Ánh Trăng

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 5

Từ lâu, ánh trăng thơ mộng đã đi vào trong thơ ca nhạc họa, trở thành một

nguồn cảm hứng bất tận khơi dậy bao tâm tình trong những tâm hồn nghệ thuật.
Nếu trong ca dao xưa, trăng là biểu tượng cho tình yêu đôi lứa, là nơi trao gửi
tâm tình của những cặp tình nhân; trong “Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh” của
Lý Bạch thời Đường, nhà thơ nhìn vào trăng mà bỗng thổn thức nhớ quê hương
thì đến với “Ánh trăng” của Nguyễn Duy- được sáng tác vào năm 1978- ta lại
bắt gặp một vầng trăng chất chứa bao triết li khiến ta phải “giật mình” suy
ngẫm.
Trong 2 khổ thơ đầu, tác giả gợi lại những kỉ niệm đẹp, tình cảm gắn bó
giữa người và trăng trong quá khứ:
“Hồi nhỏ sống với đồng
Với sông rồi với bể
Hồi chiến tranh ở rừng
Vầng trăng thành tri kỉ
Trần trụi với thiên nhiên
Hồn nhiên như cây cỏ
Ngỡ không bao giờ quên
Cái vầng trăng tình nghĩa”
Những câu thơ như những hồi ức về quá khứ của nhà thơ, hồi nhỏ sống
với đồng, với bể, với sông. Điệp từ với ba lần cho ta thấy được sự gắn bó thấm
thiết, hòa hợp giữa vầng trăng và thiên nhiên. Từ đó tác giả đã gợi nên những kỉ
niệm của mình và trăng lúc tấm bé. Một tuổi thơ gắn bó với sâu đậm với quê
hương, với thiên nhiên. Đến với “hồi chiến tranh ở rừng”, tác giả đã nhớ đến
những năm tháng gian khổ, ác liệt thời chiến tranh. Tưởng chừng chàng trai trẻ
ấy sẽ cô đơn mà đương đầu với quân địch bạo tàn. Nhưng không, bởi người lính
ấy có “vầng trăng thành tri kỉ”. Bằng nghệ thuật nhân hóa, tác giả đã khắc họa
những ngày tháng mình cùng trăng thành tri kỉ. Họ đồng hành bên nhau trở
thành những người đồng chí cùng nhau chia sẽ niềm vui, nỗi buồn trong cuộc
đời người lính.Trong hành trình đầy gian lao ấy, trăng là hình ảnh thiên nhiên
đầy thơ mộng, là nguồn ánh sáng dẫn lối để vượt qua những trong gai trên
những nẽo đường, là người đồng chí cùng giường cùng nhau trãi qua những
đêm buốt giá. Trăng là hình ảnh quá khứ đầy đẹp đẽ, một tình bạn tri kỉ thật đẹp
của tuổi tẻ. Có thể nói trong mọi khoảnh khắc trong cuộc đời người lính, chàng
trai trẻ ấy vẫn luôn có trăng bầu bạn, cùng nhau trãi qua những đêm “rừng
hoang sương muối”(Đồng chí). “Trần trụi với thiên nhiên, hồn nhiên như cây
cỏ”. Phép liên tưởng đầy nghệ thuật cùng với phép so sánh đầy thơ mộng cho ta
thấy rõ vẻ đẹp chan hòa, mộc mạc, trong sáng và rất đỗi bình dị của vầng trăng.
Ánh sáng của vầng trăng không chói lóa và nóng rát như ánh dương mà nó lại
nhẹ nhàng, êm ái đến lạ kì. Và đó cũng chính là hình ảnh con người lúc bấy giờ:
Vô tư, hồn nhiên, toàn tâm toàn ý chiến đấu cho tổ quốc. Tình cảm với vầng
trăng còn được tác giả thể hiện rõ hơn qua 2 câu thơ: “Ngỡ không bao giờ quên,
cái vầng trăng tình nghĩa”. Vầng trăng đã gắn bó với ta từ lúc nhỏ đến lúc
trưởng thành, cả trong hạnh phúc và gian lao. Trăng là vẻ đẹp của đất nước, của
thiên nhiên bình dị, hiền hậu, chan hòa. Từ đó vầng trăng không những trở
thành một người bạn tri kỉ mà còn là một “vầng trăng tình nghĩa”, biểu tượng
cho một quá khứ tươi đẹp, nghĩa tình.
Khép lại cái tình nghĩa của vầng trăng trong thời chiến. Nguyễn Duy như
đưa đọc giả qua một “bước nhảy thời gian” để đến với vầng trăng trong hiện tại
đầu tiên là qua 4 câu thơ:
“Từ hồi về thành phố
Quen ánh đèn, cửa gương
Vầng trăng đi qua ngõ
Như người dưng qua đường”
Nghệ thuật đối được sử dụng trong 2 đoạn thơ đã cho ta thấy được sự
đối lập to lớn giữa thời hiện đại và quá khứ. “Ánh đèn” , “cửa gương” là hai
hình ảnh hoán dụ nhắm tô đậm cuộc sống đầy tiện nghi, đủ đầy trong căn nhà
hiện đại. Một cuộc sống khép mình vào 4 góc tường chật chội mà cách biệt với
thiên nhiên. Để rồi từ đó, cái tình nghĩa khi xưa bỗng chốc hóa thành cảnh “như
người dưng qua đường”. Với phép nhân hóa cùng so sánh độc đáo, diễn tả sự
thay đổi đến mức chóng mặt trong nội tâm con người. Vầng trăng vẫn vậy, vẫn
đi qua ngõ mà ngước nhìn người bạn khi xưa. Nó như muốn ôn lại những kỉ
niệm thời “súng bên súng, đầu sát bên đầu” cùng người lính. Nhưng thứ mà
trăng nhận được lại là sự hờ hững, thờ ơ trước tình nghĩa sâu động một thời.
Con người trong cuộc sống đủ đầy, ấm nó thường dễ quên đi những ân tình, khó
khăn của quá khứ. Có lẽ cũng vì vậy mà ngạn ngữ đã có câu: “ngọt bùi nhớ lúc
đắng cay” như nhắc nhở còn người không được vì cái sung sướng mà quên đi
cái hoạn nạn.
Để rồi từ đó một tình huống bất ngờ đã xảy ra làm thay đổi mạch cảm
xúc của tác giả hay nhân vật trữ tình:
“Thình lình đèn điện tắt
Phòng buyn-đinh tối ôm
Vội bật tung cửa sổ
Đột ngột vầng trăng tròn”
Sự lãng quên ấy có thể là mãi mãi nếu không có một tình huống xảy ra:
“Thình lình đèn điện tắt”, “phòng buyn-đinh tối ôm”. Một tình huống tưởng
chừng đơn giản nhưng mang đậm chất “thật”. Nó đã thành công trở thành bước
đệm để tác giả bộc lộ những cảm xúc thầm kính bấy lâu. Cụm từ “ vội bật tung”
cho thấy một hành động có phần bực bội, nhanh chóng. Chúng miêu tả cực kì
chân thật bản tính của con người hiện đại khi đánh mất thứ đã thân thuộc bấy
lâu- năng lượng điện. Để rồi từ đó khi đã đánh mất đi nguồn sáng ta mới “ vội
bật tung cửa sổ” để cố gắng níu kéo những tia sáng cuối cùng. Rồi sau đó, hình
ảnh “vầng trăng tròn” xuất hiện một cách đầy đội ngột. Phải chăng khi đã đánh
mất đi ánh sáng soi đường dẫn lối con người mới tìm đến ánh trăng, tìm đến
những người bạn cũ để nhờ đến sự giúp đỡ của họ hay sao? Và khi được tìm
đến, mặt trăng hiện lên một cách tròn vành vành, đầy tuyệt đẹp và dịu kì. Điều
đó có lẽ đã làm rung động tâm hồn của kẻ bội tình, khiến anh ta nhớ lại những
ký ức có lẽ đã bị chôn vùi từ lâu.
Từ tình huống bất ngờ ấy, nhân vật trữ tình đã bộc lộ những cảm xúc
mãnh liệt bị chôn vùi bấy lâu:
“Ngửa mặt lên nhìn mặt
Có cái gì rưng rưng
Như là đồng là bể
Như là sông là rừng”
Điệp từ “mặt” được sử dụng trong câu như nhấn mạnh sự giao cảm, mặt
đối mặt của con người và vầng trăng. Một cái nhìn trực diện, một cuộc đối thoại
không lời, nhà thơ đối diện với trăng-một người bạn tri kỉ một thời, vầng trăng
đối mặt với con người-người bạn từng chung chăn chung gối. Hay nói cách
khác là quá khứ đối diện với hiện tại, thủy chung, tình nghĩa đối mặt với bạc
bẽo, vô tình. Đối diện với ánh trăng làm thức tỉnh tâm can của con người, ánh
trăng như phản chiếu cả gương mặt của nhân vật trữ tình trong đó. Từ đó buộc
con người phải tự thú về sự bội tình, bội nghĩa của bản thân. Để rồi từ đó những
cảm xúc ngưng tụ lại thành những giọt nước mắt “rưng rưng”. Những giọt nước
mắt chất chứa bao hối hận và kỉ niệm. Ngay sau đó là cảnh hồi tưởng với câu
trúc “như là” cùng với biện pháp tu từ liệt kê, so sánh như khắc họa sâu sắc
dòng hồi tưởng về những kỉ niệm vàng son của tình bạn, về một thời song hành
cùng nhau gắn bó, bảo vệ quê hương.
Đến với khổ thơ cuối, Nguyễn Duy đã bộc lộ những suy ngẫm cùng triết lí
sâu sắc của bản thân qua 4 câu thơ:
“Trăng cứ tròn vành vạnh
Kể chi người vô tình
Ánh trăng im phăng phắc
Đủ cho ta giật mình”
Hình ảnh tròn vành vành biểu hiện cho nét đẹp của quá khứ. Trăng vẫn
vậy, vẫn ân tình, thủy chung chi có “người vô tình” là thay đổi. Hình ảnh nhân
hóa “ánh trăng im phăng phắc” là sự nghiêm khắc nhưng cũng đầy bao dung, độ
lượng của ánh trăng. Tình cảm của trăng là tình đồng chí sâu đậm đồng thời
cũng tượng trưng cho những người thân thiết luôn kề vai sát cánh sẵn sàng tha
thứ cho những sai lầm của ta. Sự im lặng đầy cảm động ấy khiến cho nhà thơ
không khỏi “giật mình” thức tỉnh. Cái “giật mình” ấy thật đáng trân trọng, đó là
sự thức tỉnh tuy muộn màng nhưng vẫn mang một ý nghĩa sâu sắc. “Giật mình”
để không phải quên thêm 1 lần nào nữa, để không đánh mất quá khứ. Đó chính
là sự thức tỉnh của nhân cách trở về một cách trọn vẹn và tốt đẹp. Từ đó, nhà
thơ muốn gửi đến đọc giả một lời nhắc nhở về lẽ sống, về đạo lí ân tình thủy
chung, uống nước nhớ nguồn cùng quá khứ. Đó là một triết lí sâu sắc không chỉ
dành riêng cho mỗi người lính trong thời kỳ kháng chiến chống mĩ mà dành cho
tất cả mọi người.
Được viết bằng thể thơ 5 chữ ngắn gọn cùng ngôn ngữ chọn lọc, hình ảnh
trong sáng, giọng thơ tha thiết, gợi cảm như lời tâm sự. “Ánh trăng” của
Nguyễn Duy đã đánh thức trong mỗi người chúng ta về một kí ức đẹp đẽ, tươi
sáng vô tình bị những hạt bụi của thời gian lu mờ đi cùng những bận rộn, tấp
nập của cuộc sống. Qua đó, nhà thơ đã gửi gắm những triết lí sâu sắc cùng
những chiên nghiệm được đúc kết từ những cảm xúc cá nhân: Cần sống tình
nghĩa; trong guồng quay của cuộc sống hiện đại, con người đừng chỉ nhìn về
những thứ phù phiếm trước mắt mà hãy dành một chút thời gian để hồi tưởng về
quá khứ, nhớ về những ân tình thủy chung mà ta đã từng vấn vương.

You might also like