CÂU 34. ĐBSCL

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 4

LUYỆN THI THPT QUỐC GIA 2024

MÔN: ĐỊA LÍ 12
CHỦ ĐỀ: ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
Câu 1: Khó khăn chủ yếu trong nuôi trồng thủy sản nước ngọt ở Đồng bằng sông Cửu Long hiện nay là
A. lũ lụt kéo dài, bão hoạt động mạnh, thiếu lao động có tay nghề.
B. thiếu nước trong mùa khô, lũ lụt kéo dài, giống năng suất thấp.
C. diện tích mặt nước giảm, hạn hán kéo dài, thiếu cơ sở chế biến.
D. xâm nhập mặn vào mùa khô, thị trường biến động, dịch bệnh.
Câu 2: Khó khăn chủ yếu trong sử dụng hợp lí và cải tạo tự nhiên ở Đồng bằng sông Cửu Long là
A. sông ngòi, kênh rạch chằng chịt, bề mặt đồng bằng bị cắt xẻ lớn.
B. một số loại đất thiếu dinh dưỡng hoặc quá chặt, khó thoát nước.
C. phần lớn diện tích là đất phèn, đất mặn, có một mùa khô sâu sắc.
D. địa hình thấp, lũ kéo dài, có các vùng đất rộng lớn bị ngập sâu.
Câu 3: Khó khăn chủ yếu vào mùa khô ở Đồng bằng sông Cửu Long đối với phát triển kinh tế - xã hội là
A. một số thiên tai xảy ra, diện tích đất phèn và đất mặn mở rộng thêm.
B. mực nước sông bị hạ thấp, mặt nước nuôi trồng thủy sản bị thu hẹp.
C. nước mặn xâm nhập vào đất liền, độ chua và độ mặn của đất tăng.
D. nguy cơ cháy rừng xảy ra, đa dạng sinh học bị đe dọa nghiêm trọng.
Câu 4: Các nhân tố tự nhiên chủ yếu tác động đến chuyển dịch cơ cấu cây trồng hiện nay ở Đồng bằng sông
Cửu Long là
A. sạt lở bờ biển, nước biển dâng, bề mặt sụt lún. B. đất phèn rộng, mùa khô rõ rệt, hạn mặn nhiều.
C. xâm nhập mặn rộng, hạn hán, thiếu nước ngọt. D. lũ thất thường, bờ sông sạt lở, ít phù sa bồi đắp.
Câu 5. Mục đích chủ yếu của việc phát triển công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm ở Đồng bằng
sông Cửu Long là
A. đa dạng hoá cơ cấu nền kinh tế, bảo đảm đầu ra cho các trang trại.
B. phát triển nông nghiệp hàng hoá theo chiều sâu, thu hút đầu tư.
C. hình thành khu công nghiệp, đẩy mạnh quá trình công nghiệp hoá.
D. nâng cao giá trị nông sản, tăng hiệu quả sử dụng các nguồn lực.
Câu 6: Tình trạng hạn hán sâu sắc ở Đồng bằng sông Cửu Long dẫn đến hệ quả là
A. diện tích rừng ngập mặn và vùng sản xuất nông nghiệp bị thu hẹp nhanh.
B. biến đổi khí hậu, tình trạng cháy rừng và diện tích nuôi tôm bị ảnh hưởng.
C. biến đổi khí hậu, gia tăng xâm nhập mặn, thiếu nước sinh hoạt và sản xuất.
D. xâm nhập mặn lấn sâu, sụt lún vùng ngọt, thiếu nước sinh hoạt và sản xuất.
Câu 7. Sản lượng tôm nuôi ở Đồng bằng sông Cửu Long lớn nhất cả nước chủ yếu là do
A. người dân nhiều kinh nghiệm trong nuôi trồng và thời tiết ổn định.
B. kỹ thuật nuôi trồng có nhiều tiến bộ, nhiều vũng vịnh và bãi triều.
C. diện tích mặt nước nuôi lớn, sớm phát triển nông nghiệp hàng hóa.
D. nhiều cánh rừng ngập mặn ven biển, có các ô trũng ngập nước lớn.
Câu 8: Tình trạng hạn hán ở Đồng bằng sông Cửu Long dẫn đến hệ quả là
A. diện tích rừng ngập mặn và vùng sản xuất nông nghiệp bị thu hẹp nhanh.
B. biến đổi khí hậu, tình trạng cháy rừng và diện tích nuôi tôm bị ảnh hưởng.
C. biến đổi khí hậu, gia tăng xâm nhập mặn, thiếu nước sinh hoạt và sản xuất.
D. xâm nhập mặn lấn sâu, sụt lún vùng ngọt, thiếu nước sinh hoạt và sản xuất.
Câu 9: Cây ăn quả ở Đồng bằng sông Cửu Long hiện nay phát triển theo hướng tập trung do tác động chủ yếu
của
A. chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp, phát triển các sản phẩm giá trị.
B. đa dạng hóa sản xuất nông nghiệp, tích cực mở rộng thị trường.
C. sản xuất theo hướng thâm canh, khai thác hiệu quả thế mạnh.
D. ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ, giải quyết việc làm tại chỗ.
Câu 10: Nuôi trồng thủy sản ở Đồng bằng sông Cửu Long hiện nay phát triển theo hướng tập trung do tác
động chủ yếu của
A. chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp, nhu cầu lớn của thị trường.
B. khai thác hiệu quả thế mạnh, tăng cường xuất khẩu hàng hóa.
C. đa dạng hóa cơ cấu kinh tế, phát triển các sản phẩm có giá trị.
D. sản xuất theo hướng thâm canh, ứng phó với biến đổi khí hậu.
Câu 11: Vùng Đồng bằng sông Cửu Long có ngành chăn nuôi gia súc và gia cầm phát triển mạnh chủ yếu do
A. khí hậu cận xích đạo có sự phân hóa sâu sắc, nhiều giống vật nuôi tốt.
B. nguồn thức ăn cho chăn nuôi phong phú, thị trường tiêu thụ rộng lớn.
C. lực lượng lao động dồi dào, có kinh nghiệm trong phát triển chăn nuôi.
D. sử dụng nhiều giống gia súc, gia cầm có giá trị kinh tế cao trong chăn nuôi.
Câu 12: Sản lượng tôm nuôi của Đồng bằng sông Cửu Long tăng mạnh trong thời gian gần đây chủ yếu do
A. phát triển trang trại lớn, áp dụng kĩ thuật mới, mở rộng thị trường.
B. diện tích biển rộng, khí hậu thuận lợi, công nghệ chế biến hiện đại.
C. chuyển đổi cơ cấu kinh tế, nhiều rừng ngập mặn, lao động dồi dào.
D. thích ứng với biến đổi khí hậu, đẩy mạnh chế biến, nhiều cửa sông.
Câu 13: Đồng bằng sông Cửu Long có nghề nuôi trồng thuỷ sản nước ngọt phát triển mạnh nhất nước ta hiện
nay chủ yếu do
A. có bờ biển dài, nhiều ngư trường lớn, lao động có nhiều kinh nghiệm.
B. có diện tích mặt nước lớn, lao động có kinh nghiệm, thức ăn dồi dào.
C. ít chịu ảnh hưởng của thiên tai, mạng lưới sông ngòi chằng chịt.
D. nguồn lợi thuỷ sản phong phú, có mạng lưới sông ngòi chằng chịt.
Câu 14: Phải đặt vấn đề sử dụng hợp lí và cải tạo tự nhiên ở Đồng bằng sông Cửu Long là do
A. đây là vùng trọng điểm số một về lương thực, thực phẩm của nước ta.
B. thiên nhiên rất đa dạng, giàu tiềm năng nhưng cũng không ít khó khăn.
C. vùng có nhiều tiềm năng lớn về tự nhiên để phát triển kinh tế-xã hội.
D. thiên nhiên giàu có nhưng chưa được khai thác đúng mức, gây lãng phí.
Câu 15. Việc mở rộng diện tích nuôi tôm ở Đồng bằng sông Cửu Long cần chú ý tới vấn đề chủ yếu nào sau đây?
A. Tăng cường giống mới, phổ biến kĩ thuật nuôi trồng. B. Bổ sung nguồn lao động, tăng cường cơ sở thức ăn.
C. Bảo vệ rừng ngập mặn, mở rộng thị trường tiêu thụ D. Phát triển công nghiệp chế biến, bổ sung lao động.
Câu 16: Vai trò chủ yếu của rừng ở Đồng bằng sông Cửu Long là
A. cung cấp nguồn lâm sản có nhiều giá trị kinh tế. B. đảm bảo cân bằng sinh thái, phòng chống thiên tai.
C. giúp phát triển mô hình kinh tế nông, lâm kết hợp.D. tạo thêm diện tích, môi trường nuôi trồng thủy sản.
Câu 17: Đàn gia cầm phát triển mạnh ở Đồng bằng sông Cửu Long do có thuận lợi nào sau đây?
A. Nhiều đô thị, dân cư tập trung đông nên nhu cầu lớn.
B. Nhiều vùng trũng ngâp nước, nguồn thức ăn phong phú.
C. Ngành công nghiệp chế biến và thú y phát triển mạnh.
D. Khí hậu ổn định và phụ phẩm lương thực phong phú.
Câu 18: Hậu quả chủ yếu của mùa lũ đến muộn và lưu lượng nước nhỏ ở Đồng bằng sông Cửu Long trong
những năm gần đây là
A. làm suy giảm mực nước ngầm, thu hẹp diện tích rừng ngập mặn.
B. xâm nhập mặn sớm, tình trạng hạn hán vào mùa khô sâu sắc hơn.
C. thiếu nước cho thau chua rửa mặn, tăng chi phí sản xuất vụ mùa.
D. sạt lở đất ven sông nghiêm trọng hơn, thu hẹp diện tích canh tác.
Câu 19: Chuyển đổi cơ cấu kinh tế là định hướng quan trọng ở đồng bằng sông Cửu Long chủ yếu nhằm
A. thúc đẩy phát triển công nghiệp và kinh tế chung.
B. giải quyết việc làm, nâng cao chất lượng nhân lực.
C. tăng trưởng kinh tế, thích ứng với biến đổi khí hậu.
D. khai thác hiệu quả tài nguyên sinh vật và khí hậu.
Câu 20: Ý nghĩa chủ yếu của việc cải tạo đất phèn, đất mặn ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long là
A. tăng hiệu quả sử dụng đất, góp phần tích cực vào việc phát triển kinh tế-xã hội.
B. nâng cao giá trị sản xuất nông nghiệp, giải quyết tốt vấn đề lương thực cả nước.
C. phân bố lại dân cư, xóa đói giảm nghèo và tạo thêm nguồn hàng cho xuất khẩu.
D. tăng sản lượng lương thực, thực phẩm, giải quyết việc làm và phát triển kinh tế.
Câu 21: Nguyên nhân dẫn đến mùa lũ ở Đồng bằng sông Cửu Long ngày càng ngắn là do
A. mùa khô kéo dài, lưu lượng nước sông giảm. B. địa hình thấp, phương thức canh tác lạc hậu.
C. nhiều cửa sông, địa hình thấp và bằng phẳng. D. dải rừng ngập mặn suy giảm, nhiều cửa sông.
Câu 22: Nguyên nhân dẫn đến tình trạng hạn mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long ngày càng gay gắt là
A. địa hình thấp, phương thức canh tác lạc hậu. B. mùa khô kéo dài, lưu lượng nước sông giảm.
C. nhiều sông ngòi, địa hình thấp và bằng phẳng. D. rừng ngập mặn suy giảm, có nhiều cửa sông.
Câu 23. Nguyên nhân chủ yếu phải sử dụng hợp lý và cải tạo tự nhiên đồng bằng sông Cửu Long là
A. vùng có nhiều tiềm năng về tự nhiên để phát triển kinh tế xã hội.
B. là vùng trọng điểm về lương thực thực phẩm của nước ta.
C. thiên nhiên đa dạng, giàu tiềm năng nhưng cũng nhiều khó khăn.
D. diện tích đất phèn, đất mặn và đất hoang hóa ngày càng gia tăng.
Câu 24: Nuôi trồng thủy sản ở Đồng bằng sông Cửu Long hiện nay phát triển theo hướng tập trung do tác động
chủ yếu của
A. chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp, nhu cầu lớn của thịtrường.
B. khai thác hiệu quả thế mạnh, tăng cường xuất khẩu hànghóa.
C. đa dạng hóa cơ cấu kinh tế, phát triển các sản phẩm có giátrị.
D. sản xuất theo hướng thâm canh, ứng phó với biến đổi khíhậu.
Câu 25: Ý nghĩa chủ yếu của việc đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu cây trồng, mùa vụ ở Đồng bằng sông Cửu
Long là
A. tạo ra các sản phẩm, khắc phục tính mùa vụ. B. sống chung với thiên tai, nâng cao năng suất.
C. thích ứng với tự nhiên, đem lại hiệu quả cao. D. thúc đẩy nông nghiệp hàng hoá, tạo thu nhập.
Câu 26: Tình trạng xâm nhập mặn vào mùa khô ở Đồng bằng sông Cửu Long nghiêm trọng hơn trong những
năm gần đây chủ yếu do
A. nhiều cửa sông, vùng trũng rộng lớn, biến đổi khí hậu toàn cầu.
B. địa hình thấp, ba mặt giáp biến, nhu cầu sử dụng nước ngọt tăng.
C. lượng nước mưa giảm nhanh, ba mặt giáp biển, nhiều cửa sông lớn.
D. địa hình thấp, biến đổi khí hậu, sử dụng nước ở trung và thượng lưu.
Câu 27: Giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao năng suất và chất lượng cây ăn quả ở Đồng bằng sông Cửu Long là
A. đẩy mạnh thâm canh, liên kết vùng sản xuất, ứng phó biến đổi khí hậu.
B. mở rộng diện tích đất trồng, đảm bảo nước tưới, thu hút nguồn đầu tư.
C. áp dụng khoa học công nghệ, phát triển chế biến, sử dụng giống mới.
D. quy hoạch vùng sản xuất, mở rộng thị trường, xây dựng thương hiệu.
Câu 28: Đồng bằng sông Cửu Long bị xâm nhập mặn nặng trong mùa khô chủ yếu là do
A. nhiều cửa sông, ba mặt giáp biển, có nhiều vùng trũng rộng lớn.
B. địa hình thấp, ba mặt giáp biển, sông ngòi, kênh rạch chằng chịt.
C. có nhiều vùng trũng rộng lớn, ba mặt giáp biển, địa hình đa dạng.
D. sông ngòi, kênh rạch chằng chịt, ba mặt giáp biển, nhiều cửa sông.
Câu 29: Với vị trí giáp vùng Đông Nam Bộ, trong phát triển kinh tế vùng Đồng bằng sông Cửu Long có thuận
lợi chủ yếu về
A. nguồn lao động có tay nghề cao và nguồn năng lượng.
B. công nghiệp chế biến và thị trường tiêu thụ sản phẩm.
C. nguồn lao động có tay nghề cao, cơ sở vật chất kĩ thuật.
D. nguồn nguyên liệu dồi dào, thị trường tiêu thụ sản phẩm.
Câu 30: Mục đích chủ yếu của việc thay đổi cơ cấu ngành trồng trọt ở Đồng bằng sông Cửu Long là
A. phát huy các thế mạnh, tạo ra nhiều nông sản. B. tăng khối lượng hàng hóa, phục vụ xuất khẩu.
C. sử dụng hiệu quả tự nhiên, phát triển kinh tế. D. cải tạo đất đai, phát huy thế mạnh về tự nhiên.
Câu 31: Cơ sở quan trọng để tăng sản lượng lương thực ở Đồng bằng sông Cửu long là
A. đẩy mạnh thâm canh, tăng vụ và thay đổi cơ cấu mùa vụ.
B. khai hoang, cải tạo diện tích đất phèn, đất mặn ven biển.
C. chuyển đổi mục đích sử dụng đất và phát triển thủy lợi.
D. khai thác đất trồng lúa từ các bãi bồi ven sông, ven biển.
Câu 32: Cây ăn quả ở Đồng bằng sông Cửu Long hiện nay phát triển theo hướng tập trung do tác động chủ yếu của
A. chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp, phát triển các sản phẩm giá trị.
B. đa dạng hóa sản xuất nông nghiệp, tích cực mở rộng thị trường.
C. sản xuất theo hướng thâm canh, khai thác hiệu quả thế mạnh.
D. ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ, giải quyết việc làm tại chỗ.
Câu 33: Việc mở rộng diện tích nuôi tôm ở Đồng bằng sông Cửu Long cần chú ý tới vấn đề chủ yếu nào sau đây?
A. Tăng cường giống mới, phổ biến kĩ thuật nuôi trồng. B. Bổ sung nguồn lao động, tăng cường cơ sở thức ăn.
C. Bảo vệ rừng ngập mặn, mở rộng thị trường tiêu thụ. D. Phát triển công nghiệp chế biến, bổ sung lao động.
Câu 34. Mục đích chủ yếu của việc thay đổi cơ cấu cây trồng ở Đồng bằng sông Cửu Long là
A. tạo ra nhiều nông sản, phát huy các thế mạnh. B. sử dụng hợp lí tự nhiên, tăng hiệu quả kinh tế.
C. tăng khối lượng hàng hóa, phục vụ xuất khẩu. D. cải tạo đất đai, phát huy thế mạnh về tự nhiên.
Câu 35: Giải pháp chủ yếu trong nông nghiệp để ứng phó với biến đổi khí hậu ở đồng bằng sông Cửu Long là
A. phát triển trang trại, đẩy mạnh sản xuất hàng hóa. B. tích cực thâm canh, chủ động sống chung với lũ.
C. chuyển đổi cơ cấu sản xuất, bố trí mùa vụ hợp lý. D. phát triển công tác thủy lợi, chú trọng cải tạo đất.
Câu 36: Việc sử dụng hợp lí và cải tạo tự nhiên ở Đồng bằng sông Cửu Long chủ yếu nhằm mục đích
A. giảm ảnh hưởng nặng nề của các loại thiên tai gia tăng.
B. chống biến đổi khí hậu, tăng diện tích rừng đầu nguồn.
C. phân hóa lãnh thổ sản xuất, thu hút vốn và tạo việc làm.
D. khai thác hiệu quả thế mạnh, nâng cao vị thế của vùng.
Câu 37: Xâm nhập mặn ở đồng bằng sông Cửu Long hiện nay chịu ảnh hưởng trực tiếp của
A. nguồn nước từ thượng nguồn sông Mê Kông và triều cường.
B. sự suy giảm diện tích rừng ngập mặn, rừng tràm trên quy mô lớn.
C. sự gia tăng thiên tai, biến đổi thất thường của thời tiết và khí hậu.
D. ô nhiễm môi trường, cháy rừng, khai thác quá mức tài nguyên.
Câu 38: Hiện tượng xâm nhập mặn hiện nay diễn ra ngày càng trầm trọng ở đồng bằng sông Cửu Long chủ yếu do
A. nước biển dâng, nhiều cửa sông đổ ra biển, không có hệ thống đê ngăn mặn.
B. mùa khô sâu sắc, tác động mạnh của thủy triều, phát triển nuôi trồng thủy sản.
C. địa hình đồng bằng thấp, mạng lưới sông ngòi chằng chịt, mùa lũ đến muộn.
D. biến đổi khí hậu, phát triển thủy điện ở thượng lưu, rừng ngập mặn suy giảm.
Câu 39: Mục đích chủ yếu của việc nuôi trồng thủy sản theo hướng sản xuất hàng hoá ở vùng Đồng bằng sông
Cửu Long nước ta là
A. khai thác các thế mạnh tự nhiên, giải quyết việc làm cho người lao động, tăng thu nhập.
B. chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp, tạo hàng xuất khẩu có giá trị, sử dụng hợp lí tài nguyên.
C. chuyển dịch cơ cấu ngành thuỷ sản, tận dụng diện tích mặt nước, tìm kiếm ngư trường mới.
D. đẩy mạnh sản xuất thâm canh, đáp ứng yêu cầu xuất khẩu, ứng phó với biến đổi khí hậu.
Câu 40: Các khó khăn chủ yếu về tự nhiên tác động đến sản xuất nông nghiệp ở Đồng bằng sông Cửu Long
hiện nay là
A. bờ sông sạt lở, lũ thất thường, ít phù sa bồi đắp. B. mùa khô rõ rệt, đất phèn rộng, hạn mặn nhiều.
C. hạn hán, xâm nhập mặn rộng, thiếu nước ngọt. D. nước biển dâng, sạt lở bờ biển, bề mặt sụt lún.

You might also like