Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 6

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG CUỐI KỲ I

PHÙ MỸ
NĂM HỌC 2023-2024
TRƯỜNG THCS MỸ TÀI
Môn: Ngữ văn 9
Thời gian làm bài: 90 phút (không kể thời gian giao đề)

Phần I. (4,0 điểm)


Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
Câu chuyện về bốn ngọn nến
Trong phòng tối, có bốn ngọn nến đang cháy. Xung quanh thật yên tĩnh, đến mức
người ta có thể nghe thấy tiếng thì thầm của chúng.
Ngọn nến thứ nhất nói : Tôi là hiện thân của hòa bình. Cuộc đời sẽ như thế nào
nếu không có tôi? Tôi thực sự quan trọng cho mọi người.
Ngọn nến thứ hai lên tiếng : Còn tôi là hiện thân của lòng trung thành. Hơn tất
cả, mọi người đều phải cần đến tôi.
Đến lượt mình, ngọn nến thứ ba nói : Tôi là hiện thân của tình yêu. Tôi mới thực
sự quan trọng. Hãy thử xem cuộc sống sẽ như thế nào nếu thiếu đi tình yêu?
Đột nhiên, cánh cửa chợt mở tung, một cậu bé chạy vào phòng. Một cơn gió ùa
theo làm tắt cả ba ngọn nến. "Tại sao cả ba ngọn nến lại tắt ?" - cậu bé sửng sốt nói.
Rồi cậu bé òa lên khóc.
Lúc này, ngọn nến thứ tư mới lên tiếng: Đừng lo lắng, cậu bé. Khi tôi vẫn còn
cháy thì vẫn có thể thắp sáng lại cả ba ngọn nến kia. Bởi vì, tôi chính là niềm hy vọng.
Lau những giọt nước mắt còn đọng lại, cậu bé lần lượt thắp sáng lại những ngọn
nến vừa tắt bằng ngọn lửa của niềm hy vọng.
(Trích “Những bài học về cuộc sống”, NXB Thanh Niên, 2005)
Câu 1.Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản.
Câu 2. Em hiểu như thế nào về lời thì thầm của ngọn nến thứ hai: Còn tôi là hiện thân
của lòng trung thành. Hơn tất cả, mọi người đều phải cần đến tôi?
Câu 3 Thông điệp sâu sắc nhất từ văn bản trên là gì?
Câu 4. Hãy viết 01 đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về niềm hy vọng đối
với mỗi người.
Phần II ( 6,0 điểm)
Cảm nhận về tình cha con của ông Sáu và bé Thu trong đoạn trích sau:
Đến lúc chia tay, mang ba lô lên vai, sau khi bắt tay hết mọi người, anh Sáu mới
đưa mắt nhìn con, thấy nó đứng trong góc nhà.
Chắc anh cũng muốn ôm con, hôn con, nhưng hình như cũng lại sợ nó giẫy lên
lại bỏ chạy, nên anh chỉ đứng nhìn nó. Anh nhìn với đôi mắt trìu mến lẫn buồn rầu. Tôi
thấy đôi mắt mênh mông của con bé bỗng xôn xao.
- Thôi ! Ba đi nghe con ! – Anh Sáu khe khẽ nói.
Chúng tôi, mọi người – kể cả anh, đều tưởng con bé sẽ đứng yên đó thôi. Nhưng
thật lạ lùng, đến lúc ấy, tình cha con như bỗng nổi dậy trong người nó, trong lúc không
ai ngờ đến thì nó bỗng kêu thét lên:
- Ba…a…a… ba!
Tiếng kêu của nó như tiếng xé, xé sự im lặng và xé cả ruột gan mọi người, nghe thật
xót xa. Đó là tiếng “ba” mà nó cố đè nén trong bao nhiêu năm nay, tiếng “ba” như vỡ
tung ra từ đáy lòng nó, nó vừa kêu vừa chạy xô tới, nhanh như một con sóc, nó chạy
thót lên và dang hai tay ôm chặt lấy cổ ba nó. Tôi thấy làn tóc tơ sau ót nó như dựng
đứng lên.
Nó vừa ôm chặt lấy cổ ba nó vừa nói trong tiếng khóc:
- Ba! Không cho ba đi nữa ! Ba ở nhà với con !
Ba nó bế nó lên. Nó hôn ba nó cùng khắp. Nó hôn tóc, hôn cổ, hôn vai và hôn cả vết
thẹo dài bên má của ba nó nữa...
[…]
Trong lúc đó, nó vẫn ôm chặt lấy ba nó. Không ghìm được xúc động và không muốn
cho con thấy mình khóc, anh Sáu một tay ôm con, một tay rút khăn lau nước mắt, rồi
hôn lên mái tóc con:
- Ba đi rồi ba ba về với con.
- Không! – Con bé hét lên, hai tay siết chặt lấy cổ, chắc nó nghĩ hai tay không thể
giữ được ba nó, nó dang cả hai chân rồi câu chặt lấy ba nó, và đôi vai nhỏ bé của nó
run run”
(Nguyễn Quang Sáng, Chiếc lược ngà, Ngữ văn 9, tập 1)
HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG CUỐI KỲ I
NĂM HỌC 2023-2024
Môn: Ngữ văn 9
Phần Nội dung Điểm
I ĐỌC HIỂU 4.0
1 Phương thức biểu đạt chính: tự sự 0.5
2 Ngọn nến thứ hai cho rằng mình quan trọng bởi nó là hiện thân của
lòng trung thành.
- Trung thành là phẩm chất tốt đẹp cần có ở tất cả mọi người bởi đó 0,5
là lối sống trước sau như một, một lòng một dạ, giữ trọn niềm tin và
tình cảm gắn bó không thay đổi trước bất kì hoàn cảnh nào trong
quan hệ giữa người với người.
- Trung thành sẽ tạo dựng được niềm tin, sự tín nhiệm của mọi người 0,5
và vun đắp các mối quan hệ ngày càng bền chặt, trở nên tốt đẹp hơn.
3 (HS có thể rút ra những thông điệp khác nhau nhưng phải có căn
cứ và thuyết phục)
Sau đây là 1 số gợi ý: Thông điệp về hòa bình, về lòng trung thành, 0,5
về tình yêu, về niềm hy vọng trong cuộc sống….
4 Viết 01 đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về niềm 2.00
hy vọng đối với mỗi người.
a.Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn 0.25
Thí sinh có thể trình bày đoạn văn theo một trong các cách diễn
dịch, quy nạp, song hành hoặc tổng – phân – hợp
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Giá trị, vai trò, ý nghĩa, tầm
quan trọng của niềm hi vọng trong cuộc sống.
- Giải thích: Hi vọng là sự lạc quan, lòng tin vào bản thân 0,25
- Biểu hiện: 0,25
+ Có niềm tin vào cuộc sống
+ Vươn lên mọi khó khăn thử thách của cuộc sống.
- Vai trò, ý nghĩa: tìm được chính mình, luôn thành công trong cuộc
sống. 0,5
+Hi vọng tạo cho con người động lực để sống, để tồn tại. Nó cũng
tạo cho con người niềm tin, sự lạc quan hướng đến thế giới của
tương lai.
+ Hi vọng giúp con người có thêm sức mạnh tinh thần, ý chí, quyết
tâm, bản lĩnh kiên cường để vượt qua mọi khó khăn, thử thách, đau
khổ hay thất bại.
+ Hi vọng sẽ giúp con người sống tốt hơn,có cách thức hành động
đúng đắn để đạt được thành công
( Đưa ra dẫn chứng chứng minh)
- Phản đề: Nếu không có hy vọng cuộc đời trở nên vô nghĩa, không
có sự nỗ lực, cuộc đời sẽ héo tàn. 0,25
- Bài học nhận thức và hành động: Xây dựng lối sống văn hóa khoa
học, luôn trau dồi bản thân, nỗ lực phấn đấu. 0,25
c. Chính tả, ngữ pháp, sáng tạo: Đảm bảo chuẩn về chính tả và ngữ 0.25
pháp tiếng Việt. Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu
sắc, mới mẻ về vấn đề nghị luận

Cảm nhận về tình cha con của ông Sáu và bé Thu trong đoạn
trích
a.Đảm bảo cấu trúc của một bài văn nghị luận: có đầy đủ Mở bài, 0,25
II Thân bài, Kết bài. Mở bài giới thiệu vấn đề nghị luận. Thân bài
triển khai được các luận điểm. Kết bài khái quát được nội dung nghị
luận
b. Xác định đúng vấn đề nghị luận: Tình cảm sâu nặng của cha con
anh Sáu
1. Mở bài: 0,5
- Giới thiệu tác giả, tác phẩm:
- Giới thiệu vấn đề nghị luận: Tình cảm sâu nặng của cha con anh
Sáu
- Trích dẫn đoạn trích
2/ Thân bài
a. Khái quát:
-Tác phẩm Chiếc lược ngà kể về tình cảnh éo le của cha con ông 0,5
Sáu để từ đó làm nổi bật tình cha con sâu nặng đồng thời khẳng
định: Chiến tranh có thể cướp đi tất cả, thậm chí là cả mạng sống
của con người nhưng tình cảm gia đình thì không gì có thể giết chết
được.

-Truyện hấp dẫn bạn đọc ở cách kể chuyện tự nhiên, đầy cảm động,
cách xây dựng tình huống bất ngờ nhưng cũng đấy trớ trêu.
b. Cảm nhận về tình cha con trong đoạn trích 3,5
* Tình yêu thương của ông Sáu với con
- Lúc chia tay, ông nhìn con trìu mến lẫn “buồn rầu” đôi mắt của
người cha giàu tình thương yêu, độ lượng, có phần thất vọng, sợ
con không đón nhận tình cảm của mình. =>Ánh mắt cho thấy nỗi
xót xa, cả sự yếu đuối của một người lính trước tình cảm gia đình.
- Vào giây phút cuối cùng , khi sắp phải chia tay, ông Sáu lại vỡ òa
trong hạnh phúc vì tiếng gọi ba bất ngờ từ bé Thu "b...a..".
- Ông Sáu sững sờ, một lần nữa không kìm nén được xúc động,
người đàn ông ấy “một tay ôm con, một tay lấy khen lau nước mắt
rồi hôn lên mái tóc con”.
- Lời hứa trở về cùng chiếc lược ngà cho con đã gói trọn tình cảm
yêu thương, gắn bó sâu sắc, mãnh liệt mà ông dành cho con .
=>Đây là món quà ý nghĩa nhất mà ông Sáu nhận được trước giây
phút lên đường. =>Tình yêu con của ông Sáu đã chiến thắng mọi
khoảng cách của sự biệt li. Tình cảm ấy luôn vẹn nguyên, ấm áp và
tràn đầy.
* Tình yêu thương bé Thu dành cho ông Sáu
- Khi được nghe bà ngoại giải thích, anh Sáu không giống trong
bức ảnh thì bé Thu hiểu ra mình đã sai. Thu đã rất ân hận về hành
động của mình.
- Trong giờ phút cuối cùng trước khi ba đi, tình cảm dồn nén bấy
lâu nay bùng lên thật mãnh liệt, mạnh mẽ.Mọi thái độ và hành động
của bé Thu bỗng đột ngột thay đổi.
- Khi nhìn thẳng, đối diện với người cha "đôi mắt mênh mông của
con bé bỗng xôn xao". Đằng sau đôi mắt mênh mông ấy chắc đang
xao động biết bao ý nghĩ, tình cảm.
- Lần đầu tiên bé cất tiếng gọi "Ba...ba" và tiếng kêu “như tiếng
xé , xé sự im lặng và xé cả ruột gan mọi người” cùng với đó là hành
động “chạy nhanh như sóc ôm lấy cổ ba nó" cùng với cử chỉ “hôn
ba nó cùng khắp. Nó hôn tóc, hôn cổ, hôn vai và hôn cả vết thẹo dài
trên má của ba nó nữa”.
- Và khi ông Sáu nói "Ba đi rồi ba về với con", bé Thu đã hét lên
"không", rồi “hai tay siết chặt lấy cổ”, “dang cả hai chân rồi câu
chặt lấy ba”, “đôi vai nhỏ bé run run”.
=> Từ giây phút bé Thu thức tỉnh, tình cảm tính cách của bé đã thay
đổi. Sự ương ngạnh, bướng bỉnh của cô bé tám tuổi đã không còn,
mà thay vào đó là tình yêu ba, thương ba, tự hào về ba.
- Chính tình yêu thương ấy đã tạo nên một sức mạnh thôi thúc, rèn
giũa để Thu trưởng thành sau này, khi trở thành một cô giao liên
gan dạ, dũng cảm.
=>Qua đó ta thấy Thu yêu thương ba vô cùng, một tình yêu mãnh
liệt, chân thành, thắm thiết. Tình yêu đó được bộc lộ một cách cảm
động qua hoàn cảnh éo le của chiến tranh.
c. Đánh giá 0,5
- Bằng nghệ thuật miêu tả tâm lí và xây dựng tính cách nhân vật đặc
sắc cùng với ngôn ngữ giản dị, đậm chất Nam Bộ, nghệ thuật xây
dựng tình huống truyện bất ngờ nhưng tự nhiên hợp lí , đoạn trích
thể hiện một cách chân thực và cảm động tình cảm yêu thương sâu
nặng của hai cha con ông Sáu trong giờ phút chia tay.
- Đoạn trích cho ta nhận ra ở nhà văn Nguyễn Quang Sáng là sự am
hiểu tâm lí trẻ thơ, sự trân trọng đặc biệt đối với tình cảm gia đình
và đặc biệt là tình phụ tử.
3. Kết bài 0,5
-Nhận xét chung về đoạn trích
- Liên hệ
c. Chính tả, ngữ pháp, sáng tạo: Đảm bảo chuẩn về chính tả và ngữ 0,25
pháp tiếng Việt. Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu
sắc, mới mẻ về vấn đề nghị luận

You might also like