Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 18

ĐỀ CƯƠNG: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG

MARKETING DỊCH VỤ
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ MARKETING DỊCH VỤ
1.1. Khái niệm và đặc trưng của marketing dịch vụ
1.1.1. Khái niệm

- Theo Philip Kotler, dịch vụ là bất kỳ hoạt động hay lợi ích nào mà chủ thể này cung cấp
cho chủ thể kia, trong đó đối tượng cung cấp nhất thiết phải mang tính vô hình và không
dẫn đến quyền sở hữu một vật nào cả, còn việc sản xuất dịch vụ có thể hoặc không có thể
gắn liền với một sản phẩm vật chất nào.

“Dịch vụ là một hoạt động bao gồm các nhân tố không hiện hữu, giải quyết các mối quan
hệ giữa khách hàng hoặc tài sản mà khách hàng sở hữu với người cung cấp mà không có
sự chuyển giao quyền sở hữu”.

- Marketing dịch vụ là tập hợp các tư tưởng marketing, cấu trúc cơ chế, quy trình và
những hoạt động nhằm tạo ra, truyền thông và phân phối những giá trị và lợi ích cho
người tiêu dùng, khách hàng, đối tác và xã hội nói chung.

Marketing được coi là hoạt động thị trường phục vụ cho sản xuất kinh doanh của các
doanh nghiệp. Khi kinh tế thị trường phát triển mạnh, quy luật giá trị và giá trị thặng dư
phát huy tới cực điểm, trong kinh doanh cạnh tranh gay gắt, nhiều vấn đề kinh tế xã hội
xuất hiện làm cho cạnh tranh trở nên tàn khốc hơn. Hơn nữa, nhiều yếu tố hướng ngoại
phát sinh bên ngoài thị trường mang lại những nguy cơ cho toàn nhân loại. Do đó vấn đề
đạo đức xã hội, đạo đức kinh doanh được đặt ra đối với marketing và Marketing đã bao
hàm các hoạt động thị trường và ngoài thị trường và phải giải quyết hàng loạt vấn đề
mang tính hệ thống. Nó vừa có ý nghĩa đối với các doanh nghiệp và ý nghĩa đối với xã
hội.

- Marketing là phương pháp quản lý của các nhà doanh nghiệp. Phương pháp quản lý này
ngày càng phát huy tác dụng và mang lại kết quả rất to lớn. Người ta đã vận dung
marketing sang các lĩnh vực khác ngoài kinh doanh như: Marketing môi trường,
Marketing xã hội, Marketing chính trị, Marketing hàng hóa công cộng phi lợi nhuận….vì
vậy, khái niệm marketing cần phải mở rộng cho phù hợp với tình hình thực tế hiện nay.

- Marketing dịch vụ đòi hỏi các giải pháp nâng cao chất lượng, năng suất dịch vụ, tác
động làm thay đổi cầu, vào việc định giá cũng như phân phối và cổ động.

- Marketing dịch vụ là sự thích nghi lý thuyết hệ thống vào thị trường dịch vụ, bao gồm
quá trình thu nhận, tìm hiểu, đánh giá và thỏa mãn nhu cầu của thị trường mục tiêu bằng
hệ thống các chính sách, các biện pháp tác động vào Marketing được duy trì trong sự
năng động qua lại giữa sản phẩm dịch vụ với nhu cầu của người tiêu dùng và những hoạt
động của đối thủ cạnh tranh, trên nền tảng cân bằng lợi ích giữa DN, người tiêu dùng và
xã hội.

Những vấn đề cơ bản của marketing dịch vụ:

- Nghiên cứu thị trường mục tiêu.

- Thỏa mãn nhu cầu có hiệu quả hơn các đối thủ cạnh tranh

- Thực hiện cân bằng động các mối quan hệ sản phẩm dịch vụ với sự thay đổi

nhu cầu của khách hàng.

- Cân bằng ba lợi ích: lợi ích của xã hội, của người tiêu dùng và của người

cung ứng dịch vụ.

1.1.2. Đặc trưng của marketing dịch vụ


Trên cơ sở hiểu biết về những đặc tính của dịch vụ và những phân tích về hệ thống cung
ứng và Marketing dịch vụ, chúng ta sẽ chỉ ra những đặc điểm khác biệt cơ bản của
marketing dịch vụ so với hoạt động Marketing một sản phẩm hữu hình để từ đó hình
dung được các hoạt động Marketing trong một doanh nghiệp dịch vụ và hiểu được bản
chất của hoạt động Marketing dịch vụ.

a) Marekting dịch vụ liên quan đến việc chuyển giao quyền sở hữu dịch vụ:
Sự khác biệt cơ bản giữa sản phẩm và dịch vụ là khách hàng thường nhận được giá trị từ
dịch vụ mà không sở hữu bất kì một thành phần hữu hình nào của dịch vụ, ví dụ không
thể sở hữu nhân viên cung ứng dịch vụ. Trong nhiều trường hợp, người làm dịch vụ đem
đến cho khách hàng cơ hội để thuê việc sử dụng những vật hữu hình như thuê xe máy hay
thuê phòng khách sạn, thuê lao động hoặc chuyên môn của con người, hoặc trả phí cho
việc sử dụng cơ sở dịch vụ. Nhiều dịch vụ yêu cầu khách hàng phải tham gia tạo nên dịch
vụ. Người làm Marketing dịch vụ phải làm sao để khách hàng mua dịch vụ cảm nhận
được giá trị lợi ích từ nó trước khi mua hoặc nếu có thể, làm cho khách hàng trải nghiệm
một phần dịch vụ để kích thích nhu cầu và hành vi mua.

b) Con người là yếu tố vô hình tạo nên chất lượng dịch vụ:

Sự khác biệt của dịch vụ này so với dịch vụ khác thường nằm ở chất lượng của đội ngũ
nhân viên phục vụ khách hàng. Điều này đặc biệt đúng với các dịch vụ có mức độ tiếp
xúc cao. Các doanh nghiệp dịch vụ cần hết sức quan tâm vào việc lựa chọn, đào tạo và
thúc đẩy nhân viên phục vụ khách hàng trực tiếp. Bên cạnh việc sở hữu những kỹ năng,
kỹ thuật mà công việc yêu cầu, họ cũng cần phải sở hữu tốt những kỹ năng tương tác giữa
các cá nhân con người với nhau.

c) Việc duy trì và đảm bảo chất lượng dịch vụ ổn định là khó khăn

Sự hiện hữu của nhân viên và các khách hàng khác trong hệ thống vận hành làm cho việc
tiêu chuẩn hóa và điều chỉnh chất lượng trở nên khó khăn trong cả dịch vụ đầu ra và đầu
vào. Những sản phẩm vật chất có thể được tạo ra dưới những điều kiện được giám sát,
được thiết kế để tối ưu hóa cả năng suất và chất lượng, sau đó được chuẩn hóa theo các
tiêu chí để đảm bảo chất lượng lâu dài trước khi được chào bán cho khách hàng. Với dịch
vụ được tiêu dùng ngay khi chúng được tạo ra và cần phải có sự có mặt của khách hàng,
có thể xảy ra lỗi và rất khó khắc phục những thất bại dịch vụ với khách hàng. Những yếu
tố này làm cho doanh nghiệp dịch vụ khó có thể cải thiện được năng suất, điều chỉnh
được chất lượng và cung ứng một sản phẩm nhất quán.

d) Chất lượng dịch vụ khó dự báo và đánh giá


Những người làm dịch vụ có thể làm giảm rủi ro cho khách hàng trước khi họ mua dịch
vụ bằng cách giúp nhu cầu của họ phù hợp với những đặc điểm của dịch vụ và thực hiện
đánh giá dịch vụ trước và sau khi chuyển giao. Một doanh nghiệp khi phát triển được uy
tín, quan tâm đến khách hàng và đối xử với khách hàng có đạo đức sẽ lấy được sự tin cậy
của khách hàng hiện tại và hưởng lợi từ những lời truyền miệng tích cực của các khách
hàng.

e) Quản trị mối quan hệ giữa khả năng cung ứng dịch vụ và nhu cầu khách hàng là tâm
điểm

Quản trị mối quan hệ giữa khả năng cung ứng dịch vụ và nhu cầu khách hàng là một vấn
đề quan trọng trong Marketing dịch vụ. Mặc dù cơ sở vật chất, công cụ, dụng cụ và lao
động có thể được tổ chức để luôn ở trạng thái sẵn sàng cho việc tạo ra dịch vụ, nhưng
những thứ này đơn giản chỉ là khả năng sản xuất chứ không phải sản phẩm. Nếu không
có nhu cầu trong suốt một thời gian nhất định, năng lực sản xuất này sẽ bị lãng phí. Trong
những giai đoạn mà cầu vượt quá năng lực sản xuất, khách hàng sẽ cảm thấy thất vọng,
trừ phi họ sẵn sàng đợi.

Vì vậy, nhiệm vụ chủ chốt cho những người cung ứng dịch vụ là tìm cách để thay đổi cầu
dịch vụ đáp ứng với năng lực sản xuất thông qua khai thác sự nhạy cảm về giá, khuyến
mại hoặc những cách thức khác. Những người cung ứng dịch vụ cũng sẽ tìm kiếm được
những cơ hội để quản lý năng lực sản xuất – dưới hình thức nhân viên, không gian vật
chất và công cụ - để thích hợp với sự thay đổi trong nhu cầu thị trường.

f) Thời gian luôn là yếu tố được quan tâm

Quản lý yếu tố thời gian trong Marketing dịch vụ là rất quan trọng, đó là thời gian mà cả
người cung ứng gặp nhau thì dịch vụ mới được thực hiện. Nhiều khách hàng còn sẵn sàng
trả thêm tiền để dịch vụ được nhanh hơn hoặc được ưu tiên trước. Vì vậy, ngày càng
nhiều doanh nghiệp đang kéo dài thời gian hơn, một số dịch vụ mở 24/7.

1.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến marketing dịch vụ


1.2.1. Các nhân tố thuộc môi trường vĩ mô
1.2.2. Các nhân tố thuộc môi trường vi mô
1.3. Các công cụ của marketing dịch vụ (4P)
1.3.1. Sản phẩm (Product)
1.3.2. Giá (Price)
1.3.3. Phân phối (place)
1.3.4. Xúc tiến (Promotion)
1.4. Các nhân tố đo lường hiệu quả của hoạt động marketing dịch vụ tại doanh
nghiệp
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG MARKETING DỊCH VỤ TẠI CÔNG
TY TNHH THƯƠNG MẠI TỔNG HỢP HTV
2.1. Giới thiệu về công ty TNHH thương mại tổng hợp HTV
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty

CellphoneS được thành lập từ năm 2010 với tên gọi CellphoneUK, cửa hàng đầu tiên
được đặt tại phố Thái Hà, Hà Nội - nơi được người Hà Nội định vị là "phố điện tử" khi
quy tụ rất nhiều cửa hàng mua bán, sửa chữa thiết bị điện tử. Đây cũng là viên gạch đầu
tiên cho sự hình thành và phát triển của hệ thống CellphoneS.

Năm 2012 được đổi thành CellphoneS: CellphoneS là chuỗi bán lẻ các thiết bị điện thoại,
laptop, máy tính bảng và phụ kiện, với mục đích duy nhất là mang đến những công nghệ
tốt nhất cho người tiêu dùng Việt Nam.

Tính đến nay, CellphoneS đã trải qua hơn 10 năm thành lập và hoạt động trong lĩnh vực
kinh doanh, bán lẻ và sửa chữa các sản phẩm công nghệ. Nhờ sự phát triển mạnh mẽ,
CellphoneS đã nhanh chóng trở thành 1 trong 5 hệ thống bán lẻ lớn nhất tại Việt Nam
trong lĩnh vực công nghệ.

- Năm 2014, CellphoneS trở thành đối tác chiến lược của Samsung

- Năm 2017, Mở rộng kinh doanh ngành hàng đồng hồ thông minh, âm thanh

- Năm 2019, Trở thành đại lý ủy quyền của Apple


- Năm 2021, Khai trương 12 trung tâm Laptop & Thiết bị nhà thông minh; Khai trương
cửa hàng đầu tiên tại các tỉnh khác: Hải Phòng

- Năm 2022, Khai trương cửa hàng đầu tiên tại miền Trung (Đà Nẵng, Thanh Hoá), 98
cửa hàng trải dài 25 tỉnh thành

- Năm 2023, Phủ sóng cửa hàng toàn bộ các tỉnh thành ở Việt Nam với hơn 160 cửa hàng

2.1.2 Tầm nhìn và sứ mệnh của công ty TNHH thương mại tổng hợp HTV

2.1.2.1. Tầm Nhìn

- Xây dựng một doanh nghiệp vững mạnh về tài chính và vững chãi về đời sống tinh
thần. Doanh nghiệp hạnh phúc và phụng sự, góp phần xây dựng xã hội phồn vinh.

- CellphoneS là chuỗi cửa hàng bán lẻ phủ sóng tất cả các tỉnh/ thành phố lớn tại Việt
Nam cung cấp các sản phẩm giá tốt, mang lại sự an tâm, tin tưởng và các trải nghiệm hài
lòng cho khách hàng.

- Điện Thoại Vui khẳng định là chuỗi cửa hàng sửa chữa số 1 tại Hà Nội. Là điểm đến uy
tín dành cho khách hàng sửa chữa điện thoại và máy tính, cung cấp các dịch vụ sửa chữa
chất lượng, Tiết kiệm - Tối ưu, mang lại sự an tâm cho khách hàng.

- Schannel xây dựng kênh Youtube giải trí hàng đầu ở Việt Nam cho giới trẻ. Người xem
sẽ luôn nhận được mọi thông tin giải trí, review về mọi mặt trong đời sống giới trẻ.

2.1.2.2. Sứ Mệnh

- ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG: Cung cấp các sản phẩm giá tốt, mang lại sự an tâm, tin
tưởng và các trải nghiệm hài lòng cho khách hàng.

- ĐỐI VỚI NH N VIÊN: Tạo ra môi trường làm việc chuyên nghiệp, mang lại thu nhập
ổn định và niềm vui trong công việc cho toàn thể nhân viên trong công ty
- ĐỐI VỚI XÃ HỘI: Chấp hành nghiêm chỉnh quy định nhà nước về quản lí hoạt động
kinh doanh, nộp thuế đầy đủ. Tham gia các hoạt động xã hội: Tự thiện, thiện nguyện, . . .
Đóng góp lợi ích và công đức cho xã hội

2.1.3 Cơ cấu tổ chức của công ty TNHH thương mại tổng hợp HTV

HTV

CEllPHONES DIENTHOAIVUI CARES SCHANNEL

Quản lý cửa
Khối văn phòng Khối cửa hàng Khối cửa hàng Khối văn phòng Quản lý
hàng

Phòng kho/bảo Quản lý ngành Quản lý cửa Nhà sáng tạo nội
Phòng vận hành Quản lý miền Phòng vận hành Trợ lý cửa hàng
hành hàng hàng dung

Phòng nhân sự Quản lý máy cũ Quản lý khu vực trợ lý cửa hàng Phòng marketing Nhân viên Editer

Phòng tài chính Điều phối bảo Quản lý cửa


Nhân viên Phòng pháp chế
kế toán hành hàng

Phòng kinh
Trợ lý cửa hàng Phòng kho vận
doanh

Phòng
Nhân viên Phòng nhân sự
Marketing

Phòng chăm sóc


khách hàng

Phòng pháp chế

Phòng công
nghệ thông tin

Phòng xây dựng


bảo trì

Phòng kho vận

2.1.3.1 Cellphone S
 Khối văn phòng cellphone S đặt tại số 5 ngõ 30 Mai Anh Tuấn với các phòng ban:
Phòng vận hành: Đảm bảo các cửa hàng hoạt động đúng quy trình. Phòng vận
hàng có các đội ngũ QC check camera cửa hàng 24/24 chấm lỗi vi phạm. Các đội
ngũ QC đi từng cửa hàng kiểm tra kiểm tra, trưng bày sản phẩm, nhân viên…
Phòng nhân sự: Đảm bảo nhân sự của cửa hàng và nhân sự khối văn phòng. Tham
gia trực tiếp tuyển nhân viên, tham gia giám sát nhân viên trong quá trình học
việc, tổ chức các buổi học văn hóa công ty, các buổi học sản phẩm mới..
Phòng tài chính kế toán: lập kế hoạch tài chính, quản lý nguồn vốn, kế toán và báo
cáo tài chính, các vấn đề phát sinh về thuế và hóa đơn…
Phòng kinh doanh: Lập kế hoạch kinh doanh, nghiên cứu và phát triển thị trường,
quản lý giá bán, phát triển và thực hiện chiến lược marketing, quản lý bán hàng,
dự báo và phân tích doanh số, báo cáo và đánh giá hiệu quả kinh doanh…
Phòng Marketing: Nghiên cứu thị trường, phát triển chiến lược Marketing, xấy
dựng và quản lý thương hiệu, triển khai các chiến dịch quảng cáo, quản lý các
kênh truyền thông như facebook, tiktok, youtube…, tổ chức các sự kiện và PR,
đánh giá và báo cáo kết quả hoạt động marketing
Phòng chăm sóc khách hàng: gọi điện chăm sóc khách hàng sau mua, tiếp nhận và
giải quyết các yêu cầu của khách hàng, cung cấp thông tin và hỗ trợ khách hàng,
xây dựng và duy trì mối quan hệ với khách hàng, quản lý và cập nhật dữ liệu
khách hàng, khảo sát và đo lường mức độ hài lòng của khách hàng, phối hợp cùng
các phòng ban khác
Phòng pháp chế: Tư vấn pháp lý, kiểm tra và soạn thảo văn bản pháp lý, quản lý
rủi ro pháp lý, giải quyết tranh chấp và khiếu nại, đào tạo và cập nhật kiến thức
pháp lý…
Phòng công nghệ thông tin: quản lý phần mềm SEP của công ty, quản lý hệ thống
mạng, hỗ trợ kỹ thuật, quản lý dữ liệu và sao lưu, phát triển và triển khai hệ thống
mới, quản lý dự án công nghệ thông tin, bảo trì và nâng cấp hệ thống, đảm bảo
tuân thủ pháp lý và quy định, hỗ trợ các hoạt động của cửa hàng ( biển hiệu…)
Phòng xây dựng bảo trì: Quản lý và bảo trì cơ sở hạ tầng, các thiết bị như máy in,
camera, điều hòa, quạt, bàn demo… xây dựng và nâng cấp cơ sở hạ tầng, quản lý
tài sản và thiết bị, đảm bảo an toàn và tuân thủ quy định, thực hiện các cải tiến liên
tục, hỗ trợ cửa hàng..
Phòng kho vận: Quản lý kho hàng, phân chia hàng hóa cho các cửa hàng, nhận
hàng và kiểm tra chất lượng, quản lý vận chuyển, xử lý đơn hàng và phân phối,
quản lý tồn kho, bảo quản và bảo dưỡng kho hàng, phối hợp với cửa hàng
 Khối cửa hàng của Cellphone S: Cellphone S hiện có hơn 90 cửa hàng toàn quốc
Phòng kho/bảo hành: Nơi tiếp nhận xử lý máy cũ, máy bảo hành, kiểm tra, sửa lỗi
sản phẩm, phân phối các sản phẩm cũ tới các cửa hàng, kết hợp với cửa hàng xử lý
các trường hợp khách hàng nhập trả, nhập cũ sản phẩm. quản lý giá bán của ngành
hàng máy cũ
Quản lý máy cũ: đảm bảo phòng kho hoạt động đúng quy trình, xử lý các
vấn đề liên quan tới kho máy cũ, cài đặt giá bán sản phẩm ngành hàng máy cũ
Điếu phối bảo hành: tiếp nhận, xử lý và vận chuyển các sản phẩm tới trung
tâm bảo hành hãng, là cầu nối thông tin giữa hãng và cửa hàng, kiểm tra phụ kiện,
máy trước và sau khi gửi bảo hành
Quản lý ngành hàng: quản lý của các ngành hàng sản phẩm nhưu apple, xiaomi,
tivi, tai nghe, loa… nhiệm vụ là liên kết hãng với cửa hàng, xử lý các vấn đề liên
quan tới sản phẩm của từng ngành hàng, trao đổi hỗ trợ giải quyết các khiếu nại
của khách hàng về sản phẩm, quyết định cách xử lý bảo hành, đổi trả sản phẩm…
Quản lý khu Miền: quản lý miền Nam, quản lý miền Bắc, quản lý miền Trung,
đảm bảo các miền hoạt động đúng quy trình, giải quyết các vấn đề lớn, quản lý các
quản lý khu vực, theo dõi hoạt động kinh doanh cảu từng miền và đưa ra các
phương án để phát triển kinh doanh, tăng doanh thu từng miền
Quản lý khu vực: quản lý khu vực gồm 3 quận/huyện khoảng 5 6 cửa hàng,
đảm bảo các cửa hàng hoạt động theo quy trình, theo dõi tình hình kinh doanh của
khu vực và từng cửa hàng, đưa ra các phương án tăng doanh thu, xử lý các vấn đề
khu vực, quản lý các quản lý cửa hàng
Quản lý cửa hàng: quản lý 1 cửa hàng, Lãnh đạo và điều hành đội ngũ nhân
viên, đảm bảo cửa hàng đó hoạt động đúng quy trình, theo dõi tình hình kinh
doanh, trực tiếp xử lý các vấn đề cửa hàng, quản lý nhân viên, áp dụng các phương
án phát triển cửa hàng, tăng doanh thu
Trợ lý cửa hàng: hỗ trợ quản lý cửa hàng, trực tiếp xử lý các vấn đề cửa
hàng, các vấn đề nhânn viên
Nhân viên: mỗi cửa hàng gồm 3-4 nhân viên bán hàng, 1 nhân viên bảo vệ,
2 nhân viên kỹ thuật
Nhân viên bán hàng: bán hàng, tư vấn sản phẩm, hỗ trợ khách hàng
Nhân viên kỹ thuật: hỗ trợ kỹ thuật, xử lý các vấn đề kỹ thuật khách
hàng gặp phải
Nhân viên bảo vệ: trông xe, dắt xe cho khách hàng

2.1.3.2. Điện thoại vui ( Dienthoaivui)

 Khối văn phòng:


Phòng vận hành: Đảm bảo các cửa hàng hoạt động đúng quy trình

2.2 Hoạt động marketing tại Công ty TNHH thương mại tổng hợp HTV

2.2.1. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động marketing của công ty TNHH thương mại
tổng hợp HTV

2.2.1.1. Nhân tố vĩ mô
2.2.1.1.1 Kinh tế
Kinh tế năm 2023 và đầu năm 2024 có xu hướng tích cực.
- Nông, lâm nghiệp và thủy sản:
Vụ lúa đông xuân năm 2024 cả nước gieo cấy được 2.953,6 nghìn ha, tăng 0,9 nghìn ha
so với vụ đông xuân năm trước.
Trong đó: Các địa phương phía Bắc gieo cấy 1.059,4 nghìn ha, giảm 8,5 nghìn ha; các địa
phương phía Nam gieo cấy 1.894,2 nghìn ha, tăng 9,4 nghìn ha (vùng Đồng bằng sông
Cửu Long đạt 1.487,7 nghìn ha, tăng 9 nghìn ha).
Tính đến ngày 15/5/2024, các địa phương phía Nam cơ bản thu hoạch xong lúa đông
xuân với diện tích đạt 1.885,6 nghìn ha, chiếm 99,5% diện tích gieo cấy và bằng 100,5%
cùng kỳ năm trước.
Trong đó vùng Đồng bằng sông Cửu Long đạt 1.487,5 nghìn ha, chiếm gần 100% diện
tích gieo cấy. Năng suất lúa đông xuân ước đạt 72,3 tạ/ha, tăng 0,1 tạ/ha so với vụ đông
xuân năm trước.
Lúa hè thu: Tính đến trung tuần tháng Năm, các địa phương phía Nam gieo trồng được
1.059,4 nghìn ha lúa hè thu, bằng 96,1% cùng kỳ năm trước, trong đó vùng Đồng bằng
sông Cửu Long đạt 959,7 nghìn ha, bằng 95,1%.
Cây hàng năm: diện tích một số cây như ngô, đậu tương, lạc tiếp tục giảm so với cùng kỳ
năm trước chủ yếu do hiệu quả kinh tế không cao.
Chăn nuôi: Chăn nuôi trâu, bò trong tháng có xu hướng giảm. Chăn nuôi lợn và gia cầm
phát triển khá, tình hình dịch bệnh gia súc, gia cầm được kiểm soát.
Ước tính tổng số lợn của cả nước tính đến thời điểm cuối tháng 5/2024 tăng 3,8% so với
cùng thời điểm năm 2023; tổng số gia cầm tăng 3,3%; tổng số bò giảm 0,8%; tổng số trâu
giảm 3,9%.
Tính chung năm tháng đầu năm 2024, diện tích rừng trồng mới tập trung ước đạt 98,2
nghìn ha, tăng 1,3% so với cùng kỳ năm trước. Số cây lâm nghiệp trồng phân tán đạt 37,8
triệu cây, tăng 1,2%. Sản lượng gỗ khai thác đạt 7.413,7 nghìn m3, tăng 6,6%.
Diện tích rừng bị thiệt hại là 652,2 ha, giảm 24,8%. Trong đó diện tích rừng bị chặt, phá
là 376,2 ha, giảm 24,9%. Diện tích rừng bị cháy là 285,1 ha, giảm 24,8 lần.
Sản lượng thủy sản tháng 5/2024 ước đạt 801,3 nghìn tấn, tăng 2,8% so với cùng kỳ năm
trước. Trong đó: Sản lượng thủy sản nuôi trồng ước đạt 434,8 nghìn tấn, tăng 3,5%. Sản
lượng thủy sản khai thác ước đạt 366,5 nghìn tấn, tăng 1,9%.
Tính chung năm tháng đầu năm 2024, sản lượng thủy sản ước đạt 3.515,2 nghìn tấn, tăng
2,6% so với cùng kỳ năm trước. Bao gồm: Cá đạt 2.570,1 nghìn tấn, tăng 2,4%; tôm đạt
408,5 nghìn tấn, tăng 4,3%; thủy sản khác đạt 536,6 nghìn tấn, tăng 2,2%.

- Công nghiệp:
Sản xuất công nghiệp tháng Năm tiếp tục duy trì xu hướng tăng trưởng tích cực hơn so
với tháng trước.
Chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp (IIP) tháng 5/2024 ước tính tăng 3,9% so với
tháng trước và tăng 8,9% so với cùng kỳ năm trước.
Tính chung năm tháng đầu năm 2024, IIP ước tính tăng 6,8% so với cùng kỳ năm trước
(cùng kỳ năm 2023 giảm 2,0%).
Trong đó, ngành chế biến, chế tạo tăng 7,3%, đóng góp 6,4 điểm phần trăm vào mức tăng
chung. Ngành sản xuất và phân phối điện tăng 12,7%, đóng góp 1,1 điểm phần trăm.
Ngành cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải tăng 6,3%, đóng
góp 0,1 điểm phần trăm. Riêng ngành khai khoáng giảm 5,2%, làm giảm 0,8 điểm phần
trăm.
Chỉ số sản xuất công nghiệp năm tháng đầu năm 2024 so với cùng kỳ năm trước tăng ở
55 địa phương và giảm ở 8 địa phương trên cả nước.
Số lao động đang làm việc trong các doanh nghiệp công nghiệp tại thời điểm 01/5/2024
tăng 1,0% so với cùng thời điểm tháng trước và tăng 3,2% so với cùng thời điểm năm
trước.

- Tình hình đăng ký doanh nghiệp: Car nước có hơn 13,2 nghìn doanh nghiệp
thành lập mới, giảm 13,7% so với tháng trước và tăng 9,2% so với cùng kỳ năm
trước. Bên cạnh đó, cả nước còn có 6.749 doanh nghiệp quay trở lại hoạt động,
giảm 18,8% so với tháng trước và tăng 13,4% so với cùng kỳ năm 2023. 5.303
doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng kinh doanh có thời hạn, giảm 30,4% và giảm
1,1%. 4.550 doanh nghiệp ngừng hoạt động chờ làm thủ tục giải thể, giảm 2,3% và
giảm 3,5%. 1.538 doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể, tăng 14,4% và tăng
25,8%.
Tính chung năm tháng đầu năm 2024, cả nước có 98,8 nghìn doanh nghiệp đăng
ký thành lập mới và quay trở lại hoạt động, tăng 4,1% so với cùng kỳ năm trước;
bình quân một tháng có 19,8 nghìn doanh nghiệp thành lập mới và quay trở lại
hoạt động.
Số doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường là 97,3 nghìn doanh nghiệp, tăng 10,5% so
với cùng kỳ năm trước; bình quân một tháng có 19,5 nghìn doanh nghiệp rút lui
khỏi thị trường.
- Đầu tư: Vốn đầu tư thực hiện từ nguồn ngân sách Nhà nước tháng 5/2024 ước
đạt 48,2 nghìn tỷ đồng, tăng 3,1% so với cùng kỳ năm trước.
Tính chung năm tháng đầu năm 2024, vốn đầu tư thực hiện từ nguồn ngân sách
Nhà nước ước đạt 190,6 nghìn tỷ đồng, bằng 26,6% kế hoạch năm và tăng 5,0% so
với cùng kỳ năm trước (cùng kỳ năm 2023 bằng 24,8% và tăng 21,5%).
Tổng vốn đầu tư nước ngoài đăng ký vào Việt Nam tính đến ngày 20/5/2024 bao
gồm: Vốn đăng ký cấp mới, vốn đăng ký điều chỉnh và giá trị góp vốn, mua cổ
phần của nhà đầu tư nước ngoài đạt gần 11,07 tỷ USD, tăng 2,0% so với cùng kỳ
năm trước.
Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện tại Việt Nam năm tháng đầu năm 2024
ước đạt 8,25 tỷ USD, tăng 7,8% so với cùng kỳ năm trước.
Đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài trong năm tháng đầu năm 2024 có 42 dự án
được cấp mới giấy chứng nhận đầu tư với tổng số vốn của phía Việt Nam là 103,5
triệu USD, giảm 27,5% so với cùng kỳ năm trước; có 10 lượt dự án điều chỉnh vốn
với số vốn điều chỉnh tăng 32,5 triệu USD, giảm 81,3%.
Tính chung năm tháng đầu năm tổng vốn đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài (vốn
cấp mới và điều chỉnh) đạt 136,1 triệu USD, giảm 57,0% so với cùng kỳ năm
trước.
- Thu, chi ngân sách nhà nước: Tổng thu ngân sách Nhà nước tháng 5/2024 ước
đạt 150,9 nghìn tỷ đồng. Lũy kế tổng thu ngân sách Nhà nước năm tháng đầu năm
2024 ước đạt 898,4 nghìn tỷ đồng, bằng 52,8% dự toán năm và tăng 14,8% so với
cùng kỳ năm trước.
Tổng chi ngân sách Nhà nước tháng 5/2024 ước đạt 140,1 nghìn tỷ đồng; lũy kế
năm tháng đầu năm 2024 ước đạt 656,7 nghìn tỷ đồng, bằng 31% dự toán năm và
tăng 0,5% so với cùng kỳ năm trước.

- Thương mại, giá cả, vận tải và du lịch: Bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu
dùng: Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng theo giá hiện
hành tháng 5/2024 ước đạt 519,8 nghìn tỷ đồng, tăng 9,5% so với cùng kỳ năm
trước.
Tính chung năm tháng đầu năm 2024, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch
vụ tiêu dùng theo giá hiện hành ước đạt 2.580,2 nghìn tỷ đồng, tăng 8,7% so với
cùng kỳ năm trước (cùng kỳ năm 2023 tăng 12,3%), nếu loại trừ yếu tố giá tăng
5,2% (cùng kỳ năm 2023 tăng 9,3%).
Xuất, nhập khẩu hàng hóa: Trong tháng Năm, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu
hàng hóa, ước đạt 66,62 tỷ USD, tăng 9,1% so với tháng trước và tăng 22,6% so
với cùng kỳ năm trước.
Xuất khẩu hàng hóa: Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa tháng 5/2024 ước đạt 32,81
tỷ USD, tăng 5,7% so với tháng trước và tăng 15,8% so với cùng kỳ năm trước.
Tính chung năm tháng đầu năm 2024, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa ước đạt
156,77 tỷ USD, tăng 15,2% so với cùng kỳ năm trước.
Trong đó, khu vực kinh tế trong nước đạt 43,69 tỷ USD, tăng 20,5%, chiếm 27,9%
tổng kim ngạch xuất khẩu. Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) đạt
113,08 tỷ USD, tăng 13,3%, chiếm 72,1%.
Về cơ cấu nhóm hàng xuất khẩu năm tháng đầu năm 2024, nhóm hàng công
nghiệp chế biến ước đạt 137,39 tỷ USD, chiếm 87,7%.
Nhập khẩu hàng hóa: Kim ngạch nhập khẩu hàng hóa tháng 5/2024 ước đạt 33,81
tỷ USD, tăng 12,8% so với tháng trước và tăng 29,9% so với cùng kỳ năm trước.
Tính chung năm tháng đầu năm 2024, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa ước đạt
148,76 tỷ USD, tăng 18,2% so với cùng kỳ năm trước, trong đó khu vực kinh tế
trong nước đạt 54,95 tỷ USD, tăng 24,2%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt
93,81 tỷ USD, tăng 14,9%.
Về cơ cấu nhóm hàng nhập khẩu năm tháng đầu năm 2024, nhóm hàng tư liệu sản
xuất ước đạt 139,89 tỷ USD, chiếm 94%.
Về thị trường xuất, nhập khẩu hàng hóa năm tháng đầu năm 2024, Hoa Kỳ là thị
trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch ước đạt 44,0 tỷ USD.
Trung Quốc là thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch ước đạt
54,9 tỷ USD.
Cán cân thương mại hàng hóa tháng Năm ước tính nhập siêu 1,0 tỷ USD. Tính
chung năm tháng đầu năm 2024, cán cân thương mại hàng hóa ước tính xuất siêu
8,01 tỷ USD (cùng kỳ năm trước xuất siêu 10,2 tỷ USD).
Trong đó, khu vực kinh tế trong nước nhập siêu 11,26 tỷ USD; khu vực có vốn
đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) xuất siêu 19,27 tỷ USD.
Chỉ số giá tiêu dùng, chỉ số giá vàng và chỉ số giá đô la Mỹ: Chỉ số giá tiêu dùng
(CPI) tháng 5/2024 tăng 0,05% so với tháng trước.
So với tháng 12/2023 CPI tháng Năm tăng 1,24% và so với cùng kỳ năm trước
tăng 4,44%.
Bình quân 5 tháng đầu năm 2024, CPI tăng 4,03% so với cùng kỳ năm trước; lạm
phát cơ bản tăng 2,78%.
Chỉ số giá vàng tháng 5/2024 tăng 3,81% so với tháng trước; tăng 21,47% so với
tháng 12/2023; tăng 32,18% so với cùng kỳ năm trước; bình quân 5 tháng đầu năm
2024 tăng 22,95%.
Chỉ số giá đô la Mỹ tháng 5/2024 tăng 1,15% so với tháng trước; tăng 4,21% so
với tháng 12/2023; tăng 7,85% so với cùng kỳ năm trước; bình quân 5 tháng đầu
năm 2024 tăng 5,24%.
Vận tải hành khách và hàng hóa: Vận tải hành khách tháng 5/2024 ước đạt 360,5
triệu lượt khách vận chuyển, giảm 3,9% và luân chuyển 21,1 tỷ lượt khách.km,
giảm 6,8% so với tháng trước.
Tính chung năm tháng đầu năm 2024, vận tải hành khách ước đạt 1.935,1 triệu
lượt khách vận chuyển, tăng 6,1% so với cùng kỳ năm trước và luân chuyển đạt
111,4 tỷ lượt khách.km, tăng 12,7%.
Vận tải hàng hóa tháng 5/2024 ước đạt 206,1 triệu tấn hàng hóa vận chuyển, tăng
2,2% so với tháng trước và luân chuyển 39,9 tỷ tấn.km, giảm 3,0%.
Tính chung năm tháng đầu năm 2024, vận tải hàng hóa ước đạt 1.028 triệu tấn
hàng hóa vận chuyển, tăng 11,4% so với cùng kỳ năm trước và luân chuyển 208,4
tỷ tấn.km, tăng 7,9%.
Khách quốc tế đến Việt Nam: Chính sách thị thực thuận lợi, các chương trình
quảng bá, xúc tiến du lịch năm 2024 được các địa phương trên cả nước đẩy mạnh,
thu hút lượng khách quốc tế đến Việt Nam tăng khá cao so với cùng kỳ năm trước.
Trong tháng 5/2024, số lượng khách quốc tế đến nước ta đạt gần 1,4 triệu lượt
người, tăng 51,0% so với cùng kỳ năm trước.
Tính chung năm tháng đầu năm 2024, khách quốc tế đến nước ta đạt gần 7,6 triệu
lượt người, tăng 64,9% so với cùng kỳ năm trước và tăng 3,9% so với cùng kỳ
năm 2019 – năm chưa xảy ra dịch COVID-19.

- Tình hình xã hội: Theo khảo sát tình hình đời sống của hộ dân cư tháng 5/2024
tiếp tục được cải thiện. Công tác bảo đảm an sinh xã hội luôn được các cấp, ngành
thực hiện kịp thời, hiệu quả.
Theo báo cáo từ Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, trong năm tháng đầu năm
nay, Chính phủ, các Bộ, ngành, địa phương đã hỗ trợ cho người dân gần 18,5
nghìn tấn gạo.
Trong đó, hỗ trợ 10,4 nghìn tấn gạo cứu đói nhân dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn
cho 103,7 nghìn hộ với 693,4 nghìn nhân khẩu; hỗ trợ gần 3,1 nghìn tấn gạo cứu
đói giáp hạt năm 2024 cho 44,5 nghìn hộ với 205,5 nghìn nhân khẩu.
Trong năm tháng đầu năm 2024, cả nước có 19,9 nghìn trường hợp mắc bệnh sốt
xuất huyết; 20,1 nghìn trường hợp mắc bệnh tay chân miệng; 312 trường hợp sốt
phát ban nghi sởi; 34 trường hợp tử vong do bệnh dại; 159 trường hợp mắc bệnh
viêm não vi rút; 09 trường hợp mắc viêm màng não do não mô cầu; 01 trường hợp
mắc cúm A và đã tử vong.
Trong tháng (từ 15/4-14/5/2024), trên địa bàn cả nước xảy ra 1.879 vụ tai nạn giao
thông; tính chung năm tháng đầu năm nay, trên địa bàn cả nước xảy ra 10.427 vụ
tai nạn giao thông.
Bình quân 1 ngày trong năm tháng đầu năm 2024, trên địa bàn cả nước xảy ra 69
vụ tai nạn giao thông, gồm 48 vụ tai nạn giao thông từ ít nghiêm trọng trở lên và
21 vụ va chạm giao thông, làm 29 người chết, 31 người bị thương và 23 người bị
thương nhẹ.
Thiệt hại do thiên tai trong tháng Năm chủ yếu do ảnh hưởng của lốc, sét, mưa đá,
sạt lở đất.
Trong năm tháng đầu năm nay, thiên tai làm 39 người chết và mất tích, 50 người
bị thương; hơn 25 nghìn ngôi nhà bị sập đổ và hư hỏng; 13,6 nghìn con gia súc,
gia cầm bị chết; 20,8 nghìn ha hoa màu và 9,9 nghìn ha lúa bị hư hỏng; tổng giá trị
thiệt hại về tài sản ước tính 996,7 tỷ đồng, gấp gần 2,3 lần cùng kỳ năm 2023.
Trong tháng 5/2024 (tính từ ngày 18/4 đến ngày 17/5/2024), các cơ quan chức
năng phát hiện 1.993 vụ vi phạm môi trường. Tính chung năm tháng đầu năm nay
phát hiện 9.964 vụ vi phạm môi trường, trong đó xử lý 8.834 vụ với tổng số tiền
phạt là 129,5 tỷ đồng, tăng 8,8% so với cùng kỳ năm trước.
Trong năm tháng đầu năm nay, trên địa bàn cả nước xảy ra 1.980 vụ cháy, nổ, làm
36 người chết và 37 người bị thương, thiệt hại ước tính 116,3 tỷ đồng, giảm 31,7%
so với cùng kỳ năm trước.

2.2.1.1.2.

2.2.2.2. Nhân tố vi mô

2.2.2. Thực trạng việc sử dụng các công cụ marketing sản phẩm ………… tại Công
ty……..

2.2.2.1 Sản phẩm

2.2.2.2 Giá

2.2.2.3 Phân phối


2.2.2.7 Xúc tiến

2.2.3. Kết quả hoạt động marketing sản phẩm…. tại Công ty….

2.2.4 Đánh giá thực trạng hoạt động marketing của công ty

2.2.4.1. Thành tựu


2.2.4.2. Hạn chế
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG MARKETING
TẠI CÔNG TY……

3.1 Mục tiêu và định hướng phát triển của công ty……

3.2 Các giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động marketing của Công ty ………

You might also like