Hdc Thi Thử Ngữ Văn Ts 10 (2024-2025)

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 5

UBND HUYỆN PHÙ MỸ HƯỚNG DẪN CHẤM

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH VÀO 10 THPT
Năm học: 2024 - 2025
Môn: Ngữ văn
(HDC gồm có 05 trang)

I. Yêu cầu chung:


1. Có kiến thức văn học và xã hội đúng đắn, sâu rộng; kĩ năng làm văn tốt, bố cục rõ ràng,
kết cấu chặt chẽ, diễn đạt trong sáng, giàu hình ảnh và gợi cảm, ít mắc lỗi về chính tả, ngữ pháp.
2. Đáp ứng yêu cầu đổi mới cách kiểm tra, đánh giá theo định hướng phát triển năng lực học
sinh. Hướng dẫn chấm chỉ nêu một số nội dung cơ bản, định tính chứ không định lượng. Giám khảo
cần hết sức linh hoạt khi vận dụng hướng dẫn chấm, không chỉ đánh giá kiến thức và kĩ năng mà
còn chú ý đến thái độ, tình cảm, cảm xúc của người viết. Cần khuyến khích những tìm tòi, sáng tạo
riêng trong nội dung và hình thức bài làm. Chấp nhận các kiến thức khác nhau, kể cả không có trong
hướng dẫn chấm, miễn là hợp lí, thuyết phục.
3. Tổng điểm của toàn bài là 10,0 điểm, cho lẻ đến 0,25 điểm. Hướng dẫn chấm cho từng
câu, từng ý. Trên cơ sở đó giám khảo có thể thống nhất định ra các thang điểm cụ thể khác.
II. Yêu cầu cụ thể:
Phần Câu Nội dung Điểm
I Đọc ngữ liệu và thực hiện các yêu cầu 4,0
1 Phương thức biểu đạt chính: Nghị luận 0,25
Hướng dẫn chấm:
- Học sinh trả lời như đáp án: 0,25 điểm.
- Học sinh trả lời không đúng hoặc nhiều hơn 1 phương thức biểu đạt
ghi: 0 điểm.
2 Theo tác giả, để trở thành “con bướm biết bay” và “cây cứng cáp”, con 0,5
tằm và hạt giống phải trải qua những thử thách:
- Con tằm phải trải qua đau đớn để tự chui ra khỏi cái kén.
- Hạt giống nằm sâu trong lòng đất để nảy mầm phải tự vươn thẳng lên
xuyên qua tầng đất dày.
Hướng dẫn chấm:
- Học sinh trả lời như đáp án: 0,5 điểm.
- Học sinh trả lời 1 ý: 0,25 điểm.
- Trả lời sai hoặc không trả lời ghi: 0 điểm.
3 Chỉ ra và nêu hiệu quả của biệp pháp tu từ được sử dụng trong câu: 0,75
“Hạt giống nằm trên mặt đất dễ dàng nảy mầm nhưng sẽ bị bật gốc khi
gặp cơn giông tố”.
- Biện pháp ẩn dụ: "Hạt giống (sự bắt đầu, tiềm năng )", "nảy mầm”
(phát triển, thành công)", "bị bật gốc” (gặp khó khăn, thất bại)
- Hiệu quả:
+ Giúp cho câu văn trở nên sinh động, tăng sức gợi hình, gợi cảm, gây
ấn tượng với người đọc.
+ Miêu tả việc hạt giống có khả năng phát triển dễ dàng nhưng cũng
rất dễ bị ảnh hưởng và tổn thương khi gặp khó khăn. Qua đó nhấn
mạnh vào ý nghĩa của việc vượt qua khó khăn, chịu đựng trong cuộc
sống để đạt được thành công.

-1-
Hướng dẫn chấm:
- Học sinh trả lời như đáp án: 0,75 điểm.
- Học sinh trả lời được biện pháp tu từ và chỉ nêu được 1 hiệu quả của
biện pháp tu từ: 0,5 điểm.
- Học sinh trả lời được biệp pháp tu từ: 0,25 điểm.
- Trả lời sai hoặc chỉ nêu hiệu quả của biệp pháp tu từ hoặc không trả
lời ghi: 0 điểm.
4 Tác giả lại cho rằng: “Con người không thể chọn cho mình nơi sinh ra, 0,5
nhưng có thể tự chọn cho mình một cách sống.” Vì:
- Khi ta sinh ra, ta đã được đặt trong một hoàn cảnh nhất định nhưng
quá trình trưởng thành của chúng ta chính là quá trình ta sẽ tạo dựng
cho mình một hoàn cảnh mới mà cuộc đời ta muốn.
- Ta chọn mình sẽ là người như thế nào thì sẽ nỗ lực cho việc trở thành
một người như vậy chứ không phải là tuân theo hoàn cảnh.
- Cái mà xã hội đánh giá và nhìn vào là cách bạn sống thế nào, nỗ lực
ra sao và vươn lên bằng cách nào. Cách sống như thế nào là tùy sự lựa
chọn của mỗi người, nó làm thay đổi điểm xuất phát vốn có thể không
được tốt đẹp.
Hướng dẫn chấm:
- Học sinh trả lời được 2 trong 3 ý: 0,5 điểm.
- Học sinh trả lời được 1 trong 3 ý: 0,25 điểm.
- Học sinh trả lời sai hoặc không trả lời được ghi: 0 điểm.
5 Viết một đoạn văn (khoảng 10 - 15 dòng) trình bày suy nghĩ về những 2,0
việc cần làm khi phải đối mặt với khó khăn, thử thách.
a. Đảm bảo yêu cầu hình thức đoạn văn: Học sinh có thể trình bày 0,25
đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, song hành, móc xích hoặc tổng
- phân - hợp.
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Những việc cần làm khi phải 0,25
đối mặt với khó khăn, thử thách.
c. Triển khai vấn đề cần nghị luận (lí lẽ có kèm dẫn chứng): 1,0
Học sinh có thể lựa chọn cách lập luận phù hợp để triển khai vấn đề
cần nghị luận theo nhiều cách nhưng cần đảm bảo một số nội dung sau:
- Khó khăn, thử thách là những trở ngại có thể cản trở bước tiến của
con người, trong quá trình trưởng thành.
- Nêu rõ những việc cần làm khi phải đối mặt với khó khăn, thử thách:
+ Cần chấp nhận những thách thức trong cuộc sống;
+ Đừng quá lo lắng khi gặp những khó khăn, hãy có cái nhìn lạc quan
và cách nghĩ tích cực;
+ Mỗi khi gặp khó khăn, bế tắc, hướng đi khả quan duy nhất là hãy
tiến lên;
+ Có thể tìm đến sự giúp đỡ của người khác, của gia đình và bạn bè.
Đôi khi một lời động viên về tinh thần, một sự giúp đỡ về vật chất của
những người mình tin tưởng có thể giúp chúng ta trở nên mạnh mẽ
hơn, bản lĩnh hơn;
+ Nếu muốn, bạn có thể khóc. Khóc không làm ta mạnh mẽ hơn nhưng
nó có thể giải toả những cảm xúc tiêu cực, những áp lực đang đè nặng
trong tâm tư. Song cũng đừng chỉ biết khóc bởi cuộc đời này không có
những “ông bụt, bà tiên”.
- Là học sinh, cần phải biết vượt qua những khó khăn trong quá trình
học tập và rèn luyện của mình.
-2-
Hướng dẫn chấm:
- Lập luận chặt chẽ, thuyết phục; lí lẽ xác đáng: 1,0 điểm.
- Lập luận chưa thật chặt chẽ, thuyết phục; lí lẽ xác đáng: 0,5 điểm -
0,75 điểm.
- Lập luận không chặt chẽ, thiếu thuyết phục; lí lẽ không xác đáng:
0,25 điểm.
Lưu ý: Học sinh có thể diễn đạt, lập luận khác nhưng phải phù hợp.
d. Chính tả, ngữ pháp: 0,25
Đảm bảo chính tả, ngữ pháp tiếng Việt.
Hướng dẫn chấm: Không ghi điểm nếu bài làm có quá nhiều lỗi chính
tả, ngữ pháp.
e. Sáng tạo: 0,25
Thể hiện cảm nhận sâu sắc về vấn đề nghị luận và đưa ra giải pháp
thuyết phục; có cách diễn đạt mới mẻ.
Hướng dẫn chấm: Học sinh huy động được kiến thức và trải nghiệm
của bản thân khi bàn luận, có cái nhìn sâu sắc, chân thành về vấn đề;
có sáng tạo trong diễn đạt, lập luận.
II Cảm nhận về nét đẹp đạo lý ân nghĩa, thủy chung của con người Việt 6,0
Nam được thể hiện qua hai đoạn thơ trong “Bếp lửa” của Bằng Việt và
“Ánh trăng” của Nguyễn Duy.
a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận văn học: Có đầy đủ các phần 0,5
mở bài, thân bài, kết bài. Mở bài nêu được vấn đề, Thân bài triển khai
được vấn đề, Kết bài khái quát được vấn đề.
b. Xác định đúng vấn đề nghị luận: Nét đẹp đạo lý ân nghĩa, thủy 0,5
chung của con người Việt Nam được thể hiện qua hai đoạn thơ trong
“Bếp lửa” của Bằng Việt và “Ánh trăng” của Nguyễn Duy.
c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm: Học sinh có thể
triển khai theo nhiều cách nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập
luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; đảm bảo các yêu cầu
sau:
1. Giới thiệu những điểm cơ bản về hai tác giả, hai tác phẩm và hai 0,5
đoạn thơ:
- Bằng Việt, tên khai sinh Nguyễn Việt Bằng, sinh năm 1941, quê ở
Thạch Thất, Hà Tây (Hà Nội), làm thơ từ đầu những năm 60 của thế kỉ
XX và thuộc lớp nhà thơ trẻ trưởng thành trong thời kì kháng chiến
chống Mĩ; thơ Bằng Việt trong trẻo, mượt mà, tràn đầy cảm xúc, đề tài
thơ thường đi vào khai thác những kỉ niệm, những kí ức thời thơ ấu và
gợi những ước mơ tuổi trẻ; bài thơ “Bếp lửa” được sáng tác năm 1963,
khi nhà thơ đang là sinh viên theo học ngành Luật tại nước Nga và in
trong tập “Hương cây - Bếp lửa”; đoạn thơ là khổ cuối của bài thơ nói
về nỗi nhớ thương bà, nhớ quê hương khôn nguôi, da diết của người
cháu.
- Nguyễn Duy sinh năm 1948, quê ở thành phố Thanh Hóa, thuộc thế
hệ các nhà thơ quân đội trưởng thành trong kháng chiến chống Mỹ cứu
nước của dân tộc; thơ ông gần gũi với văn hóa dân gian, nhưng sâu sắc
mà rất đỗi tài hoa, đi sâu vào cái nghĩa, cái tình muôn đời của con
người Việt Nam; bài thơ “Ánh trăng” ra đời vào năm 1978, tại thành
phố Hồ Chí Minh - nơi đô thị của cuộc sống tiện nghi hiện đại, nơi
những người từ trận đánh trở về đã để lại sau lưng cuộc chiến gian khổ
mà nghĩa tình và in trong tập thơ “Ánh trăng”; đoạn thơ là khổ cuối
-3-
của bài thơ nói về cảm xúc và suy ngẫm của tác giả trước vầng trăng,
qua đó nhắc nhở nét đẹp đạo lý ân nghĩa, thủy chung của con người.
2. Cảm nhận nét đẹp đạo lý ân nghĩa, thủy chung của con người Việt 3,0
Nam qua hai đoạn thơ:
a. Đoạn 1: Khổ cuối bài thơ “Bếp lửa” của Bằng Việt
- Điệp từ “trăm” mở ra một thế giới rộng lớn với bao điều mới mẻ.
Tuổi thơ đã lùi xa, đứa cháu nhỏ năm xưa giờ đã lớn khôn, đã được
chắp cánh bay cao, bay xa đến những chân trời cao rộng có “khói trăm
tàu”, ”lửa trăm nhà”, “niềm vui trăm ngả”. Tuy thế, cháu vẫn khôn
nguôi nhớ về bà và bếp lửa quê hương, nhớ về góc bếp, nơi nắng mưa
hai bà cháu có nhau.
- Câu cuối của bài thơ là lời tác giả nhắc bà (Bà đã nhóm bếp vào mỗi
sớm mai chưa?) hay cũng là lời nhắc nhở chính mình: Không bao giờ
được quên cội nguồn, quên kỉ niệm tuổi thơ.
- Từ những suy ngẫm của người cháu, bài thơ biểu hiện một triết lí sâu
sắc: Những gì thân thiết nhất của tuổi thơ mỗi người đều có sức tỏa
sáng, nâng bước con người trong suốt hành trình dài rộng của cuộc đời.
Tình yêu đất nước bắt nguồn từ lòng yêu quý ông bà, cha mẹ, từ những
gì gần gũi và bình dị nhất.
* Nghệ thuật của đoạn thơ:
- Thể thơ tám chữ kết hợp nhuần nhuyễn giữa biểu cảm và miêu tả, tự
sự và bình luận.
- Giọng thơ tâm tình, thiết tha, tự nhiên, chân thành.
- Hình ảnh thơ rất sáng tạo: vừa mang nghĩa tả thực, vừa mang nghĩa
biểu tượng (hình ảnh bếp lửa).
b. Đoạn 2: Khổ cuối bài thơ “Ánh trăng” của Nguyễn Duy
- Hình ảnh “trăng cứ tròn vành vạnh” là tượng trưng cho quá khứ
nghĩa tình, thủy chung, đầy đặn, bao dung, nhân hậu.
- Hình ảnh “ánh trăng im phăng phắc” mang ý nghĩa nghiêm khắc
nhắc nhở, là sự trách móc trong lặng im. Chính cái “im phăng phắc”
của vầng trăng đã đánh thức con người, làm xáo động tâm hồn người
lính năm xưa.
- Con người “giật mình” trước ánh trăng là sự bừng tỉnh của nhân
cách, là sự trở về với lương tâm trong sạch, tốt đẹp. Đó là lời ân hận,
ăn năn day dứt, làm đẹp nét đẹp ân nghĩa thủy chung của con người
Việt Nam.
* Nghệ thuật của đoạn thơ:
- Thể thơ 5 chữ, phương thức biểu đạt tự sự kết hợp với trữ tình.
- Giọng thơ linh hoạt, thay đổi theo nhịp kể.
- Hình ảnh thơ đa nghĩa (vầng trăng - “ánh trăng”)
- Phép nhân hóa, ẩn dụ, đối lập, từ láy,… được sử dụng tự nhiên góp
phần thể hiện tâm trạng hối hận, ăn năn của tác giả.
Hướng dẫn chấm:
- Học sinh cảm nhận đầy đủ, sâu sắc: 2,25 điểm - 3,0 điểm.
- Học sinh cảm nhận đầy đủ nhưng chưa sâu sắc: 1,25 điểm - 2,0 điểm.
- Học sinh cảm nhận chung chung, chưa chỉ ra các biểu hiện: 0,25
điểm - 1,0 điểm.
Lưu ý: Không ghi điểm tối đa đối với những bài làm cảm nhận toàn
bộ hai bài thơ hoặc diễn xuôi thơ.

-4-
3. Đánh giá, nhận xét: 0,5
- Bằng Việt và Nguyễn Duy đều đã từng sống, trải qua những năm
tháng khó khăn, thiếu thốn, khốc liệt của chiến tranh và được cưu
mang, đùm bọc, sẻ chia, … Khi viết những tác phẩm này, hai nhà thơ
đã được hưởng cuộc sống hoà bình, ấm no, hiện đại. Hai bài thơ đã gợi
nhắc đạo lí về lòng biết ơn, lối sống ân nghĩa, thuỷ chung đối với mỗi
người. Dù là lòng thương nhớ, biết ơn bà hay ân tình với nhân dân, đất
nước thì đều có chung một nét đẹp nhân văn - đạo lí uống nước nhớ
nguồn.
- Đoạn thơ trong bài thơ “Bếp lửa”: đạo lý ân nghĩa thủy chung được
thể hiện trong tình yêu thương và lòng biết ơn bà - thông qua hình
tượng nghệ thuật bếp lửa nồng ấm; đoạn thơ trong bài thơ “Ánh
trăng” của Nguyễn Duy: đạo lý ân nghĩa thủy chung được thể hiện qua
tâm tình của nhân vật trữ tình - thông qua hình tượng nghệ thuật vầng
trăng tình nghĩa.
 Như vậy, ân nghĩa, thủy chung luôn là truyền thống đẹp của dân
tộc, truyền thống ấy bao trùm cách sống, cách ứng xử của con người
Việt Nam trong mọi quan hệ: từ mối quan hệ gia đình trong bài “Bếp
lửa” đến mối quan hệ với quá khứ, với lịch sử, với nhân dân và đất
nước trong bài “Ánh trăng”.
Hướng dẫn chấm:
- Học sinh trình bày được từ 2 đến 3 ý: 0,5 điểm.
- Học sinh trình bày được 1 ý: 0,25 điểm.
d. Chính tả, ngữ pháp: Đảm bảo chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. 0,5
Hướng dẫn chấm: Không ghi điểm nếu bài làm có quá nhiều lỗi chính
tả, ngữ pháp.
e. Sáng tạo: Thể hiện những suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có 0,5
cách diễn đạt mới mẻ.
Hướng dẫn chấm: Học sinh biết vận dụng lí luận văn học vào trong
quá trình phân tích, đánh giá; có cảm nhận sâu sắc; biết so sánh với
các tác phẩm khác để làm nổi bật vấn đề nghị luận; viết văn giàu hình
ảnh, có cảm xúc.
- Đáp ứng được 2 yêu cầu trở lên: 0,5 điểm.
- Đáp ứng được 1 yêu cầu: 0,25 điểm.
Lưu ý: Chỉ ghi điểm tối đa khi học sinh đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về
kiến thức và kĩ năng.

-5-

You might also like