Đề Tuyển Sinh BĐ Các Năm (1)

You might also like

Download as doc, pdf, or txt
Download as doc, pdf, or txt
You are on page 1of 6

TỔNG HỢP ĐỀ THI TUYỂN SINH VÀO 10 THPT CỦA SỞ GD – ĐT BÌNH ĐỊNH

-----------------------------*********---------------------------
ĐỀ THI VÀO LỚP 10 MÔN VĂN - SỞ GD BÌNH ĐỊNH NĂM 2019
Ngày thi: 5/6/2019
Phần I (4.0 điểm)
Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:
2.10.1971
Nhiều lúc mình cũng không ngờ nổi rằng mình đã đến đây. Không ngờ rằng trên mũ là một ngôi sao. Trên
cổ áo là quân hàm đỏ. Cuộc đời bộ đội đến với mình tự nhiên quá, bình thản quá, và cũng đột ngột quá.
Thế là thế nào? Cách đây ít lâu, mình còn là sinh viên. Bây giờ thì xa vời lắm rồi những ngày cắp sách lên
giảng đường, nghe thấy Đường, thầy Đạo... Không biết bao giờ mình sẽ trở lại những ngày như thế. Hay
chẳng còn bao giờ nữa! Có thể lắm. Mình đã lớn rồi. Học bao lâu, mà đã làm được gì đâu, đã sống được gì
đâu? Chỉ còm cõi vì trang sách, gầy xác đi vì mộng mị hão huyền.
28 ngày trong quân ngũ, mình hiểu được nhiều điều có ích. Sống được nhiều ngày có ý nghĩa. Dọc đường
hành quân, có dịp xem lại lòng mình, soát lại lòng mình.
Mình bắt đầu sống có trách nhiệm từ đâu, từ lúc nào? Có lẽ từ 9.3.71, tháng 3 của hoa nhãn ban trưa, của
hoa sấu, hoa bàng lang nước.
(...) Trên mũ là ngôi sao. Ta lặng ngắm ngôi sao, như hồi nào ta chỉ cho bạn: Kia là ngôi sao Hôm yêu
dấu... Nhưng khác hơn một chút. Bây giờ, ta đọc trong ngôi sao ấy, ánh lửa cầu vồng của trận công đồn,
màu đỏ của lửa, của máu...
Ta như thấy trong màu kì diệu ấy có cả hồng cầu của trái tim ta.
(Trích Mãi mãi tuổi hai mươi, Nhật kí của liệt sĩ Nguyễn Văn Thạc, NXB Thanh niên)
Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt trong đoạn trích? Nội dung của đoạn trích trên nói về vấn đề gì?
Câu 2: Tại sao tác giả viết: “Học bao lâu, mà đã làm được gì đâu, đã sống được gì đâu?”? Đoạn trích gửi
đến thông điệp gì cho thế hệ trẻ ?
Câu 3: Viết một đoạn văn ngắn bàn về chủ đề: Học đi đôi với hành.
Phần II (6.0 điểm). Cảm nhận về vẻ đẹp của đoàn thuyền đánh cá qua khổ thơ đầu và khổ thơ cuối trong
bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá” của Huy Cận:
“Mặt trời xuống biển như hòn lửa.
Sóng đã cài then, đêm sập cửa.
Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi,
Câu hát căng buồm cùng gió khơi.
...
Câu hát căng buồm với gió khơi,
Đoàn thuyền chạy đua cùng mặt trời.
Mặt trời đội biển nhô màu mới,
Mắt cá huy hoàng muôn dặm phơi.”
(Ngữ văn 9, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2018, tr.139,140)

ĐỀ THI VÀO LỚP 10 MÔN VĂN - SỞ GD BÌNH ĐỊNH NĂM 2020


Ngày thi: 17/7/2020
Phần I: (4,0 điểm) Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:
Trong cuộc đời đầy truân chuyên của mình, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tiếp xúc với văn hóa nhiều
nước, nhiều vùng trên thế giới, cả ở phương Đông và phương Tây. Trên những con tàu vượt trùng dương,
Người đã ghé lại nhiều hải cảng, đã thăm các nước châu Phi, châu Á, châu Mĩ. Người đã từng sông dài
ngày ở Pháp, ở Anh. Người nói và viết thạo nhiều thứ tiếng ngoại quốc: Pháp, Anh, Hoa, Nga,... và Người
đã làm nhiều nghề. Có thể nói ít có vị lãnh tụ nào lại am hiểu nhiều về các dân tộc và nhân dân thế giới,
văn hóa thế giới sâu sắc như Chủ tịch Hồ Chí Minh. Đến đâu Người cũng học hỏi, tìm hiểu văn hóa, nghệ
thuật đến một mức khá uyên thâm. Người cũng chịu ảnh hưởng của tất cả các nền văn hóa, đã tiếp thu mọi
cái đẹp và cái hay đồng thời với việc phê phán những tiêu cực của chủ nghĩa tư bản. Những điều kì lạ là tất
cả những ảnh hưởng quốc tế đó đã nhào nặn với cái gốc văn hóa dân tộc không gì lay chuyển được ở
Người, để trở thành một nhân cách rất Việt Nam, một lối sống rất bình dị, rất Việt Nam, rất phương Đông,
nhưng cũng đồng thời rất mới, rất hiện đại [...].
(Ngữ văn 9, tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2018, tr. 5)
Câu 1: Đoạn trích trên nằm trong văn bản nào, của tác giả nào?
Câu 2: Ở phần trích trên, tác giả cho biết vốn tri thức văn hóa nhân loại của Chủ tịch Hồ Chí Minh sâu
rộng như thế nào?

1
Câu 3: Chỉ ra và nêu tác dụng 02 biện pháp tu từ được sử dụng trong các câu văn: “Trên những con tàu
vượt trùng dương, Người đã ghé lại nhiều hải cảng, đã thăm các nước châu Phi, châu Á, châu Mi. Người
đã từng sống dài ngày ở Pháp, ở Anh. Người nói và viết thạo nhiều thứ tiếng ngoại quốc: Pháp, Anh, Hoa,
Nga, ... và Người đã làm nhiều nghề”.
Câu 4: Viết một đoạn văn trình bày suy nghĩ của em về việc học tập và làm theo Bác qua đoạn trích trên
(khoảng 10-15 dòng).
Phần II: (6,0 điểm)
Cảm nhận về vẻ đẹp của người lính lái xe qua ba khổ thơ cuối trong Bài thơ về tiểu đội xe không
kính của Phạm Tiến Duật. Từ đó liên hệ với lí tưởng sống của tuổi trẻ trong thời đại ngày nay:
Những chiếc xe từ trong bom rơi
Đã về đây họp thành tiểu đội
Gặp bè bạn suốt dọc đường đi tới
Bắt tay qua cửa kính vỡ rồi.

Bếp Hoàng Cầm ta dựng giữa trời


Chung bát đũa nghĩa là gia đình đây
Võng mắc chông chênh đường xe chạy
Lại đi, lại đi trời xanh thêm.

Không có kính, rồi xe không có đèn,


Không có mui xe, thùng xe có xước,
Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước:
Chỉ cần trong xe có một trái tim.
(Ngữ văn 9, tập một, NXB Giáo dục năm 2018, trang 132)

ĐỀ THI VÀO LỚP 10 MÔN VĂN - SỞ GD BÌNH ĐỊNH NĂM 2021


Ngày thi: 10/6/2021
Phần I. (4,0 điểm)
Đọc đoạn thơ sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
Không có gì tự đến đâu con
Quả muốn ngọt phải tháng ngày tích nhựa
Hoa sẽ thơm khi trải qua nắng lửa
Mùa bội thu trải một nắng hai sương
Không có gì tự đến, dẫu bình thường
Phải bằng cả đôi tay và nghị lực
Như con chim suốt ngày chọn hạt
Năm tháng bao dung nhưng khắc nghiệt lạ kỳ...
Trích Không có gì tự đến đâu con - Nguyễn Đăng Tấn, Tuyển tập thơ Lời ru vầng trăng, NXB Lao động,
năm 2000, trang 42)
Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ.
Câu 2. Em hiểu như thế nào về những câu thơ
Quả muốn ngọt phải tháng ngày tích nhựa
Hoa sẽ thơm khi trải qua nắng lửa
Mùa bội thu trải một nắng hai sương.
Câu 3. Chỉ ra và nêu tác dụng biện pháp tu từ được sử dụng trong câu thơ:
Như con chim suốt ngày chọn hạt
Câu 4. Viết một đoạn văn trình bày cảm nhận của em về nỗi lòng của cha mẹ được gửi gắm qua đoạn thơ
(khoảng 10-15 dòng).
Phần II. (6,0 điểm)
Cháu ở đây có nhiệm vụ đo gió, đo mưa, đo nắng, tính mây, đo chấn động mặt đất, dự vào việc báo trước
thời tiết hằng ngày, phục vụ sản xuất, phục vụ chiến đấu. Đây là máy móc của cháu. Cái thùng đo mưa này,
ở đâu bác cũng trông thấy, mưa xong đổ nước ra cái cốc li phân mà đo. Cái này là máy nhật quang ký, ánh
sáng mặt trời xuyên qua cái kính này, đốt các mảnh giấy này, cứ theo mức độ, hình dáng vết cháy vết cháy
mà định nắng. Đây là máy vin, nhìn khoảng cách giữa các răng cưa mà đoán gió. Ban đêm không nhìn mây,
cháu nhìn gió lay lá, hay nhìn trời, thấy sao nào khuất, sao nào sáng, có thể nói được mây, tính được gió.
Cái máy nằm dưới sâu kia là máy đo chấn động vỏ quả đất. Cháu lấy những con số, mỗi ngày báo về “nhà”
bằng máy bộ đàm: bốn giờ, mười một giờ, bảy giờ tối, lại một giờ sáng. Bản báo ấy trong ngành gọi là

2
“ốp”. Công việc nói chung dễ, chỉ cần chính xác. Gian khổ nhất là lần ghi và báo về lúc một giờ sáng. Rét,
bác ạ. Ở đây có cả mưa tuyết đấy. Nửa đêm đang nằm trong chăn, nghe chuông đồng hồ chỉ muốn đưa tay
tắt đi. Chui ra khỏi chăn, ngọn đèn bão vặn to đến cỡ nào vẫn thấy là không đủ sáng. Xách đèn ra vườn, gió
tuyết và lặng im ở bên ngoài như chỉ chực mình ra là ào ào xô tới. Cái lặng im lúc đó mới thật dễ sợ: nó
như bị chặt ra từng khúc, mà gió thì giống những nhát chổi muốn quét đi tất cả, ném vứt lung tung…
Những lúc im lặng lạnh cóng mà lại hừng hực như cháy. Xong việc, trở vào, không thể nào ngủ lại được.
(...) Hồi chưa vào nghề, những đêm bầu trời đen kịt, nhìn kĩ mới thấy một ngôi sao xa, cháu cũng nghĩ ngay
ngôi sao kia lẻ loi một mình. Bây giờ làm nghề này cháu không nghĩ như vậy nữa. Vả, khi ta việc, ta với
công việc là đôi, sao gọi là một mình được? Huống chi việc của cháu gắn liền với việc của bao anh em,
đồng chí dưới kia. Công việc của cháu gian khổ thế đấy, chứ cất nó đi, cháu buồn đến chết mất. Còn người
thì ai mà chả “thèm” hở bác? Mình sinh ra là gì, mình đẻ ở đâu, mình vì ai mà làm việc? Đấy, cháu tự nói
với cháu thế đấy. Bác lái xe đi, về Lai Châu cứ đến đây dừng lại một lát. Không vào giờ “ốp” là cháu chạy
xuống chơi, lâu thành lệ. Cháu bỗng dưng tự hỏi: Cái nhớ xe, nhớ người ấy thật ra là cái gì vậy? Nếu là nỗi
nhớ phồn hoa đô hội thì xoàng. Cháu ở liền trong trạm hằng tháng. Bác lái xe bao lần dừng, bóp còi toe toe,
mặc, cháu gan lì nhất định không xuống. Ấy thế là một hôm, bác lái phải thân hành lên trạm cháu. Cháu
nói: “Đấy, bác cũng chẳng “thèm” người là gì?”
Trích Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long, Ngữ văn 9, tập 1, NXB GD Việt Nam, 2018, tr. 183,185)
Cảm nhận của em về nhân vật anh thanh niên trong phần trích trên. Từ đó liên hệ với hình ảnh của thế hệ
trẻ trong thực tế đời sống để thấy được vẻ đẹp của sức trẻ Việt Nam.
-------------------------------------------------------------------------
KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT
NĂM HỌC 2022 - 2023
Sở GD&ĐT Bình Định
Môn thi: Ngữ văn
ĐỀ CHÍNH THỨC
Ngày thi: 10/6/2022
Thời gian: 120 phút (Không kể thời gian phát đề)
I. PHẦN ĐỌC HIỂU (4,0 điểm) Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
Giống như mỗi ngày đều có thể nhìn thấy mặt trời, vào những ngày trời quang nắng đẹp, bạn cảm
thấy ấm áp và dễ chịu, nó như một thứ đương nhiên nên có, hưởng thụ sự tốt đẹp nó mang lại đã trở thành
thói quen của bạn. Nhưng nếu một ngày, có người nói với bạn mặt trời sẽ không mọc nữa, bạn cảm thấy thế
nào? Có lẽ phần lớn mọi người đều cảm thấy sợ hãi và luống cuống.
Bố mẹ cũng giống như mặt trời, luôn lặng lẽ ở sau lưng, cho bạn chỗ dựa và sự ấm áp, nhưng nếu một
ngày bố mẹ không còn ở đấy nữa, cảm giác an toàn quen thuộc cũng lập tức biến mất, bấy giờ muốn tìm
lại, sợ rằng đã quá muộn.
Vậy nên đừng tìm lí do, dù bận rộn đến mấy, mệt mỏi thế nào, hãy dành cho bố mẹ chúng ta một cái
ôm, hỏi han đôi câu, đấy chẳng phải chuyện khó khăn. Chỉ là chúng ta có nghĩ đến điều này hay không mà
thôi.
(Có một ngày bố mẹ sẽ già đi, nhiều tác giả, Losedow dịch)
Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích.
Câu 2: Theo tác giả mỗi ngày khi nhìn thấy ánh mặt trời, lúc đó mỗi chúng ta sẽ cảm thấy thế nào?
Câu 3: Chỉ ra và nêu tác dụng biện pháp tu từ được sử dụng trong câu: “Bố mẹ chúng ta cũng giống như
mặt trời... "
Câu 4: Từ lời khuyên của tác giả: “Vậy nên đừng tìm lí do..., dù bận rộn đến mấy, mệt mỏi thế nào, hãy
dành cho bố mẹ chúng ta một cái ôm, hỏi han vài câu, đây chẳng phải chuyện khó khăn", hãy viết một đoạn
văn (khoảng 10-15 dòng) trình bày suy nghĩ của em và sự quan tâm và tình cảm mà con cái dành cho bố
mẹ.
Phần II: Cảm nhận của em về vẻ đẹp của bức tranh thiên nhiên qua hai đoạn thơ sau:
Mọc giữa dòng sông xanh
Một bông hoa tím biếc
Ơi con chim chiên chiến
Hát chi mà vang trời
Từng giọt long lanh rơi
Tôi đưa tay tôi hứng.
(Trích Mùa xuân nho nhỏ - Thanh Hải, Ngữ văn 9, tập 2, NXB Giáo dục Việt Nam, 2018, tr.55, 56).
Bỗng nhận ra hương ổi
Phả vào trong gió se

3
Sương chùng chình qua ngõ
Hình như thu đã về.
(Trích Sang thu - Hữu Thỉnh, Ngữ văn 9, tập 2, NXB Giáo dục Việt Nam, 2018, tr.70)
-------------------------------------------------------------
ĐỀ THI VÀO LỚP 10 MÔN VĂN - SỞ GD BÌNH ĐỊNH NĂM 2021
Ngày thi:5/6/2021
I. PHẦN ĐỌC HIỂU (4,0 điểm) Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
Có nên xem thường những điều nhỏ bé trong cuộc sống? Nó chỉ là một chút không đáng quan tâm? Không
đâu bạn?
Một chút những viên đá nhỏ có thể tạo thành một ngọn núi lớn
Một chút những bước chân có thể đạt đến hàng dặm
Một chút những hành động của yêu thương và lòng tử tế cho thế giới những nụ cười tươi tắn nhất
Một chút lời an ủi có thể làm dịu bớt những đau đớn to tát
Một chút ôm sát ân cần có thể làm khô đi những giọt nước mắt
Một chút ánh sáng từ những ngọn nến có thể làm cho đêm tối không còn tối nữa
Một chút kí ức, kỉ niệm có thể hữu ích cho nhiều năm sau
Một chút giấc mơ có thể dẫn dường cho những công việc vĩ đại
Một chút khát vọng chiến thắng có thể mang đến thành công
Và một chút những điều nhỏ bé ấy kì diệu thay có thể mang đến niềm hạnh phúc lớn nhất cho cuộc sống
chúng ta
(Một chút trong cuộc sống, Hồng Hạnh dịch
Theo Cửa sổ tâm hồn, nhiều tác giả, NXB trẻ, 2013,tr.142-143)

Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản.
Câu 2: Theo tác giả một chút những điều nhỏ bé có thể mang đến cho chúng ta điều gì?
Câu 3: Nêu tác dụng của phép điệp ngữ “Một chút” được sử dụng trong văn bản trên.
Câu 4: Hãy viết một đoạn văn (khoảng 10-15 dòng) trình bày suy nghĩ về giá trị của những điều nhỏ bé, kì
diệu trong cuộc sống
Phần II: Cảm nhận của em về vẻ đẹp của “người đồng mình” trong đoạn thơ sau:
Người đồng mình thương lắm con ơi
Cao đo nỗi buồn
Xa nuôi chí lớn
Dẫu làm sao thì cha vẫn muốn
Sống trên đá không chê đá gập ghềnh
Sống trong thung không chê thung nghèo đói
Sống như sông như suối
Lên thác xuống ghềnh
Không lo cực nhọc
“Người đồng mình thô sơ da thịt
Chẳng mấy ai nhỏ bé đâu con…………..
…Con ơi tuy thô sơ da thịt
Lên đường
Không bao giờ nhỏ bé được
Nghe con”
(Y Phương, Nói với con, Ngữ văn 9, tập 2, NXB Giáo dục, 2005, tr.72)
Từ lời người cha nói với con, em hãy nêu trách nhiệm của thế hệ trẻ đối với quê hương, đất nước.

4
CẤU TRÚC ĐỀ THI TUYỂN SINH VÀO 10 THPT MÔN NGỮ VĂN
(Kèm theo công văn số 320 SGD ĐT – GDTrH ngày 4 tháng 3 năm 2019)
Phần I (4,0 đ)
Cho sẵn một (hoặc hai) văn bản/ trích đoạn văn bản trong hoặc ngoài sách giáo khoa
Câu 1: Nhận biết (Tác giả, tác phẩm, nội dung, nghệ thuật …..)
Câu 2: Thông hiểu (Kiến thức về phần Tiếng Việt, nêu quan điểm của vấn đề, nêu suy nghĩ về vấn
đề được đặt ra trong văn bản.
Câu 3: Vận dụng (Yêu cầu viết đoạn văn nghị luận xã hội, thường là về một vấn đề được đặt ra từ
văn bản trích dẫn hoặc vấn đề có liên quan đến nội dung từ văn bản được trích …….. )
Phần II (6,0 đ) Nghị luận văn học
- Nghị luận về đoạn thơ hoặc đoạn trích trong tác phẩm truyện
- Nghị luận về một ý kiến , nhận định bàn về đặc điểm nội dung hoặc nghệ thuật
- Nghị luận về một vấn đề thuộc về lí luận văn học, so sánh văn học

5
6

You might also like