Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 7

Tóm tắt sách-phần 6 “Phát triển ngôn ngữ và giao tiếp cho trẻ rối loạn phổ tự kỷ”

Bộ tài liệu “Hỗ trợ phục hổi chức năng cho trẻ em tự kỉ tại Việt Nam” được chia làm 2 cuốn: Cuốn 1
dành cho các nhà chuyên môn bao gồm giáo viên, nhân viên, kĩ thuật viên can thiệp trẻ em rối loạn
phổ tự kỉ; cuốn 2 dành cho cha mẹ và người chăm sóc chính cho trẻ em rối loạn phổ tự kỉ.
Dự án “Nâng cao nhận thức về tự kỷ ở trẻ em Việt Nam” được Quỹ Bảo trợ trẻ em Việt Nam và Công ty
Cổ phần vàng bạc đá quý Phú Nhuận (PNJ) đồng khởi xướng, tài trợ kinh phí thực hiện trong 5 năm. Dự án
tập trung vào 5 mục tiêu cơ bản: (1) Biên tập và phát hành bộ tài liệu hỗ trợ phục hổi chức năng cho trẻ em
tự kỷ tại Việt Nam; (2) Đào tạo nâng cao năng lực 100 cán bộ nòng cốt (giảng viên nguồn) về tuyên truyền
và hỗ trợ trẻ em rối loạn phổ tự kỷ; (3) Phổ biến kiến thức về rối loạn phổ tự kỷ cho 10.000 cha mẹ, người
chăm sóc chính trẻ em rối loạn phổ tự kỷ, người làm công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em và cộng đồng; (4)
Hỗ trợ 10.000 giáo viên, nhân viên và kĩ thuật viên can thiệp tiếp cận và chuẩn hóa kiến thức về rối loạn
phổ tự kỉ tại Việt Nam; (5) Thông qua kết quả phổ biến kiến thức, có khoảng 4000 trẻ em rối loạn phổ tự kỉ
được hưởng lợi gián tiếp từ Dự án để hòa nhập cộng đồng.
Bộ tài liệu “Hỗ trợ phục hổi chức năng cho trẻ em tự kỉ tại Việt Nam” được chia làm 2 cuốn: Cuốn
1 dành cho các nhà chuyên môn bao gồm giáo viên, nhân viên, kĩ thuật viên can thiệp trẻ em rối loạn phổ tự
kỉ; cuốn 2 dành cho cha mẹ và người chăm sóc chính cho trẻ em rối loạn phổ tự kỉ.
Cuốn tài liệu “Hỗ trợ phục hồi chức năng cho trẻ em tự kỉ tại Việt Nam” – Tài liệu dành cho cán bộ và kĩ
thuật viên can thiệp được cấu trúc gồm bảy phần chính. Để cuốn tài liệu được khái quát dễ đọc tới những
người quan tâm, chúng tôi tóm tắt nội dung theo các phần lớn như sau:
Phần 1. Hiểu đúng về rối loạn phổ tự kỉ
Phần 2. Tư vấn và hỗ trợ gia đình có trẻ em rối loạn phổ tự kỉ
Phần 3. Xây dựng, thực hiện và giám sát kế hoạch can thiệp cá nhân cho trẻ em rối loạn phổ tự kỉ
Phần 4. Phương pháp can thiệp và giáo dục trẻ em rối loạn phổ tự kỉ
Phần 5. Can thiệp giảm thiểu hành vi không phù hợp của trẻ em rối loạn phổ tự kỉ
Phần 6. Phát triển kỹ năng giao tiếp xã hội cho trẻ em rối loạn phổ tự kỉ
Phần 7. Hỗ trợ cá nhân rối loạn phổ tự kỉ theo các thời kì
Nhằm truyền tải nội dung ngắn gọn nhất tới quý thầy cô cùng những bạn đọc quan tâm. Ban điều hành và
nhóm chuyên môn của trung tâm Hừng Đông đã phân và giao nhiệm vụ cho các thầy cô tóm tắt, trình bày
nội bộ tại trung tâm để hiểu rõ hơn về các nội dung trong sách. Các bản tóm tắt được ghi lại ngắn gọn
nhưng đảm bảo đầy đủ thông tin mà các tác giả đã truyền đạt, chúng tôi sẽ chuyển tới các bản tóm tắt tại
trang web của trung tâm vào mỗi tháng.
Dưới đây là bài tóm tắt phần 6.1 “Phát triển ngôn ngữ và giao tiếp cho trẻ rối loạn phổ tự kỷ” (tr.366 đến
tr.429). Bài tóm tắt do cô Hoàng Thị Năm, tổ trưởng chuyên môn cơ sở 1 trung tâm Hừng Đông trình bày
và ghi chép lại.
Giao tiếp xã hội là những kĩ năng cơ bản nhất giúp thực hiện chức năng cuộc sống của một cá nhân, giúp cá
nhân tiếp nhận và biểu đạt thông tin, hình thành các mối quan hệ xã hội. Tuy nhiên, giao tiếp xã hội lại là
khiếm khuyết cốt lõi của cá nhân rối loạn phổ tự kỷ.
Giao tiếp thường được hiểu đồng nhất với việc “nói” và “bằng từ ngữ”. “Nói” là thành phần quan trọng của
giao tiếp, tuy nhiên giao tiếp còn bao hàm nhiều hơn cả lời nói.
Mức độ ảnh hưởng từ những khiếm khuyết trong giao tiếp và tương tác xã hội đến trẻ em rối loạn phổ tự kỷ
(RLPTK) là khác nhau, một số em có thể chậm nói hoặc có thể không thể học nói được; những em khác có
thể tạo ra từ và câu nhưng gặp khó khăn để sử dụng chúng một cách hiệu quả trong tương tác xã hội. Các
cột mốc trong tương tác, ngôn ngữ và giao tiếp đóng vai trò quan trọng tại hầu hết các thời điểm phát triển
giúp chẩn đoán, hiểu về RLPTK và hỗ trợ đúng hướng.
Phát triển ngôn ngữ và giao tiếp là một phần chính trong việc phát triển giao tiếp xã hội cho trẻ em RLPTK,
gồm các nội dung như xác định đúng những khó khăn về ngôn ngữ và giao tiếp của trẻ em RLPTK; sử
dụng các phương pháp và chiến lược nhằm cải thiện những khiếm khuyết về ngôn ngữ và giao tiếp, giúp trẻ
có cơ hội hòa nhập xã hội và được hỗ trợ đúng cách hơn.
Nội dung phát triển kỹ năng ngôn ngữ và giao tiếp cho trẻ em RLPTK gồm những khái niệm cơ bản; đặc
điểm và phương pháp; đánh giá lập kế hoạch và các chiến lược; phương hướng can thiệp và các phương
thức hỗ trợ.
1. Các khái niệm cơ bản về ngôn ngữ và giao tiếp
- Giao tiếp, phương tiện giao tiếp, kĩ năng giao tiếp và giao tiếp chức năng
Giao tiếp là việc sử dụng cả hành vi không lời (ánh mắt, nét mặt, cử chỉ…) và hành vi có lời (lời nói hay
ngôn ngữ nói) để nói cho người khác biết điều bạn muốn, để thể hiện cảm xúc, chia sẻ ý kiến của bản thân
hoặc giải quyết vấn đề dù to hay nhỏ. Hay nói cách khác, giao tiếp là cách trao đổi giữa hai hay nhiều
người, bao gồm việc gửi thông tin về chủ thể nào đó và nhận thông tin phản hồi.
Trong quá trình giao tiếp, con người trao đổi thông tin, tình cảm với nhau bằng các phương tiện. giao tiếp.

Phương tiện giao tiếp (PTGT) là công cụ mà con người sử dụng để trao đổi với nhau vể tư tưởng, cảm xúc,
tri giác lẫn nhau, ảnh hưởng tác động qua lại với nhau.
Dựa theo mức độ ngôn ngữ và tính chất âm thanh của các phương tiện giao tiếp, giao tiếp có thể được chia
thành hai hình thức: có âm (khóc, cười, gào thét, bắt chước âm, tạo ra các âm, nói, đọc, hát) và vô âm (tư
thế, cử chỉ, nhìn, cầm nắm, ảnh chụp, tranh vẽ…).
Dựa theo tính chất tượng trưng của các phương tiện giao tiếp, các phương tiện giao tiếp được chia thành 2
nhóm:
* PTGT tượng trưng: Ngôn ngữ nói, viết, kí hiệu, chữ nổi, đồ vật/mô hình.
* PTGT phi tượng trưng: Tranh, ảnh, tranh biểu tượng; ngôn ngữ cơ thể; âm thanh, màu sắc.
Các kỹ năng giao tiếp gồm: Kỹ năng tập trung/chú ý; kỹ năng bắt chước; kỹ năng luân phiên/lần lượt; kỹ
năng chơi; kỹ năng sử dụng cử chỉ điệu bộ; kỹ năng tiếp nhận ngôn ngữ; kỹ năng điễn đạt ngôn ngữ; kỹ

năng xã hội và hội thoại.

(Nguồn: https://hoangduc.edu.vn/goc-tu-van/co-phai-con-ban-cham-noi)
Các kỹ năng giao tiếp chức năng, gồm:
* 5 kỹ năng diễn đạt: Yêu cầu/xin thứ ưa thích; yêu cầu/xin được giúp đỡ; xin được nghỉ giải lao; từ chối
(trả lời “không”); khẳng định (trả lời “Có”).
* 4 kỹ năng tiếp nhận: Phản ứng với yêu cầu “chờ đợi”; phản ứng với các chỉ dẫn chức năng; phản ứng với
các chỉ dẫn chuyển tiếp; thực hiện theo kế hoạch/thời gian biểu/quy trình.
- Ngôn ngữ, các đơn vị cơ bản của ngôn ngữ, các thành phần của ngôn ngữ
Ngôn ngữ: Là hệ thống các kí hiệu có cấu trúc, có nguyên tắc và có ý nghĩa được con người sử dụng trong
giao tiếp.
Các đơn vị của ngôn ngữ: Bao gồm 4 đơn vị sau đây:
Âm vị (là các đơn vị ngữ âm ngỏ nhất, có chức năng nhận cảm, phâm biệt nghĩa)
Hình vị (là một hoặc chuỗi kết hợp vài âm vị, biểu thị 1 khái niệm)
Từ (1 hoặc nhiều hình vị, chức năng gọi tên và ngữ nghĩa)
Câu (chuỗi kết hợp 1 hay nhiều từ, chức năng thông báo)
Các thành phần của ngôn ngữ: Ngữ âm; ngôn điệu; cú pháp; hình thái học; ngữ nghĩa; ngữ dụng.
- Hành vi ngôn ngữ:
Hành vi ngôn ngữ: Dựa trên hai luận điểm (1) ngôn ngữ là một hành vi bị chi phối bởi một số điều kiện
trong môi trường. Có thể làm tăng khả năng hành vi này bằng cách tại ra những điều kiện thúc đẩy hành vi
xuất hiện và có khen thưởng sau khi hành vi xảy ra. (2) ngôn ngữ là một tập hợp các khía cạnh chức năng
độc lập, vì thế một từ có thể có nhiều nghĩa khác nhau tùy ngữ cảnh sử dụng.
Phân loại hành vi ngôn ngữ: Yêu cầu; tiếp nhận/làm theo yêu cầu; gọi tên/thuật lại; hội thoại liên tưởng;
liên hệ với đặc điểm, chức năng và chủng loại.
2. Đặc điểm và phương pháp phát triển ngôn ngữ và giao tiếp cho trẻ RLPTK
Đặc điểm:
- Sự phát triển thông thường về giao tiếp xã hội trong những năm đầu đời:
Giao tiếp xã hội trong năm đầu đời: Thích thú với khuôn mặt của mẹ; bập bẹ, bắt chước âm thanh, hành
động; phản ứng với âm thanh, tiếng hát…
Trong 2 năm tiếp theo: Cầm nắm đồ vật thu hút sự chú ý; lắc đầu; chỉ vào vật mà trẻ muốn; chỉ vào vật mà
trẻ muốn người khác nhìn, chia sẻ thông tin; giao tiếp bằng lời.
Giao tiếp ở lứa tuổi mẫu giáo (3-5t): tăng vốn từ, diễn đạt câu dài; nói về hiện tại, quá khứ, tương lai; giải
quyết vấn đề; bình luận; đặt câu hỏi…
- Đặc điểm giao tiếp của trẻ tự kỷ giai đoạn tiền ngôn ngữ:
Hạn chế khả năng chú ý đến lời nói; không phản ứng với tên gọi
Hạn chế khả năng chú ý chung
Giảm mức độ giao tiếp
Hạn chế về ý định giao tiếp (yêu cầu/phản đối)
Không bù đắp việc thiếu ngôn ngữ bằng các hình thức giao tiếp khác
Khiếm khuyết về hành vi tượng trưng; sử dụng biểu tượng; khó bắt chước…
Các phương pháp can thiệp sớm và giao tiếp sớm cho trẻ RLPTK
Gồm 3 nhóm phương pháp cơ ban: Phương pháp can thiệp qua dạy trực tiếp; phương pháp dạy học trong
môi trừng tự nhiên; phương pháp can thiệp theo sự phát triển hoặc ngữ dụng.
- Phát triển ngôn ngữ và giao tiếp cho trẻ RLPTK ở giai đoạn ngôn ngữ thành thạo
Ở giai đoạn này, ngôn ngữ của trẻ có một số đặc điểm như: Nhại lời; đại từ đảo ngược (chủ yếu xưng hô
bằng ngôi thứ hai); thiếu hụt về ngôn điệu; hạn chế khả năng sử dụng ngôn ngữ phù hợp với tình huống xã
hội (ngữ dụng).
3. Đánh giá lập kế hoạch và các chiến lược phát triển ngôn ngữ và giao tiếp cho trẻ RLPTK
- Đánh giá lập kế hoạch:
Mục đích: xác định mức độ ban đầu về kỹ năng của trẻ và so sánh với mức độ phát triển chung; cung cấp
thông tin cơ bản để xây dựng kế hoạch can thiệp phù hợp.
Đánh giá giúp xác định: Kỹ năng nào cần ưu tiên; mức độ ở mỗi nhóm kỹ năng; những trở ngại ảnh hưởng
đến việc tiếp thu ngôn ngữ; các phương thức giao tiếp bổ trợ/thay thế; kĩ thuật/biện pháp dạy; môi trường
giáo dục.
Các nội dung cần đánh giá bao gồm:
Đánh giá kỹ năng giao tiếp: tương tác xã hội; ngôn ngữ; bắt chước mang tính xã hội; chơi.
Đánh giá ngôn ngữ và hành vi ngôn ngữ: sử dụng các trắc nghiệm và thang đo để đánh giá các khía cạnh
khác nhau của ngôn ngữ: từ vựng, ngữ pháp, cú pháp, cấu trúc câu, độ dài TB câu nói…
Xác định sở thích, mối quan tâm của trẻ: quan sát hoặc phỏng vấn bố mẹ, lập danh sách các sở thích/tác
nhân củng cố.
Xác định rào cản với sự phát triển ngôn ngữ và giao tiếp: Các vấn đề về cảm giác/giác quan; hành vi tiêu
cực, khả năng tri giác thị giác, khả năng phân biệt, khái quát, vấn đề cấu âm….
- Các chiến lược phát triển ngôn ngữ và giao tiếp cho trẻ RLPTK
Phát triển kỹ năng chú ý: nhìn và nghe (tương tác mắt, gọi tên trẻ, sử dụng các kích thích thị giác…)
Dạy kỹ năng bắt chước và luân phiên: bắt chước trẻ, mô tả, làm mẫu, chờ đợi, trợ giúp bằng cử chỉ, củng cố
Dạy kỹ năng chơi: làm tăng sự đa dạng trong hoạt động chơi; làm tăng mức độ phức tạp của trò chơi; gợi ý
chơi.
Dạy trẻ hiểu ngôn ngữ và hiểu ngữ nghĩa
Dạy trẻ ngôn ngữ diễn đạt và cấu trúc ngữ pháp
Dạy trẻ luyện phát âm và các yếu tố ngữ âm
Dạy trẻ kỹ năng đọc viết
4. Phương hướng can thiệp và phương thức hỗ trợ giao tiếp cho trẻ RLPTK
- Phương hướng can thiệp giao tiếp cho trẻ RLPTK
* Hướng tiếp cận hành vi (ABA/VB): Hướng tiếp cận này nhằm tăng cường khả năng học chức năng ngôn
ngữ của trẻ vì hai luận điểm: một là ngôn ngữ là một hành vi bị chi phối bởi một số điều kiện trong môi
trường và hai là ngôn ngữ có thể coi là một tập hợp các khía cạnh chức năng đọc lập bao gồm yêu cầu, nhận
biết tiếp thu, gọi tên/thuật lại, lặp âm và hồi đáp. Vì thế có thể làm tăng khả năng hành vi này diễn ra bằng
cách tạo ra những điều kiện thúc đẩy hành vi xuất hiện, có khen thưởng sau khi hành vi xảy ra và dạy các
hành vi ngôn ngữ khác nhau vì một từ có threr có nhiều nghĩa khác nhau tùy theo ngữ cảnh sử dụng.
Điểm mạnh: Có thể tốt để dạy 1 số kỹ năng cơ bản mà trẻ chưa biết; kết quả thường nhanh; dễ phát triển kế
hoạch can thiệp; đo đạc kết quả dễ dàng.
Hạn chế: Quá trình tư duy và cảm xúc không được tính đến; trẻ học cách nhại lời; khó vận dụn trong giao
tiếp thông thường; trẻ phụ thuộc vào việc nhắc nhở.
* Hướng tiếp cận phát triển (DIR/Rloortime và RDI): Dựa trên sự phát triển, sự khác biệt cá nhân và các
mối quan hệ; nhằm thúc đẩy sự phát triển một số lĩnh vực như: phát triển cảm giác và nhận thức, phát triển
giao tiếp… Trong floortime được thực hiện theo các bước: (1) quan sát, tiếp xúc – mở ra chu trình giao
tiếp; (2) theo sự dẫn dắt của trẻ; (3) mở rộng và phát triển trò chơi; (4) trẻ khép lại chu trình giao tiếp.
Điểm mạnh: Cân nhắc khả năng học tập và nhu cầu xử lý giác quan của từng trẻ; tham gia các trò chơi ưa
thích cùng trẻ để thúc đẩy mối quan hệ cảm xúc tích cực; tập trung vào “toàn bộ trẻ”, giải quyết mọi khía
cạnh phát triển của trẻ.
Hạn chế: Theo sự dẫn dắt của trẻ dẫn tới việc trẻ phát triển các vấn đề hành vi quá tập trung vào bản thân;
trẻ ít học được cách tham khảo người khác hoặc không học được cách sử dụng giao tiếp không lời; có thể
không phù hợp với những trẻ quá cứng nhắc và thiếu linh hoạt.
* Hướng tiếp cận kết hợp (Hanen): Nhằm giúp trẻ phát triển kỹ năng ngôn ngữ và đọc viết tốt nhất có thể.
Chương trình hướng dẫn cha mẹ tận dụng các tình huống hằng ngày để phát triển ngôn ngữ ở trẻ nhỏ. Trẻ
được cung cấp một môi trường học tập ngôn ngữ phong phú, có nhiều cơ hội để nghe nói, có nhiều cơ hội
tương tác với cha mẹ, thắt chặt mối quan hệ.
Điểm mạnh: Trẻ được học giao tiếp thông qua các hoạt động hàng ngày một cách tự nhiên, thoải mái; giúp
tăng mối quan hệ giữa cha mẹ và trẻ; là một phương pháp trị liệu dựa trên bằng chứng khoa học.
Hạn chế: Cha mẹ trực tiếp hướng dẫn trẻ nên đôi khi kết quả bị ảnh hưởng bởi yếu tố chủ quan từ cha mẹ;
đồi hỏi cha mẹ phải có nhiều thời gian, không ngừng học hỏi để hướng dẫn trẻ một cách có hiệu quả; cha
mẹ cần có sự linh hoạt tinh tế, khéo léo trong giao tiếp với trẻ.
- Phương thức hỗ trợ giao tiếp cho trẻ em RLPTK:
+ Giao tiếp bổ trợ và thay thế (AAC): thay thế khi không sử dụng ngôn ngữ bằng lời để giao tiếp (các kí
hiệu bằng tay, các bảng giao tiếp, đồ vật…); bổ trợ khi có thể phát âm nhưng cần bổ sung để diễn đạt ý
định/suy nghĩ…
+ Lịch hoạt động và hỗ trợ trực quan (đồ vật, ảnh chụp, hình vẽ, chữ viết… dùng để thực hiện chuỗi/trình
tự các bước của hoạt động, tham gia vào nhiệm vụ, chuyển tiếp giữa các nhiệm vụ, ứng xử trong các bối
cảnh…).
+ Hệ thống giao tiếp trao đổi tranh ảnh (PECS): Quá trình hướng dẫn sử dụng PECS là quá trình cụ thể và
tỉ mỉ, bao gồm 6 giai đoạn chính:
Giai đoạn 1. Bắt đầu với PECS: Mục tiêu là dựa trên việc nhìn thấy một vật trẻ đặc biệt yêu thích, trẻ sẽ lấy
bức tranh miêu tả vật, vươn tới người giao tiếp và đặt bức tranh vào tay họ. Chiến lược được sử dụng ở giai
đoạn này là chiến lược xâu chuỗi ngược và chiến lược dạy hai người. Trọng tâm của giai đoạn 1 là dạy trẻ
chủ động.
Giai đoạn 2. Tăng cường khoảng cách: Mục tiêu là trẻ đi tới sổ giao tiếp, lấy tranh, đi tới người giao tiếp,
gây chú ý với họ rồi đặt tranh vào tay người đó. Chiến lược dạy là chiến lược hình thành, chiến lược dạy
hai người.
Giai đoạn 3. Phân biệt tranh: mục tiêu là trẻ sẽ yêu cầu vật mình thích bằng cách đi đến sổ giao tiếp, chọn
tranh phù hợp từ một nhóm tranh, đi tới người giao tiếp và đưa tranh cho người đó. Chiến lược sử dụng là
chiến lược hình thành kỹ năng qua các lần thử.
Giai đoạn 4. Xây dựng câu: Mục tiêu là trẻ yêu cầu một vật trong tầm nhìn, vật không trong tàm nhìn bằng
cách sử dụng moottj cấu trúc gồm nhiều tranh. Chiến lược sử dụng là chiến lược dạy chuỗi ngược, giảm
dần hỗ trợ và giảm thời gian hoàn thành nhiệm vụ.
Giai đoạn 5. Trả lời câu hỏi “Con muốn cái gì?”: Mục tiêu là trẻ sẽ chủ động đề nghị các vật khác nhau để
trả lời câu hỏi “Con muốn cái gì?”. Chiến lược dạy là giảm dần hỗ trợ và thời gian hướng dẫn.
Giai đoạn 6. Nhận xét: Mục tiêu là trẻ trả lời các câu hỏi “Con muốn cái gì?”, “Con có cái gì”, “Con nghe
thấy gì?”, “Đây là cái gì?” và yêu cầu, nhận xét một cách chủ động. Chiến lược giảm thời gian kích thích và
hướng dẫn phân biệt.
Các phương thức hỗ trợ giao tiếp khác:
Hướng dẫn qua máy vi tính: sử dụng công nghệ thông tin/các chương trình máy tính để dạy ngôn ngữ.
Giao tiếp có dẫn dắt: Đưa ra hỗ trợ thể chất hoặc hỗ trợ khác để giúp trẻ chỉ vào hình ảnh, chữ cái, từ ngữ…
để có thể giao tiếp.
Hướng dẫn qua băng hình hoặc video làm mẫu (dạy trẻ thông qua quan sát những video về mẫu hành vi/kỹ
năng mong đợi).
Một số lưu ý:
Không một phương pháp nào, một hướng can thiệp nào hay một phương thức hỗ trợ nào là tối ưu cho mọi
trẻ. Dù vận dụng phương pháp, hướng tiếp cận nào hay lựa chọn phương thức hỗ trợ nào trong phát triển
giao tiếp cho trẻ em RLPTK cần tính đến các vấn đề chính sau: (1) Xây dựng mục tiêu dựa trên dữ liệu
đánh giá hướng đến những hạn chế chính của RLPTK; (2) dạy trẻ sử dụng hệ thống giao tiếp đa phương
tiện; (3) cân nhắc những mối ưu tiên của gia đình khi lựa chọn mục tiêu can thiệp; (4) sử dụng nhiều hướng
tiếp cận; (5) sử dụng các trình tự và quá trình phát triển ngôn ngữ để đưa ra khung chương trình xác định
kết quả đánh giá trước can thệp và phương hướng can thiệp; (6) đo lường sự tiến bộ khi sử dụng các
phương pháp.
Bài viết được tóm tắt từ sách: Hỗ trợ phục hồi chức năng cho trẻ em tự kỉ tại Việt Nam (Tài liệu dành cho
cán bộ và kỹ thuật viên can thiệp), Nhà xuất bản ĐHQGHN.
Người tóm tắt cô Hoàng Thị Năm

You might also like