Sang thu (22-23)

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 3

Kiến thức cơ bản các văn bản 9

Sang thu
(Hữu Thỉnh)

I. Kiến thức cơ bản


1. Tác giả:
- Tên đầy đủ là Nguyễn Hữu Thỉnh, sinh năm 1942, quê tỉnh Vĩnh Phúc
- 1963, Hữu Thỉnh nhập ngũ vào binh chủng Tăng thiết giáp rồi trở thành cán bộ văn hoá
tuyên huấn trong quân đội và bắt đầu sáng tác thơ.
- Ông viết nhiều về cuộc sống ở nông thôn và về mùa thu với giọng thơ nhẹ nhàng, trong
sáng giàu cảm xúc.
- Năm 2000 ông được bầu làm Tổng thư kí Hội Nhà văn VN
2. Tác phẩm
- Hoàn cảnh sáng tác: năm 1977, sau khi đất nước hòa bình thống nhất, thiên nhiên đang
bước sang thu
- Xuất xứ: In trong tập “Từ chiến hào đến thành phố”
- Thể thơ: 5 chữ.
- Mạch cảm xúc:
“Sang thu” là bức thông điệp lúc giao mùa được diễn tả bằng sự rung cảm tinh tế, sự trải
nghiệm sâu sắc của nhà thơ. Cảm xúc xuyên suốt bài thơ là cảm nhận từ ngoại cảnh đến
tâm cảnh, từ thiên nhiên sang thu đến suy ngẫm về đời người
- Ý nghĩa nhan đề: đảo động từ “sang” lên trước danh từ “thu” để nhấn mạnh trạng
thái, sự vận động, chuyển biến nhẹ nhàng của đất trời trong giây phút giao mùa, đồng
thời cũng cho thấy sự vận động trong cảm xúc của tác giả trước giây phút giao mùa ấy.
(Nếu nhan đề bài thơ là “Thu sang” có nghĩa là mùa thu đã sang hẳn rồi, sẽ không
phù hợp với cảm xúc của bài thơ)

II. Phân tích:


Khổ 1. Sự chuyển biến của đất trời từ hạ sang thu được nhà thơ cảm nhận thật tinh tế,
độc đáo.
- Từ “bỗng’ mở đầu bài thơ gợi cảm giác bất ngờ, ngỡ ngàng, thu đến k hẹn trước.
- Với Hữu Thỉnh, mùa thu đến không phải từ bầu trời xanh, hương cốm mới hay lá vàng
rơi mà tín hiệu mùa thu rất mới mẻ độc đáo chính là từ mùi hương ổi trong k gian. Đó là
mùi hương dân dã, mộc mạc rất đặc trưng của làng quê Bắc Bộ. Mùi hương ấy đang “Phả
vào trong gió se”.
+ gió se là làn gió nhẹ nhàng se lạnh của mùa thu, đủ mang đi trong không gian chút hương
ổi dịu nhẹ.
+ Động từ “phả” cho thấy mùi hương ổi ở độ đậm nhất, thơm nồng hòa vào trong làn gió
se của mùa thu, lan tỏa khắp không gian. Gió như đang đánh thức cả một không gian làng
quê.
- Tín hiệu sang thu còn được cảm nhận bằng thị giác qua hình ảnh “sương chùng chình
qua ngõ” .

Nguyễn Thị Duyên 1 Trường THCS Đại Áng


Kiến thức cơ bản các văn bản 9
+ “Chùng chình” là từ láy gợi hình, gợi màn sương giăng mắc nhẹ nhàng, chuyển động
chầm chậm. Những giọt sương thu còn được nhân hoá như có tâm hồn, cố ý chậm lại, như
dùng dằng nơi đường thôn, ngõ xóm chưa muốn rời đi.
+ “Ngõ” ở đây vừa là ngõ thực, vừa là cửa ngõ thời gian thông giữa hai mùa.
- Thu đang đến nhưng chưa rõ nét cũng đủ khiến nhà thơ ngỡ ngàng, bâng khuâng tự hỏi
“Hình như thu đã về’. Tình thái từ hình như đã diễn tả cảm giác bất ngờ, mơ hồ mong
manh, chưa rõ. Tất cả những điều đó cho thấy tâm hồn tinh tế, nhạy cảm cùng tình yêu
thiên nhiên của tác giả thật đáng trân trọng.

Khổ 2. Những chuyển biến trong không gian lúc sang thu rõ rệt hơn.
- Hai câu thơ đầu cho thấy vạn vật đang chuyển mình, cái hạ oi bức cũng đã qua, mùa thu
dịu êm đã đến “Sông được lúc dềnh dàng/ Chim bắt đầu vội vã’.
+ Không gian mở ra cao hơn, xa rộng hơn với bầu trời, dòng sông. Bằng nghệ thuật nhân
hóa cùng từ láy gợi hình “dềnh dàng’ gợi tả dòng sông khi sang thu không cuồn cuộn, dữ
dội như những ngày mưa lũ mùa hạ mà chầm chậm, như lắng lại, ngẫm ngợi, suy tư. Hữu
Thỉnh đã thổi vào dòng sông một nét hồn rất con người.
+ Trái với cái “dềnh dàng’ của dòng sông là cái “vội vã” của cánh chim bay về phương
Nam tránh rét. Không phải đang, đã mà là bắt đầu vội vã, là cái “vội vã” mới chớm, mới
bắt đầu, phải là người tinh tế lắm Hữu Thỉnh mới nhận ra sự bắt đầu “vội vã” ấy.
- Hình ảnh đám mây là hình ảnh thơ đẹp và độc đáo tô đậm sự biến chuyển của đất trời
trong khoảnh khắc giao mùa.
+ Nghệ thuật nhân hóa kết hợp và động từ “vắt” diễn tả đám mây mềm mại như dải lụa
trên bầu trời, nửa nghiêng về mùa hạ nửa nghiêng về mùa thu. Đám mây là thực, hữu hình
còn ranh giới giữa hạ và thu là ảo, là vô hình. Đám mây đã trở thành nhịp cầu thời gian
duyên dáng, yểu điệu nối giữa hai mùa
+ Hình ảnh đám mây như có tâm hồn, nó còn lưu luyến, bịn rịn chưa muốn rời xa mùa hạ
nhưng cũng muốn đón nhận vẻ đẹp của mùa thu.
- Cả khổ thơ đã thể hiện tâm hồn tinh tế của tác giả, gợi cảm xúc say sưa, ngây ngất trước
sự chuyển biến của thiên nhiên - hạ đã qua mà thu thì chưa đến hẳn.

Khổ 3. Bức tranh thiên nhiên sang thu và suy ngẫm về đời người
- Bức tranh mùa thu đến đây đã hoàn thiện, có hồn và đậm chất suy tư. Mùa thu hiện ra rõ
rệt hơn và được nhà thơ cảm nhận bằng kinh nghiệm “Vẫn còn bao nhiêu nắng/
Đã vơi dần cơn mưa’. Vẫn là nắng, mưa, sấm, chớp như mùa hạ nhưng mức độ đã khác:
Các từ chỉ mức độ “vẫn còn”, “đã vơi dần”, “bớt” diễn tả sự chuyển biến của các hiện
tượng như báo hiệu mùa hạ đang nhạt dần, thu đến đậm nét hơn. Đất trời đang làm một
cuộc chuyển giao kì diệu, tất cả điều đó được tác giả cảm nhận bằng một tâm hồn rung
động tinh tế, nhạy cảm.
- Hai câu cuối là hình ảnh thiên nhiên lúc sang thu đầy sức gợi: Sấm ....tuổi
+ Đây là hình ảnh tả thực, lúc sang thu, sấm thưa và nhỏ dần, không đủ sức lay động hàng
cây. “Sấm’ còn mang nghĩa ẩn dụ, tượng trưng cho những biến cố bất thường của ngoại
cảnh, những khó khăn, thử thách của cuộc đời.

Nguyễn Thị Duyên 2 Trường THCS Đại Áng


Kiến thức cơ bản các văn bản 9
+ “Hàng cây đứng tuổi” là hình ảnh ẩn dụ gợi liên tưởng đến con người từng trải sẽ vững
vàng không bất ngờ trước những thử thách của ngoại cảnh, của cuộc đời. Hàng cây cổ thụ
bình thản đón mùa thu đến, không vội vàng, vồ vập mà lặng lẽ âm thầm.
=> Đất trời sang thu khiến lòng người bâng khuâng, sâu lắng và gợi suy nghĩ sâu xa, kín
đáo về đời người khi sang thu.
- Đọc lại bài thơ ta càng thấm thía vì sao lại có sự chùng chình, bịn rịn lúc sang thu, vì sao
lại vừa dềnh dàng, vừa vội vã? Con người sang thu không còn bồng bột, sốc nổi như lúc
còn thanh xuân mà sâu sắc, chín chắn, điềm đạm hơn. Con người lưu luyến, bịn rịn song
cũng khẩn trương, vội vã hơn để làm được nhiều việc có ý nghĩa hơn. Vậy là cả thiên
nhiên, con người cùng hòa một nhịp sang thu. Phải là người am hiểu, sâu sắc lắm Hữu
Thỉnh mới viết lên những vần thơ đầy triết lí như vậy.

III. Tổng kết


1. Nội dung: Bài thơ là cảm nhận tinh tế về vẻ đẹp thiên nhiên của bước chuyển mùa từ hạ
sang thu. Đồng thời nói lên sự xúc động của lòng ng trg khoảnh khắc giao mùa.
2. Nghệ thuật: + Nhân hóa, ẩn dụ kết hợp đối...
+ Lời thơ giàu hình ảnh, cảm xúc tinh tế, sâu lắng

Nguyễn Thị Duyên 3 Trường THCS Đại Áng

You might also like