Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 42

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ

BÁO CÁO TỔNG KẾT


ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU

THỰC TRẠNG MUA HÀNG ONLINE CỦA SINH VIÊN

KHOA KHOA HỌC TỰ NHIÊN

Giảng viên hướng dẫn : Thành viên nhóm :

Ths Nguyễn Thị Hồng Dân Nguyễn Trung Hòa – B2203759

An Mỹ Ngân – B2203819
Nguyễn Thị Thảo Sương – B2203833

Cần thơ, tháng 4 năm 2024


LỜI CẢM ƠN

----------

Lời đầu tiên, em xin được gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến cô Nguyễn Thị Hồng Dân.
Trong quá trình học tập và tìm hiểu môn Phương pháp điều tra chọn mẫu, chúng em đã nhận
được rất nhiều sự quan tâm, giúp đỡ, hưóng dẫn tâm huyết và tận tình của cô. Cô đã giúp em tích
lũy thêm nhiều kiến thức về môn học này để có thể hoàn thành được đề tài nghiên cứu “Thực
trạng mua hàng online của sinh viên Khoa KHTN”

Chúng em xin gửi lời cảm ơn tới các anh/chị/bạn đã giúp chúng em hoàn thành phiếu khảo
sát một cách tận tình.

Trong quá trình làm bài chắc chắn khó tránh khỏi những thiếu sót. Do đó, chúng em kính
mong nhận được những lời góp ý của cô để đề tài nghiên cứu của chúng em ngày càng hoàn
thiện hơn.

Chúng em xin chân thành cảm ơn!

2
MỤC LỤC

MỤC LỤC...................................................................................................................................... 3
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT........................................................................................................ 5
PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................................................ 6
A . TỔNG QUAN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU................................................................................. 6
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI ............................................................................................................. 6
II.MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI ........................................................................................................ 7
PHẦN NỘI DUNG ........................................................................................................................ 8
CHƯƠNG 1 ................................................................................................................................... 8
B. CƠ SỞ LÝ THUYẾT ............................................................................................................... 8
CHƯƠNG 2 ................................................................................................................................. 12
TỔNG QUAN VỀ SỐ LIỆU ...................................................................................................... 12
2.1 GIỚI THIỆU VỀ NGUỒN SỐ LIỆU .............................................................................. 12
2.1.1 Giới thiệu về Khoa Khoa học Tự nhiên ....................................................................... 12
2.1.2 Nguồn số liệu ............................................................................................................... 13
2.2 MẪU SỐ LIỆU .................................................................................................................. 13
2.2.1 Kích thước mẫu ............................................................................................................ 13
2.2.2 Mã hóa các biến khảo sát ............................................................................................. 13
2.2.3 Cơ cấu mẫu ................................................................................................................. 17
............................................................................................................................................... 19
CHƯƠNG 3 ................................................................................................................................. 29
KẾT QUẢN PHÂN TÍCH SỐ LIỆU CÁC SỐ LIỆU LIÊN QUAN ẢNH HƯỞNG ĐẾN
VIỆC MUA HÀNG ONLINE .................................................................................................... 29
3.1 CÁC BƯỚC THỰC HÀNH PHÂN TÍCH SỐ LIỆU..................................................... 29
3.2 KIỂM ĐỊNH SỰ ĐỘC LẬP ............................................................................................. 30
3.2.1 Kiểm định sự độc lập giữa giới tính với các ứng dụng mua hàng ............................... 30
3.2.2 Kiểm định sự độc lập giữa giới tính và các trở ngại khi mua hàng online .................. 30
3.2.3 Kiểm định sự độc lập giữa giới tính và lợi ích khi mua hàng ...................................... 31
3.2.5 Kiểm định sự độc lập giữa ngành học và mặt hàng mua sắm ...................................... 33
3.2.6 Kiểm định sự độc lập giữa thu nhập với trung bình thời gian mua sắm ...................... 34

3
3.2.7 Kiểm định sự độc lập giữa thu nhập và trung bình tiền mua mỗi tháng ...................... 34
KẾT LUẬN .................................................................................................................................. 36
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................................................... 37
PHỤ LỤC..................................................................................................................................... 38

4
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

Viết đầy đủ Từ viết tắt

Khoa học Tự nhiên KHTN

Hóa dược HD

Hóa học HH

Sinh học SH

Thống Kê TK

Toán ứng dụng TUD

Vật lý kỹ thuật VLKT

Trung bình TB

5
PHẦN MỞ ĐẦU

A . TỔNG QUAN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU

I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

Công nghệ thông tin đã và đang được con người áp dụng rộng rãi vào hầu hết các lĩnh vực
trên toàn thế giới, trong đó có hoạt động kinh tế toàn cầu. Với tốc độ phát triển vượt bậc trong
những năm qua, Intermet đã trở thành phương tiện phổ biến cho truyền thông, dịch vụ và thương
mại trên toàn cầu. Internet đã làm thay đổi cách mua hàng truyền thống của mọi người. Người
tiêu dùng không còn bị bó buộc về thời gian và địa điểm mà có thể mua các sản phẩm hay dịch
vụ ở bất cứ khi nào và bất cứ ở đâu. Với thế mạnh đó, cùng với sự phát triển Internet nhanh
chóng ở Việt Nam trong thời gian qua và sự ra đời của nhiều doanh nghiệp kinh doanh bán hàng
trực tuyến, người tiêu dùng trong nước có cơ hội tiếp xúc và đang quen dần với việc mua hàng
qua mạng.

Số người sử dụng Internet ở Việt Nam phần lớn ở độ tuổi 15-24, có thể thấy độ tuổi này đa
phần là học sinh, sinh viên. Do đó, nhóm khách hàng mục tiêu của các hình thức thương mại
điện tử, mua sắm trực tuyến trong những năm gần đây là nhóm đối tượng này. Nên đã chọn sinh
viên là đề tài nghiên cứu chính, vì đây là đối tượng tự do về chi tiêu, có trình độ cao, nắm bắt
công nghệ.

Ngoài ra theo báo cáo, tổng doanh thu của thị trường thương mại điện tự (TMĐT) trong quý
III/2023 đạt 63 nghìn tỷ đồng, trong đó làm đẹp của lazada, shopee chiếm gần 12000tỷ đồng,
thiết bị công nghệ hơn 4.000 tỷ,Nhà cửa đời sống hơn 8000 tỷ đồng.......

Thực tế cho thấy mua sắm trực tuyến là một hình thức càng ngày càng trở nên quan trọng
trong thời đại phát triển công nghệ thông tin. Với sự phát triển bùng nổ của thương mại điện tử,
trong quá trình giao dịch, không thể phủ nhận những mặt tích cực và lợi ích của mua sắm trực
tuyến đối với cuộc sống con người. Nó mang lại lợi ích về giá cả hàng hóa, sự tiện lợi cho người
tiêu dùng nhưng cũng nảy sinh không ít bất cập và kéo theo rất nhiều rủi ro cho các bên tham
gia. Chính điều nàycũng ảnh hưởng đến sự phát triển của loại hình kinh doanh trực tuyến này.
Được sự hỗ trợ của sự phát triển vượt bậc của công nghệ truyền thông tại Việt Nam nói chung
cũng như tại các thành phố lớn như thành phố Cần Thơ nói riêng, việc mua sắm trực tuyến ngày

6
càng thu hút được sự quan tâm của người tiêu dùng, trong đó có khá nhiều đối tượng là những
người trẻ, có tầm hiểu biết lớn về mua sắm trưc tuyến và đa phần là sinh viên. Sinh viên chính là
một phân khúc thị trường về mua sắm trực tuyến quan trọng hiện nay.

Khoa KHTN Đại học Cần Thơ thộc thành phố Cần Thơ có hơn 1411 sinh viên. Đây cũng là
lượng khách hàng tiềm năng đối các sản phẩm tiêu dùng trực tuyến. Việc nghiên cứu các yếu tố
ảnh hưởng đến quyết định mua sắm trực tuyến sản phẩm tiêu dùng của sinh viên Khoa Khoa học
Tự nhiên – trường Đại học Cần Thơ.Vì vậy chúng tôi chọn “ Thực trạng mua hàng onl của sinh
viên Khoa KHoa học tự nhiên” làm đề tài nghiên cứu.

II.MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI

- Xác định các yếu tố được quan tâm, những trở ngại thường gặp, cảm nhận về lợi ích khi mua
sắm trực tuyến của sinh viên Khoa Khoa học Tự nhiên – trường Đại học Cần Thơ.

- Xây dựng và kiểm định mô hình các yếu tố ảnh hưởng đến việc mua sắm trực tuyến của sinh
viên Khoa Khoa học Tự nhiên – trường Đại học Cần Thơ.

III. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

- Khảo sát số liệu từ sinh viên Khoa Khoa học Tự nhiên – trường Đại học Cần Thơ bằng phiếu
khảo sát online.

- Phân tích số liệu khảo sát bằng các phương pháp phân tích thống kê bằng phần mềm SPSS.

IV ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU

1 Đối tượng nghiên cứu

Sinh viên theo học tại Khoa Khoa học Tự nhiên – trường Đại học Cần Thơ

2 Phạm vi nghiên cứu

- Khảo sát số liệu thực tế thực về trạng mua hàng online và các yếu tố ảnh hưởng đến việc mua
hàng online của sinh viên khoa Khoa Khoa học Tự nhiên – trường Đại học Cần Thơ.

- Phân tích các yếu tố tác động đến việc mua hàng online của sinh viên Khoa Khoa học Tự nhiên
– trường đại học Cần Thơ.

7
PHẦN NỘI DUNG

CHƯƠNG 1

B. CƠ SỞ LÝ THUYẾT

1. Tổng thể, mẫu và các phương pháp chọn mẫu.


1.1 Tổng thể

Tổng thể là tập hợp các đơn vị (hay phần tử) thuộc hiện tượng nghiên cứu, cần được quan sát,
thu thập và phân tích theo một hoặc một số số đặc trưng nào đó. Các phần tử tạo thành tổng thể
gọi là đơn vị tổng thể. Đơn vị tổng thể là bộ phận nhỏ nhất trong tổng thể thống kê, nơi phát sinh
ra nguồn thông tin ban đầu cần thu thập. Khi xác định tổng thể thống kê, ta không những phải
giới hạn về thực thể, mà còn phải giới hạn về thời gian và không gian nghiên cứu.

1.2 Mẫu

Tổng thể thường rất rộng lớn, chúng ta không có đủ thời gian, công sức tiên bạc, điều kiện ,..., và
đôi khi không cần thiết để quan sát hết các phần từ của tổng thể. Do đó ta chỉ cần chọn ra một số
đơn vị từ tổng thể chung theo một phương pháp lấy mẫu nào đó, từ đó suy đoán về các tham số,
quy luật của tổng thể. Các phần tử được chọn ra để nghiên cứu này được gọi là mẫu. Số lượng
phần tử được chọn ra được gọi là kích thước mẫu, kí hiệu n.

Chẳng hạn, khi cần nghiên cứu chiều cao của một cộng đồng người, ta chọn ngẫu nhiên n người
và đo chiều cao của những người đó, kết quả cho ta một bộ gồm n số liệu ( x1,x2,…,xn ) tương
ứng là chiều cao của họ. Như vậy ( x1,x2,…,xn ) là một mẫu thống kê về chiều cao lấy từ tổng thể
là cộng đồng người cần quan sát. Từ mẫu về chiều cao của n người này ta có thể nghiên cứu
nhiều vấn đề về nhân chủng học hoặc dùng để ước lượng kích thước cho các mẫu hàng hóa cần
dùng như quần áo may sẵn, hoặc các đồ dùng thiết yếu liên quan đến chiều cao của người tiêu
dùng,…

1.3 Các phương pháp chọn mẫu

1.3.1 Chọn mẫu ngẫu nhiên hoàn toàn

Mỗi đơn vị của tổng thể được chọn với sự ngẫu nhiên như nhau, hay nói cách khác là các đơn vị
tổng thể được chọn vào mẫu với cơ hội bằng nhau.

8
Để thực hiện chọn mẫu ngẫu nhiên hoàn toàn, đầu tiên bạn phải chuẩn bị danh sách các đơn vị
của tổng thể cần nghiên cứu, cần thu thập dữ liệu. Danh sách này gọi là khung lấy mẫu hay dân
chọn mẫu. Danh sách các đơn vị trong tổng thể có thể sắp xếp theo một trật tự nào đó. Sau khi có
khung lấy mẫu và có số thứ tự của từng đơn vị, bạn có thể lấy đơn vị mẫu ra bằng nhiều cách
như bốc thăm, quay số hay dùng bảng số ngẫu nhiên...

Nếu số lượng tổng thể ít thì có thể dùng cách bốc thăm, khi số lượng tổng thể nhiều thì ta nên
dùng cách chọn số ngẫu nhiên trên máy vi tính, trong trường hợp quy mô tổng thể quá lớn ta có
thể sử dụng phương pháp lấy mẫu hệ thông.

Ví dụ: Một trường học có 1.000 sinh viên, người nghiên cứu muốn chọn ra 100 sinh viên để
nghiên cứu về tình trạng sức khỏe trong số 1.000 sinh viên. Theo cách chọn mẫu ngẫu nhiên
hoàn toàn thì chỉ cần viết tên 1.000 sinh viên vào trong mẫu giấy nhỏ, sau đó bỏ tất cả vào trong
một cái thùng và rồi rút ngẫu nhiên ra 100 mẫu giấy. Như vậy, mỗi sinh viên có một cơ hội lựa
chọn như nhau và xác suất chọn ngẫu nhiên một sinh viên trên dễ dàng được tính. Ta có quần thể
N = 1000 sinh viên và cỡ mẫu n = 100 sinh viên. Như vậy, sinh viên của trường được chọn trong
cách lấy mẫu ngẫu nhiên sẽ có xác suất là n / (N *100) hay 100 / (1000 * 100) = 10%

1.3.2 Chọn mẫu theo hệ thống

Quy trình thực hiện lấy mẫu hệ thống bao gồm các bước:

Bước 1: Chuẩn bị danh sách chọn mẫu, xếp thứ tự theo một quy ước nào đó, đánh số thứ tự cho
các đơn vị trong danh sách. Tổng số đơn vị trong danh sách là N.

Bước 2: Xác định cỡ mẫu muốn lấy, ví dụ gồm n quan sát.

Bước 3: Chia N đơn vị tổng thể thành n nhóm, mỗi nhóm có k đơn vị, với k được tỉnh theo công
thức k = N/n, k được gọi là khoảng cách chọn mẫu.

Bước 4: Trong k đơn vị đầu tiên ta chọn ngẫu nhiên ra một đơn vị (Bốc thăm hay sử dụng bảng
số ngẫu nhiên hay hàm ngẫu nhiên), đây là đơn vị đầu tiên, các đơn vị tiếp theo được lấy cách
đơn vị này là k, 2k, 3k, ...

Ví dụ: Giả sử ta N = 64, n = 10, khi đó k = 64/10 = 6.4 Lấy k = 6.4 chọn số nguyên ngẫu nhiên
từ 1 đến 6. Nếu số ngẫu nhiên chọn được là 1 thì các đơn vị được lấy ra sẽ là: 1.7 * 0.13 * 0.19,
25, 31, 37, 43, 49, 55, 6 (11 đơn vị).

9
Cả hai cách lấy mẫu ngẫu nhiên hoàn toàn và theo hệ thống đều đòi hỏi cần phải có danh sách
các đơn vị. Trong thực tế, chọn mẫu ngẫu nhiên hay hệ thống chỉ được áp dụng trong một giai
đoạn nào đó hay trong giai đoạn cuối cùng của thủ tục chọn mẫu khác.

1.3.4 Chọn mẫu theo tầng

Chọn mẫu phân tầng sử dụng khi các đơn vị quá khác nhau về tính chất liên quan đến vấn đề cần
nghiên cứu và khảo sát. Theo phương pháp này, tổng thể nghiên cứu được chia thành các tầng
lớp, mục tiêu là để các giá trị của các đối tượng tổng thể ta quan tâm cùng một tầng càng ít khác
nhau càng tốt. Sau đó, các đơn vị mẫu được chọn từ các tầng này theo phương pháp ngẫu nhiên
hoàn toàn hay theo hệ thống.

Chọn mẫu phân tầng có hai vấn đề quan trọng: Phân tầng theo đặc điểm gi và phân bố số lượng
mẫu vào các tầng lớp khác nhau như thế nào?

Số lượng đơn vị mẫu được lấy trong từng tầng, lớp có thể: bằng nhau, theo tỷ lệ của từng tầng,
lớp hay phân bổ tối ưu. Phương pháp thường dùng là phân bổ mẫu theo tỷ lệ.

Giả sử ta cần lấy n đơn vị mẫu từ N đơn vị tổng thể, các đơn vị của tổng thể được phân tầng
thành k lớp: Nếu dùng phân bố mẫu đều thì công thức tỉnh số lượng đơn vị mẫu lấy ra trong từng
lớp sẽ theo tỷ lệ:
𝑛
n1 = n2 = nk = 𝑘

Nếu dùng phân bố mẫu theo tỷ lệ thi công thức tính số lượng đơn vị mẫu lấy ra trong mỗi tầng
𝑛 𝑛1 𝑛 𝑛 𝑛 𝑛
lớp sẽ theo tỉ lệ 𝑁 , tức là = 𝑁2 = ⋯ = 𝑁𝑘 = 𝑁 , cụ thể ở tầng lớp thứ i là 𝑛𝑖 = 𝑁 𝑁𝑖
𝑁1 2 𝑘

Ví dụ: Chúng ta muốn biết chi tiêu cho nước giải khát giữa sinh viên và giảng viên trong khoa
KHTN. Chúng ta cần ấn định trước số mẫu cho mỗi nhóm. Chẳng hạn, số mẫu gồm 50 sinh viên
và 50 giảng viên. Sau đó ta sẽ chọn mẫu theo phương pháp ngẫu nhiên đơn giản từ 2 nhóm độc
lập.

1.3.5 Chọn mẫu chùm

Trong một số trường hợp, để thuận tiện cho việc nghiên cứu, người ta muốn quy điện nghiên cứu
gọn về một khu vực nhất định chứ không để cho các phần tử của mẫu phân tán quá rộng, lúc đó
sẽ tiến hành chọn mẫu theo chùm. Trong phương pháp chọn mẫu này mỗi đơn vị mẫu được chọn

10
ra là một tập hợp các cá thể, gọi là chùm. Theo phương pháp này, trước tiên tổng thể được điều
tra được phân chia thành nhiều chùm theo nguyên tắc:

- Mỗi phần tử của tổng thể chỉ được phân vào một chùm.
- Mỗi chùm cố gắng chứa nhiều phần tử khác nhau về các dấu hiệu nghiên cứu, sao cho nó
có độ phân tán cao như của tổng thể.
- Phân chia các chủm sao cho tương đối đồng đều nhau về qui mô.

Các chúm được chọn ngẫu nhiên và tất cả các phần tử trong chùm đó đều được điều tra.

Ví dụ: Trong đánh giá tiêm chủng mở rộng tại một huyện X. phương pháp chọn mẫu chim được
thực hiện để đánh giá tỷ lệ tiêm chủng đạt được cho trẻ em dưới 10 tuổi. Theo thống kê, huyện X
có 20 xã, phường (mỗi xã, phường là một chùm). Người ta tiến hành chọn ngẫu nhiên 5 xã,
phường để tiên hành điều tra từ đó đánh giá cho cả huyện.

1.3.6 Chọn mẫu nhiều giai đoạn

Phương pháp này thường áp dụng đối với tổng thể chung có quy mô quá lớn và địa bàn nghiên
cứu quá rộng. Việc chọn mẫu phải trãi qua nhiều giai đoạn (nhiều cấp). Trước tiên phân chia tổng
thể chung thành các đơn vị cấp 1, rồi chọn các đơn vị mẫu cấp I. Tiếp đến phân chia mỗi đơn vị
mẫu cấp I thành các đơn vị cấp II, rồi chọn các đơn vị mẫu cấp II... Trong mỗi cấp có thể áp
dụng các cách chọn mẫu ngẫu nhiên đơn giản, chọn mẫu hệ thống, chọn mẫu phân tầng, chọn
mẫu cả khối để chọn ra các đơn vị mẫu.

Ví dụ: Muốn chọn ngẫu nhiên 50 hộ từ một thành phố có 10 khu phố, mỗi khu phố có 50 hộ.
Cách tiến hành như sau : Trước tiên đánh số thứ tự các khu phố từ 1 đến 10, chọn ngẫu nhiên
trong đó 5 khu phố. Đánh số thứ tự các hộ trong từng khu phố được chọn. Chọn ngẫu nhiên ra
10 hộ trong mỗi khu phố ta sẽ có đủ mẫu cần thiết.

11
CHƯƠNG 2

TỔNG QUAN VỀ SỐ LIỆU

2.1 GIỚI THIỆU VỀ NGUỒN SỐ LIỆU

2.1.1 Giới thiệu về Khoa Khoa học Tự nhiên

Khoa Khoa học Tự nhiên (CNS) là đơn vị đào tạo và nghiên cứu khoa học thuộc Trường Đại
Học Cần Thơ (CTU), một trường đại học trọng điểm, đa ngành, đa lĩnh vực của Việt Nam, tọa
lạc tại thành phố Cần Thơ, trung tâm của vùng đồng bằng sông Cửu Long. Khoa có nhiệm vụ
đào tạo đại học, sau đại học, nghiên cứu khoa học và ứng dụng khoa học công nghệ vào thực tiễn
trong các lĩnh vực khoa học tự nhiên. Cụ thể là:

Đào tạo bậc đại học cấp bằng cử nhân các ngành:

• Sinh học

• Hóa học

• Toán ứng dụng

• Vật lý kỹ thuật

• Hóa dược

• Thống kê

Đào tạo bậc sau đại học cấp bằng Thạc sĩ các chuyên ngành:

• Toán Giải tích

• Lý thuyết xác suất và Thống kê toán học

• Vật lý lý thuyết và Vật lý toán

• Hóa lý thuyết và Hóa lý

• Hóa Hữu cơ

• Sinh thái học

Đào tạo bậc tiến sĩ các chuyên ngành:

12
• Vật lý lý thuyết và Vật Lý toán

• Hóa hữu cơ

Ngoài ra khoa còn giảng dạy các học phần khoa học cơ bản (Toán, Lý, Hóa, Sinh) cho các khoa
khác trong trường.

2.1.2 Nguồn số liệu

Số liệu được khảo sát thực tế sinh viên của Khoa Khoa học Tự nhiên – Trường Đại học Cần Thơ
trong học kì II năm 2023-2024.

2.2 MẪU SỐ LIỆU

2.2.1 Kích thước mẫu

Với số lượng sinh viên hiện tại của Khoa Khoa học Tự nhiên ước tính khoản 1411 sinh viên.

Dựa vào chọn mẫu theo Yamane ta có:

1411
𝑛 = 1+1411(0,05)2 = 311,65 ≈ 312

2.2.2 Mã hóa các biến khảo sát

Để thực hiện các phân tích trong phần mềm, số liệu sẽ được mã hóa lại theo câu hỏi trong phiếu
khảo sát . Đvt : phút (p), triệu (tr)

STT Biến Thang đo Kí hiệu

1 Giới tính 1 = Nam Cau1


2 = Nu

1 = Hoa duoc
2 = Hoa hoc
2 Ngành học 3 = Sinh hoc Cau2
4 = Thong ke
5 = Toan ung dung
6 = Vat ly ky thuat

13
2 = Tu 1tr – 3tr
3 Thu nhập 4 = Tu 3tr – 5tr Cau3
6= Tren 5tr

4 Tham gia mua hàng 0 = Khong


Online 1 = Co Cau4

2 = 1 lan – 3 lan
5 TB số lần mua hàng 4 = 3 lan – 5 lan Cau5
trong tháng 6 = 5 lan – 7 lan
8 = Tren 10 lan

25 = Duoi 30p
6 Trung bình thời gian dành cho 45 = 30p – 60p
việc tìm kiếm , tham khảo 65 = 60p – 70p Cau6
và mua sắm online 85 = Tren 70p

1 = Shopee
7 Bạn mua hàng online thông qua 2 = Facebook
ứng dụng 3 = Instagram Cau7
4 = Tiktok shop
5 = Lazada

14
Đánh giá các yếu tố khi
mua hàng online
Giá cả 1 = Rat khong quan tam
Thương hiệu sản phẩm 2 = Khong quan tam
Uy tín của seller/ website 3 = Binh thuong Cau8
8 Nhu cầu đặt cọc
4 = Quan tam
Thanh toán và giao nhận hàng hóa
5 = Rat quan tam
Thiết kế website
Feedback của người mua trước

1 = My pham
2 = Thoi trang
9 Mặt hàng mua sắm 3 = San pham cong nghe Cau9
4 = Dung cu hoc tap
5 = Sach , truyen
6 = Do trang tri
7 = Do gia dung

0.25 = Duoi 0.5tr


10 TB tiền mua sắm 0.75 = Tu 0.5tr – 1tr Cau10
trong 1 tháng 1.25 = Tu 1tr – 1tr5
1.75 = Tren 1tr5

15
Lợi ích của việc mua hàng
11 Online
• Tiết kiệm được thời gian
• Tiết kiệm được chi phí
• Có thể thực hiện mua hàng mọi 1 = Khong dong y
lúc mọi nơi 2 = Binh thuong Cau11

• Dễ dàng so sánh giá cả sản 3 = Dong y

phẩm từ nhiều nguồn cung cấp


khác nhau
• Hàng hóa đa dạng dễ dàng tìm
kiếm

1 = Gia ca
12 Trở ngại khi mua sắm 2 = Chat luong san pham Cau12
online 3 = Dat coc khi mua hang
4 = Lo ngại thong tin ca nhan
5 = Dich vu van chuyen
6 = Thiet ke website

1 = Rat khong hai long


13 Mức độ hài lòng khi 2 = Khong hai long
mua sắm online 3 = Binh thuong Cau13
4 = Hai long
5 = Rat hai long

14 Tiếp tục mua hàng 0 = Khong Cau 14


1 = Co

16
2.2.3 Cơ cấu mẫu

a) Cơ cấu giới tính của sinh viên

Giới tính Tần suất Tỷ lệ ( % )

Nam 74 35.2%

Nữ 136 64.8%

TỔNG 210 100%

Bảng 2.1 Cơ cấu giới tính của sinh viên

35.2%

Nam

64.8% Nu

Hình 2.1 Biểu đồ tròn cơ cấu giới tính

Nhận xét: Quan sát Hình 2.1 ta có thể thấy tỷ lệ của sinh viên nữ lớn hơn tỷ lệ của sinh viên
nam. Sinh viên nữ làm bài khảo sát chiếm 64.8%, còn lại 35.2% là tỷ lệ làm khảo sát của sinh
viên nam. Bên cạnh đó, đây cũng là tỷ lệ tham gia mua hàng online của sinh viên nữ và sinh viên
nam của Khoa KHTN.

17
b) Cơ cấu ngành học của sinh viên

Ngành học Tần suất Tỷ lệ ( %)

HD 33 15.7%

HH 25 11.9%

SH 33 15.7%

TK 49 23.3%

TUD 26 12.4%

VLKT 44 21%

TỔNG 210 100%

Bảng 2.2 Cơ cấu ngành học của sinh viên

60

49
50
44

40
33 33
30 26
25

20

10

0
HD HH SH TK TUD VLKT

Hình 2.2 Biểu đồ cột cơ cấu ngành học

Nhận xét : Trong tổng số liệu khảo sát của sinh viên Khoa KHTN, ta thấy được 4 ngành có tỷ lệ
khảo sát cao nhất ( từ cao đến thấp ) bao gồm: Thống Kê ( 23.3%), Vật lý kỹ thuật ( 21%) và

18
2 ngành có tỷ lệ bằng nhau là Hóa Dược và Sinh học, có cùng tỷ lệ 15.7% . Toán ứng dụng và
Hóa học là 2 ngành có tỷ lệ khảo sát xấp xĩ bằng nhau là 12.4% và 11.4%. Tuy không đồng đều
về số lượng làm khảo sát giữa các ngành, tuy nhiên vẫn có đủ các ngành của Khoa KHTN làm
khảo sát về mua sắm online.

c) Cơ cấu thu nhập của sinh viên

Thu nhập Tần suất Tỷ lệ ( %)

Từ 1tr – 3 tr 122 58.1%

Từ 3tr – 5tr 68 32.4%

Trên 5tr 20 9.5%

TỔNG 210 100%

Bảng 2.3 Cơ cấu thu nhập của sinh viên

140

120

100

80

60

40

20

0
1tr - 3tr 3tr - 5tr >5tr

Hình 2.3 Biểu đồ của thu nhập của sinh viên

Nhận xét: Bảng số liệu khảo sát về thu nhập cho thấy nhóm sinh viên có thu nhập từ 1- 3triệu
đồng chiếm 58.1% ; 32.4% sinh viên có thu nhập từ 3-5 triệu đồng . Còn lại là mức thu nhập trên
5 triệu đồng chiếm 9.5% mỗi biến.

19
d) Thống kê mẫu tỉ lệ sinh viên đã từng tham gia mua hàng online

Đã tham gia mua hàng Chưa tham gia mua hàng


Tổng
online online

Tần suất 210 0 210

Tỉ lệ 100% 0% 100%

Bảng 2.4 Tần suất và tỷ lệ sinh viên tham gia mua hàng onine

Nhận xét: Qua bảng trên cho thấy 100 phần trăm sinh viên làm khảo sát đều đã từng tham gia
mua hàng online.

e) Thống kê mẫu tỉ lệ sinh viên sẽ tiếp tục tham gia mua hàng online

Sẽ tiếp tục tham gia mua Không tiếp tục tham gia mua
Tổng
hàng online hàng online
Tần suất 210 0 210

Tỉ lệ 100% 0% 100%
Bảng 2.5 Tần suất và tỷ lệ sinh viên sẽ tiếp tục mua hàng online

Nhận xét: Qua bảng trên cho thấy 100 phần trăm sinh viên làm khảo sát đều đưa qua quyết định
sẽ tiếp tục tham gia mua hàng online.

f) Thống kê mẫu trung bình số lần mua hàng trong tháng của sinh viên

Từ 1l – 3l Từ 3l – 5l Từ 5l –7l Trên 7l TỔNG

Tần suất 87 89 26 8 210

Tỷ lệ (%) 41.4% 42.4% 12.4% 3.8% 100%

Bảng 2.6 Trung bình số lần mua hàng trong tháng

20
Nhận xét : Phần lớn sinh viên mua hàng online từ 1 đến 3 lần ( 42.4%) và từ 3 đến 5 lần(42.4%)
trong một tháng. Ngoài ra, 2 số lần mua còn lại chiếm tỷ lệ thấp so với tổng tỷ lệ, vì có thể nhu
cầu mua sắm online của sinh viên không quá nhiều.

g) Trung bình thời gian dành cho việc tìm kiếm, tham khảo và mua sắm online

Dưới 30p 30p – 60p 60p – 70p Trên 70p TỔNG

Tần suất 98 78 26 8 210

Tỷ lệ (%) 46.7% 37.1% 12.4% 3.8% 100%

Bảng 2.7 Trung bình thời gian dành cho việc mua sắm online

Nhận xét: Quan sát bảng 2.5 ta thấy được 2 khoảng thời gian được sinh viên lựa chọn nhiều nhất
để dành cho việc tìm kiếm, tham khảo và mua sắm online. Đó chính là “Dưới 30p” (46.7%) và
“30p – 60p” (37.1%), phần lớn sinh viên lựa chọn khoảng thời gian này vì vừa đủ để đưa ra
quyết định khi mua mặt hàng nào đó. Còn lại 2 khoảng thời gian ít được lựa chọn là “60p -120p”
và “Trên 120p” với tỷ lệ lần lượt là 12.4% và 3.8%.

h) Ứng dụng mua hàng online của sinh viên

Ứng dụng Tần suất Tỷ lệ (%)

Shopee 204 97.1%

Lazada 44 21%

Tiktok shop 131 62.4%

21
Facebook 96 45.7%

Instagram 49 23.3%

Bảng 2.8 Ứng dụng mua hàng online của sinh viên

204

131

96

44 49

Shopee Lazada Tiktok shop Facebook Instagram

Hình 2.4 Biểu đồ cột về ứng dụng mua hàng

Nhận xét: Mua hàng trực tuyến rất đa dạng diễn ra trên các sàn thương mại điện tử lớn như:
Shopee, Lazada, Tiki, Sendo... hay trên các MXH, fanpage chuyên bán hàng online thu hút lượng
lớn người theo dõi. Kết quả nghiên cứu cho thấy, sinh viên đã từng mua sắm trực tuyến ở hầu hết
các trang thương mại điện tử là khá phổ biến, đặc biệt có đến hơn 97.1% sinh viên đã mua sắm
trực tuyến ở ứng dụng Shopee . Đứng sau Shopee về mức độ phổ biến là Tiktok shop và
Facebook với tỷ lệ sinh viên mua hàng ở hai ứng dụng này là 62.4% và 45.7%. Lazada và
Instagram là những trang thương mại điện tử ít được sinh viên sử dụng để mua sắm, có thể 2 ứng
dụng này không đáp ứng được những mong muốn khi mua hàng của các bạn sinh viên.

22
i) Trung bình số tiền mua sắm trong 1 tháng của sinh viên

Dưới 0.5tr 0.5tr – 1tr 1tr – 1r5 Trên 1tr5 TỔNG

Tần suất 88 70 28 24 210

Tỷ lệ (%) 41.9% 33.3% 13.3% 11.4% 100%

Bảng 2.9 Trung bình số tiền mua sắm trong 1 tháng

>3tr

1tr- 3tr

500.000-1tr

<500.000

0 20 40 60 80 100

Hình 2.5 Biểu đồ trung bình số tiền mua sắm trong 1 tháng

Nhận xét: Theo như kết quả từ bảng khảo sát, ta thống kê được số liệu về trung bình số tiền mua
sắm trong 1 tháng của sinh viên (Bảng 2.7). Sinh viên Khoa KHTN có tỷ lệ 41.9% và tần suất là
88 bạn có trung bình tiền mua sắm là < 500.000 (VND). Bên cạnh đó, khoảng tiền mua sắm từ
500.000 đến 1.000.000 (VND) được các bạn sinh viên lựa chọn và có tỷ lệ 33.3%, tần suất 70
sinh viên và chênh lệch không nhiều so với khoảng đầu tiên vừa nêu. Cuối cùng là từ 1.000.000
dến 3.000.000 ( VND) và trên 3.000.000 (VND) có tỷ lệ tương đối không cao chỉ chiếm 13.3%
và 11.4% trong tổng cơ cấu .

23
j) Lợi ích của việc mua hàng online

TẦN SUẤT

Không đồng ý Bình thường Đồng ý

Tiết kiệm thời gian 0 112 98

Tiết kiệm chi phí 81 95 34


Mua mọi lúc mọi nơi 18 156 36
Dễ dàng so sánh giá
105 0 105
cả

Hàng hóa đa dạng 6 193 11

Bảng 2.10 Lợi ích của việc mua hàng online

Nhận xét: Lợi thế của mua hàng trực tuyến là người tiêu dùng có thể dễ dàng “So sánh giá cả
của sản phẩm”. Kết quả khảo sát về lựa chọn này có 105 người đồng tình. Bên cạnh đó, người
tiêu dùng có thể “ Tiết kiệm thời gian” cũng là một lợi thế lớn trong mua sắm trực tuyến, được
98 người trả lời đồng ý (Bảng 2.8). Mua sắm trực tuyến còn giúp người tiêu dùng mua “Mọi lúc
mọi nơi” , chỉ với một thiết bị điện tử có kết nối Internet, có 36 sinh viên lựa chọn sự lợi ích này.
Sinh viên có thể mua được món hàng mình cần mà vẫn “Tiết kiệm thời gian”, chi phí cho đi và
về, đây là một trong những tiện lợi được người tiêu dùng đánh giá cao, với 34 sự lựa chọn . Cuối
cùng sự tiện ích “Hàng hóa đa dạng”, giúp người tiêu dùng nói chung và sinh viên nói riêng có
thể thoải mái lựa chọn mặt hàng mình mua sắm một cách thoải mái và không bị hạn chế về mẫu
mà .

24
k) Trở ngại khi mua hàng online

Đặt cọc Lo ngại Dịch vụ vận


Chất Thiết kế
Giá cả khi mua thông tin chuyển & TỔNG
lượng website
hàng cá nhân giao nhận

Tần suất 102 130 38 70 90 24 454

Tỷ lệ (%) 22.5% 28.6% 8.4% 15.4% 19.8% 5.3% 100%

Bảng 2.11 Trở ngại khi mua hàng online

130

102
90

70

38
24

Gia ca Chat luong Dat coc Thong tin ca Vc&gn Thiet ke web
nhan

Hình 2.6 Biểu đồ cột về trở ngại khi mua hàng online

Nhận xét: Mua sắm trực tuyến tuy có nhiều tiện lợi, song nhiều lần cũng gặp phải những vấn đề
không hài lòng. Trong số những sinh viên điền khảo sát , có 130 sinh viên cho rằng chất lượng về
sản phẩm là điều khiến họ cảm thấy bị trở ngại nhiều nhất trong mua sắm trực tuyến . Bên cạnh
đó, 102 sinh viên cho rằng giá cả khiến họ cảm thấy phân vân khi mua hàng online, vì có thể có
nhiều mặt hàng không tốt như giá được niêm yết trên các sàn thương mại . Vận chuyển và giao
nhận có 90 lựa chọn và sợ lộ thông tin cá nhân có 70 lựa chọn, vì có nhiều trường hợp gặp tình
huống hàng bị đổ vỡ hoặc hư hỏng do trong lúc vận chuyển. Có trường hợp thông tin cá nhân
(số điện thoại, địa chỉ, số tài khoản, …) của người mua hàng khi mua sắm online bị kẻ xấu trục
lợi .

25
l) Mức độ quan tâm về các yêu tố khi mua hàng online

Nhu Thanh
Thương Thiết kế
Giá cả Uy tín cầu đặt toán & Fb và rv
hiệu web
cọc giao nhận

Tần
74 82 82 52 88 56 68
suất

Tỷ lệ
14.7% 16.3% 16.3% 10.4% 17.5% 11.2% 13.6%
(%)
Bảng 2.12 Mức độ quan tâm về các yếu tố khi mua hàng online

Nhận xét: Quan sát Bảng 2.10, có 3 yếu tố có mức độ quan tâm nhiều nhất của các bạn sinh viên
(từ cao đến thấp): thanh toán & giao nhận (17.5%), thương hiệu (16.3%) và uy tín (16.3%). Tiếp
đến là yếu tố giá cả có tỷ lệ 14.7% . Bên cạnh đó, có các yếu tố cũng được các bạn quan tâm đến
khi mua sắm online như là nhu cầu đặt cọc, thiết kế website và Feedback & review của khách
hàng.

m) Mức độ hài lòng khi mua sắm online của các sinh viên

Mức độ hài lòng

TỔNG
Không hài lòng Bình thường Hài lòng Rất hài lòng

Tần suất 4 78 106 22 210

Tỷ lệ (%) 1.9% 37.1% 50.5% 10.5% 100%

Bảng 2.13 Mức độ hài lòng của sinh viên

26
10.5% 1.9%

37.1%

Khong hai long


Binh thuong
Hai long
Rat hai long

50.5%

Hình 2.7 Biểu đồ tròn về mức độ hài lòng

Nhận xét: Về mức độ hài lòng khi tham gia mua sắm online của các bạn sinh viên Khoa KHTN,
ta quan sát ở biểu đồ tròn (Hình 2.7). Ở mức độ hài lòng chiếm tỷ lệ cao nhất trong mức độ đánh
giá, có tỷ lệ lên đến 50.5% . Ta nhận thấy hầu như các bạn sinh viên đều cảm thấy hài lòng khi
tham gia mua sắm online. Tuy nhiên vẫn có sinh viên cảm thấy không hài lòng (10.5%), có thể
thấy tùy vào mỗi cảm nhận hoặc từng trải nghiệm của các bạn sinh viên .

n) Mặt hàng mua sắm của sinh viên

Nam Nữ Chung

Mỹ phẩm 56.8% 73.5% 67.6%

Thời trang
35.1% 66.2% 55.2%

Sản phẩm công nghệ 59.5% 25% 37.1%

Dụng cụ học tập 37.8% 50% 45.7%

Đồ gia dụng 32.4% 36.8% 35.2%

Mặt hàng khác 2.9% 2.9% 2.9%

Bảng 2.14 Tần suất về mặt hàng mua sắm của sinh viên

Nhận xét: Kết quả khảo sát đối với sinh viên cho thấy 3 nhóm mặt hàng được sinh viên lựa chọn
mua trực tuyến nhiều nhất theo tỷ lệ từ cao đến thấp bao gồm: mỹ phẩm (67.6%), thời trang

27
(55.2%) và dụng cụ học tập (45.7%). Tiếp đến là các mặt hàng liên quan đến sản phẩm công
nghệ (37.1%) và dụng cụ học tập là (45.7%), các nhóm mặt hàng còn lại tỷ lệ sinh viên mua
hàng không phổ biển. Sinh viên nữ và nam đều mua mặt hàng mỹ phẩm là phổ biến nhất , trong
đó tỷ lệ này ở sinh viên nữ là 73.5% và sinh viên nam là 56.8%. Có một số sự khác biệt trong xu
hướng mua sắm online giữa nam và nữ: nữ lựa chọn mua mặt hàng thời trang và dụng cụ học tập
cao hơn đáng kể so với nam. Sinh viên nam quan tâm và mua sắm sản phẩm công nghệ phổ biến
hơn nhiều so với nữ (59.5% so với 25%).

28
CHƯƠNG 3

KẾT QUẢN PHÂN TÍCH SỐ LIỆU CÁC SỐ LIỆU LIÊN QUAN ẢNH
HƯỞNG ĐẾN VIỆC MUA HÀNG ONLINE

3.1 CÁC BƯỚC THỰC HÀNH PHÂN TÍCH SỐ LIỆU

a) Từ số liệu khảo sát ta thức hiện các bước sau:

i) Mã hóa số liệu nhập vào phần mềm SPSS để tiến hành phân tích.

ii) Thực hiện các phân tích: kiểm định, so sánh, bài toán hồi quy. (tất cả các phương pháp kiểm
định được thực hiện với mức ý nghĩa 5%)

iii) Thực hiện chia dữ liệu thành 2 phần biến độc lập và biến phụ thuộc

iv) Kiểm tra các yếu tố ban đầu: hiện tượng đa cộng tuyến và xác định các biến có ý nghĩa thống
kê.

b) Về tính toán:

i) Dùng phần mềm SPSS để thực hiện các kiểm định, phân tích nhân tố.

29
3.2 KIỂM ĐỊNH SỰ ĐỘC LẬP

3.2.1 Kiểm định sự độc lập giữa giới tính với các ứng dụng mua hàng

Giới tính Shopee Lazada Tiktokshop Facebook Instagram


Nam 74 10 47 26 19
Nữ 130 34 84 70 30

Bảng 3.1 Thống kê tần suất giữa giới tính và các ứng dụng mua hàng

Ứng dụng Linear-by-linear Association


Shopee Sig = 0.067 > 0.05
Lazada Sig = 0.051 > 0.05
Tiktok shop Sig = 0.803 > 0.05
Facebook Sig = 0.024 < 0.05
instagram Sig = 0.609 > 0.05
Bảng 3.2 Kết quả kiểm định sự độc lập giữa giói tính với các ứng dụng mua hàng

Nhận xét: Giữa giới tính và các ứng dụng shopee, lazada, tiktok shop, instagram hoàn toàn độc
lập nhau do có hệ số sig lớn hơn 0.05, riêng với ứng dụng facebook không độc lập với giới tính
nữ sẽ có xu hướng lựa chọn ứng dụng này nhiều hơn nam.

3.2.2 Kiểm định sự độc lập giữa giới tính và các trở ngại khi mua hàng online

Giới tính Giá cả Chất Đặt cọc Lộ thông Giao nhận Thiết kế Website
lượng tin hàng
Nam 34 44 22 24 40 8

Nữ 68 86 16 46 50 18

Bảng 3.3 Thống kê tần suất giữa giới tính và các trở ngại khi mua hàng

30
Các trở ngại Linear-by-linear Association
Giá cả Sig = 0.575 > 0.05
Chất lượng Sig = 0.591 > 0.05
Đặt cọc Sig = 0.001 < 0.05
Lộ thông tin Sig = 0.839 > 0.05
Giao nhận hàng Sig = 0.016 < 0.05
Thiết kế website Sig = 0.266 > 0.05
Bảng 3.4 Kết quả kiểm định sự độc lập giữa giới tính và các trở ngại

Nhận xét: Qua bảng kết quả cho thấy các trở ngại về giá cả, chất lượng, sợ lộ tông tin hay thiết
kế website hoàn toàn độc lập với giới tính do hệ số sig lớn hơn 0.05. Riêng với hai trở ngai về
“đặt cọc” và “giao nhận hàng” là không độc lập với giới tính. Nam có tần suất đồng ý với trở
ngại về đặt cọc nhiều hơn nữ, và với trở ngại về giao nhận hàng thì nữ có tần suất cao hơn nam.

3.2.3 Kiểm định sự độc lập giữa giới tính và lợi ích khi mua hàng

Tiết kiệm thời Tiết kiệm chi Mọi lúc Dễ dàng so Đa dạng
gian phí mọi nơi sánh giá hàng hóa

Nam 36 12 17 40 3

Nữ 62 22 19 65 8

Bảng 3.5 Thống kê tần suất giữa giới tính và các lợi ích khi mua hàng

Lợi ích Linear-by-linear Asscociation

Tiết kiệm thời gian Sig = 0.672 > 0.05

Tiết kiệm chi phí Sig = 0.909 > 0.05

Mọi lúc mọi nơi Sig = 0.034 < 0.05

Dễ dàng so sánh giá Sig = 0.387 > 0.05


Đa dạng hàng hóa Sig = 0.904 >0.05

31
Bảng 3.6 Kết quả kiểm định sự độc lập giữa giới tính và các lợi ích

Nhận xét : Quan sát bảng kết quả, ta thấy các lợi ích bao gồm “tiết kiệm thời gian”, “tiết kiệm
chi phí”, “dễ dàng so sánh giá” và “đa dạng hàng hóa” hoàn toàn độc lập với giới tính do hệ số
sig>0.05. Riêng lợi ích về “mọi lúc mọi nơi” không độc lập với giới tính. Ta có thể thấy, nữ có
tần suất đống ý về lợi ích “mọi lúc mọi nơi” này nhiều hơn nam.

3.2.4 Kiểm định sự độc lập giữa giới tính và mức độ quan tâm đến các yếu tố khi mua hàng

Giao
Giá Thương Đặt cọc Thiết kế Feedback
Giới tính Uy tính nhận
cả hiệu trước web & review
hàng

Nam 24 22 30 18 24 14 18

Nữ 50 60 52 34 64 42 50

Bảng3.9 Thống kê tần suất giữa giới tính và các yếu tố mua hàng.

Các yếu tố mua hàng Linear-by-Linear Association

Giá cả Sig= 0.001< 0.05

Thương hiệu Sig= 0.003< 0.05

Uy tính Sig= 0.002< 0.05

Đặt cọc trước Sig= 0.002< 0.05

Giao nhận hàng Sig= 0.463 >0.05

Thiết kế web Sig= 0.900> 0.05

Feedback & review Sig= 0.002< 0.005

Bảng 3.10 kết quả kiểm định sự độc lập giữa giới tính và các yếu tố mua hàng.

Nhận xét: Quan sát bảng kết quả cho thấy các yếu tố “giao nhận hàng” và “thiết kế web” có số
Sig lơn hơn 0.05 nên hoàng toàn độc lập nhau. Riêng các yếu tố “giá cả”, “thương hiệu”, “uy
tính”, “đặt cọc trước”, “feedback & review “có Sig nhỏ hơn 0.05 là không độc lập nhau. Nữ có
tần suất quan tâm đến các yếu mua hàng nhiều hơn nam.
32
3.2.5 Kiểm định sự độc lập giữa ngành học và mặt hàng mua sắm

Sản phẩm Dụng cụ Đồ gia


Mỹ phẩm Thời trang Khác
công nghệ học tập dụng

Hóa dược 17 18 12 22 12 0

Hóa học 13 13 14 7 10 0

Sinh học 21 16 11 8 6 2

Thống kê 34 31 22 25 22 0

Toán ứng
19 10 7 14 8 0
dụng

Vật lý kỹ
38 28 12 20 16 4
thuật
Bảng 3.7 Thống kê tần suất giữa ngành học và các mặt hàng mua sắm

Mặt hàng mua sắm Linear-by-linear Asscociation

Mỹ phẩm Sig = 0.000 < 0.05

Thời trang Sig = 0.539 > 0.05

Sản phẩm công nghệ Sig = 0.117 > 0.05

Dụng cụ học tập Sig = 0.813 > 0.05

Đồ gia dụng Sig = 0.868 > 0.05

Mặt hàng khác Sig = 0.054 > 0.05

Bảng 3.8 Kết quả kiểm định sự độc lập giữa ngành học và các mặt hàng mua sắm

Nhận xét : Quan sát bảng , ta thấy rằng các mặt hàng mua sắm gồm “thời trang”, “ sản phẩm
công nghệ”, “dụng cụ học tập”, “ đồ gia dụng” và “mặt hàng khác” hoàn toàn độc lập với ngành
học do hệ số sig > 0.05. Ngược lại, về mặt hàng “mỹ phẩm” bị ảnh hưởng bởi ngành học. Cụ thể

33
rằng, sinh viên ngành vật lý kỹ thuật có tần suất mua mặt hàng này nhiều hơn sinh viên các
ngành còn lại.

3.2.6 Kiểm định sự độc lập giữa thu nhập với trung bình thời gian mua sắm
Trung bình thời gian mua sắm
Thu nhập
< 30 phút 30 - 60 phút 60 – 70 phút >70 phút
1 – 3 triệu 66 36 16 4
3 – 5 triệu 32 26 6 4
> 5 triệu 0 16 4 0
Bảng 3.11 Thống kê tần suất giữa thu nhập với trung bình thời gian mua sắm

Linear-by-linear Association
Trung bình thời gian mua sắm
Sig = 0.017 < 0.05
Bảng 3.12 Kết quả kiểm định sự độc lập giữa thu nhập với trung bình thời gian mua sắm

Nhận xét: Từ bảng kết quả trên cho thấy giữa “thu nhập” với “trung bình thời gian mua sắm”
không độc lập nhau. Nói cách khác thu nhập có ảnh hưởng đến trung bình thời gian mua sắm
Người có thu nhập càng cao thì tần suất họ bỏ ra thời gian mua sắm càng nhiều. Người có thu
nhập từ 1 đến 3 triệu có hơn 50 % giành ra dưới 30 phút để mua sắm và khoảng 30 % giành từ
30 đến 60 phút, người có thu nhập từ 3 đến 5 triệu có khoảng 47 % giành ra dưới 30 phút đển
mua sắm và 38% giành từ 30 đến 60 phút để mua sắm cao hơn 8% so với những người có thu
nhập từ 1 đến 3 triệu. Đối với những người có thu nhập trên 5 triệu 80% giành ra từ 30 đến 60
phút để mua sắm cao hơn 42% so với những người có thu nhập từ 3 đến 5 triệu.

3.2.7 Kiểm định sự độc lập giữa thu nhập và trung bình tiền mua mỗi tháng
Trung bình tiền mua sắm mỗi tháng
Thu nhập
Dưới 0.5tr 0.5tr-1tr 1tr-1tr5 Trên 1tr5
1-3 triệu 58 42 12 10
3-5 triệu 22 24 10 12
>5 triệu 8 4 6 2
Bảng 3.13 Thống kê tần suất giữa thu nhập và trung bình tiền mua sắm mỗi tháng

34
Linear-by-Linear Association
Trung bình tiền mua sắm mỗi tháng
Sig = 0.022 < 0.05
Bảng 3.14 Kết quả kiểm định sự độc lập giữa thu nhập và trung bình tiền mua sắm mỗi tháng

Nhận xét: Từ bảng kết quả kiểm định “ thu nhập” và “ trung bình tiền mua hàng mỗi tháng” có
Sig= 0.022<0.05 nên không độc lập nhau. Trung bình sinh viên có thu nhập từ 1 triệu -3 triệu sẽ
thường chi dưới 50000 cho việc chi tiêu mỗi tháng chiếm 47.5%. Sinh viên có thu nhập từ 3
triệu- 5 triệu sẽ chi từ 500000-1000000 để mua sắm chiếm 35,0%, nhưng ngược lại đối với sinh
viên có thu nhập cao trên 5 triệu sẽ chi dưới 500000 để mua sắm là chủ yếu với 40%.

35
KẾT LUẬN

Như vậy, xu hướng mua hàng trực tuyến trên các nền tảng thương mại điện tử rất phổ biến ở sinh
viên Khoa KHTN trong mẫu nghiên cứu và đây cũng là một trong những hoạt động được đánh
giá là quan trọng của sinh viên trên không gian mạng. Sinh viên có xu hướng lựa chọn mua sắm
trên Shopee phổ biến nhất và tỷ lệ mua sắm trực tuyến của sinh viên trên Shopee cao hơn đáng
kể so với các sàn thương mại điện tử khác. Một số lợi ích được đánh giá cao như tiết kiệm được
thời gian, chi phí và có thể mua mọi lúc mọi nơi, những yếu tố được đông đảo sinh viên quan
tâm đến trong quá trình quyết định mua hàng là feedback và review của người mua trước, uy
tín của nguồn bán, thương hiệu và giá cả của sản phẩm.Bên cạnh những lựa chọn phổ biến
chung. Kết quả nghiên cứu gợi mở những giải pháp đối với các sàn thương mai điện tử hiểu hơn
về xu hướng mua sắm trực tuyến của sinh viên khi muốn phát triển khách hàng hướng đích là
sinh viên trong tương lai.

Thông qua kết qua khảo sát cho thấy mua hàng online đã vô cùng phổ biến được tất cả các
bạn sinh viên làm khảo sát biết đến và đã trải nghiệm mua hàng online, hơn 50 phần trăm tổng
số hài lòng về việc mua hàng online và hơn 10 phần trăm tổng số đánh giá rất hài lòng. Mặt
dù trong quá trình mua hàng có gặp phải một vài trở ngại như giá cả, chất lượng..v.v. nhưng
100 phần trăm tổng số khảo sát đều có quyết định sẽ tiếp tục mua hàng online trong tương lai.

36
TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Cục Thương mại điện tử và Công nghệ thông tin (T04/2016). Báo cáo Thương mại điện tử
Việt Nam năm 2015.

2. Dammio – Kiến thức công nghệ và ngôn ngữ (29/03/2017). Việt Nam có hơn 49 triệu người
dùng Internet năm 2016. Nguồn: https://www.dammio.com/2017/03/29/viet-nam-co-hon-49-
trieu-nguoi-dunginternet-nam-2016/

3. Hoàng Quốc Cường (2010). Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng dịch vụ
mua hàng điện tử qua mạng. Luận văn (Thạc sĩ), khoa Quản Trị Kinh Doanh, trường Đại Học
Bách Khoa TP.HCM.

4. Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008). Phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS.
Nhà xuất bản Hồng Đức, TP.HCM.

5. Nguyễn Anh Mai (2007). Các nhân tố quyết định ảnh hưởng đến xu hướng thay đổi thái độ
của người sử dụng Thương mại điện tử ở Việt Nam, Luận văn (Thạc Sĩ), ngành Quản trị kinh
doanh, trường Đại học Kinh Tế TP.HCM.

6. Nguyễn Đình Thọ (2011). Phương pháp nghiên cứu khoa học trong kinh doanh. Nhà xuất bản
Lao động – Xã hội, Hà Nội

7. Businessdictionary.com (Trực tuyến). Accessed 22 November 2016. Địa chỉ:


http://www.businessdictionary.com/definition/online-shopping.html

8. Ajzen I., Fishbein M. (1975). Belief, Attitude, Intention and Behavior: An Introduction to
theory and research, Addition-Wesley, Reading, MS

37
PHỤ LỤC

PHIẾU KHẢO SÁT VỀ THỰC TRẠNG MUA HÀNG ONLINE

Xin chào bạn/Anh(chị)!


Chúng tôi là sinh viên năm 2 ngành Thống Kê của khoa KHTN trường Đại học Cần Thơ. Hiện
tại, chúng tôi đang phân tích về đề tài “Nghiên cứu về thực trạng mua hàng online của sinh viên
khoa KHTN”. Để bài làm trở nên chính xác và rõ ràng hơn, chúng tôi đã tạo ra bài khảo sát dưới
đây và rất mong các bạn/anh(chị) dành chút thời gian để thực hiện khảo sát cùng chúng tôi.
Chúng tôi đảm bảo rằng các thông tin cá nhân thu thập từ khảo sát này sẽ hoàn toàn bảo mật và
chỉ sử dụng cho mục đích nghiên cứu trong học tập không mang tính chất kinh doanh. Tất cả
mọi ý kiến liên quan đến bài khảo sát này luôn luôn được chào đón và trân trọng !!!
Cám ơn bạn/anh(chị) đã dành thời gian làm cuộc khảo sát này ♥.

I . NỘI DUNG KHẢO SÁT

1. Giới tính của bạn/anh(chị):


 Nam
 Nữ
2. Ngành học của bạn/anh(chị):…………………………………………………...
3. Thu nhập hằng tháng của bạn ?
 Từ 1 triệu – 3 triệu
 Từ 3 triệu – 5 triệu
 Trên 5 triệu
4. Bạn đã từng tham gia mua hàng online chưa ?
 Có
 Chưa
Nếu câu trả lời là có mời bạn/anh(chị) trả lời tiếp từ câu 5 đến câu 16.

Nếu câu trả lời là chưa. Xin bạn hãy cho biết lí do vì sao bạn chưa sử dụng hình thức mua hàng
online (có thể chọn nhiều đáp án).

38
 Không muốn trải nghiệm
 Mua hàng tại cửa hàng nhanh hơn, dễ dàng hoặc rẻ hơn
 Sợ lộ thông tin cá nhân
 Hàng hóa dịch vụ không phù hợp
 Chất lượng dịch vụ giao hàng chưa tốt
 Không có thẻ tín dụng, hoặc các loại thẻ thanh toán qua mạng
 Cách thức đặt hàng rắc rối
 Không có đủ thông tin hàng hóa để đưa ra quyết định mua hàng
 Sợ bị lừa đảo
 Khó kiểm định chất lượng hàng hóa
 Sản phẩm kém chất lượng so với quảng cáo
5. Trung bình bạn thường mua sắm online bao nhiêu lần trong 1 tháng ?
 1-3 lần
 3-5 lần
 5-7 lần
 Trên 7 lần
6. Trung bình thời gian dành ra cho việc tìm kiếm, tham khảo và mua sắm sản phẩm tiêu
dùng online của bạn ?
 Dưới 30 phút
 30 phút – 60 phút
 60 phút – 70 phút
 Trên 70 phút
7. Bạn mua hàng online thông qua ứng dụng nào ?( có thể chọn nhiều đáp án)
 Shopee
 Facebook
 Instagram
 Tiktok shop
 Lazada
 Khác……………………………………………………………………...
8. Mức độ quan tâm đến yếu tố khi mua hàng online ?

39
Rất không Không bình
Yếu tố Quan tâm Rất quan tâm
quan tâm quan tâm thường
 Giá cả

 Thương hiệu của sản


phẩm

 Uy tín của người


bán/ website bán
hàng

 Thanh toán và giao


nhận hàng hóa

 Thiết kế của webite

 Feedback của người


mua trước

9. Bạn thường mua hàng tiêu dùng nào trên mạng?( có thể chọn nhiều đáp án)
 Mỹ thẩm
 Thời trang
 Sản phẩm công nghệ
 Dụng cụ học tập
 Sách , truyện
 Đồ trang trí
 Đồ gia dụng
 Hàng hóa dịch vụ khác ( vui lòng nêu rõ ) :..................................................................................

40
10. Trung bình 1 tháng bạn chi bao nhiêu cho việc mua sắm online ?
 Dưới 500.000
 Từ 500.000 – 1.000.000
 Từ 1.000.000 – 1.500.000
 Trên 1.500.000
11. Lợi ích của việc mua hàng online?

Không đồng ý Bình thường Đồng ý


Tiết kiệm được thời gian

Tiết kiệm được chi phí

Có thể thực hiện mua hàng mọi


lúc mọi nơi

Dễ dàng so sánh giá cả sản


phảm từ nhiều nguồn cung cấp
khác nhau

Hàng hóa đa dạng dễ dàng tìm


kiếm

12. Bạn đã gặp trở ngại gì khi mua sắm online?(có thể chọn nhiều đáp án)
 Giá cả (không thấp hơn mua trực tiếp/ không rõ ràng…)
 Sản phẩm kém chất lượng so với quảng cáo
 Đặt cọc khi mua hàng
 Lo ngại thông tin cá nhân bị tiết lộ
 Dịch vụ vận chuyển và giao nhận.
 Website/Ứng dụng di động thiết kế chưa chuyên nghiệp
 Khác………………………………………………………………………………

41
13. Nhìn chung lại bạn có hài lòng khi mua sắm online không?
 Rất hài lòng
 Hài lòng
 Bình thường
 Không hài lòng
 Rất không hài lòng

14. Trong tương lai bạn có tiếp tục mua hàng online không?

 Có
 Không

42

You might also like