Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 29

v

Danh mục bảng biểu

Bảng Tên Trang


2.1 Chỉ tiêu khí hậu của khu vực 5
2.2 Bảng thống kê hiện trạng sử dụng nhóm 7
đất phi nông nghiệp
3.1 Bảng thống kê các văn bản pháp lý liên 13
quan đến quá trình lập quy hoạch của khu
vực nghiên cứu
4.1 Quy mô tối thiểu của các công trình dịch 20
vụ - công cộng cấp đơn vị ở
5.1 Các chỉ tiêu sử dụng đất tại các điểm dân 22

5.2 Bảng thống kê quy mô các điểm dân cư 23
đến năm 2035
6.1 Thống kê quy hoạch sử dụng đất Lộc 26
Thành
vi

Danh mục hình ảnh

Hình Tên Trang


2.1 Vị trí của khu đất trong phường Trường Thạnh 3
2.2 Khu vực thuộc địa hình đồng bằng thấp 4
2.3 Nhà ở trong khu vực 6
2.4 Bản đồ hiện trạng sử dụng đất 7
3.1 Lí luận Đơn vị ở láng giềng 10
3.2 Các cấu trúc đô thị thích ứng 11
3.3 Hệ thống không gian xanh đô thị 11
3.4 Phối cảnh khu đô thị Palm City 12
Quy hoạch mặt bằng dự án Solana De
3.5 13
Valdebebas
1

Chương 1. Giới thiệu chung

1.1. Tổng quan về đề tài nghiên cứu


Đây là Đồ án “Quy hoạch chi tiết”. Mục tiêu chính của Đồ án là tổ chức không gian
khu dân cư của đô thị, giúp sinh viên làm quen với quá trình quy hoạch chi tiết một
khu đất cụ thể: Nghiên cứu quy hoạch tổng mặt bằng sử dụng đất, Nghiên cứu quy
hoạch kiến trúc cảnh quan, Nghiên cứu quy hoạch hạ tầng kỹ thuật.
Cụ thể đối với đồ án này là quy hoạch chi tiết khu dân cư thuộc phường Trường
Thạnh, Quận 9, đảm bảo cung cấp nhà ở và các dịch vụ thiết yếu hằng ngày (giáo
dục mầm non, giáo dục phổ thông cơ sở, chợ, dịch vụ thương mại, thể dục thể thao,
khuôn viên xanh dạo chơi, thư giãn...) của người dân trong bán kính dưới 500m
nhằm khuyến khích việc đi bộ. Thông qua đề tài này, Đồ án cần thể hiện được kết
quả khảo sát, phân tích hiện trạng và nghiên cứu ý tưởng; Nghiên cứu thiết kế quy
hoạch chi tiết khu dân cư và Quy hoạch hạ tầng giao thông đô thị. Quy hoạch chi
tiết được lập trên bản đồ địa hình tỷ lệ 1/500 với quy mô dân số từ 4000-6000 dân.
Bố trí khuôn viên xanh, sân chơi với bán kính dưới 300m cho các nhóm nhà ở.
Đối với nhóm nhà ở liên kế hoặc biệt thự, diện tích ở là diện tích lô đất xây dựng
nhà ở. Đối với nhóm nhà ở chung cư, diện tích ở là diện tích chiếm đất của các khối
nhà chung cư, mật độ xây dựng tối đa cho phép căn cứ theo diện tích lô đất và chiều
cao công trình. Đất cây xanh sử dụng công cộng trong khu vực đạt tối thiểu
2m2/người; đất cây xanh trong nhóm nhà ở đạt tối thiểu 1m2/người; đất công trình
giáo dục mầm non và giáo dục phổ thông cơ sở đạt tối thiểu 2,7m2/người.

1.2. Mục đích nghiên cứu


Giúp sinh viên có những kỹ năng cơ bản trong tiến hành quy hoạch chi tiết khu vực
chức năng của đô thị. Hoàn thiện các kỹ năng trình bày và thuyết phục. Thành thạo
công tác thiết kế và thể hiện ý tưởng bằng mô hình và bản vẽ.
2

1.3. Phạm vi nghiên cứu


Quy hoạch sử dụng đất
Tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan
Quy hoạch hệ thống hạ tầng kỹ thuật

1.4. Phương pháp nghiên cứu


Bám sát mục tiêu và nhiệm vụ của đồ án.
Thu thập dữ liệu liên quan như các thông tin như khu vực quy hoạch, bản đồ quy
hoạch chung,..
Khảo sát hiện trạng dựa trên phương pháp điều tra, phân tích, đánh giá và tổng hợp.
Nghiên cứu lý thuyết, thực tiễn để đưa ra phương án chọn cơ cấu.
3

Chương 2. Tổng quan về khu vực nghiên cứu

2.1. Vị trí
Khu vực nghiên cứu thuộc phường Trường Thạnh, quận 9, thành phố Thủ Đức,
thành phố Hồ Chí Minh:
+ Phía Bắc giáp: phường Long Thạnh Mỹ
+ Phía Tây và phía Nam giáp: phường Long Trường
+ Phía Đông giáp: phường Long Phước
Quy mô của khu vực lập quy hoạch có diện tích 34,53 ha và quy mô dân số 4600
người.

Hình 2.1. Vị trí của khu đất trong phường Trường Thạnh

2.2. Điều kiện tự nhiên


2.2.1. Địa hình
Với địa hình trũng thấp, khu vực chỉ thích hợp xây dựng chủng loại công trình thấp
tầng và nghiên cứu biện pháp tiêu thóat nước hiệu quả nhằm đề phòng ngập úng
trên diện rộng.
4

Hình 2.2. Khu vực thuộc địa hình đồng bằng thấp

2.2.2. Khí hậu


Khu vực nghiên cứu nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa cận xích đạo với nền
nhiệt độ cao và ổn định, lượng bức xạ phong phú. Số giờ nắng dồi dào với 2 mùa
mưa và khô rõ rệt. Mùa mưa tương ứng với gió mùa Tây Nam bắt đầu từ cuối tháng
5 đến hết tháng 11, mùa khô ứng với gió Đông Nam bắt đầu từ tháng 12 đến cuối
tháng 5.
Lượng bức xạ bình quân trong năm là 12 Kcal/cm 2 , thời gian chiếu sáng trong ngày
của các tháng ít thay đổi, dao động từ 12 giời trong tháng 3, tháng 4 đến 11 giờ
trong các tháng 7, tháng 8.
Nhiệt độ: nhiệt độ trung bình hàng năm là 27 0C, biên độ nhiệt tại đây ít thay đổi,
nhiệt độ cao nhất vào tháng 3, 4 là khoảng 400C.
Số giờ nắng: mùa khô có giờ nắng trung bình từ 7,4 đến 8,1 giờ. Hầu như không có
sương mù. Từ tháng 5 đến tháng 10 có số giờ nắng bình quân 6 giờ/ngày. Số giờ
nắng bình quân trong năm là 6,5 giờ/ngày.
Bốc hơi: so với nhiệt độ lượng bốc hơi biến đổi lớn và theo mùa, tăng dần từ tháng
12 đến tháng 5 và đạt cực đại 150 mm – 250 mm, sau đó giảm dần từ 190 mm – 130
mm từ tháng 6 đến tháng 9. Độ ẩm không khí bình quân hàng năm là 79,5%.
Chế độ gió: khu vực chịu ảnh hưởng của khu vực gió mùa cận xích đạo với 2 hướng
gió chính:
5

+ Hướng gió Bắc – Đông Bắc từ tháng 10-12.


+ Hướng gió Nam – Tây Nam từ tháng 5-11.
Tốc độ gió trung bình là 2,5- 4,7 m/s; tốc độ gió tối đa là 24 m/s.
Chế độ mưa: lượng mưa biến động bình quân hàng năm khoảng 1.800 – 2.000
mm/năm. Chủ yếu tập trung vào mùa mưa, chiếm 90% tổng lượng mưa cả năm
(trong mùa mưa, chủ yếu tập trung và tháng 8 đến tháng 10). Khu vực có lượng
mưa phân bố tương đối đều trong mùa, riêng vào tháng 7 âm lịch hàng năm thường
có đợt hạn hán ngắn ngày từ 5 – 7 ngày, nhân dân gọi là hạn Bà Chằn.
Bảng 2.1. Chỉ tiêu khí hậu của khu vực

STT Nội dung Đơn vị tính Trị số trung bình


1 Lượng bức xạ kcal/năm 12
2 Nhiệt độ 0C 27
3 Số giờ nắng giờ/ngày 6,5
4 Độ ẩm không khí % 79,5
5 Lượng mưa mm/năm 1.800 - 2.000
6 Tốc độ gió m/s 2,5 - 4,7

2.2.3. Thủy văn


Hệ thống sông rạch nằm trong vùng hạ lưu của sông Đông Nai và sông Sài Gòn.
Chế độ thủy văn trong khu vực chịu ảnh hưởng của chế độ bán nhật triều. Nhìn
chung, chế độ thủy văn khá ổn định không có biến động lớn về chế độ dòng chảy
cũng như mực nước.

2.2.4. Thiên tai


Khu vực nghiên cứu nằm trong vùng an toàn của thành phố Hồ Chí Minh về ảnh
hưởng của thiên tai. Tuy nhiên, những đặc điểm khó khăn của thiên nhiên là sự
khác biệt rõ rệt giữa hai mùa gây khó khăn cho hoạt động sản xuất nông nghiệp và
5

sinh hoạt của người dân. Mùa khô kéo dài gây đất đai bị phèn hóa, ảnh hưởng đến
6

sự tăng trưởng của cây trồng. Mùa mưa thường gây ngập úng trên diện rộng. Mặt
khác, khí hậu nóng ẩm mưa nhiều nên dễ phát sinh sâu bệnh hại cây trồng.

2.3. Hiện trạng kinh tế - xã hội


Dân cư tương đối ít, chủ yếu là người lao động đến sinh sống để làm việc tại các
khu công nghiệp lân cận. Hoạt động kinh tế chủ yếu là buôn bán hỗn hợp, nhỏ lẻ
dọc theo các tuyến đường. Ngoài ra còn có các cơ sở sản xuất vật liệu xây dựng.

2.4. Hiện trạng hạ tầng xã hội


Công trình nhà ở

Hình 2.3. Nhà ở trong khu vực

2.5. Hiện trạng sử dụng đất

Bảng 2.2. Bảng thống kê hiện trạng sử dụng đất

Diện tích Tỷ lệ
STT Loại đất
( ha) (%)
1 Đất ở 4,54 13,15
1.1 Đất giao thông 1,64 4,75
1.1.1 Đất cây xanh 25,02 72,46
1.1.2 Đất mặt nước 3,33 9,64
TỔNG 34,53 100
7

Hình 2.4. Bản đồ hiện trạng sử dụng đất

2.6. Đánh giá SWOT


a) Điểm mạnh
- Gần khu phố Phước Hiệp và khu đô thị Đông Tăng Long, thuận tiện trong
việc kết nối giao thông.
- Cảnh quan cây xanh và mặt nước tự nhiên.
- Có tiềm năng phát triển mạnh về thương mại và dịch vụ.
b) Điểm yếu
- Dân cư thưa thớt, có những nhà ở lụp xụp trong hẻm vì tự phát, an ninh trật
tự chưa cao.
8

- Chưa khai thác được cảnh quan xung quanh.


- Giao thông hẹp, phức tạp và không thuận lợi.
- Công trình hạ tầng kỹ thuật chưa đáp ứng nhu cầu phục vụ sản xuất và đời sống.
c) Cơ hội
- Hệ thống giao thông có đường vành đai 3 đi qua.
- Các khu công nghiệp lân cận mang lại nguồn lao động đến sinh sống tại khu vực.
d) Thách thức
- Quản lí dân cư
- Các bất cập từ đường cao tốc trên cao tuyến đường vành đai 3.
- Khả năng tiếp cận khu dân cư.
9

Chương 3. Cơ sở nghiên cứu

3.1. Cơ sở pháp lý
Các cơ sở pháp lý liên quan đến quá trình lập quy hoạch của khu vực nghiên cứu
(Bảng 3.1).
Bảng 3.1. Bảng thống kê các văn bản pháp lý liên quan đến quá trình lập quy
hoạch của khu vực nghiên cứu
STT Tên văn bản
1 Luật Quy hoạch số 21/2017/QH14 ngày 24/11/2017
2 Nghị định số 37/2010/NĐ-CP ngày 07/04/2010 của Chính phủ về
lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch đô thị
3 Thông tư số 12/2016/TT-BXD ngày 29/06/2016 của Bộ Xây dựng
quy định về hồ sơ của nhiệm vụ và đồ án quy hoạch xây dựng vùng,
quy hoạch đô thị và quy hoạch xây dựng khu chức năng đặc thù
4 Thông tư 01/2021/TT-BXD ngày 19/05/2021 của Bộ xây dựng ban
hành QCVN 01:2021/BXD Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy
hoạch xây dựng
5 Quyết định số 24/QĐ-TTg ngày 06/01/2010 của Thủ tướng Chính
phủ về phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng thành phố
Hồ Chí Minh đến năm 2025
6 Quyết định số 3216/QĐ-UBND ngày 23/07/2007 của Uỷ ban nhân
dân thành phố Hồ Chí Minh về duyệt nhiệm vụ điều chỉnh quy hoạch
chung xây dựng quận 9
10

3.2. Cơ sở lý luận
3.2.1. Lí luận Đơn vị ở láng giềng
Đơn vị ở láng giềng (tiếng Anh: Neighbourhood Unit) là lí luận phát triển thành phố
theo đơn vị do Clarence Perry phát triển vào năm 1939.

Hình 3.1. Lí luận Đơn vị ở láng giềng


Nguồn: pinterest
Lí luận phát triển thành phố theo đơn vị, dựa vào mối quan hệ cơ bản nhất của cộng
đồng khu vực: chức năng phục vụ giáo dục. Qui mô của đơn vị láng giềng được xác
định vào lượng dân cư (6.000 đến 12.000 người) tương đương với lượng học sinh
để hình thành trường phổ thông cơ sở.
Đơn vị ở láng giềng được bao quanh bởi những tuyến giao thông chính, bên trong
Đơn vị láng giềng là đường nội bộ tạo thành mạng lưới kết nối từ các tuyến giao
thông bên ngoài vào các khu nhà ở và các công trình phục vụ công cộng khu ở.
Việc bố trí và sử dụng hợp lí các công trình dịch vụ; trường học đặt gần với lõi
không gian cây xanh, trường học và nhà trẻ nối liền với các đường đi bộ, cách li
hoàn toàn với đường lớn... Các cửa hàng được đặt ở vành ngoài đơn vị láng giềng,
gần các bến giao thông công cộng.
11

3.2.2. Tổ chức hệ thống không gian xanh

Hình 3.2. Các cấu trúc đô thị thích ứng


Nguồn: Hoiktsquangnam, 2010
Không gian xanh được bố trí hợp lý trong cấu trúc đô thị sẽ góp phần tăng mỹ quan
đô thị, giúp tạo nên hình ảnh biểu cảm về hình khối không gian. Để hình thành nên
không gian xanh đô thị thì các yếu tố sau sẽ có ảnh hướng lớn như: mối tương quan
giữa đất xây dựng và không gian mở đô thị; tỷ trọng không gian xanh đã tồn tại, số
lượng của chúng và vị trí trong cấu trúc thiết kế đô thị; kích cỡ và chi tiết của từng
khu đất cây xanh, vai trò chức năng của chúng; đặc điểm cảnh quan; tiếp cận của
giao thông và của người đi bộ. Tuy nhiên yếu tố tự nhiên tồn tại sẵn có trong đô thị
vẫn là yếu tố cơ bản cho việc định hướng mô hình phát triển không gian xanh. Do
vậy, tùy thuộc vào các yếu tố tự nhiên sẵn có, hệ thống không gian xanh đô thị có
thể có những cách bố trí khác nhau, nhưng nhìn chung có 6 dạng bố trí cơ bản.

Hình 3.3. Hệ thống không gian xanh đô thị


Nguồn: báo Xây dựng, 2016
12

1- Không gian xanh bố trí dọc theo một hoặc hai bên bờ sông;
2- Không gian xanh tổ chức theo dạng các tuyến hướng tâm;
3- Không gian xanh tập trung tại lõi đô thị;
4- Không gian xanh bố trí dạng vành đai (theo dạng hình tròn hoặc nửa hình tròn);
5- Không gian xanh bố trí dạng tuyến, dải chạy thành hàng ngang hoặc dọc;
6- Không gian xanh bố trí dạng hỗn hợp.

3.3. Cơ sở thực tiễn


3.3.1. Khu đô thị Palm City
Dự án Palm City là dự án thuộc một phần khu đô thị Nam Rạch Chiếc (90 hecta) tọa
lạc tại mặt tiền đường Song Hành, phường An Phú, quận 2, TP. Hồ Chí Minh. Được
nhà đầu tư Keppel Land chịu trách nhiệm phát triển, Palm City như một điểm sáng
mọc lên giữa trung tâm quận 2 thành phố với quy mô tổng diện tích hơn 30 hecta,
bao gồm nhiều phân khu chức năng: tổ hợp khu dân cư nhà thấp tầng, nhà phố
thương mại, căn hộ cao tầng, các tòa nhà văn phòng,…

Hình 3.4. Phối cảnh khu đô thị Palm City


Nguồn: báo Cafeland
13

3.3.2. Dự án Solana De Valdebebas

Hình 3.5. Quy hoạch mặt bằng dự án Solana De Valdebebas


Nguồn: rhestudio
La Solana de Valdebebas mang lại sự hoàn thiện cho quá trình phát triển của đô thị
và mối liên kết giữa La Moraleja, thành phố Sân bay và công viên Valdebebas,
trong một cam kết về quy hoạch đô thị bền vững phù hợp với chiến lược tái tự nhiên
hóa do Hội đồng Thành phố thực hiện, lồng ghép các giá trị môi trường vào quá
trình phát triển của thành phố.
Khu vực mới này là một phần trong kế hoạch xây dựng Rừng Metropolitan ở phía
bắc thành phố, với sự phục hồi của các khu vực sông và sự kết nối của chúng với
các khu vực xanh thông qua Đại lộ Forest, sẽ kết nối cơ sở hạ tầng xanh mới này
bao quanh Madrid.
Việc chuyển đổi đô thị của khu vực này sẽ thúc đẩy khả năng tiếp cận, cho cả người
đi bộ và xe đạp hoặc phương tiện giao thông công cộng, đồng thời sẽ tạo điều kiện
thuận lợi cho việc di chuyển, mang lại sự liên tục cho đường Camino Ancho de
Alcobendas, thiết lập kết nối với mạng lưới đường bộ của Ciudad Aeroportuaria và
Parque de Khu vực Valdebebas.
14

Chương 4. Tiền đề phát triển

4.1. Tiềm năng và động lực phát triển


Điều kiện khí hậu thuận lợi khu vực cũng có nhiều tiềm năng trong lĩnh vực du lịch
và dịch vụ, với cảnh quan tự nhiên đẹp và gần gũi với các khu đô thị lớn. Sự chuyển
đổi chuyên môn của kinh tế từ nông nghiệp sang dịch vụ và công nghiệp cũng tạo ra
nhiều cơ hội mới cho phát triển du lịch và dịch vụ. Vị trí gần các khu phố và đô thị
lớn, cùng với tiềm năng phát triển mạnh mẽ trong lĩnh vực thương mại và dịch vụ,
tạo điều kiện thuận lợi cho việc thu hút đầu tư và phát triển các dự án kinh doanh,
tạo nguồn thu nhập cho cư dân. Sự hỗ trợ từ các chính sách quốc gia và địa phương,
như chính sách ưu đãi đầu tư và phát triển hạ tầng, có thể tạo động lực cho việc đầu
tư và phát triển kinh tế của khu vực dân cư.
4.2 Các dự báo phát triển
Vị trí gần các khu phố và đô thị lớn, cùng với tiềm năng phát triển mạnh mẽ trong
lĩnh vực thương mại và dịch vụ, tạo điều kiện thuận lợi cho việc thu hút đầu tư và
phát triển các dự án kinh doanh. Hệ thống giao thông được cải thiện với đường vành
đai 3 đi qua, cũng như sự hiện diện của các khu công nghiệp lân cận, tạo điều kiện
thuận lợi cho việc di chuyển và phát triển kinh tế. Sự phát triển kinh tế của khu đất
sẽ tạo ra cơ hội việc làm và thu nhập cho cư dân, đóng góp vào sự phát triển bền
vững của cộng đồng.
4.2.1. Dự báo về phát triển kinh tế
Khu vực quận 9 đã thực hiện nhiều giải pháp hiệu quả trong việc hỗ trợ doanh
nghiệp, dẫn đến sự gia tăng về số lượng doanh nghiệp mới và vốn đăng ký. Sự tăng
trưởng kinh tế bền vững, trung bình đạt 10,6%/năm, đã tạo ra một môi trường kinh
doanh thuận lợi và thu hút đầu tư. Các ngành kinh tế chủ lực như thương mại, dịch
vụ, công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp đều có sự phát triển tích cực.
4.2.2. Dự báo quy mô dân số
Dự báo dân số Quy hoạch theo công thức: Pt = P0(1+α)n. Trong đó:
Pt: Dân số năm dự báo
14

P0: Dân số năm hiện trạng


α: Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên theo các giai đoạn
n: Số năm dự báo
Cho tỷ lệ tăng trưởng dân số (α) là 0.03 (tức là 3% tăng trưởng hàng năm), và sau
10 năm (n = 10).
Pt = 4700 * (1 + 0.03)^10) => Pt ≈ 4700 * 1.3439 ≈ 6321 người
Vậy dân số dự báo sau 10 năm là khoảng 6321 người.
4.3. Các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật

Bảng 4.1. Quy mô tối thiểu của các công trình dịch vụ - công cộng cấp đơn vị ở

Chỉ tiêu sử dụng công trình Chỉ tiêu sử dụng đất tối
Loại công trình tối thiểu thiểu

Đơn vị tính Chỉ tiêu Đơn vị tính Chỉ tiêu

A. Giáo dục

1. Trường mầm non cháu/1 000 người 50 m2/1 cháu 12

học sinh /1 000


2. Trường tiểu học 65 m2/1 học sinh 10
người
14

học sinh /1 000


3. Trường trung học cơ sở 55 m2/1 học sinh 10
người

B. Y tế

4. Trạm y tế trạm 1 m2/trạm 500

C. Văn hóa - Thể dục thể thao

5. Sân chơi m2/người 0,5

m2/người 0,5
6. Sân luyện tập
ha/công trình 0,3

7. Trung tâm Văn hóa - Thể


công trình 1 m2/công trình 5 000
thao

D. Thương mại

8. Chợ công trình 1 m2/công trình 2 000

4.4. Phương án chọn


Bảng 4.1. Bảng cân bằng đất đai phương án chọn
ST Thành phần Diện tích (ha) Tỉ lệ
T
1 Đất đơn vị ở 30,97 89,69
2 Đất ở 18,93 54,82
3 Đất công cộng 2,35 6,81
4 Đất cây xanh 5,77 16,71
5 Đất giao thông 3,92 11,35
6 Đất ngoài đơn vị ở 3,56 10,31
7 Kênh rạch 1,69 4,89
8 Cây xanh 1,05 3,04
9 Giao thông 0,82 2,38
14

Ưu điểm :
- Khai thác tối đa cảnh quan đặc trưng của khu vực
- Các công trình công cộng đảm bảo bán kính phục vụ
- Không gian chức năng được sắp xếp theo một cấu trúc rõ ràng
Khuyết điểm :
- Còn một số hạn chế trong thiết kế
- Chưa có công trình điểm nhấn trong khu vực
4.5. Phương án so sánh
Bảng 4.2. Bảng cân bằng đất đai phương án so sánh
STT Thành phần Diện tích (ha) Tỉ lệ
1 Đất đơn vị ở 29,94 86,71
2 Đất ở 19,09 55,28
3 Đất công cộng 2,25 6,52
4 Đất cây xanh 4,17 12,08
5 Đất giao thông 4,43 12,83
6 Đất ngoài đơn vị ở 4,59 13,29
7 Kênh rạch 1,69 4,89
8 Cây xanh 2,08 6,02
9 Giao thông 0,82 2,38

Ưu điểm :
- Khai thác tối đa cảnh quan đặc trưng của khu vực
- Các công trình công cocongj đảm bảo bán kính phục vụ
- Không gian chức năng được sắp xếp theo một cấu trúc rõ ràng
Khuyết điểm :
- Các tuyến đường nội bộ giao cắt nhiều
- Chưa có công trình điểm nhấn trong khu vực
14

4.6. Quy hoạch tổng mặt bằng sử dụng đất


Các nhóm ở trong đơn vị ở : bao gồm nhà liền kề, biệt thự sân vườn và chung cư
với số tầng thấp nhất là 2 và cao nhất là 16 đối với chung cư.
Công trình công cộng tập trung ở trung tâm khu đất và trên trục đường chính đảm
bảo phục vụ cho toàn bộ cư dân. Công trình công cộng bao gồm : trường mẫu giáo,
trường tiểu học, trung học cơ sở, nhà văn hóa, thể dục thể thao, y tế và chợ.

Hình 4.1. Sơ đồ quy hoạch mặt bằng sử dụng đất


14
14

Bảng 4.3. Bảng thống kê chi tiết sử dụng đất


Loại Tên công Kí Số Diện Diện tích Dân Số MĐXD HSSDĐ
đất trình hiệu căn tích xây dựng số tầng
BT BIỆT BT1
6 0.47 0.22 32 3 46% 1.38
THỰ
BIỆT BT2
10 0.96 0.44 12 3 46% 1.38
THỰ
BIỆT BT3
16 1.45 0.67 20 3 46% 1.38
THỰ
LK LIỀN LK
34 0.69 0.55 136 4 80% 3.20
KỀ 1
LIỀN LK
18 0.31 0.25 72 4 80% 3.20
KỀ 2
LIỀN LK
18 0.31 0.25 72 4 80% 3.20
KỀ 3
LIỀN LK
20 0.4 0.32 80 4 80% 3.20
KỀ 4
LIỀN LK
20 0.4 0.32 80 4 80% 3.20
KỀ 5
LIỀN LK
32 0.67 0.54 128 4 80% 3.20
KỀ 6
LIỀN LK
13 0.46 0.37 52 4 80% 3.20
KỀ 7
LIỀN LK
16 0.37 0.30 64 4 80% 3.20
KỀ 8
LIỀN LK
18 0.37 0.30 72 4 80% 3.20
KỀ 9
CC CHUNG CC 4.07 1.42 14- 35%

CƯ 1 15-
14

16

CHUNG CC 14-

CƯ 2 3.65 1.28 15- 35%


16

CC- MẪU MG
0.2
VH GIÁO
TIỂU TH
0.28
HỌC
TRUNG TH
HOCJ CS 0.28

CƠ SỞ
VĂN VH
0.78
HÓA
Y TẾ YT 0.2

THỂ TD
DỤC TT
0.48
THỂ
THAO
CX CÂY CX
XANH CV
4
CÔNG
VIÊN
CÂY CX
XANH BT-
0.18
BIỆT 01
THỰ
CÂY CX 0.9

XANH BT-
BIỆT 02
14

THỰ
CÂY CX
XANH BT-
0.02
BIỆT 03
THỰ
CÂY CX
XANH LK-
0.17
LIỀN 01
KỀ
CÂY CX
XANH LK-
0.76
LIỀN 02
KỀ

4.7. Xác định các khu chức năng


Quy mô dân số dự kiến là 4.700 người, cơ cấu về mặt tổ chức không gian quy hoạch
của phương án trên là khả thi. Nền tảng quy hoạch phù hợp với xu thế phát triển
kinh tế của khu vực trong tương lai. Công trình công cộng đảm bảo phục vụ cho
đơn vị ở và không vượt quá phạm vi 500 và đảm bảo đầu đủ công trình bao gồm :
- Công trình giáo dục: đầy đủ trường mẫu giáo, tiểu học, trung học cơ sở
- Công trình y tế và thương mại: Có trung tâm thương mại nằm ở mặt tiền nhằm
giúp thu hút mọi người gặp gỡ và giao lưu
- Công trình văn hóa và thể dục thể thao: Sân luyện tập nằm trong công viên của
đơn vị ở sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho cư dân vận động và tập luyện thể thao hàng
ngày. Điều này không chỉ nâng cao sức khỏe của cư dân mà còn tạo ra một môi
trường xanh và thoáng đãng, góp phần tạo nên một không gian sống chất lượng cho
cộng đồng.

- Đất giao thông: Tận dụng giao thông hiện hữu để mở rộng lòng đường và tạo ra
14

các trục cảnh quan tiếp cận chính vào công viên và các công trình công cộng sẽ tối
ưu hóa kết nối trong khu đô thị. Sự thuận tiện trong giao thông cũng góp phần vào
việc thu hút đầu tư và phát triển kinh tế của khu vực
- Đất đơn vị ở: Thiết kế đa dạng các loại hình nhà ở như liên kế, biệt thự và chung
cư tùy thuộc vào vị trí sẽ tạo ra một không gian sống đa dạng và phong phú, phù
hợp với nhu cầu và điều kiện của từng gia đình. Điều này tạo ra sự linh hoạt và
thuận tiện cho việc chọn lựa và sắp xếp nhà ở của cư dân.

Hình 4.2. Bản đồ tổ chức không gian cảnh quan


14

Chương 5. Kiến nghị và kết luận

5.1. Kiến nghị


14
14

Nhóm Q6 Khảo sát Tờ 1 Tờ 2 Tờ 3 Tổng


ht
Nguyễn Trần Hải 100% 100% 80% 100% 95%
Quyên
Nguyễn Bạch Long 100% 70% 100% 80% 87,5%
Trần Trung Tiến 100% 50% 80% 60% 72,5%
Bùi Gia Bảo 0 0 0 0 0

Tài liệu tham khảo

[1]. Trần Văn Vĩnh (2019). Quy hoạch xây dựng mạng lưới điểm dân cư nông thôn
xã Phú Lập, huyện Tân Phú, tỉnh Đồng Nai. Truy xuất từ
https://www.viup.vn/vn/Quy-hoach-diem-dan-cu-nong-thon-pla28-Quy-hoach-xay-
dung-mang-luoi-diem-dan-cu-nong-thon-xa-Phu-Lap-huyen-Tan-Phu-tinh-Dong-
Nai-d297.html.
[2]. Xuân Lộc (2019). Quy hoạch chung xây dựng Khu nông nghiệp ứng dụng công
nghệ cao Hậu Giang đến năm 2025. Truy xuất từ https://maht.haugiang.gov.vn/chi-
tiet/-/tin-tuc/Quy-hoach-chung-xay-dung-Khu-nong-nghiep-ung-dung-cong-nghe-
cao-Hau-Giang-en-nam-202588960
[3] Thư viện pháp luật (2018). Quyết định ban hành đề án thí điểm xây dựng mô
hình làng đô thị xanh xã Xuân Thọ, Thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng. Truy xuất
từ nguồn: https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Xay-dung-Do-thi/Quyet-dinh-2431-
QD-UBND-2018-De-an-xay-dung-mo-hinh-Lang-do-thi-xanh-tai-Da-Lat-Lam-
Dong-401083.aspx.

You might also like