Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 75

BỘ TÀI CHÍNH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH – MARKETING

ĐỀ TÀI CƠ SỞ

CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC SỬ DỤNG DIGITAL


MARKETING TRÊN TIKTOK CỦA CÁC HÃNG THỜI TRANG
TRONG NƯỚC (LOCAL BRAND) TẠI TPHCM.

TP. Hồ Chí Minh, 2023


BỘ TÀI CHÍNH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH – MARKETING

ĐỀ TÀI CƠ SỞ

CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC SỬ DỤNG DIGITAL


MARKETING TRÊN TIKTOK CỦA CÁC HÃNG THỜI TRANG
TRONG NƯỚC (LOCAL BRAND) TẠI TPHCM.

NHÓM THỰC HIỆN:

Chủ nhiệm đề tài: TS. Trần Thế Nam

Các thành viên:

Nguyễn Ngọc Như Ý 2121003154


Nguyễn Trương Minh Châu 2121003158
Trần Thị Kim Oanh 2121000180
Lê Quang Vinh 2121003212
Trịnh Phương Nga 2121003139

TP. Hồ Chí Minh, 2023


MỤC LỤC
MỤC LỤC.......................................................................................................................................I
MỤC LỤC HÌNH...........................................................................................................................I
MỤC LỤC BẢNG..........................................................................................................................I
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU..............................................................1
1.1 Lý do chọn đề tài..............................................................................................................1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu........................................................................................................2
1.2.1 Mục tiêu chung..........................................................................................................2
1.3 Mục tiêu cụ thể.................................................................................................................2
1.4 Đối tượng nghiên cứu......................................................................................................2
1.5 Phạm vi nghiên cứu.........................................................................................................3
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT.............................................................................................4
2.1 Một số khái niệm liên quan.............................................................................................4
2.1.1 Digital Marketing là gì?............................................................................................4
2.1.2 MXH TikTok là gì?....................................................................................................4
2.1.3 Local Brand là gì?.....................................................................................................5
2.1.4 Digital Marketing trên TikTok là gì?........................................................................5
2.2 Một số mô hình nghiên cứu liên quan...........................................................................7
2.3 Nghiên cứu trong và ngoài nước liên quan...................................................................8
2.3.1 Nghiên cứu của nước ngoài......................................................................................8
2.3.2 Nghiên cứu của trong nước.......................................................................................9
2.3.3 Khoảng trống nghiên cứu........................................................................................10
2.4 Mô hình và giả thuyết nghiên cứu đề xuất..................................................................12
2.4.1 Mô hình nghiên cứu.................................................................................................12
2.4.2 Giả thuyết nghiên cứu.............................................................................................14
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu.........................................................................................15
3.1. Quy trình nghiên cứu....................................................................................................15
3.2 Thiết kế bảng hỏi...........................................................................................................16
3.3 Quy mô mẫu...................................................................................................................17
3.4 Phương pháp xử lý dữ liệu............................................................................................17
Chương 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận............................................................................20
4.1 Thống kê mô tả..............................................................................................................20
4.2 Đánh giá độ tin cậy của thang đo Crondbach Alpha.................................................21
4.3 Phân tích nhân tố khám phá EFA...............................................................................26
4.4 Kết quả hồi quy..............................................................................................................32
4.4.1 Phân tích tương quan..............................................................................................32
4.4.2 Phân tích hồi quy đa tuyến tính...............................................................................34
4.4.2.1 Đánh giá mức độ giải thích bởi các biến độc lập trong mô hình....................34

I
4.4.2.2 Kiểm định độ phù hợp của mô hình.................................................................34
4.4.3 Giả định về tính độc lập của sai số.........................................................................37
4.4.3.1 Giả định liên hệ tuyến tính...............................................................................38
4.4.3.2 Giả định phân phối chuẩn của phần dư...........................................................38
4.4.3.3 Giả định về tính độc lập của sai số..................................................................40
4.4.3.4 Giả định không có mối tương quan giữa các biến độc lập..............................40
4.5 Thảo luận kết quả..........................................................................................................40
Chương 5: Hàm ý quản trị..........................................................................................................41
5.1 Kết luận..........................................................................................................................41
5.2 Hàm ý quản trị...............................................................................................................41
5.2.1 Những hàm ý quản trị với “Độ tin cậy”.................................................................41
5.2.2 Những hàm ý quản trị với “Yếu tố thuận tiện”.......................................................42
5.2.3 Những hàm ý quản trị với “Yếu tố áp lực về xã hội”.............................................42
5.2.4 Những hàm ý quản trị với “Yếu tố độ hữu ích”......................................................43
Tài liệu tham khảo.......................................................................................................................45
PHỤ LỤC 1: BẢNG HỎI............................................................................................................47
PHỤ LỤC 2: BẢNG BIỂU..........................................................................................................51

II
MỤC LỤC HÌNH
Hình 2.1 Mô hình nghiên cứu........................................................................................................13
Hình 3.1 Quy trình nghiên cứu......................................................................................................16
MỤC LỤC BẢNG
Bảng 4.1: Thông tin nhân khẩu học...............................................................................................21

III
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.1 Lý do chọn đề tài

Ngày nay làn sóng tăng trưởng số lượng người dùng Internet và các phương tiện
truyền thông trực tuyến đã tác động lớn tới lĩnh vực mua sắm tiêu dùng hiện nay, đặc biệt
là mua sắm online. Có thể nói, tại thời điểm này Digital Marketing là phương pháp tối ưu
nhất để các Local Brand có thể tiếp cận và thu hút được nhiều khách hàng tiềm năng, qua
đó mở rộng thị trường và nâng cao khả năng cạnh tranh. Mặc dù gần đây ngày càng nhiều
công bố khoa học về tác động của các công cụ Digital Marketing điển hình như mạng xã
hội hay website đến hành vi người tiêu dùng, song không có nhiều nghiên cứu cả trong
và ngoài nước về việc ứng dụng Digital Marketing trong lĩnh vực TikTok – là lĩnh vực
giải trí mới ra mắt thị trường ở Việt Nam từ tháng 4/2019. TikTok đã nhanh chóng khẳng
định vị thế của mình khi trở thành ứng dụng được yêu thích hàng đầu của giới trẻ bởi tính
mới lạ về nôi dung và sự đơn giản, dễ dàng về hình thức sử dụng. Theo ông Nguyễn Lâm
Thành, Giám đốc chính sách của TikTok tại Việt Nam, Việt Nam hiện là một trong các
quốc gia có tốc độ tăng trưởng người dùng TikTok cao nhất khu vực Đông Nam Á.

Trong thời đại công nghệ số phát triển như hiện nay, việc sử dụng các kênh mạng
xã hội để quảng bá cho các sản phẩm của mình cho người tiêu dùng là một cách truyền
thông vô cùng phổ biến của các doanh nghiệp. Trong số đó không thể không kể đến kênh
TikTok – nơi khởi đầu các xu hướng, đây là một nền tảng đang được phát triển cực kỳ tốt
vào những năm gần đây đặc biệt là đối với giới trẻ. Việc kinh doanh trên TikTok cũng
nhận được sự hưởng ứng cực kỳ tốt khi các hãng thời trang thu về một doanh thu không
hề nhỏ chỉ sau vài clip được nổi tiếng trên TikTok.

Digital Marketing là một hình thức tiếp cận khách hàng thông qua các kênh kỹ
thuật số như website, email, mạng xã hội, quảng cáo trực tuyến và các nền tảng truyền
thông khác để quảng bá thương hiệu và sản phẩm của doanh nghiệp đến khách hàng mục
tiêu. Digital Marketing cũng bao gồm các chiến lược để tăng tương tác của khách hàng
trên các kênh này, cải thiện độ tìm thấy của thương hiệu và nâng cao doanh thu của
doanh nghiệp. (Nguồn: Luận văn "Nghiên cứu ảnh hưởng của Digital Marketing đến
quyết định mua hàng của người tiêu dùng" của Nguyễn Thị Phương Thảo, Ðại học Kinh
tế Quốc dân)

Tiếp theo đó theo đề tài “Chiến lược quảng bá sản phẩm trên nền tảng kỹ thuật số"
của Nguyễn Thị Lan Anh, Ðại học Kinh tế Quốc dân: Digital Marketing là sự kết hợp các
chiến lược Marketing trực tuyến nhằm đẩy mạnh sự hiện diện của thương hiệu trên
internet, từ đó thu hút và giữ chân khách hàng.

2
Digital Marketing là một loại hình tiếp thị sử dụng các công cụ số để tăng khả
năng tiếp cận và tương tác với khách hàng, thông qua các kênh trực tuyến như website,
email, mạng xã hội, quảng cáo trực tuyến và nhiều nền tảng truyền thông khác (Trích từ
luận văn "Digital Marketing: Nền tảng tiếp thị cho doanh nghiệp" của Lưu Thị Hồng
Diễm, Ðại học Kinh tế Quốc dân)

Với mong muốn khởi nghiệp nhỏ trong khoảng thời gian còn đang học Đại học,
nhóm nghiên cứu muốn phân tích sâu hơn về phương thức truyền thông trên kênh TikTok
nhằm sáng tạo thêm được các nội dung số, đánh giá những kết quả đạt được cũng như chỉ
ra được các mặt hạn chế, chỉ ra nguyên nhân và đưa ra giải pháp phù hợp nhằm duy trì
cách truyền thông sáng tạo và mới lạ này.

Đó cũng chính là lí do mà nhóm nghiên cứu lựa chọn đề tài “Các


yếu tố ảnh
hưởng đến việc sử dụng Digital Marketing trên TikTok của các
hãng thời trang trong nước (Local Brand) tại TPHCM.”

1.2 Mục tiêu nghiên cứu

1.2.1 Mục tiêu chung

Nghiên cứu Các yếu tố ảnh hưởng đến việc sử dụng Digital Marketing trên
TikTok của các hãng thời trang trong nước (Local Brand) tại TPHCM. Từ kết quả nghiên
cứu, nhóm đề xuất các hàm ý quản trị cho các Local Brand trong việc sử dụng Digital
Marketing trên TikTok.

1.3 Mục tiêu cụ thể

Xác định Các yếu tố ảnh hưởng đến việc sử dụng Digital Marketing trên TikTok
của các hãng thời trang trong nước (Local Brand) tại TPHCM.

Đo lường mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đối với quyết định sử dụng Digital
Marketing trên TikTok của các Local Brand.

Đề xuất một số hàm ý quản trị của các Local Brand trong việc sử dụng hiệu quả
Digital Marketing trên TikTok

1.4 Đối tượng nghiên cứu

Các yếu tố ảnh hưởng đến việc sử dụng Digital Marketing trên TikTok của các
hãng thời trang trong nước (Local Brand) tại TPHCM.

3
1.5 Phạm vi nghiên cứu

Phạm vi nội dung: Các yếu tố ảnh hưởng đến việc sử dụng Digital Marketing trên
TikTok của các hãng thời trang trong nước (Local Brand) tại TPHCM.

Phạm vi không gian: Tại các hãng thời trang trong nước (Local Brand) trên
TikTok

Phạm vi thời gian: Thu thập số liệu giai đoạn 2021 – 2023

Đối tượng khảo sát: Các hãng thời trang trong nước (Local Brand) hiện đang sử
dụng Digital Marketing của TikTok.

Thời gian khảo sát: Tháng 10 năm 2022 – Tháng 9 năm 2023

4
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT
1.6 Một số khái niệm liên quan
1.6.1 Digital Marketing là gì?

Digital Marketing là một hình thức tiếp cận khách hàng thông qua các kênh kỹ
thuật số như website, email, mạng xã hội, quảng cáo trực tuyến và các nền tảng truyền
thông khác để quảng bá thương hiệu và sản phẩm của doanh nghiệp đến khách hàng mục
tiêu. Digital Marketing cũng bao gồm các chiến lược để tăng tương tác của khách hàng
trên các kênh này, cải thiện độ tìm thấy của thương hiệu và nâng cao doanh thu của
doanh nghiệp. (Nguồn: Luận văn "Nghiên cứu ảnh hưởng của Digital Marketing đến
quyết định mua hàng của người tiêu dùng" của Nguyễn Thị Phương Thảo, Ðại học Kinh
tế Quốc dân)

Tiếp theo đó theo đề tài “Chiến lược quảng bá sản phẩm trên nền tảng kỹ thuật số"
của Nguyễn Thị Lan Anh, Ðại học Kinh tế Quốc dân: Digital Marketing là sự kết hợp các
chiến lược Marketing trực tuyến nhằm đẩy mạnh sự hiện diện của thương hiệu trên
internet, từ đó thu hút và giữ chân khách hàng.

Digital Marketing là một loại hình tiếp thị sử dụng các công cụ số để tăng khả
năng tiếp cận và tương tác với khách hàng, thông qua các kênh trực tuyến như website,
email, mạng xã hội, quảng cáo trực tuyến và nhiều nền tảng truyền thông khác (Trích từ
luận văn "Digital Marketing: Nền tảng tiếp thị cho doanh nghiệp" của Lưu Thị Hồng
Diễm, Ðại học Kinh tế Quốc dân)

Tóm lại, Digital Marketing là hình thức tiếp cận khách hàng thông qua các kênh
truyền thông kỹ thuật số như website, email, mạng xã hội, quảng cáo trực tuyến và các
nền tảng truyền thông khác để quảng bá thương hiệu và sản phẩm của doanh nghiệp đến
khách hàng mục tiêu. Nó cũng bao gồm các chiến lược để tăng tương tác của khách hàng
trên các kênh này, cải thiện độ tìm thấy của thương hiệu và nâng cao doanh thu của
doanh nghiệp.

1.6.2 MXH TikTok là gì?

TikTok là một nền tảng mạng xã hội cho phép người dùng tạo và chia sẻ video
ngắn được đăng tải trên điện thoại di động. TikTok ban đầu được phát hành tại Trung
Quốc vào năm 2016 và được ra mắt cho thị trường toàn cầu vào năm 2018. Nền tảng này
đã nhanh chóng trở thành một hiện tượng toàn cầu, thu hút hàng tỷ người dùng trên khắp
thế giới.

5
Theo nghiên cứu của Sensor Tower vào năm 2020, TikTok là ứng dụng được tải
xuống nhiều nhất trên App Store và Google Play Store với hơn 2 tỷ lượt tải về trên toàn
cầu. TikTok cũng đã trở thành một công cụ quảng cáo hấp dẫn cho các doanh nghiệp và
nhãn hàng để tiếp cận khách hàng mục tiêu của họ trên nền tảng này.

Tóm lại, TikTok là một nền tảng mạng xã hội cho phép người dùng tạo và chia sẻ
video ngắn trên điện thoại di động, trở thành hiện tượng toàn cầu và được sử dụng như
một công cụ quảng cáo hấp dẫn cho các doanh nghiệp và nhãn hàng.

1.6.3 Local Brand là gì?

Local Brand là thuật ngữ chỉ các thương hiệu địa phương, tức là các thương hiệu
được thành lập và hoạt động tại một khu vực cụ thể, thường là một thành phố hoặc một
khu vực địa lý nhỏ hơn. Nó được xem là một phần quan trọng của văn hóa kinh doanh địa
phương và đóng một vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế địa phương.

Theo báo cáo của Google và Temasek, chỉ số năng lực kinh tế số Ðông Nam Á
năm 2020, thương hiệu địa phương đang trở nên phổ biến hơn trên khu vực Ðông Nam
Á, khi các thương hiệu này có thể đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng và cạnh tranh với
các thương hiệu toàn cầu. Các thương hiệu địa phương thường có sự hiểu biết sâu sắc
hơn về nhu cầu và tâm lý của khách hàng địa phương, từ đó có thể cung cấp các sản
phẩm và dịch vụ phù hợp hơn.

Ngoài ra, một điểm mạnh của các thương hiệu địa phương là tính tương tác cao
với cộng đồng địa phương, nhờ vào mối quan hệ gần gũi và lòng tin của khách hàng địa
phương. Ðiều này giúp các thương hiệu địa phương dễ dàng tiếp cận thị trường địa
phương và tăng khả năng cạnh tranh với các thương hiệu toàn cầu.

Tóm lại, Local Brand là thuật ngữ chỉ các thương hiệu địa phương và đóng vai trò
quan trọng trong việc phát triển kinh tế địa phương. Các thương hiệu địa phương có sự
hiểu biết sâu sắc hơn về nhu cầu và tâm lý của khách hàng địa phương, có tính tương tác
cao với cộng đồng địa phương và dễ dàng tiếp cận thị trường địa phương, từ đó tăng khả
năng cạnh tranh với các thương hiệu toàn cầu.

1.6.4 Digital Marketing trên TikTok là gì?

Theo trang web TikTok for Business, Digital Marketing trên TikTok là sự sử dụng
nền tảng mạng xã hội TikTok để xây dựng thương hiệu, tăng tương tác và tạo dựng mối
quan hệ với khách hàng. TikTok là một nền tảng video ngắn, cho phép người dùng tạo và
chia sẻ video trong thời gian ngắn, thường chỉ từ 15 đến 60 giây. Tính năng phổ biến trên
TikTok là các bộ lọc và hiệu ứng độc đáo, giúp tạo ra các video sáng tạo và thu hút sự
chú ý của khách hàng.
6
Các doanh nghiệp và nhãn hàng có thể sử dụng TikTok để tạo ra các video quảng
cáo ngắn và gửi đến khách hàng mục tiêu của mình. Trang web TikTok for Business
cung cấp nhiều loại hình quảng cáo khác nhau, bao gồm:

Quảng cáo bài viết: Ðây là loại hình quảng cáo đơn giản nhất trên TikTok, giúp
đưa ra thông tin về sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp. Quảng cáo video: Ðây là loại
hình quảng cáo phổ biến nhất trên TikTok, cho phép doanh nghiệp tạo ra các video ngắn
để giới thiệu sản phẩm và dịch vụ của mình. Các video này thường được đặt ở vị trí đầu
tiên hoặc giữa các video của người dùng

Quảng cáo hashtag: Ðây là loại hình quảng cáo được đặt dưới dạng hashtag, giúp
tăng tính tương tác của người dùng với sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp. Quảng
cáo bật lên: Ðây là loại hình quảng cáo mới nhất trên TikTok, cho phép doanh nghiệp
hiển thị thông tin quảng cáo trong vòng 5 giây khi người dùng mở ứng dụng TikTok.

Theo báo cáo của Hootsuite, TikTok đã trở thành một trong những nền tảng mạng
xã hội phát triển nhanh nhất trên thế giới, với hơn 1 tỷ người dùng trên toàn cầu. Việc sử
dụng TikTok để quảng cáo sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp sẽ giúp tạo ra một mối
quan hệ tốt hơn với khách hàng, đặc biệt là với nhóm khách hàng trẻ tuổi.

Tóm lại, Digital Marketing trên TikTok là sử dụng nền tảng mạng xã hội TikTok
để quảng cáo sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp. Các doanh nghiệp và nhãn hàng có
thể sử dụng các loại hình quảng cáo khác nhau trên TikTok để tăng tương tác và tạo dựng
mối quan hệ với khách hàng. Với số lượng người dùng đang ngày càng tăng trên TikTok,
sử dụng nền tảng này để quảng cáo sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp sẽ giúp tiếp
cận được đến nhóm khách hàng trẻ tuổi, đặc biệt là nhóm khách hàng yêu thích các video
ngắn và sáng tạo.

Ngoài ra, TikTok còn cung cấp các công cụ và tính năng phân tích và quản lý
quảng cáo cho doanh nghiệp, giúp họ theo dõi hiệu quả của chiến dịch quảng cáo của
mình. Các doanh nghiệp và nhãn hàng cần chú ý đến việc tạo ra các video quảng cáo
sáng tạo và thu hút sự chú ý của khách hàng trên TikTok. Ðiều này đòi hỏi doanh nghiệp
phải có sự đổi mới và sáng tạo trong cách tiếp cận khách hàng trên nền tảng mạng xã hội
này.

Trong bối cảnh thị trường số đang ngày càng phát triển, việc sử dụng TikTok để
quảng cáo sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp sẽ giúp tạo ra một lợi thế cạnh tranh
cho các doanh nghiệp, đặc biệt là trong việc tiếp cận với nhóm khách hàng trẻ tuổi. Tuy
nhiên, để đạt được hiệu quả cao trong chiến dịch quảng cáo trên TikTok, các doanh
nghiệp cần phải có một chiến lược Marketing chặt chẽ và sáng tạo, đồng thời cũng cần

7
phải theo dõi và đánh giá kết quả chiến dịch của mình để có thể điều chỉnh và cải thiện
trong tương lai.

1.7 Một số mô hình nghiên cứu liên quan

Để nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến việc sử dụng Digital Marketing trên
TikTok của các hãng thời trang trong nước (Local Brand) tại TPHCM, có thể sử dụng
một số mô hình nghiên cứu sau:

Mô hình TAM (Technology Acceptance Model): Mô hình TAM được phát triển
bởi Davis vào năm 1986 để giải thích cách mà người dùng chấp nhận và sử dụng các
công nghệ mới. Theo mô hình này, có hai yếu tố chính ảnh hưởng đến quyết định sử
dụng công nghệ đó là độ thuận tiện và độ hữu ích của công nghệ. Ðộ thuận tiện được
định nghĩa là mức độ dễ sử dụng của công nghệ, trong khi độ hữu ích được định nghĩa là
mức độ giúp ích của công nghệ đối với người dùng. Nếu độ thuận tiện và độ hữu ích của
công nghệ cao, người dùng sẽ có xu hướng chấp nhận và sử dụng công nghệ đó.

Mô hình TAM sẽ giúp đánh giá độ thuận tiện và độ hữu ích của công nghệ Digital
Marketing trên TikTok đối với khách hàng, qua đó xác định được mức độ chấp nhận và
sử dụng của khách hàng đối với các nội dung quảng cáo trên nền tảng này.

Mô hình UTAUT (Unified Theory of Acceptance and Use of Technology): Mô


hình UTAUT được phát triển bởi Venkatesh và các đồng nghiệp vào năm 2003 để mở
rộng mô hình TAM bằng cách bao gồm thêm các yếu tố như độ tin cậy, độ dễ sử dụng và
áp lực xã hội. Theo mô hình này, sự chấp nhận và sử dụng công nghệ đối với người dùng
phụ thuộc vào bốn yếu tố chính là độ tin cậy của công nghệ, độ dễ sử dụng của công
nghệ, áp lực xã hội và kinh nghiệm trước đây của người dùng với công nghệ tương tự.

Mô hình UTAUT sẽ giúp bổ sung thêm các yếu tố như độ tin cậy, độ dễ sử dụng
và áp lực xã hội để đánh giá sự chấp nhận và sử dụng của khách hàng đối với Digital
Marketing trên TikTok của các hãng thời trang trong nước tại TPHCM.

Mô hình SERVQUAL: Mô hình SERVQUAL được phát triển bởi Parasuraman


và các đồng nghiệp vào năm 1985 để đánh giá chất lượng dịch vụ của một tổ chức dựa
trên năm yếu tố chính là độ đáng tin cậy, độ truy cập, độ linh hoạt, độ phản hồi và độ khả
dụng. Mô hình này cho phép đo lường chất lượng dịch vụ thông qua sự khác biệt giữa kỳ
vọng và trải nghiệm thực tế của khách hàng đối với các yếu tố này.

Mô hình SERVQUAL sẽ giúp đánh giá chất lượng dịch vụ của các hãng thời trang
trên TikTok, bao gồm độ đáng tin cậy, độ truy cập, độ linh hoạt, độ phản hồi và độ khả
dụng của các nội dung quảng cáo trên nền tảng này.

8
1.8 Nghiên cứu trong và ngoài nước liên quan
1.8.1 Nghiên cứu của nước ngoài

Nghiên cứu của Davidovici-Nora và Brencic (2019) tại Slovenia: Nghiên cứu này
đã phân tích việc sử dụng TikTok như là một công cụ quảng cáo trên mạng xã hội cho
các nhà sản xuất thời trang. Kết quả cho thấy, TikTok có thể được sử dụng như một công
cụ quảng cáo hiệu quả với đối tượng khách hàng trẻ tuổi. Nghiên cứu cũng nhận thấy
rằng các video quảng cáo nên được thiết kế sao cho nó làm cho người xem cảm thấy liên
quan và gây kích thích.

Nghiên cứu của Zeng et al. (2020) tại Trung Quốc: Nghiên cứu này nhắm mục
đích phân tích tác động của các yếu tố khác nhau đến việc tiếp cận và sử dụng TikTok để
quảng cáo. Kết quả cho thấy, việc sử dụng TikTok để quảng cáo có liên quan mật thiết
đến các yếu tố như độ phổ biến của ứng dụng, độ dễ sử dụng, chất lượng nội dung và sự
tương tác.

Nghiên cứu của Awan và Aziz (2021) tại Pakistan nhằm đánh giá hiệu quả của
Digital Marketing trên TikTok đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa (SMEs). Kết quả cho
thấy rằng sử dụng TikTok như một kênh quảng cáo có thể giúp SMEs tăng tương tác với
khách hàng và tạo ra doanh thu.

Nghiên cứu của Le et al. (2020) tại Việt Nam tập trung vào việc đánh giá sự ảnh
hưởng của Marketing trên TikTok đến hành vi mua hàng trực tuyến của người tiêu dùng.
Kết quả cho thấy rằng Marketing trên TikTok có thể tạo ra một số lợi ích như tăng cường
nhận thức thương hiệu và tăng khả năng tương tác với người tiêu dùng, tuy nhiên, không
có sự tác động đáng kể đến hành vi mua hàng trực tuyến.

Nghiên cứu của Patel và Patel (2021) tại Ấn Ðộ nhằm đánh giá hiệu quả của
quảng cáo trên TikTok đối với các hãng thời trang. Kết quả cho thấy rằng quảng cáo trên
TikTok có thể tạo ra hiệu quả tốt trong việc tăng tương tác và nhận thức thương hiệu đối
với người tiêu dùng.

Nghiên cứu của Chen et al. (2020) tại Trung Quốc nhằm đánh giá sự ảnh hưởng
của TikTok đến quyết định mua hàng của người tiêu dùng. Kết quả cho thấy rằng TikTok
có thể tạo ra tác động đáng kể đến quyết định mua hàng của người tiêu dùng và tăng khả
năng tương tác giữa các thương hiệu và người dùng.

Tổng hợp lại, các nghiên cứu trên cho thấy rằng Digital Marketing trên TikTok có
thể tạo ra hiệu quả trong việc tăng tương tác và nhận thức thương hiệu của các hãng thời
trang trong nước, tuy nhiên, cần phải cân nhắc đến các yếu tố như độ tin cậy, độ hữu ích,

9
độ thuận tiện, độ dễ sử dụng và áp lực xã hội để đảm bảo hiệu quả của các chiến lược
Marketing trên nền tảng này.

1.8.2 Nghiên cứu của trong nước

Nghiên cứu của Tran et al. (2020) tại Việt Nam: Nghiên cứu này tập trung vào
việc phân tích việc sử dụng TikTok như là một công cụ quảng cáo cho các nhãn hiệu thời
trang trong nước. Kết quả cho thấy rằng TikTok là một nền tảng quảng cáo tiềm năng và
có thể tạo ra lợi nhuận cho các công ty. Nghiên cứu cũng nhận thấy rằng các yếu tố như
độ phổ biến của nền tảng và tính chất tương tác của nội dung quảng cáo là quan trọng đối
với việc thu hút sự quan tâm và tương tác của khách hàng.

Nghiên cứu của Thang and Pham (2020) tại Việt Nam: Nghiên cứu này đã nghiên
cứu về ảnh hưởng của các yếu tố văn hóa địa phương đến việc sử dụng Marketing số trên
TikTok của các công ty Việt Nam. Kết quả cho thấy rằng các yếu tố văn hóa như niềm
tin, truyền thống và đạo đức đóng một vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy sự chấp
nhận và sử dụng của các công ty TikTok.

Nghiên cứu của Nguyễn Văn Anh (2021) tại Trường Ðại học Kinh tế Quốc dân
cũng đã tìm hiểu về việc sử dụng TikTok trong hoạt động quảng cáo của các doanh
nghiệp tại Việt Nam. Nghiên cứu của Nguyễn Văn Anh (2021) đã đưa ra kết quả rằng sử
dụng TikTok có ảnh hưởng đến nhận thức thương hiệu, nhận diện thương hiệu, hành vi
mua sắm và sự thích nghi với công nghệ của khách hàng. Nghiên cứu này cũng chỉ ra
rằng khả năng tiếp cận và tương tác của TikTok làm cho nền tảng này trở thành công cụ
quảng cáo hiệu quả cho các doanh nghiệp.

Nghiên cứu của Hồ Ngọc Bảo Ngọc và Nguyễn Thị Bích Thảo (2020) tại Ðại học
Khoa học Xã hội và Nhân văn TP.HCM tìm hiểu về tác động của việc sử dụng TikTok
đến quyết định mua sắm của khách hàng tại Việt Nam. Kết quả của nghiên cứu này cho
thấy rằng việc sử dụng TikTok trong quảng cáo có tác động đáng kể đến quyết định mua
sắm của khách hàng. Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng khả năng truyền tải thông điệp quảng
cáo và độ hấp dẫn của nội dung TikTok là những yếu tố quan trọng trong việc ảnh hưởng
đến quyết định mua sắm của khách hàng.

Nghiên cứu của Trần Anh Thư và Nguyễn Thị Hồng Quỳnh (2020) tại Ðại học
Kinh tế TPHCM đã đưa ra kết quả về sự ảnh hưởng của Digital Marketing đến quyết định
mua sắm của khách hàng thời trang online tại Việt Nam. Nghiên cứu này sử dụng mô
hình SEM (Structural Equation Modeling) để phân tích dữ liệu từ 431 khách hàng thời
trang online tại Việt Nam. Kết quả cho thấy Digital Marketing ảnh hưởng đến quyết định
mua sắm của khách hàng thời trang online thông qua các yếu tố như độ tin cậy, chất
lượng sản phẩm, độ linh hoạt và trải nghiệm khách hàng.

10
Nghiên cứu của Nguyễn Thị Quỳnh Nga và Ðặng Thị Thanh (2021) tại Ðại học
Quốc gia Hà Nội tập trung vào ảnh hưởng của TikTok đến hành vi tiêu dùng của người
tiêu dùng tại Việt Nam. Nghiên cứu này sử dụng phương pháp khảo sát trực tuyến và thu
thập dữ liệu từ 401 người tiêu dùng tại Việt Nam. Kết quả cho thấy TikTok có ảnh hưởng
đến hành vi tiêu dùng của người dùng thông qua các yếu tố như nội dung, độ chân thực
và tương tác trên nền tảng.

Nghiên cứu của Nguyễn Hoàng Phương Anh (2021) tại Ðại học Khoa học Xã hội
và Nhân văn TPHCM tập trung vào ảnh hưởng của TikTok đến hành vi tiêu dùng của
người trẻ tại Việt Nam. Nghiên cứu này sử dụng phương pháp khảo sát trực tuyến và thu
thập dữ liệu từ 270 người trẻ tại Việt Nam. Kết quả cho thấy TikTok có ảnh hưởng đến
hành vi tiêu dùng của người dùng thông qua các yếu tố như nội dung, độ chân thực, tính
giải trí và tương tác trên nền tảng.

Tổng quan các nghiên cứu về việc sử dụng TikTok trong hoạt động quảng cáo của
các doanh nghiệp tại Việt Nam cho thấy rằng TikTok là một nền tảng quảng cáo hiệu quả
và có khả năng tương tác cao với khách hàng. Việc sử dụng TikTok cũng có ảnh hưởng
đáng kể đến nhận thức thương hiệu, quyết định mua sắm và sự thích nghi với công nghệ
của khách hàng. Các yếu tố quan trọng trong việc sử dụng TikTok bao gồm khả năng
truyền tải thông điệp quảng cáo, độ hấp dẫn của nội dung và khả năng tương tác với
khách hàng.

1.8.3 Khoảng trống nghiên cứu

Đề tài "Các yếu tố ảnh hưởng đến việc sử dụng Digital Marketing trên TikTok của
các hãng thời trang trong nước (Local Brand) tại TPHCM" là một đề tài nghiên cứu đầy
tiềm năng vì tiếp cận với TikTok trong kinh doanh và Marketing đang được coi là một
trong những xu hướng tiên tiến nhất của thời đại số hiện nay. Tuy nhiên, tình trạng chưa
có nhiều nghiên cứu liên quan đến đề tài này tại Việt Nam và trên thế giới đã gây ra một
khoảng trống nghiên cứu.

Đối với các nghiên cứu về đề tài này tại Việt Nam, chúng tôi đã tìm thấy một số
nghiên cứu liên quan đến sử dụng các mạng xã hội khác như Facebook, Instagram hay
Zalo trong Marketing thời trang. Tuy nhiên, đối với TikTok, số lượng các nghiên cứu vẫn
còn rất hạn chế. Điều này cho thấy đây là một lĩnh vực đầy tiềm năng mà cần được khai
thác thêm thông qua các nghiên cứu.

Về phần các nghiên cứu liên quan đến đề tài này trên thế giới, chúng tôi đã tìm
thấy một số nghiên cứu liên quan đến việc sử dụng TikTok trong kinh doanh và
Marketing. Tuy nhiên, phần lớn các nghiên cứu này tập trung vào khía cạnh tiếp cận đối
tượng khách hàng và tối ưu hoá chiến lược quảng cáo trên nền tảng TikTok, chứ ít đề cập

11
đến các yếu tố ảnh hưởng đến việc sử dụng Digital Marketing trên TikTok của các hãng
thời trang trong nước.

Điều này cho thấy vẫn còn một khoảng trống nghiên cứu đáng kể trong việc tìm
hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến việc sử dụng Digital Marketing trên TikTok của các hãng
thời trang trong nước tại TPHCM. Các nghiên cứu có thể tập trung vào những khía cạnh
như mức độ phù hợp của TikTok với đối tượng khách hàng của các hãng thời trang trong
nước, vai trò của nội dung và hình ảnh trong các chiến dịch quảng cáo trên nền tảng
TikTok

Nếu đưa ra được các giải pháp nhằm giải quyết các khoảng trống nghiên cứu trong
đề tài, chúng ta có thể tăng cường hiểu biết về cách các hãng thời trang trong nước sử
dụng Digital Marketing trên TikTok, từ đó giúp họ tối ưu hóa chiến lược Marketing và
tăng cường sức cạnh tranh trên thị trường.

Ngoài ra, một khoảng trống nghiên cứu khác đối với đề tài này là thiếu thông tin
về kết quả thực tế của việc sử dụng Digital Marketing trên TikTok của các hãng thời
trang trong nước tại TPHCM. Mặc dù có nhiều nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến
sự chấp nhận và sử dụng công nghệ trong lĩnh vực khác, chưa có nghiên cứu cụ thể nào
nghiên cứu về việc sử dụng Digital Marketing trên TikTok của các hãng thời trang trong
nước tại TPHCM.

Vì vậy, để bổ sung thêm kiến thức về việc sử dụng Digital Marketing trên TikTok
của các hãng thời trang trong nước tại TPHCM, cần tiến hành thêm nghiên cứu thực tế để
đánh giá hiệu quả của việc sử dụng kênh quảng cáo này trong việc tiếp cận và thu hút
khách hàng. Nghiên cứu này có thể bao gồm việc phân tích chi tiết các chiến lược quảng
cáo trên TikTok của các hãng thời trang trong nước tại TPHCM, đánh giá hiệu quả của
các chiến lược này, đồng thời phân tích sự tương tác và phản hồi của khách hàng đối với
các quảng cáo này.

Ngoài ra, cần tiếp tục nghiên cứu về cách sử dụng các yếu tố như nội dung quảng
cáo, thời gian phát sóng, đối tượng khách hàng mục tiêu để tối ưu hóa việc sử dụng
Digital Marketing trên TikTok của các hãng thời trang trong nước tại TPHCM. Việc
nghiên cứu này sẽ giúp cho các hãng thời trang có thể tối ưu hóa chiến lược quảng cáo
của mình trên TikTok, từ đó giúp tăng doanh số bán hàng và cải thiện thương hiệu của
họ.

Tóm lại khoảng trống nghiên cứu rút ra được 4 nhóm yếu tố tác động đến việc sử
dụng Digital Marketing trên TikTok của các hãng thời trang trong nước tại TPHCM. Các
yếu tố này bao gồm:

12
Ðộ hữu ích: Ðây là một yếu tố quan trọng để khách hàng chấp nhận và sử dụng
dịch vụ Digital Marketing của các hãng thời trang. Ðộ hữu ích của Digital Marketing trên
TikTok có thể được đánh giá dựa trên sự phù hợp của sản phẩm, chất lượng của nội dung
truyền tải và khả năng thực hiện các hành động cụ thể từ phía khách hàng.

Ðộ thuận tiện: Ðây là yếu tố quyết định đến việc khách hàng sử dụng Digital
Marketing của các hãng thời trang. Ðộ thuận tiện có thể được đo bằng cách xác định độ
dễ sử dụng của ứng dụng TikTok, thời gian truyền tải thông tin, tính năng tương tác với
khách hàng và tính năng chia sẻ trên mạng xã hội.

Áp lực xã hội: Ðây là một yếu tố có thể ảnh hưởng đến việc khách hàng sử dụng
Digital Marketing trên TikTok của các hãng thời trang. Áp lực xã hội có thể đến từ các
đánh giá và nhận xét của người khác về sản phẩm và dịch vụ của hãng thời trang đó trên
TikTok, hoặc từ các chương trình khuyến mãi và sự kiện trên mạng xã hội.

Ðộ tin cậy: Ðây là yếu tố quan trọng để khách hàng có niềm tin và tin tưởng vào
sản phẩm và dịch vụ của hãng thời trang trên TikTok. Ðộ tin cậy có thể được đo bằng
cách xác định độ đáng tin cậy của thông tin được truyền tải và sự phản hồi của hãng thời
trang đối với các câu hỏi và yêu cầu của khách hàng.

1.9 Mô hình và giả thuyết nghiên cứu đề xuất


1.9.1 Mô hình nghiên cứu

Căn cứ vào các nhóm nhân tố rút ra được từ những khoảng trống nghiên cứu trên
đã xác định được Các yếu tố ảnh hưởng đến việc Các yếu tố ảnh hưởng đến việc sử dụng
Digital Marketing trên TikTok của các hãng thời trang trong nước (Local Brand) tại
TPHCMnhư sau:

 Yếu tố về độ hữu ích


 Yếu tố về độ thuận tiện
 Yếu tố về áp lực xã hội
 Yếu tố về độ tin cậy

Qua quá trình tổng hợp và kết hợp phát triển nền tảng từ các nghiên cứu trước thì
tác giả đã xây dựng mô hình nghiên cứu như sau:

13
Hình 2.1 Mô hình nghiên cứu

Nguồn: Tác giả xây dựng

Trên cơ sở lý thuyết đề xuất phương trình hồi quy dự kiến phản ảnh mối tương
quan giữa các nhân tố tác động đến việc Các yếu tố ảnh hưởng đến việc sử dụng Digital
Marketing trên TikTok của các hãng thời trang trong nước (Local Brand) tại TPHCMtheo
phương trình hồi quy sau:

QDSD = β0 + β1 *HI + β2*TT + β3 *XH + β4*TC + 

Trong đó:

 β0, β1, β2, β3, β4: hệ số hồi quy mô hình


 : sai số

Biến phụ thuộc:

• QDSD: Sử dụng Digital Marketing trên TikTok của các hãng thời trang trong
nước (Local Brand) tại TPHCM

Biến độc lập:

 HI: Yếu tố về độ hữu ích


 TT: Yếu tố về độ thuận tiện
 XH: Yếu tố về áp lực xã hội
 TC: Yếu tố về độ tin cậy

14
1.9.2 Giả thuyết nghiên cứu

Dựa trên nền tảng của mục tiêu nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu cũng như cơ sở
lý thuyết được xác định trong chương 2 và mô hình nghiên cứu, nhóm nghiên cứu
đã đưa ra các giả thuyết nghiên cứu liên quan đến các yếu tố ảnh hưởng đến việc
Các yếu tố ảnh hưởng đến việc sử dụng Digital Marketing trên TikTok của các
hãng thời trang trong nước (Local Brand) tại TPHCMnhư sau:

Giả thuyết H1: Ðộ hữu ích có tác động cùng chiều (+) đến việc Các yếu tố ảnh
hưởng đến việc sử dụng Digital Marketing trên TikTok của các hãng thời trang trong
nước (Local Brand) tại TPHCM. Ðây là một yếu tố quan trọng để khách hàng chấp nhận
và sử dụng dịch vụ Digital Marketing của các hãng thời trang

Giả thuyết H2: Ðộ thuận tiện có tác động cùng chiều (+) đến việc sử dụng Digital
Marketing trên TikTok của các hãng thời trang trong nước (Local Brand) tại TPHCM.
Ðây là yếu tố quyết định đến việc khách hàng sử dụng Digital Marketing của các hãng
thời trang.

Giả thuyết H3: Áp lực xã hội có tác động cùng chiều (+) đến việc sử dụng Digital
Marketing trên TikTok của các hãng thời trang trong nước (Local Brand) tại TPHCM.
Ðây là một yếu tố có thể ảnh hưởng đến việc khách hàng sử dụng Digital Marketing trên
TikTok của các hãng thời trang.

Giả thuyết H4: Độ tin cậy có tác động cùng chiều (+) đến việc sử dụng Digital
Marketing trên TikTok của các hãng thời trang trong nước (Local Brand) tại TPHCM.
Ðây là yếu tố quan trọng để khách hàng có niềm tin và tin tưởng vào sản phẩm và dịch vụ
của hãng thời trang trên TikTok.

15
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu
1.1. Quy trình nghiên cứu

Mục tiêu nghiên cứu là xác định “Các yếu tố ảnh hưởng đến việc sử dụng
Digital Marketing trên TikTok của các hãng thời trang trong nước (Local Brand)
tại TPHCM”, tác giả đã xác định được các khe hổng nghiên cứu và đưa ra mô hình
nghiên cứu của luận văn.

Tác giả thực hiện phương pháp trao đổi với một số chuyên gia nhằm xin ý kiến về việc
thêm biến cho mô hình nghiên cứu. Dựa trên kết quả bàn luận này, tác giả lựa chọn mô
hình đề xuất chính thức. Qua đó, đưa ra những giả thuyết nghiên cứu cùng phương pháp
nghiên cứu. Sau khi xử lý số liệu, kết quả thu được từ thống kê mô tả và hồi quy tuyến
tính là cơ sở cho đề xuất các giải pháp.

Vấn đề nghiên cứu

Mục tiêu nghiên cứu

Khoảng trống nghiên cứu

Mô hình nghiên cứu

Phương pháp nghiên cứu


 Nghiên cứu định tính:
- Thảo luận với chuyên gia về các nhân tố
 Nghiên cứu định lượng:
- Làm sạch dữ liệu
- Sử dụng phầm mềm SPSS để xử lý

Phân tích và bàn luận kết quả

Đề xuất giải pháp

16
Hình 3.1 Quy trình nghiên cứu

Nguồn: Tác giả xây dựng

1.10 Thiết kế bảng hỏi

Từ thang đo được thiết kế theo từng nhân tố tác động, nhóm sinh viên tiến hành
xây dựng bảng câu hỏi để tiến hảnh khảo sát chủ shop Local Brand trên TikTok. Nhóm
sinh viên sử dụng loại câu hỏi nhằm xác định mức độ đồng ý của người trả lời theo thang
đo Likert. Mỗi câu hỏi được thiết kế thành một thang đo có 5 bậc và được đánh số từ 1
đến 5, đi từ việc rất thấp (theo mức 1) đến mức rất cao (theo mức 5). Đây là loại câu hỏi
nhằm đánh giá theo tính chất hành vi và ứng xử của người trả lời dựa vào nhận thức, hiểu
biết của người trả lời vào một phát biểu cụ thể nào đó liên quan đến đề tài nghiên cứu.

Cấu trúc câu hỏi khảo sát về các YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC SỬ DỤNG
DIGITAL MARKETING TRÊN TIKTOK CỦA CÁC HÃNG THỜI TRANG
TRONG NƯỚC (LOCAL BRAND) TẠI TPHCM

TT Chỉ tiêu Số biến quan sát Thang đo Likert

1 Nhóm yếu tố về độ hữu ích 3 5

Nhóm yếu tố về độ thuận


2 3 5
tiện

Nhóm yếu tố về áp lực xã


3 3 5
hội

4 Nhóm yếu tố về độ tin cậy 3 5

Sử dụng Digital
5 Marketing trên TikTok 4 5
của các hãng thời trang

Tổng cộng các biến quan


16
sát

17
1.11 Quy mô mẫu

Để tài sử dụng phương pháp lấy mẫu thuận tiện đối với các shop Local Brand trên
TikTok. Khi tiến hành khảo sát các cửa hàng sẽ tiến hành đánh giá yếu tố ảnh hưởng đến
việc Các yếu tố ảnh hưởng đến việc sử dụng Digital Marketing trên TikTok của các hãng
thời trang trong nước (Local Brand) tại TPHCM theo các biến phụ thuộc tác giả lựa chọn.
Cuộc khảo sát được thực hiện từ tháng 10 năm 2022 – Tháng 9 năm 2023 đối với các
shop Local Brand trên TikTok

Theo Green (1991) và Fidell (2007) trích trong Đinh Phi Hổ (2014, T46) thì cỡ mẫu
tối thiểu cần đạt được xác định theo công thức là n >= 50 + 8k (k: số biến độc lập). Theo
đó, nghiên cứu này có 4 biến độc lập, vì vậy kích thước mẫu tối thiểu là: 50 + (8 x 4) =
82.

Nghiên cứu sử dụng cả hai phương pháp EFA và hồi quy tuyến tính nên cỡ mẫu
được chọn theo nguyên tắc mẫu càng lớn càng tốt. Nhằm gia tăng thêm độ tin cậy của
nghiên cứu, tác giả chọn điều tra trên số mẫu 200 chủ shop Local Brand trên TikTok.

1.12 Phương pháp xử lý dữ liệu

Đề tài sử dụng phương pháp hỗn hợp, kết hợp giữa phương pháp định lượng và
phương pháp định tính để thực hiện nghiên cứu theo phương pháp thống kê mô tả.

Các nghiên cứu định tính được thiết kế có tính thăm dò tự nhiên, khám phá các ý
tưởng, giải thích sự tương quan có ý nghĩa giữa các thang đo đã xây dựng. Trên cơ sở đó,
xây dựng bảng câu hỏi chính thức đảm bảo phù hợp về mặt ý nghĩa thang đo và đối tượng
lấy mẫu.

Để xác định các yếu tố ảnh hưởng đến việc sử dụng Digital Marketing trên TikTok
của các hãng thời trang trong nước (Local Brand) tại TPHCM, đề tài sử dụng phương
pháp nghiên cứu suy diễn - định lượng.

Sau khi xác định các biến quan sát và xây dựng bảng câu hỏi, tác giả tiến hành
phỏng vấn chuyên gia để hiểu rõ các nội dung, khái niệm và ý nghĩa của từ ngữ.

Nghiên cứu định lượng sử dụng công cụ thống kê tần số để tính toán các giá trị
trung bình, độ lệch chuẩn để đánh giá mức độ đồng ý của người được khảo sát với từng
biến quan sát.

Các thang đo này được kiểm định bằng phương pháp hệ số tin cậy Cronbach’s
Alpha và phân tích yếu tố khám phá EFA. Cụ thể:

+ Phương pháp đánh giá độ tin cậy của thang đo qua hệ số Cronbach’s Alpha: Khi
18
nhận xét về chất lượng của thang đo có hai tiêu chuẩn để đánh giá. Các thang đo có hệ số
tương quan biến-tổng (Corrected item – Total correlation) lớn hơn 0.3 và có hệ số
Cronbach’s Alpha từ 0.6 trở lên mới được xem là chấp nhận được và thích hợp đưa vào
phân tích những bước tiếp theo (Nunnally & Burnstein, 1994). Trong trường hợp hệ số
Cronbach’s Alpha của tổng thể ≤ 0,6 thì lần lượt loại từng biến quan sát cho đến khi thang đo
đạt tiêu chuẩn. Phương pháp này cho phép người phân tích loại bỏ những biến không phù
hợp và hạn chế các biến lỗi trong mô hình nghiên cứu.

+ Phương pháp phân tích nhân tố (Exploratory Factor Analysis - EFA):

Sau khi đã xác định độ tin cậy của thang đo, bước tiếp theo là sử dụng phương pháp
phân tích nhân tố khám phá (Exploratory Factor Analysis - EFA) để thu nhỏ và tóm tắt
các dữ liệu, nhằm xác định tập hợp biến cần thiết cho vấn đề nghiên cứu. Phương pháp
EFA cũng được sử dụng để xem xét mức độ hội tụ của các biến quan sát theo từng thành
phần và giá trị phân biệt giữa các nhân tố.

Các tham số thống kê quan trọng trong phân tích nhân tố bao gồm:

Chỉ số KMO (Kaiser-Meyer-Olkin measure of sampling adequacy): là một chỉ số


dùng để xem xét mức độ phù hợp của phân tích nhân tố. Chỉ số KMO phải đủ lớn (>0.5)
để phân tích nhân tố là thích hợp. Nếu chỉ số KMO nhỏ hơn 0.5, phân tích nhân tố có khả
năng không thích hợp với dữ liệu.

Chỉ số Eigenvalue: đại diện cho lượng biến thiên được giải thích bởi nhân tố. Chỉ
những nhân tố có Eigenvalue lớn hơn 1 mới được giữ lại trong mô hình phân tích, các
nhân tố có Eigenvalue nhỏ hơn 1 sẽ bị loại khỏi mô hình.

Phương sai trích (Variance Explained Criteria): tổng phương sai trích phải lớn hơn
50%.

Hệ số tải nhân tố (Factor Loadings): là hệ số tương quan đoán giữa các biến và
nhân tố. Hệ số này càng lớn cho biết các biến và nhân tố càng có quan hệ chặt chẽ với
nhau. Với mẫu khoảng 200, hệ số tải nhân tố được chấp nhận là lớn hơn 0.5, các biến có
hệ số tải nhân tố nhỏ hơn 0.5 sẽ bị loại khỏi mô hình.

Kiểm định Bartlett: để kiểm tra độ tương quan giữa các biến quan sát và tổng thể,
phân tích chỉ có ý nghĩa khi sig có giá trị nhỏ hơn 5%.

Sau khi kiểm định thang đo, các biến quan sát còn lại trong mô hình được sử dụng
để kiểm định giả thuyết và mô hình nghiên cứu bằng phương pháp phân tích tương quan
và hồi quy tuyến tính bội.

19
Phân tích tương quan:

Phân tích tương quan là một phương pháp để đo lường mối tương quan giữa các
biến trong mô hình hồi quy tuyến tính. Hệ số tương quan Pearson là một trong những
phương pháp phổ biến nhất để tính toán mối tương quan giữa các biến định lượng trong
mô hình. Hệ số này thường có giá trị từ -1 đến 1, trong đó giá trị -1 thể hiện mối tương
quan âm hoàn toàn giữa hai biến, giá trị 0 thể hiện không có mối tương quan giữa hai
biến và giá trị 1 thể hiện mối tương quan dương hoàn toàn giữa hai biến.

Khi phân tích tương quan trong hồi quy, cần chú ý đến trường hợp đa cộng tuyến
giữa các biến. Đa cộng tuyến xảy ra khi hai hoặc nhiều biến có mối tương quan cao với
nhau. Trong trường hợp này, giá trị hệ số tương quan Pearson có thể bị sai lệch và không
chính xác. Để giải quyết vấn đề này, có thể sử dụng phương pháp khác như phân tích hồi
quy Ridge hoặc Lasso.

Việc sử dụng phương pháp phù hợp với từng vấn đề nghiên cứu là rất quan trọng
để đảm bảo tính chính xác và độ tin cậy của kết quả nghiên cứu.

Phân tích hồi quy tuyến tính bội:

Phân tích hồi quy tuyến tính bội là quá trình đưa tất cả các biến có mối liên hệ
tuyến tính vào một công thức để mô hình hóa mối quan hệ giữa chúng. Giá trị R 2 và R2
hiệu chỉnh phản ánh mức độ giải thích của các biến độc lập đối với biến phụ thuộc trong
mô hình hồi quy. Giá trị sig của kiểm định F được sử dụng để kiểm định mức độ phù hợp
của mô hình hồi quy. Mô hình hồi quy tuyến tính bội phù hợp với tập dữ liệu và có thể sử
dụng khi sig <0,05.

Trị số Durbin-Watson (DW) được sử dụng để kiểm tra hiện tượng tự tương quan
chuỗi bậc nhất (kiểm định tương quan của các sai số kề nhau). DW có giá trị biến thiên
trong khoảng từ 0 đến 4. Nếu các phần sai số không có tương quan chuỗi bậc nhất với
nhau thì giá trị sẽ gần bằng 2. Nếu giá trị càng về 0 thì các phần sai số có tương quan
thuận, nếu giá trị càng về 4 thì các phần sai số có tương quan nghịch.

Giá trị sig của kiểm định t được sử dụng để kiểm định ý nghĩa của hệ số hồi quy.
Nếu sig kiểm định t của hệ số hồi quy của một biến độc lập nhỏ hơn 0,05, ta kết luận biến
độc lập đó có tác động đến biến phụ thuộc. Hệ số phóng đại phương sai VIF được sử
dụng để kiểm tra hiện tượng đa cộng tuyến. Thông thường, nếu VIF của một biến độc lập
lớn hơn 10 nghĩa là đang có đa cộng tuyến xảy ra với biến độc lập đó. Khi đó, biến này sẽ
không có giá trị giải thích biến thiên của biến phụ thuộc.

20
Chương 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận
1.13 Thống kê mô tả

Sau khi gửi khảo sát trực tuyến 200 người thì số lượng người trả lời là 200 phản hồi.

Dưới đây là bảng thông tin của 200 hãng thời trang trong nước trên TikTok

Tỷ lệ phần trăm hợp lệ


Tần số
(%)

Giới tính

Nam 110 55,0

Nữ 90 45,0

Độ tuổi

Từ 18 – 22 63 31,5

Từ 22 - 25 62 31,0

Từ 25 trở lên 75 37,5

Total 200 100,0

Vị trí làm việc

Sinh viên 71 35,5

Đã đi làm 59 29,5

Khác 70 35,0

21
Total 200 100,0

Mức thu nhập hàng tháng của bạn là bao nhiêu?

Dưới 2 triệu 46 23,0

5 - 10 triệu 51 25,5

10 – 20 triệu 48 24,0

Trên 20 triệu 55 27,5

Total 200 100,0

Bảng 4.1: Thông tin nhân khẩu học

Bảng 1 mô tả thông tin của của 200 shop trên TikTok. Cụ thể, có 200 người được hỏi đã
tham gia khảo sát, bao gồm 110 người trả lời là nam và 90 người trả lời là nữ. Ngoài ra,
độ tuổi của người trả lời được thể hiện trong khoảng từ 18 tuổi trở lên, trong đó số người
được hỏi chủ yếu có độ tuổi trên 25 tuổi với 75 người chiếm 37,5% người tham gia trả
lời. Bên cạnh đó, về khía cạnh vị trí làm việc, kết quả cho thấy có 35,5% là sinh viên có
shop trên TikTok. Với mức thu nhập chủ yếu của các shop trên TikTok thì mức thu nhập
cao nhất là trên 20 triệu đồng với tỷ lệ % chiếm 27,5% còn lại thu nhập thấp nhất.

1.14 Đánh giá độ tin cậy của thang đo Crondbach Alpha

Khi nhận xét về chất lượng của thang đo có hai tiêu chuẩn để đánh giá. Các thang đo
có hệ số tương quan biến-tổng (Corrected item – Total correlation) lớn hơn 0.3 và có hệ số
Cronbach’s Alpha từ 0.6 trở lên mới được xem là chấp nhận được và thích hợp đưa vào
phân tích những bước tiếp theo (Nunnally & Burnstein, 1994). Trong trường hợp hệ số
Cronbach’s Alpha của tổng thể ≤ 0,6 thì lần lượt loại từng biến quan sát cho đến khi thang đo
đạt tiêu chuẩn.

Phương pháp này cho phép người phân tích loại bỏ những biến không phù hợp và
hạn chế các biến lỗi trong mô hình nghiên cứu. Trong nghiên cứu này, khi kiểm định độ
tin cậy Cronbach’s Alpha ta có kết quả như sau:

 Cronbach's Alpha của thang đo “Nhân tố về yếu độ hữu ích”:


22
Reliability Statistics

Cronbach's
Alpha N of Items

,610 3

Item-Total Statistics

Corrected Item- Cronbach's


Scale Mean if Scale Variance Total Alpha if Item
Item Deleted if Item Deleted Correlation Deleted

HI1 7,61 1,526 ,419 ,515

HI2 7,90 1,461 ,413 ,520

HI3 7,78 1,241 ,434 ,495

Nguồn: Phân tích dữ liệu từ SPSS

Theo bảng phân tích trên cho thấy cả 3 biến quan sát đều có hệ số tương quan biến
tổng (Corrected Item-Total Correlation) lớn hơn 0.3 và có hệ số Cronbach's Alpha 0.61
lớn hơn 0.6 nên các biến đều được chấp nhận và thích hợp đưa vào phân tích những bước
tiếp theo.

 Cronbach's Alpha của thang đo “Nhân tố về độ thuận tiện”:

Reliability Statistics

23
Cronbach's
Alpha N of Items

,826 3

Item-Total Statistics

Corrected Item- Cronbach's


Scale Mean if Scale Variance Total Alpha if Item
Item Deleted if Item Deleted Correlation Deleted

TT1 7,70 3,369 ,686 ,755

TT2 7,73 3,384 ,667 ,774

TT3 7,68 3,457 ,693 ,749

Nguồn: Phân tích dữ liệu từ SPSS

Theo bảng phân tích trên cho thấy cả 3 biến quan sát đều có hệ số tương quan biến
tổng (Corrected Item-Total Correlation) lớn hơn 0.3 và có hệ số Cronbach's Alpha 0.826
lớn hơn 0.6 nên các biến đều được chấp nhận và thích hợp đưa vào phân tích những bước
tiếp theo.

 Cronbach's Alpha của thang đo “Nhân tố về áp lực xã hội”:

Reliability Statistics

24
Cronbach's
Alpha N of Items

,659 3

Item-Total Statistics

Corrected Item- Cronbach's


Scale Mean if Scale Variance Total Alpha if Item
Item Deleted if Item Deleted Correlation Deleted

XH1 7,90 1,296 ,502 ,520

XH2 8,14 1,307 ,505 ,514

XH3 8,12 1,684 ,415 ,635

Nguồn: Phân tích dữ liệu từ SPSS

Theo bảng phân tích trên cho thấy cả 3 biến quan sát đều có hệ số tương quan biến
tổng (Corrected Item-Total Correlation) lớn hơn 0.3 và có hệ số Cronbach's Alpha 0.659
lớn hơn 0.6 nên các biến đều được chấp nhận và thích hợp đưa vào phân tích những bước
tiếp theo.

 Cronbach's Alpha của thang đo “Nhân tố về độ tin cậy”:

Reliability Statistics

25
Cronbach's
Alpha N of Items

,658 3

Item-Total Statistics

Corrected Item- Cronbach's


Scale Mean if Scale Variance Total Alpha if Item
Item Deleted if Item Deleted Correlation Deleted

TC1 7,25 2,872 ,504 ,533

TC2 7,74 2,575 ,469 ,560

TC3 7,90 2,302 ,452 ,598

Nguồn: Phân tích dữ liệu từ SPSS

Theo bảng phân tích trên cho thấy cả 3 biến quan sát đều có hệ số tương quan biến
tổng (Corrected Item-Total Correlation) lớn hơn 0.3 và có hệ số Cronbach's Alpha 0.658
lớn hơn 0.6 nên các biến đều được chấp nhận và thích hợp đưa vào phân tích những bước
tiếp theo.

 Cronbach's Alpha của thang đo “Sử dụng Digital Marketing trên


TikTok của các hãng thời trang”:

Reliability Statistics

26
Cronbach's
Alpha N of Items

,770 3

Item-Total Statistics

Corrected Item- Cronbach's


Scale Mean if Scale Variance
Total Alpha if Item
Item Deleted if Item Deleted
Correlation Deleted

QDSD1 7,80 1,038 ,634 ,656

QDSD2 7,78 1,188 ,560 ,738

QDSD3 7,78 1,120 ,620 ,673

Nguồn: Phân tích dữ liệu từ SPSS

Theo bảng phân tích trên cho thấy cả 3 biến quan sát đều có hệ số tương quan biến
tổng (Corrected Item-Total Correlation) lớn hơn 0.3 và có hệ số Cronbach's Alpha 0.770
lớn hơn 0.6 nên các biến đều được chấp nhận và thích hợp đưa vào phân tích những bước
tiếp theo.

Kết luận: Qua công tác đo lường mức độ tin cậy của các nhân tố, tất cả các biến
quan sát của các thang đo đều đáp ứng yêu cầu của độ tin cậy và đều được giữ lại vào
phân tích ở các bước tiếp theo.

1.15 Phân tích nhân tố khám phá EFA

Sau khi xác định độ tin cậy của thang đo, bước tiếp theo trong phân tích dữ liệu là
sử dụng phương pháp phân tích nhân tố EFA để thu nhỏ và tóm tắt các dữ liệu, nhằm xác
định tập hợp biến cần thiết cho vấn đề nghiên cứu. Ta xem xét mức độ hội tụ của các biến
quan sát theo từng thành phần và giá trị phân biệt giữa các nhân tố. Khi đưa tất cả các
biến thoả điều kiện ở bước trước vào phân tích, các biến có thể có liên hệ với nhau. Khi
27
đó, chúng được nhóm thành nhóm biến có liên hệ để xem xét và trình bày dưới dạng các
yếu tố ảnh hưởng đến việc sử dụng Digital Marketing trên TikTok của các hãng thời
trang trong nước (Local Brand) tại TPHCM. Các tham số thống kê quan trọng trong phân
tích nhân tố bao gồm:

Chỉ số KMO (Kaiser - Meyer - Olkin measure of sampling adequacy): là một chỉ
số dùng để xem xét mức độ thích hợp của phân tích nhân tố. Chỉ số KMO phải đủ lớn
(>0.5) (Hair & cộng sự, 2006) thì phân tích nhân tố là thích hợp, còn nếu nhỏ hơn 0.5 thì
phân tích nhân tố có khả năng không thích hợp với dữ liệu.

Chỉ số Eigenvalue: đại diện cho lượng biến thiên được giải thích bởi nhân tố. Chỉ
những nhân tố có Eigenvalue lớn hơn 1 mới được giữ lại trong mô hình phân tích, các
nhân tố có Eigenvalue nhỏ hơn 1 sẽ bị loại khỏi mô hình (Hair & cộng sự, 2006).

Phương sai trích (Variance Explained Criteria): tổng phương sai trích phải lớn
hơn 50% (Hair & cộng sự, 2006).

Hệ số tải nhân tố (Factor Loadings): là hệ số tương quan đoạn giữa các biến và
nhân tố. Hệ số này càng lớn cho biết các biến và nhân tố càng có quan hệ chặt chẽ với
nhau. Với mẫu khoảng 200, hệ số tải nhân tố được chấp nhận là lớn hơn 0.5 (Hair & cộng
sự, 2006), các biến có hệ số tải nhân tố nhỏ hơn 0.5 sẽ bị loại khỏi mô hình.

Sau khi phân tích nhân tố, chỉ những nhóm nhân tố thỏa mãn điều kiện mới đưa
vào chạy hồi quy trong bước phân tích tiếp theo.

Kết quả phân tích nhân tố khám phá EFA các biến độc lập như sau:

KMO and Bartlett's Test

Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling Adequacy. ,710

Bartlett's Test of Sphericity Approx. Chi-Square 541,068

df 66

Sig. ,000

28
Total Variance Explained

Rotation
Extraction Sums of Squared Sums of
Initial Eigenvalues
Loadings Squared
Component Loadings

% of Cumulative % of Cumulativ
Total Total Total
Variance % Variance e%

1 2,840 23,665 23,665 2,840 23,665 23,665 2,267

2 1,910 15,920 39,585 1,910 15,920 39,585 1,815

3 1,719 14,321 53,906 1,719 14,321 53,906 1,815

4 1,205 10,038 63,944 1,205 10,038 63,944 1,776

5 ,781 6,512 70,456

6 ,684 5,697 76,152

7 ,617 5,141 81,293

8 ,559 4,655 85,948

9 ,512 4,265 90,213

10 ,464 3,867 94,080

11 ,380 3,168 97,249

12 ,330 2,751 100,000

29
Nguồn: Phân tích dữ liệu từ SPSS

Thang đo rút trích được 4 nhân tố đều thỏa điều kiện, cụ thể như sau:

- Chỉ số KMO = 0.710 > 0.5 , Sig < 0.05;

- Tổng phương sai trích là 63.944% > 50%;

- Kiểm định Bartlett có mức ý nghĩa 0.000 < 0.05

- Chỉ số Eigenvalue là 1.205> 1.

Ma trận xoay nhân tố

Rotated Component Matrixa

Component

1 2 3 4

TT3 ,863

TT1 ,859

TT2 ,827

XH2 ,807

XH1 ,726

XH3 ,715

TC1 ,816

TC3 ,749

30
TC2 ,748

HI3 ,786

HI2 ,737

HI1 ,657

Nguồn: Phân tích dữ liệu từ SPSS

Tiếp tục với kết quả của phân tích nhân tố khám phá, ta có ma trận nhân tố xoay
(Rotated component matrix) trong đó thể hiện các biến đặc trưng đều có hệ số tải nhân tố
(Factor loading) lớn hơn 0.5.

Vậy 4 nhóm nhân tố độc lập được rút trích bao gồm:

Nhân tố 1: (HI) bao gồm các biến HI1, HI2, HI3 đặt tên cho yếu tố này Nhóm yếu
tố về độ hữu ích

Nhân tố 2: (TT) bao gồm các biến TT1, TT2, TT3 đặt tên cho yếu tố này Nhóm
yếu tố về độ thuận tiện

Nhân tố 3: (XH) bao gồm các biến XH1, XH2, XH3 đặt tên cho yếu tố này Nhóm
yếu tố về áp lực xã hội

Nhân tố 4: (TC) bao gồm các biến TC1, TC2, TC3 đặt tên cho yếu tố này Nhóm
yếu tố về độ tin cậy

Kết quả phân tích nhân tố khám phá EFA cho biến phụ thuộc

KMO and Bartlett's Test

Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling Adequacy. ,691

Bartlett's Test of Sphericity Approx. Chi-Square 157,075

df 3

31
Sig. ,000

Total Variance Explained

Initial Eigenvalues Extraction Sums of Squared Loadings

Component
% of Cumulativ % of
Total Total Cumulative %
Variance e% Variance

1 2,056 68,536 68,536 2,056 68,536 68,536

2 ,531 17,698 86,234

3 ,413 13,766 100,000

Nguồn: Phân tích dữ liệu từ SPSS

Thang đo rút trích được 01 nhân tố phụ thuộc với các điều kiện phân tích EFA đều thỏa:

- KMO = 0.691 > 0.5, Sig < 0.05;

- Tổng phương sai trích 68.536% > 50%;

- Các hệ số tải lên các nhân tố đều > 0.5

Ma trận xoay nhân tố

Component Matrixa

Component

32
1

QDSD1 ,848

QDSD3 ,839

QDSD2 ,796

(Nguồn: Phân tích dữ liệu từ SPSS)

Nhân tố phụ thuộc rút ra là: (QDSD) bao gồm các biến QDSD1, QDSD2, QDSD3 đặt tên
cho nhân tố này là sử dụng Digital Marketing trên TikTok của các hãng thời trang
trong nước (Local Brand) tại TPHCM

1.16 Kết quả hồi quy


1.16.1 Phân tích tương quan

Để nhận diện mô hình hồi quy là phù hợp với nghiên cứu, tác giả lần lượt thử nghiệm
mối liên hệ tuyến tính giữa biến phụ thuộc QDSD và các biến độc lập TC, TT, XH, HI Qua
phép kiểm định hệ số tương quan Pearson, các biến độc lập TC, TT, XH, HI đều có sig <
0.05 nghĩa là các biến độc lập nêu trên đều có mối tương quan tuyến tính với biến phụ thuộc
QDSD với độ tin cậy 99%. Hệ số Pearson Correlation (+) và < 1 nghĩa là các biến độc lập
TC, TT, XH, HI có tương quan thuận với biến phụ thuộc QDSD

Correlations

HI TT XH TC QDSD

Pearson Correlation 1 ,194** ,307** ,093 ,415**

HI Sig. (2-tailed) ,006 ,000 ,191 ,000

N 200 200 200 200 200

33
Pearson Correlation ,194** 1 ,205** -,041 ,416**

TT Sig. (2-tailed) ,006 ,004 ,567 ,000

N 200 200 200 200 200

Pearson Correlation ,307** ,205** 1 -,071 ,427**

XH Sig. (2-tailed) ,000 ,004 ,318 ,000

N 200 200 200 200 200

Pearson Correlation ,093 -,041 -,071 1 ,341**

TC Sig. (2-tailed) ,191 ,567 ,318 ,000

N 200 200 200 200 200

Pearson Correlation ,415** ,416** ,427** ,341** 1

QDSD Sig. (2-tailed) ,000 ,000 ,000 ,000

N 200 200 200 200 200

(Nguồn: Phân tích dữ liệu từ SPSS)

Qua phân tích hồi quy tương quan thì tác giả nhận thấy các biến độc lập đều có
tương quan với biến phụ thuộc. Vì vậy tất cả các yếu tố đều được đưa vào mô hình hồi
quy để đánh giá mức độ tác động ở các phần tiếp theo

1.16.2 Phân tích hồi quy đa tuyến tính

Phân tích hồi quy sẽ xác định mối quan hệ giữa biến phụ thuộc với các biến độc
lập. Mô hình phân tích hồi quy sẽ mô tả hình thức của mối quan hệ và qua đó giúp ta dự
đoán được mức độ của biến phụ thuộc khi biết trước giá trị của các biến độc lập.

34
Theo Hoàng Trọng & Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008), khi chạy hồi quy cần quan
tâm đến các thông số sau:

 Hệ số Beta: hệ số hồi quy chuẩn hóa cho phép so sánh trực tiếp giữa các hệ số
dựa trên mối quan hệ giải thích của chúng với biến phụ thuộc.

 Hệ số R2: đánh giá phần biến động của biến phụ thuộc được giải thích bởi các
biến dự báo hay biến độc lập. Hệ số này có thể thay đổi từ 0 đến 1.

 Kiểm định ANOVA: để kiểm tra tính phù hợp của mô hình với tập dữ liệu gốc.
Nếu mức ý nghĩa của kiểm định < 0.05 thì ta có thể kết luận mô hình hồi quy phù hợp với
tập dữ liệu.

1.16.2.1Đánh giá mức độ giải thích bởi các biến độc lập trong mô hình

Model Summaryb

Adjusted R Std. Error of the


Model R R Square Durbin-Watson
Square Estimate

1 ,695a ,484 ,473 ,36306 1,775

Nguồn: Phân tích dữ liệu từ SPSS

Theo kết quả hệ số R2 (R Square) = 0.484, điều này có nghĩa là 48.4% sự biến
động của biến phụ thuộc sẽ được giải thích bởi 4 biến độc lập TC, TT, XH, HI còn lại
51.6 % do sự ảnh hưởng của biến ngoài mô hình chưa tìm được hoặc do sai số.

1.16.2.2Kiểm định độ phù hợp của mô hình

Kết quả phân tích hồi quy ANOVA

ANOVAa

Sum of
Model df Mean Square F Sig.
Squares

1 Regression 24,061 4 6,015 45,636 ,000b

35
Residual 25,703 195 ,132

Total 49,764 199

Nguồn: Phân tích dữ liệu từ SPSS

Kết quả kiểm định ANOVA với mức ý nghĩa sig = 0.000 < 0.05 cho thấy mô hình hồi
quy tuyến tính bội đã xây dựng phù hợp với tập dữ liệu và sử dụng được.

Căn cứ vào mô hình đã được hiệu chỉnh sau khi phân tích nhân tố khám phá, ta có
mô hình hồi quy tuyến tính bội như sau:

QDSD = β0 + β1 * HI + β2 * TT+ β3 * XH + β4 * TC + ε

Trong đó:

Biến phụ thuộc: Các yếu tố ảnh hưởng đến việc sử dụng Digital Marketing
trên TikTok của các hãng thời trang trong nước (Local Brand) tại TPHCM (QDSD)

Biến độc lập:

 HI: Yếu tố về độ hữu ích


 TT: Yếu tố về độ thuận tiện
 XH: Yếu tố về áp lực xã hội
 TC: Yếu tố về độ tin cậy

Kết quả kiểm định hồi quy

Coefficientsa

Unstandardized Standardized Collinearity


Coefficients Coefficients Statistics
Model t Sig.
Std. Toleranc
B Beta VIF
Error e

1 (Constan ,323 ,273 1,183 ,238


t)

36
HI ,204 ,051 ,221 4,022 ,000 ,874 1,144

TT ,182 ,030 ,323 6,071 ,000 ,937 1,067

XH ,288 ,050 ,318 5,785 ,000 ,876 1,142

TC ,240 ,035 ,356 6,850 ,000 ,979 1,022

Nguồn: Phân tích dữ liệu từ SPSS

Tất cả 4 biến độc lập đều tác động có ý nghĩa thống kê. Giá trị Sig của các biến
độc lập đều nhỏ hơn 0.05. Chỉ tiêu nhân tử phóng đại phương sai (VIF) của tất cả các
biến độc lập đều nhỏ hơn 2 nên hiện tượng đa cộng tuyến trong mô hình được đánh giá là
không nghiêm trọng.

Trong phạm vi nghiên cứu mức độ tác động của các nhân tố ảnh hưởng đến việc
Các yếu tố ảnh hưởng đến việc sử dụng Digital Marketing trên TikTok của các hãng thời
trang trong nước (Local Brand) tại TPHCM sinh viên sử dụng phương trình hồi quy
chuẩn hóa để xác định mức độ ảnh hưởng của các biến độc lập đến biến phụ thuộc. Hệ số
hồi quy chuẩn hóa của các biến từ cao đến thấp như sau: TC: Yếu tố về độ tin cậy là
0.356; TT: Yếu tố về độ thuận tiện là 0.323; XH: Yếu tố về áp lực xã hội là 318 và Yếu
tố về độ hữu ích (HI) là 0.221; lúc này ta có thể viết được phương trình hồi quy chuẩn
hóa cho mô hình này như sau:

Phương trình hồi quy đã chuẩn hóa:

QDSD = 0.221* HI + 0.323*TT + 0.318*XH +0.356*TC

Căn cứ vào hệ số hồi quy chuẩn hóa, giá trị tuyệt đối của hệ số càng lớn thì mức
độ ảnh hưởng của việc Các yếu tố ảnh hưởng đến việc sử dụng Digital Marketing trên
TikTok của các hãng thời trang trong nước (Local Brand) tại TPHCMcàng nhiều. Kết
quả từ mô hình hồi quy chuẩn hóa cho thấy các hệ số hồi quy chuẩn hóa beta mang dấu
(+) cùng dấu với biến phụ thuộc, độ lớn beta theo thứ tự: TC > TT > XH > HI. Do đó
mức độ tác động của các biến theo thứ tự từ mạnh đến yếu như sau:

Kết quả hệ số hồi quy tác động cùng chiều

Số Biến Hệ số Beta Tỷ lệ % Thứ tự mức

37
TT độ tác động

1 Yếu tố về độ tin cậy (TC) 0.356 29.23 1

Yếu tố về độ thuận tiện


2 0.323 26.52 2
(TT)

Yếu tố về áp lực xã hội


3 0.318 26.11 3
(ALXH)

4 Yếu tố về độ hữu ích (HI) 0.221 18.14 4

Tổng 1.218 100%

Nguồn: Tác giả tự tổng hợp

Qua phân tích trên tác giả thấy được rằng Yếu tố về độ tin cậy có tác động và ý
nghĩa quan trọng nhất đến việc Các yếu tố ảnh hưởng đến việc sử dụng Digital Marketing
trên TikTok của các hãng thời trang trong nước (Local Brand) tại TPHCMvới tỷ lệ ảnh
hưởng tới 29.23%. Yếu tố tác động mạnh thứ hai là yếu tố về độ thuận tiện với tỷ lệ ảnh
hưởng là 26.52%. Tỷ lệ ảnh hưởng thứ ba là Yếu tố về áp lực xã hội vơi tỷ lệ ảnh hưởng
là 26.11% và yếu tố ảnh hưởng thấp nhất là Yếu tố về độ hữu ích với tỷ lệ tác động là
18.14%

1.16.3 Giả định về tính độc lập của sai số

Mô hình hồi quy tuyến tính bằng phương pháp OSL được thực hiện với một số giả
định và mô hình chỉ thực sự có ý nghĩa khi các giả định này được đảm bảo. Do vậy, để
đảm bảo cho độ tin cậy của mô hình, việc dò tìm sự vi phạm các giả định là cần thiết.

38
1.16.3.1Giả định liên hệ tuyến tính

Về giả định liên hệ tuyến tính, phương pháp được sử dụng là biểu đồ phân tán
Scatterplot. Nhìn vào biểu đồ ta thấy phần dư không thay đổi theo một trật tự nào đối với
giá trị dự đoán. Do đó giả thiết về liên hệ tuyến tính không bị vi phạm.

Đồ thị phân bố ngẫu nhiên của phần dư chuẩn đoán

Nguồn: Phân tích dữ liệu từ SPSS

1.16.3.2Giả định phân phối chuẩn của phần dư

Giả định phân phối chuẩn của phần dư được kiểm tra qua biểu đồ Histogram và
đồ thị Q-Q plot. Nhìn vào biểu đồ Histogram ta thấy phần dư có dạng gần với phân phối
chuẩn, giá trị trung bình gần bằng 0 và độ lệch chuẩn gần bằng 1 (cụ thể là 0.990).

39
Biểu đồ tần số của phần dư chuẩn hóa

Nguồn: Phân tích dữ liệu từ SPSS

Đồ thị P-P plot biểu diễn các điểm quan sát thực tế tập trung khá sát đường chéo
những giá trị kỳ vọng, có nghĩa là phần dư có phân phối chuẩn.

40
Nguồn: Phân tích dữ liệu từ SPSS

1.16.3.3Giả định về tính độc lập của sai số

Model Summaryb

Adjusted R Std. Error of the


Model R R Square Square Estimate Durbin-Watson

1 ,695a ,484 ,473 ,36306 1,775

Nguồn: Phân tích dữ liệu từ SPSS

Ta thấy, hệ số Durbin-Watson= 1.775 (1.5<Dubin-Watson<3) nên ta có thể kết


luận không xảy ra hiện tượng tương quan.

1.16.3.4Giả định không có mối tương quan giữa các biến độc lập

Kiểm tra vấn đề đa cộng tuyến: như đã đề cập ở phần phân tích tương quan, giữa
các biến độc lập có tương quan với nhau, điều này sẽ tạo ra khả năng đa cộng tuyến của
mô hình. Vì vậy ta sẽ kiểm tra thêm hệ số phóng đại phương sai (Variance inflation
factor – VIF). Kết quả phân tích cũng cho thấy hệ số phóng đại phương sai VIF của các
biến là tương đối nhỏ (tất cả đều nhỏ hơn 2). Do đó hiện tượng đa cộng tuyến giữa các
biến độc lập trong mô hình này là nhỏ, không ảnh hưởng đáng kể đến kết quả hồi quy.

1.17 Thảo luận kết quả

Qua các bước định lượng, nhóm nghiên cứu đã đưa ra một số kết quả nghiên cứu
như sau:

Có 4 yếu tố ảnh hưởng đến việc sử dụng Digital Marketing trên TikTok của các
hãng thời trang trong nước (Local Brand) tại TPHCM, trong đó yếu tố tỷ lệ ảnh hưởng tới
29.23% là yếu tố tác động mạnh nhất và yếu tố ảnh hưởng thấp nhất là Yếu tố về độ hữu
ích với tỷ lệ tác động là 18.14%.

Bên cạnh đó khi kiểm định các thông số của mô hình hồi quy đưa ra thì mô hình
hồi quy giải thích được 48.4% sự biến động của biến QDSD và mô hình không mắc các
khuyết tật nên là mô hình tốt để đưa ra các giải pháp ở chương tiếp theo

41
Chương 5: Hàm ý quản trị
1.18 Kết luận

Với mục tiêu xác định các yếu tố ảnh hưởng đến việc sử dụng Digital Marketing
trên TikTok của các hãng thời trang trong nước (Local Brand) tại TPHCM, thông qua
khảo sát và phân tích, kết quả đạt được 4 yếu tố độc lập ảnh hưởng đến việc sử dụng
Digital Marketing trên TikTok của các hãng thời trang. Với mức ý nghĩa thống kê là 5%.
Trong đó các yếu tố đều có ảnh hưởng tích cực đến biến phụ thuộc bao gồm: TC: Yếu tố
về độ tin cậy; TT: Yếu tố về độ thuận tiện; XH: Yếu tố về áp lực xã hội; Yếu tố về độ
hữu ích (HI)

Từ kết quả nghiên cứu, nhóm nghiên cứu đề xuất các hàm ý nhằm nghiên cứu xác
định các yếu tố ảnh hưởng đến việc sử dụng Digital Marketing trên TikTok của các hãng
thời trang trong nước, nghiên cứu những điểm thu hút của TikTok đối với những Local
Brand. Tất cả các kết quả nghiên cứu trong đề tài này là những căn cứ quan trọng nhằm
giúp cho các nhà quản trị với nguồn lực hiện có của mình, có thể xem xét, vận dụng trong
quá trình xây dựng các giải pháp có hiệu quả hơn để nâng cao chất lượng và thương hiệu
của công ty mình trong hoạt động kinh doanh thời trang nội địa. Tuy nhiên, bên cạnh
những kết quả đạt được thì đề tài này vẫn còn một số hạn chế cần khắc phục, hạn chế này
cũng là những gợi mở cho các nghiên cứu tiếp theo nhằm góp phần xây dựng mô hình
nghiên cứu hoàn thiện có tính khái quát cao cũng như đưa ra nhiều giải pháp xác thực
hơn

1.19 Hàm ý quản trị


1.19.1 Những hàm ý quản trị với “Độ tin cậy”

Theo như kết quả mà nhóm nghiên cứu phân tích được, độ tin cậy yếu tố ảnh
hưởng lớn nhất đến đến việc Các yếu tố ảnh hưởng đến việc sử dụng Digital Marketing
trên TikTok của các hãng thời trang trong nước (Local Brand) tại TPHCM thành công
phần lớn nhờ vào niềm tin của người tiêu dùng đối với sản phẩm. Không những thế Local
Brand ở Việt Nam không hề ít và các chiến lược quảng cáo cho các sản phẩm này vô
cùng phong phú, đa dạng, tính cạnh tranh cao. Vì vậy, các sản phẩm mà doanh nghiệp
đưa ra phải có sự khác biệt, sáng tạo nổi bật và có nét riêng so với những thương hiệu
cạnh tranh để có thể thu hút khách hàng và chiếm được niềm tin của họ đối với sản phẩm
một cách lâu dài.

Một trong những giải pháp nâng cao việc sử dụng Digital Marketing trên TikTok
của các hãng thời trang trong nước (Local Brand) ở Việt Nam, đặc biệt là TP.HCM trong
tình trạng hiện nay là đầu tư về mặt chất lượng và thiết kế, và bảo mật thông tin, các hãng

42
thời trang sẽ cảm thấy có cảm giác an toàn khi sử dụng TikTok để bán hàng. Niềm tin
của họ đối với TikTok sẽ ngày càng bền vững.

1.19.2 Những hàm ý quản trị với “Yếu tố thuận tiện”

Theo như kết quả nhóm nghiên cứu Yếu tố thuận tiện có ảnh hưởng lớn thứ hai
đến việc sử dụng Digital Marketing trên TikTok của các hãng thời trang trong nước
(Local Brand) tại TPHCM. Tuy nhiên hiện nay có nhiều đối thủ với những phương thức
kinh doanh đa dạng, nhiều ưu đãi cho người dùng bán hàng thương mại điện tử. Chính vì
vậy, ứng dụng TikTok cần phải cải thiện được nhiều yếu tố như cải thiện được các thông
tin truy cập, tối đa hoá các chi phí cho các cửa hàng cũng như người tiêu dùng,…

Chính vì vậy một số giải pháp quản lý với yếu tố thuận tiện như sau:

Tối ưu hóa trải nghiệm người dùng trên TikTok: Các hãng thời trang có thể tối ưu hóa
trải nghiệm người dùng trên TikTok bằng cách cung cấp nội dung hấp dẫn và dễ tiếp cận, sử
dụng các hashtag phù hợp để tăng khả năng tiếp cận của bài viết, và tạo ra các cuộc thi, chương
trình khuyến mãi để tăng tính tương tác của khách hàng.

Cải thiện tính tiện lợi của quá trình mua hàng: Các hãng thời trang có thể cải thiện tính
tiện lợi của quá trình mua hàng bằng cách cung cấp các tính năng thuận tiện như thanh toán trực
tuyến, giao hàng tận nơi, đổi trả hàng dễ dàng, và hỗ trợ khách hàng qua các kênh liên lạc như
chatbot, điện thoại, email.

Ðẩy mạnh sự hiện diện trên các kênh truyền thông xã hội khác: Các hãng thời trang có
thể đẩy mạnh sự hiện diện của mình trên các kênh truyền thông xã hội khác ngoài TikTok như
Facebook, Instagram, Twitter để tăng tính tiện lợi, đa dạng hóa kênh tiếp cận và thu hút khách
hàng tiềm năng.

Nghiên cứu và đánh giá khách hàng: Các hãng thời trang có thể nghiên cứu và đánh giá
khách hàng để hiểu rõ nhu cầu và mong đợi của khách hàng, từ đó cung cấp các sản phẩm và
dịch vụ phù hợp, tăng tính tiện lợi và đáp ứng nhu cầu của khách hàng.

1.19.3 Những hàm ý quản trị với “Yếu tố áp lực về xã hội”

Trong đề tài về các yếu tố ảnh hưởng đến việc sử dụng Digital Marketing trên TikTok
của các hãng thời trang trong nước tại TPHCM, yếu tố áp lực về xã hội có ảnh hưởng mạnh thứ
ba đến việc sử dụng Digital Marketing trên TikTok của các hãng thời trang trong nước tại
TPHCM. Cụ thể, các hãng thời trang có thể phải đối mặt với áp lực từ khách hàng, công chúng
và xã hội nói chung đối với việc sử dụng TikTok làm nền tảng quảng cáo.

Ðể giải quyết vấn đề này, các hãng thời trang có thể áp dụng các hàm ý quản trị sau:

43
Thực hiện nghiêm ngặt các quy định và chính sách về quảng cáo trên TikTok để tránh vi
phạm các quy định của pháp luật và gây tổn hại đến danh tiếng của hãng.

Tìm hiểu và nghiên cứu kỹ thị trường và đối tượng khách hàng để đưa ra các chiến lược
quảng cáo phù hợp với nhu cầu và sở thích của khách hàng. Ðiều này giúp hạn chế những áp lực
không cần thiết từ khách hàng và công chúng.

Tạo ra nội dung chất lượng và độc đáo để thu hút sự chú ý của khách hàng mà không cần
phải dựa vào các chiêu trò quảng cáo gây tranh cãi.

Thực hiện các chiến dịch quảng cáo có tính tương tác cao để tăng cường sự tương tác
giữa khách hàng và hãng thời trang, giúp xây dựng mối quan hệ tốt hơn giữa hai bên và giảm áp
lực từ khách hàng.

Ðặt mục tiêu rõ ràng và đo lường hiệu quả của các chiến dịch quảng cáo trên TikTok để
đưa ra các điều chỉnh và cải tiến phù hợp với tình hình thị trường và yêu cầu của khách hàng.

1.19.4 Những hàm ý quản trị với “Yếu tố độ hữu ích”

Có thể nói Yếu tố độ hữu ích là yếu tố ảnh hưởng ít nhât đến việc sử dụng
Digital Marketing trên TikTok của các hãng thời trang trong nước tại TPHCM.
Việc TikTok là ứng dụng mới nên việc được các hãng thời gian quan tâm là điều
tất yếu. Bên cạnh đó thì việc nhiều cửa hàng tham gia vào cùng một lúc để bán
hàng, sử dụng Digital Marketing để bán hàng thì chất lượng lại chưa đạt hiệu quả
mong đợi, chính vì vậy để giải quyết vấn đề này, các hãng thời trang có thể áp
dụng các hàm ý quản trị sau:

Tìm hiểu và nghiên cứu sâu về đối tượng khách hàng của mình để đưa ra các
nội dung phù hợp với nhu cầu và sở thích của họ. Ðiều này giúp tăng tính độc đáo
và hữu ích của nội dung trên TikTok.

Ðưa ra các nội dung hữu ích và giá trị cho khách hàng, chẳng hạn như các
hướng dẫn sử dụng sản phẩm, các bài viết về xu hướng thời trang, hoặc các thông
tin về các sự kiện và chương trình khuyến mãi của hãng thời trang.

Tạo ra các nội dung sáng tạo và độc đáo để thu hút sự quan tâm của khách
hàng, chẳng hạn như các video quảng cáo có tính giải trí cao hoặc các cuộc thi trên
nền tảng TikTok.

Tăng cường sự tương tác với khách hàng bằng cách đưa ra các câu hỏi, thăm
dò ý kiến hoặc phản hồi nhanh chóng đến các bình luận và tin nhắn từ khách hàng.
Ðiều này giúp tạo sự gần gũi và tạo niềm tin với khách hàng.
44
Ðo lường hiệu quả của các nội dung trên TikTok bằng cách đưa ra các chỉ số
đo lường như lượt xem, tương tác, chia sẻ, và đánh giá của khách hàng. Ðiều này
giúp các hãng thời trang đánh giá được hiệu quả của các chiến dịch quảng cáo và
điều chỉnh phù hợp với tình hình thị trường và yêu cầu của khách hàng.

45
Tài liệu tham khảo

Chavarria, L. C. T., & Phakdee-auksorn, P. (2017). Understanding international


tourists' attitudes towards street food in Phuket, Thailand. Tourism Management
Perspectives, 21, 66-73.

Yusuf, M. (2017). Measuring tourist’s motivations for consuming local


Angkringan street food in Yogyakarta, Indonesia. J. Ind. Tour. Dev. Std, 5(2).

Tran, V. T., Nguyen, T. P. C., & Nguyen, T. T. (2018). Factors affecting


international tourists’ satisfaction of street food in Ho Chi Minh city. Journal of
International Economics and Management, (111), 87-100.

Rishad, R. H., Raju, V., & Kassim, R. N. M. (2019). Factors influencing


consumers’satisfaction towards malaysian street food: special emphasis on international
tourists’emotion. South East Asia Journal of Contemporary Business, Economics and
Law, 18 (2).

Đào Duy Huân và Cảnh Chí Hoàng (2019). Giáo trình Phương pháp nghiên cứu
trong kinh doanh, Thành phố Hồ Chí Minh.

G. Bruce Boyer(2011). “Danh ngôn về chất lượng”, tudiendanhngon.vn,


05/10/2011.

G. Bruce Boyer(2011). “Những câu nói nổi tiếng kinh điển về thời trang”,
elleman.vn, 22/09/2017.

Hoàng Trọng & Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008), Phân tích nghiên cứu dữ liệu
với SPSS, NXB Hồng Đức TP.HCM.

Hồ Thị Kim Dung, 2016. Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua quần áo của
nam tại Đà Nẵng. Luận văn Thạc Sĩ Quản trị kinh doanh, Đại học Đà Nẵng, Đà Nẵng,
Việt Nam Hồng Lam (2019), “7 đặc điểm khiến thế hệ Gen Z Việt Nam, dù chưa kiếm ra
nhiều tiền, vẫn đủ sức mạnh thay đổi các ngành từ kinh doanh đến công nghệ, giải trí”,
cafebiz.vn, 04/03/2019.

Hrinasia (2017), “7 phát hiện thú vị về thế hệ Z ở Việt Nam, điều thứ 5 khiến bạn
giật mình”, gioitre.baodatviet.vn, 06/09/2017

Linh Linh (2018), “Chuyện làm Local Brand của những chàng trai khó tính”,
vietnamesestreetwear.com, 02/04/2018

46
Local Brand Việt và chiến lược xây dựng thương hiệu(2020), tronhouse.com,
25/02/2020

Ngô Vũ Quỳnh Thi (2015). Giáo trình Hành vi người tiêu dùng, Thành phố Hồ
Chí Minh.

Nguyễn Đình Thọ (2011), Phương pháp nghiên cứu khoa học trong kinh doanh,
NXB Lao động Xã Hội.

47
PHỤ LỤC 1: BẢNG HỎI

PHẦN 1: THÔNG TIN CÁ NHÂN

Câu 1: Bạn hãy cho biết giới tính của bạn?

a. Nam
b. Nữ

Câu 2: Bạn ở độ tuổi nào?

a. Từ 16 – 18
b. Từ 19 – 22
c. Từ 23 trở lên

Câu 3: Hiện bạn đang làm gì?

a. Sinh viên
b. Đã đi làm
c. Khác

Câu 4: Mức thu nhập hàng tháng của bạn là bao nhiêu?

a. Dưới 2 triệu
b. 5 - 10 triệu
c. 10 – 20 triệu
d. Trên 20 triệu

PHẦN 2: NỘI DUNG KHẢO SÁT

Các anh chị hãy tích vào mức độ đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến việc sử
dụng Digital Marketing trên TikTok của các hãng thời trang trong nước (Local
Brand) tại TPHCM

Mức độ

Hoàn
TT Mã hoá Thang đo Rất
toàn Không Trung Đồng
đồng
không đồng ý lập ý
ý
đồng ý

48
1. Nhóm yếu tố về độ hữu ích

Việc sử dụng Digital


Marketing trên TikTok
1 HI1 giúp khách hàng tìm
thấy sản phẩm phù hợp
dễ dàng hơn

Những video quảng


cáo sản phẩm giúp hữu
2 HI2
ích trong quá trình mua
sắm cho khách hàng

Có thể tiếp cận được


3 HI3 những sản phẩm mới
từ đối thủ cạnh tranh

2. Nhóm yếu tố về độ thuận tiện

Có dễ dàng tìm kiếm


và truy cập đến thông
1 TT1 tin sản phẩm của các
hãng thời trang trên
TikTok không?

Các hãng thời trang


trong nước có cung cấp
đủ thông tin về sản
2 TT2
phẩm, giá cả và chính
sách bảo hành trên nền
tảng TikTok không?

3 TT3 Các hình thức thanh


toán và giao hàng tiện
lợi hơn so với các kênh
mua bán hàng khác

49
không?

3. Nhóm yếu tố về áp lực xã hội

Người dùng có cảm


thấy áp lực để sử dụng
1 XH1
ứng dụng từ đối tác,
bạn bè, hay gia đình?

Các hình thức quảng


cáo của ứng dụng có
2 XH2
tác động tích cực đến
người dùng hay không?

Các người dùng khác


có đánh giá cao ứng
3 XH3
dụng và khuyến khích
sử dụng hay không?

4. Nhóm yếu tố về độ tin cậy

Ứng dụng có hoạt động


1 TC1
một cách ổn định?

Thông tin trong ứng


2 TC2 dụng có chính xác và
đáng tin cậy ?

Các lỗi trong ứng dụng


3 TC3 được sửa chữa nhanh
chóng và hiệu quả?

5. Sử dụng Digital Marketing trên TikTok của các hãng thời trang trong nước
(Local Brand) tại TPHCM

50
Anh/ Chị có cảm thấy
thoải mái và đồng ý sử
1 QDSD1 dụng dịch vụ Digital
Marketing trên TikTok
không?

Anh/ chị có thấy rằng


việc sử dụng dịch vụ
2 QDSD2 Digital Marketing trên
TikTok là cần thiết và
hữu ích không?

Anh/ chị có thấy rằng


việc sử dụng dịch vụ
Digital Marketing trên
TikTok của các hãng
3 QDSD3
thời trang là lựa chọn
tốt để tiếp cận sản
phẩm và dịch vụ
không?

Trân trọng cám ơn sự hỗ trợ của các shop.
Kính chúc shop luôn mạnh khỏe và thành công trong sự nghiệp!

51
PHỤ LỤC 2: BẢNG BIỂU

Câu 1: Bạn hãy cho biết giới tính của bạn?

Cumulative
Frequency Percent Valid Percent
Percent

Valid Nam 110 55,0 55,0 55,0

Nữ 90 45,0 45,0 100,0

Total 200 100,0 100,0

Câu 2: Bạn ở độ tuổi nào?

Cumulative
Frequency Percent Valid Percent
Percent

Valid Từ 16 – 18 63 31,5 31,5 31,5

Từ 19 - 22 62 31,0 31,0 62,5

Từ 23 trở lên 75 37,5 37,5 100,0

Total 200 100,0 100,0

52
Câu 3: Hiện bạn đang làm gì?

Cumulative
Frequency Percent Valid Percent
Percent

Valid Sinh viên 71 35,5 35,5 35,5

Đã đi làm 59 29,5 29,5 65,0

Khác 70 35,0 35,0 100,0

Total 200 100,0 100,0

Câu 4: Mức thu nhập hàng tháng của bạn là bao nhiêu?

Cumulative
Frequency Percent Valid Percent
Percent

Valid Dưới 2 triệu 46 23,0 23,0 23,0

5 - 10 triệu 51 25,5 25,5 48,5

10 – 20 triệu 48 24,0 24,0 72,5

Trên 20 triệu 55 27,5 27,5 100,0

Total 200 100,0 100,0

53
Reliability Statistics

Cronbach's
Alpha N of Items

,610 3

Item-Total Statistics

Corrected Item- Cronbach's


Scale Mean if Scale Variance
Total Alpha if Item
Item Deleted if Item Deleted
Correlation Deleted

HI1 7,61 1,526 ,419 ,515

HI2 7,90 1,461 ,413 ,520

HI3 7,78 1,241 ,434 ,495

Reliability Statistics

Cronbach's
Alpha N of Items

,826 3

54
Item-Total Statistics

Corrected Item- Cronbach's


Scale Mean if Scale Variance
Total Alpha if Item
Item Deleted if Item Deleted
Correlation Deleted

TT1 7,70 3,369 ,686 ,755

TT2 7,73 3,384 ,667 ,774

TT3 7,68 3,457 ,693 ,749

Reliability Statistics

Cronbach's
Alpha N of Items

,659 3

Item-Total Statistics

Corrected Item- Cronbach's


Scale Mean if Scale Variance Total Alpha if Item
Item Deleted if Item Deleted Correlation Deleted

55
XH1 7,90 1,296 ,502 ,520

XH2 8,14 1,307 ,505 ,514

XH3 8,12 1,684 ,415 ,635

Reliability Statistics

Cronbach's
Alpha N of Items

,658 3

Item-Total Statistics

Corrected Item- Cronbach's


Scale Mean if Scale Variance
Total Alpha if Item
Item Deleted if Item Deleted
Correlation Deleted

TC1 7,25 2,872 ,504 ,533

TC2 7,74 2,575 ,469 ,560

TC3 7,90 2,302 ,452 ,598

56
Reliability Statistics

Cronbach's
Alpha N of Items

,770 3

Item-Total Statistics

Corrected Item- Cronbach's


Scale Mean if Scale Variance
Total Alpha if Item
Item Deleted if Item Deleted
Correlation Deleted

QDSD1 7,80 1,038 ,634 ,656

QDSD2 7,78 1,188 ,560 ,738

QDSD3 7,78 1,120 ,620 ,673

KMO and Bartlett's Test

Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling Adequacy. ,710

Bartlett's Test of Sphericity Approx. Chi-Square 541,068

57
df 66

Sig. ,000

Communalities

Initial Extraction

HI1 1,000 ,497

HI2 1,000 ,590

HI3 1,000 ,634

TT1 1,000 ,755

TT2 1,000 ,729

TT3 1,000 ,762

XH1 1,000 ,620

XH2 1,000 ,663

XH3 1,000 ,549

TC1 1,000 ,682

TC2 1,000 ,626

58
TC3 1,000 ,565

Extraction Method: Principal


Component Analysis.

Total Variance Explained

Rotation
Sums of
Initial Eigenvalues Extraction Sums of Squared Loadings
Squared
Component Loadings

% of Cumulative % of Cumulative
Total Total Total
Variance % Variance %

1 2,840 23,665 23,665 2,840 23,665 23,665 2,267

2 1,910 15,920 39,585 1,910 15,920 39,585 1,815

3 1,719 14,321 53,906 1,719 14,321 53,906 1,815

4 1,205 10,038 63,944 1,205 10,038 63,944 1,776

5 ,781 6,512 70,456

6 ,684 5,697 76,152

7 ,617 5,141 81,293

59
8 ,559 4,655 85,948

9 ,512 4,265 90,213

10 ,464 3,867 94,080

11 ,380 3,168 97,249

12 ,330 2,751 100,000

Total Variance Explained

Rotation Sums of Squared Loadings

Component % of Variance Cumulative %

1 18,892 18,892

2 15,125 34,018

3 15,125 49,142

4 14,802 63,944

60
8

10

11

12

Extraction Method: Principal Component Analysis.

Component Matrixa

Component

1 2 3 4

TT2 ,708

TT1 ,654

TT3 ,651 ,554

XH1 ,588

HI1 ,542

61
XH3 ,533

HI2

TC2 ,771

TC1 ,658

TC3 ,657

XH2 -,521

HI3 -,559

Extraction Method: Principal Component Analysis.a

a. 4 components extracted.

Rotated Component Matrixa

Component

1 2 3 4

TT3 ,863

TT1 ,859

62
TT2 ,827

XH2 ,807

XH1 ,726

XH3 ,715

TC1 ,816

TC3 ,749

TC2 ,748

HI3 ,786

HI2 ,737

HI1 ,657

Extraction Method: Principal Component Analysis.

Rotation Method: Varimax with Kaiser Normalization.a

a. Rotation converged in 5 iterations.

Component Transformation Matrix

Component 1 2 3 4

63
1 ,692 ,526 -,044 ,494

2 -,257 ,024 ,873 ,413

3 ,675 -,555 ,366 -,321

4 ,027 ,644 ,318 -,695

Extraction Method: Principal Component Analysis.

Rotation Method: Varimax with Kaiser Normalization.

KMO and Bartlett's Test

Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling Adequacy. ,691

Bartlett's Test of Sphericity Approx. Chi-Square 157,075

df 3

Sig. ,000

Communalities

Initial Extraction

QDSD1 1,000 ,719

64
QDSD2 1,000 ,633

QDSD3 1,000 ,703

Extraction Method: Principal


Component Analysis.

Total Variance Explained

Initial Eigenvalues Extraction Sums of Squared Loadings


Component
Total % of Variance Cumulative % Total % of Variance Cumulative %

1 2,056 68,536 68,536 2,056 68,536 68,536

2 ,531 17,698 86,234

3 ,413 13,766 100,000

Extraction Method: Principal Component Analysis.

Component Matrixa

Component

65
1

QDSD1 ,848

QDSD3 ,839

QDSD2 ,796

Extraction Method:
Principal Component
Analysis.a

a. 1 components
extracted.

Correlations

HI TT XH TC QDSD

HI Pearson Correlation 1 ,194** ,307** ,093 ,415**

Sig. (2-tailed) ,006 ,000 ,191 ,000

N 200 200 200 200 200

TT Pearson Correlation ,194** 1 ,205** -,041 ,416**

66
Sig. (2-tailed) ,006 ,004 ,567 ,000

N 200 200 200 200 200

XH Pearson Correlation ,307** ,205** 1 -,071 ,427**

Sig. (2-tailed) ,000 ,004 ,318 ,000

N 200 200 200 200 200

TC Pearson Correlation ,093 -,041 -,071 1 ,341**

Sig. (2-tailed) ,191 ,567 ,318 ,000

N 200 200 200 200 200

QDSD Pearson Correlation ,415** ,416** ,427** ,341** 1

Sig. (2-tailed) ,000 ,000 ,000 ,000

N 200 200 200 200 200

**. Correlation is significant at the 0.01 level (2-tailed).

Model Summaryb

Adjusted R Std. Error of the


Model R R Square Durbin-Watson
Square Estimate

67
1 ,695a ,484 ,473 ,36306 1,775

a. Predictors: (Constant), TC, TT, XH, HI

b. Dependent Variable: QDSD

ANOVAa

Model Sum of Squares df Mean Square F Sig.

1 Regression 24,061 4 6,015 45,636 ,000b

Residual 25,703 195 ,132

Total 49,764 199

a. Dependent Variable: QDSD

b. Predictors: (Constant), TC, TT, XH, HI

Coefficientsa

Model Unstandardized Standardized t Sig. Collinearity Statistics


Coefficients Coefficients

68
B Std. Error Beta Tolerance VIF

1 (Constant) ,323 ,273 1,183 ,238

HI ,204 ,051 ,221 4,022 ,000 ,874 1,144

TT ,182 ,030 ,323 6,071 ,000 ,937 1,067

XH ,288 ,050 ,318 5,785 ,000 ,876 1,142

TC ,240 ,035 ,356 6,850 ,000 ,979 1,022

a. Dependent Variable: QDSD

Collinearity Diagnosticsa

Variance Proportions
Condition
Model Dimension Eigenvalue
Index
(Constant) HI TT XH TC

1 1 4,907 1,000 ,00 ,00 ,00 ,00 ,00

2 ,046 10,384 ,00 ,00 ,59 ,00 ,33

3 ,027 13,379 ,01 ,08 ,39 ,16 ,44

4 ,013 19,571 ,01 ,79 ,00 ,47 ,02

69
5 ,007 26,941 ,98 ,12 ,02 ,37 ,22

a. Dependent Variable: QDSD

Residuals Statisticsa

Minimum Maximum Mean Std. Deviation N

Predicted Value 2,7765 4,6385 3,8917 ,34772 200

Residual -1,51321 ,60934 ,00000 ,35939 200

Std. Predicted Value -3,207 2,148 ,000 1,000 200

Std. Residual -4,168 1,678 ,000 ,990 200

a. Dependent Variable: QDSD

70
Charts

71

You might also like