Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 3

Kế hoạch bài dạy môn hóa lớp 12 Năm học:2023-2024

TRƯỜNG THPT PHAN ĐÌNH PHÙNG


Tổ: Hóa – Sinh – CN - TB
Họ và tên GV: Nguyễn Thị Kim Liên

HÓA HỌC VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ VỀ MÔI TRƯỜNG


Thời gian thực hiện: (01 tiết); Tiết PPCT: 66

I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức
- Nêu được một số biện pháp để bảo vệ môi trường trong cuộc sống hàng ngày.
- Giải thích được sự ảnh hưởng của hóa học đối với môi trường sống ( khí quyển,
nước, đất)
2. Kĩ năng
- Nêu được một số vấn đề thực tế về môi trường.
- Giải quyết vấn đề bằng những thông tin thu thập được từ nội dung bài học, từ các
kiến thức đã biết, qua các phương tiện thông tin đại chúng,...
3. Thái độ: quan tâm, tìm hiểu hiện trạng kinh tế, xã hội, môi trường. Rèn luyện ý
thức bảo vệ môi trường.
4. Định hướng năng lực hình thành
- Năng lực hợp tác;
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo
- Năng lực nhận thức hóa học;
- Năng lực tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ hóa học;
- Năng lực vận dụng kiến thức, kỹ năng đã học.
II. CHUẨN BỊ:
1. GV: Hệ thống câu hỏi.
2. HS: chuẩn bị bài
III. PHƯƠNG PHÁP:
- Gv đặt vấn đề
- Hs hợp tác nhóm nhỏ tự giải quyết vấn đề dưới sự hướng dẫn của gv
IV. TIẾN TRÌNH BÀY DẠY:
1. Ổn định lớp: Chào hỏi, kiểm diện
2. Kiểm tra bài cũ: không
3. Bài mới:
Hoạt động 1: Ô nhiêm môi trường không khí:
GV yêu cầu học sinh:
1. Nêu một số hiện tượng ô nhiễm không khí mà em biết ?
Kế hoạch bài dạy môn hóa lớp 12 Năm học:2023-2024

2. Đưa ra nhận xét về không khí sạch và không khí bị ô nhiễm và tác hại của
nó ?
GV: Vậy nguồn nào gây ô nhiễm không khí ?
3. Những chất hóa học nào thường có trong không khí bị ô nhiễm và gây ảnh
hưởng tới đời sống của sinh vật như thế nào ?
HS: Thảo luận nhóm, thảo luận toàn lớp và rút ra kết luận.

Hoạt động 2: Ô nhiễm môi trường nước:


HS: đọc tài liệu , từ các thông tin khác, trả lời các câu hỏi:
1. Nêu một số hiện tượng ô nhiễm nguồn nước ?
2. Đưa ra nhận xét về nước sạch, nước bị ô nhiễm và tác hại của nó .
3. Nguồn gây ô nhiễm nước do đâu mà có ?
4. Những chất hóa học nào thường có trong nguồn nước bị ô nhiễm và gây ảnh
hưởng như thế nào đến con người và sinh vật khác ?

Hoạt động 3: Ô nhiễm môi trường đất:


HS thảo luận với câu hỏi tương tự như trên.
Hoạt động 4: Nhận biết môi trường bị ô nhiễm.
GV: đặt vấn đề: Bằng cách nào có thể xác định được môi trường bị ô nhiễm ?
HS : suy nghĩ, đọc những thông tin trong bài học để trả lời câu hỏi và nêu
phương pháp xác định .
GV: nêu một số cách nhận biết môi trường bị ô nhiễm:
- Quan sát màu sắc, mùi.
- Dùng một số hóa chất để xác định các ion gây ô nhiễm bằng phương pháp
phân tích hóa học.
- Dùng các dụng cụ đo như: nhiệt kế, sắc kí, máy đo pH, ...để xác định nhiệt độ,
các ion và độ pH của đất, nước...
Hoạt động 5: Xử lí chất ô nhiễm như thế nào ?
GV: Nêu tình huống cụ thể và yêu cầu học sinh đưa ra phương pháp giải quyết.
HS: Đọc thêm thông tin trong sách giáo khoa, quan sát hình vẽ thí dụ về xử lí chất
thải, khí thải trong công nghiệp.
Tiến hành thảo luận nhóm, phân tích tác dụng của mỗi công đọan và rút ra nhận
xét chung về một số biện pháp cụ thể trong sản xuất, đời sống về:
- Xử lí khí thải.
- Xử lí chất thải rắn.
- Xử lí nước thải.
Kết luận: Để xử lí chất thải theo phương pháp hóa học, cần căn cứ vào tính chất
vật lí, tính chất hóa học của mỗi loại chất thải để chọn phương pháp cho phù hợp.
Kế hoạch bài dạy môn hóa lớp 12 Năm học:2023-2024

Ngày 08 tháng 04 năm 2024


BGH KIỂM TRA PHÊ DUYỆT CỦA GIÁO VIÊN THỰC HIỆN
TỔ CHUYÊN MÔN

Phạm Thanh Quyền Nguyễn Thị Kim Liên

You might also like