ quan tâm đến môi trường, công nghệ này dễ sử dụng, được hỗ trợ tài chính
và có nhiều ưu điểm hơn so với các phương pháp khác. Tuy nhiên, nghiên cứu cũng chỉ
ra rằng chi phí ban đầu và rủi ro của năng lượng tái tạo cũng như niềm tin đối với năng
lượng tái tạo không ảnh hưởng đáng kể đến việc sử dụng năng lượng tái tạo. Điều này
có thể là do các hộ gia đình ở Ba Lan đã nhận thức được giá trị của công nghệ năng
34
lượng tái tạo đối với việc bảo vệ môi trường và đã sẵn sàng chấp nhận các chi phí và rủi
ro để sử dụng công nghệ này. Nghiên cứu khuyến nghị rằng các bên liên quan nên xem
xét các khía cạnh của mối quan tâm về môi trường như một nhân tố đóng vai trò chính
trong việc thúc đẩy việc áp dụng năng lượng tái tạo.

Mô hình 2. 15 Mô hình nghiên cứu của Bial Khalid (2021)


Nguồn: Bial Khalid (2021)
2.3.2.7 Mô hình nghiên cứu về chấp nhận sử dụng năng lượng tái tạo của William
Philip Wall & các cộng sự (2021)
Năm 2021, nhóm tác giả William Philip Wall, Bilal Khalid, Mariusz Urbański và
Michal Kot đã nghiên cứu đề tài: “Factors Influencing Consumer’s Adoption of
Renewable Energy in Thailand”. Với mục đích là phân tích những yếu tố ảnh hưởng đến
việc sử dụng năng lượng tái tạo bởi người tiêu dùng ở Thái Lan, kết quả của nghiên cứu
cho thấy rằng nhận thức về tính hữu dụng, quan tâm đến môi trường, nhận thức về năng
lượng tái tạo và niềm tin vào lợi ích của nó có tác động tích cực và đáng kể đến ý định
sử dụng năng lượng tái tạo của người tiêu dùng. Trong khi đó, chi phí có tác động tiêu
cực nhưng không đáng kể đến việc sử dụng năng lượng tái tạo của người tiêu dùng, còn
nhận thức về rủi ro/niềm tin có tác động tích cực nhưng không đáng kể. Nghiên cứu kết
luận rằng các bên liên quan nên xem xét các khía cạnh về nhận thức về tính hữu dụng,
quan tâm đến môi trường, nhận thức về năng lượng tái tạo và niềm tin vào lợi ích của
nó khi triển khai các chiến dịch thúc đẩy sử dụng năng lượng tái tạo bởi người tiêu dùng
tại Thái Lan.

35
Mô hình 2. 16 Mô hình nghiên cứu của Wall và các cộng sự (2021)

Nguồn: Wall và các cộng sự (2021)


2.3.2.8 Mô hình nghiên cứu về sử dụng hệ thống thực tế của công nghệ năng lượng
của JoyBillanes và cộng sự (2021)
Năm 2021, JoyBillanes và PeterEnevoldsen đã nghiên cứu đề tài: “A critical
analysis of ten influential factors to energy technology acceptance and adoption”.
Nghiên cứu đã tổng hợp khả năng được chấp nhận của từng công nghệ và chỉ ra 10 yếu
tố ảnh hưởng đến việc người dùng quyết định chấp nhận và sử dụng công nghệ. Các yếu
tố này bao gồm nhận thức về tính dễ sử dụng (A), tính hữu ích (E), nhân khẩu học, chính
sách, ảnh hưởng xã hội, hành vi ý định sử dụng (BI), sự thích thú, nhận thức về rủi ro
và khả năng tương thích, những yếu tố liên quan đến các xu hướng công nghệ quan trọng.
Kết quả của nghiên cứu cho thấy việc hiểu biết hành vi của người tiêu dùng bằng cách
nâng cao nhận thức và kiến thức về điều kiện môi trường hiện tại có thể là một giải pháp
chính trị hữu hiệu để cải thiện sự chấp nhận công nghệ của cá nhân. Ngoài ra, việc phát
triển các yếu tố này đã có tác động mạnh mẽ đến quá trình chấp nhận và sử dụng công
nghệ năng lượng.

36
Mô hình 2. 17 Mô hình nghiên cứu của JoyBillanes và cộng sự (2021)
Nguồn: JoyBillanes và cộng sự (2021)
2.3.2.9 Mô hình nghiên cứu mức sẵn lòng chi trả cho năng lượng tái tạo của
Muhammad Irfan & các cộng sự (2020)
Năm 2020, Muhammad Irfan và cộng sự đã nghiên cứu đề tài: “The influence of
consumers’ intention factors on willingness to pay for renewable energy: a structural
equation modeling approach”. Nghiên cứu tập trung vào việc tìm hiểu tác động của các
nhân tố quyết định của người tiêu dùng đến mức sẵn sàng chi trả cho năng lượng tái tạo
(RE) ở Pakistan. Nhóm nghiên cứu đã áp dụng phương pháp mô hình hóa phương trình
cấu trúc để phân tích dữ liệu thu thập từ 349 cư dân ở năm thành phố lớn của Pakistan.
Nghiên cứu đã nâng cao khung lý thuyết về hành vi có kế hoạch (TPB) bằng cách thêm
hai cấu trúc mới, bao gồm niềm tin về chi phí RE và mối bận tâm về môi trường để xác
định rõ hơn quyết định của người tiêu dùng trong với việc áp dụng hoặc cấm RPT. Kết
quả nghiên cứu cho thấy rằng nhận thức, chuẩn chủ quan và thái độ kiểm soát hành vi
điều hành tích cực mối quan hệ giữa quyết định của người tiêu dùng và WTP đối với
RE, trong khi niềm tin về chi phí RE có ảnh hưởng tiêu cực, và mối bận tâm đến môi
trường không thấy có hiệu lực gánh nặng đáng kể. Dựa trên hiệu quả nghiên cứu, nhóm
nghiên cứu đã đưa ra các chính sách khuyến nghị thiết yếu để đáp ứng nhu cầu năng
lượng của đất nước trên con đường hướng tới một tương lai phát triển bền vững. Các
khuyến nghị này có thể bao gồm tăng cường thông tin và giáo dục về RE, giảm chi phí
RE và tăng cường, thúc đẩy các biện pháp hỗ trợ cho các công nghệ phát điện tái tạo.

37
Mô hình 2. 18 Mô hình nghiên cứu của Muhammad Irfan (2020)
Nguồn: Muhammad Irfan (2020)
2.3.2.10 Mô hình nghiên cứu về hành vi mua năng lượng mặt trời áp mái thực tế
của Ashwini Kumar Aggarwal và cộng sự (2018)
Năm 2018, nhóm tác giả Ashwini Kumar Aggarwal, Asif Ali Syed và Sandeep
Garg đã thực hiện nghiên cứu “Factors driving Indian consumer’s purchase intention of
roof top solar”. Nghiên cứu đã sử dụng lý thuyết UTAUT2 để đánh giá nhân tố liên hệ
đến ý định mua năng lượng mặt trời áp mái của người tiêu dùng Ấn Độ. Dữ liệu thu thập
được từ 400 người trả lời ở Bangalore và Delhi NCR, và phân tích yếu tố khám phá cho
thấy rằng ý định mua năng lượng mặt trời áp mái của người tiêu dùng được hình thành
bởi bảy yếu tố chính. Cụ thể, đó là mối quan tâm về môi trường, ảnh hưởng xã hội, động
lực, kỳ vọng về hiệu suất, giá trị giá cả, hiệu quả của bản thân và kỳ vọng về nỗ lực.
Những yếu tố này giải thích khoảng 79,2% dữ liệu thực địa. Nghiên cứu cũng phát hiện
ra rằng ảnh hưởng xã hội và kỳ vọng nỗ lực là những yếu tố chính giải thích khoảng 20%
ý định mua hàng, trong khi sự thay đổi đơn vị trong trị giá giải thích khoảng 18% ý định
mua hàng. Từ đó, nhóm tác giả khuyến khích các công ty cung cấp dịch vụ năng lượng
mặt trời áp mái tại Ấn Độ tập trung vào việc giáo dục khách hàng về các ảnh hưởng xã
hội của việc sử dụng năng lượng mặt trời áp mái và cố gắng giảm chi phí để đáp ứng
với sự quan tâm của người tiêu dùng về giá trị giá cả.

38
Mô hình 2. 19 Mô hình nghiên cứu của Ashwini Kumar Aggarwal và cộng sự
(2018)
Nguồn: Ashwini Kumar Aggarwal và cộng sự (2018)
2.3.2.11 Mô hình nghiên cứu về áp dụng công nghệ năng lượng mặt trời trong nước
của Kenya và cộng sự (2013)
Năm 2013, Irene Kahaki Keriki đã thực hiện nghiên cứu: “Factors influencing adoption
of Solar technology in Lakipia North constituency, Kenya”. Mục đích chính của mô hình là đánh
giá các nhân tố có hiệu lực gánh nặng đến việc áp dụng công nghệ năng lượng mặt trời ở khu vực
bầu cử phía Bắc Laikipia của Kenya. Nhóm tác giả muốn hiểu mức độ hiểu biết và nhận thức
của người dân về công nghệ năng lượng mặt trời, kèm theo đó là tìm hiểu mức ảnh hưởng của
yếu tố thu nhập và cấp bậc giáo dục của các hộ gia đình đến việc áp dụng công nghệ này. Ngoài
ra, mô hình cũng nhằm xác định mức độ sẵn có của các nguồn năng lượng thay thế trong khu

39
vực bầu cử phía Bắc Lakipia và ảnh hưởng của chúng đến việc áp dụng công nghệ năng lượng
mặt trời.

Mô hình 2. 20 Mô hình nghiên cứu của Kenya và cộng sự (2013)


Nguồn: Kenya và cộng sự (2013)
2.4 TỔNG HỢP CÁC MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU
Tác giả Phát hiện của nghiên cứu
Mohammad Thái độ; Chuẩn mực chủ quan; Giá cảm nhận; Kiến thức; nhận
Almrafee và cộng thức kiểm soát hành vi.
sự (2023)
Xin-Cheng Meng - Mối quan tâm về môi trường; kiến thức về năng lượng tái tạo;
(2022) nhận thức rủi ro; ủy thác của chính phủ.
- Chuẩn mực chủ quan; thái độ; nhận thức kiểm soát hành vi.
Joy Billanes và Nhận thức về lợi ích; nhận thức dễ sử dụng; thái độ; nhận thức;
cộng sự (2022) kiến thức; chính trách (trợ cấp); chính sách (chương trình); ảnh
hưởng xã hội.
Dafit Bagus Maha - Hiệu suất kỳ vọng; kỳ vọng nỗ lực; ảnh hưởng xã hội; động
Bekti và các cộng lực khoái cảm; trị giá; điều kiện thuận lợi.
sự (2021) - Thái độ; nhận thức kiểm soát hành vi.
- Ý định sử dụng.
Phạm Ngọc Dưỡng - Chính sách khuyến khích, hỗ trợ; chi phí đầu tư hợp lý; nhận
và Hồ Quang Ái thức lợi ích; kiến thức về sản phẩm và trải nghiệm; thái độ với
Nhân (2021) môi trường.
- Quyết định sử dụng điện mặt trời mái nhà.

40
Alaa Masrahi & - Thu nhập trung bình hộ gia đình.
các cộng sự (2021) - Thái độ; chuẩn chủ quan; nhận thức kiểm soảt hành vi; sẵn
sàng chi trả.
- Ý định sử dụng.
Bilal Khalid và các - Chi phí ban đầu; mối quan tâm về môi trường; rủi ro về niềm
cộng sự (2021) tin; tính dễ sử dụng; khuyến khích tài chính; lợi thế tương đối.
- Chấp nhận sử dụng.
William Philip - Nhận thức tính dễ sử dụng; mối quan tâm về môi trường; chi
Wall và các cộng phí; nhận thức về năng lượng tái tạo; niềm tin về lợi ích; nhận
sự (2021) thức về rủi ro/ tin tưởng.
- Chấp nhận sử dụng.
JoyBillanes và - Biến bên ngoài; nhận thức tính hữu dụng; nhận thức tính dễ sử
cộng sự (2021) dụng.
- Thái độ; ý định hành vi.
- Sử dụng hệ thống thực tế.
Muhammad Irfan - Thái độ; chuẩn chủ quan; nhận thức kiểm soát hành vi; niềm
và các cộng sự tin về chi phí; mối quan tâm về môi trường.
(2020) - Chấp nhận sử dụng.
- Mức sẵn lòng chi trả cho năng lượng tái tạo.
Phạm Thị Huyền - Sự trải nghiệm; thái độ tích cực; kiến thức; mối quan tâm tới
và các cộng sự sức khỏe.
(2020) - Ý định tiêu dùng.
- Hành vi tiêu dùng xanh.
Phạm Hồng Mạnh - Nhận thức tính hữu dụng; nhận thức tính dễ sử dụng; nhận
và Dương Văn Sơn thức về rủi ro; nhận thức về tính thuận tiện; chi phí cảm nhận;
(2020) niềm tin của hộ gia đình.
- Ý định sử dụng công nghệ năng lượng điện mặt trời.
Ashwini Kumar - Hiệu suất kỳ vọng; động lực; kì vọng nỗ lực; trị giá; thói quen
Aggarwal và cộng (mối quan tâm về môi trường); điều kiện thuận lợi (nhận
sự (2018) thức/kiểm soát hành vi thực tế).
- Ý định mua hàng.
- Hành vi thực tế.
Kenya và cộng sự - Kiến thức và nhận thức; cấp độ giáo dục; mức thu nhập; sự
(2013) sẵn có của thiết bị thay thế.
- Thái độ của hộ gia đình; chính sách của chính phủ.
- Áp dụng công nghệ năng lượng mặt trời.

41
Các mô hình nghiên cứu sử dụng các thang đo như kiến thức, thái độ đối với môi trường,
nhận thức về tính hữu dụng, nhận thức về tính dễ sử dụng, … Đây là những thang đo có mức độ
tác động cao, có ảnh hưởng nhiều đến ý định sử dụng năng lượng tái tạo nên nhóm tác giả đã
quyết định sử dụng các thang đo: nhận tức tính hữu dụng, nhận thức tính dễ sử dụng, kiến thức,
chấp nhận chi trả, mối quan tâm về môi trường, ảnh hưởng của xã hội, chính sách của nhà nước,
thái độ, ý định hành vi và thu nhập trong mô hình nghiên cứu đề xuất.

2.5 MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT


2.5.1 Các giả thuyết nghiên cứu
2.5.1.1. Nhận thức tính hữu dụng
Mức độ mà một người cảm thấy rằng việc áp dụng một hệ thống phù hợp sẽ làm
tăng hiệu suất công việc của họ được gọi là mức độ hữu dụng được cảm nhận (PU).
Người dùng của một hệ thống có nhiều khả năng thấy nó có lợi hơn nếu họ nghĩ rằng có
một kết nối hiệu suất tốt (Davis et al, 1989). Theo Davis (1986) tính hữu ích là mức độ
mà một cá nhân cảm thấy hiệu suất của một công việc được tăng lên hay giảm xuống
khi sử dụng một thiết bị, công nghệ, cả hai mô hình chấp nhận công nghệ TAM 1 (Davis,
1986) và TAM 2 (Venkatesh, 2000) cho thấy tính hữu dụng là yếu tố quyết định và tác
động tích cực trực tiếp đến thái độ. Theo Eagly & Chaiken (1983) thái độ là một trạng
thái tâm lý diễn tả sự đánh giá một chủ thể với các mức độ từ thích đến không thích.
Nhận thức về tính hữu dụng và thái độ đã được chứng minh là rất quan trọng đối với
việc áp dụng công nghệ điện mặt trời của các hộ gia đình (Phạm Hồng Mạnh và cộng
sự, 2020). Thái độ của người tiêu dùng về việc sử dụng năng lượng tái tạo sẽ tăng lên
khi mức tiêu thụ tăng lên. Nghiên cứu được thực nghiệm tại Anh bởi Caird et al (2008)
cho thấy, ngoài thái độ đối với việc áp dụng năng lượng tái tạo, ngoài ra còn dựa vào
địa vị xã hội của “người tiêu dùng xanh”: nhận thức được tiện ích của việc sử dụng năng
lượng tái tạo có liên quan mật thiết đến việc tiết kiệm năng lượng , giảm hóa đơn nhiên
liệu và mối quan tâm đối với môi trường. Theo Chaveesuk (2021) tính hữu dụng liên
quan đến mức độ sử dụng năng lượng tái tạo sẽ nâng cao hiệu suất trong việc đạt được
mục tiêu của hộ gia đình. Do đó theo Karahanna (2006) tính hữu dụng là yếu tố ảnh
hưởng đến thái độ đối với việc áp dụng công nghệ năng lượng tái tạo. Theo Khalid và
cộng sự (2021), việc chấp nhận sử dụng năng lượng tái tạo và thái độ bị ảnh hưởng mạnh
mẽ bởi lợi thế tương đối mà người tiêu dùng cảm nhận được so với các công nghệ cổ
điển khác về chi phí và tiện ích của các công nghệ mới từ quan điểm về khả năng bảo
vệ môi trường và có một tác động tối thiểu về mặt ô nhiễm. Kết quả nghiên cứu của
Mohammad (2021) cho rằng tính hữu dụng ảnh hưởng tích cực đến thái độ đối với việc
mua công nghệ năng lượng tái tạo. Mức độ mà người tiêu dùng cảm nhận được những
hữu ích tích cực xuất hiện do sử dụng năng lượng tái tạo thay vì năng lượng truyền thống
cũng sẽ quyết định biểu hiện tích cực đối với thái độ (Gârdan và cộng sự, 2023).
42
Từ đó, giả thuyết nhận thức tính hữu ích được phát biểu như sau:

H1: Nhận thức tính hữu dụng có tác động tích cực đến thái độ.

2.5.1.2. Nhận thức tính dễ sử dụng


Theo Davis (1989) tính dễ sử dụng được coi là một trong những yếu tố quan trọng
ảnh hưởng đến thái độ sử dụng năng lượng tái tạo vì về mặt lý thuyết, tính dễ sử dụng
được nhận thức khi người tiêu dùng cảm thấy sử dụng năng lượng tái tạo không phức
tạp và dễ hiểu. Trong mô hình chấp nhận công nghệ TAM 1, tính dễ sử dụng là mức độ
nỗ lực mà cá nhân phải bỏ ra để thực hiện trên thiết bị, công nghệ và yếu tố Tính dễ sử
dụng là yếu tố thứ yếu tác động trực tiếp đến thái độ. Trong bối cảnh năng lượng tái tạo
đang là chủ đạo trong ngành điện như hiện nay, năng lượng tái tạo đang ngày càng phát
triển và thay đổi để phù hợp với người tiêu dùng hơn. Ngoài ra, trong xu hướng thời đại
mới, nhiều nguồn năng lượng tái tạo xuất hiện đã dần thay thế những nhiên liệu từ hóa
thạch và hơn hết chúng đem lại nhiều lợi ích trong xu hướng toàn cầu hóa hạn chế lượng
khí carbon thải ra môi trường đi cùng nhiều vấn đề tồn tại xung quanh khác. Theo Gârdan
và cộng sự (2023) thái độ đối với tiêu thụ năng lượng tái tạo bị ảnh hưởng mạnh mẽ bởi
các cấu trúc tiềm ẩn khác với tiện ích được nhận thức, ảnh hưởng xã hội và mối quan
tâm đối với môi trường là một trong những yếu tố quyết định nhất. Thái độ tích cực của
người tiêu dùng đối với việc chấp nhận và áp dụng công nghệ năng lượng đã chứng
minh được mối quan hệ giữa nhận thức tính dễ sử dụng và thái độ trong quá trình sử
dụng năng lượng (JoyBillanes và cộng sự, 2021). Từ đó, giả thuyết nhận thức tính dễ sử
dụng được phát biểu như sau:

H2: Nhận thức tính dễ sử dụng có tác động tích cực đến thái độ.

2.5.1.3. Kiến thức


Theo (Alkawsi, 2020) kiến thức là sở hữu thông tin của một cá nhân. Kiến thức
về môi trường là chìa khóa trong việc kích hoạt hoặc thúc đẩy ý định mua hàng của
người tiêu dùng. Các nghiên cứu cho thấy kiến thức ngày càng tăng về công nghệ có
ảnh hưởng tích cực như thế nào đến ý định hành vi của người dùng để sử dụng công
nghệ năng lượng thông minh (S Wang & et al, 2019), (F Egnér & L Trosvik, 2018), (BK
Sovacool & M Martiskainen, 2021). Tương tự, việc người dùng thiếu kiến thức về công
nghệ năng lượng thông minh có thể dẫn đến việc ít áp dụng công nghệ năng lượng thông
minh (Cristino & et al, 2021), (A Shuhaiber & I Mashal, 2019). Mô hình thuyết hành vi
có kế hoạch mở rộng (E.TPB) cho thấy yếu tố Kiến thức ảnh hưởng trực tiếp đến niềm
tin hành vi và đánh giá kết quả, từ đó Kiến thức ảnh hưởng gián tiếp và có tác động tích
cực đến thái độ và ý định hành vi (Wenling Liu, 2013). Từ việc ảnh hưởng đến nhận
thức của người dùng về tính hữu ích của công nghệ, kiến thức đã ảnh hưởng đến thái độ
của họ đối với việc sử dụng năng lượng tái tạo. Các cá nhân có kiến thức và nhận thức
43
đối với môi trường càng cao sẽ có thái độ càng tích cực từ đó càng có ý định hành vi sử
dụng năng lượng mặt trời (Alkawsi, 2020).
H3: Kiến thức có tác động tích cực đến thái độ
H4: Kiến thức có tác động tích cực đến ý định hành vi

2.5.1.4. Chấp nhận chi trả


Bang và cộng sự (2021) mô tả sự chấp nhận chi trả là mức giá tối đa mà một cá
nhân sẽ mua một sản phẩm. Bên cạnh các yếu tố quyết định thông thường về thu nhập
và trình độ học vấn của người tiêu dùng thì các yếu tố thái độ, khả năng kiểm soát hành
vi được nhận thức và chuẩn mực xã hội - có thể ảnh hưởng đáng kể đến mức sẵn sàng
chi trả của người tiêu dùng (Zhang & et al, 2019). Xu hướng các hộ gia đình nông thôn
ở Trung Quốc trang bị thêm thiết bị năng lượng cho các mái nhà nhằm tăng cường việc
sử dụng năng lượng xanh và giảm thải phát thải carbon, dựa vào lý thuyết TPB cho thấy
sự chấp nhận chi trả có mối quan hệ tích cực đến ý định sử dụng thiết bị năng lượng
xanh (Tan & et al, 2023). Bên cạnh đó, thuyết hành vi có kế hoạch mở rộng TPB (E.TPB)
chứng mình rằng sự chấp nhận chi trả ảnh hưởng trực tiếp và mang lại tác động tích cực
đến ý định hành vi (Wenling Liu, 2013).

H5: Chấp nhận chi trả có tác động tích cực đến ý định hành vi

2.5.1.5. Mối quan tâm về môi trường


Mối quan tâm về môi trường là sự hiểu biết của người dân về các vấn đề môi
trường và mong muốn đóng góp tích cực đến biến đổi khí hậu (Hoang et al, 2019). Kết
quả nghiên cứu của Singha Chaveesuk et al (2019) chứng minh nguồn năng lượng dựa
trên nhiên liệu hóa thạch gây ra các tác động tiêu cực đến môi trường, bao gồm cả việc
sản xuất khí nhà kính là nguyên nhân gây ra biến đổi khí hậu. Dựa vào thuyết hành vi
có kế hoạch mở rộng TPB (E.TPB) cho thấy Mối quan tâm về môi trường có mối quan
hệ tích cực đến ý định hành vi thông qua thái độ (Wenling Liu, 2013). Việc sử dụng
năng lượng tái tạo là rất quan trọng trong việc đảm bảo bảo tồn môi trường thông qua
việc giảm sự nóng lên toàn cầu cũng như biến đổi khí hậu (Barteczko & Abnett, 2021).
Những cá nhân có mối quan tâm về môi trường sẽ tích cực theo dõi cẩn thận mức tiêu
thụ năng lượng của họ và thể hiện hành vi lạc quan đối với việc sử dụng năng lượng tái
tạo (Lin & Syrgabayeva, 2016). Những cá nhân này coi tiết kiệm năng lượng là nghĩa
vụ tự nhận thức được (Zhang & et al, 2015) và nhận thức nó tích cực hơn (Hartmann &
Apaolaza-Ibáñez, 2012). Kowalska-Pyzalska (2018) đã tiết lộ tác động của yếu tố mối
quan tâm về môi trường đối với ý định tiết kiệm năng lượng của người mua. Theo những
lập luận này, có thể kết luận rằng mối quan tâm về môi trường là yếu tố có tác động tích
cực đến ý định của người tiêu dùng. Trong bài nghiên cứu của Bilal et al (2021), nghiên

44
cứu phát hiện ngày càng có nhiều người nhận thức và quan tâm đến các tác động môi
trường và bảo tồn năng lượng thì mối quan tâm về môi trường là yếu tố đóng vai trò
quan trọng trong việc thúc đẩy và tác động tích cực đến ý định sử dụng năng lượng tái
tạo ở Ba Lan. Nghiên cứu của Wall & cộng sự (2021) đã phát hiện mối liên hệ đáng kể
giữa mối quan tâm về môi trường và ý định của khách hàng trong việc áp dụng công
nghệ năng lượng tái tạo tại Thái Lan; mối quan tâm đến môi trường là một yếu tố quan
trọng để hiểu được ý định của người tiêu dùng trong việc sử dụng năng lượng tái tạo.
Do đó, người tiêu dùng thể hiện “Mối quan tâm về Môi trường” tích cực có khả năng
thể hiện ý định tích cực đối với việc mua và sử dụng năng lượng tái tạo. Mối quan tâm
về môi trường là yếu tố chính quyết định ý định của người tiêu dùng đối với năng lượng
tái tạo (Dienes, 2015). Theo những lập luận này, có thể kết luận rằng mối quan tâm về
môi trường là yếu tố có tác động tích cực đến ý định của người tiêu dùng.
H6: Mối quan tâm về môi trường có tác động tích cực đến ý định hành vi

2.5.1.6. Ảnh hưởng của xã hội


Theo Ajzen (1975), chuẩn mực chủ quan, đôi khi được gọi là ảnh hưởng xã hội,
là niềm tin rằng những người ở vị trí có ảnh hưởng sẽ tin rằng một người nên hoặc không
nên tham gia vào một hoạt động cụ thể. Việc hình thành các tiêu chuẩn xã hội mà các
cá nhân tuân theo để ngăn ngừa xung đột với các thành viên khác trong cộng đồng của
họ hoặc như một kiểu phục tùng là một ví dụ về cách mọi người bị ảnh hưởng về mặt
xã hội (He P & et al, 2022). Theo Viswanath (2003) chọn Ảnh hưởng xã hội là một trong
bốn yếu tố chính tác động trực tiếp đến ý định hành vi trong hai mô hình lý thuyết thống
nhất về chấp nhận và sử dụng công nghệ (UTAUT 1 và UTAUT 2). Theo Hồ Huy Tựu
và cộng sự (2018), quan điểm của chủ thể về những ràng buộc của xã hội đối với việc
tham gia hoặc kiềm chế một hành vi được gọi là chuẩn mực chủ quan. Thuyết TRA
(1975), chuẩn chủ quan có thể được tạo ra bởi quan điểm nhận thức chuẩn từ con người
hoặc các biến số xã hội có tác động đến khách hàng. Ảnh hưởng xã hội sẽ có tác động
đáng kể đến hành vi thực tế và ý định mua hàng của khách hàng (Ashwini Kumar
Aggarwal & et al, 2018). Xu hướng lựa chọn của người tiêu dùng và ý định mua hàng
của họ sẽ bị ảnh hưởng bởi mức độ tin tưởng của họ đối với những người xung quanh
và môi trường (Iuliana Petronela Gârdan & et al, 2023). Theo Dafit Bagus Maha Bekti
và cộng sự (2021), các biến số xã hội có tác động đáng kể đến ý định hành vi của mọi
người. Kết quả nghiên cứu của Mustafa và cộng sự (2023) kết luận rằng ảnh hưởng của
xã hội có tác động tích cực đến ý định hành vi của con người tại các quốc gia đang phát
triển vì ảnh hưởng xã hội làm tăng tác động của nhận thức về năng lượng tái tạo đối với
ý định sử dụng năng lượng tái tạo tăng lên.. Qua những bài nghiên cứu trên, giả thuyết
trên được phát biểu như sau:

45
H7: Ảnh hưởng của xã hội tác động tích cực đến ý định hành vi.

2.5.1.7. Chính sách của nhà nước


Chính sách của nhà nước đóng một vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy và áp
dụng năng lượng tái tạo trên toàn thế giới. Các chính phủ quan tâm đến việc thúc đẩy
việc sử dụng năng lượng tái tạo để thúc đẩy tăng trưởng bền vững sử dụng các biện pháp
khuyến khích tài chính để giải quyết các thách thức khác nhau cản trở sự phát triển của
năng lượng tái tạo. Mặc dù phần lớn năng lượng tái tạo liên quan đến việc sử dụng các
nguồn tài nguyên miễn phí như gió và ánh sáng mặt trời, nhưng nguồn vốn khổng lồ lại
liên quan đến việc phát triển cơ sở hạ tầng, chẳng hạn như lắp đặt tua-bin gió để tạo ra
năng lượng gió (Yang & Park , 2020). Theo Yang et al (2021), thuế môi trường, trợ cấp
và kinh doanh carbon là những công cụ chính sách hiệu quả để lắp đặt công nghệ năng
lượng thông minh trong các tòa nhà. Tương tự như vậy, Marino và Marufuzzaman giải
thích rằng khung pháp luật và quy định, khuyến khích tài chính và khuyến khích phi tài
chính có thể thúc đẩy việc áp dụng xe điện (Marino & Marufuzzaman, 2020). Các chính
sách của chính phủ ở Trung Quốc, chẳng hạn như cung cấp các khoản vay không lãi
suất, có thể thúc đẩy các hộ gia đình có thu nhập thấp sử dụng hệ thống đun nước bằng
năng lượng mặt trời (Wang et al, 2019). Chính sách của nhà nước gia tăng đối với năng
lượng tái tạo có tác dụng làm tăng ý định sử dụng của người tiêu dùng (Bilal et al, 2021).

H8: Chính sách của nhà nước có tác động tích cực đến ý định hành vi

2.5.1.8. Thái độ
Nếu người dùng thấy hệ thống gợi ý hữu ích, người tiêu dùng sẽ có thái độ tích
cực và có nhiều khả năng sử dụng hệ thống hơn. Thái độ là cảm xúc và dựa trên một tập
hợp niềm tin về đối tượng của hành động (Davis 1989). Ajzen (1991) đã xác định Thái
độ là một trong những yếu tố tác động trực tiếp đến ý định hành vi trong mô hình Thuyết
hành vi có kế hoạch TPB. “Thái độ quan tâm đến môi trường bắt nguồn từ khái niệm
của một người về bản thân và mức độ mà một cá nhân nhận thức được mình là một phần
không thể thiếu của môi trường tự nhiên” (Tan et al, 2010). Theo Hartmann & Apaolaza-
Ibáñez (2011) người dân tại Tây Ban Nha có quan điểm rằng các vấn đề về năng lượng
chẳng hạn như sự phụ thuộc vào các nguồn năng lượng nhiệt, sự nóng lên toàn cầu, chất
lượng không khí kém và tác hại của khí hậu có thể được giảm thiểu bằng cách nhanh
chóng lựa chọn năng lượng tái tạo thay thế. Tương tự, theo Kaiser & Gutscher (2006)
thái độ sinh thái của người tiêu dùng, tức là tiết kiệm nhiên liệu và tái chế, có mối liên
hệ chặt chẽ với thái độ tích cực với năng lượng xanh.
Trong bài nghiên cứu của Meng (2022) thái độ của người tiêu dùng đối với việc
sử dụng năng lượng tái tạo càng nghiêm túc thì ý định hành vi chấp nhận năng lượng tái
tạo càng cao. Thái độ tích cực sử dụng năng lượng tái tạo ảnh hưởng đến ý định hành vi
46
của người dân trong khu dân cư tại Hoa Kỳ (Masrashi và cộng sự, 2021). Thái độ khi sử
dụng quang điện mặt trời trên mái nhà của người tiêu dùng ở Indonesia càng tích cực, ý
định hành vi sử dụng quang điện mặt trời càng cao (Bagus et al, 2021). Tan và cộng sự
(2017) đã tìm thấy mối liên hệ chặt chẽ giữa thái độ và ý định mua các thiết bị tiết kiệm
năng lượng của người tiêu dùng. Người ta cũng chỉ ra rằng thái độ có liên quan tích cực
đến ý định sử dụng ít năng lượng hơn của người tiêu dùng (Fujii & Satoshi, 2007). Hơn
nữa, thái độ là một chỉ báo mạnh mẽ về ý định của người tiêu dùng đối với công nghệ
điện tái tạo (Ha & Janda, 2012); (Ali et al, 2019) và có tác động tích cực đến ý định mua
phương tiện thân thiện với môi trường của người tiêu dùng (Afroz et al, 2015). Từ đó,
giả thuyết được phát biểu như sau:
H9: Thái độ có tác động tích cực đến ý định hành vi.

2.5.1.9. Ý định hành vi


The Alkawsi (2020) ý định hành vi của người dùng đóng một vai trò quan trọng
như một yếu tố dự đoán việc sử dụng trong tương lai. Hơn nữa, ý định hành vi của người
dùng có tính dự đoán cao hơn về hành vi sử dụng trong trường hợp các cá nhân đó có
kinh nghiệm sử dụng công nghệ nói chung. Kết quả nghiên cứu của (Gârdan & et al,
2023) ý định hành vi sử dụng năng lượng tái tạo có ảnh hưởng tích cực đến hành vi tiêu
dùng liên quan đến năng lượng tái tạo. Nhiều nghiên cứu về hành vi ủng hộ môi trường
đã sử dụng TPB - Theory of Planned Behavior (Ajzen, 1991) làm cơ sở cho các khung
khái niệm của họ (Morren & Grinstein, 2016). Hầu hết, các yếu tố quyết định của hành
vi thực tế là ý định hành vi. Theo Huyen (2020), ý định tiêu dùng xanh giải thích được
79,5% sự thay đổi của hành vi tiêu dùng xanh của thế hệ Millennials tại Hà Nội và 9
tỉnh miền Bắc khác, vì vậy ý định tiêu dùng sản phẩm xanh có tác động tích cực tới hành
vi tiêu dùng sản phẩm xanh. Kết quả nghiên cứu của Elahi (2022) cho thấy ý định lắp
đặt máy bơm nước quang điện tại Pakistan có mối liên hệ tích cực với các hệ số thái độ
đối với bảo vệ môi trường, chuẩn mực chủ quan về hành vi bền vững, từ đó việc cung
cấp các chương trình nâng cao nhận thức về việc sử dụng máy bơm nước quang điện
cho người dân nông thôn có thể nâng cao sự chấp nhận và thúc đẩy tích cực hành vi của
công chúng đối với công nghệ xanh này. Theo Gârdan (2023), trong bối cảnh tiêu thụ
năng lượng tái tạo, tiện ích được cảm nhận của dạng năng lượng này từ quan điểm về
khả năng bảo vệ môi trường là tiền đề quan trọng cho ý định hành vi, cùng với niềm tin
có thể gợi ra hành vi tích cực của các cá nhân đối với một dạng công nghệ xanh mới;
mọi người càng thực hiện nhiều sáng kiến để thể hiện cam kết của mình đối với các vấn
đề môi trường, thì càng có nhiều khả năng tác động tích cực đến hành vi sử dụng công
nghệ xanh.
H10: Ý định có tác động tích cực đến hành vi sử dụng

47
2.5.1.10 Đánh giá sự khác biệt theo nhóm về thu nhập trong mô hình nghiên cứu.
Thu nhập hộ gia đình là tổng thu nhập tổng hợp của tất cả các thành viên trong
một hộ gia đình trên một độ tuổi cụ thể. Nghiên cứu người dân tại Hoa Kỳ đề cập đến
việc dự đoán và khám phá ý định sử dụng năng lượng tái tạo, đặc biệt là trong lĩnh vực
điện dân dụng, nhóm tác giả cho rằng có mối quan hệ tích cực giữa thu nhập hộ gia đình
và ý định hành vi (Masrahi et al, 2021). Mức thu nhập ảnh hưởng đến hành vi sử dụng
năng lượng, nhưng xu hướng và mức độ ảnh hưởng khác nhau trong từng nghiên cứu
khác nhau (Luo et al, 2022). Các tài liệu thực nghiệm đã xác nhận rằng thu nhập là một
trong những yếu tố chính từ phía cầu quyết định lựa chọn nhiên liệu của hộ gia đình.
Điều này có thể được giải thích một phần bởi thực tế là nhiên liệu hiện đại thường liên
quan đến khoản đầu tư trả trước vào thiết bị tương đối cao tạo nên sự cản trở các hộ
nghèo về tín dụng sử dụng năng lượng tái tạo (Keriri, 2013). Gần đây, nghiên cứu của
Rahardja đã phát hiện ra rằng các cá nhân có thu nhập thấp có nhiều khả năng gặp phải
các rào cản về tài chính và kiến thức gây cản trở hành vi sử dụng năng lượng tái tạo của
họ. Trong một bài nghiên cứu tương tự của Perry Sadorsky năm 2009 đối với các nền
kinh tế mới cũng cho thấy rằng thu nhập tăng lên có ảnh hưởng tích cực về mức tiêu thụ
năng lượng tái tạo. Ngoài ra, cũng có sự tác động tích cực giữa việc tăng GDP đối với
việc giảm khí CO2 bằng cách tiêu thụ năng lượng tái tạo (Alola et al, 2019).

Vì vậy, đề tài này nhóm tác giả cũng muốn kiểm định có tồn tại sự khác biệt về
hành vi sử dụng về thu nhập giữa các hộ gia đình hay không. Do đó giả thuyết nghiên
cứu được đề xuất là:

H11: Có sự khác biệt về mối quan hệ giữa các yếu tố trong mô hình nghiên cứu theo thu
nhập của hộ gia đình ở TP.HCM

48
2.5.2 Mô hình nghiên cứu đề xuất

Mô hình 2. 21 Mô hình đề xuất của nhóm tác giả

Nguồn: Từ nhóm tác giả


Bảng 2. 1 Tóm tắt giả thuyết

Giả thuyết Nội dung

H1 Nhận thức tính hữu dụng có tác động tích cực đến thái độ

H2 Nhận thức tính dễ sự dụng có tác động tích cực đến thái độ

H3 Kiến thức có tác động tích cực đến thái độ

H4 Kiến thức có tác động tích cực đến ý định hành vi

H5 Chấp nhận chi trả có tác động tích cực đến ý định hành vi

H6 Mối quan tâm về môi trường có tác động tích cực đến ý định hành
vi

H7 Ảnh hưởng xã hội có tác động tích cực đến ý định hành vi

H8 Chính sách của nhà nước có tác động tích cực đến ý định hành vi

H9 Thái độ có tác động tích cực đến ý định hành vi

49
H10 Ý định hành vi có tác động tích cực đến hành vi sử dụng năng lượng
tái tạo

H11 Có sự khác biệt về mối quan hệ giữa các yếu tố trong mô hình
nghiên cứu theo thu nhập của hộ gia đình ở TP.HCM

50
2.6. Tóm tắt chương 2
Đối với một bài nghiên cứu, mô hình là một yếu tố rất quan trọng vì qua đó, nhóm
tác giả sẽ thực hiện khảo sát các đối tượng cụ thể là các hộ gia đình đang sinh sống trong
phạm vi Thành phố Hồ Chí Minh. Các thông tin thu thập được từ dữ liệu sẽ là nguồn dữ
liệu quan trọng đối với bài nghiên cứu này. Ở chương 2 sẽ đề cập đến tổng quan lý
thuyết gồm các nội dung như sau: Tổng quan về năng lượng tái tạo, các khái niệm liên
quan, các khái niệm trong mô hình nghiên cứu, lý thuyết nền được sử dụng, đặc biệt là
các mô hình liên quan đến đề tài mà nhóm tác giả đang nghiên cứu. Cuối cùng, ở Chương
2 còn có nội dung chứng minh giả thuyết và tổng quan mô hình nghiên cứu do nhóm tác
giả đề xuất.
Những yếu tố được đề cập ở Chương 2 sẽ là cơ sở ban đầu để nhóm tác giả phân
tích, đánh giá về mức độ ảnh hưởng đến hành vi sử dụng năng lượng tái tạo trong các
hộ gia đình tại Thành phố Hồ Chí Minh.

51
CHƯƠNG 3: THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU
3.1. Quy trình nghiên cứu:
Quy trình nghiên cứu diễn ra 3 giai đoạn được tóm tắt như sau:
Giai đoạn 1: Nghiên cứu định tính
Mục tiêu nghiên cứu, nghiên cứu tài liệu, thiết lập mô hình và thiết kế bảng câu hỏi
nhằm điều tra sơ bộ. Giai đoạn bao gồm các hoạt động theo trình tự sau:

(1) Vấn đề nghiên cứu

(2) Nghiên cứu lý thuyết


(3) Thảo luận với giảng viên

(4) Thiết lập bảng câu hỏi

Giai đoạn 2: Nghiên cứu định lượng sơ bộ

Mục tiêu đánh giá sơ bộ độ tin cậy, giá trị hội tụ và giá trị phân biệt của các thang
đo để có cái nhìn sơ bộ hơn các thang đo được xây dựng ở giai đoạn 1. Giai đoạn này
cần thực hiện được các nội dung bao gồm:

(0) Thảo luận định tính với 04 chuyên gia là các đơn vị cung cấp lắp đặt thiết bị năng
lượng tái tạo

(1) Phát phiếu điều tra sơ bộ

(2) Đánh giá độ tin cậy của thang đo

(3) Xây dựng bảng câu hỏi chính thức. Nhóm tác giả thu thập dữ liệu ở khoảng 100
mẫu để đánh giá rằng thang đo có phù hợp hay không

(4) Khảo sát chính thức. Sau khi đã đánh giá và điều chỉnh thang đo (nếu cần thiết),
nhóm tác giả sẽ tiếp tục khảo sát cho đủ số lượng theo dự kiến.

Giai đoạn 3: Nghiên cứu định lượng chính thức

Mục tiêu kiểm định các giải thuyết của mô hình nghiên cứu chính thức. Giai đoạn
này cần thực hiện các bước:
(1) Đánh giá mô hình đo lường
(2) Đánh giá mô hình cấu trúc

(3) Thảo luận định tính với 04 chuyên gia là các đơn vị cung cấp lắp đặt thiết bị
năng lượng tái tạo

52
3.2. Thang đo
Thang đo về “Nhận thức tính hữu dụng”

Ký hiệu Nội dung thang đo Nội dung gốc (Tiếng Anh) Nguồn

HD1 Sử dụng năng lượng tái tạo tại Using a solar PV in my


nơi ở của tôi sẽ nâng cao chất residence would increase the
lượng cuộc sống của tôi. quality of my life. Joy Billanes
Sử dụng năng lượng tái tạo tại Using a solar PV in my và Peter
HD2
nơi ở của tôi sẽ thuận tiện cho residence would be Enevoldse
tôi. convenient for me. (2022)
HD3 Tôi sẽ coi thiết bị năng lượng tái I would consider a solar PV
tạo là một phương tiện hữu ích a useful means for
để tạo ra năng lượng. generating energy.
Bảng 3. 1 Thang đo về “Nhận thức tính hữu dụng”

Thang đo về “Chính sách nhà nước”

Ký hiệu Nội dung thang đo Nội dung gốc (Tiếng Anh) Nguồn

CSNN1 Tôi thích mua các sản phẩm có I prefer to buy products that
trợ cấp của chính phủ. have government subsidies.
CSNN2 Hành vi tôi sử dụng năng lượng My adjustment of energy use Luo, Zhang &
là do yêu cầu của chính sách và behavior responds to the Liu (2022)
quy định quốc gia. requirements of relevant
national policies and
regulations.
CSNN3 Các chính sách và chương trình Government policies and Billanes &
của chính phủ về tiết kiệm năng programs on energy savings Enevoldsen
lượng sẽ thúc đẩy tôi sử dụng will motivate me to use (2022)
năng lượng tái tạo. smart energy technologies
Bảng 3. 2 Thang đo về “Chính sách nhà nước”

Thang đo về “Nhận thức tính dễ sử dụng”

Ký hiệu Nội dung thang đo Nội dung gốc (Tiếng Anh) Nguồn

DSD1 Học cách sử dụng năng lượng tái Learning to use renewable
tạo thật dễ dàng đối với tôi. energy is easy for me.
DSD2 Tài liệu hướng dẫn về năng Manuals on renewable
lượng tái tạo rất dễ hiểu. energy are easy to understan.
53
DSD3 Tôi có thể sử dụng thành thạo I can master using renewable Bital Khalid
thiết bị năng lượng tái tạo một energy equipment easily. và cộng sự
cách dễ dàng. (2021)
Bảng 3. 3 Thang đo về “Nhận thức tính dễ sử dụng”

Thang đo “Kiến thức”

Ký hiệu Nội dung thang đo Nội dung gốc (Tiếng Anh) Nguồn

KT1 Tôi am hiểu về năng lượng tái How knowledgeable are you
tạo about renewable energy
Tôi am hiểu về năng lượng tạo ra
How knowledgeable are you Xin-Cheng
KT2
từ gió about wind-generated Meng (2022)
electricity
KT3 Tôi am hiểu về điện năng lượng How knowledgeable are you
mặt trời about solar-generated
electricity
Bảng 3. 4 Thang đo về “Kiến thức”

Thang đo về “Thái độ”


Ký hiệu Nội dung thang đo Nội dung gốc (Tiếng Anh) Nguồn

TD1 Tôi nghĩ sử dụng năng lượng tái I think renewable energy
tạo là an toàn. utilization is safe. Gârdan, Micu
Tôi thích sử dụng năng lượng tái I will like to use renewable & Pastiu
TD2
tạo như một cách để bảo vệ môi energy as a way to protect (2023)
trường. the environment.
TD3 Hành vi sử dụng năng lượng là Adjusting energy use Luo, Zhang &
một nhiệm vụ dễ dàng. behavior is an easy task. Liu (2022)
Bảng 3. 5 Thang đo về “Thái độ”

Thang đo về “Ý định hành vi”

Ký hiệu Nội dung thang đo Nội dung gốc (Tiếng Anh) Nguồn

YDHV1 Tôi đang có kế hoạch sử dụng I am planning to use


công nghệ chạy bằng năng renewable energy
lượng tái tạo. technologies.

54
YDHV2 Tôi vô cùng khuyến khích I strongly recommend others Gârdan, Micu
những người khác sử dụng công to adopt renewable energy & Pastiu
nghệ chạy bằng năng lượng tái technologies. (2023)
tạo.
YDHV3 Tôi dự định chuyển nguồn cung I intend to switch the source Masrahi,
cấp điện từ năng lượng truyền of my eletricity supply from Wang &
thống sang năng lượng tái tạo. conventional energy to Abudiyah
renewable energy. (2021)
Bảng 3. 6 Thang đo về “Ý định hành vi”

Thang đo về “Chấp nhận chi trả”

Ký hiệu Nội dung thang đo Nội dung gốc (Tiếng Anh) Nguồn

CNCT1 Tôi sẵn sàng trả nhiều tiền hươn I would be willing to pay Bang et al.
để sử dụng năng lượng tái tạo. more to use renewable (2021)
energy.
CNCT2 Hành vi tiết kiệm năng lượng Energy-saving behavior
thúc đẩy tôi trả tiền cho năng motivate me to pay for Muhammad
lượng tái tạo. Renewable Energy. Irfan và cộng
CNCT3 Bản chất thân thiện với môi Environmental friendliness sự (2020)
trường của năng lượng tái tạo nature of Renewable Energy
thúc đẩy tôi trả tiền cho năng motivate me to pay for
lượng tái tạo. Renewable Energy.
Bảng 3. 7 Thang đo về “Chấp nhận chi trả”

Thang đo về “Mối quan tâm về môi trường”

Ký hiệu Nội dung thang đo Nội dung gốc (Tiếng Anh) Nguồn

MQTMT1 Tôi lo ngại về vấn đề ô nhiễm I am anxious about pollution Khalid et al.
môi trường. in the environment. (2021)

MQTMT2 Tôi lo ngại về các vấn đề môi I am anxious about


trường do tiêu thụ năng lượng environmental problems
quá mức gây ra. caused by exaggerated
Wall et al.
consumption of energy.
(2021)
MQTMT3 Tôi lo lắng về sự cạn kiệt nguồn I am anxious about classic
năng lượng (dầu, khí đốt,…). energy sources depletion
(oil, gas, ect).
Bảng 3. 8 Thang đo về “Mối quan tâm về môi trường”
55
Thang đo về “Ảnh hưởng xã hội”

Ký hiệu Nội dung thang đo Nội dung gốc (Tiếng Anh) Nguồn

AHXH1 Hầu hết những người quan trọng Most people who are
đối với tôi đều nghĩ rằng tôi nên important to me think I
sử dụng các nguồn năng lượng should by renewable energy
tái tạo. sources.
Tôi được những người tôi biết I am appreciated by people I Zhang et al.
AHXH2
đánh giá cao vì tôi sử dụng các know because I use (2008)
nguồn năng lượng tái tạo. renewable energy sources.
AHXH3 Tôi nhận thức được sự chấp I am aware of society’s
nhận của xã hội đối với những acceptance of the benefits of
lợi ích của năng lượng tái tạo. renewable energy .
Bảng 3. 9 Thang đo về “Ảnh hưởng của xã hội”

Thang đo về “Hành vi sử dụng năng lượng tái tạo”

Ký hiệu Nội dung thang đo Nội dung gốc (Tiếng Anh) Nguồn

HVSD1 Tôi dự định tiếp tục sử dụng I plan to continue using


năng lượng tái tạo trong tương renewable energy in the
lai. future. Irani, Dwivedi
& Williams
HVSD2 Tôi tin rằng tôi sẽ tiếp tục nhận I believe that I will continue
được lợi ích từ việc sử dụng receiving benefits from the (2009) [1]
năng lượng tái tạo trong tương use of renewable energy in
lai. the future.
HVSD3 Tôi thích sử dụng năng lượng tái I prefer to use renewable Khalid et al,
tạo hơn so với các nguồn năng energy in comparison to (2021) [2]
lượng khác. other energy sources .
Bảng 3. 10 Thang đo về “Hành vi sử dụng năng lượng tái tạo”
3.3. Cách thức thu thập dữ liệu nghiên cứu
Trong nghiên cứu này phương pháp hỗn hợp được sử dụng (phương pháp định
tính kết hợp với phương pháp định lượng). Trong đó phương pháp định tính điều chỉnh
thang đo để xác định các nhân tố, giải thích kết quả định lượng, hàm ý và phương pháp
định lượng dùng để kiểm định độ tin cậy của thang đo và kiểm định mô hình lý thuyết.
Hai giai đoạn được thực hiện bao gồm: nghiên cứu sơ bộ và nghiên cứu chính thức:
(1) Nghiên cứu sơ bộ thực hiện bằng phương pháp nghiên cứu định tính bằng
cách sử dụng một nhóm tập trung với 04 đơn vị cung cấp năng lượng tái tạo (lắp máy
56
năng lượng mặt trời tại các hộ gia đình). Mục đích của nghiên cứu này là hiệu chỉnh
thang đo cho phù hợp với ngữ cảnh nghiên cứu.
(2) Nghiên cứu chính thức cũng được thực hiện bằng cách phỏng vấn trực tuyến
224 hộ gia đình trải đều các quận nội thành ở TP.HCM. Số bảng câu hỏi được gửi đi
khảo sát tổng cộng là 224 bảng (mỗi quận/huyện phát ra 10 bảng), thu về hợp lệ 205
bảng sạch, đạt tỷ lệ 92%. Mục đích của cuộc khảo sát chính này là để đánh giá mô hình
đo lường và mô hình cấu trúc nhờ sử dụng phần mềm PLS SEM.

Dữ liệu được thu thập trực tuyến sử dụng google form bằng phương pháp lấy
mẫu thuận tiện và quả cầu tuyết. Ưu điểm của phương pháp này là tiết kiệm được kinh
phí và thời gian khảo sát. Những người tham gia phỏng vấn được thông báo rõ ràng về
mục đích của nghiên cứu này và việc sử dụng dữ liệu thu thập được. Với sự giới thiệu
từ các kênh bán sản phẩm năng lượng tái tạo giúp đỡ nhóm tác giả khảo sát. Link điền
form khảo sát sẽ được gửi đến cửa hàng, từ đó các khách hàng đến mua sản phẩm sẽ
được điền form. Cỡ mẫu này vượt yêu cầu tối thiểu về kích thước mẫu là 125 (tổng số
biến quan sát là 25 *5 =125) theo Hair, Black, Babin, và Anderson (2019). phần kiểm
định đa nhóm về sự khác biệt thu nhập được thực hiện trên phần mềm SMARTPLS 3.

Bước 3: Nghiên cứu định tính lần 2 với cách thức phỏng vấn sâu 04 đơn vị cung
cấp năng lượng tái tạo (lắp máy năng lượng mặt trời tại các hộ gia đình). Nhằm kiểm
định lại và luận giải các kết quả từ phân tích định lượng.

Nhóm tác giả tìm kiếm trên Google, rà soát thông tin và lập danh sách các cửa
hàng kinh doanh sản phẩm năng lượng mặt trời uy tín trên địa bàn TP.HCM. Danh sách
tổng kết gồm 6 cửa hàng:

9. Công ty TNHH Sunny Tây Nam, địa chỉ: 158/67/25 Hoàng Hoa Thám, Phường
12, Tân Bình, TPHCM

10. Công ty Garan, địa chỉ: 159 Đào Duy Anh, Phường 9, Phú Nhuận, TPHCM

11. Công ty TNHH GreenBlue Solar, địa chỉ: Tầng 6 tòa nhà Mê Linh, số 2 Ngô
Đức Kế, P.Bến Nghé, Quận 1, TP.HCM
12. Công ty Nguồn Sáng - Solar, địa chỉ: 52 Đông Du, Bến Nghé, Quận 1, TPHCM
13. Siêu thị Điện máy XANH, địa chỉ: 189A Cống Quỳnh, Phường Nguyễn Cư Trinh,
Quận 1, TPHCM

14. Siêu thị Điện máy nội thất Chợ Lớn, địa chỉ: 590 CMT8, Phường 11, Quận 3
15. Công ty TNHH Suntek Việt Nam, địa chỉ: 158/2A Hoàng Hoa Thám, P.12, Q.
Tân Bình

57
16. Công ty TNHH Heveda, địa chỉ: 58/67/25 Hoàng Hoa Thám - P.12 - Q.Tân Bình

Nhóm tác giả đã đến địa chỉ của 8 cửa hàng, tuy nhiên có một cửa hàng không
đúng như địa chỉ được công khai cho nên nhóm tác giả chỉ có thể phỏng vấn trực tiếp
tại 7 cửa hàng. Thông tin từ cuộc phỏng vấn dừng phỏng vấn ở cửa hàng thứ 5 vì nội
dung phỏng vấn có sự trùng lặp với 4 cửa hàng trước nên dừng lại không tiếp tục đi
phỏng vấn. Đối tượng phỏng vấn là các anh/chị ở độ tuổi 25-30 hiện đang làm việc tại
các cửa hàng ở vị trí tiếp thị sản phẩm, chăm sóc khách hàng… có kinh nghiệm trong
việc tiếp xúc với khách hàng có hành vi sử dụng sản phẩm năng lượng mặt trời. Quá
trình phỏng vấn được diễn ra minh bạch và có sự cho phép của người được phỏng vấn
dưới hình thức tự nguyện. Danh sách 4 cửa hàng được phỏng vấn:

1. Siêu thị Điện máy XANH - chị Hiên (25-30 tuổi) có kinh nghiệm 2 năm làm tư
vấn viên tại cửa hàng

2. Công ty Garan - anh Thanh (30-35) tuổi có kinh nghiệm 3 năm làm tư vấn viên
tại cửa hàng

3. Siêu thị Điện máy nội thất Chợ Lớn - chị Huệ (25-30 tuổi) có kinh nghiệm 3 năm
làm tư vấn viên tại cửa hàng

4. Công ty TNHH GreenBlue Solar - anh Sơn (30-35 tuổi) có kinh nghiệm 3 năm
làm tư vấn viên tại cửa hàng.

Sau đó, nhóm tác giả xin phép ghi âm buổi phỏng vấn và xin phép sử dụng thành quả
làm tư liệu nghiên cứu trước khi thực hiện phỏng vấn. Câu trả lời của người được phỏng
vấn đảm bảo hoàn toàn được sử dụng cho việc nghiên cứu đề tài này. Nhóm tác giả sử
dụng công cụ AI thông qua trang web Veed.io (Link:
https://www.veed.io/edit/d3d4ea2f-0b29-46a4-a2e6-bc8eab591192/subtitles/add) để hỗ
trợ chuyển đổi bản ghi âm thành văn bản nội dung phỏng vấn. Tuy nhiên trang web còn
nhiều hạn chế dẫn đến lỗi văn bản nên cần được rà soát và chỉnh sửa cho chính xác với
nội dung thực tế. Sau lần 1 điều chỉnh thang đo bên cạnh tham khảo ý kiến chuyên gia
tại trường đại học Tài chính – Marketing kết hợp tham khảo từ các cửa hàng kinh doanh
sản phẩm năng lượng tái tạo (cụ thể là năng lượng mặt trời). Cuối cùng là lần 2 quay lại
so sánh sánh đối chiếu giải thích kết quả từ các chuyên gia thực tế.

3.4. Thời gian thực hiện khảo sát


Việc khảo sát được tổ chức thực hiện trong vòng một tháng kể từ ngày 01/03/2023
đến ngày 01/05/2023 thông qua hình thức khảo sát trực tuyến đối với các hộ gia đình
trong địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.

58
3.5. Thông tin mẫu khảo sát
Qua 02 tháng thực hiện việc thu thập dữ liệu, nhóm tác giả đã thu được 224 mẫu
thông qua hình thức thực hiện khảo sát trực tuyến đến các hội nhóm trên facebook và
Zalo của các hộ dân cư, các group dân cư phân bố đều đến 22 quận huyện ở
TP.HCM,…Và dữ liệu khảo sát sau khi làm sạch còn về 205 mẫu được phân tích thông
qua phần mềm PLS SEM 3.2.6.

3.6. Cách thức phân tích dữ liệu


Nhóm tác giả phân tích các dữ liệu đã được thu thập bằng công cụ PLS SEM để
đánh giá tổng thể mô hình phức tạp mà nhóm tác giả đề xuất và quy trình đánh giá một
mô hình gồm 2 phần: mô hình đo lường và mô hình cấu trúc. Để xem xét độ tin cậy của
thang đo thì việc đánh giá mô hình đo lường là cần thiết. Các thang đo sẽ lần lượt được
kiểm định độ tin cậy, độ tin cậy nhất quán nội bộ, giá trị hội tụ và giá trị phân biệt. Quy
trình xem xét mô hình cấu trúc phải thực hiện 4 bước như sau:
(1) đánh giá sự đa cộng tuyến;
(2) đánh giá mối quan hệ trong mô hình cấu trúc;

(3) đánh giá về hệ số xác định;

(4) đánh giá hệ số tác động f2.

(Theo Hair và cộng sự, 2021)


3.7. Tóm tắt chương 3
Trong chương 3 này sẽ tập trung về phương pháp nghiên cứu, cụ thể ở đây gồm
có nội dung chính sau: thang đo, cách thức thu thập dữ liệu, các thông tin quan trọng về
việc khảo sát (thời gian, phạm vi, thông tin mẫu) và cách thức phân tích dữ liệu. Kết quả
thu được từ bài khảo sát đều phải đạt được yêu cầu về tính độc lập và phù hợp với thực
tế vì những thay đổi nhỏ từ môi trường bên ngoài có tác động sâu sắc đến chất lượng
của cuộc khảo sát (nơi khảo sát, thời gian khảo sát, người xung quanh...)

59
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.1. Thông tin mẫu khảo sát
Theo khuyến nghị của Agyabeng-Mensah et al. (2020), bản câu hỏi khảo sát đã
được thử nghiệm theo hai giai đoạn: Trong giai đoạn một, nhóm tác giả đã gửi bản câu
hỏi dự thảo cho 04 chuyên gia là các đơn vị cung cấp lắp đặt thiết bị máy năng lượng tái
tạo cho các hộ gia đình để cùng chuyên gia là các giảng viên trong khoa Thương Mại
thuộc trường Đại học Tài Chính - Marketing, TP.HCM nhằm kiểm tra nội dung, tính rõ
ràng và khả năng mở rộng, đồng thời thực hiện một số sửa đổi. Trong giai đoạn thứ hai,
nhóm tác giả nghiên cứu thực hiện các điều chỉnh nhỏ. Bản câu hỏi cuối cùng được cho
là tối ưu vì nó dựa trên các khuyến nghị phù hợp từ cả chuyên gia và giảng viên khoa
Thương Mại thuộc trường Đại học Tài Chính - Marketing. Sử dụng phương pháp lấy
mẫu thuận tiện và quả cầu tuyết, nhóm tác giả bắt đầu phổ biến bản khảo sát trên diện
rộng thông qua hình thức: hình thức trực tuyến bằng google form. Nhóm tác giả đã tiến
hành một cuộc khảo sát trực tuyến vào đầu tháng 3 năm 2023 và gửi bảng câu hỏi (kèm
thư giới thiệu cho mục đích nghiên cứu) qua google form. Tất cả những người tham gia
cung cấp thông tin đều đồng ý. Bởi vì nhóm tác giả không yêu cầu tên của người được
khảo sát hoặc tên công ty của họ, nên người được khảo sát được đảm bảo hoàn toàn bí
mật và ẩn danh. Lời nhắc đã được gửi hai tuần một lần để cải thiện tỷ lệ phản hồi. Hai
tháng sau cuộc khảo sát (tháng 3 đến tháng 5 năm 2023), nhóm tác giả đã nhận được
được 224 mẫu khảo sát thông qua khảo sát với hình thức trực tuyến. Trong số đó, có
205 mẫu được xem là hợp lệ, trong khi 19 mẫu còn lại không đạt độ tin cậy khi sử dụng.
Lý do là do sự xung đột giũa các câu trả lời trong phần phân loại hay chỉ chọn một đáp
án duy nhất từ đầu đến cuối hoặc không chính xác về đối tượng khảo sát. Cuối cùng,
phản hồi từ 205 hộ gia đình đã được đưa vào phân tích với tỷ lệ phản hồi là 91,5%
(205/224). Tỷ lệ này cao hơn tỷ lệ phản hồi tối thiểu (40%) được khuyến nghị cho các
nghiên cứu về năng lượng tái tạo (Aziz et al., 2017).

Bảng 4. 1 Thông tin về mẫu khảo sát

Tiêu chí Số lượng Phần trăm

Dưới 50 triệu 50 24.39

Từ 50 triệu đến dưới 100 triệu 88 42.93


Thu nhập
Từ 100 triệu đến dưới 200 triệu 44 21.46

60
Trên 200 triệu 23 11.22

Nguồn: Phân tích và xử lý của nhóm tác giả

Sau khoảng 1 tháng thực hiện việc thu thập dữ liệu qua 2 hình thức trực tiếp và
trực tuyến, kết quả ở bảng 4.1 có thể thấy rằng:
Về thu nhập ở các hộ gia đình, trong 205 mẫu khảo sát, có 88 hộ gia đình có mức
thu nhập từ 50 triệu đến dưới 100 triệu; 50 hộ có thu nhập dưới 50 triệu đồng; 44 hộ gia
đình có mức thu nhập từ 100 triệu đến dưới 200 triệu; còn số hộ gia đình có mức thu
nhập cao trên 200 triệu đồng có 23 hộ. Như vậy, hộ gia đình có mức thu nhập từ 50 triệu
đến dưới 100 triệu chiếm đa số, còn lại lần lượt là hộ gia đình có mức thu nhập dưới 50
triệu, hộ gia đình có mức thu nhập từ 100 triệu đến dưới 200 triệu và hộ gia đình có
mức thu nhập trên 200 triệu.

Nhìn chung, mẫu khảo sát được phân bố tập trung chủ yếu ở các quận trung tâm
trên địa bàn của TP.HCM như quận 1 và quận 3. Mức thu nhập bình quân rơi vào từ 50
triệu đến dưới 100 triệu. Do đó, đạt được độ tin cậy và khách quan để tiếp tục phân tích
dữ liệu sâu hơn.

4.2. Phân tích dữ liệu khảo sát


4.2.1. Đánh giá mô hình đo lường
4.2.1.1. Đánh giá độ tin cậy của thang đo
Bảng 4. 2 Đo lường thang đo, đánh giá độ tin cậy

Cronbach rho_A Hệ số tin cậy Giá trị phương sai trích


's Alpha tổng hợp (CR) trung bình (AVE)

Chấp 0.690 1,524 0.832 0.719


nhận chi
trả

Chính 0.715 0.715 0.875 0.778


sách nhà
nước

Dễ sử 0.795 0.795 0.880 0.709


dụng

Hữu 0.826 0.836 0.897 0.744


dụng

61
Hành vi 0.802 0.802 0.883 0.716
sử dụng

Kiến 0.792 0.814 0.877 0.704


thức

Quan 0.815 0.820 0.890 0.730


tâm môi
trường

Thái độ 0.801 0.803 0.883 0.715

Ý định 0.749 0.752 0.856 0.666


hành vi

Trong một mô hình đo lường kết quả, khi sử dụng hệ số Cronbach's alpha để đánh
giá độ tin cậy, người phân tích cần hiểu rõ mặt trái của chỉ số này, nghĩa là khả năng
đánh giá thấp hơn độ tin cậy thực tế của một khoảng đối với các chỉ báo. Ngược lại, độ
tin cậy tổng hợp (CR) có thể cung cấp một kết quả gần giá trị độ tin cậy thực tế hơn so
với hệ số Cronbach's alpha (Peterson và Kim, 2013).

Tuy nhiên, Sarstedt và đồng nghiệp (2021) đã nhận thấy rằng độ tin cậy của bộ
chỉ báo có xu hướng thấp hơn giá trị thực tế của "độ tin cậy tổng hợp", vì vậy nhóm
nghiên cứu đã đề xuất sử dụng cả hai hệ thống số cùng một lúc. Trong đó, "độ tin cậy
tổng hợp" được coi là giới hạn trên khi so sánh và giá trị thực tế của độ tin cậy nội bộ
nhất quán sẽ nằm trong phạm vi được giới hạn dưới bởi hệ số Cronbach's alpha. Khi các
hệ số độ tin cậy tổng hợp (CR) có giá trị nằm trong khoảng từ 0.7 đến 0.9 (0.7<CR≤0.9),
mô hình nghiên cứu đạt được tính nhất quán bên trong (Hair và đồng nghiệp, 2021).

Số liệu được phân tích trong bảng cho thấy, các hệ số tin cậy tổng hợp (CR) đều
có giá trị thuộc khoảng từ 0.7<CR<0.9, điều này có nghĩa rằng mô hình đo lường ở trên
đạt được tính nhất quán nội bộ. Cụ thể: Hệ số của yếu tố chấp nhận chi trả có mức hệ số
tin cậy tổng hợp (CR)= 0.832, Chính sách nhà nước (CR)= 0.875, Tính dễ sử dụng
(CR)= 0.88, Tính hữu dụng (CR)= 0.897, Hành vi sử dụng (CR)= 0.883, Kiến thức
(CR)= 0.877, Quan tâm môi trường (CR)= 0.89, Thái độ (CR)= 0.883, Ý định hành vi
(CR)= 0.856.

4.2.1.2. Đánh giá độ tin cậy nhất quán nội bộ


Các hệ số tin cậy tổng hợp đều có giá trị từ 0.7 trở lên cho thấy các nhân tố bậc
một đều có độ tin cậy nhất quán nội bộ (Peterson và Kim, 2013). Cụ thể, với nhân tố
Chấp nhận chi trả có giá trị là 0.832 nằm trong khoảng từ 0.7 – 0.9, với nhiều nghiên
cứu thì giá trị đòi hỏi cần nằm trong khoảng này để được chấp nhận (Jc, 1994). Tương

62
tự, các nhân tố chính sách nhà nước, dễ sử dụng, hữu dụng, hành vi sử dụng có giá trị
hệ số tin cậy tổng hợp lần lượt 0.875; 0.88; 0.897; 0.883 được chấp nhận. Bên cạnh đó,
với các nghiên cứu khẳng định, ngưỡng 0.7 là mức phù hợp của chỉ số CR (Henseler và
Sarstedt, 2013). Nhiều nhà nghiên cứu khác cũng đồng ý mức 0.7 là ngưỡng đánh giá
phù hợp cho đại đa số trường hợp.

Dựa vào kết quả kiểm định thang đo, các biến quan sát sau bị loại bỏ do vi phạm
hệ số tải ngoài (over loading) <0.7. Cụ thể các biến như sau: AHXH1, AHXH2, AHXH3,
CNCT2, CSNN2.

4.2.1.3. Đánh giá giá trị hội tụ


Các nhà nghiên cứu đã sử dụng giá trị trích xuất từ phương sai trung bình
(Average variance extracted - AVE) để đánh giá giá trị hội tụ trong nghiên cứu PLS
SEM. Thang đo hợp lệ cho phép đo hội tụ nếu giá trị AVE lớn hơn hoặc bằng 0.5 (Hair
et al., 2021).

4.2.1.4. Đánh giá giá trị phân biệt


Trong Bảng 4.3 (xem online), tính giá trị phân biệt cũng được phân tích. Các giá
trị Fornell-Larcker trên đường chéo (Bảng 4.3, xem online) đều lớn hơn các giá trị khác
nằm trên đường thẳng và đường ngang, chứng tỏ các nhân tố có giá trị phân biệt (Hair
và cộng sự, 2017). Trong khi, chỉ tiêu Fornell-Larcker còn nhiều hạn chế, Henseler và
Fassott (2010) cũng đề xuất thêm Heterotrait-Monotrait (HTMT) nên được sử dụng để
đo giá trị phân biệt ở giá trị giới hạn 0,85. Theo kết quả được trình bày tại Bảng 5 (xem
online), tất cả các giá trị đều nhỏ hơn 0,85, chứng minh giá trị phân biệt giữa các nhân
tố được đưa vào mô hình nghiên cứu.

Dựa trên nghiên cứu của Fornell và Larcker về chỉ số tiêu chuẩn, căn bậc 2 của
giá trị AVE có thể so sánh với hệ số tương quan giữa từng nhân tố với các nhân tố còn
lại để đánh giá độ tin cậy của thang đo.

Chỉ số Fornell-Larcker đối chiếu phương sai của chỉ số tương quan của mọi biến
với căn bậc 2 của AVE của mỗi nhân tố. Đặc biệt, giá trị căn bậc 2 của AVE của một
nhân tố phải lớn hơn giá trị tương quan lớn nhất với một nhân tố bất kỳ nào khác.

Với chỉ số Fornell-Larcker, chỉ số này so sánh giá trị căn bậc 2 của AVE của một
nhân tố với chỉ số tương quan của các nhân tố khác. Cụ thể, giá trị căn bậc 2 của AVE
của một nhân tố phải lớn hơn giá trị tương quan tối đa với một nhân tố bất kỳ nào khác.

Bảng 4. 3 Giá trị Forner-Larcker

Chấp Chín Dễ sử Hữu Hành Kiến Quan Thái Ý định


nhận h vi sử tâm hành
63
chi sách dụng dụng dụng thức môi độ vi
trả nhà trườn
nước g

Chấp 0.848
nhận chi
trả

Chính 0.084 0.882


sách nhà
nước

Dễ sử 0.630 0.046 0.842


dụng

Hữu 0.674 0.021 0.729 0.863


dụng

Hành vi 0.079 0.629 - 0.069 0.846


sử dụng 0.035

Kiến - 0.618 0.026 - 0.630 0.839


thức 0.056 0.040

Quan 0.085 0.591 0.002 0.117 0.781 0.632 0.854


tâm môi
trường

Thái độ 0.733 0.059 0.704 0.819 0.073 -0.086 0.140 0.846

Ý định 0.099 0.623 - 0.057 0.813 0.686 0.777 0.040 0.816


hành vi 0.013

Ví dụ: dựa vào bảng trên, giá trị căn bậc 2 của AVE cho nhân tố Hành vi sử dụng
chẳng hạn là 0.846 lớn hơn giá trị tương quan của “Hành vi sử dụng và Chấp nhận thanh
toán” là 0.079, “Hành vi sử dụng và Chính sách nhà nước” là 0.629, “Hành vi sử dụng
và Tính dễ sử dụng” là -0.035, “Hành vi sử dụng và Tính hữu dụng” là 0.069. Tương tự,
giá trị căn bậc 2 của các nhân tố khác cũng có giá trị lớn hơn giá trị tương quan lớn nhất
với một nhân tố bất kỳ.

4.2.2. Đánh giá mô hình cấu trúc


4.2.2.1. Đánh giá sự đa cộng tuyến
Bảng 4. 4 Hệ số VIF

64
Biến quan sát VIF Biến quan sát VIF

CNCT1 1,384 KT1 1,736

CNCT3 1,384 KT2 1,617

CSNN1 1,449 KT3 1,670

CSNN3 1,449 MQTMT1 1,795

DSD1 1,722 MQTMT2 1,820

DSD2 1,660 MQTMT3 1,787

DSD3 1,679 TD1 1,818

HD1 2,720 TD2 1,626

HD2 1,568 TD3 1,745

HD3 2,302 YDHV1 1,667

HVSD1 1,941 YDHV2 1,425

HVSD2 1,581 YDHV3 1,493

HVSD3 1,769

65
Dựa vào kết quả ở bảng trên, có thể thấy tất cả các giá trị đa cộng tuyến đều nhỏ
hơn 5 nên mô hình không có hiện tượng đa cộng tuyến.

4.2.2.2 Đánh giá hệ số xác định (R2 value)


Bảng 4. 5 Giá trị R2
Original Sample (O)
HVSD 0.660
TD 0.700
YDHV 0.690

Giá trị R2 biến thiên từ 0 đến 1, tính chính xác trong việc dự báo của mô hình tỉ
lệ thuận với giá trị này. Tùy thuộc vào độ phức tạp của mô hình và bối cảnh nghiên cứu
để xác định giá trị R2 bao nhiêu là chấp nhận được. Trong lĩnh vực này, giá trị R2 = 0.20
được xem là cao. Các giá trị R2 = 0.75 được cho là đáng kể, 0.50 là vừa phải và 0.25 là
yếu (Hair và cộng sự, 2011; Henseler và cộng sự, 2009). Trong mô hình nghiên cứu của
tác giả, cả ba biến phụ thuộc “Hành vi sử dụng”, “Thái độ” và “Ý định hành vi” đều đạt
giá trị R2 ở mức độ khá cao.

Lưu ý, trong mô hình xem xét tác động của các biến độc lập đến ba biến phụ
thuộc là “Hành vi sử dụng”, “Thái độ” và “Ý định hành vi”.

4.2.2.3 Đánh giá hệ số tác động f2 (effect size f2)


Bảng 4. 6 Hệ số tác động f2

Ý định hành vi Thái độ Hành vi sử dụng

Chấp nhận chi trả 0.35

Chính sách nhà 0.036


nước

Dễ sử dụng 0.086

Hữu dụng 0.644

Kiến thức 0.102 0.015

66
Quan tâm môi 0.026
trường

Thái độ 0.026

Ý định hành vi 1.944

Bên cạnh việc đánh giá giá trị R2 của các biến phụ thuộc, sự thay đổi của giá trị
R2 khi một biến độc lập được bỏ ra khỏi mô hình nghiên cứu cũng đánh giá ảnh hưởng
của một biến độc lập đến biến phụ thuộc. Kết quả xử lý dữ liệu cho ra giá trị f² của mô
hình lần lượt là 0.02, 0.15 và 0.35 được xem là nhỏ, trung bình và đáng kể. Lưu ý, giá
trị f² nhỏ hơn 0.02 thì xem như biến độc lập không có ảnh hưởng đến biến phụ thuộc
(Cohen (1988)).

Qua bảng trên, ta thấy biến độc lập “Kiến thức” không ảnh hưởng đến biến phụ
thuộc “Thái độ”. Các biến độc lập “Chính sách nhà nước”, “Kiến thức”, “Quan tâm môi
trường”, “Thái độ” tác động nhỏ đến biến phụ thuộc “Ý định hành vi”. Biến độc lập “Dễ
sử dụng” tác động nhỏ đến biến phụ thuộc “Thái độ”. Biến độc lập “Chấp nhận chi trả”
tác động đáng kể đến biến phụ thuộc “Ý định hành vi”. Biến độc lập “Hữu dụng” tác
động đáng kể đến biến phụ thuộc “Thái độ”. Cuối cùng, biến độc lập “Ý định hành vi”
tác động đáng kể đến biến phụ thuộc “Hành vi sử dụng”.

4.2.3 Kiểm định giả thuyết


Nghiên cứu này tiến hành và kiểm tra các yếu tố thúc đẩy và ảnh hưởng đến hành
vi sử dụng năng lượng tái tạo của các hộ gia đình. Bằng phương pháp thu thập dữ liệu,
phân tích thông tin, xây dựng thang đo và khảo sát với bảng câu hỏi, đồng thời xây dựng
mô hình xác định các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi sử dụng dựa trên các mô hình lý
thuyết hành vi hợp lí (TRA), thuyết thống nhất về chấp nhận và sử dụng công nghệ 2
(UTAUT 2) và thuyết hành vi có kế hoạch (TPB) với mức ý nghĩa của phép kiểm định
là 0.05 (5%).

67
Hình 4. 1 Kết quả mô hình cấu trúc

Bảng 4. 7 Kết quả kiểm định giả thuyết trực tuyến

Giả Mối quan Ước Ước S.E C.R P Chấp


thuyết hệ lượng lượng Values nhận
chưa chuẩn giả
chuẩn hóa hóa thuyết

H5 CNCT -> 0.155 0.135 0.077 2,002 0.045 Có


YDHV

68
H8 CSNN -> 0.143 0.146 0.072 1,976 0.048 Có
YDHV

H2 DSD -> TD 0.236 0.235 0.071 3,333 0.001 Có

H1 HD -> TD 0.645 0.646 0.066 9,789 0.000 Có

H3 KT -> TD -0.066 -0.065 0.037 1,791 0.073 Bác bỏ

H4 KT -> 0.256 0.253 0.061 4,174 0.000 Có


YDHV

H6 QTMT -> 0.536 0.536 0.064 8,327 0.000 Có


YDHV

H9 TD -> -0.135 -0.116 0.067 2,023 0.043 Bác bỏ


YDHV

H10 YDHV -> 0.813 0.813 0.036 22,446 0.000 Có


HVSD

Kết quả bảng 4.7 cho thấy mối quan hệ giữa các biến có ảnh hưởng lẫn nhau
trong mô hình TPB, TPB mở rộng, UTAUT 2, ý định, hành vi.

Bên cạnh đó kết quả cũng thể hiện giá trị của độ tin cậy nhất quán nội bộ thực sự
của các chỉ số lần lượt nằm trong các khoảng 0.7<CR<0.9. Từ đó nhóm tác giả đưa ra
kết luận mức độ tin cậy nhất quán của các chỉ số trong các thang đo mô hình kết quả là
tốt.

Yếu tố nhận thức tính hữu dụng ảnh hưởng đến thái độ. Giả thuyết H1 (β=0.646;
S.E=0.066; p=0.000) được chấp nhận. Kết quả này ủng hộ cho kết quả của Eagly &
Chaiken (1983), Tiến sĩ Phạm Hồng Mạnh và cộng sự (2020). Khi các hộ gia đình biết
thêm nhiều các cách vận dụng nguồn năng lượng tái tạo họ sẽ có thái độ hài lòng hơn
khi sử dụng nguồn năng lượng này. Kết quả này phù hợp với các nghiên cứu trước đây,
đồng thời qua cuộc phỏng vấn trực tiếp tại 4 cửa hàng bán sản phẩm năng lượng mặt
trời, một lần nữa nhóm tác giả khẳng định rằng tính hữu dụng có tác động tích cực đến
ý định hành vi sử dụng của khách hàng hoàn toàn phù hợp tại TP.HCM, bằng chứng là
cửa hàng số 1 đã trả lời như sau: “Đa số khách hàng mua sắm tại của chị thì họ thích sự
tiện ích của thiết bị này. Ví dụ khi họ sử dụng họ sẽ không tốn chi phí tiền điện hằng
tháng, chi phí lắp đặt thấp so với đèn sử dụng năng lượng điện truyền thống, an toàn với
người sử dụng, độ bền tuổi thọ cao.”

Yếu tố nhận thức tính dễ sử dụng ảnh hưởng đến thái độ. Giả thuyết H2 (β=0.235;
S.E=0.071; p=0.001) được chấp nhận. Kết quả này ủng hộ kết quả của Davis (1989) và
69
của Iuliana Petronela Gârdan và cộng sự (2023) . Việc sử dụng các thiết bị một cách dễ
dàng sẽ mang đến một trải nghiệm tốt hơn cho người sử dụng từ đó mang đến thái độ
tích cực cho các đối tượng sử dụng.
Yếu tố kiến thức ảnh hưởng đến thái độ. Giả thuyết H3 (β=-0.065; S.E=0.037;
p=0.073) không được chấp nhận. Từ nghiên cứu của nhóm tác giả, kết quả kiểm định
giả thuyết của H3 cho thấy kết quả không đạt dẫn đến bác bỏ mối quan hệ kiến thức tác
động đến thái độ. Hiện tại chưa có bài nghiên cứu nào tại TP.HCM được công bố có kết
quả tương tự với đầy đủ dữ liệu để sử dụng nên nhóm tác giả quyết định tiến hành khảo
sát thực tế tại 4 cửa hàng kinh doanh sản phẩm năng năng lượng mặt trời bằng phương
pháp phỏng vấn trực tiếp, file ghi âm được xử lý bằng công cụ AI thông qua trang web
Veed.io (Link: https://www.veed.io/edit/d3d4ea2f-0b29-46a4-a2e6-
bc8eab591192/subtitles/add) chuyển nội dung ghi âm sang văn bản. Nội dung câu hỏi
và đáp án như sau:

“Theo anh/chị thì sự hiểu biết của KH đến các thiết bị năng lượng mặt trời có ảnh hưởng
lớn đến thái độ ưa thích sử dụng các thiết bị này nhằm góp phần bảo vệ môi trường
không?”

Cửa hàng 2: “Không. Theo anh thấy, khách hàng vẫn có thái độ yêu thích các sản phẩm
sử dụng NL mặt trời nhằm góp phần bảo vệ môi trường dù kiến thức về tính năng, hiệu
suất của các loại sản phẩm năng lượng mặt trời khá đa dạng nên họ không nắm rõ chi
tiết các thông số.”

Cửa hàng 3: “Chị thấy rất ít các khách hàng đến mua sắm sản phẩm năng lượng mặt trời
(quạt) mà họ có kiến thức về sản phẩm, họ chỉ biết là sử dụng những sản phẩm năng
lượng mặt trời này sẽ hạn chế phần nào những tác động tiêu cực đến môi trường. Nhưng
mà sản phẩm năng lượng mặt trời hay năng lượng truyền thống đều có mặt tốt và mặt
xấu, đối với sản phẩm quạt sử dụng pin năng lượng mặt trời bên cửa hàng chị thì chị
không nghĩ đây là một giải pháp dài hạn để bảo vệ môi trường vì pin năng lượng mặt
trời khó xử lý và tốn nhiều chi phí”. Điều này có cho thấy thái độ tích cực hay tiêu cực
về việc sử dụng các thiết bị sử dụng năng lượng mặt trời không bị ảnh hưởng bởi kiến
thức của người sử dụng.

Yếu tố kiến thức có ảnh hưởng đến ý định hành vi. Giả thuyết H4 (β= 0.253;
S.E= 0.061; p=0,000) được chấp nhận. Kết quả này ủng hộ cho kết quả nghiên cứu của
Gamal Abdulnaser Alkawsi (2020), BK Sovacool & M Martiskainen (2021). Những
người có hiểu biết và ý thức cao nhận ra kết quả hành động của họ đối với môi trường,
nhận thức này làm họ mong muốn đóng góp nhiều hơn cho cộng đồng thông qua các
hành động sử dụng các thiết bị sử dụng năng lượng tái tạo.

70
Yếu tố chấp nhận chi trả ảnh hưởng đến ý định hành vi. Giả thuyết H5 (β=0.135;
S.E=0.077; p=0.045) được chấp nhận. Kết quả này ủng hộ cho kết quả nghiên cứu của
Hoang Hung Cuong và các cộng sự (2019), Singha Chaveesuk (2019). Khi mức giá tối
đa được chấp nhận càng cao thì người tiêu dùng càng dễ dàng có ý định sử dụng các sản
phẩm sử dụng năng lượng tái tạo.

Yếu tố quan tâm môi trường có ảnh hưởng đến ý định hành vi. Giả thuyết H6 (β=
0.536; S.E= 0.064; p= 0.000) được chấp nhận. Kết quả này ủng hộ cho kết quả nghiên
cứu của Bilal và cộng sự (2021), Xin-Cheng Meng (2022). Người tiêu dùng trong hộ gia
đình ngày càng nhận thức rõ hơn về thói quen tiêu dùng của họ và mức độ mà thói quen
tiêu dùng của họ ảnh hưởng đến môi trường. Do đó, mối quan tâm đến môi trường là
điều cần thiết trong việc sử dụng năng lượng tái tạo.
Yếu tố chính sách nhà nước có ảnh hưởng đến ý định hành vi. Giả thuyết H8 (β=
0.146; S.E= 0.072; p= 0.048) được chấp nhận. Kết quả này ủng hộ cho kết quả nghiên
cứu của Bilal và cộng sự (2021), TS. Phạm Hồng Mạnh và cộng sự (2020). Với các
chính sách nhà nước đang ngày càng được bổ sung và cải tiến đã ảnh hưởng tích cực,
khuyến khích người tiêu dùng sử dụng năng lượng tái tạo.

Yếu tố thái độ ảnh hưởng đến ý định hành vi. Giả thuyết H9 (β= -0.116; S.E=
0.067; p= 0.043) không được chấp nhận. Kết quả này mâu thuẫn với các kết quả nghiên
cứu của Xin-Cheng Meng (2022) tại Trung Quốc, Alaa Masrashi và cộng sự (2021) tại
Mỹ, Dafit Bagus Maha Bekti và cộng sự (2021) tại Indonesia. Trong quá trình trực tiếp
sử dụng sản phẩm, người tiêu dùng sẽ cảm nhận tính dễ sử dụng và hữu ích của năng
lượng tái tạo; nâng cao nhận thức bảo vệ môi trường cao tác động đến ý định hành vi
của người tiêu dùng càng cao. Từ nghiên cứu của nhóm tác giả, kết quả kiểm định giả
thuyết của H9 cho thấy kết quả không đạt dẫn đến bác bỏ mối quan hệ thái độ ảnh hưởng
đến ý định hành vi. Hiện tại chưa có bài nghiên cứu nào tại TP.HCM được công bố có
cùng kết quả với đầy đủ dữ liệu để sử dụng nên nhóm tác giả quyết định tiến hành khảo
sát thực tế tại 4 cửa hàng kinh doanh sản phẩm năng năng lượng mặt trời bằng phương
pháp phỏng vấn trực tiếp, file ghi âm được xử lý bằng công cụ AI thông qua trang web
Veed.io (Link: https://www.veed.io/edit/d3d4ea2f-0b29-46a4-a2e6-
bc8eab591192/subtitles/add) chuyển nội dung ghi âm sang văn bản. Nội dung câu hỏi ở
phụ lục và đáp án như sau:

Cửa hàng 2: “Anh thấy đa số khách hàng sẽ lựa chọn sản phẩm dựa trên tiêu chí như là:
chất lượng sản phẩm, xuất xứ, mẫu mã, đặc biệt là độ bền, tính dễ sử dụng của sản
phẩm. Bên cạnh đó giá thành cũng là điều khiến một số khách hàng băn khoăn chính vì
vậy cửa hàng thường có các chương trình khuyến mãi, giảm giá để thu hút khách hàng.”

71
Cửa hàng 4: “Vì sản phẩm bên anh là lắp đặt các hệ thống tấm pin năng lượng mặt trời
cho các hộ gia đình và các xí nghiệp nên khách hàng của anh sẽ quan tâm đến chất
lượng tấm pin năng lượng mặt trời cao, hiệu suất chuyển đổi cao và đặc biệt là độ an
toàn sau khi lắp đặt và sử dụng các thiết bị có kết nối.”

“Có ý kiến cho rằng các KH tìm đến cửa hàng để có ý định mua sản phẩm đa phần là
có thái độ tích cực đến môi trường cũng như cảm nhận tốt của họ về sản phẩm năng
lượng mặt trời cao. Anh chị nghĩ sao về ý kiến này?”
Cửa hàng 2: “Anh đồng tình với ý kiến này. Vì có nhiều khách hàng đối với họ giá thành
sản phẩm không phải là vấn đề, nhưng họ vẫn không chọn sản phẩm năng lượng mặt
trời do họ chưa thật sự quan tâm đến môi trường hiện nay.”

Như vậy, thông qua phương pháp phỏng vấn trực tiếp cho thấy đối tượng được phỏng
vấn (phần lớn là các hộ gia đình) cũng đồng ý rằng các mối quan tâm của khách hàng là
chương trình về giá và chất lượng sản phẩm chứ không phải thái độ.

Yếu tố ý định hành vi đến hành vi sử dụng. Giả thuyết H10 (β= 0.813; S.E= 0.036;
p= 0.000) được chấp nhận. Kết quả này ủng hộ cho nghiên cứu của Ashwini Kumar
(2018), Gamal Abdulnaser Alkawsi (2020), Muhammad Irfan (2020), Gârdan và cộng
sự (2023). Ý định hành vi của người dùng có tính dự đoán hơn về hành vi sử dụng trong
trường hợp các cá nhân đó có kinh nghiệm sử dụng công nghệ năng lượng tái tạo. Khi
ý định của họ ngày càng được gia tăng sẽ dẫn đến kết quả thúc đẩy hành vi được thực
hiện. Xem xét kết quả đã được xử lý, cỏ thể đưa ra kết luận rằng ý định hành vi có tác
động trực tiếp đến hành vi của người tiêu dùng trong hộ gia đình.

4.2.4. Kiểm định sự phù hợp của mô hình (Model fit)


Bảng 4. 8 Sự phù hợp của mô hình

Column1 Saturated Model Estimated Model

SRMR 0.069 0.079

d_ULS 1,564 2,029

d_G 0.884 0.982

Chi-Square 1,079,303 1,159,121

NFI 0.687 0.664

Henseler & cộng sự (2016) cho rằng, để có thể kết luận mô hình phù hợp với dữ liệu
thị trường (goodness of model fit) thì các hệ số sau đây cần thỏa mãn:
72
 Hệ số SRMR (standardized root mean square residual) < 0,082 (nếu dạng nghiên
cứu khám phá có thể chấp nhận mức <0,12):
 Hệ số d_ULS<95%;
 Hệ số d_G1<95%;
 Hệ số d_G2<95%;
Qua bảng 4.8, chỉ số GOF đều đạt ngưỡng cho phép. Vì vậy, có thể kết luận dữ liệu
mô hình nghiên cứu phù hợp với dữ liệu thị trường.

4.3. Phân tích đa nhóm


Giá trị p-value thể hiện sự khác biệt mối tác động của 4 nhóm ứng viên trả lời.
nếu p-Value nhỏ hơn 0.05 (với mức ý nghĩa 5%) nghĩa là có sự khác biệt mối tác động
giữa các nhóm ứng viên. Nếu p-Value lớn hơn 0.05 thì không có sự khác biệt giữa các
nhóm ứng viên.

Kết qua dữ liệu xử lý qua kỹ thuật Multi_group analysis thông qua phần mềm
PLS SEM cho thấy không có sự khác biệt về thu nhập ảnh hưởng đến hành vi sử dụng
năng lượng tái tạo.

Bảng 4. 9 Kiểm định sự khác biệt


AHXH CNCT CSNN DSD HD - KT -
-> -> -> -> > TD > TD
YDHV YDHV YDHV TD
Path Coefficients-diff -0.070 -0.143 0.253 0.079 - 0.092
0.033
Path Coefficients-diff -0.061 -0.153 -0.044 0.268 - -
0.233 0.033
Path Coefficients-diff -0.462 0.472 0.077 0.061 - -
0.122 0.154
Path Coefficients-diff 0.009 -0.010 -0.297 0.189 - -
0.200 0.125
Path Coefficients-diff -0.392 0.616 -0.177 - - -
0.018 0.089 0.246
Path Coefficients-diff -0.401 0.625 0.121 - 0.110 -
0.207 0.121
p-Value original 1-tailed 0.621 0.749 0.102 0.322 0.576 0.150

p-Value original 1-tailed 0.590 0.709 0.557 0.048 0.928 0.630

73
p-Value original 1-tailed 0.860 0.115 0.386 0.322 0.762 0.938

p-Value original 1-tailed 0.486 0.502 0.878 0.126 0.902 0.897

p-Value original 1-tailed 0.837 0.065 0.746 0.483 0.720 0.990

p-Value original 1-tailed 0.828 0.074 0.356 0.870 0.312 0.871

p-Value new 0.758 0.503 0.204 0.644 0.849 0.301

p-Value new 0.819 0.583 0.885 0.096 0.143 0.739

p-Value new 0.281 0.231 0.771 0.644 0.475 0.125

p-Value new 0.972 0.996 0.243 0.253 0.197 0.205

p-Value new 0.325 0.129 0.509 0.966 0.559 0.019

p-Value new 0.344 0.148 0.713 0.261 0.624 0.258

Bảng 4. 10 Kiểm định sự khác biệt

KT -> QTMT TD -> YDHV


YDHV -> YDHV ->
YDHV HVSD
Path Coefficients-diff 0.215 -0.429 0.211 -0.098

Path Coefficients-diff 0.434 -0.363 0.202 -0.206

Path Coefficients-diff -0.118 -0.023 0.148 -0.135

Path Coefficients-diff 0.219 0.066 -0.009 -0.108

Path Coefficients-diff -0.332 0.405 -0.064 -0.038

74
Path Coefficients-diff -0.551 0.340 -0.055 0.070

p-Value original 1-tailed 0.148 0.993 0.147 0.780

p-Value original 1-tailed 0.038 0.969 0.253 0.981

p-Value original 1-tailed 0.663 0.542 0.346 0.848

p-Value original 1-tailed 0.157 0.338 0.519 0.979

p-Value original 1-tailed 0.889 0.058 0.591 0.696

p-Value original 1-tailed 0.958 0.109 0.559 0.183

p-Value new 0.297 0.013 0.294 0.441

p-Value new 0.075 0.061 0.506 0.039

p-Value new 0.673 0.917 0.692 0.304

p-Value new 0.313 0.675 0.963 0.042

p-Value new 0.222 0.115 0.818 0.607

p-Value new 0.083 0.218 0.882 0.366

Dựa vào bảng 4.4a và 4.4b ta thấy các p-Value đều lớn hơn 0.05. Vậy nên có
thể kết luận rằng không có sự khác biệt về ý định sử dụng năng lượng tái tạo ở các
nhóm có thu nhập khác nhau.

4.4. Tóm tắt chương 4


Bằng cách thu thập và xử lý số liệu theo mô hình và thang đo được đề xuất, ở
chương 4 nhóm tác giả sẽ trình bày các kết quả nghiên cứu thu được, bao gồm các thông
tin về mẫu điều tra, phân tích dữ liệu khảo sát thông qua phân tích bằng các chỉ số đặc
biệt thông qua bài kiểm tra PLS SEM. Kết quả của tác giả cho thấy 9 yếu tố đáp ứng
mục tiêu ảnh hưởng đến hành vi sử dụng năng lượng tái tạo ở Thành phố Hồ Chí Minh,
75
cũng như mỗi quan hệ giữa các yếu tố. Dữ liệu thu được sẽ là cơ sở để phân tích và đề
xuất các hàm ý chính sách nâng cao ý định, hành vi sử dụng năng lượng tái tạo trong
chương 5.

76
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý CỦA NGHIÊN CỨU
5.1. Kết quả đo lường
Nghiên cứu thực hiện khảo sát trên phạm vi trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh đối
với 224 hộ gia đình tại các Quận, Huyện cùng 30 biến quan sát trong bảng khảo sát. Kết
quả kiểm định Cronbach’s Alpha thuộc khoảng 0.690 đến 0.826 và CR trong khoảng
0.7 < CR < 0.9 chỉ ra rằng các biến có hệ số tương quan biến tổng đều lớn hơn 0.7 nên
các biến quan sát đều đạt độ tin cậy. Tiếp theo, ước lượng trong mô hình có thể kết luận
đáng tin cậy cùng hệ số R2 nằm trong khoảng 0.660 đến 0.700, đều đạt mức độ khá cao.
Chỉ số VIF < 5 cho thấy hiện tượng đa cộng tuyến không xuất hiện trên mô hình.

Kết quả của nghiên cứu cho thấy 8 giả thuyết đã được nhắc đến đều được chấp
nhận vì có p-value < 5%. Chứng tỏ rằng các yếu tố nhận thức tính hữu dụng, nhận thức
tính dễ sử dụng, Kiến thức, Chấp nhận chi trả, Mối quan tâm về môi trường, chính sách
nhà nước đều có ảnh hưởng tích cực đến Hành vi sử dụng năng lượng tái tạo của các hộ
gia đình tại TP. Hồ Chí Minh.

5.2. Hàm ý thực tiễn quản trị


5.2.1. Ý định hành vi
Bảng 5. 1 Ý định hành vi

Mã Nội dung thang đo Hệ số tải ngoài

YDHV1 Tôi đang có kế hoạch sử 0.844


dụng công nghệ chạy bằng
năng lượng tái tạo

YDHV2 Tôi vô cùng khuyến khích 0.811


những người khác sử dụng
công nghệ chạy bằng năng
lượng tái tạo

YDHV3 Tôi dự định chuyển 0.790


nguồn cung cấp điện từ
năng lượng truyền thống
sang năng lượng tái tạo.

Từ bảng trên cho thấy rằng ý định sử dụng năng lượng tái tạo đối với hành vi sử
dụng năng lượng tái tạo là đảm bảo việc sử dụng năng lượng tái tạo trở nên phổ biến và
77
chuyển dịch sang mô hình tiết kiệm năng lượng cho cả cá thể và các loại hình doanh
nghiệp. Phần lớn hộ gia đình đều đang có kế hoạch sử dụng công nghệ chạy bằng năng
lượng tái tạo, đó là là một bước quan trọng để đóng góp vào bảo vệ môi trường và hướng
tới sự bền vững. Việc có kế hoạch sử dụng công nghệ chạy bằng năng lượng tái tạo
mang ý nghĩa tích cực trong nhiều khía cạnh: bảo vệ môi trường, giảm thiểu cạn kiệt tài
nguyên, tăng tính bền vững và khám phá ra cơ hội kinh tế mới. Bên cạnh đó, việc thúc
đẩy mọi người trong cộng đồng ứng dụng công nghệ năng lượng tái tạo có thể giúp ích
cho nền kinh tế tại các tỉnh thành, tạo ra công việc mới và tăng cường sự phát triển kinh
tế từ các nguồn năng lượng tái tạo như gió, nước, mặt trời. Nó không chỉ giúp cải thiện
môi trường sống cho con người trong tương lai mà còn là mục tiêu chủ chốt và tác động
đến toàn xã hội. Do đó, việc tuyên truyền và kích thích sử dụng năng lượng tái tạo là
một hành động quản trị sáng suốt đối với người đứng đầu các tổ chức, doanh nghiệp và
xã hội. Khi đã có kế hoạch sử dụng năng lượng tái tạo, thì việc chuyển đổi qua sử dụng
năng lượng tái tạo sẽ trở nên dễ dàng hơn. Kế hoạch này có thể bao gồm việc đầu tư vào
các nguồn năng lượng tái tạo như năng lượng mặt trời, gió, thủy điện và sinh học, cũng
như xây dựng cơ sở hạ tầng và hệ thống để sử dụng hiệu quả những nguồn này. Một lợi
thế quan trọng của việc chuyển sang sử dụng năng lượng tái tạo là khả năng giảm lượng
khí thải gây hiệu ứng nhà kính và ô nhiễm môi trường. Năng lượng tái tạo giúp giảm sự
phụ thuộc vào các nguồn năng lượng hóa thạch, những nguồn gây ra biến đổi khí hậu
và sự suy thoái môi trường. Bằng cách sử dụng năng lượng tái tạo, ta có thể giảm tác
động tiêu cực lên môi trường và bảo vệ các nguồn tài nguyên tự nhiên. Tóm lại, việc
chuyển đổi từ năng lượng truyền thống sang năng lượng tái tạo mang ý nghĩa quan trọng
về bảo vệ môi trường, đảm bảo sự bền vững, đa dạng hóa nguồn cung cấp năng lượng
và đóng góp vào sự phát triển kinh tế. Nó cũng mang lại sự tự hào và hài lòng cá nhân
khi tham gia vào cuộc cách mạng năng lượng tái tạo và đóng góp tích cực vào giải quyết
vấn đề biến đổi khí hậu. Cuối cùng, ý định sẽ là động cơ kích thích cho hành vi sử dụng
công nghệ năng lượng tái tạo, mang lại kết quả tích cực cho vấn đề khí hậu đang bị biến
đổi hiện nay.

5.2.2. Hữu dụng


Bảng 5. 2 Tính hữu dụng

Mã Nội dung thang đo Hệ số tải ngoài

HD1 Sử dụng năng lượng tái 0.918


tạo tại nơi ở của tôi sẽ nâng

78
cao chất lượng cuộc sống
của tôi.

HD2 Sử dụng năng lượng tái 0.798


tạo tại nơi ở của tôi sẽ
thuận tiện cho tôi.

HD3 Tôi sẽ coi thiết bị năng 0.867


lượng tái tạo là một
phương tiện hữu ích để tạo
ra năng lượng.

Dựa vào bảng trên, cho thấy các hộ gia đình đánh giá cao việc sử dụng năng
lượng tái tạo tại nơi ở đã thúc đẩy tiêu chuẩn sống của họ vì đây là một nguồn năng
lượng sạch, ít gây ô nhiễm và thân thiện môi trường; với một nguồn năng lượng vô hạn
thì năng lượng tái tạo được các hộ gia đình xem là một phương tiện hữu ích để tạo ra
năng lượng. Sử dụng năng lượng tái tạotại nơi ở có thể nâng cao chất lượng cuộc sống
trong nhiều khía cạnh. Nó mang lại nhiều lợi ích và nâng cao chất lượng cuộc sống, bao
gồm tiết kiệm chi phí, độc lập và tự chủ, giảm tác động môi trường, cải thiện chất lượng
không khí và góp phần vào sự bền vững. Vì vậy, các hộ gia đình coi thiết bị năng lượng
tái tạo là một phương tiện hữu ích để tạo ra năng lượng. Các loại thiết bị này được thiết
kế để chuyển đổi nguồn năng lượng từ môi trường tự nhiên thành năng lượng sử dụng
được. Các thiết bị năng lượng tái tạo này giúp chúng ta tận dụng và chuyển đổi các
nguồn năng lượng tái tạo thành năng lượng sử dụng được. Điều này không chỉ giúp giảm
tác động tiêu cực lên môi trường mà còn đảm bảo nguồn cung cấp năng lượng bền vững
và không gây ô nhiễm cho tương lai. Việc sử dụng năng lượng tái tạo tại nơi ở của các
hộ gia đình đã tạo nên sự thuận tiện như việc sử dụng các thiết bị năng lượng tái tạo giúp
tiêu dùng với chi phí tối thiểu kèm thời gian ngắn nhất là lý do chính thúc đẩy hộ gia
đình tiếp tục sử dụng năng lượng tái tạo.

5.2.3. Quan tâm môi trường


Bảng 5. 3 Quan tâm môi trường

Mã Nội dung thang đo Hệ số tải ngoài

QTMT1 Tôi lo ngại về vấn đề ô 0.854


nhiễm môi trường.

79
QTMT2 Tôi lo ngại về các vấn đề 0.869
môi trường do tiêu thụ
năng lượng quá mức gây
ra.

QTMT3 Tôi lo lắng về sự cạn kiệt 0.840


nguồn năng lượng (dầu,
khí đốt,…)

Dựa vào bảng 5.6, ta có thể kết luận rằng nhiều hộ gia đình đã hiểu biết một cấp
độ nhất định đối với vấn đề thuộc về môi trường. Những hộ gia đình đã đặt sự quan ngại
to lớn về việc tiêu thụ năng lượng quá mức gây ra và tác động đến môi trường. Sự tiêu
thụ năng lượng quá mức và không bền vững đã góp phần vào tình trạng ô nhiễm môi
trường, biến đổi khí hậu và cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên. Việc sử dụng năng lượng
không bền vững như năng lượng hóa thạch (dầu mỏ, than, khí đốt tự nhiên) dẫn đến tăng
lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính và biến đổi khí hậu. Khí thải này gây nhiều vấn đề
như tăng nhiệt độ toàn cầu, thay đổi môi trường sống và ảnh hưởng đến hệ sinh thái.
Các nguồn năng lượng đó gây ra ô nhiễm không khí, nước và đất. Quá trình khai thác,
sản xuất và sử dụng chúng tạo ra chất thải và khí thải gây hại cho môi trường và sức
khỏe con người. Sử dụng năng lượng quá mức từ các nguồn không tái tạo dẫn đến cạn
kiệt tài nguyên thiên nhiên như dầu mỏ, than và khí đốt. Việc khai thác tài nguyên này
cũng có thể gây ra sự tàn phá môi trường và phá hủy địa phương của các cộng đồng. Để
giảm quan ngại về sử dụng năng lượng quá mức, có thể thực hiện các biện pháp như
chuyển sang sử dụng nguồn năng lượng tái tạo như năng lượng mặt trời, gió, thủy điện
và sinh học để tránh ô nhiễm và cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên; áp dụng các biện pháp
tiết kiệm năng lượng trong ngôi nhà và nơi làm việc; sử dụng phương tiện giao thông
công cộng, đi xe đạp hoặc đi bộ để giảm lượng khí thải từ phương tiện cá nhân; lan tỏa
thông tin và nhận thức về tình hình môi trường và tầm quan trọng của việc sử dụng năng
lượng bền vững cho gia đình, bạn bè và cộng đồng.

5.2.4. Tính dễ sử dụng


Bảng 5. 4 Tính dễ sử dụng

Mã Nội dung thang đo Hệ số tải ngoài

80
DSD1 Học cách sử dụng năng 0.843
lượng tái tạo thật dễ dàng
đối với tôi

DSD2 Tài liệu hướng dẫn về 0.841


năng lượng tái tạo rất dễ
hiểu

DSD3 Tôi có thể sử dụng thành 0.843


thạo thiết bị năng lượng tái
tạo một cách dễ dàng

Từ bảng 5.3 đã chỉ ra các hộ gia đình đánh giá việc dễ dàng điều khiển các thiết
bị năng lượng tái tạo cũng như dễ dàng trong việc học cách sử dụng năng lượng tái tạo.
Có thể chấp nhận kết quả trên vì phần lớn các hộ gia đình đang nhanh chóng chuyển
sang sử dụng năng lượng tái tạo. Khi gia đình thông thạo việc sử dụng năng lượng tái
tạo họ đang đóng góp vào việc giảm khí thải carbon và ô nhiễm môi trường. Bằng cách
sử dụng năng lượng tái tạo và thông thạo việc sử dụng các công nghệ và sản phẩm thân
thiện với môi trường, các hộ gia đình lan tỏa thông điệp quan trọng về tình thế môi
trường và khích lệ những người khác hành động. Họ có thể truyền cảm hứng cho gia
đình, bạn bè và cộng đồng xung quanh bằng cách chia sẻ kinh nghiệm và lợi ích của
việc sử dụng năng lượng tái tạo. Bên cạnh đó, các thông tin về cách sử dụng năng lượng
tái tạo được nhà nước phổ biến đến cho các hộ gia đình một cách dễ hiểu, kết hợp chỉ
dẫn và thông tin đã đăng tải trên các trang tin tức và trang mạng xã hội nên giúp mọi
người tiếp cận nhanh chóng. Tuy nhiên, để đảm bảo 100% người dân có thể tiếp cận với
việc sử dụng năng lượng tái tạo thì nhà nước nên bảo đảm người dân được phổ cập tri
thức và kỹ năng điều khiển máy móc thuộc loại năng lượng tái tạo.

5.2.5. Chấp nhận chi trả


Bảng 5. 5 Chấp nhận chi trả

Mã Nội dung thang đo Hệ số tải ngoài

CNCT1 Tôi sẵn sàng trả nhiều tiền 0.694


hơn để sử dụng năng
lượng tái tạo.

81
CNCT3 Bản chất thân thiện với 0.978
môi trường của năng
lượng tái tạo thúc đẩy tôi
trả tiền cho năng lượng tái
tạo.

Từ bảng 5.1, ta thấy được phần lớn các hộ gia đình có khuynh hướng sẵn sàng
chi trả với mục đích sử dụng năng lượng tái tạo và động lực cho việc sẵn sàng chi tiền
cho năng lượng tái tạo đến từ bản chất của năng lượng tái tạo. Bản chất thân thiện với
môi trường của năng lượng tái tạo là khả năng tạo ra năng lượng mà không gây ra khí
thải carbon và tác động tiêu cực đến môi trường. Điều này đối lập với năng lượng từ các
nguồn hóa thạch như than, dầu mỏ và khí đốt tự nhiên, khi sản xuất và sử dụng chúng
tạo ra lượng lớn khí thải gây hiệu ứng nhà kính và gây ô nhiễm không khí. Việc sẵn sàng
chi trả cho năng lượng tái tạo vì bản chất thân thiện với môi trường của nó mang ý nghĩa
vô cùng quan trọng và tích cực. Bằng cách này, các hộ gia đình đang thể hiện sự nhạy
bén và quan tâm đến môi trường, và sẵn lòng đóng góp cho mục tiêu bảo vệ và bảo tồn
tài nguyên thiên nhiên. Bên cạnh đó, sự sẵn lòng chi trả cũng thể hiện sự liên kết tích
cực cùng thái độ và quan điểm các hộ gia đình quan tâm và hướng đến mục tiêu bảo vệ
môi trường, tiết kiệm năng lượng và tái chế. Bằng việc sử dụng năng lượng tái tạo, các
hộ gia đình đang đóng góp vào bảo vệ môi trường và giảm ô nhiễm khí thải gây hại.
Điều này cũng đồng nghĩa với việc họ đang hỗ trợ phát triển các nguồn năng lượng tái
tạo như năng lượng mặt trời, năng lượng gió, năng lượng thủy điện và nhiều nguồn năng
lượng khác. Khi hộ gia đình ủng hộ và đầu tư vào năng lượng tái tạo, họ cũng đang góp
phần vào việc tạo ra công việc và thúc đẩy sự phát triển kinh tế trong lĩnh vực này. Họ
cũng có thể giúp nâng cao nhận thức của cộng đồng về ý thức bảo vệ môi trường và tạo
ra sự chuyển đổi toàn cầu sang sử dụng nguồn năng lượng sạch và bền vững. Việc sử
dụng năng lượng tái tạo không chỉ đem lại lợi ích cá nhân, mà còn có ý nghĩa quan trọng
đối với gia đình và xã hội. Qua đó, nâng cao nhận thức bảo vệ môi trường cũng như sự
hữu ích khi sử dụng năng lượng tái tạo tạo điều kiện cũng như cơ hội để người dùng
khám phá, trải nghiệm thêm các tính năng hữu ích của năng lượng tái tạo.

5.2.6. Chính sách nhà nước


Bảng 5. 6 Chính sách nhà nước

Mã Nội dung thang đo Hệ số tải ngoài

82
CSNN1 Tôi thích mua các sản 0.879
phẩm có trợ cấp của chính
phủ

CSNN3 Các chính sách và chương 0.885


trình của chính phủ về tiết
kiệm năng lượng sẽ thúc
đẩy tôi sử dụng năng
lượng tái tạo

Dựa vào bảng 5.2, chúng ta có thể nhận ra các chính sách của nhà nước được tạo
với mục đích tương trợ tối đa về nhu cầu tiêu dùng năng lượng tái tạo của các hộ gia
đình. Chính phủ thông qua chính sách và chương trình tiết kiệm năng lượng nhằm giảm
lượng khí thải carbon và tác động tiêu cực lên môi trường. Bằng cách sử dụng năng
lượng tái tạo, các hộ gia đình đóng góp vào việc đạt được mục tiêu này và hỗ trợ cho
chính sách bảo vệ môi trường của chính phủ. Chính sách và chương trình của chính phủ
cũng tạo ra môi trường thuận lợi và khuyến khích đầu tư vào các dự án năng lượng tái
tạo. Điều này có thể bao gồm các biện pháp khuyến khích tài chính, hỗ trợ kỹ thuật và
quy định ưu đãi. Từ đó, các hộ gia đình đóng góp vào sự phát triển của ngành công
nghiệp này, tạo ra việc làm và kích thích nền kinh tế. tận dụng các nguồn năng lượng
sạch và tiết kiệm năng lượng, giảm chi phí sử dụng năng lượng trong dài hạn. Từ đó,
dẫn tới các hộ gia đình thích mua các sản phẩm có trợ cấp của chính phủ. Việc này mang
ý nghĩa tích cực và nhiều lợi ích, bao gồm hỗ trợ kinh tế, bảo vệ môi trường, giảm ô
nhiễm và bảo tồn tài nguyên thiên nhiên, khuyến khích sử dụng công nghệ tiên tiến, thúc
đẩy sự phát triển và áp dụng các công nghệ tiên tiến, giúp nâng cao hiệu suất và sử dụng
tài nguyên một cách thông minh và tạo đà cho xu hướng và ý thức xã hội về bền vững,
tạo ra ý thức và tác động tích cực trong cộng đồng xung quanh. Ở thị trường ở Hoa Kỳ,
các nguyên tắc và phương pháp hỗ trợ, cùng với nguyên liệu sinh khối dồi dào, là nguồn
động lực to lớn cho sự tăng trưởng về quy mô cũng như mật độ nhà máy năng lượng tái
tạo nhờ chính phủ quy định các điều luật nghiêm ngặt về khí thải. Kịch bản năng lượng
trong nước đang chứng kiến sự thay đổi với sự tiêu dùng tăng cao nguồn năng lượng tái
tạo cũng như khí đốt so sánh giữa sản xuất điện từ than đá. Chi phí phân phối điện tăng
cao, mất điện do sự cố trong lưới điện chính và các chương trình khuyến khích do chính
phủ Hoa Kỳ đưa ra dự kiến sẽ thúc đẩy người dùng cuối chuyển sang thiết lập hệ thống
thủy điện, dự kiến sẽ thúc đẩy nguồn cầu năng lượng tái tạo. Đức là một trong những
quốc gia mang nền kinh tế phát triển nhất Châu Âu. Vài năm gần đây, đất nước này đã
rót vốn vào các khoa học kĩ thuật sản xuất điện phi truyền thống để giảm sự lệ thuộc vào

83
các nguồn năng lượng hiện được tiêu dùng phổ biến, ví dụ là dầu thô, than đá… Với
dòng vốn lớn được rót cho sản xuất năng lượng tái tạo, nguồn năng lượng mặt trời hỗ
trợ thị trường sản xuất điện phát triển nhanh chóng trong vài năm qua, đồng thời dự
đoán cho thấy được sự phát triển qua từng giai đoạn. Sự tăng trưởng ngành công nghiệp
năng lượng mặt trời tại Đức dự kiến đẩy mạnh tăng trưởng thị trường, từ đó là nguồn
động lực hỗ trợ lĩnh vực công nghiệp thuộc từng giai đoạn. Đây là nguồn năng lượng
nội địa, cho phép mỗi quốc gia tạo ra năng lượng của mỗi quốc gia nhưng không chịu
ảnh hưởng từ bất cứ nguồn nhiên liệu quốc tế nào. Nó giúp hỗ trợ lũ lụt được kiểm soát,
nước uống sạch, hỗ trợ tưới tiêu, điện giá rẻ và bền so với các nguồn năng lượng khác
(Grand View Research, 2023).

5.2.7. Kiến thức


Bảng 5. 7 Kiến thức

Mã Nội dung thang đo Hệ số tải ngoài

KT1 Bạn am hiểu thế nào về 0.877


năng lượng tái tạo?

KT2 Bạn am hiểu thế nào về 0.800


điện tạo ra từ gió?

KT3 Bạn am hiểu thế nào về 0.839


điện năng lượng mặt trời?

Từ bảng trên, ta có thể thấy được hành vi sử dụng năng lượng tái tạo có thể xem
như phương pháp để giảm thiểu sự phụ thuộc vào các nguồn năng lượng không tái tạo
song song hạn chế ảnh hưởng tiêu cực cho môi trường. Kiến thức về năng lượng tái tạo
được xem như yếu tố rất cần thiết để đạt được mục tiêu này. Người dân không chỉ am
hiểu về ý nghĩa và lợi ích của năng lượng tái tạo mà còn biết nhiều thêm về các dạng
năng lượng khác nhau. Điều đó thể hiện sự nhạy bén và hiểu biết sâu sắc về các vấn đề
năng lượng và môi trường, cho thấy họ đã dành thời gian nghiên cứu và tìm hiểu về các
giải pháp bền vững và tài nguyên tái tạo. Hiểu về năng lượng tái tạo cho thấy người dân
không chỉ nhận biết vấn đề môi trường, mà còn đưa ra hành động tích cực để thay đổi.
Bằng cách sử dụng và ủng hộ năng lượng tái tạo, họ trở thành một người chủ động trong
việc thực hiện sự thay đổi về môi trường. Với thời điểm hiện tại, việc sử dụng công nghệ
thông minh ngày càng mở rộng, các hộ gia đình có thể tiếp cận với việc sử dụng năng
84
lượng tái tạo một cách dễ dàng hơn, song song là kiến thức sử dụng các sản phẩm từ
năng lượng tái tạo để tối ưu hóa việc sử dụng năng lượng. Với lượng kiến thức đầy đủ
về năng lượng tái tạo thì các hộ gia đình tại TP. Hồ Chí Minh đã sẵn sàng thay đổi thói
quen bằng cách trồng nhiều cây xanh và tránh sử dụng các loại năng lượng không TT,
tăng hiểu biết về các chương trình đáp ứng nhu cầu sử dụng năng lượng tái tạo.

5.2.8. Thái độ
Bảng 5. 8 Thái độ

Mã Nội dung thang đo Hệ số tải ngoài

TD1 Tôi nghĩ sử dụng năng 0.848


lượng tái tạo là an toàn

TD2 Tôi thích sử dụng năng 0.844


lượng tái tạo như một cách
để bảo vệ môi trường

TD3 Hành vi sử dụng năng 0.844


lượng là một nhiệm vụ dễ
dàng

Dựa vào bảng trên, phần lớn các hộ gia đình đều cho rằng sử dụng năng lượng
tái tạo là an toàn. Nguồn năng lượng tái tạo như năng lượng mặt trời, gió và thủy điện
không gây ra khí thải hoặc chất thải gây ô nhiễm môi trường, cũng không mang lại rủi
ro liên quan đến tai nạn hoá học, nổ, hay phóng xạ như các nguồn năng lượng truyền
thống như nhiên liệu hóa thạch và hạt nhân. Bên cạnh đó, các nguồn năng lượng tái tạo
như năng lượng mặt trời và gió có sẵn trong tự nhiên và không cạn kiệt. Điều này đảm
bảo rằng chúng ta có thể tiếp tục sử dụng các nguồn năng lượng này trong tương lai mà
không cần lo lắng về việc cạn kiệt tài nguyên. Sử dụng năng lượng tái tạo giúp tăng tính
đa dạng nguồn năng lượng, giảm sự phụ thuộc vào các nguồn năng lượng hóa thạch có
giới hạn. Ngành công nghiệp năng lượng tái tạo tạo ra cơ hội việc làm và đóng góp vào
sự phát triển kinh tế. Nó cung cấp một cơ sở hạ tầng mới và thúc đẩy sự đổi mới và sáng
tạo. Sử dụng năng lượng tái tạo là một trong những cách để bảo vệ môi trường ảnh
hưởng trực tiếp liên quan tới việc cắt giảm sử dụng nguồn năng lượng truyền thống như:
khí đốt, than đá, dầu khí… Không chỉ vậy việc sử dụng năng lượng tái tạo là một nhiệm

85
vụ tương đối dễ dàng nếu xem xét hiện tượng nóng lên toàn cầu ngày nay và việc bảo
vệ an toàn môi trường là mục đích hàng đầu. Vì khi mỗi hộ gia đình được nói chung và
mỗi cá thể nói riêng nhận thấy được tính cấp thiết về những hậu quả nghiêm trọng gần
đây như hiệu ứng nhà kính toàn cầu, ô nhiễm nguồn nước, không khí, nghiêm trọng…
Và gần đây nhất nhiệt độ đo được 44.2 độ C vào ngày 07/05/2023 đã xô đổ kỷ lục nhiệt
độ cao nhất tại Việt Nam. Không chỉ tại nước ta, mà còn nhiều đất nước trên toàn thế
giới đã ghi nhận kỷ lục nhiệt độ cao ngất, thậm chí những thiệt hại về người do nắng
nóng kéo dài cũng được ghi nhận và đáng xem xét. Điều này càng nhấn mạnh sự nghiêm
trọng của ảnh hưởng do khí hậu bị biến đổi gây ra và được nhiều chuyên gia dự báo rằng
trong tương lai nắng nóng sẽ còn gay gắt hơn mặc dù hiện tại chỉ đang bước vào đầu hè.
Chính vì thế, với kịch bản phát thải cao nếu các hộ gia đình nhận thức được rõ ràng tính
cấp thiết và nghiêm trọng hậu quả tiêu cực do khí thải, do nguồn năng lượng truyền
thống. Đồng thời thấy rằng sự tích cực, tính thuận tiện cũng như là tính hữu ích của các
thiết bị sử dụng năng lượng tái tạo thì sẽ tích cực ảnh hưởng đáng kể đến phản ứng của
các hộ gia đình khi sử dụng năng lượng tái tạo.

5.3. Hạn chế của nghiên cứu và đề xuất cho các nghiên cứu tiếp theo
Nghiên cứu chỉ được thực hiện trong lĩnh vực năng lượng tái tạo tại các hộ gia
đình trong địa bàn TPHCM, vì vậy nghiên cứu có thể không kiểm tra hết được tổng quát
ảnh hưởng của các nhân tố đến quyết định sử dụng năng lượng tái tạo trong các môi
trường khác nhau như xí nghiệp, công ty, trường học,….hay các lĩnh vực khác. Các
nghiên cứu sau có thể trở nên có giá trị hơn bằng cách thực hiện ở nhiều ngành nghề
dịch vụ khác như nhà hàng, khách sạn, các loại hình kinh doanh tại các tỉnh thành khác
nhau để mở rộng độ tin cậy cho nghiên cứu.

Hơn nữa, việc khảo sát cũng bị giới hạn liên quan đến các nhân tố như: chính
sách nhà nước, sẵn lòng chi trả, nhận thức tính hữu dụng, nhận thức tính dễ sử dụng,
kiến thức, mối quan tâm về môi trường, ảnh hưởng của xã hội, ý định hành vi, thái độ
về hành vi sử dụng năng lượng tái tạo. Vì vậy, việc áp dụng có thể bị tác động và bỏ qua
nhiều nhân tố khác chẳng hạn như niềm tin về chi phí, chuẩn chủ quan, nhận thức kiểm
soát hành vi... Kết quả nhóm tác giả thu thập được bằng phương pháp phỏng vấn cho
thấy rằng người tiêu dùng, cụ thể là hộ gia đình còn quan tâm đến các nhân tố: thiết kế
sản phẩm năng lượng tái tạo, xuất xứ sản phẩm, giá cả, chất lượng và đặc biệt là trải
nghiêm của khách hàng là nhân tố tác động tích cực đến hành vi sử dụng sản phẩm năng
lượng tái tạo.

Để đạt được hiệu quả khả quan hơn, hướng nghiên cứu tiếp nối nghiên cứu này
nên tiến hành nghiên cứu lập lại với mẫu lớn hơn, thời gian làm nghiên cứu kéo dài hơn
để tiếp cận gần hơn với toàn thể nghiên cứu hoặc mẫu mang tính nhận diện cao hơn.

86
Hơn thế, việc triển khai nghiên cứu lặp lại với sự kiểm tra gắt gao hơn về các nhân tố
ảnh hưởng đến hành vi sử dụng năng lượng tái tạo trong các hộ gia đình, cùng với các
nhân tố nhân khẩu khác để đánh giá tương đối. Do nghiên cứu chỉ được điều tra với
phạm vi các hộ gia đình tại địa điểm TPHCM nên không thể bao quát cho những tỉnh
thành khác, các nghiên cứu sau này nên nâng cao phạm vi về mặt địa lý cũng như đối
tượng nghiên cứu để mang tính khoa học cao hơn về mặt lý thuyết cũng như thực tiễn.

5.4. Các biện pháp khắc phục


Để giải quyết những nhược điểm của tấm pin năng lượng mặt trời, có một số cách tiếp
cận như:
Nâng cao hiệu suất: Nghiên cứu và phát triển công nghệ mới nhằm cải thiện
hiệu suất chuyển đổi năng lượng mặt trời. Một số công nghệ mới, như tấm pin năng
lượng mặt trời mỏng và tấm pin năng lượng mặt trời có hiệu suất cao hơn, đang được
phát triển để tăng cường hiệu quả của các tấm pin.
Lưu trữ năng lượng: Để khắc phục sự phụ thuộc vào ánh sáng mặt trời, công
nghệ lưu trữ năng lượng dự phòng, như hệ thống pin lithium-ion, có thể được sử dụng
để lưu trữ dư thừa năng lượng mặt trời và sử dụng trong thời gian ánh sáng yếu hoặc
đêm.
Giảm chi phí: Các công nghệ sản xuất pin năng lượng mặt trời đang ngày càng
tiến bộ và giá thành đang giảm. Điều này giúp làm giảm chi phí đầu tư ban đầu và làm
cho năng lượng mặt trời trở nên phổ biến hơn.
Phát triển công nghệ mới: Nghiên cứu và phát triển công nghệ mới nhằm giảm
kích thước và trọng lượng của các tấm pin năng lượng mặt trời, tạo điều kiện thuận lợi
hơn cho việc lắp đặt và vận chuyển.
Tuy nhiên, cần lưu ý rằng các công nghệ này đang trong quá trình phát triển và chưa
có sẵn trên thị trường trong quy mô lớn. Việc giải quyết các nhược điểm của tấm pin
năng lượng mặt trời vẫn đòi hỏi thời gian và nỗ lực nghiên cứu và phát triển tiếp theo.
5.5. Tóm tắt chương 5
Chương 5 thể hiện tổng kết lại kết quả nghiên cứu từ chương 4, đưa ra những
nhân tố tác động đến hành vi sử dụng năng lượng tái tạo trong các hộ gia đình tại
TPHCM. Đồng thời chương 5 cũng tổng kết các kết quả đo lường ở Chương 4 và nhấn
mạnh ý nghĩa mà nghiên cứu mang lại. Chương 4 đã cung cấp số liệu thông qua Bảng
hệ số tải ngoài để đúc kết được hàm ý chính sách thực tiễn quản trị cho 9 yếu tố. Bên
cạnh đó nhóm tác giả cũng nói lên những nhược điểm thiếu sót trong toàn bộ hành trình
thực hiện nghiên cứu. Do hạn chế về nhân lực, mẫu nghiên cứu, và thời gian nên bài
nghiên cứu không thể nhận định rằng đã đưa ra đánh giá chính xác tuyệt đối các nhân tố
87
tác động đến hành vi sử dụng năng lượng tái tạo trong các hộ gia đình tại TPHCM. Các
nghiên cứu sau này trong thời gian tới có thể từ đó tham khảo việc lấy phạm vi mẫu lớn
hơn và rộng hơn, kéo dài hơn về thời gian. Cũng cần chú ý rằng hành vi sử dụng năng
lượng tái tạo của người dân luôn bị bao quanh bởi các nhân tố thay đổi liên tục theo từng
khoảng thời gian khác nhau cũng như vị trí địa lý khác nhau. Vì vậy, những bài nghiên
cứu khoa học về đề tài này cần được triển khai nhiều hơn ở nhiều nơi, nhiều thời điểm
khác nhau từ đó có cái nhìn bao quát, trực quan về các nhân tố tác động đến hành vi sử
dụng năng lượng tái tạo tại TPHCM.

88
KẾT LUẬN

Để bắt đầu cho vấn đề nghiên cứu “Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi sử dụng
năng lượng tái tạo của các hộ gia đình tại TP. Hồ Chí Minh”, nghiên cứu đã dựa trên
khung lý thuyết chấp nhận công nghệ TAM 1, chấp nhận công nghệ TAM 2, lý thuyết
thống nhất về chấp nhận và sử dụng công nghệ 1 (UTAUT 1), Lý thuyết thống nhất về
chấp nhận và sử dụng công nghệ 2 (UTAUT 2), thuyết hành vi có kế hoạch TPB, thuyết
hành vi có kể hoạch mở rộng (Extend TPB) . Từ các cơ sở lý thuyết, trình bày các khái
niệm nghiên cứu là nhận thức tính hữu dụng, nhận thức tính dễ sử dụng, kiến thức, chấp
nhận chi trả, mối quan tâm về môi trường, ảnh hưởng của xã hội, chính sách của nhà
nước, thái độ, ý định hành vi, thu nhập, từ đây mô hình nghiên cứu lý thuyết được đề
xuất.

Phương pháp nghiên cứu định tính được thực hiện lần 1 với việc phỏng vấn 04
chuyên gia trong lĩnh vực năng lượng tái tạo, nhằm xem xét tính cần thiết cho vấn đề
nghiên cứu trong bối cảnh Việt Nam và để thực hiện việc điều chỉnh thang đo. Sau đó,
đề tài “Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi sử dụng năng lượng tái tạo của các hộ gia đình
tại Thành phố Hồ Chí Minh” thực hiện nghiên cứu định lượng với 205 mẫu khảo sát,
kết quả nghiên cứu đã khẳng định độ tin cậy, giá trị của các thang đo cũng như kiểm
định sự phù hợp của mô hình lý thuyết với dữ liệu thị trường. Từ kết quả của phân tích
dữ liệu định lượng, nghiên cứu đã thực hiện định tính lần 2 với 02 chuyên gia nhằm làm
rõ thu nhập của hộ gia đình trong phân tích đa nhóm và để luận giải tốt hơn cho kết quả
định lượng về bác bỏ giả thuyết H3 (Kiến thức có tác động tích cực đến thái độ), H9
(Thái độ có tác động tích cực đến ý định hành vi)
Kết quả nghiên cứu đã giải quyết được mục tiêu đặt ra là nghiên cứu đề xuất và
thử nghiệm mô hình hành vi sử dụng năng lượng tái tạo của các hộ gia đình tại TP. Hồ
Chí Minh. Cụ thể:

Mối quan hệ giữa các khái niệm nghiên cứu bao gồm: Chấp nhận chi trả, chính
sách nhà nước, kiến thức, quan tâm môi trường, thái độ có tác động dương đến ý định
hành vi. Dễ sử dụng, hữu dụng, kiến thức có tác động dương đến thái độ. Ý định hành
vi có tác động dương đến hành vi sử dụng.
Ngoài ra, đặc điểm của thu nhập của các hộ gia đình cần được điều chỉnh cho phù
hợp với mức thu nhập thực tế hiện nay.

89
Công trình được trích dẫn

A Bhati, M Hansen, & CM Chan. (2017). Energy conservation through smart homes
in a smart city: A lesson for Singapore households. Elsevier.
A Chel, & G Kaushik. (2018). Renewable energy technologies for sustainable
development of energy efficient building. Elsevier.
A Shuhaiber, & I Mashal. (2019). Understanding users' acceptance of smart homes.
Elsevier.
Agnieszka Barteczko , & Kate Abnett. (2021). Green energy investors target Poland
as it weans itself off coal.
Ali Tarhini, Mazen El-Masri, Maged Ali, & Alan Serrano. (2016). Extending the
UTAUT model to understand the customers’ acceptance and use of internet
banking in Lebanon: A structural equation modeling approach. Emerald Group
Publishing Limited.
Alkawsi, G. (2020). An empirical study of the acceptance of IoT-based smart meter in
Malaysia: The effect of electricity-saving knowledge and environmental
awareness. Y Baashar - IEEE Access.
Anas, A., & Ibrahim, M. (2020). mdpi. From Factors Affecting Public Willingness to
Adopt Renewable Energy Technologies: An Exploratory Analysis:
https://www.mdpi.com/2071-1050/12/3/845
André Hansla, Amelie Gamble, Asgeir Juliusson, & Tommy Gärling. (2008).
Psychological determinants of attitude towards and willingness to pay for green
electricity.
Atte Harjanne, Janne M. Korhonen. (2019). Abandoning the concept of renewable
energy. From
https://www.sciencedirect.com/science/article/abs/pii/S0301421518308280
Bastien Girod, Sebastian Mayer, & Florian Nägele. (2016). Economic versus belief-
based models: Shedding light on the adoption of novel green technologies.
ScienceDirect.
Bekti, D. B., Prasetyo, Y. T., Redi, A. A., Budiman, A. S., Mandala, I. M., Putra, A.
R., . . . Young, M. N. (2021). Determining Factors Affecting Customer
Intention to Use Rooftop Solar Photovoltaics in Indonesia. From
https://www.mdpi.com/2071-1050/14/1/280
Bilal, K., Urbanski, M., Kowalska-Sudyka, M., Wysłocka, E., & Piontek, B. (2021).
Evaluating Consumers’ Adoption of Renewable Energy. From
https://www.mdpi.com/1996-1073/14/21/7138

90
Billanes, J., & Enevoldsen, P. (2022). Influential factors to residential building
Occupants’ acceptance and adoption of smart energy technologies in Denmark.
From https://www.sciencedirect.com/science/article/pii/S0378778822006958
BK Sovacool, & M Martiskainen. (2021). Knowledge, energy sustainability, and
vulnerability in the demographics of smart home technology diffusion. Elsevier.
Bộ Công Thương Việt Nam. (2020). From Phát triển bền vững nguồn Năng lượng tái
tạo nối lưới và Điện mặt trời mái nhà: https://moit.gov.vn/phat-trien-ben-
vung/phat-trien-ben-vung-nguon-nang-luong-tai-tao-noi-luoi-va-die.html
Bojek, P. (2022). Renewable Electricity – Analysis - IEA. IEA.
Booi Chen Tan, & Teck - Chai Lau . (2010). Attitude towards the Environment and
Green Products: Consumers' Perspective. ResearchGate.
CA Marino, & M Marufuzzaman. (2020). Unsupervised learning for deploying smart
charging public infrastructure for electric vehicles in sprawling cities. Elsevier.
Cantarero, M. M. (2020). Of renewable energy, energy democracy, and sustainable
development: A roadmap to accelerate the energy transition in developing
countries. Elsevier. Retrieved February 27, 2023 from
https://www.sciencedirect.com/science/article/abs/pii/S2214629620302917
Chan, R. Y. (2001). Determinants of Chinese consumers' green purchase behavior.
Chel, A., & G Kaushik. (2018). Renewable energy technologies for sustainable
development of energy efficient building. Elsevier.
Chel, A., & Kaushik, G. (2018). Renewable energy technologies for sustainable
development of energy efficient building. Alexandria Engineering Journal.
Chin-Seang Tan, Hooi-Yin Ooi, & Yen-Nee Goh. (2016). A moral extension of the
theory of planned behavior to predict consumers’ purchase intention for
energy-efficient household appliances in Malaysia. ScienceDirect.
Cổng thông tin Viện Chiến Lược và Chính Sách Tài Chính. (2023). From
https://mof.gov.vn/webcenter/portal/vclvcstc/pages_r/l/chi-tiet-
tin?dDocName=MOFUCM221681:
https://mof.gov.vn/webcenter/portal/vclvcstc/pages_r/l/chi-tiet-
tin?dDocName=MOFUCM221681
Dato, P. (2018). Investment in Energy Efficiency, Adoption of Renewable Energy and
Household Behavior: Evidence from OECD Countries. Energy J.
Davis. (2009). Overview of the Technology Acceptance Model:Origins, Developments
and Future Directions. Association for Information SystemsAIS Electronic
Library.

91
E Kiprop, K Matsui, & N Maundu. (2019). The role of household consumers in
adopting renewable energy technologies in Kenya. mdpi.
E.G. Ochieng, N. Jones, A.D.F. Price, X. Ruan, C.O Egbu, & T. Zuofa. (2014).
Integration of energy efficient technologies in UK supermarkets. Elsevier.
Elisha R. Frederiks, Karen Stenner, & Elizabeth V. Hobman. (2015). Applying
behavioural economics to understand consumer decision-making and
behaviour.
F Egnér, & L Trosvik. (2018). Electric vehicle adoption in Sweden and the impact of
local policy instruments. Elsevier.
Florian G. Kaiser, & Heinz Gutscher. (2006). The Proposition of a General Version of
the Theory of Planned Behavior: Predicting Ecological Behavior. Wiley Online
Library. From
https://scholar.google.com/scholar_lookup?title=The%20proposition%20of%20
a%20general%20version%20of%20the%20theory%20of%20planned%20behav
ior%3A%20predicting%20ecological%20behavior&journal=J%20Appl%20Soc
%20Psychol&volume=33&issue=3&pages=586-603&publicati
Fowler, L., & J Breen . (2014). Political influences and financial incentives for
renewable energy. Elsevier.
Fransen, B. (2013, 02 11). From EcoMatcher: https://www.ecomatcher.com/the-role-
of-renewable-energy/
Fred D. Davis. (1989). Perceived Usefulness, Perceived Ease of Use, and User
Acceptance of Information Technology. Ann Arbor, America: Management
Information Systems Research Center, University of Minnesota.
Fujii, S. (2006). Environmental concern, attitude toward frugality, and ease of
behavior as determinants of pro-environmental behavior intentions. Elsevier.
Fujii, S. (2007). Environmental concern, attitude toward frugality, and ease of
behavior as determinants of pro-environmental behavior intentions.
ScienceDirect.
Gamal Abdulnaser Alkawsi, N. A. (2020). An Empirical Study of the Acceptance of
IoT-Based Smart Meter in Malaysia: The Effect of Electricity-Saving
Knowledge and Environmental Awareness. From
https://ieeexplore.ieee.org/abstract/document/9018034/figures
Gârdan, I. P., Micu, A., Paștiu, C. A., A. E., & Gârdan, D. A. (2023). Consumers’
Attitude towards Renewable Energy in the Context of the Energy Crisis. MDPI.
From https://www.mdpi.com/1996-1073/16/2/676

92
George Stone, James H. Barnes, & Cameron Montgomery. (1995). A scale for the
measurement of environmentally responsible consumers.
Gonçalo Baptista, & Tiago Oliveira. (2015). Understanding mobile banking: The
unified theory of acceptance and use of technology combined with cultural
moderators.
Govenrment, A. (n.d.). Australian Renewable Energy Agency. From
https://arena.gov.au/what-is-renewable-energy/
Grand View Research. (n.d.). Báo cáo phân tích quy mô, thị phần và xu hướng thị
trường năng lượng tái tạo theo sản phẩm (Thủy điện, gió, năng lượng mặt trời,
năng lượng sinh học), theo ứng dụng (công nghiệp, khu dân cư, thương mại),
theo khu vực (Bắc Mỹ, APAC) và dự báo phân khúc, 20.
H Elmustapha, T Hoppe, & H Bressers. (2018). Understanding stakeholders' views
and the influence of the socio-cultural dimension on the adoption of solar
energy technology in Lebanon. mdpi.
HÀ, Đ. T. (2022). tạp chí công thương. From Tiêu dùng năng lượng và phát triển bền
vững ở Việt Nam: https://tapchicongthuong.vn/bai-viet/tieu-dung-nang-luong-
va-phat-trien-ben-vung-o-viet-nam-86458.htm
Hae-Kyong Bang, Alexander E. Ellinger, John Hadjimarco, & Patrick A. Traichal.
(2000). Consumer concern, knowledge, belief, and attitude toward renewable
energy: An application of the reasoned action theory.
Hồ Huy Tựu, Nguyễn Văn Ngọc, & Đỗ Phương Linh. (2018). Các nhân tố ảnh hưởng
đến hành vi tiêu dùng xanh của người dân Nha Trang . Tạp Chí KTDN.
Hoang, Hung Cuong, Hoang, Thi Que Huong, Chovancová, Miloslava, & Jibril, Abdul
Bashiru. (2019). The theory of planned behavior toward organic food in
vietnam: The moderation of environmental concern. publikace.k.utb.cz.
Hong‐Youl Ha, & Swinder Janda. (2012). Predicting consumer intentions to purchase
energy‐efficient products. Emerald Group Publishing Limited.
Holly Klick, & Eric R.A.N. Smith. (2010). Public understanding of and support for
wind power in the United States. United States: ScienceDirect.
Irani Z.; Dwivedi, Y.K.; Williams, M.D. (2009). Understanding consumer adoption of
broadband: An extension of the technology acceptance model.
J Frick, FG Kaiser, & M Wilson. (2004). Environmental knowledge and conservation
behavior: Exploring prevalence and structure in a representative sample.
J Urban, & M Ščasný . (2012). Exploring domestic energy-saving: The role of
environmental concern and background variables. Elsevier.

93
John A. Paravantis, Eleni Stigka, Giouli Mihalakakou, Evanthie Michalena, Jeremy M.
Hills, & Vasilis Dourmas. (2018). Social acceptance of renewable energy
projects: A contingent valuation investigation in Western Greece.
Juliet E. Carlisle, Stephanie L. Kane, David Solan, Madelaine Bowman, & Jeffrey C.
Joe. (2015). Public attitudes regarding large-scale solar energy development in
the U.S. United States: ScienceDirect.
Kardooni, R., SB Yusoff, & FB Kari. (2016). Renewable energy technology
acceptance in Peninsular Malaysia. Elsevier.
Kenneth Eloghene Okedu, A. T. (2020). Wind Solar Hybrid Renewable Energy
System. IntechOpen. From
https://books.google.com.vn/books?id=iUP8DwAAQBAJ&lpg=PR11&ots=Tp
9OMRlW2J&dq=Recently%2C%20the%20fight%20against%20polluting%20e
missions%2C%20which%20is%20the%20cause%20of%20many%20harmful%
20phenomena%20like%20the%20greenhouse%20effect%2C%20the%20stratos
p
Khalid, B.; Urbański, M.; Kowalska-Sudyka, M.; Wysłocka, E.; Piontek, B. (2021).
Evaluating consumers’ adoption of renewable energy.
L Fowler, & J Breen. (2014). Political influences and financial incentives for
renewable energy. Elsevier.
Lan, H. (2021). kinhtemoitruong. From Năng lượng tái tạo có những lợi ích gì?:
https://kinhtemoitruong.vn/nang-luong-tai-tao-co-nhung-loi-ich-gi-62489.html
Laurens X.W. Hesselink, & Emile J.L. Chappin. (2018). Adoption of energy efficient
technologies by households – Barriers, policies and agent-based modelling
studies. ScienceDirect.
Linh, T. (2022). kinhtemoitruong.vn. From Khai thác và sử dụng năng lượng hủy hoại
môi trường như thế nào?: https://kinhtemoitruong.vn/khai-thac-va-su-dung-
nang-luong-huy-hoai-moi-truong-nhu-the-nao-60221.html
Linyan Chen, Xin Gao, Chunxiang Hua, Shitao Gong, & Aobo Yue . (2020).
Evolutionary process of promoting green building technologies adoption in
China: A perspective of government.
Luo, X., Zhang, M., & Liu, X. (2022). Analysis of factors affecting rural residents’
willingness to adjust energy use behaviors based on a multi-group analysis.
From https://www.sciencedirect.com/science/article/pii/S2352484722026178
Mạnh, N. (2022). VnEconomy. From Năng lượng tái tạo: Xu hướng áp đảo trong tương
lai: https://vneconomy.vn/nang-luong-tai-tao-xu-huong-ap-dao-trong-tuong-
lai.htm

94
Martin Greaves, Lara D. Zibarras, & Chris Stride . (2013). Using the theory of planned
behavior to explore environmental behavioral intentions in the workplace.
Masrahi, A., Wang, J.-H., & Abudiyah, A. K. (2021). Factors influencing consumers’
behavioral intentions to use renewable energy in the United States residential
sector. From
https://www.sciencedirect.com/science/article/pii/S2352484721010945
Michel Laroche, Jasmin Bergeron, & Guido Barbaro‐Forleo. (2001). Targeting
consumers who are willing to pay more for environmentally friendly products.
Muhammad Irfan, Zhen-Yu Zhao, Heng Li, & Abdul Rehman. (2020). The influence
of consumers’ intention factors on willingness to pay for renewable energy: a
structural equation modeling approach. ResearchGate.
N.L. Panwar, S.C. Kaushik, Surendra Kothari. (2011, 4). Role of renewable energy
sources in environmental protection: A review. 15(3), 1513-1524. From
https://www.sciencedirect.com/science/article/abs/pii/S1364032110004065
Negawa Publishers. (n.d.). From
https://www.newagepublishers.com/samplechapter/001142.pdf
Nikolaos Zografakis, Elli Sifaki , Maria Pagalou, Georgia Nikitaki , Vasilios Psarakis,
& Konstantinos P. Tsagarakis. (2010). Assessment of public acceptance and
willingness to pay for renewable energy sources in Crete. Elsevier.
Oanh, P. K. (n.d.). Tạp chí Nghiên cứu Công nghiệp và Thương mại – VIOIT . From
Năng lượng tái tạo, xu thế tất yếu của thế giới và hướng đi cho Việt Nam:
https://vioit.org.vn/vn/chien-luoc-chinh-sach/nang-luong-tai-tao--xu-the-tat-
yeu-cua-the-gioi-va-huong-di-tuong-lai-cho-viet-nam-
4416.4050.html#:~:text=Theo%20nghi%C3%AAn%20c%E1%BB%A9u%20c
%E1%BB%A7a%20c%C6%A1,than%20%C4%91%C3%A1%20v%C3%A0o
%20n%C4%83m%2020
Patrick Hartmann, & Vanessa Apaolaza-Ibáñez. (2011). Consumer attitude and
purchase intention toward green energy brands: The roles of psychological
benefits and environmental concern.
PGS, T. N. (2020). Tạp chí năng lượng Việt Nam. From So sánh nhu cầu tiêu thụ năng
lượng sơ cấp của Việt Nam với thế giới:
https://nangluongsachvietnam.vn/d6/vi-VN/news/So-sanh-nhu-cau-tieu-thu-
nang-luong-so-cap-cua-Viet-Nam-voi-the-gioi-6-183-7522
PGS, T. N. (2022). Tạp chí năng lượng Việt Nam. From Tiêu thụ năng lượng sơ cấp
toàn cầu và Việt Nam [Tạm kết]: Những vấn đề cần quan tâm:
https://kinhtemoitruong.vn/tieu-thu-nang-luong-so-cap-toan-cau-va-viet-nam-
tam-ket-nhung-van-de-can-quan-tam-

95
71245.html#:~:text=Trong%20giai%20%C4%91o%E1%BA%A1n%202011%2
0%2D%202021,t%C4%83ng%201%2C2%25%2Fn%C4%83m
PGS, T. N. (2022). Tạp chí năng lượng Việt Nam. From Tiêu thụ năng lượng sơ cấp
toàn cầu và Việt Nam [Kỳ 1]: Tổng quan năm 2020-2021:
https://nangluongvietnam.vn/tieu-thu-nang-luong-so-cap-toan-cau-va-viet-nam-
ky-1-tong-quan-nam-2020-2021-29352.html
PGS, T. N. (2022). Tạp chí năng lượng Việt Nam. From Tiêu thụ năng lượng sơ cấp
toàn cầu và Việt Nam [Kỳ 2]: Thực trạng năm 2020-2021:
https://kinhtemoitruong.vn/thuc-trang-co-cau-nang-luong-so-cap-tieu-thu-toan-
cau-71018.html
Phong, N. T. (2021). CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ VIỆN CHIẾN LƯỢC VÀ CHÍNH
SÁCH TÀI CHÍNH. From Phát triển kinh tế xanh ở Việt Nam giai đoạn 2021 -
2025: https://mof.gov.vn/webcenter/portal/vclvcstc/pages_r/l/chi-tiet-
tin?dDocName=MOFUCM221681
Radim Rybár, Dušan Kudelas, Martin Beer. (2015). Selected problems of
classification of energy sources – What are renewable energy sources? 20, 172-
180. From https://www.researchgate.net/profile/Martin-Beer-
3/publication/284498494_Selected_problems_of_classification_of_energy_sour
ces_-
_What_are_renewable_energy_sources/links/5654295208ae1ef929766760/Sele
cted-problems-of-classification-of-energy-sources-What-ar
Rafia Afroz, Ataur Rahman, Muhammad Mehedi Masud, Rulia Akhtar, & Jarita Bt
Duasa. (2015). How Individual Values and Attitude Influence Consumers’
Purchase Intention of Electric Vehicles—Some Insights from Kuala Lumpur,
Malaysia. Kuala Lumpur, Malaysia: SAGE Publications.
REN21. (2010). Renewables 2010 Global Status Report. Wayback Machine .
S Wang, J Wang, S Lin, & J Li. (2019). Public perceptions and acceptance of nuclear
energy in China: The role of public knowledge, perceived benefit, perceived
risk and public engagement. Elsevier.
S Yang, & S Park . (2020). The effects of renewable energy financial incentive policy
and democratic governance on renewable energy aid effectiveness. Elsevier.
S Zhou, & MA Brown. (2017). Smart meter deployment in Europe: A comparative
case study on the impacts of national policy schemes. Elsevier.
Saqib Ali, Habib Ullah, & Minhas Akbar. (2019). Determinants of Consumer
Intentions to Purchase Energy-Saving Household Products in Pakistan.
Pakistan.

96
Sardianou, E., & Genoudi, P. (2013). Which factors affect the willingness of
consumers to adopt renewable energies? From Which factors affect the
willingness of consumers to adopt renewable energies?
Shirley Taylor, & Peter A. Todd. (1995). Understanding Information Technology
Usage: A Test of Competing Models.
Singha Chaveesuk, Bilal Khalid, & Wornchanok Chaiyasoonthorn. (2019). Emergence
of new business environment with big data and artificial intelligence.
dl.acm.org.
Stanislav Misak, Lukas Prokop. (2017). Operation Characteristics of Renewable
Energy Sources. Switzerland: Springer International Publishing AG.
T Albayrak, Ş Aksoy, & M Caber. (2013). The effect of environmental concern and
scepticism on green purchase behaviour. emerald.
T.M. Cristino, F.A. Lotufo, B. Delinchant, F. Wurtz, & A. Faria Neto. (2021). A
comprehensive review of obstacles and drivers to building energy-saving
technologies and their association with research themes, types of buildings, and
geographic regions. Elsevier.
Tân, T. (2015). Năng lượng tái tạo là yếu tố trụ cột cho tăng trưởng xanh.
congluan.vn. From congluan.vn: https://www.congluan.vn/phat-trien-nang-
luong-sach-nang-luong-tai-tao-la-yeu-tru-cot-cho-tang-truong-xanh-
post18169.html
Tan, Y., Ying, X., Gao, W., Wang, S., & Liu, Z. (2023). Applying an extended theory
of planned behavior to predict willingness to pay for green and low-carbon
energy transition. From
https://www.sciencedirect.com/science/article/abs/pii/S0959652623000513
The International Renewable Energy Agency. (n.d.). From https://www.irena.org/
Toán, D. V. (2021). Đánh giá tiềm năng điện gió ngoài khơi vùng biển Việt Nam; Kỷ
yếu Hội thảo Phát triển năng lượng sạch ở Việt Nam, Thành phố Hồ Chí Minh.
Twidell, J. (2022). Renewable Energy Resources (4th ed.). New York: Routledge.
From
https://books.google.com.vn/books?hl=vi&lr=&id=P9JJEAAAQBAJ&oi=fnd&
pg=PP1&dq=definition+of+renewable+energy&ots=pJ9SwjS-
cs&sig=Fa7UJz4QDLnnr_J3Fl2fWWB3frg&redir_esc=y#v=onepage&q=defin
ition%20of%20renewable%20energy&f=false
Viswanath Venkatesh, Michael G. Morris, Gordon B. Davis, & Fred D. Davis. (2003).
User Acceptance of Information Technology: Toward a Unified View.
Management Information Systems Research Center, University of Minnesota.

97
Viswanath Venkatesh, Susan A. Brown, Likoebe M. Maruping, & Hillol Bala. (2008).
Predicting Different Conceptualizations of System Use: The Competing Roles
of Behavioral Intention, Facilitating Conditions, and Behavioral Expectation.
Management Information Systems Research Center, University of Minnesota.
Wang, Xingdong, Xiong, Yanling, Yang, Rong, & Yu, Peijuan. (2019). Social
psychological predictors of adoption intention for solar water heaters in rural
China. Scientific Journal Publishers .
World Bank. (2021). Kế hoạch hành động biến đổi khí hậu Hỗ trợ Xanh, Chống chịu,.
World Bank.
Y Zhang, C Xiao, & G Zhou. (2020). Willingness to pay a price premium for energy-
saving appliances: Role of perceived value and energy efficiency labeling.
Elsevier.
Yogesh K. Dwivedi, Nripendra P. Rana, Anand Jeyaraj, Marc Clement, & Michael D.
Williams. (2017). Re-examining the Unified Theory of Acceptance and Use of
Technology (UTAUT): Towards a Revised Theoretical Model.
Z Yang, H Chen, L Mi, P Li, & K Qi. (2021). Green building technologies adoption
process in China: How environmental policies are reshaping the decision-
making among alliance-based construction enterprises? Elsevier.
Zhang, L., Fukuda, H., & Liu, Z. (2019). Households' willingness to pay for green roof
for mitigating heat island effects in Beijing (China). From
https://www.sciencedirect.com/science/article/abs/pii/S0360132318308023

98
PHỤ LỤC 1
Bảng tổng kết các mô hình nghiên cứu trước
Cơ sở lý thuyết
STT Tên đề tài Tác giả + Biến độc lập Biến trung gian Biến phụ
năm thuộc
Chấp nhận Davis Các biến bên - Thái độ Hành vi sử
công nghệ (1986) ngoài - Nhận thức hữu dụng
1 TAM 1 dụng
(TAM1) - Nhận thức dễ sử
dụng
Chấp nhận Venkatesh Các biến bên - Nhận thức sự Sử dụng
công nghệ và Davis ngoài hữu dụng thực tế
2 TAM 2 (2000) - Nhận thức sự dễ
(TAM2) sử dụng
- Ý định hành vi
Lý thuyết Viswanath - Hiệu quả mong - Ý định hành vi Hành vi sử
thống nhất Venkatesh đợi dụng
về chấp và các cộng - Nỗ lực mong đợi
nhận và sử sự (2003) - Ảnh hưởng của
3
dụng công xã hội
nghệ 1 - Các điều kiện
(UTAUT thuận tiện
1)
Lý thuyết Venkatesh - Kỳ vọng hiệu Ý định hành vi Ý định sử
thống nhất và các cộng quả dụng
về chấp sự (2012) - Kỳ vọng nỗ lực
nhận và sử - Ảnh hưởng xã
dụng công hội
4 nghệ 2 - Điều kiện thuận
(UTAUT lợi
2) - Động lực thụ
hưởng
- Giá trị giá cả
- Thói quan
Thuyết Icek Ajzen - Nhận thức hành Ý định Hành vi
hành vi có (1991) vi
5
kế hoạch - Nhận thức
(Theory of chuẩn mực

99
Planned - Nhận thức kiểm
Behavior - soát hành vi
TPB) - Thải độ
- Chuẩn mực chủ
quan
- Khả năng kiểm
soát hành vi
được cảm nhận
Thuyết Wenling - Niềm tin kết quả - Niềm tin hành vi Hành vi
hành vi có Liu (2013) khi sử dụng và đánh giá kết
kế hoạch - Kiến thức quả
mở rộng - Mối quan tâm - Thái độ
(Extend với môi trường - Niềm tin chuẩn
Theory of - Nhận thức sự mực và động lực
Planned tham gia của tuân thủ
6
Behavior – hàng xóm - Chuẩn chủ quan
E.TPB) - Nhận thức hiệu - Kiểm soát niềm
quả bản thân tin và cảm nhận
- Kiểm soát lợi ích
- Chấp nhận chi - Nhận thức kiểm
trả soát hành vi
- Ý định

100
PHỤ LỤC 2

(5 Công ty điện mặt trời uy tín tại Việt Nam)

STT TÊN CÔNG TY THÔNG TIN LIÊN HỆ


Hotline: 0946868498 – 0943968848
Website: https://sunemit.com
1 Công ty Cổ phần SUNEMIT Facebook: https://facebook.com/sunemit
Địa chỉ văn phòng: Tầng 12, tòa nhà Tech 181
Nguyễn Lương Bằng, Đống Đa, Hà Nội
Địa chỉ: 61 Cao Đức Lân, An Phú An Khánh, Q2,
Tp.HCM
2 Công ty Cổ phần điện mặt trời Vũ Hotline: 1800 7171
Phong Email: vp@vuphong.vn
Website: https://vuphong.vn
Địa chỉ: 17B4 Hà Huy Giáp, Phường Thạnh Lộc,
Quận 12, TP.HCM
3 Công ty điện mặt trời GP Solar Số điện thoại: (028) 666 01414 – 0944 54 0202
Email: info@gpsolar.vn
Website: https://gpsolar.vn
Trụ sở chính: 20 Nguyễn Đức Ngữ, Phường 4,
Quận 8, TP. HCM
4 Công ty TNHH Việt Nam Solar Hotline: 0981.982.979 / 088.6060.660
Email: lienhe@vietnamsolar.vn
Website: https://vietnamsolar.vn
Địa Chỉ: 102/39 Phan Huy Ích, Phường 15, Q.
Tân Bình, TP. HCM 700000
5 Công ty Givasolar HOTLINE: 0934 013 083 – 0909 636 011
MAIL: givasolar@gmail.com
Website: https://givasolar.com

101
PHỤ LỤC 3

(Bảng câu hỏi điều tra khảo sát)

CÂU HỎI KHẢO SÁT


Chào cô/chú, chúng con là nhóm sinh viên khóa 20 chuyên ngành Thương mại
quốc tế của Trường Đại học Tài chính - Marketing. Trước diễn biến ngày càng phức tạp
và dự báo sẽ tăng nhanh trong thời gian tới của biến đổi khí hậu, cũng như nguồn tài
nguyên thiên nhiên bị tàn phá nghiêm trọng, kéo theo các tác động tiêu cực đến môi
trường và xã hội, việc lồng ghép mục tiêu tăng trưởng xanh vào phát triển kinh tế là đều
hết sức cần thiết ở mỗi quốc gia. Việc hiện đại hóa nền kinh tế cổ điển sang nền kinh tế
xanh đã trở thành quá trình chuyển đổi có chất lượng (Runciman, 2012). Tại Việt Nam,
vấn đề phát triển nền kinh tế xanh và phát triển bền vững được Đảng và Nhà nước đặc
biệt quan tâm trong thời gian qua và một trong những giải pháp cho vấn đề này chính là
việc sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo. Với vai trò là sinh viên, là những mầm non
phát triển của tương lai đất nước, chúng con rất quan tâm về vấn đề góp phần phát triển
nền kinh tế của đất nước cũng như rất quan tâm về vấn đề môi trường. Vì vậy chúng con
quyết định thực hiện một bài nghiên cứu về đề tài năng lượng tái tạo. Đây là form khảo
sát về đề tài “Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi sử dụng Năng lượng tái tạo (năng lượng
tái tạo) của các hộ gia đình tại Thành phố Hồ Chí Minh" được thực hiện vào tháng 3, 4,
5 năm 2023.

Mỗi câu trả lời của bài khảo sát này đều là nguồn thông tin quý giá cho bài nghiên
cứu nên tụi con mong cô/chú dành chút thời gian để hoàn thành giúp nhóm tụi con cũng
như góp phần giúp bài nghiên cứu này trở thành nguồn tài liệu để lưu lại sau này. Chúng
con cảm ơn cô/chú nhiều và chúc mọi người có một cuộc sống bình an, mạnh khỏe.

Phần 1. Chọn lọc đối tượng


Câu 1: Gia đình mình, cô/chú có sử dụng năng lượng tái tạo (điện mặt trời) không?
 Có (tiếp tục khảo sát)
 Không (ngừng khảo sát)
Phần 2. Nội dung khảo sát
Vui lòng cho biết mức độ đồng ý của cô/chú đối với các yếu tố dưới đây ảnh hưởng đến
hành vi sử dụng Năng lượng tái tạo (năng lượng tái tạo) bằng cách đánh dấu vào ô tương
ứng với sự lựa chọn của cô/chú theo quy ước:
(1): Hoàn toàn không đồng ý
(2): Không đồng ý
(3): Bình thường
102
(4): Đồng ý

(5): Hoàn toàn đồng ý

STT CÁC YẾU TỐ KHẢO SÁT MỨC ĐỘ

1 Nhóm câu hỏi liên quan đến Tính hữu dụng (1) (2) (3) (4) (5)

Sử dụng năng lượng tái tạo tại nơi ở của cô/chú sẽ


nâng cao chất lượng cuộc sống của cô/chú.

Sử dụng năng lượng tái tạo tại nơi ở của cô/chú sẽ


thuận tiện cho cô/chú.

Cô/chú sẽ coi thiết bị năng lượng tái tạo là một


phương tiện hữu ích để tạo ra năng lượng.

2 Nhóm câu hỏi liên quan đến Chính sách nhà (1) (2) (3) (4) (5)
nước

Cô/chú thích mua các sản phẩm có trợ cấp của chính
phủ

Hành vi cô/chú sử dụng năng lượng là do yêu cầu


của chính sách và quy định quốc gia

Các chính sách và chương trình của chính phủ về tiết


kiệm năng lượng sẽ thúc đẩy cô/chú sử dụng năng
lượng tái tạo

3 Nhóm câu hỏi liên quan đến Nhận thức tính dễ (1) (2) (3) (4) (5)
sử dụng

Học cách sử dụng năng lượng tái tạo thật dễ dàng


đối với cô/chú.

Tài liệu hướng dẫn về năng lượng tái tạo rất dễ hiểu

Cô/chú có thể sử dụng thành thạo thiết bị năng


lượng tái tạo một cách dễ dàng

4 Nhóm câu hỏi liên quan đến Kiến thức (1) (2) (3) (4) (5)

Cô/chú am hiểu về năng lượng tái tạo

Cô/chú am hiểu về điện tạo ra từ gió

103
Cô/chú am hiểu về điện năng lượng mặt trời

5 Nhóm câu hỏi liên quan đến Thái độ (1) (2) (3) (4) (5)

Cô/chú nghĩ sử dụng năng lượng tái tạo là an toàn

Cô/chú thích sử dụng năng lượng tái tạo như một


cách để bảo vệ môi trường

Hành vi sử dụng năng lượng là một nhiệm vụ dễ


dàng

6 Nhóm câu hỏi liên quan đến Ý định hành vi (1) (2) (3) (4) (5)

Cô/chú đang có kế hoạch sử dụng công nghệ chạy


bằng năng lượng tái tạo

Cô/chú vô cùng khuyến khích những người khác sử


dụng công nghệ chạy bằng năng lượng tái tạo

Cô/chú dự định chuyển nguồn cung cấp điện từ


năng lượng truyền thống sang năng lượng tái tạo.

7 Nhóm câu hỏi liên quan đến Chấp nhận chi trả (1) (2) (3) (4) (5)

Cô/chú sẵn sàng trả nhiều tiền hơn để sử dụng năng


lượng tái tạo.

Hành vi tiết kiệm năng lượng thúc đẩy cô/chú trả


tiền cho năng lượng tái tạo.

Bản chất thân thiện với môi trường của Năng lượng
tái tạo thúc đẩy cô/chú trả tiền cho Năng lượng tái
tạo.

8 Nhóm câu hỏi liên quan đến Mối quan tâm về (1) (2) (3) (4) (5)
môi trường

Cô/chú lo ngại về vấn đề ô nhiễm môi trường.

Cô/chú lo ngại về các vấn đề môi trường do tiêu


thụ năng lượng quá mức gây ra.

Cô/chú lo lắng về sự cạn kiệt nguồn năng lượng


(dầu, khí đốt,…)

9 Nhóm câu hỏi liên quan đến Ảnh hưởng xã hội (1) (2) (3) (4) (5)

104
Hầu hết những người quan trọng với cô/chú đều
nghĩ rằng cô/chú nên sử dụng các nguồn năng
lượng tái tạo.

Cô/chú được những người cô/chú biết đánh giá cao


vì cô/chú sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo.

Cô/chú nhận thức được sự chấp nhận của xã hội đối


với những lợi ích của năng lượng tái tạo.

10 Nhóm câu hỏi liên quan đến Chính sách nhà (1) (2) (3) (4) (5)
nước

Cô/chú dự định tiếp tục sử dụng năng lượng tái tạo


trong tương lai

Cô/chú tin rằng cô/chú sẽ tiếp tục nhận được lợi ích
từ việc sử dụng năng lượng tái tạo trong tương lai

Cô/chú thích sử dụng năng lượng tái tạo hơn so với


các nguồn năng lượng khác
Phần 3. Thông tin gia đình
Câu 1: Thu nhập bình quân hàng tháng của gia đình mình:
 Dưới 50 triệu
 Từ 50 triệu đến dưới 100 triệu
 Từ 100 triệu đến dưới 200 triệu
 Trên 200 triệu
Câu 2: Trình độ học vấn của gia đình mình:
 Đại học
 Trên đại học
 Lao động nghề
 Viên chức nhà nước
 Kinh doanh
 Khác

LỜI CẢM ƠN
Thông tin phản hồi của Cô/Chú sẽ được thu thập, lắng nghe một cách nghiêm túc và
chúng con sẽ sử dụng nó để hoàn thành thật tốt bài Nghiên cứu khoa học sắp tới. Xin
cảm ơn quý Cô/Chú đã dành thời gian để thực hiện khảo sát của chúng con!

105
PHỤ LỤC 4

(Câu hỏi phỏng vấn trực tiếp tại cửa hàng)

Em chào anh/chị, tụi em là nhóm khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi mua
loại sản phẩm năng lượng mặt trời. Em muốn xin 5 phút phỏng vấn nhanh anh/chị về
khách hàng khi đến cửa hàng của mình mua sắm. Xin cho phép em được ghi âm ý kiến
của các anh chị như là bằng chứng quý giá làm cơ sở dữ liệu cho đề tài nghiên cứu của
tụi em.

1. Theo anh/chị thì sự hiểu biết của khách hàng đến các thiết bị năng lượng
mặt trời có ảnh hưởng lớn đến thái độ ưa thích sử dụng các thiết bị này
nhằm góp phần bảo vệ môi trường không?

2. Có những cản trở nào khiến khách hàng dù biết rõ lợi ích và có kiến thức về
máy năng lượng mặt trời nhưng vẫn còn e dè, cảm thấy bất tiện và không
mua? (chi phí, tái chế pin mặt trời, khó lắp đặt, sửa chữa, bảo hành, vệ sinh…?)

3. Theo anh chị thì nguyên nhân của việc nhu cầu khách hàng chuyển từ sử
dụng năng lượng điện truyền thống sang năng lượng điện mặt trời là do họ
ngày càng hiểu biết về bảo vệ môi trường hay do họ nhận thức được tính
hữu ích của các thiết bị sử dụng năng lượng mặt trời?

4. Có ý kiến cho rằng các khách hàng tìm đến cửa hàng để có ý định mua sản
phẩm đa phần là có thái độ tích cực đến môi trường cũng như cảm nhận tốt
của họ về sản phẩm năng lượng mặt trời cao? Anh chị nghĩ sao về ý kiến
này?

5. Bên cạnh thái độ quan tâm đến mức tiêu thụ năng lượng ảnh hưởng ý định
hành vi mua sản phẩm còn có lý do nào khác khiến khách hàng lựa chọn
mua không?

Phản hồi của anh/chị sẽ được thu thập sử dụng cho bài nghiên cứu. Xin cảm ơn
anh/chị đã dành thời gian để thực hiện phỏng vấn.

106

You might also like