Nhóm 1_Buổi học cuối cùng

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 12

I.

Mục tiêu đọc hiểu


1. Về năng lực

* Năng lực chung

- Giao tiếp và hợp tác trong làm việc nhóm và trình bày sản phẩm nhóm

- Phát triển khả năng tự chủ, tự học qua việc đọc và hoàn thiện phiếu học tập ở nhà

- Giải quyết vấn đề và tư duy sáng tạo trong việc chủ động tạo lập văn bản

* Năng lực đặc thù

- Nêu được ấn tượng chung về văn bản “ Buổi học cuối cùng”

- Nhận biết được một số yếu tố hình thức (bối cảnh, nhân vật, ngôi kể và sự thay đổi

ngôi kể, ngôn ngữ vùng miền, …) và nội dung (đề tài, chủ đề, ý nghĩa,…) của văn

bản

- Viết được đoạn văn khát quát giá trị nội dung và nghệ thuật của văn bản

2. Về phẩm chất: Có tình yêu với tiếng mẹ đẻ, tình yêu quê hương đất nước.

II. Tri thức đọc hiểu


1. Thời đại, trào lưu

- Chiến tranh Pháp-Phổ (1870-1871): Chiến tranh này diễn ra giữa Pháp và Đế quốc
Đức dưới sự lãnh đạo của Tổng thống Louis-Napoléon Bonaparte (Napoléon III).
Chiến thắng của Đức dẫn đến sụp đổ của Đế quốc thứ hai và sự thành lập Cộng hòa
thứ ba. Chiến tranh này tạo ra một bối cảnh biến động, khủng hoảng và sự mất mát
lớn, điều này thường được thể hiện trong các tác phẩm văn học của thời kỳ này qua
việc mô tả cảnh chiến trận, đau khổ của nhân dân và tình hình chính trị.

- Sự thăng hoa của văn học hiện thực: Thời kỳ này chứng kiến sự phát triển mạnh mẽ
của văn học hiện thực, trong đó các tác giả tập trung vào việc tái hiện cuộc sống hàng
ngày và những vấn đề xã hội. Các tác phẩm trong thời kỳ này thường mô tả các tình
huống thực tế và những nhân vật phản ánh cuộc sống xã hội đầy biến động.

- Chủ nghĩa hiện thực và tiểu thuyết tự do: Tiểu thuyết hiện thực và tự do cũng trở
nên phổ biến hơn trong giai đoạn này. Các tác giả có sự tự do lớn hơn trong việc mô
tả tình huống và nhân vật, thường tạo ra các tác phẩm có tính chân thực cao và có ảnh
hưởng mạnh mẽ đến độc giả.
- Sự phát triển của văn học đa dạng: Thời kỳ này cũng chứng kiến sự phát triển của
nhiều thể loại văn học khác nhau, bao gồm tiểu thuyết, truyện ngắn, thơ và văn xuôi.
Các tác giả có cơ hội để thể hiện sự sáng tạo của họ thông qua các loại hình văn học
đa dạng này.

- Sự ra đời của các tác giả văn học lớn: Thời kỳ này cũng chứng kiến sự nổi lên của
nhiều tác giả văn học lớn như Émile Zola, Guy de Maupassant và Jules Verne.

- Văn bản sinh đời sau cuộc chiến tranh Pháp – Phổ năm 1870-1871, nước Pháp thất
bại và chịu mất vùng An-đát và Lo-ren, giữa biên giới Phổ. Phổ trước đó là một nước

chủ nghĩa lãnh thổ của Đức. Do đó, ở hai vùng này, việc giảng dạy bằng tiếng Pháp
bị cắt đứt. Trường làng ở vùng An-dát trở nên quan trọng khi chính quyền Phổ yêu
cầu ngừng dạy tiếng Pháp.

- Sự thay đổi về ngôn ngữ và văn hóa: Việc buộc học tiếng Đức tại trường học ở
vùng An-dát có thể được coi là một biện pháp đặc biệt để thể hiện sự thay đổi chính
trị và văn hóa sau khi vùng đất này được nhập vào Phổ.

2. Thể loại
2.1. Khái niệm: Truyện ngắn là hình thức tự sự cỡ nhỏ, thường được viết bằng
văn xuôi, để người đọc tiếp thu liền một mạch, đọc một hơi không nghỉ.
2.2. Đặc trưng: - Về cốt truyện: Cốt truyện là một hệ thống cụ thể sự kiện, biến
cố, hành động trong tác phẩm tự sự và tác phẩm kịch thể hiện mối quan hệ qua
lại giữa các tính cách trong một hoàn cảnh xã hội nhất định nhằm thể hiện chủ
đề tư tưởng của tác phẩm
Truyện ngắn là thể loại có cốt truyện nhưng nhìn chung biến hoá hơn tiểu
thuyết
+ Truyện không có cốt truyện: chỉ có ý tưởng, không có sự kiện gay cấn,
thời gian cụ thể, thậm chí không có đầu đuôi
+ Truyện có cốt truyện: chú trọng xây dựng các tình tiết, sự kiện bộc lộ
tính cách nhân vật và thúc đẩy hướng phát triển, vận động của mạch
truyện
- Về dung lượng: dung lượng nhỏ, ngắn gọn mà cô đúc nên có sức ám ảnh lớn
+ Đề tài nội dung truyện ngắn có thể lấy ở nhiều mặt của cuộc sống, nhiều
vấn đề có tính chất thời sự xã hội
+ Kết cấu linh hoạt, tổ chức theo kiểu tương phản, liên tưởng
- Về điểm nhìn và phương thức kể chuyện: + Điểm nhìn: là vị trí, chỗ đứng để
xem xét, miêu tả, bình giá sự vật, hiện tượng trong tác phẩm
+ Phương thức kể chuyện: các nhà văn thường thay đổi cách kể và có thể có
hình thức kể hỗn hợp
Có 2 hình thức phổ biến:
● Tường thuật lại quá trình, diễn biến sự việc. Ví dụ: Vợ nhặt (Kim Lân)
● Miêu tả lại diễn biến sự kiện. Ví dụ: Vi hành (Nguyễn Ái Quốc)
+ Để nhận thức phương thức kể chuyện người ta căn cứ vào tình huống
chuyện:
● Tình huống khách quan: Tác giả đứng ngoài kể lại câu chuyện
● Tình huống chủ quan: Tác giả hoặc người kể chuyện tự đóng vai trò là
nhân vật chính của tác phẩm, kể lại những sự kiện, hành động, việc làm,
ý nghĩa hoặc mối quan hệ người - người, phân tích, binhd luận
- Về cách xây dựng tình huống: Tình huống truyện là “cái tình thế của câu
chuyện” chứa đựng những mâu thuẫn, xung đột hoặc những khả năng tiềm
tàng để cốt truyện diễn biến, phát triển, nhân vật bộc lộ tính cách
+ Tình huống chuyện có vai trò hết sức quan trọng, được ví như “cái chìa
khoá vận hành cốt truyện”
+ Các tình huống chuyện tiêu biểu: tình huống nhận thức, tình huống tâm
trạng, tình huống hành động thường độc đáo, ấn tượng, tạo hiệu quả
thẩm mĩ cao
- Chi tiết: thường bộc lộ tính cách, tâm tư đan dệt nên tình huống truyện, có 2
loại chi tiết: chi tiết trung tâm và chi tiết phụ trợ
- Ngôn ngữ: truyện ngắn thường cô đọng, súc tích
2.3. Đọc hiểu theo thể loại:
- Bối cảnh: Câu chuyện diễn ra trong một buổi học tiếng Pháp cuối cùng ở vùng
An-dát.
- Dung lượng: Văn bản này có dung lượng nhỏ, tập trung vào một sự kiện nhỏ
trong cuộc đời của các nhân vật và tạo ra một trải nghiệm sâu sắc qua góc nhìn
của Phrăng.
- Sự kiện chính: Buổi học này đánh dấu sự kết thúc của một giai đoạn trong
cuộc đời học sinh của các nhân vật.
- Tình huống truyện: Câu chuyện diễn ra từ khi Phrăng đến trường muộn cho
đến khi thầy giáo kết thúc bài giảng và nhấn mạnh ý nghĩa của việc học tiếng
Pháp.
- Thời gian và địa điểm: Câu chuyện diễn ra vào một sáng, trong lớp học tiếng
Pháp. Không khí của lớp học cuối cùng được tạo ra thông qua mô tả của tác giả
về sự trang nghiêm và cảm xúc của các nhân vật.
- Phương thức kể chuyện: Tác giả sử dụng phong cách miêu tả chi tiết để tái
hiện lại không khí trong lớp học và suy nghĩ, cảm xúc của nhân vật.
- Điểm nhìn: Câu chuyện được kể qua góc nhìn của Phrăng, một học sinh trong
lớp. Điều này cho phép người đọc trải nghiệm trực tiếp cảm xúc và suy nghĩ
của nhân vật chính đối với sự kiện chính của câu chuyện.
- Ngôn ngữ: Câu chuyện sử dụng cả hội thoại và miêu tả để truyền đạt thông
điệp và phát triển nhân vật.
3. Tác giả, tác phẩm, đoạn trích
a, Tác giả
● Quê hương, gia đình:
- Alphonse Daudet là một văn sĩ Pháp vào thế kỷ thứ 19, sinh tại Nime, miền Nam
nước Pháp
- Gia đình ông rời quê lên Lyons khi xí nghiệp tơ vải của cha ông bị suy sụp và phải
đóng cửa.
- Ông tiếp tục theo học cấp trung học tại đây nhờ một học bổng, nhưng cuối cùng
phải bỏ học hẳn khi cuộc hôn nhân của bố mẹ đổ vỡ.
● Con người:
- Ông bắt đầu viết văn từ năm 14 tuổi, đến năm 18 tuổi Alphonse ra thi tập "Những
Người Đàn Bà Đang Yêu" (Les Amoureuses, 1858) và được công chúng đón nhận.
Độc giả Pháp đặc biệt yêu mến ông qua các tiểu thuyết "Thằng Nhóc Con" (Le Petit
Chose), gần như là thiên hồi ký của thời niên thiếu đau khổ của chính mình mà đôi
khi cũng được ví với nhân vật trong tác phẩm "David Copperfield" của đại văn hào
Charles Dickens của Anh.
- Sau đó là tập thi tuyển "Những Lá Thư viết từ cối xay gió" (Lettres de Mon
Moulin), bao gồm các bài thơ đề tặng cho Marie Rieu xuất bản năm 1866.
- Ông đạt đến danh vọng trong làng văn chương Pháp qua giải thưởng Văn chương
Pháp với quyển "Fromont Cháu Trẻ và Cụ Riler" (1874).
- Những năm sau đó, ông viết nhiều tiểu thuyết và cũng thành công không kém, qua
các đề tài xã hội của một nước Pháp dân chủ thay thế cho chế độ quân chủ. Đó là các
tác phẩm "Những Vị Vua Lưu Vong", và "Le Nabab", mô tả những nhà triệu phú mới
của thế hệ.
● Phong cách sáng tác
- Phong cách sáng tác của ông thường được miêu tả là truyền cảm và tinh tế.
- Ông sử dụng ngôn ngữ đơn giản, nhưng rất sắc sảo và tinh tế, để diễn tả tâm
trạng và suy nghĩ của nhân vật.
- Ông cũng thường sử dụng các phép tu từ và hình ảnh mạnh mẽ để tạo ra hiệu
ứng nghệ thuật và gợi lên cảm xúc cho độc giả.
- Văn phong của Daudet giản dị, nhưng lưu lại cho độc giả những cảm giác nhẹ
nhàng, lắng sâu với những câu chuyện kể như chuyện cổ tích, với các nhân vật
mà độc giả cảm thấy rất gần gũi.
- Ông diễn tả sự việc một cách xác thực, mà không yếm thế, hay có giọng văn
mỉa mai, tàn bạo như các đồng nghiệp cùng thời trước sự thay đổi quá nhanh
của thời cuộc.
● Sự nghiệp văn chương
- Đề tài sáng tác của nhà văn An-phông-xơ Đô-đê có thể xoay quanh nhiều chủ
đề khác nhau, nhưng thường tập trung vào cuộc sống, tình yêu, gia đình, và
những vấn đề xã hội.
- Ông thường viết về những câu chuyện đời thường, nhân vật thực tế và tình
huống phức tạp, mang tính chân thực và sâu sắc.
- Tiểu thuyết tiêu biểu: Thằng nhóc con (thiên hồi ký thấm đẫm nước mắt của
chính tác giả về tuổi niên thiếu cơ cực); Những vị vua lưu vong, Le Nabab
(tiểu thuyết viết về đề tài xã hội Pháp lúc bấy giờ với những tay triệu phú mới
của thế hệ); đặc sắc hơn cả là trường thiên tiểu thuyết Tartarin vùng Tarascon
gồm ba quyển.
- Thơ ca: Tập thơ Những người đàn bà đang yêu; Những lá thư từ cối xay của
tôi,... là những thi tập được đông đảo bạn đọc nước Pháp đón nhận và vô cùng
yêu thích.
b, Tác phẩm
Truyện kể ngày thứ hai là tuyển tập truyện ngắn gồm ba phần của nhà văn người
Pháp Alphonse Daudet . Được xuất bản vào năm 1873 bởi Alphonse Lemerre và lấy
cảm hứng từ các sự kiện của Chiến tranh Pháp-Phổ , nó vẽ nên những bức tranh hiện
thực về cuộc sống vào thời điểm đó: người dân Paris phải chịu cảnh thiếu thốn, các
sự kiện của Công xã và sự đàn áp của Versaillais . Alphonse Daudet còn thể hiện nỗi
buồn về sự mất mát của Alsace -Lorraine qua The Last Class , câu chuyện nổi tiếng
nhất trong tác phẩm này.
c, Đoạn trích
- Buổi học cuối cùng là một truyện ngắn trong tuyển tập truyện Truyện kể ngày
thứ hai của nhà văn Pháp Alphonse Daudet. Truyện nói lên lòng yêu nước và
yêu ngôn ngữ dân tộc, yêu việc dạy học của một người Pháp là thầy Hamel.
- Bối cảnh sáng tác: Được sáng tác trong bối cảnh Pháp thua trận trong chiến
tranh Pháp-Phổ (1870-1871). Người Pháp buộc phải cắt 2 vùng Alsace và
Lorraine cho Đức, bắt dạy tiếng Đức ở Phổ thông thay cho tiếng Pháp. Cho
nên các trường học ở hai vùng bị buộc phải học tiếng Đức.

III. Nội dung đọc hiểu


1. Nhan đề, tóm tắt, bố cục
a) Nhan đề
Nhan đề Buổi học cuối cùng: Đó là thời kì sau cuộc chiến tranh Pháp - Phổ, nước
Pháp thua trận, phải cắt hai vùng An-dát và Lo- ren cho Phổ. Các trường học ở hai
vùng này, theo lệnh của chính quyền Phổ, không được tiếp tục dạy tiếng Pháp. Chính
vì vậy tác giả đặt tên truyện là Buổi học cuối cùng.
b) Tóm tắt
Buổi học cuối cùng kể lại câu chuyện cảm động về một buổi học cuối cùng bằng
tiếng Pháp ở một trường làng thuộc vùng An-dát qua lời kể của cậu học trò Phrăng.
Trước giờ học, Phrăng định trốn học vì muộn giờ và không thuộc bài. Trên đường
đến trường cậu thấy nhiều điều khác lạ. Khi đến lớp, cậu ngạc nhiên vì thầy Ha-men
mặc lễ phục, không nổi cáu khi cậu đến muộn và cuối lớp có cả dân làng ngồi dự.
Trong buổi học, khi nghe thầy Ha-men thông báo đây là buổi học tiếng Pháp cuối
cùng, Phrăng ân hận, xúc động, nuối tiếc. Trong buổi học kéo dài đến 12 giờ, thầy
Ha-men hiện lên thật lớn lao, thầy nghẹn ngào không nói nên lời, thầy cố viết thật to
lên bảng: “NƯỚC PHÁP MUÔN NĂM”.
c) Bố cục
Gồm 3 phần:
- Phần 1 (từ đầu đến "mà vắng mặt con"): Quang cảnh trên đường đến trường và cảnh
ở trường qua sự quan sát của Phrăng.
- Phần 2 (tiếp tới "buổi học cuối cùng này"): Diễn biến của buổi học cuối cùng.
- Phần 3 (còn lại): Cảnh kết thúc buổi học cuối cùng
2. Đọc hiểu từ phương diện nội dung
a. Thầy Hamen
Nhân vật thầy giáo Ha-men được đặt vào trong mối quan hệ trực tiếp với nhân
vật kể chuyện, là thầy giáo của cậu học trò Phrăng. Trong buổi học hôm đó, thầy
đóng vai trò trung tâm, là người chủ trì buổi học cuối cùng môn tiếng Pháp Ở vùng
An-đất. Trong lời kể của Phrăng, thầy Ha-men đã được miêu tả là thầy giáo có bốn
mươi năm tận tụy trong nghề, là người rất tâm huyết với tiếng nói của dân tộc mình.
Nếu Phrăng thể hiện sự thức tỉnh tình yêu đối với tiếng mẹ đẻ thì thầy Ha-men chính
là người đã thổi ngọn lửa tình yêu ấy đến với cậu và với cả những người dân làng
Ăn-đất trong buổi học bi tráng đó. Mọi hành động, lời nói, cử chỉ cũng như cảm xúc
của thầy đã được cậu học trò Phrăng quan sát,miêu tả tỉ mỉ, cho thấy một tấm lòng
yêu nước lớn lao ở thầy. Trong buổi dạy cuối cùng của mình, thầy Ha-men đã mặc
bộ trang phục trang trọng nhất của thầy mà vốn dĩ thường ngày thầy không mấy sử
dụng. Sự trịnh trọng đặc biệt ấy ban đầu đã khiến Phrăng cảm thấy bối rối, khác lạ
nhưng sau đó cậu cũng hiểu ý nghĩa thiêng liêng trong việc làm của thầy “chính là để
tôn vinh buổi học cuối cùng”.
Bên trong con người thầy Ha-men cũng có những thay đổi lớn lao. Thái độ của
thầy đối với học sinh khác hẳn ngày thường. Hôm nay, thầy thật dịu dàng và đa cảm.
Khi Phrăng đi học muộn giờ, mới đầu, như những gì diễn ra thường ngày,cậu đã bắt
đầu hình dung về sự giận dữ của thầy với cây gậy sắt kẹp dưới nách.Thế nhưng, thầy
Ha-men lại vô cùng dịu dàng nhắc nhở: “Phrăng, vào chỗ nhanh lên con; lớp sắp
bắt đầu học mà vắng mặt con”. Trong lời nói nhẹ nhàng ấy có phảng phất gì đó thật
buồn của thầy. Vào buổi học hôm ấy thầy không hề muốn bất cứ ai vắng mặt cả, sự
hiện diện của một người trong buổi học đó đều vô cùng quan trọng với thầy. Cách
xưng hô thân mật, gọi trò là “con” đã khiến cho mối quan hệ thầy – trò trở thành
tình cảm cha con, biến giọng giáo huấn,răn đe trở thành lời nhẹ nhàng, nhắc nhở.
Với chất giọng nhẹ nhàng ấy kèm theo cả sự trang trọng, thầy Ha-men đã thông báo
một điều có lẽ là khó khăn
b. Nhân vật Phrăng
- Là cậu học trò nghịch ngợm lười học, thường trốn học đi chơi. Với cậu thì bầu
trời trong trẻo và đồng cỏ xanh rờn có sức cám dỗ hơn là bài học tiếng Pháp.
- Trong tình huống không bao giờ được học tiếng mẹ đẻ nữa cậu đã bộc lộ rõ
diễn biến tâm lí của mình

+ Khi biết là buổi học cuối cùng, cậu cảm thấy choáng váng, bất ngờ, sững sờ
và xúc động khi biết phải tạm biệt người thầy của mình. Cậu cảm thấy thương
thầy giáo biết bao.

+ Sau đó cậu cảm thấy nuối tiếc vì sự lười nhác học tập, giờ muốn học tiếng
mẹ đẻ cũng không được nữa, cậu ân hận khi không thuộc bài và không đọc
được chữ Pháp.

+ Khác với mọi khi, buổi học hôm ấy cậu chăm chú nghe giảng, cảm thấy dễ
hiểu, yêu những con chữ quê hương. Cậu cũng thấy thương và yêu quý thầy
giáo, biết ơn thầy, tự nhủ sẽ nhớ mãi buổi học cuối cùng này.

=> Ta thấy Phrăng đã giác ngộ và hiểu ra giá trị của việc học tiếng mẹ đẻ, tha
thiết muốn được học, được nói tiếng Pháp. Cậu hiểu được lời thầy Hamen nhắn
nhủ: tiếng mẹ đẻ là chìa khóa thoát khỏi chốn lao tù. Đây là biểu hiện của lòng
yêu nước.

=> Phrăng là cậu bé ham chơi nhưng bên trong cậu là những tình cảm cao đẹp,
sự kính trọng thầy giáo và lòng yêu nước nồng nàn.

3. Đọc hiểu từ phương diện nghệ thuật


- Ngôi kể: Câu chuyện được kể theo ngôi thứ nhất, theo lời kể của cậu bé Phrăng
làm tăng tính chân thực của câu chuyện vì người kể là người trong cuộc, trực
tiếp chứng kiến. Đồng thời, lựa chọn ngôi kể này cũng giúp tâm trạng của
Phrăng được bộc lộ, thể hiện chân thành, sâu sắc.
- Tình huống truyện: Tình huống truyện được xây dựng đặc sắc, cảm động, tạo
sự đồng cảm trong lòng người đọc.
- Nghệ thuật xây dựng nhân vật: Xây dựng nhân vật thông qua suy nghĩ, hành
động, cử chỉ, các từ ngữ đặc tả ngoại hình
- Không gian nghệ thuật:
+ Không vật lý (con đường, trường học, lớp học, …)
+ Không gian tâm tưởng (suy nghĩ của nhân vật Phrăng)

Không gian nghệ thuật thể hiện cái nhìn của nhà văn về con người, sự vật trong
những khoảng cách, góc nhìn. Giữa không gian thực và không gian tâm lý
nhân vật có sự liên kết, tạo nên chiều sâu cho tác phẩm (VD: Phrăng nhìn
nhữnng con chim và tự hỏi “liệu người ta có bắt chúng hót bằng tiếng Đức
không nhỉ?”)

4. Liên hệ, so sánh


Văn bản: “Lòng biết ơn” (trích Những tấm lòng cao cả - Edmondo De Amicis)
Enricô của cha,
Con ơi! Con có ý oán thầy giáo con vì người đã nóng quá. Con nghĩ lại xem đã bao
nhiêu lần con gắt gỏng, mà gắt gỏng với ai? Với cha con, với mẹ con là những người
đáng lẽ con phải kính nể.

Thầy giáo con đôi khi nóng nẩy, không phải là không có cớ. Đã bao nhiêu năm,
người khó nhọc dạy trẻ. Trừ một vài đứa có nghĩa và ở thuỷ chung với thầy, còn phần
đông là những kẻ vong ân, chúng đã phụ lòng tốt của người và không nghĩ đến công
lao của người. Hết thảy bọn chúng con đều giê cho thầy những mối ưu phiền hơn là
những sự như ý. Một người hiền lành nhất trên trái đất này, ở vào địa vị thầy, cũng
phải đâm ra tức giận. Lắm phen, trong mình khó xử, thầy cũng phải gắng đi làm vì
không đến nỗi phải nghỉ, con có biết đâu! Thầy gắt vì thầy đau, nhất là những khi
thầy thấy các con biết rõ là thấy yếu lại thừa cơ nghịch ngợm thì thầy đau khổ biết
dường nào!

Con ơi! Phải kính yêu thầy giáo con. Hãy yêu thầy vì cha yêu thầy và trọng thầy. Hãy
yêu thầy, vì thầy đã hy sinh đời thầy để gây hạnh phúc cho biết bao nhiêu đứa trẻ sẽ
quên thầy. Hãy yêu thầy vì thầy mở mang trí tuệ và giáo hoá tâm hồn cho con. Rồi
đây, con sẽ trưởng thành, thầy cùng cha sẽ không còn ở trên đời này nữa, lúc ấy con
sẽ thấy hình ảnh thầy thường hiển hiện ở cạnh cha, lúc ấy con sẽ thấy nét đau đớn và
lao khổ trên mặt thầy làm cho con phải cực lòng mặc dầu đã cách hàng 30 năm. Rồi
con tự thẹn và con ân hận đã không yêu người và trái đạo với người.

Hãy yêu thầy vì thầy là người của cái gia đình giáo thụ lớn lao kia ở rải rác trên địa
cầu, cái gia đình ấy dạy dỗ hàng triệu đứa trẻ cùng lớn với con. Nếu con chỉ biết yêu
cha mà không nghĩ đến những vị đã làm ơn cho con mà ông thầy đứng vào bậc nhất
thì cha chẳng được hài lòng.

Hãy yêu thầy như cha ; yêu thầy như những khi thầy vuốt ve con, yêu thầy cả những
khi thấy mắng mỏ con, yêu thầy khi thầy không công bằng và cả những khi con
tưởng thầy có ý thiên vị! Yêu thầy khi thầy tươi vui, nhưng càng yêu thầy khi thầy
buồn bã. Và bao giờ con cũng phải đọc tiếng "thầy" một cách trân trọng vì sau tiếng
"cha" thì tiếng "thầy" là tiếng cao quí hơn cả, là tiếng đẹp đẽ hơn cả mà một người có
thể đem tặng người khác."

Cha con.

- Nhân vật người thầy giáo: yêu thương học trò, gắn bó với các thế hệ học trò,
dù có những lúc tức giận, trừng phạt chúng nhưng luôn mang một trái tim dịu
dàng, lòng kiên nhẫn dành cho lũ trẻ.
- Người thầy luôn khát khao và hi vọng truyền thụ tri thức cho học sinh, thầy
gắn bó với mái trường, gắn bó với nghề giáo và gắn bó với các thế hệ học sinh
- Nhân vật người thầy hiện lên qua lời thư của bố gửi cho con trai Enrico, một
người thầy vừa nghiêm khắc nhưng cũng dịu dàng, tận tâm. Vừa lớn lao và
cũng thật đáng kính.
- Thầy giáo Ha-men trong “Buổi học cuối cùng” cũng là một người thầy giáo đã
gắn bó hơn nửa cuộc đời với sự nghiệp trồng người. Thầy cũng có những lúc
tức giận, cũng có những lúc nóng nảy mà phạt học sinh, nhưng đằng sau đó là
trái tim của một nhà giáo tận tâm với nghề, hết mực yêu thương học trò.

IV. Tổng kết


1. Giá trị nội dung
Buổi học cuối cùng, không chỉ đơn thuần là buổi học tiếng Pháp cuối ở mảnh
đất An-dát mà nó còn là một buổi học đầy ý nghĩa và cảm động về lòng yêu và
bảo vệ ngôn ngữ dân tộc, đồng thời là tấm lòng tự tôn, yêu hòa bình nước nước
thiết tha mà thầy Ha-men muốn truyền thụ cho học trò của mình. Sự thức tỉnh
của nhân vật Phrăng chính là minh chứng cho sự thấu hiểu sâu sắc về ý nghĩa
của ngôn ngữ mẹ đẻ của người dân Pháp, cũng như niềm tin vào một tương lai
nước Pháp lại thống nhất mà tác giả muốn truyền tải đến độc giả.

2. Giá trị nghệ thuật


● Sử dụng ngôi kể thứ nhất xưng "tôi", người kể chuyện là cậu bé Phrăng
giúp cho câu chuyện tự nhiên và góp phần diễn tả một cách chân thực,
sinh động tâm trạng, cảm xúc của nhân vật.
● Tình huống truyện hấp dẫn, thu hút người đọc.
● Nghệ thuật xây dựng nhân vật độc đáo, nhân vật hiện lên sinh động qua
ngoại hình, trang phục, cử chỉ, lời nói, hành động, tâm trạng.
V. Luyện tập
https://quizizz.com/admin/quiz/661c1d4a0ec06533bab0c167?searchLocale=

Hình ảnh minh hoạ:

Tác giả

Cây Hublon (hoa bia)

You might also like