BÀI TẬP LÀM THÊM 12H1,H3 NAM 2023-24

You might also like

Download as doc, pdf, or txt
Download as doc, pdf, or txt
You are on page 1of 33

BÀI TẬP LÀM THÊM 12H1, 12H3

Câu 1: Theo quy định của pháp luật, công dân vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể khi
A. bảo trợ người già neo đơn.
B. theo dõi nhân chứng.
C. giam, giữ người trái pháp luật.
D. theo dõi tội phạm nguy hiểm.
Câu 2: Theo quy định của pháp luật, công dân vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể khi
A. giám hộ trẻ vị thành niên.
B. giam, giữ con tin.
C. theo dõi phạm nhân vượt ngục.
D. truy đuổi kẻ gian.
Câu 3: Theo quy định của pháp luật, công dân vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể khi
A. giam, giữ người tố cáo.
B. bảo mật thông tin quốc gia.
C. truy tìm đối tượng phản động.
D. điều tra hiện trường gây án.
Câu 4: Theo quy định của pháp luật, công dân vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể khi
A. bắt người theo quyết định của Toà án.
B. đánh người gây thương tích.
C. đã tham gia giải cứu nạn nhân.
D. giam, giữ nhân chứng.

Câu 4 : Theo quy định của pháp luật, cơ quan nhà nước có thẩm quyền không vi phạm quyền bất
khả xâm phạm về thân thể khi bắt giữ người đang
A. bị truy nã toàn quốc.
B. kiểm soát truyền thông.
C. kiểm tra hóa đơn dịch vụ.
D. tìm hiểu hoạt động tín ngưỡng.
Câu 5: Theo quy định của pháp luật, cơ quan nhà nước có thẩm quyền không vi phạm quyền bất
khả xâm phạm về thân thể khi bắt giữ người đang
A. giám hộ trẻ em khuyết tật.
B. bảo trợ trẻ em khuyết tật.
C. truy tìm tù nhân vượt ngục.
D. thực hiện hành vi phạm tội.
Câu 6: Theo quy định của pháp luật, cơ quan nhà nước có thẩm quyền không vi phạm quyền bất
khả xâm phạm về thân thể khi bắt người đang chuẩn bị thực hiện tội phạm
A. không nghiêm trọng.
B. ít nghiêm trọng.
C. nghiêm trọng.
D. rất nghiêm trọng.
Câu 7: Theo quy định của pháp luật, cơ quan nhà nước có thẩm quyền không vi phạm quyền bất
khả xâm phạm về thân thể khi bắt người đang
A. cướp giật tài sản.
B. thu thập vật chứng.
C. theo dõi nghi phạm.
D. điều tra vụ án.
Câu 8: Bắt người trong trường hợp nào khi có căn cứ khẳng định người đó đang chuẩn bị thực hiện
tội phạm rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng?
A. Trường hợp khẩn cấp.
B. Trường hợp quả tang.
C. Trường hợp truy nã.
D. Trường hợp có quyết định của Viện Kiểm sát.
Câu 9: Bắt người trong trường hợp nào khi có người chính mắt trong thấy và xác nhận đúng là
người đã thực hiện tội phạm mà xét thấy cần bắt ngay để người đó không trốn được?
A. Trường hợp khẩn cấp.
B. Trường hợp quả tang.
C. Trường hợp truy nã.
D. Trường hợp có quyết định của Tòa án.
Câu 10: Bắt người trong trường hợp nào khi có dấu vết của tội phạm ở người hoặc chổ ở của người
bị tình nghi thực hiện phạm tội và xét thấy cần ngăn chặn ngay việc người đó bỏ trốn?
A. Trường hợp khẩn cấp.
B. Trường hợp quả tang.
C. Trường hợp truy nã.
D. Trường hợp Tòa án, Viện Kiểm sát ra quyết định.
Câu 11: Chỉ những người có thẩm quyền theo quy định của pháp luật mới có quyền ra lệnh bắt
người trong trường hợp nào?
A. Trường hợp khẩn cấp.
B. Trường hợp nghi vấn phạm tội.
C. Trường hợp chưa phạm tội.
D. Trường hợp vi phạm hành chính.
Câu 12: Cho rằng ông S lấn chiếm một phần lối đi chung của xóm nên bà H bực tức xông vào nhà
ông S chửi mắng và bị con ông S bắt rồi nhốt trong nhà kho hai ngày. Con ông S đã vi phạm quyền
nào dưới đây của công dân?
A. Bất khả xâm phạm về thân thể.
B. Được pháp luật bảo vệ tài sản cá nhân.
C. Được pháp luật bảo vệ bí mật đời tư.
D. Bất khả xâm phạm về danh tính.
Câu 13: Ông D là Giám đốc công ty môi giới xuất khẩu lao động S, sau khi nhận tiền đặt cọc tám
trăm triệu đồng của anh T và anh C đã cùng vợ là bà H trốn về quê sinh sống. Khi phát hiện chỗ ở
của ông D, anh T thuê Y bắt giam và đánh bà H bị thương phải đi cấp cứu. Anh T và Y cùng vi
phạm quyền nào dưới đây của công dân?
A. Bất khả xâm phạm về thân thể.
B. Được pháp luật bảo vệ tài sản cá nhân.
C. Được pháp luật bảo vệ bí mật đời tư.
D. Bất khả xâm phạm về danh tính.
Câu 14: D cùng các bạn đá bóng, không may quả bóng bay vào sân nhà anh M làm vỡ bể cá cảnh.
Tức giận, anh M đuổi đánh cả nhóm, do chạy chậm nên D bị anh M bắt giữ và giam trong nhà kho
của anh hai ngày. Anh M đã vi phạm quyền nào dưới đây của công dân?
A. Bất khả xâm phạm về thân thể.
B. Được pháp luật bảo hộ về quan điểm.
C. Được pháp luật bảo hộ về tài sản.
D. Bất khả xâm phạm về chỗ ở.
Câu 15: Do không hài lòng với mức tiền bồi thường đất đai sau giải tỏa, ông B nhiều lần yêu cầu
được gặp lãnh đạo xã Y. Cho rằng ông B cố tình gây rối, bảo vệ ủy ban nhân dân xã đã mắng chửi
và đuổi ông về nên giữa hai bên xảy ra mâu thuẫn. Bảo vệ đã đánh ông B gãy tay và đẩy xe máy của
ông xuống hồ. Bảo vệ ủy ban nhân dân xã Y không vi phạm quyền nào dưới đây của công dân?
A. Được pháp luật bảo hộ về danh dự.
B. Bất khả xâm phạm về tài sản.
C. Bất khả xâm phạm về thân thể.
D. Được pháp luật bảo hộ về sức khỏe.

Câu 16: Pháp luật quy định không ai bị bắt, nếu không có quyết định của Toà án, quyết định phê
chuẩn của Viện kiểm sát, trừ trường hợp
A. gây khó khăn cho việc điều tra.
B. cần ngăn chặn ngay người phạm tội bỏ trốn.
C. đã có chứng cứ rõ ràng, đầy đủ.
D. phạm tội quả tang hoặc đang bị truy nã.
Câu 17: Trong trường hợp nào dưới đây thì bất kì ai cũng có quyền được bắt người?
A. Bị nghi ngờ phạm tội.
B. Phạm tội quả tang hoặc đang bị truy nã.
C. Có dấu hiệu thực hiện hành vi phạm tội.
D. Đang chuẩn bị thực hiện hành vi phạm tội.
Câu 18: Khẳng định nào sau đây là đúng với quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân?
A. Những người từ đủ 18 tuổi trở lên mới được quyền bắt người đang bị truy nã.
B. Bất kì ai cũng có quyền bắt người đang bị truy nã.
C. Những người chưa từng phạm tội mới được quyền bắt người đang bị truy nã.
D. Ngoài công an ra không ai được quyền bắt người đang bị truy nã.
Câu 19: Người phạm tội quả tang hoặc đang bi truy nã thì
A. ai cũng có quyền bắt.
B. chỉ công an mới có quyền bắt.
C. phải xin lệnh khẩn cấp để bắt.
D. phải chờ ý kiến của cấp trên rồi mới được bắt.

Câu 20: Biết tin anh A chồng mình đang bị anh K là cán bộ lâm nghiệp bắt giam tại một hạt kiểm
lâm về tội tổ chức phá rừng trái phép nhưng vì đang nằm viện nên ba ngày sau chị P mới đến thăm
chồng. Chứng kiến cảnh anh K đánh đập chồng, chị P đã xúc phạm anh K nên bị đồng nghiệp của
anh K là anh M giam vào nhà kho. Hai ngày sau, khi đi công tác về, ông Q là Hạt trưởng hạt kiểm
lâm mới biết chuyện và báo cho cơ quan công an thì chị P mới được thả. Những ai dưới đây vi
phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân?
A. Anh K và anh M.
B. Anh M và ông Q.
C. Anh K, anh M và ông Q.
D. Anh K, anh M và anh A.
Câu 21: Nghi ngờ ông X lấy cắp chiếc máy tính xách tay của mình, ông K đã báo với ông Y trưởng
công an xã. Ông Y ngay lập tức ra lệnh cho P và Q đến nhà mời ông X về cơ quan. Ông X không
chịu đi nên bị P và Q bắt trói đem về nhốt ở cơ quan. Những ai dưới đây vi phạm quyền bất khả
xâm phạm về thân thể của công dân?
A. Ông Y, P và Q.
B. Ông Y và Q.
C. Ông K và Q.
D. P và Q.
Câu 22: Anh K nghi ngờ gia đình ông B tàng trữ ma túy nên đã báo với công an xã X. Do vội đi
công tác, anh T phó công an xã yêu cầu anh S công an viên và anh C trưởng thôn đến khám xét nhà
ông B. Vì cố tình ngăn cản, ông B bị anh S và anh C cùng khống chế rồi giải ông về giam giữ tại trụ
sở công an xã. Hai ngày sau, khi anh T trở về thì ông B mới được trả lại tự do. Những ai dưới đây vi
phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân?
A. Anh S và anh C.
B. Anh T và anh S.
C. Anh C, anh T và anh S.
D. Anh T, anh S và anh K.
Câu 23: Do có mâu thuẫn từ việc thanh toán tiền thuê nhà giữa Công ty TNHH của ông K và bà Y là
chủ nhà, bà Y đã gọi hai con trai là M và N đến hành hung ông K, làm ông bị chấn thương. Ông K vội
vàng gọi tổ bảo vệ của công ty đến và khống chế hành vi của các con bà Y, tiếp tục dùng vũ lực ép M,
N đến nhà kho của công ty gần đó và giam họ suốt gần 16 tiếng đồng hồ cho đến khi có lực lượng chức
năng đến giải quyết mới thả ra. Vậy ai là người đã xâm phạm đến quyền bất khả xâm phạm về thân thể
của công dân?
A. Ông K và tổ bảo vệ.
B. Bà Y, M, N.
C. M, N và tổ bảo vệ.
D. Ông K, bà Y, M, N và tổ bảo vệ.

Câu 24: Mọi công dân có hành vi xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe của người khác đều bị xử lí
A. bằng cách sử dụng bạo lực.
B. theo quy định của pháp luật.
C. thông qua chủ thể bảo trợ.
D. tại các phiên tòa lưu động.
Câu 25: Mọi công dân có hành vi xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe của người khác đều
A. được giảm nhẹ hình phạt.
B. phải xét xử lưu động.
C. bị xử lí theo pháp luật.
D. cần bảo mật tuyệt đối.
Câu 26: Mọi công dân có hành vi xâm phạm đến danh dự và nhân phẩm của người khác đều bị
A. xét xử lưu động.
B. xử lí theo pháp luật.
C. tước bỏ nhân quyền.
D. bắt giữ khẩn cấp.
Câu 27: Mọi công dân có hành vi xâm phạm đến danh dự nhân phẩm và tùy theo tính chất, mức
độ của từng vụ việc đều bị xử lý theo
A. pháp luật.
B. đạo đức.
C. văn hóa.
D. truyền thống.

Câu 28: Theo quy định của pháp luật, công dân vi phạm quyền được pháp luật bảo hộ về danh dự,
nhân phẩm khi
A. chuyển nhượng bí quyết gia truyền.
B. tự công khai đời sống của bản thân.
C. xúc phạm nhằm hạ uy tín người khác.
D. chủ động chia sẻ kinh nghiệm cá nhân.
Câu 29: Theo quy định của pháp luật, công dân có hành vi nào sau đây xâm phạm đến danh dự,
nhân phẩm của người khác?
A. Khống chế và bắt giữ tên trộm.
B. Vu khống nhằm hạ uy tín người khác.
C. Điều tra hiện trường gây án.
D. Theo dõi phạm nhân vượt ngục.
Câu 30: Theo quy định của pháp luật, công dân có hành vi nào sau đây xâm phạm đến danh dự,
nhân phẩm của người khác?
A. Tung tin, bịa đặt nói xấu người khác.
B. Đang thực hiện hành vi phạm tội.
C. Theo dõi tội phạm nguy hiểm.
D. Lan truyền bí mật quốc gia.
Câu 31: Theo quy định của pháp luật, công dân có hành vi nào sau đây xâm phạm đến danh dự,
nhân phẩm của người khác?
A. Bày tỏ sở thích cá nhân.
B. Chủ động đối thoại trực tuyến.
C. Đề xuất đổi mới chính sách.
D. Ghép ảnh xúc phạm cá nhân.

Câu 32: Theo quy định của pháp luật, công dân vi phạm quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng,
sức khỏe khi
A. theo dõi phạm nhân vượt ngục.
B. đánh người gây thương tích.
C. mạo danh lực lượng chức năng.
D. thực hiện tố cáo nặc danh.
Câu 33: Theo quy định của pháp luật, hành vi nào dưới đây xâm phạm quyền được pháp luật bảo
hộ về tính mạng, sức khỏe của công dân?
A. Tố cáo nghi phạm.
B. Bảo vệ nhân chứng.
C. Giải cứu con tin.
D. Đầu độc nạn nhân.
Câu 34: Công dân vi phạm quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe của người khác
khi thực hiện hành vi nào dưới đây?
A. Bắt người trái phép.
B. Hạ nhục người khác.
C. Tố giác tội phạm.
D. Đe dọa giết người.
Câu 35: Theo quy định của pháp luật, công dân xâm hại đến tính mạng, sức khỏe của người khác
khi thực hiện hành vi nào sau đây?
A. Tự vệ chính đáng.
B. Khống chế tên trộm.
C. Bắt giữ người phạm tội.
D. Đánh người gây thương tích.

Câu 36: Theo quy định của pháp luật, công dân có hành vi đe dọa giết, giết người là hành vi xâm
phạm quyền được pháp luật bảo hộ về
A. nhân phẩm của công dân.
B. tính mạng và sức khỏe của công dân.
C. tinh thần của công dân.
D. danh dự của công dân.
Câu 37: Theo quy định của pháp luật, công dân có hành vi làm chết người là hành vi xâm phạm
quyền được pháp luật bảo hộ về
A. nhân phẩm của công dân.
B. tinh thần của công dân.
C. tính mạng và sức khỏe của công dân.
D. danh dự của công dân.
Câu 38: Theo quy định của pháp luật, hành vi đánh người gây thương tích là vi phạm quyền được
pháp luật tự do cơ bản nào dưới đây của công dân?
A. Bất khả xâm phạm về thân thể.
B. Bảo hộ về danh dự, nhân phẩm.
C. Tự do về thân thể của công dân.
D. Bảo hộ về tính mạng, sức khỏe.
Câu 39: Theo quy định của pháp luật, hành vi mua bán, chiếm đoạt bộ phận cơ thể người là vi
phạm quyền được pháp luật tự do cơ bản nào dưới đây của công dân?
A. Bảo hộ về tính mạng, sức khỏe.
B. Bất khả xâm phạm về thân thể.
C. Bảo hộ về danh dự, nhân phẩm.
D. Tự do về thân thể của công dân.
Câu 40: Hai anh K và L đang cãi nhau về việc con chó của L làm hỏng vườn hoa của K, cùng lúc
đó em của K là G cũng có mặt liền xông vào đánh L làm L bị thương phải nhập viện băng bó. Hành
vi của G đã xâm phạm tới quyền gì của công dân?
A. Bất khả xâm phạm về thân thể.
B. Bảo hộ về tính mạng, sức khỏe.
C. Bảo hộ về danh dự, nhân phẩm.
D. Tự do về thân thể của công dân.
Câu 41: Thấy con gái bị từ chối tiêm vắc xin phòng bệnh sởi theo chương trình tiêm chủng mở
rộng, dù chưa rõ lý do anh A đã đánh nhân viên y tế của trạm X. Anh A dã vi phạm quyền nào dưới
đây của công dân?
A. Chọn hình thức bảo hiểm y tế.
B. Cung cấp thông tin và chăm sóc sức khỏe.
C. Bất khả xâm phạm về thân thể.
D. Bảo hộ về tính mạng, sức khỏe.
Câu 42: Hai nhà ở cạnh nhau. Do có lòng tham anh L đã tự ý lấn hàng rào của nhà mình sang nhà
anh N. Bực mình anh N đã chửi anh L. Tức thì anh L đã dùng gậy đánh anh N làm anh N phải vào
bệnh viện điều trị và để lại thương tật ở tay. Anh L đã vi phạm quyền nào dưới đây?
A. Được bảo hộ về danh dự của công dân.
B. Được bảo hộ về tính mạng và sức khỏe của công dân.
C. Được bảo hộ về nhân phẩm của công dân.
D. Được bảo hộ về thân thể của công dân.
Câu 43: Cho rằng ông A cố tình gây rối khi ông này nhiều lần đến đòi gặp Chủ tịch xã, bảo vệ xã Y
đuổi ông A về. Hai bên to tiếng, bảo vệ đã đánh ông A gãy tay và đẩy xe máy của ông A xuống hồ.
Việc làm của bảo vệ xã Y đã vi phạm quyền nào dưới đây của công dân?
A. Được bảo hộ về tính mạng và sức khỏe.
B. Được bảo vệ về danh dự, nhân phẩm.
C. Bất khả xâm phạm về thân thể của công dân.
D. Quyền tự do ngôn luận.

Câu 44: Công nhân B đi làm muộn mười phút nên bị bảo vệ xí nghiệp X không cho vào. Xin mãi
không được, công nhân B đã có lời lẽ xúc phạm bảo vệ nên hai bên to tiếng, sỉ nhục nhau. Quá tức
giận, bảo vệ xông vào đánh công nhân B phải đi cấp cứu. Công nhân B và bảo vệ vi phạm quyền
nào dưới đây của công dân?
A. Bất khả xâm phạm về tài sản.
B. Bất khả xâm phạm về đời tư.
C. Được bảo hộ về danh dự, nhân phẩm.
D. Được bảo hộ về tính mạng, sức khỏe.
Câu 45: Để cạnh tranh, chị B đã thuê người phát tán những hình ảnh sai sự thật làm ảnh hưởng
nghiêm trọng đến uy tín của chị H chủ cửa hàng kế bên. Phát hiện sự việc, chị H đã sỉ nhục và đánh
trọng thương chị B trước đông đảo khách hàng. Chị B và chị H vi phạm quyền nào dưới đây của
công dân?
A. Bất khả xâm phạm về chỗ ở.
B. Được bảo hộ về danh dự, nhân phẩm.
C. Được bảo hộ về tính mạng, sức khỏe.
D. Bất khả xâm phạm về thân thể.
Câu 46: Do không đồng tình với kết quả cuộc thi hoa hậu, nhà báo X đã đăng lên Facebook cá nhân
quan điểm, thái độ không đồng tình của mình về kết quả cuộc thi. Hơn thế nữa ông còn dùng những
lời lẽ thô tục để nói về nhan sắc hoa hậu H. Hỏi nhà báo X đã xâm phạm đến quyền nào của hoa hậu
H?
A. Quyền khiếu nại, tố cáo.
B. Quyền tự do ngôn luận.
C. Bảo hộ về danh dự và nhân phẩm.
D. Quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội.
Câu 47: Cho rằng ông T đã cố ý dàn xếp để mình bị giám đốc kỉ luật và cho thôi việc, K đã tố cáo
ông T với lý do bịa đặt rằng ông T có quan hệ bất chính với chị Y. Thấy vậy, con ông T là chị G đã
rủ bạn mình là anh P đến nhà anh K nói chuyện. Do thiếu kiềm chế nên chị G đã chửi bới vợ anh K,
là chị Q, còn anh P đã đánh anh K bị thương phải nhập viện. Chứng kiến cảnh xô xát đó, chị Q liền
quay clip và tung lên mạng với nội dung ông T thuê người đánh chồng mình để che dấu chuyện
ngoại tình với chị Y nhằm hạ uy tín của ông T. Trong trường hợp này anh K, chị G và chị Q đã vi
phạm quyền nào sau đây của công dân?
A. Được bảo hộ về tính mạng, sức khỏe.
B. Bất khả xâm phạm về thân thể.
C. Bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân.
D. Được bảo hộ về danh dự và nhân phẩm.
Câu 48: Do nghi ngờ chồng có quan hệ tình cảm với T, bà M cùng con rể tên Q chặn đường khi cô
đang đi dự sinh nhật bạn, để hỏi cho rõ sự việc. Sợ mọi người biết chuyện, cô T đã xin lỗi để bà M
bỏ qua và hứa chấm dứt thì bị anh Q nhổ nước bọt vào mặt, thấy vậy anh K bạn trai đi cùng đã xông
vào đánh anh Q gãy tay. Chứng kiến toàn bộ sự việc, anh P đã quay video rồi đăng tải lên mạng xã
hội khiến uy tín của cô T bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Những ai đã xâm phạm quyền được pháp luật
bảo hộ về danh dự, nhân phẩm?
A. Anh K và bà M.
B. Anh Q và bà M.
C. Anh Q và anh P.
D. Anh Q và anh K.
Câu 2: Khi xe chở khách du lịch chuẩn bị dừng ở điểm thăm quan thì du khách A thông báo mình
bị mất điện thoại. Lập tức, anh T hướng dẫn viên yêu cầu lái xe K và phụ xe M đóng cửa xe để anh
cùng chị Y phiên dịch viên lần lượt khám hành lí cá nhân của tất cả hành khách trên xe. Vì bị say
xe, du khách B lớn tiếng yêu cầu mở cửa cho mình xuống trước nhưng bị anh K và anh M sỉ nhục
ngăn cản. Những ai dưới đây vi phạm quyền được pháp luật bảo hộ về danh dự, nhân phẩm?
A. Anh K, anh B và anh M.
B. Anh K, anh M, anh T và chị Y.
C. Anh K, anh B, anh M và chị Y.
D. Anh T, anh B và anh M.
Câu 49: Cho rằng bác sĩ S đã bỏ mặc con mình trong lúc nguy cấp, L đã làm đơn tố cáo S với lý do
bịa đặt rằng S đã nhận nhiều tiền hối lộ của mình. Thấy vậy, bạn của S là G và X đã nhờ A đến dàn
xếp với L nhưng không được. Do thiếu kiềm chế nên A đã đánh L bị thương phải nhập viện, chứng
kiến cảnh lúc xô xát đó, chị Q liền quay phim và tung lên mạng với nội dung bác sĩ S thuê người
đánh chồng mình nhằm hạ uy tín của S. Những ai đã vi phạm quyền được pháp luật bảo hộ về danh
dự và nhân phẩm của công dân?
A. S, G, L và A.
B. X, S, L và G.
C. Anh L và chị Q.
D. Chỉ mình chị Q.
Câu 50: Ông K tổ trưởng tổ dân phố phân công anh P đến nhà anh G để yêu cầu anh thực hiện
nghĩa vụ cử tri đúng thời hạn. Tại đây, thấy hai bên xảy ra xô xát, đông đảo bà con hàng xóm đến
can ngăn. Vì bị chị H vợ anh G bịa đặt về đời tư của mình nên anh P tuyên bố nhà anh G không đủ
tư cách “ Gia đình văn hóa " và gỡ biển chứng nhận danh hiệu đó mang về. Những ai dưới đây vi
phạm quyền được pháp luật bảo hộ về danh dự, nhân phẩm của công dân ?
A. Anh P, anh G và chị H.
B. Anh G và chị H.
C. Ông K, chị H và anh P.
D. Chị H và anh P.

Câu 51: Theo quy định của pháp luật, cơ quan nhà nước có thẩm quyền được khám xét chỗ ở của
công dân khi có căn cứ khẳng định chỗ ở của người đó có
A. hồ sơ đề nghị vay vốn ưu đãi.
B. công cụ để thực hiện tội phạm.
C. quyết định điều động nhân sự.
D. đối tượng tố cáo nặc danh.
Câu 52: Theo quy định của pháp luật, cơ quan nhà nước có thẩm quyền được khám xét chỗ ở của
công dân khi có căn cứ khẳng định chỗ ở của người đó có
A. bảo trợ người già neo đơn.
D. đối tượng bị truy nã.
C. quản lí hoạt động truyền thông.
D. giám hộ trẻ em khuyết tật.
Câu 53: Theo quy định của pháp luật, cơ quan nhà nước có thẩm quyền được khám xét chỗ ở của
công dân khi có căn cứ khẳng định chỗ ở của người đó có
A. người vừa trốn khỏi khu cách ly.
B. kiểm tra hóa đơn dịch vụ.
C. thực hiện giãn cách xã hội.
D. hồ sơ thế chấp tài sản riêng.
Câu 54: Theo quy định của pháp luật, cơ quan nhà nước có thẫm quyền được khám xét chỗ ở của
công dân khi đủ căn cứ khẳng định chỗ ở của người đó có
A. hoạt động tôn giáo.
B. tranh chấp tài sản.
C. người lạ tạm trú.
D. tội phạm lẩn trốn.
Câu 55: Theo quy định của pháp luật, công dân không vi phạm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở
của người khác khi tự ý vào nhà người khác để
A. cấp cứu người bị nạn.
B. kiểm tra căn cước công dân.
C. tuyên truyền bán hàng đa cấp.
D. giới thiệu dịch vụ bảo hiểm.
Câu 56: Theo quy định của pháp luật, công dân không vi phạm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở
của người khác khi tự ý vào nhà người khác để
A. xác định thông tin dịch tễ.
B. dập tắt vụ hỏa họa.
C. tìm hiểu bí quyết gia truyền.
D. giới thiệu mô hình kinh doanh.
Câu 57: Theo quy định của pháp luật, công dân không vi phạm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở
của người khác khi tự ý vào nhà người khác để
A. thăm dò tin tức nội bộ.
B. Tìm người thân mất tích.
C. cứu người bị điện giật.
D. giới thiệu mô hình kinh doanh.
Câu 58: Công dân không vi phạm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở khi tự ý vào nhà người khác
để
A. thăm dò tin tức nội bộ.
B. tiếp thị sản phẩm đa cấp.
C. dập tắt vụ hỏa hoạn.
D. tìm đồ đạc bị mất trộm.

Câu 59: Anh B tự ý xông vào nhà anh N khám xét vì nghi ngờ anh N lấy trộm điện thoại của mình,
hành vi này xâm phạm đến quyền nào dưới đây?
A. Bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân.
B. Được pháp luật bảo hộ về nhân phẩm, danh dự.
C. Được đảm bảo bí mật đời tư của công dân.
D. Tự do ngôn luận của công dân.
Câu 60: Ông L mất xe máy và khẩn cấp trình báo với công an xã. Ông L khẳng định anh T là người
lấy cắp. Dựa vào lời khai của ông L, công an xã ngay lập tức xông vào nhà khám xét và bắt giữ anh
T. Việc làm của công an xã là vi phạm đến quyền nào dưới đây của công dân?
A. Bảo hộ về tính mạng, sức khỏe.
B. Bất khả xâm phạm về chỗ ở.
C. Bảo hộ về danh dự, nhân phẩm.
D. Quyền tự do cư trú của công dân.
Câu 61: Nghi ngờ con trai mình sang nhà ông H để cá độ bóng đá, ông K đã tự ý xông vào nhà ông
H để tìm con. Ông K đã vi phạm quyền nào dưới đây của công dân?
A. Bất khả xâm phạm về thân thể.
B. Được pháp luật bảo hộ về sức khỏe.
C. Bất khả xâm phạm về chỗ ở.
D. Được pháp luật bảo hộ về danh dự.
Câu 62: Nghi ngờ vợ mình đang tham gia truyền đạo trái phép tại nhà ông P, anh T đã tự ý xông
vào nhà ông P để tìm vợ. Anh T vi phạm quyền nào dưới đây của công dân?
A. Bất khả xâm phạm về chỗ ở.
B. Bảo hộ về danh dự và nhân phẩm.
C. Bất khả xâm phạm về thân thể.
D. Bảo đảm an toàn và bí mật thư tín.

Câu 63: Theo quy định của pháp luật, hành vi tự tiện khám nhà của công dân là vi phạm quyền
A. bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân.
B. bảo hộ về tính mạng, sức khỏe của công dân.
C. bảo hộ về danh dự, nhân phẩm của công dân.
D. bất khả xâm phạm về thân thể của công dân.
Câu 64: Tự ý vào nhà người khác kiểm tra vì nghi ngờ có chứa hàng cấm là vi phạm quyền nào
dưới đây?
A. Bất khả xâm phạm về tài sản.
B. Được bảo hộ về danh dự.
C. Được bảo hộ về đời tư.
D. Bất khả xâm phạm về chỗ ở.
Câu 65: Theo quy định của pháp luật, hành vi tự ý khám xét căn hộ ở của người khác là vi phạm
quyền bất khả xâm phạm về
A. chỗ ở.
B. danh tính.
C. bí mật đời tư.
D. thân thể.
Câu 66: Tự tiện vào nhà của người khác là xâm phạm đến quyền cơ bản nào của công dân
A. Bảo hộ về tính mạng sức khỏe.
B. Bất khả xâm phạm về chỗ ở.
C. Bất khả xâm phạm về thân thể.
D. Bảo hộ về danh dự nhân phẩm.

Câu 67: Tự tiện bóc mở, thu giữ, tiêu hủy thư tín của người khác là xâm phạm quyền nào dưới đây
của công dân?
A. Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở.
B. Quyền được đảm bảo an toàn nơi cư trú.
C. Đảm bảo an toàn, bí mật thư tín, điện thoại, điện tín.
D. Quyền bất khả xâm phạm về thân thể.
Câu 68: Việc nhân viên bưu điện làm thất lạc thư của công dân là vi phạm quyền được bảo đảm an
toàn và
A. bí mật thư tín, điện tín.
B. bảo mật thông tin quốc gia.
C. quản lí hoạt động truyền thông.
D. chủ động đối thoại trực tuyến.
Câu 69: Theo quy định của pháp luật, công dân tự tiện mở thư của người khác là vi phạm quyền
được bảo đảm an toàn và bí mật
A. an sinh xã hội.
B. thông tư liên ngành.
C. thư tín, điện tín.
D. di sản quốc gia.
Câu 70: Hành vi đánh cắp các thông tin cá nhân trong đó có nhiều loại thông tin bí mật và phát tán
các thông tin đó nhằm nhiều mục đích khác nhau của người khác là xâm phạm quyền nào dưới đây
của công dân?
A. Bất khả xâm phạm về chỗ ở.
B. Được đảm bảo an toàn nơi cư trú.
C. Đảm bảo an toàn, bí mật thư tín, điện thoại, điện tín.
D. Bất khả xâm phạm về thân thể.

Câu 71: Theo quy định của pháp luật, thư tín, điện thoại, điện tín của cá nhân được
A. phổ biến rộng rãi và công khai.
B. niêm phong và cất trữ.
C. phát hành và lưu giữ.
D. bảo đảm an toàn và bí mật.
Câu 72: Theo quy định của pháp luật, cơ quan có thẩm quyền được thu giữ thư tín, điện thoại, điện
tín khi
A. đính chính thông tin cá nhân.
B. thống kê bưu phẩm đã giao.
C. cần chứng cứ để điều tra vụ án.
D. kiểm tra hóa đơn dịch vụ.
Câu 73: Theo quy định của pháp luật, cơ quan có thẩm quyền được kiểm soát thư tín, điện thoại,
điện tín khi
A. cần phục vụ công tác điều tra.
B. xác minh địa chỉ giao hàng.
C. sao lưu biên lai thu phí.
D. thống kê bưu phẩm thất lạc.
Câu 74: Theo quy định của pháp luật, trong những trường hợp cần thiết, việc kiểm soát điện thoại,
điện tín của công dân chỉ được tiến hành bởi
A. người có thẩm quyền.
B. lực lượng bưu chính.
C. cơ quan ngôn luận.
D. phóng viên báo chí.
Câu 75: Công dân vi phạm quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín khi
thực hiện hành vi nào sau đây?
A. Công khai lịch trình chuyển phát.
B. Vận chuyển bưu phẩm đường dài.
C. Tự ý thu giữ thư tín của người khác.
D. Thông báo giá cước dịch vụ viễn thông.
Câu 76: Công dân vi phạm quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín khi
thực hiện hành vi nào sau đây?
A. Tự ý phát tán thư tín của người khác.
B. Niêm yết thông tin quảng cáo.
C. Đảo mật thông tin nội bộ.
D. Sử dụng dịch vụ chuyển phát nhanh.
Câu 77: Công dân vi phạm quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín khi
thực hiện hành vi nào sau đây?
A. Đề xuất ứng dụng dịch vụ truyền thông.
B. Tự ý tiêu hủy thư tín của người khác.
C. Công khai hộp thư điện tử của bản thân.
D. Chia sẻ thông tin kinh tế toàn cầu.
Câu 78: Người làm nhiệm vụ chuyển phát thư tín, điện tín vi phạm quyền được bảo đảm an toàn và
bí mật thư tín, điện thoại, điện tín khi
A. thay đổi phương tiện vận chuyển.
B. tự ý thay đổi nội dung điện tín của khách hàng.
C. kiểm tra chất lượng đường truyền.
D. niêm yết công khai giá cước viễn thông.

Câu 79: Một trong những hình thức để công dân thực hiện đúng quyền tự do ngôn luận là
A. phải tán thành mọi quan điểm trái chiều.
B. theo dõi diễn biến dịch bệnh.
C. phát biểu ý kiến trực tiếp trong hội nghị.
D. tuyên truyền thông tin thất thiệt.
Câu 2: Một trong những hình thức để công dân thực hiện đúng quyền tự do ngôn luận là
A. ngăn chặn đấu tranh phê bình
B. lan truyền bí mật quốc gia.
C. cản trở phản biện xã hội.
D. viết bài đăng báo đóng góp ý kiến về pháp luật.
Câu 80: Một trong những hình thức để công dân thực hiện đúng quyền tự do ngôn luận là
A. viết thư cho đại biểu Quốc hội.
B. bảo trợ trẻ em khuyết tật.
C. theo dõi phạm nhân vượt ngục.
D. tuyên truyền thông tin thất thiệt.
Câu 81: Một trong những hình thức để công dân thực hiện đúng quyền tự do ngôn luận là
A. tung tin, bịa đặt nói xấu người khác.
B. trực tiếp phát biểu tại cuộc họp ở cơ quan.
C. giam giữa người trái pháp luật.
D. theo dõi tội phạm nguy hiểm.

Câu 82: Công dân có thể viết bài gửi đăng báo, bày tỏ ý kiến của mình về chủ trương, chính sách và
pháp luật của Nhà nước thông qua quyền nào dưới đây?
A. Quyền ứng cử, bầu cử.
B. Quyền tự do ngôn luận.
C. Quyền khiếu nại.
D. Quyền tố cáo.
Câu 83: Quyền nào sau đây giúp đảm bảo cho công dân có điều kiện để chủ động và tích cực tham
gia vào công việc chung của Nhà nước và xã hội ?
A. Quyền bất khả xâm phạm về chổ ở.
B. Quyền tự do ngôn luận.
C. Quyền được bảo đảm an toàn bí mật thư tín, điện tín.
D. Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm.
Câu 84: Công dân có thể trực tiếp phát biểu ý kiến trong các cuộc họp là một nội dung thuộc quyền
A. tự do hội họp.
B. tự do ngôn luận.
C. tự do thân thể.
D. tự do dân chủ.
Câu 85: Công dân sử dụng quyền nào dưới đây để phát biểu ý kiến, bày tỏ quan điểm của mình về
các vấn đề chính trị, của đất nước ?
A. Quyền khiếu nại.
B. Quyền bầu cử, ứng cử.
C. Quyền tự do ngôn luận.
D. Quyền tố cáo.

Câu 86: Theo quy định của pháp luật, công dân thực hiện quyền tự do ngôn luận khi thực hiện hành
vi nào dưới đây?
A. Phát biểu ý kiến trong hội nghị.
B. Tự công khai đời sống của bản thân.
C. Bảo trợ người già neo đơn.
D. Đang tìm hiểu hoạt động tín ngưỡng.
Câu 87: Theo quy định của pháp luật, công dân thực hiện quyền tự do ngôn luận khi thực hiện hành
vi nào dưới đây?
A. Chủ động chia sẻ kinh nghiệm cá nhân.
B. Theo dõi diễn biến dịch bệnh.
C. Đã tham gia giải cứu nạn nhân.
D. Giám hộ trẻ em khuyết tật.
Câu 88: Theo quy định của pháp luật, công dân thực hiện quyền tự do ngôn luận khi thực hiện hành
vi nào dưới đây?
A. Gửi bài đăng báo.
B. Truy tìm đối tượng phản động.
C. Bảo quản bưu phẩm đường dài.
D. Xúc phạm nhằm hạ uy tín người khác.
Câu 89: Theo quy định của pháp luật, công dân thực hiện hành vi nào sau đây là vi phạm quyền tự
do ngôn luận của công dân?
A. Ngăn chặn người khác góp ý, phê bình.
B. Quản lí hoạt động truyền thông.
C. Giám hộ trẻ vị thành niên.
D. Công khai hộp thư điện tử của bản thân.
Câu 90: Trong buổi họp của khu dân cư ông H đã nêu lên những bức xúc của mình về quy trình bổ
nhiệm nhân sự. Ông H đã thực hiện quyền nào dưới đây của công dân?
A. Sử dụng pháp luật.
B. Tự do ngôn luận.
C. Khiếu nại, tố cáo.
D. Giám sát nhân dân.
Câu 91: Bạn Q đưa ra thắc mắc với thầy E về chương trình giáo dục có đáp ứng được với đòi hỏi
của cách mạng công nghệ 4.0 trong buổi ngoại khóa của trường. Trong trường hợp này, bạn Q đã
thực hiện quyền tự do cơ bản nào dưới đây của công dân?
A. Tự do thông tin.
B. Tự do ngôn luận.
C. Độc lập phán quyết.
D. Áp đặt quan điểm cá nhân.
Câu 92: Không đồng tình về hành vi xả nước thải chưa qua xử lí ra môi trường của những cơ sở sản
xuất kinh doanh, bạn A đã viết bài bày tỏ toàn bộ quan điểm của mình rồi chia sẻ lên các trang
mạng xã hội. Bạn A đã thực hiện quyền nào dưới đây của công dân?
A. Kiểm tra, giám sát.
B. Khiếu nại, tố cáo.
C. Cung cấp thông tin.
D. Tự do ngôn luận.
Câu 93: Trong đợt tiếp xúc với cử tri thành phố Z, ông E đã bày tỏ quan điểm của mình về quy
trình bổ nhiệm nhân sự. Ông E đã thực hiện quyền nào dưới đây của công dân?
A. Quản lí nhà nước.
B. Độc lập phán quyết.
C. Tự do ngôn luận.
D. Xử lí thông tin.

Câu 94: Ông G đã có nhiều bài viết đăng tải trên mạng internet với nội dung chưa có căn cứ rõ ràng
về các chính sách của Nhà nước ta. Hành vi của ông G đã thực hiện không đúng quyền nào dưới
đây của công dân?
A. Quyền khiếu nại và tố cáo.
B. Quyền tham gia quản lí Nhà nước.
C. Quyền tự do thông tin.
D. Quyền tự do ngôn luận.
Câu 95: Giờ sinh hoạt, bị lớp trường phê bình vì thường xuyên gây mất trật tự trong các buổi học
nên K đã phản đối gay gắt và cho rằng lớp trưởng không được phép nói xấu mình trước tập thể. K
đã hiểu không đúng quyền nào dưới đây của công dân?
A. Tự do thông tin.
B. Tự do ngôn luận.
C. Tự do tham vấn.
D. Tự do phán quyết.
Câu 96: Vì đã được trao đổi từ trước nên trong cuộc họp cơ quan X, dù không muốn, anh B vẫn
phải dùng danh nghĩa cá nhân mình trình bày quan điểm của anh A trưởng phòng nhân sự về vấn đề
khen thưởng. Vô tình được chị M thông tin về việc này, vốn sẵn có mâu thuẫn với ông B nên khi
anh A đang phát biểu, anh D đã tìm cách gây rối và ngăn cản buộc anh A phải dừng ý kiến. Anh A
đã thực hiện không đúng quyền nào dưới đây?
A. Tự do thông tin.
B. Tự do ngôn luận.
C. Độc lập phán quyết.
D. Áp đặt quan điểm cá nhân.
Câu 97: Một bác sĩ sau khi khám bệnh cho bệnh nhân đã phát hiện ra bệnh nhân đó nhiễm HIV, bác
sĩ đã thông báo cho mọi người về tình hình sức khỏe của bệnh nhân cho mọi người biết khi chưa
được sự đồng ý của họ. Bác sĩ đã sử dụng không đúng quyền nào trong các quyền sau?
A. Quyền tố cáo.
B. Quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội.
C. Quyền tự do ngôn luận.
D. Quyền tự do báo chí.

Câu 98: Theo quy định của pháp luật, tại thời điểm tổ chức bầu cử, cử tri không vi phạm nguyên
tắc bầu cử khi
A. tự ý bỏ phiếu thay người khác.
B. công khai nội dung đã viết vào phiếu bầu.
C. độc lập lựa chọn ứng cử viên.
D. ủy quyền thực hiện nghĩa vụ bầu cử.
Câu 99: Theo quy định của pháp luật, tại thời điểm tổ chức bầu cử, cử tri không vi phạm nguyên
tắc bầu cử khi
A. độc lập lựa chọn ứng cử viên.
B. đồng loạt sao chép phiếu bầu.
C. ủy quyền tham gia bầu cử.
D. ủy quyền thực hiện nghĩa vụ bầu cử.
Câu 100: Theo quy định của pháp luật, tại thời điểm tổ chức bầu cử, cử tri không vi phạm nguyên
tắc bầu cử khi
A. công khai nội dung phiếu bầu.
B. bỏ phiếu thay cử tri vắng mặt.
C. tự ý bỏ phiếu thay người khác.
D. công khai thời gian bỏ phiếu.
Câu 101: Theo quy định của pháp luật, hành vi nào dưới đây không vi phạm nguyên tắc bầu cử của
công dân?
A. Có danh sách bầu cử nhưng không đi bầu cử.
B. Dùng tiền để mua chuộc người khác bỏ phiếu cho mình.
C. Nhờ người khác bỏ phiếu thay mình.
D. Nhờ người khác viết phiếu vì không biết chữ nhưng trực tiếp đi bỏ phiếu.

Câu 102: Theo quy định của pháp luật, đối tượng nào dưới đây không có quyền bầu cử?
A. Người đang đảm nhiệm chức vụ.
B. Người bị nghi ngờ phạm tội.
C. Người đang đi công tác ở hải đảo.
D. Người đang thi hành án phạt tù.
Câu 103: Theo quy định của pháp luật, công dân không có quyền tham gia bầu cử khi đang
A. đi công tác ở biên giới.
B. bị tạm giam.
C. điều trị tại khu cách ly.
D. thi hành án chung thân.
Câu 104: Theo quy định của pháp luật, công dân không có quyền tham gia bầu cử khi đang
A. bị tạm giam.
B. hưởng trợ cấp thất nghiệp.
C. chuẩn bị được đặc xá.
D. bị tình nghi là tội phạm.
Câu 105: Theo quy định của pháp luật, trường hợp nào sau đây không có quyền bầu cử?
A. Người đang bi tạm giam.
B. Người mất năng lực hành vi dân sự.
C. Người đang đi công tác xa.
D. Người đang điều trị tại bệnh viện.

Câu 106: Trong quá trình bầu cử hội đồng nhân dân các cấp, cử tri ủy quyền tham gia bầu cử là vi
phạm nguyên tắc bầu cử nào dưới đây?
A. Trực tiếp.
B. Phổ thông.
C. Bỏ phiếu kín.
D. Bình đẳng.
Câu 107: Trong quá trình bầu cử hội đồng nhân dân các cấp, cử tri nhờ người khác bỏ phiếu bầu
của mình vào hòm phiếu là vi phạm nguyên tắc bầu cử nào dưới đây?
A. Bỏ phiếu kín.
B. Phổ thông.
C. Trực tiếp.
D. Bình đẳng.
Câu 108: Trong quá trình bầu cử hội đồng nhân dân các cấp, cử tri nhờ hàng xóm đi bỏ phiếu giúp
cả nhà là vi phạm nguyên tắc bầu cử nào dưới đây?
A. Bỏ phiếu kín.
B. Trực tiếp.
C. Phổ thông.
D. Bình đẳng.
Câu 109: Trong quá trình bầu cử hội đồng nhân dân các cấp, tổ bầu cử không mang thùng phiếu
phụ và phiếu bầu đến nơi ở của những cử tri già yếu, tàn tật vì họ không thể đến nơi bầu cử được là
vi phạm nguyên tắc nào dưới đây?
A. Bỏ phiếu kín.
B. Phổ thông.
C. Bình đẳng.
D. Trực tiếp.
Câu 110: Cở sở pháp lí - chính trị quan trọng để hình thành các cơ quan quyền lực nhà nước, để
nhân dân thực thi hình thức dân chủ gián tiếp. Ðó thể hiện quyền dân chủ nào?
A. Khiếu nại, tố cáo
B. Bầu cử và ứng cử.
C. Quản lí nhà nước và xã hội.
D. Tự do ngôn luận.
Câu 111: Theo quy định của pháp luật, công dân thể hiện ý chí và nguyện vọng của mình thông qua
đại biểu đại diện bằng hình thức thực hiện quyền
A. kiểm tra, giám sát.
B. khiếu nại, tố cáo.
C. bầu cử, ứng cử.
D. quản lí nhà nước.
Câu112: Theo quy định của pháp luật, trong lĩnh vực chính trị, nhân dân thực thi hình thức dân chủ
gián tiếp thông qua quyền
A. bầu cử và ứng cử.
B. tự do ngôn luận.
C. độc lập phán quyết.
D. khiếu nại và tố cáo.
Câu 113: Quyền nào dưới đây góp phần hình thành các cơ quan quyền lực nhà nước và để nhân dân thể
hiện ý chí và nguyện vọng của mình?
A. Chăm sóc y tế.
B. Khiếu nại.
C. Bầu cử và ứng cử.
D. Quản lý xã hội.

Câu 114: Trong ngày bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp, vì bà K phải điều trị chấn thương
cột sống tại bệnh viện nên nhân viên tổ bầu cử là anh A đã tự động viết phiếu bầu thay bà K theo ý
của anh và bỏ phiếu bầu đó vào hòm phiếu. Anh A đã vi phạm nguyên tắc bầu cử nào sau đây?
A. Bỏ phiếu kín.
B. Đại diện.
C. Trung gian.
D. Được ủy quyền.
Câu 115: Tại điểm bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp xã X, thấy chị Q đang băn khoăn khi
lựa chọn ứng cử viên, anh M đã viết phiếu bầu giúp chị rồi đưa cho chị bỏ lá phiếu đó vào hòm
phiếu. Anh M và chị Q cùng vi phạm nguyên tắc bầu cử nào dưới đây?
A. Ủy quyền.
B. Bỏ phiếu kín.
C. Trực tiếp.
D. Phổ thông.
Câu 116: Tại một điểm bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp, do tuổi đã cao, cụ Q nhờ anh D
và được anh D đồng ý viêt hộ phiếu bầu theo ý của cụ. Sau đó, cụ Q tự tay bỏ phiếu bầu đó vào hòm
phiếu. Cụ Q đã vi phạm nguyên tắc bầu cử nào sau đây?
A. Đại diện.
B. Bỏ phiếu kín.
C. Gián tiếp.
D. Được ủy quyền.
Câu 117: Tại một điểm bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp, chị M và chị Q đã bàn bạc và
thống nhất lựa chọn danh sách đại biểu giống nhau. Sau đó, mỗi người tự bỏ phiếu của mình vào
hòm phiếu. Chị M và chị Q vi phạm nguyên tắc bầu cử nào dưới đây?
A. Trực tiếp.
B. Bình đẳng.
C. Phổ thông.
D. Bỏ phiếu kín.

Câu 118: Việc chính quyền xã tổ chức cho người dân thảo luận về kế hoạch sử dụng đất của địa
phương là đảm bảo quyền tham gia quản ký nhà nước và xã hội ở phạm vi
A. cơ sở.
B. lãnh thổ.
C. cả nước.
D. quốc gia.
Câu 119: Việc chính quyền xã tổ chức lấy ý kiến của người dân về chủ trương xây dựng công trình
phúc lợi công cộng là bảo đảm quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội của công dân ở phạm vi
A. toàn quốc.
B. cơ sở.
C. lãnh thổ.
D. cả nước.
Câu 120: Việc chính quyền xã tổ chức cho người dân giám sát việc chi trả tiền hỗ trợ do ảnh hưởng
của dịch bệnh tại địa phương là đảm bảo quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội ở phạm vi
A. cả nước.
B. lãnh thổ.
C. cơ sở.
D. quốc gia.
Câu 121: Việc chính quyền xã kêu gọi người dân tích cựa tham gia phong trào xây dựng nông thôn
mới là đảm bảo quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội ở phạm vi
A. quốc gia.
B. lãnh thổ.
C. cả nước.
D. cơ sở.

Câu 122: Công dân tham gia thảo luận, góp ý kiến xây dựng các văn bản pháp luật quan trọng, liên
quan đến quyền và lợi ích cơ bản của mọi công dân hội là thể hiện nội dung của quyền
A. tự do phát biểu.
B. tự do tín ngưỡng, tôn giáo.
C. tham gia quản lý Nhà nước và xã hội.
D. về đời sống xã hội.
Câu 123: Theo quy định của pháp luật, việc tổ chức lấy ý kiến của người dân về kế hoạch lắp đặt hệ
thống loa phát thanh ở địa phương là thực hiện nội dung quyền dân chủ nào dưới đây của công dân?
A. Độc lập phán quyết.
B. Tham gia quản lí nhà nước và xã hội.
C. Tự do ngôn luận.
D. Chủ động kiểm toán ngân sách quốc gia.
Câu 124: Trước khi công bố phương án thi. Bộ giáo dục và đào tạo đã lấy ý kiến của nhân dân
trong cả nước. Điều đó nhằm phát huy quyền cơ bản nào của công dân?
A. Xây dựng Nhà nước pháp quyền.
B. Tham gia quản lý Nhà nước, xã hội.
C. Xây dựng xã hội học tập.
D. Quyết định của mọi người.
Câu 125: Nhân dân được thảo luận và biểu quyết các vấn đề trọng đại khi Nhà nước tổ chức trưng
cầu ý dân là thể hiện quyền
A. nâng cấp đồng bộ hạ tầng cơ sở.
B. tham gia quản lí nhà nước và xã hội.
C. thay đổi kiến trúc thượng tầng.
D. phê duyệt chủ trương và đường lối.

Câu 126: Theo quy định của pháp luật, công dân thực hiện quyền tham gia quản lý nhà nước và xã
hội trong trường hợp nào sau đây?
A. Tham khảo dịch vụ trực tuyến.
B. Đóng góp ý kiến vào dự thảo Luật.
C. Đăng ký hiến máu nhân đạo.
D. Khám tuyển nghĩa vụ quân sự.
Câu 127: Theo quy đinh của pháp luật, công dân thực hiện quyền tham gia quản lí nhà nước và xã
hội ở phạm vi cơ sở trong trường hợp nào sau đây?
A. Giảm sát việc giải quyết kiếu nại.
B. Khai báo hồ sơ dịch tễ trực tuyến.
C. Sử dụng dịch vụ công cộng.
D. Đề cao quản điểm cá nhân.
Câu 128: Theo quy định của pháp luật, công dân thực hiện quyền tham gia quản lý nhà nước và xã
hội trong trường hợp nào sau đây?
A. Tổ chức truy bắt tội phạm.
B. Tìm hiểu thông tin ứng cử viên.
C. Đăng ký hiến máu nhân đạo.
D. Kiểm tra việc sử dụng các loại phí.
Câu 129: Theo quy định của pháp luật, một trong các nội dung của quyền tham gia quản lý Nhà
nước và xã hội là công dân có quyền tham gia
A. thảo luận vào các công việc chung của đất nước.
B. phê phán cơ quan nhà nước trên face book.
C. trình bày quan điểm cá nhân.
D. giữ gìn an ninh trật tự xã hội.
Câu 130: Việc Nhà nước lấy ý kiến góp ý của nhân dân cho dự thảo sửa đổi Hiến pháp là thực hiện
dân chủ ở
A. phạm vi cả nước.
B. mọi phạm vi.
C. phạm vi cơ sở.
D. Phạm vi địa phương.
Câu 131: Việc công dân biểu quyết các vấn đề trọng đại khi được Nhà nước trưng cầu ý dân là thực
hiện quyền tham gia quản lí Nhà nước và xã hội ở phạm vi
A. khu vực.
B. cả nước.
C. vùng miền.
D. cơ sở.
Câu 132: Việc công dân đóng góp ý kiến vào dự thảo Luật Giáo dục là thực hiện quyền tham gia
quản lí nhà nước và xã hội ở phạm vi
A. khu vực.
B. cơ sở.
C. cả nước.
D. địa phương.
Câu 133: Việc công dân góp ý xây dựng luật Hôn nhân – gia đình năm 2014 là thể hiện quyền tham
gia quản lý Nhà nước và xã hội ở phạm vi
A. cơ sở.
B. cả nước.
C. địa phương.
D. trung ương.

Câu 134: Theo pháp lệnh dân chủ ở cơ sở, trường hợp tổ trưởng dân phố đang phổ biến những quy
định mới của luật hôn nhân, gia đình cho các hộ gia đình thuộc cơ chế của quyền tham gia quản lý
nhà nước, xã hội nào sau đây?
A. Dân biết và thực hiện.
B. Dân bàn và quyết định.
C. Dân thảo luận và ý kiến.
D. Dân giám sát và kiểm tra.
Câu 135: Theo pháp lệnh dân chủ ở cơ sở, trường hợp ông A biểu quyết công khai về số tiền đóng
góp để xây dựng cổng làng tại địa phương thì thuộc cơ chế của quyền tham gia quản lý nhà nước, xã
hội nào sau đây?
A. Dân biết và thực hiện.
B. Dân bàn và quyết định trực tiếp.
C. Dân thảo luận và ý kiến.
D. Dân giám sát và kiểm tra.
Câu 136: Theo pháp lệnh dân chủ ở cơ sở, trường hợp ông A ý kiến về việc lên kế hoạch sử dụng
đất tại địa phương trước khi chính quyền xã quyết định thì thuộc cơ chế của quyền tham gia quản lý
nhà nước, xã hội nào sau đây?
A. Dân biết và thực hiện.
B. Dân bàn và quyết định.
C. Dân làm và dân được thảo luận.
D. Dân giám sát và kiểm tra.
Câu 137: Theo pháp lệnh dân chủ ở cơ sở, trường hợp công dân làm đơn khiếu nại việc làm đường
kém chất lượng ở khu tái định cư tại địa phương thì thuộc cơ chế của quyền tham gia quản lý nhà
nước, xã hội nào sau đây?
A. Dân biết và thực hiện.
B. Dân bàn và quyết định.
C. Dân giám sát và kiểm tra.
D. Dân thảo luận và quyết định.

Câu 138: Theo quy định của pháp luật, công dân có thể thực hiện quyền tố cáo trong trường hợp
nào sau đây?
A. Nhận tiền công khác với thỏa thuận.
B. Phát hiện cơ sở sản xuất tiền giả.
C. Phải kê khai tài sản cá nhân.
D. Bị buộc thôi việc không rõ lí do.
Câu 139: Theo quy định của pháp luật, công dân có thể thực hiện quyền tố cáo trong những trường
hợp nào sau đây?
A. Phải kê khai tài sản cá nhân.
B. Bị truy thu thuế chưa thõa đáng.
C. Nhận quyết định điều chuyển công tác.
D. Phát hiện việc khai thác cát trái phép.
Câu 140: Theo quy định của pháp luật, công dân có thể thực hiện quyền tố cáo trong trường hợp
nào sau đây?
A. Đăng ký hiến máu nhân.
B. Giám sát việc giải quyết khiếu nại.
C. Phát hiện đường dây cá độ bóng đá.
D. Bị giao thêm việc ngoài thỏa thuận.
Câu 141: Theo quy định của pháp luật, công dân có thể thực hiện quyền tố cáo trong trường hợp
nào sau đây?
A. Nhận tiên bồi thường chưa thỏa đáng.
B. Nhận tiền công khác với thỏa thuận.
C. Phải kê khai tài khoản cá nhân.
D. Phát hiện đường dây sản xuất vacxin giả.

Câu 142: Theo quy định của pháp luật, công dân có thể thực hiện quyền khiếu nại trong trường hợp
nào sau đây?
A. Thực hiện tố cáo nặc danh.
B. Xúc phạm nhằm hạ uy tín người khác.
C. Thông báo tuyển dụng nhân sự.
D. Quyết định buộc thôi việc không rõ lí do.
Câu 143: Theo quy định của pháp luật, công dân có thể thực hiện quyền khiếu nại trong trường hợp
nào sau đây?
A. Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật.
B. Tổ chức truy bắt tội phạm.
C. Tham gia hoạt động tôn giáo.
D. Bị trì hoãn thanh toán tiền lương.
Câu 144: Theo quy định của pháp luật, công dân có thể thực hiện quyền khiếu nại trong trường hợp
nào sau đây?
A. Bị cắt giảm tiền lương trái quy định.
B. Chứng kiến bắt cóc con tin.
C. Chứng kiến hành vi hung hãn.
D. Chứng kiến tù nhân vượt ngục.
Câu 145: Theo quy định của pháp luật, công dân có thể thực hiện quyền khiếu nại trong trường hợp
nào sau đây?
A. Nhận tiền bồi thường chưa thỏa đáng.
B. Phát hiện khai thác cát trái phép.
C. Phát hiện nơi tội phạm lẩn trốn.
D. Phát hiện người sử dụng ma túy.

Câu 146: Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về quyền khiếu nại của công dân?
A. Công ty tư nhân có quyền khiếu nại.
B. Công ty tư nhân không có quyền khiếu nại.
C. Người tàn tật có quyền khiếu nại.
D. Người không biết chữ có quyền khiếu nại .
Câu 147: Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về quyền khiếu nại của công dân?
A. Công ty tư nhân có quyền khiếu nại.
B. Cá nhân có quyền khiếu nại.
C. Người tàn tật có quyền khiếu nại.
D. Người không biết chữ không có quyền khiếu nại.
Câu 148: Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về quyền khiếu nại của công dân?
A. Công ty tư nhân có quyền khiếu nại.
B. Người tàn tật có quyền khiếu nại.
C. Công dân không có quyền khiếu nại.
D. Người không biết chữ có quyền khiếu nại.
Câu 149: Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về quyền khiếu nại của công dân?
A. Cá nhân có quyền khiếu nại.
B. Tổ chức chính trị xã hội có quyền khiếu nại.
C. Người tàn tật không có quyền khiếu nại.
D. Người bị xử phạt hành chính có quyền khiếu nại.

Câu 150: Ý kiến nào sau đây là đúng?


A. Người khiếu nại có quyền nhờ luật sư.
B. Người tố cáo không có quyền nhờ luật sư.
C. Người tố cáo dưới 18 tuổi được nhờ luật sư.
D. Người nghèo không được nhờ luật sư.
Câu 151: Ý kiến nào sau đây đúng?
A. Công dân, tổ chức có đều quyền khiếu nại.
B. Chỉ có công dân mới có quyền khiếu nại.
C. Chỉ có tổ chức mới có quyền tố cáo.
D. Công dân, tổ chức không có quyền khiếu nại.
Câu 152: Ý kiến nào sau đây đúng?
A. Công dân, tổ chức không có quyền khiếu nại.
B. Chỉ có công dân mới có quyền khiếu nại.
C. Chỉ có công dân mới có quyền tố cáo.
D. Công dân không có quyền tố cáo.
Câu 153: Ý kiến nào sau đây là đúng?
A. Công dân đủ 18 tuổi mới có quyền tố cáo.
B. Chỉ có công dân mới có quyền khiếu nại.
C. Học sinh không có quyền tố cáo.
D. Tổ chức có quyền khiếu nại.

Câu 154: Nhằm khôi phục quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân bị xâm phạm là
mục đích của
A. tố cáo.
B. đền bù thiệt hại.
C. khiếu nại.
D. chấp hành án.
Câu 155: Khi có căn cứ cho rằng quyết định hành chính, hành vi hành chính xâm phạm đến quyền
và lợi ích hợp pháp của mình thì công dân sử dụng quyền
A. tố cáo.
B. khiếu nại.
C. phản biện.
D. phán quyết.
Câu 156: Công dân sử dụng quyền nào dưới đây để đề nghị thủ trưởng cơ quan xem xét lại quyết
định hành chính khi có căn cứ quyết định đó là trái luật?
A. Quyền tố cáo.
B. Quyền ứng cử.
C. Quyền bầu cử.
D. Quyền khiếu nại.
Câu 157: Công dân được đề nghị cơ quan có thẫm quyền xem xét lại quyết định hành chính xâm
phạm lợi ích hợp pháp của mình bằng quyền
A. khiếu nại.
B. tố cáo.
C. tự do ngôn luận.
D. tham gia quản lí Nhà nước, xã hội.
....................................HẾT....................................

You might also like