pdfcoffee.com_thi-nghiem-chi-tiet-pdf-free

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 10

I.

XÁC ĐỊNH HÀM LƯỢNG VITAMIN C BẰNG PHƯƠNG PHÁP CHUẨN


ĐỘ IOT
1. Nguyên tắc:
Iot tương đối không tan trong nước, nhưng điều này có thể cải thiện bằng cách pha
trộn iod với iodua và tạo thành tri-iodua:
I2 + I-  I3-
Tri-iodua oxy hóa vitamin C tạo thành acid dehydroascorbic:
C3H8O6 + H2O  C6H6O6 + 3I- + 2H+
Chừng nào vitamin C còn trong dung dịch thì tri-iodua được chuyển thành ion iodua
rất nhanh chóng.
Tuy nhiên, khi tất cả vitamin C đã bị oxy hóa thì iod và tri-iodua sẽ hiện diện trong
dung dịch và phản ứng với tinh bột tạo nên một hỗn hợp màu xanh đen. Màu xanh đen là
điểm dừng cho phản ứng chuẩn độ.
2. Hóa chất:
 Chuẩn bị dung dịch:
- Dung dịch chỉ thị 1% tinh bột:
 Cho 0,5 g tinh bột hòa tan vào 50 ml nước cất nóng gần sôi.
 Hòa tan hoàn toàn và để dung dịch nguội trước khi sử dụng. (không phải lúc nào
cũng là dung dịch hồ tinh bộ 1%, dung dịch 0,5% cũng tốt).
- Dung dịch iốt:
 Hòa tan 5 g KI và 0,268 g KIO3 trong 200 ml nước cất.
 Thêm 30 ml acid sunfuric 3 M.
 Cho dung dịch này vào ống đong 500 ml và pha loãng dung dịch bằng nước cất
đến vạch định mức 500 ml.
 Hòa tan dung dịch hoàn toàn.
 Cho dung dịch vào becher 600 ml.
 Ghi nhãn trên becher là “dung dịch iốt”.
- Dung dịch vitamin C chuẩn:
 Hòa tan 0,250 g vitamin C (acid ascorbic) trong 100 ml nước cất.
 Dùng nước cất pha loãng thành dung dịch 250 ml bằng bình định mức. Ghi nhãn
trên bình là “dung dịch vitamin C chuẩn”.
3. Cách tiến hành:

- Tiêu chuẩn hóa các dung dịch:


 Thêm 25,00 ml dung dịch chuẩn vitamin C vào bình erlen 125 ml.
 Thêm 10 giọt dung dịch hồ tinh bột 1 %.
 Rửa sạch buret với một lượng nhỏ dung dịch iốt và sau đó cho dung dịch iốt vào
buret. Ghi lại vạch thể tích dung dịch ban đầu trong buret.
 Chuẩn độ dung dịch cho đến điểm dừng phản ứng, khi bạn thấy dấu hiệu đầu tiên
của màu xanh dương bền trong 20 giây khi bạn lắc đều dung dịch.
 Ghi nhận vạch thể tích dung dịch iốt trên buret. Lượng iốt đã dùng cho chuẩn độ
chính là thể tích dung dịch iốt ban đầu trừ đi dung dịch sau chuẩn độ.
 Làm lại thí nghiệm chuẩn độ ít nhất 2 lần. Các kết quả chấp nhận sai khác 0,1 ml.
- Chuẩn độ vitamin C:
 Tiến hành chuẩn độ các mẫu thí nghiệm tương tự quá trình chuẩn độ dung dịch
vitamin C chuẩn. Nhớ ghi nhận lại thể tích dung dịch iốt ban đầu và sau khi chuẩn
độ cho đến khi xuất hiện điểm dừng làm thay đổi màu dung dịch.
- Chuẩn độ mẫu nước ép:
Cho 25ml nước ép vào bình tam giác.
Chuẩn độ bằng dung dịch iot cho đến khi xuất hiện màu xanh bền trong 20 giây.
Ghi lại kết quả.
4. Kết quả thí nghiệm
Hàm lượng vitamin C trong mẫu được xác định bằng công thức:
m. V ℑ
X=
V Ic
Trong đó:
VIc : thể tích dung dịch iot phản ứng với dung dịch vitamin C chuẩn.

VIm : thể tích dung dịch iot phản ứng với dung dịch mẫu.

m : lượng vitamin C chuẩn được dùng.


II. XÁC ĐỊNH HÀM LƯỢNG CHẤT KHÔ HÒA TAN BẰNG KHÚC XẠ KẾ
(TCVN 4414:1987)
1. Nộidung phương pháp
Phương pháp này dựa trên độ khúc xạ ánh sáng của đường và một số hợp chất hữu cơ
khác quy ra đường. Đọc hàm lượng phần trăm trực tiếp trên thang chia độ của khúc xạ kế
ở 200C.
2. Lấy mẫu theo TCVN 4409 - 87 và chuẩn bị mẫu theo TCVN 4413 - 87
3. Dụng cụ và vật liệu
Khúc xạ kế phòng thí nghiệm chia độ tới 0,2% hàm lượng chất khô và sai số nhỏ hơn
0,2%.
Cân kỹ thuật có độ chính xác đến 0,01g;
Cốc thủy tinh dung tích 50ml;
Cối chày sứ;
Đũa thủy tinh dẹt đầu;
Cát tinh chế theo TCVN 4413 - 87;
Vải phin mịn;
Nước cất theo TCVN 2117 - 77.
4. Chuẩn bị thử
Trước khi thử cần kiểm tra độ chính xác của khúc xạ kế.
4.1. Lau sạch mặt lăng kính bằng bông thấm nước cất để khô.
4.2. Điều chỉnh thị trường của khúc xạ kế cho rõ nét phần phân quang.
4.3. Điều chỉnh điểm 0 của khúc xạ kế bằng nước cất ghi nhiệt độ lúc điều chỉnh. Lau
khô mặt lăng kính và tiến hành đo mẫu ngay để nhiệt độ đo không chênh với nhiệt độ
điều chỉnh máy.
5. Tiến hành thử
5.1. Đối với sản phẩm lỏng
Lắc đều mẫu, dùng đũa thủy tinh dẹt đầu đưa 2 - 3 giọt mẫu vào lăng kính dưới, đậy lăng
kính trên lại.
Nếu dùng khúc xạ kế để bàn Abbe điều chỉnh cho vạch phân quang về đúng tâm điểm,
đọc chỉ số phần trăm trên thang chia độ. Ghi nhiệt độ khi đo.
5.2. Đối với sản phẩm là khối đặc (nước quả đục, sản phẩm dạng purê).
Lấy một lượng mẫu cần thiết vào miếng vải phin mịn, từ từ ép loại bỏ 2-3 giọt ban đầu
rồi nhỏ 2-3 giọt lên lăng kính dưới. Đo như điều 5.1
5.3. Đối với sản phẩm đặc, thẫm mầu (mứt rim, mứt nhuyễn…) và sản phẩm khó tách
phần lỏng
Cân 5 - 10g mẫu bằng cân kỹ thuật cho vào khoảng 4g cát tinh chế và lượng nước bằng
lượng mẫu đã lấy, nghiền nhanh hỗn hợp trong cối sứ. Lấy một phần hỗn hợp cho vào
miếng vải phin mịn, ép loại bỏ 2 - 3 giọt dịch ban đầu rồi nhỏ 2 - 3 giọt lên lăng kính
dưới và đo như điều 5.1.
6. Tính kết quả
6.1. Đối với sản phẩm đo như điều 5.1 và 5.2 lấy kết quả đọc được trên máy và hiệu
chỉnh về 200C (dùng bảng hiệu chỉnh phần phụ lục).
6.2. Đối với sản phẩm đo như điều 5.3.
Hàm lượng chất khô hòa tan (X) tính bằng % theo công thức:
X = 2a
Trong đó:
a - chỉ số khúc xạ đo được;
2 - hệ số pha loãng.
Kết quả là trung bình cộng kết quả của 2 lần xác định song song. Chênh lệch kết quả giữa
hai lần xác định không được vượt quá 0,2%.

BẢNG HIỆU CHỈNH CHỈ SỐ KHÚC XẠ QUY VỀ NHIỆT ĐỘ 200C


Hiệu chỉnh tỷ lệ theo khối lượng phần trăm sacaroza
Nhiệ
t
độ 0C
0 5 10 15 20 25 30 35 40 45 50 55 60 65 70

Từ chỉ số khúc xạ cần trừ đi

10 0,50 0,54 0,58 0,61 0,64 0,66 0,68 0,70 0,72 0,73 0,74 0,75 0,76 0,78 0,78

11 0,46 0,49 0,53 0,55 0,58 0,60 0,62 0,64 0,65 0,66 0,67 0,68 0,69 0,70 0,71

12 0,42 0,45 0,48 0,50 0,52 0,54 0,56 0,57 0,58 0,59 0,60 0,61 0,61 0,63 0,63

13 0,37 0,40 0,42 0,44 0,46 0,48 0,49 0,50 0,51 0,52 0,53 0,54 0,54 0,55 0,55

14 0,33 0,35 0,37 0,39 0,40 0,41 0,42 0,43 0,44 0,45 0,45 0,46 0,46 0,47 0,48

15 0,27 0,25 0,31 0,33 0,34 0,34 0,35 0,36 0,37 0,37 0,38 0,39 0,39 0,40 0,40

16 0,22 0,24 0,25 0,26 0,27 0,28 0,28 0,29 0,30 0,30 0,30 0,31 0,31 0,32 0,32

17 0,17 0,18 0,19 0,20 0,21 0,21 0,21 0,22 0,22 0,23 0,23 0,23 0,23 0,34 0,24

18 0,12 0,13 0,13 0,14 0,14 0,14 0,14 0,15 0,15 0,15 0,15 0,16 0,16 0,16 0,16

19 0,06 0,06 0,06 0,07 0,07 0,07 0,07 0,08 0,08 0,08 0,08 0,08 0,08 0,08 0,08

Từ chỉ số khúc xạ cần thêm vào

21 0,06 0,07 0,07 0,07 0,07 0,08 0,08 0,08 0,08 0,08 0,08 0,08 0,08 0,08 0,08

22 0,13 0,13 0,14 0,14 0,15 0,15 0,15 0,15 0,15 0,16 0,16 0,16 0,16 0,16 0,16

23 0,19 0,20 0,21 0,22 0,22 0,23 0,23 0,23 0,23 0,24 0,24 0,24 0,24 0,24 0,24

24 0,26 0,27 0,28 0,29 0,30 0,30 0,31 0,31 0,31 0,31 0,31 0,32 0,32 0,32 0,32

25 0,33 0,35 0,36 0,37 0,38 0,38 0,39 0,40 0,40 0,40 0,40 0,40 0,40 0,40 0,40
26 0,40 0,42 0,43 0,44 0,45 0,46 0,47 0,48 0,48 0,48 0,46 0,48 0,46 0,48 0,48

27 0,48 0,50 0,52 0,53 0,54 0,55 0,55 0,56 0,56 0,56 0,56 0,56 0,56 0,56 0,56

28 0,56 0,57 0,60 0,61 0,62 0,63 0,63 0,64 0,64 0,64 0,64 0,64 0,64 0,64 0,64

29 0,64 0,66 0,68 0,69 0,71 0,72 0,72 0,73 0,73 0,73 0,73 0,73 0,73 0,73 0,73

30 0,72 0,74 0,77 0,78 0,79 0,80 0,80 0,81 0,81 0,81 0,81 0,81 0,81 0,81 0,81

III.
ĐỒ UỐNG - XÁC ĐỊNH TỔNG HÀM LƯỢNG CHẤT TẠO
MÀU ANTHOCYANIN DẠNG MONOME - PHƯƠNG PHÁP
PH VI SAI(TCVN 11028:2015)
Beverages - Determination of total monomeric anthocyanin pigment content -
pH differential method
1. Phạm vi áp dụng
Tiêu chuẩn này quy định phương pháp pH vi sai để xác định tổng hàm lượng chất
tạo màu anthocyanin dạng monome trong đồ uống.
Phương pháp này đã được đánh giá trên các mẫu: nước quả, cocktail, nước uống bổ
sung chất tạo màu tự nhiên và rượu vang với giới hạn định lượng từ 20 mg/l đến 3
000 mg/l theo đương lượng cyanidin-3-glucoside.
CHÚ THÍCH 1: Sự có mặt của etanol trong mẫu ở mức 10 % đến 14 % không ảnh
hưởng đến việc phân tích.
CHÚ THÍCH 2: Các chất tạo màu FD&C Red N0.40, cochineal và bột củ cải đỏ
không gây nhiễu khi nồng độ chất tạo màu tổng số < 10="" %="" nhưng="" ở=""
nồng="" độ="" chất="" tạo="" màu="" tổng="" số="">≥ 10 % sẽ làm giảm giá trị
tính được.
2. Nguyên tắc
Chất tạo màu anthocyanin dạng monome thay đổi màu sắc theo pH; tại pH 1,0 các
anthocyanin tồn tại ở dạng oxonium, tại pH 4,5 thì chúng chủ yếu ở dạng
hemiketal không màu. Chênh lệch độ hấp thụ của các chất màu ở bước sóng 520
nm tỷ lệ thuận với nồng độ của chất tạo màu. Các kết quả được biểu thị theo
cyanidin-3- glucoside.
Các anthocyanin ở dạng polyme không đổi màu khi pH thay đổi và không bao gồm
trong phép đo vi độ hấp thụ của chúng ở pH 4,5 và ở pH 1,0 là như nhau.
3. Thuốc thử
Chỉ sử dụng các thuốc thử loại tinh khiết phân tích và nước sử dụng phải là nước
cất hoặc nước có chất lượng tương đương, trừ khi có quy định khác.
3.1. Axit clohydric đậm đặc, nồng độ từ 36,5 % đến 38,0 % (khối lượng).
3.2. Dung dịch kali clorua (KCI), 0,025 M (làm dung dịch đệm có pH 1,0)
Cân 1,86 g kali clorua cho vào cốc có mỏ, thêm nước đến khoảng 980 ml. Đo pH
và dùng axit clohydric (3.1) (khoảng 6,3 ml) để chỉnh pH đến 1,0. Chuyển dung
dịch vào bình định mức 1 lít và thêm nước đến vạch.
3.3. Dung dịch natri axetat (NaCH3COO.3H2O), 0,4 M (làm dung dịch đệm có
pH 4,5)
Cân 54,43 g natri axetat cho vào cốc có mỏ, thêm nước đến khoảng 960 ml. Đo pH
và dùng axit clohydric (3.1) (khoảng 20 ml) để chỉnh pH đến 4,5. Chuyển dung
dịch vào bình định mức 1 lít và thêm nước đến vạch.
4. Thiết bị, dụng cụ
Sử dụng các thiết bị, dụng cụ thông thường của phòng thử nghiệm và cụ thể sau
đây:
4.1. Máy đo pH, đã được chuẩn hóa bằng dung dịch đệm chuẩn có pH bằng 4,0 và
7,0, có thể đo chính xác đến ± 0,05 pH.
4.2. Máy đo quang phổ khả kiến. Kiểm tra hiệu năng của máy ở bước sóng 520
nm bằng các dung dịch đối chứng về độ chính xác của bước sóng, độ chính xác
quang phổ, độ tuyến tính và ánh sáng phân tán.
4.3. Cuvet thủy tinh hoặc cuvet dùng một lần, dùng cho máy đo quang phổ,
chiều dài đường quang 1 cm.
4.4. Bình định mức, dung tích 50 ml.
4.5. Pipet chia vạch, có các dung tích thích hợp.
5. Lấy mẫu
Mẫu gửi đến phòng thử nghiệm phải là mẫu đại diện. Mẫu không bị hư hỏng hoặc
biến đổi trong suốt quá trình vận chuyển hoặc bảo quản.
Việc lấy mẫu không quy định trong tiêu chuẩn này. Xem tiêu chuẩn cụ thể có liên
quan đến sản phẩm. Nếu chưa có tiêu chuẩn cụ thể liên quan đến sản phẩm thì các
bên có liên quan nên thoả thuận với nhau về vấn đề này.
6. Cách tiến hành
6.1. Chuẩn bị dung dịch thử
Dùng pipet (4.5) chuyển phần mẫu thử tối đa 10 ml và bốn phần dung dịch đệm
đựng trong bình định mức 50 ml (4.4) sao cho không vượt quá khả năng đệm của
thuốc thử.
Xác định hệ số pha loãng thích hợp bằng cách pha loãng phần mẫu thử với dung
dịch đệm pH 1,0 [kali clorua (3.2)], cho đến khi độ hấp thụ ở 520 nm nằm trong
dải tuyến tính của máy đo quang phổ.
CHÚ THÍCH: Đối với hầu hết máy đo quang phổ, độ hấp thụ phải từ 0,2 AU đến
1,4 AU.
Dùng hệ số pha loãng này để chuẩn bị hai dung dịch pha loãng của mẫu thử, một
dung dịch pha loãng dùng dung dịch đệm pH 1,0 [kali clorua (3.2)] và dung dịch
pha loãng còn lại sử dụng dung dịch đệm pH 4,5 [natri axetat (3.3)].
6.2. Xác định
Dùng máy đo quang phổ (4.2) đo độ hấp thụ của phần mẫu thử đã được pha loãng
bằng dung dịch đệm pH 1,0 [kali clorua (3.2)] và dung dịch đệm pH 4,5 [natri
axetat (3.3)] ở cả bước sóng 520 nm và bước sóng 700 nm. Đọc độ hấp thụ của các
phần mẫu thử đã pha loãng so với cuvet mẫu trắng được đổ đầy nước. Đo độ hấp
thụ trong vòng 20 min đến 25 min sau khi chuẩn bị.
CHÚ THÍCH: Lý do đo độ hấp thụ ở bước sóng 700 nm là để đo được chính xác.
Tuy nhiên, nếu phần mẫu thử đã pha loãng quá đục thì trước khi đo cần làm trong
bằng cách ly tâm hoặc lọc. Sử dụng bộ lọc không hấp thụ anthocyanin.
7. Tính kết quả
Nồng độ chất tạo màu anthocyanin tính theo đương lượng
cyanidin-3-glucoside, c, biểu thị bằng miligam trên lit (mg/l), được tính bằng công
thức sau đây:

C= (1)
Trong đó:
A là độ hấp thụ của phần mẫu thử, tính được tính như sau:
A= - (2)
Trong đó:
: là độ hấp thụ của phần mẫu thử có pH bằng 1,0 đo được ở bước sóng 520 nm;
: là độ hấp thụ của phần mẫu thử có pH bằng 1,0 đo được ở bước sóng 700 nm;
: là độ hấp thụ của phần mẫu thử có pH bằng 4,5 đo được ở bước sóng 520 nm;
: là độ hấp thụ của phần mẫu thử có pH bằng 4,5 đo được ở bước sóng 700 nm;
DF là hệ số pha loãng trong 6.1;
MW là khối lượng phân tử của cyanidin-3-glucoside, bằng 449,2 g/mol;
I là chiều dài đường quang, tính bằng centimet (cm);
e là hệ số tắt phân tử (bằng 26 900) của cyanidin-3-glucoside, tính bằng L x mol-
1
x cm-1;
103 là hệ số chuyển đổi từ gam sang miligam.
CHÚ THÍCH: Trong một số trường hợp, có thể biết trước hàm lượng một
anthocyanin trong mẫu thử và hàm lượng này khác với cyanidin-3-glucoside. Điều
quan trọng là nêu rõ bước sóng, khối lượng phân tử và độ hấp thụ nếu kết quả
không được biểu thị theo đương lượng cyanidin-3-glucoside. Báo cáo kết quả theo
các anthocyanin monome, biểu thị theo đương lượng cyanidin-3-glucoside, tính
theo miligam trên lít.
8. Báo cáo thử nghiệm
Báo cáo thử nghiệm phải ghi rõ:
a) mọi thông tin cần thiết để nhận biết đầy đủ về mẫu thử;
b) phương pháp lấy mẫu đã sử dụng, nếu biết;
c) phương pháp thử đã sử dụng, viện dẫn tiêu chuẩn này;
d) mọi chi tiết thao tác không quy định trong tiêu chuẩn này, hoặc tùy chọn, cùng
với mọi tình huống bất thường khác có thể ảnh hưởng đến kết quả;
e) kết quả thử nghiệm thu được.

IV. ĐỒ HỘP - PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH HÀM LƯỢNG AXIT TỔNG
SỐ VÀ AXIT BAY HƠI (TCVN 4589:1988)
Canned foods - Determination of acide content
Tiêu chuẩn này phù hợp với ST SEV 3010 - 81, ST SEV 3012 - 81 và thay thế
TCVN 165 - 64 phần IV, mục 28, 29, 30.
1. Xác định hàm lượng axit tổng số bằng phương pháp trung hòa
1.1. Nội dung phương pháp
Chuẩn độ trực tiếp các axit có trong mẫu bằng dung dịch natri hydroxit với chỉ thị
phenolphtalein.
1.2. Lấy mẫu theo TCVN 4409 - 87. Chuẩn bị mẫu theo TCVN 4413 - 87.
1.3. Dụng cụ, hóa chất
Cân phân tích chính xác tới 0,0001 g;
Bình định mức 100, 250ml;
Bình tam giác 50, 250ml;
Buret 25ml;
Pipet 5, 25 ml;
Cốc thủy tinh có mỏ 250 ml;
Than hoạt tính;
Natri hydroxit 0,1N;
Phenolphtalein 0,1% trong cồn 600;
Nước cất theo TCVN 2217 - 77.
1.4. Tiến hành thử
1.4.1. Với mẫu là nước màu nhạt, hút 5 - 10ml cho vào bình tam giác 100ml, thêm
20ml nước cất trung tính và 3 giọt dung dịch phenolphtalein 0,1% lắc đều rồi
chuẩn độ bằng natri hydroxit 0,1N đến dung dịch có màu hồng nhạt bền trong 30
giây.
1.4.2. Với mẫu có lẫn cái nước hoặc chất rắn (quả nước đường, nước quả đặc,
nguyên liệu…). Trộn đều mẫu đã chuẩn bị, cân 10 - 20g chính xác đến 0,001g,
dùng nước cất chuyển toàn bộ lượng mẫu vào bình tam giác dung tích 250ml thêm
nước đến khoảng 150ml, đun trên bếp cách thủy ở 800C trong 15 phút. Làm nguội,
chuyển toàn bộ vào bình định mức 250ml, thêm nước đến vạch, lắc kỹ, để lắng.
Lọc mẫu thu dịch lọc vào cốc. Hút 25ml dịch lọc vào bình tam giác dung tích
100ml, thêm 3 giọt phenolphtalein 0,1%, chuẩn độ bằng natri hydroxit 0,1N đến
màu hồng nhạt bền vững trong 30 giây.
1.4.3. Với mẫu có màu sẫm (mứt quả…), cân mẫu và đun cách thủy như điều 1.4.2.
Sau khi để nguội thêm khoảng 1 - 2g than hoạt tính, lắc kỹ, chuyển sang bình định
mức và tiếp tục tiến hành như trong điều 1.4.2.
Có thể không dùng than hoạt tính mà tiến hành như điều 1.4.2 và thay
phenolphtalein bằng chỉ thị alkaliblue 6B 0,1% chuẩn độ đến khi dung dịch chuyển
đột ngột sang màu sáng.
1.5. Tính kết quả
1.5.1. Hàm lượng axit tổng số (X) của mẫu theo điều 1.4.1 tính bằng g/100ml theo
công thức:

Trong đó:
V - thể tích natri hydroxit 0,1N, ml;
V1 - thể tích mẫu hút để chuẩn độ, ml;
K - hệ số để tính ra loại axit tương ứng (độ chuẩn theo chất cần xác định):
Đối với axit axetic K bằng 0,0060;
Axit xitric K bằng 0,0064;
Axit lắctic K bằng 0,0090;
Axit tactric K bằng 0,0075;
Aixt malic K bằng 0,0067.
1.5.2. Hàm lượng axit tổng số (X) của các mẫu theo điều 1.4.2, 1.4.3 tính bằng %
theo công thức:

Trong đó:
V - thể tích natri hydroxit 0,1N, ml;
V1 - thể tích dung dịch đã hút để chuẩn, ml;
V2 - dung tích bình định mức, ml;
K - hệ số axit tương ứng;
m - lượng cân mẫu, g.
Kết quả là trung bình cộng của kết quả 2 lần xác định song song. Tính chính xác
đến 0,1%. Chênh lệch giữa kết quả 2 lần xác định song song không được lớn hơn
0,02%.
2. Phương pháp xác định hàm lượng axit bay hơi
2.1. Nội dung phương pháp
Cất lôi cuốn bằng hơi nước để tách các axit bay hơi và chuẩn độ dịch cất bằng natri
hydroxit 0,1N với chỉ thị phenolphtalein.
2.2. Lấy mẫu và chuẩn bị mẫu theo điều 1.2
2.3. Dụng cụ, hóa chất
Như điều 1.3 và thêm Bộ cất lôi cuốn hơi nước.
2.4. Chuẩn bị thử
Lắp thiết bị theo hình vẽ

Cho nước cất vào 2/3 dung tích bình phát hơi, đun nước sôi và cho qua bộ cất 10
phút để đuổi hết không khí trong thiết bị (chưa mở nước vào ống sinh hàn). Sau đó
đóng dòng hơi bằng kẹp sang phía bình phản ứng, mở khóa an toàn rồi mở nước
vào ống sinh hàn.
2.5. Tiến hành thử
Cân 10 - 20g mẫu chính xác đến 0,001g cho vào bình chưng cất, tráng bằng 50ml
nước cất, cho bi thủy tinh vào bình, nút miệng bình. Đun nhẹ bình chưng cất đến
sôi. Sau khi làm bốc hơi 1/2 chất lỏng trong bình chưng cất ngừng đun, mở kẹp để
hơi nước từ bình phát hơi đi qua và lại đun tiếp cho tới khi thể tích dung dịch thu
được khoảng 300ml mẫu thử còn lại không quá 25ml (không được làm cháy mẫu
thử). Cho vào dịch cất thu được 15 giọt phenolphtalein và chuẩn độ bằng natri
hydroxit 0,1N đến khi dung dịch có màu hồng nhạt bền trong 30 giây.
2.6. Tính kết quả
Hàm lượng axit bay hơi (X) tính bằng % theo axit axetic theo công thức:

Trong đó:
V - thể tích dung dịch natri hydroxit 0,1N dùng chuẩn dịch cất, ml;
0,006 - lượng axit axetic tương ứng với 1ml dung dịch natri hydroxit 0,1N,g.
m - lượng cân mẫu, g.
Tính kết quả theo điều 1.5.

You might also like