Tong Hop de Cuoi Ky Cac Nam

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 7

ĐỀ I ĐỀ THI MÔN ĐẠI SỐ - KSTN K56

Thời gian: 90 phút


Câu 1. a) Xây dựng một song ánh từ ℕ đến ℤ (yêu cầu có chứng minh ánh xạ là song ánh).
b) Cho 𝑧1 , 𝑧2 , … , 𝑧2011 là các nghiệm của phương trình
𝑧 2011 + 𝑧 2010 + ⋯ + 𝑧 + 1 = 0.
Tính giá trị của biểu thức
𝑛

𝐴 = ∏(𝑧𝑘 + 1).
𝑘=1

Câu 2. Cho tập hợp 𝑋 = ℚ\{2} với phép toán sau:


𝑥 ∗ 𝑦 = 𝑥𝑦 − 2𝑥 − 2𝑦 + 6. Chứng mính (𝑋,∗) là 1 một nhóm giao hoán.
Câu 3. Trong không gian ℝ4 với tích vô hướng chính tắc, cho 3 véc tơ
𝑢1 = (1; 2; −3; 1), 𝑢2 = (2; 3; −5; 3), 𝑢3 = (−1; −1; 2; −2).
Đặt 𝑉 = {𝑣 ∈ ℝ4 |𝑣 ⊥ 𝑢𝑖 , 𝑖 = 1,2,3}.
a) Tìm số chiều và 1 cơ sở trực chuẩn của 𝑉.
b) Tìm hình chiếu trực giao của véc tơ 𝑢 = (1; 2; 3; 4) lên không gian 𝑉.
Câu 4. a) Cho 𝑓 là toán tử tuyến tính trên không gian véc tơ ℝ𝑛 với 𝑛 ≥ 3. Chứng minh tồn tại
không gian con không tầm thường 𝑈 của ℝ𝑛 để (𝑈) ⊂ 𝑈 .
b) Cho toán tử tuyến tính 𝑓: 𝑃2 [𝑥] → 𝑃2 [𝑥] xác định bởi công thức
𝑓(𝑎𝑥 2 + 𝑏𝑥 + 𝑐)=(4𝑎 + 2𝑏 + 2𝑐) + (2𝑎 + 𝑏 − 4𝑐)𝑥 + (2𝑎 − 4𝑏 + 𝑐)𝑥 2 .
Tìm 1 cơ sở của 𝑃2 [𝑥] sao cho ma trận của 𝑓 có dạng chéo.
Câu 5. Cho 𝐴 là ma trận kích thước 2011 × 2012 và 𝐵 là ma trận kích thước 2012 × 2011.
Chứng minh rằng :
𝐷𝑒𝑡(𝐵𝐴) = 0.
ĐỀ I ĐỀ THI MÔN ĐẠI SỐ - KSTN K57
Thời gian: 90 phút
Câu 1(2,5đ). a) Cho các tập hợp 𝐴, 𝐵 thỏa mãn: 𝐴 ∪ 𝐵 = {1; 2; 3; 4; 5; 6; 7; 8; 9}, 𝐴 ∩ 𝐵 =
{1; 7; 𝑎}, 𝐵\𝐴 = {3; 6; 8}.
Tìm các giá trị mà 𝑎 có thể nhận. Với 𝑎 = 9, xác định các tập hợp 𝐴, 𝐵.
𝑧+𝑤
b) Cho các số phức 𝑧, 𝑤 thỏa mãn: |𝑧| = |𝑤| = 𝑟 > 0 và 𝑟 2 + 𝑧𝑤 ≠ 0. Chứng minh là
𝑟 2 +𝑧𝑤

một số thực.
Câu 2(1đ). Chứng minh tập hợp
3 3 3 3
ℚ∗ ( √2, √4) = {𝑎 + 𝑏 √2 + 𝑐 √4 ∶ 𝑎, 𝑏, 𝑐 ∈ ℚ, }\{0}
với phép nhân thông thường các số thực là một nhóm giao hoán.
Câu 3(2,5đ). Trong không gian ℝ4 với tích vô hướng chính tắc, cho 3 véc tơ 𝑢1 =
(2; 1; −1; 1), 𝑢2 = (3; 2; 1; 0), 𝑢3 = (1; 0; −3; 2).
Đặt 𝑉 = 𝑠𝑝𝑎𝑛(𝑢1 , 𝑢2 , 𝑢3 )
a) Tìm số chiều và 1 cơ sở trực chuẩn của 𝑉.
b) Cho 𝑢 = (3; 4; 2; 1). Xác định véc tơ 𝑣 ∈ 𝑉 sao cho ||𝑢 − 𝑣|| bé nhất.
Câu 4(2,5đ). a) Cho 𝑓 là toán tử tuyến tính trên không gian véc tơ ℝ𝑛 và 𝑓 𝑘 = 𝑓 ∘ 𝑓 ∘ … ∘ 𝑓
(hợp thành 𝑘 lần). Chứng minh nếu có số tự nhiên 𝑘 > 0 để 𝑓 𝑘 = 0 thì 𝑓 𝑛 = 0.
b) Đưa dạng toàn phương 𝐻 = 𝑥12 − 2𝑥22 + 3𝑥32 − 4𝑥1 𝑥3 về dạng chính tắc bằng phương pháp
trực giao. Vận dụng tìm max (𝐻)
𝑥12 +𝑥22 +𝑥32 =4

Câu 5(1,5đ). Tìm 𝑚 để hệ phương trình có nghiệm duy nhất


2𝑥1 + 3𝑥2 − 2𝑥3 = (𝑚 + 1)𝑥1 − (4 − 𝑚)𝑥2 + (𝑚 + 3)𝑥3
{ 𝑥1 + 𝑥2 + 2𝑥3 = (𝑚 + 3)𝑥1 + (𝑚 − 1)𝑥2 + (𝑚 + 2)𝑥3
−𝑥1 + 2𝑥2 − 𝑥3 = (𝑚 + 2)𝑥1 − (2 − 𝑚)𝑥2 + 𝑚𝑥3
ĐỀ I ĐỀ THI MÔN ĐẠI SỐ - KSTN K59
Thời gian: 90 phút
Câu 1(2đ). a) Cho các tập hợp 𝑋 = {𝑎; 𝑏; 𝑐; 𝑑} . Có bao nhiêu quan hệ thứ
b) Trong tập hợp các số phức 𝑧 thỏa mãn: |𝑧 − 2 − 4𝑖| = 1, tìm số phức có môđun nhỏ nhất.
3 2
Câu 2(2đ). a) Cho 𝐴 = [ ]. Tính 𝐴2014 .
2 3
b) Cho ma trận vuông cấp 2014: 𝐴 = (𝑎𝑖𝑗 ), với 𝑎𝑖𝑗 = 𝑖 + 𝑗. Tính det(𝐴).
Câu 3(2đ). a) Cho 𝑉 là không gian hữu hạn chiều với 𝐵1 = {𝑢1 ; 𝑢2 ; … ; 𝑢𝑛 } là hệ sinh của 𝑉 và
𝐵2 = {𝑣1 ; 𝑣2 ; … ; 𝑣𝑚 } là hệ độc lập tuyến tính. Chứng minh 𝑚 ≤ 𝑛.
b) Trong không gian véc tơ các hàm số liên tục trên ℝ. Chứng minh hệ 𝐵 =
{1; 𝑒 𝑥 ; 𝑒 2𝑥 ; … ; 𝑒 2013𝑥 } là hệ độc lập tuyến tính.
Câu 4(2đ). Cho 𝑓: ℝ3 → 𝑃2 [𝑥] là toán tử tuyến tính xác định bởi: 𝑓(2; −1; 3) = 1 + 𝑥 −
2𝑥 2 , 𝑓(1; 1; 2) = 3 + 2𝑥 + 𝑥 2 , 𝑓(−1; 0; 1) = 7 + 5𝑥.
a) Tìm ma trận của 𝑓 đối với cặp cơ sở chính tắc của ℝ3 𝑣à 𝑃2 [𝑥].
b) Tìm 𝑚 để 𝑢 = 𝑚 + (𝑚 − 1)𝑥 + 3𝑥 2 để 𝑢 ∈ 𝐼𝑚(𝑓).
Câu 5(2đ). a) Cho dạng toàn phương
ℎ = 𝑥12 + (𝑎 − 3)𝑥22 + (2 − 𝑎)𝑥32 + 2𝑥1 𝑥2 + 2𝑎𝑥1 𝑥3 − 4𝑎𝑥2 𝑥3 .
Tìm 𝑎 để ℎ là dạng toàn phương xác định dương.
b) Trong không gian véctơ 𝑃2 [𝑥] với tích vô hướng
1
< 𝑝(𝑥), 𝑞(𝑥) >= ∫ 𝑝(𝑥)𝑞(𝑥)𝑑𝑥
0

và hệ véctơ 𝐵 = {1, 𝑥, 𝑥 2 }. Trực giao hóa Gram-Smith hệ 𝐵.


ĐỀ I ĐỀ THI MÔN ĐẠI SỐ - KSTN K59
Thời gian: 90 phút
Câu 1(2đ). a) Cho các tập hợp 𝑋 = {𝑎; 𝑏; 𝑐; 𝑑} . Có bao nhiêu quan hệ thứ tự trên tập hợp 𝑋?
Trong số đó có bao nhiêu quan hệ thứ tự toàn phần?
2𝑧−𝑖
b) Cho số phức 𝑧 thỏa mãn |𝑧| ≤ 1. Chứng minh | | ≤ 1.
2+𝑖𝑧

Câu 2(2đ). a) Tìm 𝑚 để hệ phương trình sau có nghiệm


𝑥1 + 𝑥2 − 2𝑥3 + 𝑥4 = 1
{3𝑥1 − 𝑥2 + 4𝑥3 + 3𝑥4 = 3
𝑥1 − 𝑥2 + 3𝑥3 + 𝑥4 = 𝑚.
1 𝑛ế𝑢 𝑖 = 𝑗,
b) Cho ma trận vuông cấp 2014: 𝐴 = (𝑎𝑖𝑗 ), với 𝑎𝑖𝑗 = {
2 𝑛ế𝑢 𝑖 ≠ 𝑗.
Chứng minh ma trận 𝐴 khả nghịch và tìm 𝐴−1 .
Câu 3(2đ). a) Trong không gian véc tơ 𝑉 cho hệ véc tơ 𝐵1 = {𝑢1 , 𝑢2 , 𝑢3 } là độc lập tuyến tính.
Chứng minh hệ véc tơ 𝐵2 = {𝑢1 + 2𝑢2 , 2𝑢1 + 𝑢3 , 𝑢2 + 2𝑢3 } là hệ độc lập tuyến tính.
b) Cho các véc tơ 𝑢1 = (1; 1; 2; 1), 𝑢2 = (3; −1; 0; 2), 𝑢3 = (−1; 1; 2; 0),
𝑢 = (2; −3; 4; 1) trên ℝ4 . Véc tơ 𝑢 có thuộc không gian 𝑆𝑝𝑎𝑛{𝑢1 , 𝑢2 , 𝑢3 ) hay không? Vì sao?
Câu 4(2đ). Cho 𝑓: 𝑃2 [𝑥] → 𝑃2 [𝑥] là toán tử tuyến tính xác định bởi:
𝑓(1 + 3𝑥) = 1 + 𝑥 − 2𝑥 2 , 𝑓(1 − 𝑥 + 2𝑥 2 ) = 3𝑥 2 , 𝑓(3𝑥 + 𝑥 2 ) = 5 + 5𝑥.
a) Tìm ma trận của 𝑓 đối với cơ sở chính tắc của 𝑃2 [𝑥].
b) Chứng tỏ không tồn tại số nguyên dương 𝑘 sao cho 𝑓 𝑘 = 𝑓 ∘ 𝑓 ∘ ⋯ ∘ 𝑓 ( hợp thành 𝑘 lần) là
ánh xạ không.
Câu 5(2đ). a) Trên không gian Euclide 𝑉 cho các véc tơ 𝑢, 𝑣, 𝑤. Chứng minh
‖𝑢 + 𝑣‖2 + ‖𝑢 + 𝑤‖2 + ‖𝑣 + 𝑤‖2 = ‖𝑢‖2 + ‖𝑣‖2 + ‖𝑤‖2 + ‖𝑢 + 𝑣 + 𝑤‖2 .
−1 4
b) Cho ma trận 𝐴 = [ ]. Tìm 𝑎 để tồn tại ma trận trực giao 𝑃 thỏa mãn 𝑃𝑇 𝐴𝑃 chéo. Tìm
𝑎 5
ma trận 𝑃 khi đó.
ĐỀ I ĐỀ THI MÔN ĐẠI SỐ - KSTN K60
Thời gian: 90 phút
Câu 1(2đ). a) Cho ánh xạ 𝑓: 𝐴 → 𝐵. Chứng minh 𝑓 là đơn ánh khi và chỉ khi tồn tại ánh xạ
𝑔: 𝐵 → 𝐴 sao cho 𝑔 ∘ 𝑓 = 𝐼𝑑𝐴 .
b) Cho phương trình phức (𝑚 − 3𝑖)𝑧 + (5 − 𝑖)𝑧̅ = 7 + 4𝑖 (𝑡𝑟𝑜𝑛𝑔 đó 𝑡ℎ𝑎𝑚 𝑠ố 𝑚).
Tìm 𝑚 ∈ ℝ sao cho phương trình vô nghiệm.
𝑚 1 1 1
Câu 2(2đ). a) Biện luận theo 𝑚 hạng của ma trận 𝐴 = [ 1 𝑚 1 1 ]
1 1 𝑚 1
1 1 1 𝑚
𝑥1 − 𝑥2 + 𝑥4 = −1
b) Cho hệ phương trình { 2𝑥1 − 𝑥2 + 𝑥3 − 𝑥4 = 8 . Tìm nghiệm của hệ phương trình mà 𝐴 =
3𝑥1 + 𝑥2 − 3𝑥3 − 2𝑥4 = 2.
𝑥12 + 𝑥22 + 𝑥32 + 𝑥42 đạt giá trị bé nhất.
Câu 3(2đ). a) Cho 𝑉 là không gian véc tơ các ma trận vuông cấp 2016 và 𝑈 là bộ phận của 𝑉
gồm tất cả các ma trận đối xứng. Chứng minh 𝑈 là không gian véc tơ con của 𝑉 và hãy xác định
số chiều của 𝑈.
b) Trong không gian 𝑉 = 𝑃3 [𝑥], chứng minh hệ 𝐵 = {1, 𝑥 + 𝑘, (𝑥 + 𝑘)2 , (𝑥 + 𝑘)3 } luôn là một
cơ sở của 𝑉 với mọi 𝑘 ∈ ℝ .
Với 𝑘 = 2 xác định tọa độ của véc tơ 𝑢 = 𝑎 + 𝑏𝑥 + 𝑐𝑥 2 + 𝑑𝑥 3 đối với cơ sở 𝐵 khi đó.
Câu 4(2đ). Cho 𝑓: ℝ3 → ℝ3 là toán tử tuyến tính có ma trận đối với cơ sở chính tắc là 𝐴 =
2 1 3
[1 3 2] và không gian con 𝑉 = {(𝑎; 𝑏; 0)|𝑎, 𝑏 ∈ ℝ} của ℝ3 .
3 2 1
a) Xác định 1 cơ sở và số chiều của không gian tạo ảnh 𝑓 −1 (𝑉).
b) Tìm các trị riêng, véc tơ riêng của 𝑓.
Câu 5(2đ). a) Tìm điều kiện của 𝑎, 𝑏 để dạng toàn phương sau xác định dương
ℎ = 𝑎𝑥12 + 𝑏𝑥22 + 𝑥32 − 4𝑥1 𝑥2 + 6𝑥2 𝑥3
b) Trong không gian Euclid 𝐸, cho không gian con 𝑈 và véc tơ 𝑢. Hình chiếu trực giao
𝐶ℎ𝑈 (𝑢) là véc tơ của 𝑈 sao cho 𝑢 − 𝐶ℎ𝑈 (𝑢) ⊥ 𝑈 .
Chứng minh ||𝑢 − 𝐶ℎ𝑈 (𝑢)|| ≤ ||𝑢 − 𝑣|| với mọi véc tơ 𝑣 ∈ 𝑈.
ĐỀ I ĐỀ THI MÔN ĐẠI SỐ - KSTN K61
Thời gian: 90 phút
Câu 1(2đ). a) Cho tập hợp A = {v, i, e, t, n, a, m}, ký hiệu 𝐵 là tập hợp gồm các tập con có số
phần tử nhỏ hơn 4 của A. Trên 𝐵 xác định quan hệ X ≤ Y ↔ Y ⊂ X. Chứng minh đây là một
quan hệ thứ tự không toàn phần, xác định số phần tử tối tiểu và tối đại của 𝐵 đối với thứ tự này.
b) Cho 0 = 1, 1, 2 ,..., n là n+1 căn bậc n+1 khác nhau của 1 với n>1.
n
Tính A =  ( 2 − i ) .
i =1

Câu 2(2đ). a) Cho ma trận vuông cấp 2017: 𝐴 = (𝑎𝑖𝑗 ), với 𝑎𝑖𝑗 = sin(𝑖 + 𝑗).
Tính det(𝐴).
b) Tìm tất cả các đa thức 𝑝(𝑥) bậc 4 thỏa mãn tính chất 𝑝(1) = 2, 𝑝’(1) = 5,
𝑝(−2) = 3, 𝑝’(−2) = 1 , trong đó 𝑝′(𝑥) là đạo hàm của 𝑝(𝑥).
Câu 3(2đ). a) Cho 𝑈1 , 𝑈2 là các không gian véc tơ con của 𝑉.
Chứng minh nếu 𝑈1 ∩ 𝑈2 = {0} thì dim(𝑈1 + 𝑈2 ) = dim 𝑈1 + dim 𝑈2
b) Trong không gian 𝑉 = 𝑃4 [𝑥], chứng minh hệ 𝐵 = {(𝑥 + 𝑎)4 , (𝑥 + 𝑏)4 , (𝑥 + 𝑐)4 ,
(𝑥 + 𝑑)4 , (𝑥 + 𝑒)4 } luôn là một cơ sở của 𝑉 với mọi bộ 5 số phân biệt 𝑎, 𝑏, 𝑐, 𝑑, 𝑒 bất kỳ.
Câu 4(2đ). Cho 𝑓: 𝑃2 [𝑥] → 𝑃2 [𝑥] là toán tử tuyến tính với 𝑓(1 + 𝑥 − 𝑥 2 ) = 6 + 9𝑥,
𝑓(1 + 2𝑥 2 ) = 2 − 2𝑥 + 5𝑥 2 , 𝑓(2 − 𝑥) = 7 − 𝑥 − 𝑥 2 .
a) Xác định hạng của toán tử 𝑓.
b) Tìm một cơ sở của 𝑃2 [𝑥] để ma trận của 𝑓 với cơ sở đó có dạng chéo.
Câu 5(2đ). a) Trên không gian ℝ3 cho dang song tuyến tính
𝑓(𝑥, 𝑦) = −𝑎𝑥1 𝑦1 + 𝑥1 𝑦2 + 𝑎2 𝑥2 𝑦1 + 2𝑥2 𝑦2 − 𝑥2 𝑦3 − 𝑥3 𝑦2 + 3𝑥3 𝑦3 với
𝑥 = (𝑥1 , 𝑥2 , 𝑥3 ), 𝑦 = (𝑦1 , 𝑦2 , 𝑦3 ). Tìm 𝑎 để 𝑓 là một tích vô hướng. Trong không gian ℝ3 với tích
vô hướng kể trên, hãy trực chuẩn hóa Gram – Smith cơ sở chính tắc ℝ3 .
b) Chứng minh mọi giá trị riêng của một ma trận phản xứng thực chỉ có thể là 0 hoặc số thuần
ảo .
ĐỀ I ĐỀ THI CUỐI KỲ MÔN ĐẠI SỐ - KSTN K62
Thời gian: 90 phút
Câu 1(2đ). a) Cho 𝑧1 , 𝑧2 là hai nghiệm phức của phương trình
𝑧 2 − (4 + 3𝑖)𝑧 + (5 − 7𝑖) = 0. Xác định 𝐴 = |𝑧12 + 𝑧22 |.
b) Xây dựng một song ánh từ tập hợp số thực ℝ đến tập hợp ℝ\{0}. Xác định ánh xạ ngược của
ánh xạ đó.
Câu 2(2đ). a) Cho ma trận A vuông cấp 3 mà các phần tử chỉ có thể là 1 hoặc 2. Định thức của
A lớn nhất bằng bao nhiêu.
(𝑚 + 1)𝑥1 − (4 − 𝑚)𝑥2 + (𝑚 + 3)𝑥3 = 3
b) Cho hệ phương trình {(𝑚 + 3)𝑥1 + (𝑚 − 1)𝑥2 + (𝑚 + 2)𝑥3 = −2.
(𝑚 + 2)𝑥1 − (2 − 𝑚)𝑥2 + 𝑚𝑥3 = 4
Giải hệ phương trình khi 𝑚 = 2. Tìm 𝑚 để hệ có vô số nghiệm.
Câu 3(2đ). a) Cho 𝑈1 = {(𝑥1 , 𝑥2 , 𝑥3 , 𝑥4 )|𝑥1 + 𝑥2 − 3𝑥3 + 𝑥4 = 0} và
𝑈2 = {(𝑥1 , 𝑥2 , 𝑥3 , 𝑥4 )|2𝑥1 + 𝑥2 − 2𝑥3 − 𝑥4 = 0}. Xác định 1 cơ sở và số chiều của không gian
𝑈1 ∩ 𝑈2 .
b) Trong 𝑃3 [𝑥], cho hệ 𝐵 = {1 + 𝑥 + 𝑥 2 , 2 − 𝑥 + 𝑚𝑥 2 , 𝑚 + 2𝑥 − 𝑥 2 }. Tìm 𝑚 để 𝐵 là hệ sinh
của không gian.
Câu 4(2đ). Cho 𝑓: 𝑃2 [𝑥] → 𝑃2 [𝑥] là toán tử tuyến tính với 𝑓(1 + 𝑥) = 1 + 𝑥 2 ,
𝑓(1 + 𝑥 2 ) = 𝑥 + 2𝑥 2 , 𝑓(𝑥 + 2𝑥 2 ) = 0.
a) Tìm các giá trị riêng và véc tơ riêng của 𝑓.
b) Đặt 𝑓 𝑛 = 𝑓° 𝑓° … . .° 𝑓 ( hợp thành n lần). Chứng minh 𝑓 𝑘 = 0, ∀𝑘 ≥ 3.
Câu 5(2đ). a) Trên không gian ℝ3 với tích vô hướng chính tắc, cho các véc tơ
𝑢 = (2; 4; 1), 𝑢1 = (3; −1; 2), 𝑢2 = (1; 1; −1). Tìm hình chiếu trực giao của véc tơ 𝑢 lên không
gian 𝑠𝑝𝑎𝑛(𝑢1 , 𝑢2 ).
b) Chứng minh các không gian riêng phân biệt của một ma trận đối xứng cấp 𝑛 thì trực giao với
nhau trong không gian ℝ𝑛 với tích vô hướng chính tắc.

You might also like