BÀI DỰ THI ATGT - HOÀNG HẢI HẰNG 11A4

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 12

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TỈNH ĐỒNG NAI

TRƯỜNG THPT LONG THÀNH


—o—

ĐỀ CƯƠNG DỰ THI

Hội Thi : “TUYÊN TRUYỀN VỀ AN TOÀN GIAO


THÔNG CHO HỌC SINH THPT” NĂM 2023 CẤP
TRƯỜNG.

Chủ đề:
“Thượng tôn pháp
luật để xây dựng văn hoá giao thông an toàn”

Thí sinh dự thi: Hoàng Hải Hằng – 11A4

Tháng 10 năm 2023


MỤC LỤC
BẢNG VIẾT TẮT/KÍ HIỆU/THUẬT NGỮ .................................................................................. 2
LỜI MỞ ĐẦU ................................................................................................................................... 3
I. TÌM HIỂU CHUNG .................................................................................................................. 4
1. Định nghĩa ............................................................................................................................... 4
1.1. Văn hoá khi tham gia giao thông là gì ? ............................................................................ 4
1.2. Trật tự ATGT đường bộ, ATGT đô thị là gì ? ................................................................... 4
1.3. Tiêu chí Văn hoá giao thông đường bộ ............................................................................. 4
II. CÁC KĨ NĂNG CẦN THIẾT THAM GIA ATGT AN TOÀN: ............................................ 4
III. CƠ SỞ PHÁP LUẬT HIỆN HÀNH ......................................................................................... 5
1. Trích dẫn quy định của pháp luật trong giao thông đường bộ .......................................... 5
2. Chính sách phát triển giao thông đường bộ......................................................................... 5
3. Các hành vi bị nghiêm cấm ................................................................................................... 5
IV. THỰC TRẠNG VÀ PHÂN TÍCH NGUYÊN NHÂN ............................................................. 6
1. Thống kê qua các vụ tai nạn năm (từ 2020 đến 2023): ....................................................... 6
2. Nguyên nhân: .......................................................................................................................... 6
V. GIẢI PHÁP................................................................................................................................. 7
1. Tuyên truyền, phổ biến pháp luật qua các buổi sinh hoạt ................................................. 7
2. Tổ chức các ngày hội, các cuộc thi trực tuyến tìm hiểu về quy định pháp luật trong giao
thông ............................................................................................................................................... 7
3. (Đề xuất) Phát triển các “ trend xu hướng” trên các trang mạng xã hội về ATGT ........ 8
VI. HÀNH ĐỘNG............................................................................................................................. 8
1. Công tác tuyên truyền và hưởng ứng văn hóa giao thông của Trường THPT Long
Thành nói riêng và toàn huyện Long Thành nói chung ........................................................... 8
1.1. Một phút tưởng niệm những nạn nhân tử vong do TNGT ................................................ 8
1.2. Học sinh ký cam kết các điều khoản ATGT và các buổi sinh hoạt tuyên truyền về văn
hoá ATGT tại trường THPT Long Thành.................................................................................... 8
1.3. Công tác tuyên truyền và sửa chữa các tuyến đường trên địa bàn huyện Long Thành ..... 9
2. Trách nhiệm của mỗi học sinh trong tham gia giao thông ................................................. 9
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................................. 11

Trang 1
BẢNG VIẾT TẮT/KÍ HIỆU/THUẬT NGỮ

STT KÍ HIỆU Ý NGHĨA

1 ATGT An toàn giao thông

2 CSGT Cảnh sát giao thông

3 TNGT Tai nạn giao thông

4 VHGT Văn hóa giao thông

5 THPT Trung học phổ thông

6 Trend Trào lưu, xu hướng

Trang 2
LỜI MỞ ĐẦU
Đất nước đang trên đà phát triển theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Nhu cầu vật chất, nhu
cầu đi lại của con người ngày càng tăng cao. Chính vì thế phương tiện giao thông ngày càng tăng
lên đáng kể nhưng ý thức chấp hành pháp luật về giao thông của người dân lại hạn chế, tình trạng vi
phạm quy định về an toàn giao thông và tai nạn giao thông diễn ra khá phổ biến. Tình trạng này diễn
ra phức tạp, vấn đề an toàn giao thông trở thành một trong những vấn đề nan giải, là mối quan tâm
hàng đầu của toàn xã hội.
Qua những thống kê từ các tai nạn giao thông, biên bản vi phạm luật ATGT đã cho thấy hình thành
ý thức trách nhiệm trong việc chấp hành pháp luật cùng giáo dục, “Thượng tôn pháp luật để xây
dựng VHGT an toàn” cho thế hệ thanh niên Việt Nam nói riêng và toàn thể người dân nói chung là
nội dung vô cùng quan trọng, cấp thiết của quốc gia. Từ mục tiêu đó đề cương được ra đời.

Trang 3
I. TÌM HIỂU CHUNG
1. Định nghĩa
1.1. Văn hoá khi tham gia giao thông là gì ?
Văn hóa giao thông được hiểu đơn giản như sau:

▪ Là ý thức, là thái độ của mọi người khi tham giao thông.


▪ Là một bộ phận của văn hóa nơi công cộng.
▪ Là tập hợp các cách ứng xử, xử sự và chấp hành các quy định của pháp luật về giao thông.
▪ Là tuân thủ của các chuẩn mực đạo đức khi tham gia giao thông bao gồm chấp hành
đúng, gương mẫu và tự giác đối với Luật Giao thông đường bộ.
▪ Là trình độ phát triển của con người trong giao thông biểu hiện qua các hành động di
chuyển.
1.2. Trật tự ATGT đường bộ, ATGT đô thị là gì ?
Trật tự, an toàn giao thông đường bộ là trạng thái giao thông được hình thành và điều chỉnh bởi các
quy phạm pháp luật mà người tham gia giao thông phải chấp hành; nhằm bảo đảm an toàn về tính
mạng, sức khỏe, tài sản của người tham gia giao thông, tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà
nước.
1.3. Tiêu chí Văn hoá giao thông đường bộ
Theo Uỷ ban An toàn Giao thông Quốc gia, VHGT được cụ thể hóa với nhiều tiêu chí nhưng cốt lõi
vẫn là sự hiểu biết đầy đủ và tự giác chấp hành pháp luật về giao thông ở mức độ cao hơn. Theo Uỷ
ban An toàn Giao thông Quốc gia, trong VHGT có ba tiêu chí:
(1) Hiểu biết đầy đủ và tự giác chấp hành đúng các quy định của pháp luật về đảm bảo trật tự
an toàn giao thông;
(2) Có trách nhiệm với bản thân và cộng đồng, tôn trọng, nhường nhịn và giúp đỡ người khác;
(3) Có thái độ ứng xử văn minh lịch sự khi xảy ra va chạm giao thông và tinh thần thượng tôn
pháp luật.
II. CÁC KĨ NĂNG CẦN THIẾT THAM GIA ATGT AN TOÀN:
 Tự giác chấp hành pháp luật về giao thông
 Thực hiện nghiêm nhiệm vụ, tác phong chuẩn mực, văn minh
 Tôn trọng, nhường nhịn, giúp đỡ mọi người khi tham gia giao thông; Có trách nhiệm với bản
thân và cộng đồng khi tham gia giao thông.
 Đi đúng làn đường, phần đường quy định.
 Không tham gia đua xe và cổ vũ đua xe trái phép
 Tuân thủ pháp luật khi xử lý và bị xử lý các hành vi vi phạm trật tự an toàn giao thông.
 Có ý thức văn hoá xây dựng môi trường giao thông thân thiện, an toàn.
* Đối với người tham gia giao thông:
 Chấp hành nghiêm các quy định về bảo đảm trật tự atgt, đi đúng làn đường, phần đường.
 Tuân thủ quy định về tốc độ, dừng, đỗ xe; đội mũ bảo hiểm khi đi mô tô, xe máy
 Không vi phạm quy định về nồng độ cồn khi điều khiển phương tiện tham gia giao thông
 Tuân thủ hiệu lệnh và chỉ dẫn của người điều khiển giao thông, đèn tín hiệu, biển báo hiệu,
vạch kẻ đường, chấp hành quy định xử phạt khi vi phạm hành chính về giao thông…
Trang 4
 Tuyên truyền, vận động người tham gia giao thông tự giác chấp hành pháp luật trật tự, an
toàn giao thông.
III. CƠ SỞ PHÁP LUẬT HIỆN HÀNH
1. Trích dẫn quy định của pháp luật trong giao thông đường bộ
* Nguyên tắc hoạt động giao thông đường bộ: được quy định tại Điều 4 Luật giao thông đường
bộ 2008, theo đó:
1. Hoạt động giao thông đường bộ phải bảo đảm thông suốt, trật tự, an toàn, hiệu quả; góp
phần phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh và bảo vệ môi trường.
2. Phát triển giao thông đường bộ theo quy hoạch, từng bước hiện đại và đồng bộ; gắn kết
phương thức vận tải đường bộ với các phương thức vận tải khác.
3. Quản lý hoạt động giao thông đường bộ được thực hiện thống nhất trên cơ sở phân công,
phân cấp trách nhiệm, quyền hạn cụ thể, đồng thời có sự phối hợp chặt chẽ giữa các bộ, ngành và
chính quyền địa phương các cấp.
4. Bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ là trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá
nhân.
5. Người tham gia giao thông phải có ý thức tự giác, nghiêm chỉnh chấp hành quy tắc giao
thông, giữ gìn an toàn cho mình và cho người khác. Chủ phương tiện và người điều khiển phương
tiện phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc bảo đảm an toàn của phương tiện tham gia giao
thông đường bộ.
6. Mọi hành vi vi phạm pháp luật giao thông đường bộ phải được phát hiện, ngăn chặn kịp
thời, xử lý nghiêm minh, đúng pháp luật.
2. Chính sách phát triển giao thông đường bộ
- Nhà nước tập trung các nguồn lực phát triển giao thông đường bộ, ưu tiên đầu tư phát triển
kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ ở vùng kinh tế trọng điểm, các thành phố, miền núi, vùng sâu,
vùng xa, biên giới, hải đảo, vùng dân tộc thiểu số; có chính sách huy động các nguồn lực để quản lý,
bảo trì đường bộ.
- Nhà nước có chính sách ưu tiên phát triển vận tải hành khách công cộng; hạn chế sử dụng
phương tiện giao thông cá nhân ở các thành phố.
- Nhà nước khuyến khích, tạo điều kiện cho tổ chức, cá nhân Việt Nam và nước ngoài đầu
tư, kinh doanh khai thác kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ và hoạt động vận tải đường bộ; nghiên
cứu, ứng dụng khoa học, công nghệ tiên tiến và đào tạo nguồn nhân lực trong lĩnh vực giao thông
đường bộ.
3. Các hành vi bị nghiêm cấm
Một số hành vi nghiêm cấm tại Điều 8 Luật Giao thông đường bộ năm 2008 :
- Phá hoại đường, cầu, hầm, bến phà đường bộ, đèn tín hiệu, cọc tiêu, biển báo hiệu, gương
cầu, dải phân cách, hệ thống thoát nước và các công trình, thiết bị khác thuộc kết cấu hạ tầng giao
thông đường bộ.
- Sử dụng lòng đường, lề đường, hè phố trái phép.

Trang 5
- Thay đổi thành phần, linh kiện, phụ kiện xe cơ giới để tạm thời đạt tiêu chuẩn kỹ thuật của
xe khi đi kiểm định.
- Đua xe, cổ vũ đua xe, tổ chức đua xe trái phép, lạng lách, đánh võng.
- Điều khiển xe ô tô, máy kéo, xe máy chuyên dùng trên đường mà trong máu hoặc hơi thở
có nồng độ cồn. Điều khiển xe mô tô, xe gắn máy mà trong máu có nồng độ cồn vượt quá 50
miligam/100 mililít máu hoặc 0,25 miligam/1 lít khí thở.
- Điều khiển xe máy chuyên dùng tham gia giao thông đường bộ không có chứng chỉ bồi
dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ, bằng hoặc chứng chỉ điều khiển xe máy chuyên
dùng.
- Giao xe cơ giới, xe máy chuyên dùng cho người không đủ điều kiện để điều khiển xe tham
gia giao thông đường bộ.
- Điều khiển xe cơ giới chạy quá tốc độ quy định, giành đường, vượt ẩu.
- Bỏ trốn sau khi gây tai nạn để trốn tránh trách nhiệm.
- Khi có điều kiện mà cố ý không cứu giúp người bị tai nạn giao thông.
- Xâm phạm tính mạng, sức khỏe, tài sản của người bị nạn và người gây tai nạn.
- Lợi dụng việc xảy ra tai nạn giao thông để hành hung, đe dọa, xúi giục, gây sức ép, làm mất
trật tự, cản trở việc xử lý tai nạn giao thông.
- Sản xuất, sử dụng trái phép hoặc mua, bán biển số xe cơ giới, xe máy chuyên dùng.
- Hành vi vi phạm quy tắc giao thông đường bộ, hành vi khác gây nguy hiểm cho người và
phương tiện tham gia giao thông đường bộ.

IV. THỰC TRẠNG VÀ PHÂN TÍCH NGUYÊN NHÂN


1. Thống kê qua các vụ tai nạn năm (từ 2020 đến 2023):
- Năm 2020: Thống kê của Ủy ban ATGT Quốc gia cho thấy, tai nạn giao thông 12 tháng của
năm 2020 (tính từ ngày 15/12/2019 đến 14/12/2020), toàn quốc xảy ra 14.510 vụ tai nạn giao
thông, làm chết 6.700 người, bị thương 10.804 người.
- Năm 2021: Tổng cục Thống kê cho biết, năm 2021, trên địa bàn cả nước xảy ra 11.454 vụ tai
nạn giao thông, bao gồm 7.370 vụ tai nạn giao thông từ ít nghiêm trọng trở lên và 4.084 vụ va
chạm giao thông, làm 5.739 người chết, 3.889 người bị thương và 4.109 người bị thương nhẹ.
- Năm 2022: Theo báo cáo của Cục CSGT, cả nước xảy ra hơn 11,4 ngàn vụ tai nạn giao
thông, làm chết 6.384 người, bị thương 7.804 người.
- Năm 2023: Báo cáo công tác đảm bảo TTATGT 9 tháng đầu năm 2023, ông Khuất Việt
Hùng, Phó Chủ tịch chuyên trách Uỷ ban ATGT Quốc gia cho biết, 9 tháng đầu năm 2023, toàn
quốc xảy ra 8.335 vụ TNGT, làm chết 4.765 người, bị thương 5.802 người.
2. Nguyên nhân:
▪ Nguyên nhân xảy ra TNGT được Uỷ ban ATGT phân tích từ 11.043 vụ ( năm 2022):
- 14,56% do người điều khiển phương tiện vi phạm làn đường, phần đường.

Trang 6
- 7,93% do chuyển hướng không chú ý.
- 4,68% do vượt xe sai quy định.
- 3,22% do vi phạm tốc độ xe chạy.
- 2,02% do sử dụng rượu bia.
- 0,03% sử dụng ma túy, chất gây nghiện.
- 1,92% do người đi bộ qua đường không đúng quy định.
- 0,45% do dừng đỗ sai quy định.
- 0,09% do công trình giao thông đường bộ không đảm bảo an toàn.
- 0,09% do phương tiện không đảm bảo an toàn kỹ thuật.
- 31,85% nguyên nhân khác.
- 33,15% chưa xác định được nguyên nhân.
❖ Về độ tuổi (Phân tích trên 5.591 vụ): 7,12% dưới 18 tuổi; 23,05% từ 18 đến đến 27 tuổi;
57,15% từ 28 đến 55 tuổi và 12,68% trên 55 tuổi.
❖ Về thời gian (Phân tích trên 11.348 vụ): 40,33% từ 16 giờ đến 22 giờ; 24,99% từ 10 giờ đến 16
giờ; 18,24% từ 22 giờ hôm trước đến đến 04 giờ hôm sau; 16,43% từ 04 giờ đến 10 giờ.
❖ Về tuyến đường (Phân tích trên 11.323 vụ): 1,65% xảy ra trên cao tốc; 33,65% quốc lộ;
19,58% tỉnh lộ; 26,07% huyện lộ; 7,78% đường xã; 11,27% đường khác.
❖ Phương tiện (Phân tích trên 14.944 vụ): Mô tô, xe máy 55,68%; xe tải, xe rơ mooc, sơ mi
rơ mooc 22,94%; ô tô con 12,51%; ô tô khách 3,5%; ô tô chuyên dụng 0,57%; xe thô sơ và phương
tiện khác 4,8%.

V. GIẢI PHÁP
1. Tuyên truyền, phổ biến pháp luật qua các buổi sinh hoạt
Mặc dù công tác tuyên truyền đã được đẩy mạnh, tuy nhiên, một số ngành, địa phương công
tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về trật tự ATGT chưa duy trì thường xuyên mà chủ
yếu tập trung vào các đợt cao điểm.… Song, để đảm bảo hiệu quả tuyên truyền thì công tác tuyên
truyền cần được đổi mới hơn nữa. Các đơn vị, địa phương cũng cần có nội dung và phương pháp
tuyên truyền khác nhau, không nên rập khuôn máy móc. Chẳng hạn, nên biên soạn sổ tay nhỏ gọn,
cẩm nang, tờ rơi để người dân có thể đọc khi có thời gian và ở mọi lúc mọi nơi; nội dung tuyên
truyền cần ngắn gọn, dễ nghe, dễ hiểu, … Có như vậy mới đạt hiệu quả trong việc nâng cao ý thức
người tham gia giao thông, giúp họ tự bảo vệ mình và người khác đặc biệt với các bạn học sinh.
2. Tổ chức các ngày hội, các cuộc thi trực tuyến tìm hiểu về quy định pháp luật trong
giao thông
Những năm trở lại đây các cuộc thi trực tuyến đã được ra đời và phổ biến rộng rãi tại các
đơn vị trực thuộc trên khắp cả nước cũng như địa bàn tỉnh. Nhưng cần đẩy mạnh việc đưa ra những
đề cương và những kiến thức nền tảng bên cạnh đó khuyến khích tham gia vào các cuộc thi như thế
để nhân rộng hiệu quả.

Trang 7
Song song đó nên tạo ra các ngày hội để được trực tiếp thực hiện và học hỏi sẽ giúp các
thanh - thiếu niên trau dồi, tiếp thu sau đó ứng dụng kiến thức đã được biết vào cuộc sống thực tiễn
hay trong quá trình tham gia giao thông.
3. (Đề xuất) Phát triển các “ trend xu hướng” trên các trang mạng xã hội với chủ đề
ATGT
Đầu năm 2023, Việt Nam có 77,93 triệu người dùng Internet, chiếm 79,1% tổng dân số.
Ngoài ra, số lượng người dùng mạng xã hội cũng đạt con số 70 triệu, tương đương với 71% tổng dân
số. Chính vì thế, chúng ta cần tận dụng mạng xã hội để tạo ra các “trend”, các cuộc thi về ATGT
trên các nền tảng mạng xã hội nhằm thu hút, tạo động lực và giáo dục, tuyên truyền cho các bạn trẻ
và người dân hiểu thêm về văn hoá khi tham gia giao thông.
VI. HÀNH ĐỘNG
1. Công tác tuyên truyền và hưởng ứng văn hóa giao thông của Trường THPT Long
Thành nói riêng và toàn huyện Long Thành nói chung
1.1. Một phút tưởng niệm những nạn nhân tử vong do TNGT
Hưởng ứng ngày từ sự kiện: Ngày 27/10/2005, tại Nghị quyết A64, Đại hội đồng Liên Hiệp
Quốc đã chính thức công nhận và chọn ngày Chủ nhật tuần thứ ba của tháng 11 hàng năm là Ngày
thế giới tưởng niệm các nạn nhân tử vong vì tai nạn giao thông trên toàn cầu. Tại Việt Nam, Ủy ban
ATGT Quốc gia phát động kế hoạch hưởng ứng ngày này vào ngày 19/11/2012 và từ năm 2013 thì
được tổ chức thường niên trong phạm vi cả nước nhằm tưởng nhớ những đồng bào không may qua
đời vì tai nạn giao thông.
Với chủ đề “Tưởng nhớ người đi vì người ở lại” năm 2022, Thầy và Trò của trường THPT
Long Thành đã dành ra 1 phút để tưởng niệm những nạn nhân qua đời do TNGT. Một lần nữa đã
cảnh báo cho toàn xã hội về thảm họa tai nạn giao thông, các nguyên nhân và nguy cơ gây tai nạn
giao thông tại Việt Nam; nâng cao nhận thức, ý thức của toàn dân trong việc chấp hành pháp luật
trật tự An toàn giao thông; đồng thời kêu gọi sự chung tay cùng hành động của từng cá nhân, tổ
chức, cộng đồng để ngăn chặn, đẩy lùi và cùng sẻ chia, xoa dịu những nỗi đau do tai nạn giao thông
gây nên.
1.2. Học sinh ký cam kết các điều khoản ATGT và các buổi sinh hoạt tuyên truyền về
văn hoá ATGT tại trường THPT Long Thành
Hằng năm, nhằm nâng cao ý thức về văn hoá khi tham gia ATGT, vào đầu năm học nhà
trường đã cho phụ huynh và học sinh kí bản cam kết khi tham gia giao thông. Bản kết này là sự
thống nhất về tư tưởng, quan điểm của phụ huynh và học sinh trong lĩnh vực giao thông; sự cam
đoan thực hiện đúng quy định của pháp luật về an toàn giao thông. Nhà trường sẽ dựa vào bản cam
kết này để quản lý công tác tham gia giao thông của học sinh, đưa ra phương hướng xử lý kịp thời
khi có vấn đề xảy ra.
Trong các buổi sinh hoạt chào cờ hàng tuần, nhà trường luôn nhắc nhở học sinh điều khiển
xe máy trong khuôn viên trường nghiêm chỉnh đồng thời chấp hành tốt các qui định pháp luật khi
điều khiển giao thông.

Trang 8
1.3. Công tác tuyên truyền và sửa chữa các tuyến đường trên địa bàn huyện Long Thành
Theo báo cáo của đồng chí Cao Hữu Nguyên - Phó trưởng Công An huyện Long Thành báo cáo kết
quả công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông 4 tháng đầu năm 2023:
• Triển khai thực hiện tốt công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về trật tự an toàn giao thông,
nội dung, hình thức tuyên truyền đã được đổi mới, đa dạng hoá, giúp các đối tượng dễ tiếp cận, dễ
hiểu, dễ nhớ, qua đó góp phần nâng cao ý thức của người tham gia giao thông. Tổ chức in ấn hơn
100 băng rôn tuyên truyền luật giao thông, với hơn 1.000 tờ rơi; tổ chức cho các quán ăn, nhà hàng
viết cam kết phát gần 100 tờ rơi...
• Phối hợp các ngành, địa phương thực hiện duy tu, sửa chữa, dăm vá các hư hỏng trên các
tuyến đường giao thông của huyện, dặm vá ổ gà, xử lý lún cục bộ các tuyến đường do huyện quản
lý như tuyến đường Bàu Cạn, Tân Hiệp, Phước Bình, đường vào khu công nghiệp Long Đức gồm
cắt cỏ, vạt lề, khơi thông các nương, cống; gắn lan can, tường hộ lan, bổ sung cống ngang tuyến
Hương lộ 12; thay thế, bổ sung các biển báo, các biển hạn chế tải trọng một số tuyến đường trên địa
bàn huyện. Hỗ trợ các tuyến đường các xã đầu tư hệ thống đèn chiếu sáng, duy tu thường xuyên 133
tủ điện chiếu sáng, 12 bộ đèn tín hiệu giao thông, 42 bộ đèn chớp vàng trên toàn tuyến...
2. Trách nhiệm của mỗi học sinh trong tham gia giao thông
- Đi đúng làn đường, phần đường; tuân thủ quy định về tốc độ; dừng đỗ xe đúng quy
định; đội mũ bảo hiểm khi đi mô tô, xe gắn máy, xe đạp máy; không vi phạm quy định về
nồng độ cồn khi điều khiển phương tiện tham gia giao thông; đội mũ bảo hiểm và cài quai
đúng quy cách khi đi mô tô, xe gắn máy, xe máy điện.và xe đạp điện; quy định về an toàn khi
ngồi trên xe ô tô
- Tuân thủ điều lệnh và chỉ dẫn của người điều khiển giao thông, đèn tín hiệu, biển báo
hiệu, vạch kẻ đường;
- Điều khiển xe gắn máy dưới 50cm3 đúng độ tuổi quy định, điều khiển xe môtô phải có
giấy phép lái xe;
- Tự giác chấp hành quy định của pháp luật về trật tự an toàn giao thông, kể cả khi không
có lực lượng tuần tra kiểm soát trên đường
- Có trách nhiệm với bản thân và cộng đồng khi tham gia giao thông, không thực hiện
hành vi nguy cơ gây nguy hiểm cho mình và người khác;
- Thực hiện các quy định, nội quy tại bến xe, bến tàu, bến phà và trên các phương tiện
giao thông công cộng;
- Tận tình giúp đỡ người tham gia giao thông khi gặp hoạn nạn; nhường nhịn, giúp đỡ
người yếu thế, tàn tật, trẻ em, người cao tuổi,….
- Có thái độ ứng xử văn minh, lịch sự khi không may xảy ra va chạm giao thông, chấp
hành quy định xử phạt khi vi phạm hành chính về giao thông.
- Tích cực nâng cao nhận thức của người thân, bạn bè và những người xung quanh về ý
thức chấp hành tốt luật giao thông; phân tích, cảnh báo về nguyên nhân, hậu quả của tai nạn
giao thông đối với mỗi người, mỗi nhà và toàn xã hội; phê phán, ngăn chặn các hành vi nguy
hiểm cho người tham gia giao thông như: lấn chiếm hành lang an toàn đường bộ, đường sắt,

Trang 9
đường thủy; sử dụng vỉa hè làm nơi buôn bán hàng hóa; rải đinh trên đường; ném đất đá lên
tàu hỏa; xả rác, nước thải ra đường....;

Trang 10
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Khái niệm về văn hoá ATGT – Oto360.net
2. Vi phạm pháp luật trong lĩnh vực giao thông đường bộ ở Việt Nam: Giải pháp - Luật
Minh Khuê
3. Vai trò của đoàn thanh niên trong giáo dục văn hóa - Vũ Thị Bích Thảo
4. Luật giao thông đường bộ năm 2008
5. Thống kê số vụ tai nạn giao thông năm 2020
6. Thống kê số vụ tai nạn giao thông năm 2021
7. Thống kê số vụ tai nạn giao thông năm 2022
8. Số người bị tai nạn trong 9 tháng đầu năm 2023 – Kinhtedothi.vn
9. Báo cáo của Uỷ ban ATGT Quốc gia năm 2022
10. Công tác tuyên truyền và sửa chữa các tuyến đường trên địa bàn huyện Long Thành –
Trang thông tin điện tử huyện Long Thành
11. Số lượng người dùng mạng xã hội của nước ta đầu năm 2023 - Vnetwork

Trang 11

You might also like