Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 14

WHAT: Một quần thể kiến trúc độc đáo; nhà cửa san sát, phố xá tấp nập,

nơi đây diễn ra


đồng thời nhiều hoạt động trong đời sống hàng ngày của người dân đô thị
WHERE:
Phạm vi phố cổ (Theo Quyết định số 63/98/QĐ-UB thành phố Hà Nội về việc ban hành
quy chế quản lý khu phố cổ Hà Nội).

Bao gồm 2 khu vực như sau:

a) Khu vực khu phố cổ trong phạm vi:

- Phía Bắc giáp phố Phan Đình Phùng, phố Hàng Đậu.

- Phía Đông giáp phố Trần Nhật Duật và phố Trần Quang Khải.

- Phía Tây giáp phố Phùng Hưng.

- Phía Nam giáp các phố Hàng Thùng, Cầu Gỗ, Hàng Gai, Hàng Bông.

Diện tích khoảng 82ha, bao gồm 10 phường 79 tuyến phố và 83 ô phố.

b) Khu vực liền kề và hỗ trợ chức năng:

- Khu vực liền kề có diện tích khoảng 7,19ha, ranh giới từ khu phố cổ đến hết thửa đất
lớp ngoài của các tuyến phố đường bao xung quanh khu phố cổ.

Khu vực hỗ trợ chức năng hạ tầng đô thị: bao gồm 02 phường ngoài đê (Phúc Tân,
Chương Dương thuộc quận Hoàn Kiếm).

WHEN:
* Phố cổ thời Lý - Trần (XI - XIV):

Trong các thời kỳ Lý - Trần, nội thành của Thăng Long gồm 61 phường, là nơi nhân dân
ở và buôn bán, phố xá cũng ngày một lập nên nhiều nhưng Thăng Long cũng như các
thành thị phương Đông đều có mối liên hệ mật thiết giữa bộ phận công thương nghiệp và
bộ phận nông nghiệp của những xóm làng nông nghiệp xung quanh. Những nghề thủ
công tập trung nhiều nhất ở khu Đông và Tây thành Thăng Long.
* Phố cổ từ thế kỷ XV – XVIII

Từ thế kỷ XV vùng kinh sử đặt thành phủ Trung Đô gồm 2 huyện Quảng Đức và Vĩnh
Xương, tới năm 1469 đổi thành phủ Phụng Thiên. Khu dân cư 2 huyện Quảng Đức và
Vĩnh Xương chia làm 36 phường, mỗi huyện 18 phường. Quy hoạch của Thăng Long 36
phố phường bắt đầu từ đó.

*Khu phố cổ thời Pháp thuộc

Năm 1802 Nguyễn Ánh chọn Huế làm kinh đô và cho xây dựng thành Thăng Long trong
diện tích 1km; chu vi nhỏ hơn rất nhiều so với Hoàng thành dưới các triều đại trước.
Trong khi Hoàng thành bị xuống cấp và phá hỏng thì kinh thành vẫn tồn tại, thậm chí
buôn bán còn mở rộng hơn. Khu vực sinh sống phát triển về số lượng cũng như nghề
truyền thống bởi lý do những thợ thủ công được thoát khỏi những cản trở của luật pháp
và nhiều mối liên hệ nghề nghiệp với nước ngoài được thiết lập.

*Khu phố cổ Hà Nội từ hòa bình lập lại đến nay (1954 - 2015)

Thời kỳ hòa bình lập lại: Kinh tế được khôi phục, cải tạo công thương nghiệp tư bản tư
doanh, tiếp theo là những kế hoạch mới nhằm xây dựng lại Thành phố và Thủ đô đã bị
tàn phá trong chiến tranh. Tuy nhiên do điều kiện kinh tế đã buộc phải có những thay đổi
liên quan đến việc thu hẹp dự án và khôi phục cục bộ, bao gồm cả việc bảo tồn và tái tạo
những vùng đô thị.

Thời kỳ 1985 đến nay: Kinh tế mở cửa, việc buôn bán ở phố cổ không ngừng phát triển.
Người dân phố cổ có thu nhập ngày càng cao, nhu cầu ăn ở ngày càng đòi hỏi đầy đủ và
hoàn thiện hơn. Nhà ở trong phố cổ Hà Nội được sửa chữa, cải tạo, xây dựng mới đa
dạng hiện đại.

HOW:

Một số phố cổ, các bạn chọn 1 vài cái làm điểm nhấn riêng nhé

Phố Hàng Khay và dãy hàng hoa


 Khay là món đồ gỗ dùng để đặt ấm chén uống trà hay rượu.
 Hàng Khay là một trong những phường nghề của Thăng Long. Tên gọi như thế bởi
vì xưa ở đây chuyên làm và bán đồ gỗ khảm trai, trong đó có mặt hàng khay hoặc
vì tất cả đồ nghề của thợ khảm từ cưa, đục nhỏ, dũa, mảnh trai đã mài, sơn… tất cả
đều để trong khay gỗ.
 Sau khi tư bản Pháp đổ xô về đây xây dựng công sở, hãng buôn, phố Paul Bert đã
trở thành một đường phố sang trọng bậc nhất và “Tây” nhất của Hà Nội trước năm
1945, do dó những cửa hàng khảm trai của người Việt bị dẹp dần hoặc chuyển đi.
Tại đây cuối cùng chỉ còn rất ít người làm và bán đồ chạm khảm, nhưng Hà Nội
đã có thêm một số phố khác chuyên bán và sản xuất các mặt hàng của thợ làng
Chuôn. Tháng 7-1945 khi bác sỹ Trần Văn Lai lên làm thị trưởng, ông đã chia đôi
phố Paul Bert rồi đổi tên là Tràng Tiền và Hàng Khay như ta thấy bây giờ.
 Đặc điểm của phố Hàng Khay là chỉ có nhà bên số lẻ vì bên kia đường là Bờ Hồ,
Tây quy định không được phép xây nhà phía Hồ. Đoạn đường ngắn này một thời
gây ấn tượng là do những quán hoa của các cô gái các làng hoa mạn Tây Hồ ngồi
thành dãy bên kia đường, phía hồ. Trước ở đây còn có một vòi phun nước nhỏ.
 Rồi có thời người ta xây thành dẫy “kiot” bán hoa, nhưng đến nay chẳng còn vết
tích gì ngoài một tầm nhìn cho thấu tới bên bờ Bắc của hồ, khu “36 phố phường”.
Chỉ tiếc cái bồn phun nước tuy nhỏ nhưng đẹp nay không còn nữa.
 Tấm ảnh dãy hàng hoa khiến ta cảm nhận được phần nào cư dân của Hà
Nội hồi đầu thế kỷ XX, cộng đồng người Việt và người Pháp sống chung trên
thành phố này. Trang phục thật đa dạng, những cô thôn nữ các làng hoa ven Hồ
Tây, những chàng trai Việt người còn quấn khăn, kẻ đội mũ phớt hay loại mũ bấc
sau này làm bằng vật liệu cứng cho bộ đội được gọi là mũ “cối”. Đây là loại mũ
lợp vải ka ki rất phổ biến thời thuộc địa. Còn các cô gái người Âu thì diện các loại
váy (robe) và đội những chiếc mũ vải rất thịnh hành đương thời.

Phố Hàng Gai

 Cái tên một thứ sản phẩm không mấy giá trị mặc dù rất thông dụng là sợi gai được
bện làm thừng rồi đan thành võng hay các loại bị... có lẽ là dĩ vãng của một thời xa
xưa, cũng vì thế dân gian còn gọi là “Phố Hàng Thừng”.
 Ngày xưa, phố Hàng Gai chủ yếu bán dây thừng, võng gai. Người ta quen nên gọi
thành tên như bao con phố khác ở nơi này. Thời kì Pháp thuộc, tên phố Hàng Gai
là “rue de Chanvre”. “Chanvre” trong tiếng Pháp có nghĩa là cây gai.
 Hàng Gai nổi tiến với nghề buôn tơ lụa. Có thể nói, đây là con phố đệ nhất tơ lụa
của Hà Nội. Biển hiệu tơ lụa trải khắp con đường. Tơ lụa ở Hàng Gai chủ yếu đến
từ làng lụa Vạn Phúc. Con phố tuy kinh doanh là chính nhưng lại luôn âm thầm
lưu giữ vẻ đẹp nghề tuyền thống của nước ta
 Nằm ở hai phường Đông Hà và Cổ Vũ thuộc Tổng Tiền Túc, huyện Thọ Xương,
đi thẳng từ Hồ Gươm qua Hàng Bông vào khu Cửa Nam của Kinh thành xưa mà
sau này, người Pháp thiết lập một tuyến đường xe điện đi dọc phố này.
 Phố Hàng Gai lại gần ngôi đền thờ việc học (Ngọc Sơn), khiến cho từ lâu phố này
gắn với sách vở, giấy bút cho các nho sinh, các cửa hiệu khắc mộc bản và in sách
nổi tiếng cho các nho gia qua lại mua hoặc đổi sách nát lấy sách mới.
 Vì thế, thời Tây chiếm, Công sứ Bonnal đã chọn một ngôi nhà đẹp ở phố này làm
trụ sở xế gần nhà Tổng đốc và nhiều nhân vật trí thức danh giá khác của Hà Thành
cư ngụ tại đây.
 Giống như Hàng Mã bây giờ, ngày xưa phố Hàng Gai cũng bán đồ chơi trung thu
cho trẻ nhỏ. Đồ chơi chủ yếu là đồ thủ công, không lung linh như bây giờ nhưng
mang cái hồn của người thợ trong đó. Chính Hàng Gai chứ không phải Hàng Mã
là nơi bán các đồ chơi của trẻ con làm bằng giấy, trong đó có “ông tiến sĩ giấy” nổi
tiếng vào dịp Tết Trung Thu.

Phố Hàng Mắm (Rue de la Saumure)

 Phố Hàng Mắm là cửa ngõ từ các vạn chài từ sông Hồng đem các loại mắm vào
qua cửa ô Ưu Nghĩa để vào phố Hàng Bạc và “36 phố phường”. Có lẽ vì đặc trưng
của mắm là vị ngon những hương vị khó chịu nên nó dừng lại thành một phố
chuyên bán loại đặc sản này.
 Đoạn phố ngoài cửa ô xưa kia gọi là Vạn Nước Mắm, sau mới gọi là phố Hàng
Trứng vì ở chỗ này có nhiều cửa hàng buôn bán trứng hơn là buôn bán mắm.
Trứng vịt do thuyền chở từ vùng Ninh Bình, Phát Diệm lên, đóng từng sọt lớn lót
rơm. Danh sĩ Hà thành Phạm Đình Hổ (1768 – 1839) có viết trong sách “Vũ Trung
Tuỳ Bút”: “Vạn Hàng Mắm” tức là bến sông, người làng sống dưới thuyền buôn
mắm.
 Cuối thế kỷ 19 thực dân Pháp phá bỏ cửa ô Mỹ Lộc và bức tường thành cũ, sáp
nhập hai phố làm một và nối thông với “Quai Guillemoto” mà dân ta hồi đó vẫn
gọi là đường Bờ Sông do được xây dọc đê sông Hồng (phố Trần Quang Khải bây
giờ).
 Người Pháp đặt tên phố là Rue de la Saumure, nghĩa là “Phố hàng ướp mặn”, có lẽ
do không muốn nêu rõ hương vị quá đặc biệt của những thứ bày bán ở đây. Ngay
từ năm 1884, bác sĩ Hocquard đã mô tả: “…Trong cửa hàng bán mắm, vịt ướp, cá
khô treo trên trần nhà. Mùi nước mắm, mắm tôm nồng nặc”. Năm 1934 tức nửa
thế kỷ muộn hơn, Bonifaci lại viết: “Phố Hàng Mắm bốc mùi khó chịu, trong nhà
bán tôm, cá khô…”.
 Theo nhà giáo Hoàng Đạo Thúy: sau Đại chiến thứ nhất (1914 – 1918), trên phố
Hàng Mắm hãy còn nhiều cửa hàng bán mắm tôm đặc đựng trong chậu sành, gạt
bằng xương sườn trâu; mắm tôm loãng đựng trong vại; nước mắm đựng trong
những kiệu lớn cao bằng đầu người, chôn xuống đất, đậy nắp, vợi ra thùng gỗ bán
dần; rồi cua rạm muối, v.v.. Bán buôn là chính, mỗi chuyến cất hàng năm bảy tạ
do thương lái mang đi các tỉnh. Những năm 1930, phố có thêm cửa hàng buôn các
đồ hải sản để nấu cỗ như vây cá mập, bóng cá dưa, bóng cá thủ, sá sùng, tôm, mực
khô, v.v.. Hiệu buôn mắm nổi tiếng là của cụ Tú Dâu
 Tên cũ Hàng Mắm được chính thức sử dụng lại từ năm 1945, mặc dù sau đó ở đây
không còn bán mắm mà mặt hàng chủ yếu là bia mộ, tiểu sành, quan quách các
loại bằng đá và đất nung.
 Phố Hàng Mắm gồm nhiều ngôi nhà nhỏ, mặc dù vụ cháy lớn đầu năm 1891 đã
thiêu huỷ toàn bộ nhưng dân đã sửa chữa lại, chỉ một ít nhà làm mới. Trong thời
kỳ chiến sự Pháp-Việt 1946 – 1947 phố cũng không bị thiệt hại mấy, thời chống
Mỹ lại càng không. Cuối thế kỷ 20, chính sự thay đổi hầu như không phanh đã làm
cho không thể giữ được hình ảnh phố cũ nữa.
 Cây cầu Chương Dương được xây đã nhanh chóng làm cho khu vực sát phía bắc
phố Hàng Mắm trở thành một đầu mối giao thông quan trọng của Hà Nội. Nhân
dịp Đại lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long – Hà Nội, con đường Gốm Sứ dọc bờ
đê cũ đã được khánh thành và vinh danh.

Phố Hàng Đồng (Rue du Cuivre)

 Xưa kia có phố Hàng Chén (Rue des Tasses), về sau bị ngắt ra làm 2, đất thôn
Đông Thành (cũ) thành Hàng Bát Sứ; đất thôn Yên Phú (cũ) thành phố Hàng
Đồng. Tên gọi như thế có thể vì dân gốc làng Cầu Nôm kéo ra đây làm nghề bán
đồ đồng.
 Vật dụng bằng đồng như đỉnh hay chân nến cùng các đồ tế tự bằng đồng, chậu
thau, ống nhổ và nhất là nồi đồng, chảo đồng và mâm đồng là những đồ gia dụng
của những gia đình khá giả.
 Các cửa hàng ở phố chỉ bày bán sản phẩm và thu mua đồ đồng cũ (vì thế có nghề
“đồng nát”), còn việc chế tác tại các lò đồng ở nhiều vùng khác nhau. Hình ảnh cô
hàng “đồng nát” đang cùng chủ hiệu lựa các món đồ cũ ngay tại cửa hàng thật sinh
động.
 Vật dụng bằng đồng như đỉnh hay chân nến cùng các đồ tế tự bằng đồng, chậu
thau, ống nhổ và nhất là nồi đồng, chảo đồng và mâm đồng là những đồ gia dụng
của những gia đình khá giả. Các cửa hàng ở phố chỉ bày bán sản phẩm và thu mua
đồ đồng cũ (vì thế có nghề “đồng nát”), còn việc chế tác tại các lò đồng ở nhiều
vùng khác nhau. Hình ảnh cô hàng “đồng nát” đang cùng chủ hiệu lựa các món đồ
cũ ngay tại cửa hàng thật sinh động.
 Giống như nhiều phố cũ khác, phố Hàng Đồng ngày nay năng động và phát triển
đa dạng. Phố không nhiều cửa hàng ăn lớn như ở Hàng Gà, Lãn Ông gần đó,
nhưng có một nhà hàng giò chả Ước Lễ độc đáo, nổi tiếng Hà thành với món bánh
giò hấp. Hiệu phở bò Việt Hoa thuộc hạng đắt khách, muốn ăn thường phải xếp
hàng. Cũng có một quán Café Phố Cổ ở đây.
 Ngày nay dạo phố Hàng Đồng, khách phương xa như được đắm chìm trong không
gian của một phố cổ có nghề từ xưa. Những người thợ trẻ đam mê công việc, có sự
chỉ bảo của các nghệ nhân già với ngón nghề “gia truyền” tinh xảo. Những lá đồng
được “đàn” mỏng tang, dưới bàn tay tài hoa “như có phép tiên” tạo nên những bức
tranh trên đồ đồng với hình ảnh cỏ cây, hoa lá, đất trời, sông núi, cứ theo mũi
“đục” mà hiện dần lên trước sự kinh ngạc, kính phục của khách nước ngoài.

Phố Hàng Nón (Rue des Chepeaux)

 Hàng Nón xưa không dài như bây giờ, chỉ là đoạn giữa Hàng Thiếc và Hàng Điếu
chuyên bán các thức đội truyền thống, khung bằng cật tre lợp những loại lá đã
được phơi khô gọi chung là nón và nếu nhìn kỹ trong ảnh còn thấy bán cả áo tơi.
 Đoạn phố cũ mang tên Hàng Nón vì thời xưa ở đấy vốn có nhiều cửa hàng bán các
loại nón khác nhau, kể cả nón “tu lờ” dành cho sư sãi nhà chùa. Người Pháp sang,
đặt tên phố “Rue des Chapeaux”, dịch nghĩa đen là “Phố Hàng Mũ” (họ không có
từ “nón”).
 Có nhiều loại nón: đàn ông có nón dứa, nón lông, có cái còn gắn chóp bạc, sư sãi
có nón tu lờ... Còn với giới nữ thì chiếc nón còn là một thứ trang phục tạo nên nét
duyên dáng rất đặc trưng cho giới tính.
 Ở chốn thị thành, chiếc nón quai thao rất đặc trưng cũng mất dần. Chỉ còn chiếc
nón hình chóp còn dùng vì công dụng khó thay thế của nó khi phải đi lại ngoài
trời.
 Từ cuối thập niên 1910, trừ những người Hà Nội có tuổi, đàn ông không ai đội nón
nữa, họ đội khăn bịt, che ô; đàn bà sang trọng dùng dù vải. Ngoài đường chỉ thấy
những người lao động nặng nhọc lam lũ còn đội nón lá. Cửa hàng bán nón ở trong
phố thưa dần, về sau sót lại vài ba nhà giữ nghề cũ, nón chỉ còn thấy bán ở trong
các chợ.
 Những chủ hiệu nón ở phố Hàng Nón dần dần chuyển sang bán cả mặt hàng khác.
Có mấy cửa hàng hồi đó kinh doanh các loại guốc sơn dùng cho phụ nữ như Mỹ
Sinh và Mỹ Thịnh; chủ hiệu là người làng Hà Vỹ, một làng có nghề sơn ta cổ
truyền. Họ từ phố Hàng Hòm dọn đến đây, mua guốc gỗ đẽo sẵn rồi sơn mầu để
bán.
 Đã tưởng bị thất truyền thì đến cuối thế kỷ 20 nghề nón lại phục hồi, chủ yếu bán
cho du khách trong các khách sạn. Trên phố Hàng Nón và nhiều phố khác gần đây
cũng thấy xuất hiện tấm biển hiệu to tướng màu hồng đề chữ “Nón Sơn” nhưng
bên trong lại bày toàn mũ mãng; như vậy có lẽ chủ nhân là người miền Nam.

Phố Hàng Thiếc (Rue des Ferblantiers)

 Phố Hàng Thiếc dài 136m, nay thuộc phường Hàng Gai, quận Hoàn Kiếm, Hà
Nội, cách Hồ Gươm hơn 300m về hướng tây-bắc. Đầu phố giáp ngã tư Hàng Bồ –
Bát Đàn và nối tiếp phố Thuốc Bắc; phía nam giáp với phố Hàng Nón.
 Một con phố không dài, kiến trúc cổ điển, dân ta gọi là Hàng Thiếc để nói đến một
loại vật liệu bằng kim loại thời đó là mới mẻ. Thiếc dùng để đúc một số vật dụng
như chân đèn, cây nến, lư hương... những chủ yếu là dùng để hàn ghép các đồ làm
bằng kim loại khác. Vì thế Tây gọi phố này là “phố làm hàng sắt Tây” (Rue des
Freblamtiers) …
 Nghề làm hàng sắt tây có từ trước chiến tranh thế giới thứ 2, khi dân ta bắt đầu
quen với việc dùng đèn dầu hoả. Những thùng đựng dầu là nguyên liệu cho thợ thủ
công phố này. Có những chiếc thùng cứ để nguyên, chỉ đốt ở trong cho hết mùi
dầu hoả, rồi đóng đai bán cho người ta dùng để gánh nước.
 Ở đây người ta sử dụng nhiều phế liệu chủ yếu là các loại thùng đựng dầu hoả để
làm thành các vật dụng như chậu, thùng gánh nước... Đặc biệt là những đồ chơi trẻ
em trong ngày Tết Trung thu hấp dẫn thế hệ trẻ xưa bởi những thiết kế khéo léo
làm cho đồ chơi cử động, ví như con thỏ đánh trống, con bướm vỗ cánh, tàu thuỷ
chạy bấc dầu hỏa...
 Ban đầu dân ở đây đa phần là từ Hoài Đức (Hà Đông) ra lập nghiệp, về sau nó
càng phát triển nên có thêm nhiều nghề khác và sản phẩm ngày càng đa dạng theo
nhu cầu của đời sống luôn thay đổi.
 Sau khi vật liệu sắt tây đã được sử dụng phổ biến thì phố này chuyên sản xuất đủ
loại mặt hàng gia dụng từ tôn, nhôm, inox như khuôn làm kem, bánh, bình tưới,
hòm xiểng, tủ nhỏ… đến đồ chơi cho trẻ em rồi cả các con thuyền nhỏ cho dân
vùng đất bãi sông Hồng.
 Nghề làm gương kính cũng chiếm vị trí quan trọng ở đây. Khi nhu cầu về cửa kính
và tủ bày hàng dùng vật liệu nhẹ làm khung tăng lên thì phố này bận rộn suốt ngày
đêm bởi các công trình lớn nhỏ. Ở số nhà 2 phố Hàng Bông vẫn còn đền thờ ông
tổ nghề tráng gương, mặt hàng quen thuộc của phố Hàng Thiếc trước đây.

Phố Cầu Gỗ

 Phố Cầu Gỗ dài 250m, hiện nay thuộc phường Hàng Bạc, quận Hoàn Kiếm, Hà
Nội, cách Hồ Gươm chừng 70m về hướng bắc. Đầu phía đông nối với phố Hàng
Thùng ở ngã tư Nguyễn Hữu Huân, rồi phố cắt ngang ngã tư Hàng Dầu – Hàng
Bè, đi qua các ngã ba Hồ Hoàn Kiếm, Đinh Liệt và nối với phố Hàng Gai tại ngã
tư Hàng Đào – Lê Thái Tổ, giáp quảng trường Đông Kinh Nghĩa Thục.
 Từ thời Lê sơ tức khoảng thế kỷ 15, phố Cầu Gỗ đã được hình thành trên nền đất
của hai thôn Hương Minh và Nhiễm Thượng, đều thuộc tổng Hữu Túc, huyện Thọ
Xương cũ. Tên phố mộc mạc, giản dị như thế bởi vì xưa kia nơi đây từng có một
cây cầu bằng gỗ bắc qua con lạch nhỏ nối hồ Hoàn Kiếm với hồ Thái Cực. Hồ này
sau gọi là hồ Hàng Đào, đến cuối thế kỷ 19 đã bị thực dân Pháp lấp đi để mở mang
phố xá.Đến thời Pháp thuộc, phố có tên Tây là Rue du Pont-en-Bois (dịch nghĩa
đen “Phố Cầu Gỗ”), lúc đó nhiều ngôi nhà vẫn xây theo kiến trúc cổ chỉ có một
tầng và một gác xép. Tuy nằm hơi khuất sau đoạn phố Đinh Tiên Hoàng chạy ven
bờ bắc Hồ Gươm, nhưng lại kề với chợ Hàng Bè và các phố buôn bán như Hồ
Hoàn Kiếm, Đinh Liệt, Hàng Đào, Hàng Gai nên phố Cầu Gỗ rất nhộn nhịp.
 Từ thời trước, dân nơi đây đã kinh doanh những ngành nghề mà nay người ta gọi
là “dịch vụ” trong đời sống đô thị. Phố Cầu Gỗ từng nổi danh vì chuyên bán sơn
và các loại dầu cung cấp cho thợ làm tranh sơn mài, gắn thùng gỗ, bả hoành phi,
câu đối. Ở đây có một cửa hàng làm mũ mà chủ nhân chính là người đã chế ra cái
khăn xếp che đầu trang nghiêm và tiện lợi thay cho việc búi tó hoặc quấn khăn
theo lối cũ của đàn ông Việt Nam. Ngoài ra, đến đầu thế kỷ 20 phố Cầu Gỗ còn có
thêm một nghề mới và khá đặc biệt: nghề đóng xe tay.
 Không chỉ nổi tiếng với nhiều nghề truyền thống, Cầu Gỗ còn là nơi từng có nhiều
món ngon như: cà phê và phở Giảng, chè bắp Lan Anh… giờ đây chỉ còn lại trong
kí ức của những người có tuổi và quen đất Hà Nội. Ngày nay bạn chỉ cần đi thang
máy lên gác nhà “hàm cá mập” hoặc nhà đối diện đầu phố Lê Thái Tổ thì sẽ có
những chỗ ngồi mát mẻ với góc nhìn rất đẹp trông ra Hồ Gươm. Còn nếu muốn ăn
ngon thi xin rẽ qua phố Đinh Liệt ngay cạnh đó để bước vào dãy phố ẩm thực Gia
Ngư, Tạ Hiện.
 Phố Cầu Gỗ nay đã đổi thay rất nhiều, nét hiện đại hòa lẫn dáng vẻ cổ kính.
Những cửa hàng sang trọng chuyên bán đồ cao cấp như hiệu giày, hiệu sách, hiệu
vàng… xuất hiện làm bừng sáng cả con phố nhỏ. Nhà hàng, khách sạn, quán cà
phê, ngân hàng… mọc lên san sát, khiến cho phố Cầu Gỗ trở thành một điểm đến
hấp dẫn đối với khách trong nước và nước ngoài.
 Phố Cầu Gỗ lúc nào cũng tấp nập, các tuyến xe buýt số 9 và 14 đều chạy qua đây
theo đường một chiều. Tuy không còn lưu giữ những nét ẩm thực truyền thống
nhưng phố vẫn thu hút được rất nhiều khách du lịch và người dân Hà thành đến
thưởng thức những món dân dã như bún chả, bún riêu cua, bún thang… Ấn tượng
nhất về con phố vẫn là hàng xà cừ trăm tuổi xum xuê tươi tốt, vươn cành ra che
mát cả con đường, tạo cho Cầu Gỗ một nét đẹp vừa tân vừa cổ, vừa ồn ào, vừa tĩnh
lặng, thân quen.
 Vị trí tuy khuất nhưng lại kề với những chốn đô hội (hồ Hoàn Kiếm và phố Hàng
Đào), gần Ga xe điện Bờ Hồ... nên nó cũng là một phố của những cư dân làm
nhiều nghề mà nay ta gọi là "dịch vụ" cho đời sống người dân đô thị. Ví như nghề
đóng mới và sửa chữa các loại xe tay, các phòng trọ cho sĩ tử ra kinh thi trú ngụ,
vừa gần phố bán giấy bút là Hàng Gai, lại gần nơi thờ Văn Xương trong đền Ngọc
Sơn phù hộ cho việc học.

Hội Âm Nhạc Tây

Ngày nay, bên Hồ Hoàn Kiếm có một nhà hát thu hút đông đảo khách nước ngoài đến
xem, đó là rạp rối nước mang tên “Thăng Long”. Trước đó là rạp chiếu bóng Hoà Bình,
còn thời trước nữa nó mang tên “Philarmonique”. Đó là tên gọi của một kiến trúc gần kề
đó, đương thời được coi là toà nhà đẹp và gây sôi nổi cho đời sống của đô thị mới hình
thành theo phong cách Tây phương này.

Vào năm 1885, khi Hà Nội đã có một cộng đồng người Âu đông đảo và nhu cầu quảng bá
loại âm nhạc mới mẻ đối với xứ thuộc địa này thì “Société Philarmonique” ra đời và được
tạm dịch là “Hội Âm nhạc Tây” do một chủ cửa hiệu bán thuốc ở đường Paul Bert (nay là
Phố Tràng Tiền đứng ra vận động thành lập.

Trụ sở được xây dựng vào năm 1889 là một toà nhà kiến trúc đẹp, được dùng làm nơi
sinh hoạt của các hội viên và tổ chức biểu diễn các chương trình tạp kỹ thay cho địa điểm
tạm bợ phía trước cổng đền Ngọc Sơn (về sau được sửa sang thành rạp chiếu bóng
Pạthé). Năm 1932 Ban Phước Cương từ Sài Gòn cũng thuê rạp này để giới thiệu nghệ
thuật cải lương với dân Hà Thành.

Đoạn phố ngắn này vốn mang tên “Hàng Cau”, rồi đổi thành “Rue Philarmonique” còn
nay là “Phố Hồ Hoàn Kiếm”, có lẽ đó cũng là phố ngắn nhất của Hà Nội (!?).

Các giá trị khu phố cổ Hà Nội

Về lịch sử:

Lịch sử hình thành và phát triển khu phố cổ Hà Nội gắn liền lịch sử phát triển Thăng
Long - Hà Nội. Khu phố cổ Hà Nội ngày nay vẫn còn mang những dấu ấn không thể phai
mờ của chốn đổ thị phồn hoa “Kinh Kỳ - Kẻ Chợ”. Trong kháng chiến chống Pháp, nơi
đây là trận tuyến cầm cự và bảo vệ Thủ đô trong những ngày đầu toàn quốc kháng chiến.
Khu phố cổ Hà Nội có 22 di tích lịch sử cách mạng.

Về văn hoá:

Nơi sinh ra và nuôi dưỡng các truyền thuyết, ca dao, truyện kể, lễ hội dân gian. Truyền
thống văn hoá và nếp sống thanh lịch của người Hà Nội là một đặc trưng rõ nét của văn
hoá phi vật thể - cùng với văn hoá vật thể: những nhà ở, công trình tôn giáo, di tích lịch
sử... góp phần tạo nên đặc trưng văn hoá của Thăng Long - Hà Nội.

Về kiến trúc - quy hoạch:

Là một tổng thể kiến trúc độc đáo, cùng với hoạt động buôn bán tấp nập đã làm nên cái
duyên với không khí ấm cúng hấp dẫn mọi người của khu vực này.

Về kinh tế , du lịch:

Gần một ngàn năm hình thành và phát triển, khu phố cổ Hà Nội luôn là một khu vực
trung tâm về kinh tế - thương mại, kinh doanh, sản xuất nhất kinh thành. Hiện nay nơi
đây vẫn là trung tâm thương mại quan trọng.

Các ngành nghề thủ công và truyền thống vẫn còn hoạt động. Bên cạnh đó còn xuất hiện
một số nghề mới đáp ứng với nhu cầu của nền kinh tế thị trường hiện nay. Khoảng trên
3.865 cửa hàng Về kinh tế, du lịch: được đăng ký kinh doanh. Số người buôn bán di động
khoảng 1.000 người (bán rong).

Cái đặc thù kinh tế khu phố cổ Hà Nội là đòn bẩy để phát triển kinh tế Thành phố.

Các dự án bảo tồn tôn tạo phố cổ Hà Nội

Những giá trị của khu phố cổ Hà Nội cần được bảo tồn, tôn tạo gìn giữ và phát triển di
sản mãi mãi sau này. Gần một ngàn năm hình thành và phát triển, khu phố cổ Hà Nội
luôn là một khu vực trung tâm về kinh tế - thương mại, kinh doanh, sản xuất nhất kinh
thành. Hiện nay nơi đây vẫn là trung tâm thương mại quan trọng. Các ngành nghề thủ
công và truyền thống vẫn còn hoạt động. Bên cạnh đó còn xuất hiện một số nghề mới đáp
ứng với nhu cầu của nền kinh tế thị trường hiện nay.

You might also like