DE KIEM TRA CUOI KI 2 HOA 12

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 4

SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO QUẢNG BÌNH KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II

TRƯỜNG THP PHAN ĐÌNH PHÙNG MÔN: HÓA 12 ( 2023-2024)


Thời gian làm bài: 45 phút;

I. TRẮC NGHIỆM (7 điểm)


Câu 1. Cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử K (Z = 19) là
A. 3s2. B. 3s1. C. 4s1. D. 3s23p1.
Câu 2. Công thức chung của oxit kim loại thuộc nhóm IA là
A. R2O3. B. RO2. C. R2O. D. RO.
Câu 3. Canxi cacbonat (CaCO3) còn gọi là
A. thạch cao khan. B. đá vôi. C. thạch cao sống. D. vôi tôi.
Câu 4. Để làm mềm nước có tính cứng vĩnh cửu, ta dùng dung dịch
A. Ca(NO3)2. B. NaCl. C. HCl. D. Na2CO3.
Câu 5. Công thức hóa học của nhôm hiđroxit là
A. Al(NO3)3. B. Al2O3. C. Al(OH)3. D. AlCl3.
Câu 6. Vị trí của sắt trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học là
A. Chu kỳ 3, nhóm IIB. B. Chu kỳ 4, nhóm VIIIB.
C. Chu kỳ 4, nhóm IIB. D. Chu kỳ 3, nhóm VIIIB.
Câu 7. Kim loại Fe không phản ứng với dung dịch
A. HCl . B. AgNO3. C. CuSO4. D. NaNO3.
Câu 8. Nhận định nào sau đây sai ?
A. Sắt tan được trong dung dịch H2SO4. B. Sắt tan được trong dung dịch FeCl3.
C. Sắt tan được trong dung dịch FeCl2. D. Sắt tan được trong dung dịch HCl.
Câu 9. Sắt(II) oxit là chất rắn màu đen, công thức của sắt (II) oxit là
A. FeCl2. B. FeO. C. Fe3O4. D. Fe2O3.
Câu 10. Hợp chất nào sau đây của sắt vừa có tính oxi hóa, vừa có tính khử ?
A. FeO. B. Fe2O3. C. Fe(OH)3. D. Fe(NO3)3.
Câu 11. Ở điều kiện thích hợp, chất nào sau đây không có khả năng phản ứng với Fe2O3 ?
A. FeCl3. B. CO. C. HNO3. D. HCl.
Câu 12. Để điều chế Fe(OH)3 có thể cho dung dịch FeCl3 tác dụng với dung dịch
A. Fe(OH)2. B. NaOH. C. HCl. D. NaCl.
Câu 13. Cho khí H2S vào dung dịch chứa Pb(NO3)2 thì xuất hiện kết tủa màu
A. trắng. B. xanh lam. C. nâu đỏ. D. đen.
Câu 14. Để phân biệt dung dịch Al2(SO4)3 và dung dịch FeSO4 người ta dùng lượng dư dung dịch
A. K2SO4. B. KNO3. C. NaNO3. D. NaOH.
Câu 15. Cho khí CO dư đi qua hỗn hợp gồm CuO, Al2O3 và MgO (nung nóng). Khi phản ứng xảy ra hoàn toàn
thu được chất rắn gồm:
A. Cu , Al , Mg B. Cu , Al , MgO C. Cu , Al2O3 , Mg D. Cu , Al2O3 , MgO
Câu 16. Khí X được dùng nhiều trong ngành sản xuất nước giải khát (bia, rượu) và việc gia tăng nồng độ khí X
trong không khí làm trái đất nóng lên. Khí X là
A. CO. B. CO2. C. NH3. D. H2.
Câu 17. Cho sơ đồ phản ứng: NaHCO3 + X Na2CO3 + H2O. X là hợp chất
A. KOH B. NaOH C. K2CO3 D. HCl
Câu 18. Phản ứng nào sau đây giải thích sự tạo thành thạch nhũ trong các hang động.
A. CaO + CO2.→ CaCO3 B. CaOH)2 + CO2 → CaCO3 + H2O.
C. CaCO3 → .CaO + CO2 D. CaCO3 + CO2 + H2O  Ca(HCO3)2
Câu 19. Chất nào sau đây tác dụng với Ca(OH)2 tạo ra kết tủa ?
A. NaCl. B. Ca(HCO3)2. C. KCl. D. KNO3.
Câu 20. Cho 5,40 gam Al phản ứng hết với khí Cl2(dư), thu được m gam muối. Giá trị của m là
A. 53,40. B. 40,05. C. 26,70. D. 13,35.
Câu 21. Hoà tan m gam Fe trong dung dịch HCl dư, sau khi phản ứng kết thúc thu được 4,48 lít khí H 2 (ở đktc).
Giá trị của m là
A. 2,8. B. 1,4. C. 5,6. D. 11,2.
Câu 22. Cho từng chất: Fe(OH)2, FeO, Fe2O3, Fe(OH)3 lần lượt phản ứng với HNO3 đặc, nóng. Số phản ứng
thuộc loại phản ứng oxi hoá - khử là
A. 3. B. 1. C. 2. D. 4.
Câu 23. Dãy gồm các hợp chất chỉ có tính oxi hoá là
A. Fe(OH)2, FeO. B. FeO, Fe2O3. C. Fe(NO3)2, FeCl3. D. Fe2O3, Fe2(SO4)3.
Câu 24. Cho sơ đồ phản ứng sau:
(1) R + 2HCl(loãng) RCl2 + H2; (2) 2R + 3Cl2 2RCl3;
Kim loại R có thể là
A. Cu. B. Al. C. Mg. D. Fe.
Câu 25. Trong khí thải công nghiệp thường chứa các khí: SO2, NO2, HCl. Có thể dùng chất nào (rẻ tiền) sau
đây để loại các khí đó?
A. NaOH. B. Ca(OH)2. C. AgCl. D. NH3.
Câu 26. Tiến hành các thí nghiệm sau:
(1) Cho Mg vào dung dịch FeCl2. (2) Cho khí CO qua ống sứ đựng bột CuO đun nóng.
(3) Cho Fe vào dung dịch CuSO4. (4) Điện phân dung dịch NaCl có màng ngăn.
Số thí nghiệm có tạo ra kim loại là
A. 2. B. 3. C. 1. D. 4.
Câu 27. Cho các phát biểu sau:
(1) Nước cứng là nước chứa nhiều ion Mg2+, Ca2+.
(2) Đun nóng dung dịch NaHCO3 thấy sủi bọt khí CO2.
(3) Các kim loại kiềm thổ đều tác dụng với nước ở điều kiện thường.
(4) Crom là kim loại cứng nhất.
Số phát biểu đúng là:
A. 2. B. 4. C. 3. D. 1.
Câu 28. Hòa tan 20 gam hỗn hợp Fe và Mg trong dung dịch HCl thu được 1 gam H2. Khi cô cạn dung dịch thu
được bao nhiêu gam muối khan ?
A. 54,5 g B. 55,5 g C. 56,5 g D. 57,5 g
II. TỰ LUẬN (3 điểm)
SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO QUẢNG BÌNH KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II
TRƯỜNG THP PHAN ĐÌNH PHÙNG MÔN: HÓA 12 ( 2023-2024)
Thời gian làm bài: 45 phút;

I. TRẮC NGHIỆM (7 điểm)


Câu 1: Cấu hình electron nguyên tử của Cr là
A. [Ar] 4s2 B. [Ar] 4s23d6. C. [Ar]3d64s1. D. [Ar]3d54s1.
Câu 2. Số electron lớp ngoài cùng của nguyên tử kim loại Natri là
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
Câu 3. Công thức chung của oxit kim loại thuộc nhóm IIA là
A. R2O3 B. RO2 C. R2O D. RO
Câu 4. Quặng hematit đỏ có chứa thành phần chính là
A. Fe3O4. B. Fe2O3. C. FeS2. D. FeCO3.
Câu 5. Biết điện tích hạt nhân của Al bằng 13. Cấu hình electron của Al là
A. [Ne] 3s2 B. [Ne] 3s2 3p1 C. [Ne] 3s2 3p2 D. [Ne] 3s2 3p3
Câu 6. Khi điều chế kim loại, các ion kim loại đóng vai trò là chất
A. Bị khử B. Nhận proton C. Bị oxi hóa D. Cho proton
Câu 7. Hai kim loại đều điều chế bằng phương pháp nhiệt luyện là
A. Ca và Fe B. Mg và Zn C. Na và Cu D. Fe và Cu
Câu 8. Kim loại không tan trong dung dịch HNO3 đặc, nguội là
A. Mg. B. Al. C. Zn. D. Cu.
3-
Câu 9. Để nhận biết ion NO người ta thường dùng Cu và dung dịch H2SO4 loãng, đun nóng, bởi vì
A. tạo ra khí có màu nâu B. Tạo ra dung dịch có màu vàng
C. tạo ra kết tủa có màu vàng D. Tạo khí không màu hóa nâu trong không khí
Câu 10. Kim loại Fe không phản ứng với chất nào sau đây trong dung dịch
A. CuSO4. B. MgCl2. C. FeCl3. D. AgNO3
Câu 11. Phân hủy Fe(OH)3 ở nhiệt độ cao đến khối lượng không đổi, thu được chất rắn là
A. Fe(OH)2. B. Fe3O4. C. Fe2O3. D. FeO.
Câu 12. Để bảo vệ vỏ tàu biển làm bằng thép người ta thường gắn vào vỏ tàu (phần ngâm dưới nước) những
tấm kim loại
A. Pb. B. Sn. C. Cu. D. Zn.
Câu 13: Tính chất hóa học đặc trưng của kim loại là
A. tính axit. B. tính khử. C. tính oxi hóa. D. tính bazơ.
Câu 14: Cấu hình electron nào sau đây là của Fe
A. [Ar] 4s23d6. B. [Ar]3d64s2. C. [Ar]3d8. D. [Ar]3d74s1.
Câu 15: Oxit lưỡng tính là
A. CrO. B. CaO. C. CrO3. D. Al2O3.
Câu 16: Hai chất được dùng để làm mềm nước cứng vĩnh cửu là
A. Na2CO3 và Na3PO4. B. Na2CO3 và Ca(OH)2.
C. Na2CO3 và HCl. D. NaCl và Ca(OH)2.
Câu 17: Để bảo quản natri, người ta phải ngâm natri trong
A. dầu hỏa. B. nước. C. phenol lỏng. D. rượu etylic.
Câu 18. Kim loại nhôm tan được trong dung dịch
A. NaCl. B. H2SO4 đặc,nguội. C. NaOH. D. HNO3 đặc nguội.
Câu 19. Cho Cr tác dụng với HCl thu được muối
A. CrCl3 B. Na2CrO4. C. CrCl2 D. Cr(OH)3.
Câu 20. Nước cứng tạm thời có chứa
A. CaCO3 B. chứa CaSO4 C. Ca(HCO3)2 D. Al(OH)3.
Câu 21. Khi nhỏ từ từ dd AlCl3 cho tới dư vào dung dịch NaOH và lắc đều thì
A. đầu tiên không xuất hiện kết tủa, sau đó có kết tủa trắng keo.
B. đầu tiên xuất hiện kết tủa trắng keo, sau đó kết tủa tan lại.
C. đầu tiên xuất hiện kết tủa trắng keo, sau đó kết tủa không tan lại.
D. không thấy kết tủa trắng keo xuất hiện.
Câu 22. Các số oxi hoá đặc trưng của crom là
A. +1, +2, +4, +6. B. +3, +4, +6. C. +2; +4, +6. D. +2, +3, +6.
Câu 23. Tính chất hóa học đặc trưng của kim loại là
A. tính axit. B. tính khử. C. tính oxi hóa. D. tính bazơ.
Câu 24. Cấu hình electron nào sau đây là của Fe
A. [Ar] 4s23d6. B. [Ar]3d64s2. C. [Ar]3d8. D. [Ar]3d74s1.
Câu 25. Oxit lưỡng tính là
A. CrO. B. CaO. C. Cr2O3. D. MgO.
Câu 26. Để thu được 78 gam Cr từ Cr 2O3 bằng phản ứng nhiệt nhôm thì cần tối thiểu m gam Al. Biết phản ứng
xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m là
A. 12,5. B. 27,0. C. 40,5. D. 45,0.
Câu 27. Khi cho dòng điện một chiều I = 2A qua dung dịch CuCl2 trong 10 phút. Khối lượng Cu thoát ra ở catot

A. 40 gam B. 0,4 gam C. 0,2 gam D. 4 gam
Câu 28. Hai chất nào sau đây đều là hiđroxit lưỡng tính?
A. Ca(OH)2 và Cr(OH)3. B. Ba(OH)2 và Fe(OH)3.
C. Cr(OH)3 và Al(OH)3. D. NaOH và Al(OH)3.
II. TỰ LUẬN (3 điểm)

You might also like