Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 86

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ

BÁO CÁO TỔNG KẾT


ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU

THỰC TRẠNG MUA HÀNG ONLINE CỦA SINH VIÊN

KHOA KHOA HỌC TỰ NHIÊN

Cần thơ, tháng 4 năm 2024


DANH SÁCH SINH VIÊN THAM GIA

Nguyễn Trung Hòa – B2203759

An Mỹ Ngân – B2203819

Nguyễn Thị Thảo Sương – B2203833

2
LỜI CẢM ƠN

----------

Lời đầu tiên, em xin được gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến cô Nguyễn Thị Hồng Dân.
Trong quá trình học tập và tìm hiểu môn Phương pháp điều tra chọn mẫu, chúng em đã nhận
được rất nhiều sự quan tâm, giúp đỡ, hưỡng dẫn tâm huyết và tận tình của cô. Cô đã giúp em tích
lũy thêm nhiều kiến thức về môn học này để có thể hoàn thành được đề tài nghiên cứu “Thực
trạng mua hàng online của sinh viên Khoa KHTN”

Chúng em xin gửi lời cảm ơn tới các anh/chị/bạn đã giúp chúng em hoàn thành phiếu khảo
sát một cách tận tình.

Trong quá trình làm bài chắc chắn khó tránh khỏi những thiếu sót. Do đó, chúng em kính
mong nhận được những lời góp ý của cô để đề tài nghiên cứu của chúng em ngày càng hoàn
thiện hơn.

Chúng em xin chân thành cảm ơn!

3
MỤC LỤC

MỤC LỤC......................................................................................................................................4
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT........................................................................................................6
PHẦN MỞ ĐẦU............................................................................................................................7
A . TỔNG QUAN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU.................................................................................7
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI..............................................................................................................7
II.MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI.........................................................................................................8
PHẦN NỘI DUNG.........................................................................................................................9
CHƯƠNG 1....................................................................................................................................9
B. CƠ SỞ LÝ THUYẾT................................................................................................................9
CHƯƠNG 2..................................................................................................................................13
TỔNG QUAN VỀ SỐ LIỆU.......................................................................................................13
2.1 GIỚI THIỆU NGUỒN SỐ LIỆU.....................................................................................13
2.1.1 Giới thiệu về Khoa Khoa học Tự nhiên........................................................................13
2.1.2 Nguồn số liệu................................................................................................................14
2.2 MẪU SỐ LIỆU ..................................................................................................................14
2.2.1 Kích thước mẫu.............................................................................................................14
2.2.2 Mã hóa các biến khảo sát..............................................................................................14
2.2.3 Cơ cấu mẫu...................................................................................................................17
Bảng 2.1 Cơ cấu ngành học...................................................................................................18
CHƯƠNG 3..................................................................................................................................29
KẾT QUẢN PHÂN TÍCH SỐ LIỆU CÁC SỐ LIỆU LIÊN QUAN ẢNH HƯỞNG ĐẾN
VIỆC MUA HÀNG ONLINE.....................................................................................................29
3.1 CÁC BƯỚC THỰC HÀNH PHÂN TÍCH SỐ LIỆU.....................................................29
3.2 PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIÊC MUA HÀNG.......................30
3.2.1 Kiểm định sự độc lập giữa giới tính với ứng dụng mua hàng online...........................30
3.2.2 Kiểm định sự độc lập giữa giới tính và trung bình số lần mua hàng online trong tháng
...............................................................................................................................................31
3.2.3 Kiểm định sự độc lập giữa giới tính và yếu tố quyết định mua hàng online................32
3.2.4 Kiểm định sự độc lập giữa giới tính và mặt hàng mua sắm online..............................33
3.3.5 Kiểm định độc lập giữa giới tính và trung bình tiền mua sắm online trong tháng.......34

4
3.3.6 Kiểm định độc lập giữa giới tính và hình thức thanh toán...........................................35
3.3.7. Kiểm định độc lập giữa giới tính và trung bình thời gian mua sắm online.................36
3.3.8 Kiểm định sự độc lập giữa giới tính và trở ngại...........................................................37
3.3.9 Kiểm định sự độc lập giữa biến ngành học và trung bình số lần mua hàng online trong
tháng......................................................................................................................................38
3.3.10 Kiểm định độc lập giữa ngành học và và ứng dụng mua hàng...................................39
3.3.11 Kiểm định độc lập giữa ngành học và các yếu tố quyết định mua hàng.....................41
3.3.12 Kiểm định độc lập giữa ngành học và mặt hàng mua sắm.........................................43
3.3.13 Kiểm định độc lập giữa ngành học và trung bình tiền mua sắm online hằng tháng...45
3.3.15 Kiểm định độc lập giữa ngành học và trung bình thời gian mua sắm........................47
3.3.16 Kiểm định độc lập giữa ngành học và các trở ngại khi muua hàng............................49
3.3.17 Kiểm định độc lập giữa biến thu nhập và số lần mua trung bình trong tháng............50
3.3.18 Kiểm định định độc lập giữa thu nhập và ứng dụng...................................................51
3.3.19 Kiểm định độc lập giữa thu nhập và các yếu tố quyết định mua hàng......................53
3.3.20 Kiểm định độc lập giữa thu nhập và mặt hàng mua săm............................................55
3.3.21 Kiểm định độc lập giữa thu nhập và trung bình tiền mua...........................................56
3.3.22 Kiểm định độc lập giữa thu nhập và hình thức thanh toán.........................................57
3.3.23 Kiểm định độc lập giữa thu nhập và trung bình thời gian mua..................................57
3.3.24 Kiểm định độc lập giữa thu nhập và trở ngại..............................................................59
3.3 PHÂN TÍCH HỒI QUY .......................................................................................................60
3.3.1Chọn biến.......................................................................................................................60
3.3.2Hồi quy tuyến tính đơn..................................................................................................61
3.3.3 Hồi quy tuyến tính bội..................................................................................................77
KẾT LUẬN..................................................................................................................................81
TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................................82
PHỤ LỤC.....................................................................................................................................84

5
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

Viết đầy đủ Từ viết tắt

Khoa học Tự nhiên KHTN


Hóa dược HD
Hóa học HH
Sinh học SH
Thống Kê TK
Toán ứng dụng TUD
Vật lý kỹ thuật VLKT
Trung bình TB

6
PHẦN MỞ ĐẦU

A . TỔNG QUAN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU

I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

Công nghệ thông tin đã và đang được con người áp dụng rộng rãi vào hầu hết các lĩnh vực
trên toàn thế giới, trong đó có hoạt động kinh tế toàn cầu. Với tốc độ phát triển vượt bậc trong
những năm qua, Intermet đã trở thành phương tiện phổ biến cho truyền thông, dịch vụ và thương
mại trên toàn cầu. Internet đã làm thay đổi cách mua hàng truyền thống của mọi người. Người
tiêu dùng không còn bị bó buộc về thời gian và địa điểm mà có thể mua các sản phẩm hay dịch
vụ ở bất cứ khi nào và bất cứ ở đâu. Với thế mạnh đó, cùng với sự phát triển Internet nhanh
chóng ở Việt Nam trong thời gian qua và sự ra đời của nhiều doanh nghiệp kinh doanh bán hàng
trực tuyến, người tiêu dùng trong nước có cơ hội tiếp xúc và đang quen dần với việc mua hàng
qua mạng.

Số người sử dụng Internet ở Việt Nam phần lớn ở độ tuổi 15-24, có thể thấy độ tuổi này đa
phần là học sinh, sinh viên. Do đó, nhóm khách hàng mục tiêu của các hình thức thương mại
điện tử, mua sắm trực tuyến trong những năm gần đây là nhóm đối tượng này. Nên đã chọn sinh
viên là đề tài nghiên cứu chính, vì đây là đối tượng tự do về chi tiêu, có trình độ cao, nắm bắt
công nghệ.

Ngoài ra theo báo cáo, tổng doanh thu của thị trường thương mại điện tự (TMĐT) trong quý
III/2023 đạt 63 nghìn tỷ đồng, trong đó làm đẹp của lazada, shopee chiếm gần 12000tỷ đồng,
thiết bị công nghệ hơn 4.000 tỷ,Nhà cửa đời sống hơn 8000 tỷ đồng.......

Thực tế cho thấy mua sắm trực tuyến là một hình thức càng ngày càng trở nên quan trọng
trong thời đại phát triển công nghệ thông tin. Với sự phát triển bùng nổ của thương mại điện tử,
trong quá trình giao dịch, không thể phủ nhận những mặt tích cực và lợi ích của mua sắm trực
tuyến đối với cuộc sống con người. Nó mang lại lợi ích về giá cả hàng hóa, sự tiện lợi cho người
tiêu dùng nhưng cũng nảy sinh không ít bất cập và kéo theo rất nhiều rủi ro cho các bên tham
gia. Chính điều nàycũng ảnh hưởng đến sự phát triển của loại hình kinh doanh trực tuyến này.
Được sự hỗ trợ của sự phát triển vượt bậc của công nghệ truyền thông tại Việt Nam nói chung

7
cũng như tại các thành phố lớn như thành phố Cần Thơ nói riêng, việc mua sắm trực tuyến ngày
càng thu hút được sự quan tâm của người tiêu dùng, trong đó có khá nhiều đối tượng là những
người trẻ, có tầm hiểu biết lớn về mua sắm trưc tuyến và đa phần là sinh viên. Sinh viên chính là
một phân khúc thị trường về mua sắm trực tuyến quan trọng hiện nay.

Khoa KHTN Đại học Cần Thơ thộc thành phố Cần Thơ có hơn 1411 sinh viên. Đây cũng là
lượng khách hàng tiềm năng đối các sản phẩm tiêu dùng trực tuyến. Việc nghiên cứu các yếu tố
ảnh hưởng đến quyết định mua sắm trực tuyến sản phẩm tiêu dùng của sinh viên Khoa Khoa học
Tự nhiên – trường Đại học Cần Thơ.Vì vậy chúng tôi chọn “ Thực trạng mua hàng onl của sinh
viên Khoa KHoa học tự nhiên” làm đề tài nghiên cứu.

II.MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI

- Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến việc mua sắm trực tuyến của sinh viên Khoa Khoa học Tự
nhiên – trường Đại học Cần Thơ.

- Xây dựng và kiểm định mô hình các yếu tố ảnh hưởng đến việc mua sắm trực tuyến của sinh
viên Khoa Khoa học Tự nhiên – trường Đại học Cần Thơ.

III. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

- Khảo sát số liệu từ sinh viên Khoa Khoa học Tự nhiên – trường Đại học Cần Thơ bằng phiếu
khảo sát online.

- Phân tích số liệu khảo sát bằng các phương pháp phân tích thống kê bằng phần mềm SPSS.

IV ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU

1 Đối tượng nghiên cứu

Sinh viên theo học tại Khoa Khoa học Tự nhiên – trường Đại học Cần Thơ

2 Phạm vi nghiên cứu

- Khảo sát số liệu thực tế về các yếu tố ảnh hưởng đến việc mua hàng online của sinh viên khoa
Khoa Khoa học Tự nhiên – trường Đại học Cần Thơ.

- Đánh giá các yếu tố ảnh hưởng.

8
- Phân tích các yếu tố tác động đến việc mua hàng online của sinh viên Khoa Khoa học Tự nhiên
– trường đại học Cần Thơ.

PHẦN NỘI DUNG

CHƯƠNG 1

B. CƠ SỞ LÝ THUYẾT

1. Tổng thể, mẫu và các phương pháp chọn mẫu.


1.1 Tổng thể

Tổng thể là tập hợp các đơn vị (hay phần tử) thuộc hiện tượng nghiên cứu, cần được quan sát,
thu thập và phân tích theo một hoặc một số số đặc trưng nào đó. Các phần tử tạo thành tổng thể
gọi là đơn vị tổng thể. Đơn vị tổng thể là bộ phận nhỏ nhất trong tổng thể thống kê, nơi phát sinh
ra nguồn thông tin ban đầu cần thu thập. Khi xác định tổng thể thống kê, ta không những phải
giới hạn về thực thể, mà còn phải giới hạn về thời gian và không gian nghiên cứu.

1.2 Mẫu

Tổng thể thường rất rộng lớn, chúng ta không có đủ thời gian, công sức tiên bạc, điều kiện ,..., và
đôi khi không cần thiết để quan sát hết các phần từ của tổng thể. Do đó ta chỉ cần chọn ra một số
đơn vị từ tổng thể chung theo một phương pháp lấy mẫu nào đó, từ đó suy đoán về các tham số,
quy luật của tổng thể. Các phần tử được chọn ra để nghiên cứu này được gọi là mẫu. Số lượng
phần tử được chọn ra được gọi là kích thước mẫu, kí hiệu n.

Chẳng hạn, khi cần nghiên cứu chiều cao của một cộng đồng người, ta chọn ngẫu nhiên n người
và đo chiều cao của những người đó, kết quả cho ta một bộ gồm n số liệu ( x 1,x2,…,xn ) tương
ứng là chiều cao của họ. Như vậy ( x 1,x2,…,xn ) là một mẫu thống kê về chiều cao lấy từ tổng thể
là cộng đồng người cần quan sát. Từ mẫu về chiều cao của n người này ta có thể nghiên cứu
nhiều vấn đề về nhân chủng học hoặc dùng để ước lượng kích thước cho các mẫu hàng hóa cần
dùng như quần áo may sẵn, hoặc các đồ dùng thiết yếu liên quan đến chiều cao của người tiêu
dùng,…

1.3 Các phương pháp chọn mẫu

9
1.3.1 Chọn mẫu ngẫu nhiên hoàn toàn

Mỗi đơn vị của tổng thể được chọn với sự ngẫu nhiên như nhau, hay nói cách khác là các đơn vị
tổng thể được chọn vào mẫu với cơ hội bằng nhau.

Để thực hiện chọn mẫu ngẫu nhiên hoàn toàn, đầu tiên bạn phải chuẩn bị danh sách các đơn vị
của tổng thể cần nghiên cứu, cần thu thập dữ liệu. Danh sách này gọi là khung lấy mẫu hay dân
chọn mẫu. Danh sách các đơn vị trong tổng thể có thể sắp xếp theo một trật tự nào đó. Sau khi có
khung lấy mẫu và có số thứ tự của từng đơn vị, bạn có thể lấy đơn vị mẫu ra bằng nhiều cách
như bốc thăm, quay số hay dùng bảng số ngẫu nhiên...

Nếu số lượng tổng thể ít thì có thể dùng cách bốc thăm, khi số lượng tổng thể nhiều thì ta nên
dùng cách chọn số ngẫu nhiên trên máy vi tính, trong trường hợp quy mô tổng thể quá lớn ta có
thể sử dụng phương pháp lấy mẫu hệ thông.

Ví dụ: Một trường học có 1.000 sinh viên, người nghiên cứu muốn chọn ra 100 sinh viên để
nghiên cứu về tình trạng sức khỏe trong số 1.000 sinh viên. Theo cách chọn mẫu ngẫu nhiên
hoàn toàn thì chỉ cần viết tên 1.000 sinh viên vào trong mẫu giấy nhỏ, sau đó bỏ tất cả vào trong
một cái thùng và rồi rút ngẫu nhiên ra 100 mẫu giấy. Như vậy, mỗi sinh viên có một cơ hội lựa
chọn như nhau và xác suất chọn ngẫu nhiên một sinh viên trên dễ dàng được tính. Ta có quần thể
N = 1000 sinh viên và cỡ mẫu n = 100 sinh viên. Như vậy, sinh viên của trường được chọn trong
cách lấy mẫu ngẫu nhiên sẽ có xác suất là n / (N *100) hay 100 / (1000 * 100) = 10%

1.3.2 Chọn mẫu theo hệ thống

Quy trình thực hiện lấy mẫu hệ thống bao gồm các bước:

Bước 1: Chuẩn bị danh sách chọn mẫu, xếp thứ tự theo một quy ước nào đó, đánh số thứ tự cho
các đơn vị trong danh sách. Tổng số đơn vị trong danh sách là N.

Bước 2: Xác định cỡ mẫu muốn lấy, ví dụ gồm n quan sát.

Bước 3: Chia N đơn vị tổng thể thành n nhóm, mỗi nhóm có k đơn vị, với k được tỉnh theo công
thức k = N/n, k được gọi là khoảng cách chọn mẫu.

10
Bước 4: Trong k đơn vị đầu tiên ta chọn ngẫu nhiên ra một đơn vị (Bốc thăm hay sử dụng bảng
số ngẫu nhiên hay hàm ngẫu nhiên), đây là đơn vị đầu tiên, các đơn vị tiếp theo được lấy cách
đơn vị này là k, 2k, 3k, ...

Ví dụ: Giả sử ta N = 64, n = 10, khi đó k = 64/10 = 6.4 Lấy k = 6.4 chọn số nguyên ngẫu nhiên
từ 1 đến 6. Nếu số ngẫu nhiên chọn được là 1 thì các đơn vị được lấy ra sẽ là: 1.7 * 0.13 * 0.19,
25, 31, 37, 43, 49, 55, 6 (11 đơn vị).

Cả hai cách lấy mẫu ngẫu nhiên hoàn toàn và theo hệ thống đều đòi hỏi cần phải có danh sách
các đơn vị. Trong thực tế, chọn mẫu ngẫu nhiên hay hệ thống chỉ được áp dụng trong một giai
đoạn nào đó hay trong giai đoạn cuối cùng của thủ tục chọn mẫu khác.

1.3.4 Chọn mẫu theo tầng

Chọn mẫu phân tầng sử dụng khi các đơn vị quá khác nhau về tính chất liên quan đến vấn đề cần
nghiên cứu và khảo sát. Theo phương pháp này, tổng thể nghiên cứu được chia thành các tầng
lớp, mục tiêu là để các giá trị của các đối tượng tổng thể ta quan tâm cùng một tầng càng ít khác
nhau càng tốt. Sau đó, các đơn vị mẫu được chọn từ các tầng này theo phương pháp ngẫu nhiên
hoàn toàn hay theo hệ thống.

Chọn mẫu phân tầng có hai vấn đề quan trọng: Phân tầng theo đặc điểm gi và phân bố số lượng
mẫu vào các tầng lớp khác nhau như thế nào?

Số lượng đơn vị mẫu được lấy trong từng tầng, lớp có thể: bằng nhau, theo tỷ lệ của từng tầng,
lớp hay phân bổ tối ưu. Phương pháp thường dùng là phân bổ mẫu theo tỷ lệ.

Giả sử ta cần lấy n đơn vị mẫu từ N đơn vị tổng thể, các đơn vị của tổng thể được phân tầng
thành k lớp: Nếu dùng phân bố mẫu đều thì công thức tỉnh số lượng đơn vị mẫu lấy ra trong từng
lớp sẽ theo tỷ lệ:

n
n1 = n2 = nk =
k

Nếu dùng phân bố mẫu theo tỷ lệ thi công thức tính số lượng đơn vị mẫu lấy ra trong mỗi tầng
n n1 n2 nk n n
lớp sẽ theo tỉ lệ , tức là = =⋯ = = , cụ thể ở tầng lớp thứ i là ni = N i
N N 1 N2 Nk N N

11
Ví dụ: Chúng ta muốn biết chi tiêu cho nước giải khát giữa sinh viên và giảng viên trong khoa
KHTN. Chúng ta cần ấn định trước số mẫu cho mỗi nhóm. Chẳng hạn, số mẫu gồm 50 sinh viên
và 50 giảng viên. Sau đó ta sẽ chọn mẫu theo phương pháp ngẫu nhiên đơn giản từ 2 nhóm độc
lập.

1.3.5 Chọn mẫu chùm

Trong một số trường hợp, để thuận tiện cho việc nghiên cứu, người ta muốn quy điện nghiên cứu
gọn về một khu vực nhất định chứ không để cho các phần tử của mẫu phân tán quá rộng, lúc đó
sẽ tiến hành chọn mẫu theo chùm. Trong phương pháp chọn mẫu này mỗi đơn vị mẫu được chọn
ra là một tập hợp các cá thể, gọi là chùm. Theo phương pháp này, trước tiên tổng thể được điều
tra được phân chia thành nhiều chùm theo nguyên tắc:

- Mỗi phần tử của tổng thể chỉ được phân vào một chùm.
- Mỗi chùm cố gắng chứa nhiều phần tử khác nhau về các dấu hiệu nghiên cứu, sao cho nó
có độ phân tán cao như của tổng thể.
- Phân chia các chủm sao cho tương đối đồng đều nhau về qui mô.

Các chúm được chọn ngẫu nhiên và tất cả các phần tử trong chùm đó đều được điều tra.

Ví dụ: Trong đánh giá tiêm chủng mở rộng tại một huyện X. phương pháp chọn mẫu chim được
thực hiện để đánh giá tỷ lệ tiêm chủng đạt được cho trẻ em dưới 10 tuổi. Theo thống kê, huyện X
có 20 xã, phường (mỗi xã, phường là một chùm). Người ta tiến hành chọn ngẫu nhiên 5 xã,
phường để tiên hành điều tra từ đó đánh giá cho cả huyện.

1.3.6Chọn mẫu nhiều giai đoạn

Phương pháp này thường áp dụng đối với tổng thể chung có quy mô quá lớn và địa bàn nghiên
cứu quá rộng. Việc chọn mẫu phải trãi qua nhiều giai đoạn (nhiều cấp). Trước tiên phân chia tổng
thể chung thành các đơn vị cấp 1, rồi chọn các đơn vị mẫu cấp I. Tiếp đến phân chia mỗi đơn vị
mẫu cấp I thành các đơn vị cấp II, rồi chọn các đơn vị mẫu cấp II... Trong mỗi cấp có thể áp
dụng các cách chọn mẫu ngẫu nhiên đơn giản, chọn mẫu hệ thống, chọn mẫu phân tầng, chọn
mẫu cả khối để chọn ra các đơn vị mẫu.

Ví dụ: Muốn chọn ngẫu nhiên 50 hộ từ một thành phố có 10 khu phố, mỗi khu phố có 50 hộ.
Cách tiến hành như sau : Trước tiên đánh số thứ tự các khu phố từ 1 đến 10, chọn ngẫu nhiên

12
trong đó 5 khu phố. Đánh số thứ tự các hộ trong từng khu phố được chọn. Chọn ngẫu nhiên ra
10 hộ trong mỗi khu phố ta sẽ có đủ mẫu cần thiết.

13
CHƯƠNG 2

TỔNG QUAN VỀ SỐ LIỆU

2.1 GIỚI THIỆU VỀ NGUỒN SỐ LIỆU


2.1.1 Giới thiệu về Khoa Khoa học Tự nhiên
Khoa Khoa học Tự nhiên (CNS) là đơn vị đào tạo và nghiên cứu khoa học thuộc Trường Đại
Học Cần Thơ (CTU), một trường đại học trọng điểm, đa ngành, đa lĩnh vực của Việt Nam, tọa
lạc tại thành phố Cần Thơ, trung tâm của vùng đồng bằng sông Cửu Long. Khoa có nhiệm vụ
đào tạo đại học, sau đại học, nghiên cứu khoa học và ứng dụng khoa học công nghệ vào thực tiễn
trong các lĩnh vực khoa học tự nhiên. Cụ thể là:

Đào tạo bậc đại học cấp bằng cử nhân các ngành:

• Sinh học

• Hóa học

• Toán ứng dụng

• Vật lý kỹ thuật

• Hóa dược

• Thống kê

Đào tạo bậc sau đại học cấp bằng Thạc sĩ các chuyên ngành:

• Toán Giải tích

• Lý thuyết xác suất và Thống kê toán học

• Vật lý lý thuyết và Vật lý toán

• Hóa lý thuyết và Hóa lý

• Hóa Hữu cơ

• Sinh thái học

Đào tạo bậc tiến sĩ các chuyên ngành:

14
• Vật lý lý thuyết và Vật Lý toán

• Hóa hữu cơ

Ngoài ra khoa còn giảng dạy các học phần khoa học cơ bản (Toán, Lý, Hóa, Sinh) cho các khoa
khác trong trường.

2.1.2 Nguồn số liệu


Số liệu được khảo sát thực tế sinh viên của Khoa Khoa học Tự nhiên – Trường Đại học Cần Thơ
trong học kì II năm 2023-2024.

2.2 MẪU SỐ LIỆU


2.2.1 Kích thước mẫu
Với số lượng sinh viên hiện tại của Khoa Khoa học Tự nhiên ước tính khoản 1411 sinh viên.

Dựa vào chọn mẫu theo Yamane ta có:

1411
n= 2 = 311,65 ≈ 312
1+1411 ( 0 ,05 )

2.2.2 Mã hóa các biến khảo sát


Để thực hiện các phân tích trong phần mềm, số liệu sẽ được mã hóa lại theo câu hỏi trong phiếu
khảo sát (xem lại ở phần Phụ lục trang ...).

STT Biến Thang đo Kí hiệu

1 Giới tính 1 = Nam Cau1


2 = Nữ

1 = Hóa dược
2 = Hóa học
2 Ngành học 3 = Sinh học Cau2
4 = Thống kê
5 = Toán ứng dụng
6 = Vật lý kỹ thuật

15
1 = Từ 1tr – 3tr
3 Thu nhập 2 = Từ 3tr – 5tr Cau3
4= Trên 5tr

0 = Không
4 Tham gia mua hàng 1 = Có Cau4
Online

1 = Từ 1 lần – 3 lần
5 TB số lần mua hàng 2 = Từ 3 lần – 5 lần Cau5
trong tháng 3 = Từ 5 lần – 10 lần
4 = Trên 10 lần

1 = Shopee
6 Ứng dụng sử dụng cho 2 = Lazada
mua sắm 3 = Tiktok shop Cau6
4 = Facebook
5 = Instagram

16
7 Đánh giá 5 mức độ của yếu tố
quyết định mua hàng online
 Gía cả
 Thương hiệu 1 = Rất không quan tâm

 Uy tín 2 = Không quan tâm

 Nhu cầu đặt cọc 3 = Bình thường Cau7


4 = Quan tâm
 Thanh toán
5 = Rất quan tâm
giao nhận hàng
 Thiết kê web
 Feedback & review

1 = Mỹ phẩm
2 = Thời trang
8 Mặt hàng mua sắm 3 = Sản phẩm công nghệ Cau8
4 = Dụng cụ học tập
5 = Đồ gia dụng
6 = Khác

1 = Dưới 500.000
9 TB tiền mua sắm 2 = Từ 500.000 – 1tr Cau9
3 = Từ 1tr – 3tr
4 = Trên 3tr

17
1 = Tiền mặt
10 Hình thức thanh toán 2 = Thẻ điện tử Cau10
3 = Thẻ thanh toán
4 = Thanh toán khác

1 = Dưới 30p
11 TB thời gian mua sắm 2 = Từ 30p – 1h Cau11
3 = Từ 1h – 2h
4 = Trên 2h

1 = Rất không hài lòng


12 Mức độ hài lòng về quả lí 2 = Không hài lòng
chi tiêu 3 = Bình thường Cau12
4 = Hài lòng
5 = Rất hài lòng

1 = Gía cả
2 = Chất lượng sp
3 = Đặt cọc trước Cau13
13 Trở ngại khi mua hàng 4 = Lộ thông tin
5 = Dịch vụ vc & gn
6 = Thiết kế web

0 = Không
14 Tiếp tục mua hàng 1 = Có Cau14

18
2.2.3 Cơ cấu mẫu
Với 105 quan sát bao gồm 6 ngành học

a) Cơ cấu ngành học

Ngành Tần số Tỷ lệ
HD 14 13.3
HH 12 11.4

SH 16 15.2

TK 30 28.6
TUD 11 10.5
VLKT 22 21
Bảng 2.1 Cơ cấu ngành học Tổng 105 105

HD

HH

SH

TK

TUD

VLKT

Hình 2.1 Biểu đồ ngành học

Nhận xét : Trên 100 mẫu quan sát ta thấy có 30 sinh viên ngành Thống kê (TK) chiếm tỷ lệ
28.6% tổng cơ cấu. Kế tiếp là sinh viên ngành Vật lý kỹ thuật (VLKT) chiếm 22/100 quan sát cụ
thể chiếm 21% tổng thể. Tiếp theo là 16 sinh viên Sinh học (SH) , 14 sinh viên Hóa dược (HD)

19
và 12 sinh viên Hóa học (HH) lần lượt chiếm 15.2%, 13.3% và 11.4% trong tổng cơ cấu ngành.
Cuối cùng là sinh viên ngành Toán ứng dụng (TUD) với số lượng 11và tỷ lệ là 10.5%.

a) Cơ cấu giới tính

TB số lần mua hàng


Giới tính
Từ 1l -3l Từ 3l-5l Từ 5l-10l Trên 10l Tổng

Nam 18 10 7 2 37

Nữ 31 29 6 2 68

Bảng 2.2 Cơ cấu giới tính theo TB mua hàng

35
30
25
20
15
10
5
0
Tu1l-3l Tu3l-5l Tu5l-10l Tren10l

Nam Nu

Hình 2.2 Biểu đồ gioi tính theo số lần mua sắm

Nhận xét: Như quan sát ở Bảng 2.2 và Hình 2.2 , ta có thể thấy trung bình nữ mua hàng với tần
suất nhiều hơn nam trong một tháng. Với tần suất mua hàng “Từ 1 lần – 3 lần” và “Từ 3 lần – 5

20
lần” nữ chiếm số lượng lần lượt là 31 và 29. Trong khi đó nam có tần suất mua hàng chiếm chủ
yếu ở khoảng “ Từ 1 lần – 3 lần” với số lượng 1 . Còn lại, với tần suất mua hàng “ Từ 5 lần – 10
lần”, nam và nữ có số lượng gần bằng nhau.

b) Cơ cấu ứng dụng mua sắm theo giới tính

Ứng dụng
Giới tính
Tiktok
Shopee Lazada Facebook Instgram
shop

Nam 36 5 15 9 6

Nữ 66 15 50 39 9

Bảng 2.3 Ứng dụng mua sắm so với giới tính

Instgram

Facebook

Tiktok shop

Lazada

Shopee

0 10 20 30 40 50 60 70

Nữ Nam

Bảng 2.3 Biểu đồ ứng dụng mua sắm so với giới tính

21
Nhận xét: Hiện nay có rất nhiều ứng dụng mua sắm để đáp ứng nhu cầu của các bạn sinh viên.
Đầu tiên, ta thấy ứng dụng Shopee được sinh viên lựa chọn nhiều nhất với số lượng bình chọn là
102, trong đó số lượng sinh viên nữ chiếm số lượng cao hơn sinh viên nam. Do ứng dụng này dễ
sử dụng nên được sinh viên Khoa KHTN lựa chọn để sử dụng. Tiếp theo là ứng dụng Tiktok
shop chiếm số lượng là 65/250 vì ứng dụng này vừa cung cấp giải trí vừa cung cấp dịch vụ mua
sắm nên các bạn sinh viên cảm thấy tiện lợi khi được đáp ứng 2 nhu cầu cùng lúc. Kế tiếp là
Facebook là nơi để kết nối với mọi người trên toàn thế giới, nên mọi người tận dụng nền tảng
này để kinh doanh. Với số lượng được lựa chọn là 48, trong đó sinh viên nữ lựa chọn nhiều hơn
nam hơn 30 bình chọn. Cuối cùng là 2 ứng dụng Lazada và Instgram với số lượng lần lượt là 20
và 15, có thể thấy 2 ứng dụng này không được các bạn sinh viên Khoa KHTN ưu thích và còn
hạn chế để lựa chọn để mua sắm.

c) Hình thức thanh toán

Hình thức thanh toán


Giới tính
Thẻ thanh Thanh toán
Tiền mặt Ví điện tử
toán khác

Tần suất 27 26 12 0
Nam
Tỷ lệ (%) 32.5% 42.6% 31.6% 0%

Tần suất 56 35 26 0
Nữ
Tỷ lệ (%) 67.5% 57.4% 68.4% 0%

Tần suất 83 61 38 0
Tổng
Tỷ lệ (%) 100% 100% 100% 0%

Bảng 2.4 Hình thức thanh toán theo giới tính

22
Thanh toán khác

Thẻ thanh toán

Nam
Ví điện tử Nữ

Tiền mặt

0 10 20 30 40 50 60 70 80 90

Hình 2.4 Biểu đồ về hình thức thanh toán theo giới tính

Nhận xét: Đầu tiên, với hình thức bằng tiền mặt chiếm tần suất cao nhất với số lượng là 83. Ta
có thể thấy rằng, đây là hình thức thanh toán an toàn nhất vì chỉ khi chúng ta nhận được hàng thì
mới thanh toán. Vì vậy được đa số sinh viên làm khảo sát lựa chọn hình thức thanh toán này. Kế
tiếp là Ví điện tử ( Momo , Zalo Pay ,…, với hình thức thanh toán tiện lợi này các bạn sinh viên
lựa chọn với tần suất là 61. Vì đây là hình thức thanh toán tiện lợi nên các bạn sinh viên ưu ái lựa
chọn. Cuối cùng là Thẻ thanh toán , tùy vào nhu cầu thanh toán của các bạn sinh viên. Với tần
suất được lựa chọn la 3 , có thể các bạn chưa có nhiều như cầu thanh toán cho hình thức này.

d) Mức độ hài lòng

Mức độ hài lòng về quán lí chi tiêu


Giới tính
Rất không Không Bình Rất hài
Hài lòng
hài lòng hài lòng thường lòng

Tần suất 0 8 15 14 0
Nam
Tỷ lệ (%) 0% 7.6% 14.3% 13.3% 0%

23
Tần suất 3 5 30 21 9
Nữ
Tỷ lệ (%) 2.9% 4.8% 28.6% 20% 8.6%

Tổng Tần suất 3 13 45 35 9

Tỷ lệ (%) 2.9% 12.4% 42.9% 33.3% 8.6%

Bảng 2.5 Mức độ hài lòng về quản lí chi tiêu

35

30 30

25

21
20
Nam
15 15 Nữ
14

10
9
8
5 5
3
0 0 0
Rất không Không hài Bình Hài lòng Rất hài
hài lòng long thường lòng

Bảng 2.5 Biểu đồ về mức độ hài lòng quản lí chi tiêu

Nhận xét: Ta thấy ở mức độ “Bình thường” chiếm tần suất cao nhất với tần suất lần lượt ở nam
và nữ là 15 và 30. Tuy sinh viên nam có tần suất nhỏ hơn sinh viên nữ, nhưng đó là tần suất cao
nhất so với tổng tần suất nam bình chọn mức độ hài lòng chi tiêu.

24
Tiếp theo ở mức “Hài lòng”, sinh viên nữ có tần suất cao hơn nam với tần suất là 21 và nam có
tần suất là 14. Do đó, ta nhận thấy sinh viên nữ có mức độ hài lòng về chi tiêu của mình khá cao.
Ở mức độ “ Rất hài lòng” ta thấy chỉ có tần suất sinh viên nữ xuất hiện mà không có sinh viên
nam. Với lượt chọn là 9 không quá cao nhưng cũng thể hiện được sự hài lòng chi tiêu của các
bạn. Cuối cùng là 3 mức độ còn lại, ta thấy có tần suất khá thấp, nhưng cũng thể hiện được các
bạn vẫn chưa thực sự thấy hài lòng về cách quản lí chi tiêu của bản thân.

e) Mặt hàng mua sắm của sinh viên

Mặt hàng
Giới tính
MP TT SPCN DCHT ĐGD Khác

Nam 21 13 22 14 12 1

Nữ 50 45 17 34 25 2

Bảng 2.6 Số lượng mặt hàng mua sắm

Nam Nữ

50
45

34
25
21 22
17
13 14 12

1 2

Mỹ phẩm Thời trang Đồ công Dụng cụ học Đồ gia dụng Khác


nghệ tập

Hình 2.6 Biểu đồ mặt hàng mua sắm theo giới tính
25
Nhận xét: Quan sát biểu đồ 2.6 trên ta thấy, mặt hàng mỹ phẫm được lựa chọn cao nhất trong tất
cả mặt hàng mua sắm của sinh viên nữ với tần suất là 50. Trong khi đó, sinh viên nam lựa chọn
mặt hàng đồ công nghệ cao nhất với tần suất là 22. Ta thấy tùy vào giới tính cũng như nhu cầu
của các bạn sinh viên khoa KHTN, các mặt hàng trên đều phục vụ cho nhu cầu cá nhân của mỗi
bạn nên không sự chênh lệch nhiều ở các mặt hàng còn lại. Tuy nhiên, ở mặt hàng thời trang hầu
như bạn nữ nào cũng lựa chọn nhưng sinh viên nam không có nhu cầu nhiều về mặt hàng này.

f) TB thời gian mua sắm của sinh viên

Ngành học Tổng


TB thời gian
mua sắm
HD HH SH TK TUD VLKT Tần số Tỷ lệ

Dưới 30p 4 2 1 6 3 4 20 19%

Từ 30p –
4 5 10 12 5 12 48 45.7%
60p

Từ 60p –
3 3 3 10 2 6 27 25.7%
120p

Trên 120p 3 2 2 2 1 0 10 9.5%

Bảng 2.7 TB thời gian mua sắm của sinh viên

Bảng 2.7 Biểu đồ TB thời gian mua sắm

Nhận xét: Theo quan sát biểu đồ 2.7, ta thấy thời gian trung bình mua sắm “từ 30p-60p” chiếm
tỷ lệ cao nhất với 46%. Cho thấy đây là khoảng thời gian hầu như các bạn sinh viên đều lựa chọn
cho việc mua sắm của mình.Trong đó sinh viên ngành TK có tần suất 12 là cao nhất so với các
ngành còn lại. Tiếp theo, là khoảng “từ 60p – 120p” với tỷ lệ là 26%, trong đó các ngành có sự

26
<30p 30p-60p 60p-120p >120p

lựa chọn khá bằng với nhau, tuy nhiên sinh viên ngành TK và VLKT có tần suất chênh lệch khá
cao so với các ngành còn lại. Cuối cùng là khoảng thời gian trung bình “ dưới 30p” và “trên
120p” với tỷ lệ lần lượt là 19% và 10%. Có thể thấy đây là khoảng thời gian không đủ hoặc quá
dư để các bạn sinh viên mua sắm online.

g) Trở ngại khi mua hàng online

Ngành học
Trờ ngại khi
Tổng
mua hàng HD HH SH TK TUD VLKT

Giá cả 3 9 6 16 6 11 51

Chất lượng 9 6 12 21 6 11 65

Đặt cọc trước 3 4 2 4 2 4 19

Lộ thông tin 6 3 3 10 3 10 35

Dịch vụ vận
chuyển & 5 7 6 15 3 9 45
giao nhận
Thiết kế
2 0 1 3 1 5 12
website

27
Bảng 2.8 Trở ngại khi mua hàng online

25

20

15

10

0
HD HH SH TK TUD VLKT

Gía cả Chất lượng Đặt cọc trước


Lộ thông tin Dv vận chuyển Thiết kê web

Hình 2.8 Biểu đồ trở ngại khi mua sắm online

Nhận xét : Có rất nhiều trở ngại hoặc khó khăn khi mua sắm online, nhưng một trở ngại khiến ai
cũng cảm thấy e dè trước khi đặt hàng là “Chất lượng” của sản phẩm mà chúng ta muốn mua. Ta
thấy sinh viên các ngành đều hầu như lựa chọn trở ngại này rất cao, vì thế tần suất của trở ngại
này lên tới 65. Tiếp theo với tần suất 51, ta có trở ngại “Giá cả”, ta thấy hầu như sinh viên các
ngành lựa đều có lựa chọn với tần suất ngang bằng nhau. Tuy nhiên sinh viên ngành HD lại có
tần suất thấp hơn nhiều. Kế tiếp là “ Dịch vụ vận chuyển & giao nhận” và “Lộ thông tin cá nhân”
có tần suất lần lượt là 45 và 35. Ở trở ngại “ Dịch vụ vận chuyển & giao nhận” ta thấy ngành có
lựa chọn cao nhất là TK và ngành có lựa chọn thấp nhất là TUD. “Lộ thông tin cá nhân” ta nhận
được ngành TK và VLKT là có lựa chọn cao nhất kế tiếp là HD và cuối cùng là 3 ngành còn lại.
Cuối cùng là 2 trở ngại “ Đặt cọc trước” và “ Thiết kê web” có tần suất thấp với tần suất lần lượt
là 19 và 12. Ta có thể thấy đây là trở ngại không khiến sinh viên các ngành lo lắng hay quan tâm
nhiều.

k) TB số tiền mua sắm

28
TB số lần mua sắm trong tháng
TB số tiền mua sắm

Từ 1l-3l Từ 3l-5l Từ 5l-10l Trên 10l Tổng

Dưới 500.000 28 12 5 0 45

500.000-1.000.000 15 15 3 2 35

1.000.000-3.000.000 3 7 2 1 13

Trên 3.000.000 3 5 3 1 12

Bảng 2.9 TB số tiền mua sắm so với TB số lần mua sắm

50
45
40
35
30
>10L
25 5L-10L
20 3L-5L
15 1L-3L
10
5
0
<500.000 500.000-1.000.000 1.000.000- >3.000.000
3.000.000

Hình 2.9 Biểu đồ TB tiền mua sắm so vs số lần mua hàng

Nhận xét: Đối với các bạn sinh viên lựa chọn mua hàng từ 1 đến 3 lần thường tiêu tốn > 500.000
VND số it các bạn có nhiều nhiều lần hơn ở mức dưới 10 lần nhưng số tiền bỏ ra vẫn nằm ở mức
này. Và có những bạn mua mua ở mức 1 đến 10 lần nhưng số tiền bỏ ra lên đến khoảng 500.000
đến 1.000.000 VND. Ở những bạn mua nhiều hơn trên 10 lần trong tháng có thể tiền mua sắm

29
lên đến 1.000.000 – 3.000.000 VND hoặc hơn tùy vào mặt hàng mua sắm. Nhưng đa phần sinh
viên tiêu tốn tiền mua sắm dưới 1.000.000 VND chỉ có phần ít các bạn tiêu tốn nhiều hơn.

CHƯƠNG 3

KẾT QUẢN PHÂN TÍCH SỐ LIỆU CÁC SỐ LIỆU LIÊN QUAN ẢNH
HƯỞNG ĐẾN VIỆC MUA HÀNG ONLINE

3.1 CÁC BƯỚC THỰC HÀNH PHÂN TÍCH SỐ LIỆU


a) Từ số liệu khảo sát ta thức hiện các bước sau:

i) Mã hóa số liệu nhập vào phần mềm SPSS để tiến hành phân tích.

ii) Thực hiện các phân tích: kiểm định, so sánh, bài toán hồi quy. (tất cả các phương pháp kiểm
định được thực hiện với mức ý nghĩa 5%)

iii) Thực hiện chia dữ liệu thành 2 phần biến độc lập và biến phụ thuộc

iv) Kiểm tra các yếu tố ban đầu: hiện tượng đa cộng tuyến và xác định các biến có ý nghĩa thống
kê.

b) Về tính toán:

i) Dùng phần mềm SPSS để thực hiện các kiểm định, phân tích nhân tố, hồi quy tuyến tính đơn
và hồi quy tuyến tính bội.

30
3.2 PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC MUA HÀNG
3.2.1 Kiểm định sự độc lập giữa giới tính với các ứng dụng mua hàng online

Bảng 3.1 Tham số đặc trưng của ứng dụng mua hàng theo giới tính.

Bảng 3.2 bảng kiểm định sự độc lập của ứng dụng mua hàng và giới tính.

31
Nhận xét: ta thấy các biến shoppe, lazada, instagram có hệ số Sig>0.05 nên ta kết luận 3 biến và
biến giới tính không có sự tương quan và hoàn toàn độc lập với nhau. Tiktok shop và facebook
có hệ số Sig < 0.05 vậy 2 biến này và biến giới tính có mối quan hệ với nhau.

3.2.2 Kiểm định sự độc lập giữa giới tính và trung bình số lần mua hàng online
trong tháng

Bảng 3.3 tham số đặc trưng của trung bình số lần mua hàng trong tháng theo giới tính

Bảng 3.4 bảng thống kê tần số lần mua hàng trung bình theo giới tính

Nhận xét: Ta thấy trung bình mua hàng tập trung nhiều nhất ở mức 1 và 2 với nữ cao nhất là 31
lượt chọn và nam là18 lượt.

Bảng 3.5 bảng kiểm định sự độc lập giữa trung bình số lần mua hàng trong tháng và giới
tính.

Nhận xét: giá trị Sig=0.480>0.05 nên ta kết luận 2 biến này độc lập với nhau, giới tính không
ảnh hưởng đến trung bình số lần mua hàng online trong tháng.

32
3.2.3 Kiểm định sự độc lập giữa giới tính và các yếu tố quyết định mua hàng online

Bảng 3.6 Tham số đặc trưng của giới tính và các yếu tố quyết định mua hàng online

Nhận xét: ta thấy yếu tố “Uy tín” được lượng quan tâm trung bình cao nhất ở nam là 3.84 và ở
nữ là 4.26. Kế đó là “feedback và review” ở nam là 3.81 và nữ là 4.24. “Thiết kế web” thấp nhất
khi có total là 3.29.

33
Bảng 3.7 Bảng kiểm định sự độc lập giữa giới tính và các yếu tố quyết định mua hàng
online

Nhận xét: Quang sát bảng 3.7 ta thấy các biến giá cả, thương hiệu, uy tính, nhu cầu đặt cọc,
feedback và review có hệ số Sig <0.05 nên ta kết luận các biến này có bị ảnh hưởng bởi giới tính
của người mua hàng.

3.2.4 Kiểm định sự độc lập giữa giới tính và mặt hàng mua sắm online.
Bảng 3.8 Tham số đặc trưng của giới tính và các mặt hàng mua sắm.

Nhận xét: Ta thấy nam có nhu cầu quan tâm đến các sản phẩm công nghệ hơn và nữ thì quan
tâm đến dụng cụ học tập hơn. Còn với các mặt hàng khác không hầu như cả nam và mức có mức
độ mua như nhau không có sự phân biệt với giới tính.

34
Bảng 3.9 bảng kiểm định sự độc lập giữa giới tính và các mặt hàng mua sắm.

Nhận xét: Thời trang và sản phẩm công nghệ có hệ số Sig<0.05 nên 2 biến này không độc lập
với giới tính hay giới tính có sự ảnh hưởng đến việc sẽ mua sắm online mặt hàng nào.

3.3.5 Kiểm định độc lập giữa giới tính và trung bình tiền mua sắm online trong
tháng
Bảng3.10 Bảng tham số đặc trưng giữa giới tính và trung bình tiền mua sắm online

Bảng 3.11 Bảng thống kê tần số giữa giới tính và tb số tiền mua sắm online trong tháng

35
Nhận xét: Đa phần nam và nữ tập trung ở mức trung bình dưới 500000 và giảm dần về mức
3000000 nhưng ở nam có sự tăng nhẹ ở mức trên 3000000.

Bảng 3.12 Bảng kiểm định độc lập giữa biến giới tính và tb số tiền mua sắm online trong

tháng

Nhận xét: do hệ số Sig=0.330<0.05 nên 2 biến này độc lập với nhau. Giới tính người mua không
quyết định họ sẽ mua sắm online bao nhiêu lần trong tháng.

3.3.6 Kiểm định độc lập giữa giới tính và hình thức thanh toán.
Bảng 3.13 Bảng tham số đặc trưng giữa giới tính và hình thức thanh toán.

Bảng 3.14 Bảng kiểm định độc lập giữa giới tính và hình thức thanh toán.

36
Nhận xét: Tiền mặt(0.264), ví điện tử(0.063), thẻ than toán( 0.559) có Sig đều nhỏ hơn 0.05 nên
các biến này độc lập. Vậy hình thức thanh toán không bị ảnh hưởng bởi giới tính.

3.3.7. Kiểm định độc lập giữa giới tính và trung bình thời gian mua hàng online
Bảng 3.15 Bảng tham số đặc trưng gữa giới tính và trung bình thời gian mua hàng online.

Bảng 3.16 Bảng thống kê tần số giữa giới tính và trung bình thời gian mua hàng online.

Nhận xét : Nam và nữ có xu hướng sử dụng thời gian để mua sắm từ 30phut-60phut , nhưng nữ
sử dụng thời gian trên 120 phút lại chiếm số đông hơn nam.

Bảng 3.17 Bảng kiểm định độc lập giữa biến giới tính và trung bình thời gian mua hàng.

Nhận xét: Giữa 2 nhóm biến có hệ số Sig=0.130 >0.05 nên hai biến độc lập nhau. Giới tính
không có sự ảnh hưởng đến việc giành bao nhiêu thời gian mua sắm.

37
3.3.8 Kiểm định sự độc lập giữa giới tính và trở ngại.

Bảng 3.18 Bảng tham số đặc trưng giữa giới tính và các trở ngại khi mua hàng.

38
Bảng 3.19 Kiểm định độc lập giữa giới tính và các trở ngại khi mua hàng.

Nhận xét: Chỉ riêng biến đặc cọc là có hệ số Sig=0.022<0.05 nên có liên quan hệ với giới tính,
hay giới tính ảnh hưởng đến việc gặp trở ngại đặt cọc trước khi mua hàng online.

3.3.9 Kiểm định sự độc lập giữa biến ngành học và trung bình số lần mua hàng
online trong tháng
Bảng 3.20 Tham số đặc trưng của ngành học và số lần trung bình mua hàng online trong

tháng

39
Bảng 3.21 Bảng kiểm định độc lập giữa ngành học và số lần trung bình mua hàng online
trong tháng

Nhận xét: Ngành học có Sig=0.930>0.05 nên 2 biến này độc lập, vậy nên ngành học không
quyết định số lần mua.

3.3.10 Kiểm định độc lập giữa ngành học và và ứng dụng mua hàng.

40
Bảng 3.22 Bảng tham số đặc trưng giữa ngành học và ứng dụng mua hàng

41
Bảng 3.23 Bảng kiểm định độc lập giữa ngành học và ứng dụng.

Nhận xét: Tất cả các biến ứng dụng mua hàng đều có hệ số Sig lớn hơn 0.05 nên các biến này
với ngành học độc lập với nhau. Vậy ngành học không ảnh hưởng đến việc sử dụng các ứng
dụng mua sắm.

3.3.11 Kiểm định độc lập giữa ngành học và các yếu tố quyết định mua hàng.

42
Bảng 3.24 Bảng tham số đặc trưng giữa ngành học và yếu tố quyết định mua hàng.

43
Bảng 3.25 Bảng kiểm định độc lập giữa ngành học và các yếu tố quyết định mua hàng.

Nhận xét: Tất cả các biến mặt hàng mua sắm trên đều có hệ số Sig lớn hơn 0.05. Vậy các yếu tố
mua hàng không bị ảnh hưởng bởi ngành học.

3.3.12 Kiểm định độc lập giữa ngành học và mặt hàng mua sắm.

44
Bảng 3.26 Bảng tham số đặc trưng giữa ngành ngành học và mặt hàng mua sắm.

45
Bảng 3.27. Bảng kiểm định độc lập giữa ngành học và mặt hàng mua sắm

Nhận xét: Các biến mặt hàng mua sắm đều không bị ảnh hưởng bởi ngành học vì hệ số sig của
tất cả các biến đều lón hơn 0.05.

3.3.13 Kiểm định độc lập giữa ngành học và trung bình tiền mua sắm online hằng
tháng

46
Bảng 3.28 Tham số đặc trưng giữa ngành học và trung bình tiền mua sắm online hằng
tháng

Bảng 3.29 Thống kê tần số mua sắm giữa ngành học và trung bình tiền mua sắm trong
tháng.

Nhận xét: Các ngành trung bình chi tiêu chủ yếu ở mức dưới 500000 và từ 500000-1000000, tập
trung ở 2 ngành thống kê và vật lý kỉ thuật là chủ yếu.

Bảng 3.30 Bảng kiểm định độc lập giữa ngành học và trung bình chi tiêu

Nhận xét: Giữa các nhóm ngành với nhóm trung bình chi tiếu có hệ số Sig=0.279 >0.05 nên các
biến này độc lập với nhau. Và ngành học không góp phần ảnh hưởng đến số tiền sinh viên bỏ ra
hằng tháng để mua sắm online.

47
Bảng 3.31 Tham số đặc trưng giữa ngành học và các hình thức thanh toán.

Bảng 3.32 Bảng kiểm định độc lập giữa ngành học và hình thức thanh toán.

Nhận xét: Các ngành học có xu hướng chọn thẻ thanh toán và tiền mặt. Thẻ thanh toán có
Sig=0.024<0.05 Nên thẻ thanh toán và ngành học không độc lập mà có mối quan hệ với nhau.

3.3.15 Kiểm định độc lập giữa ngành học và trung bình thời gian mua sắm.

48
Bảng 3.33 Tham số đặc trưng giữa ngành học và trung bình thời gian mua sắm.

Bảng 3.34 Bảng thống kê tần số giữa ngành học và trung bình thời gian mua.

Nhận xét: Các ngành dành thời gian từ 30 – 60 phút và 60-120 phút để tham khảo và mua sắm,
giàm dần từ trên 120 phút.

Bảng 3.35. Kiểm định độc lập giữa ngành học và trung bình thời gian mua sắm online

Nhận xét: Các biến trung bình thời gian và ngành học có Sig=0.848 Nên các biến này có sự độc
lập với nhau.

3.3.16 Kiểm định độc lập giữa ngành học và các trở ngại khi muua hàng.

49
Bảng 3.36 Tham số đặc trưng giữa ngành học và trở ngại.

Bảng 3.37 Bảng kiểm định độc lập giữa ngành học và các trở ngại

50
Nhận xét: Tất cả các giá trị Sig của các biến đều lớn hơn 0.05 nên các trở ngại khi mua hàng
online độc lập với ngành học.

3.3.17 Kiểm định độc lập giữa biến thu nhập và số lần mua trung bình trong tháng

Bảng 3.38 Tham số đặc trưng của biến thu nhập và số lần mua trung bình trong tháng

Nhận xét: Phần lớn các bạn sinh viên có thu nhập từ 1 đến 3 triệu mỗi tháng chiếm 61 trên 105
bạn. thu nhập từ 3 đến 5 triệu có 34 bạn và phần ít có 10 bạn có mức thu nhập trên 5 triệu.

Bảng 3.39 Thống kê tần số của biến thu nhập và tần số mua hàng trung bình.

Nhận xét: Ở mức thu nhập khá cao tập trung nhiều ở mức mua từ 1 lần đến 3 lần trong tháng và
số lượng sinh viên mua hàng nhiều lần hơn trong thảng giảm dần.

Bảng 3.40 Bảng kiểm định độc lập giữa thu nhập và trung bình số lần mua hàng online
trong tháng.

51
Nhận xét: Vì biến só hệ số Sig=0.153>0.05 nên độc lập nhau. Thu nhập cao nhưng tần suất mua
hàng không tăng theo, thu nhập khong ảnh hưởng đến tần suất mua hàng.

3.3.18 Kiểm định định độc lập giữa thu nhập và ứng dụng mua hàng online.

Bảng 3.41 Tham số đặc trưng của thu nhập và ứng dụng mua hàng online.

52
Bảng 3.42 Bảng kiểm định độc lập giữa thu nhập và ứng dụng mua hàng online.

Nhận xét: 2 biến ứng dụng lazada Sig=0.021<0.05,igstagram Sig=0.005<0.05 Nên không độc
lập với thu nhập của người mua.Vậy thu nhập càng cao có xu hướng chọn mua hàng trên lazada
và instagram.

53
3.3.19 Kiểm định độc lập giữa thu nhập và các yếu tố quyết định mua hàng.
Bảng 3.43 Tham số đặc trưng giữa thu nhập và các yếu tố quyết định mua hàng.

Bảng 3.44 Kiểm định độc lập giữa thu nhập và các yếu tố quyết định mua hàng.

Nhận xét:Tất cả các biến đều không bị ảnh hưởng bởi thu nhập do hệ số Sig lớn hơn 0.05. Nên
các biến này độc lập với thu nhập.

54
3.3.20 Kiểm định độc lập giữa thu nhập và mặt hàng mua sắm.
Bảng 3.45 tham số đặc trưng giữa thu nhập và mặt hàng mua sắm

Bảng 3.46 Bảng kiểm định độc lập giữa thu nhập và mặt hàng mua sắm.

Nhận xét: Các biến sản phẩm công nghệ Sig=0.026<0.05, dụng cụ học tập Sig=0.006<0.05, đồ
gia dụng Sig=0.019<0.05. Nên các biến này không độc lập với thu nhập, các sinh viên có thu
nhập thường chọn mua sắm online các sản phẩm công nghệ, dụng cụ học tập và đồ gia dụng.

3.3.21 Kiểm định độc lập giữa thu nhập và trung bình tiền mua hàng online.
Bảng 3.47 Tham số đặc trưng thu nhập và trung bình tiền mua hàng online.

Bảng 3.48 Thống kê tần số thu nhập và trung bình tiền mua hàng online

55
Nhận xét: các sinh viên có thu nhập từ 1-3tr thường dành dưới 50000 để mua sắm. Đối với thu
nhập cao thì trung bình tiền vẫn không thay đổi nhiều.

Bảng 3.49 Bảng kiểm định độc lập giữa thu nhập và trung bình tiền mua.

Nhận xét: Giữa các nhóm có Sig=0.262 nên các biến độc lập với nhau. Nên thu nhập không ảnh
hưởng đến số tiền bỏ ra mua hàng online.

3.3.22 Kiểm định độc lập giữa thu nhập và hình thức thanh toán.
Bảng 3.50 Tham số đặc trưng giữa thu nhập và hình thức thanh toán.

Bảng 3.51 Bảng kiểm định độc lập giữa thu nhập và hình thức thanh toán.

56
Nhận xét:Tiền mặt Sig = 0.333 > 0.05, Ví điện tử Sig = 0.765 > 0.05, Thẻ thanh toán Sig =
0.904 > 0.05 , nên các biến này độc lập với thu nhập của người mua hàng.

3.3.23 Kiểm định độc lập giữa thu nhập và trung bình thời gian mua.

Bảng 3.52 Tham số đặc trưng giữa thu nhập và trung bình thời gian mua.

Bảng 3.53 Thống kê tần số thu nhập và trung bình thời gian mua sắm online.

Nhận xét: Các sinh viên có thu nhập từ 1 đến 3 triệu thường dùng khoảng 30 đến 60 phút để lựa
chọn và mua sắm số ít giành nhiều thời gian hơn. Với các bạn có thu nhập trên 5 triệu luôn dùng
nhiều hơn 30 phút để mua sắm.

Bảng 3.54 Bảng kiểm định độc lập giữa thu nhập và trung bình thời gian mua sắm online.
57
Nhận xét: giữa các biến trung bình thời gian mua hàng online với thu nhập có Sig=0.241>0.05
nên các biến này độc lập với nhau.

3.3.24 Kiểm định độc lập giữa thu nhập và các trở ngại.

Bảng 3.55 Tham số đặc trưng giữa thu nhập và trở ngại.

58
Bảng3.56 Bảng kiểm định độc lập giữa thu nhập và trở ngại.

Nhận xét: Biến đặc cọc có giá trị Sig.=0.019<0.05 nên biến này không độc lập với thu nhập. Khi
có thu nhập lại quan tâm đến vấn đề đặc cọc khi mua sắm.

3.3 PHÂN TÍCH HỒI QUY


3.3.1Chọn biến
3.3.1.1Biến độc lập

- Giới tính
- Thu nhập
- Nghành học

3.3.1.2 Biến phụ thuộc

- Ứng dụng sử dụng mua sắm


- Yếu tố quyết định mua hàng
- Mặt hàng mua sắm

59
- Hình thức mua sắm
- Trở ngại khi mua hàng
- Trung bình tiền mua sắm
- Trung bình thời gian mua sắm

3.3.2 Hồi quy tuyến tính đơn


3.3.2.1 Biến độc lập giới tính và các biến phụ thuộc
a) biến độc lập “gioi tinh” và biến phụ thuộc “ung dung mua sam”

a1) Ứng dụng tiktok shop

Giá trị R bình phương hiệu chỉnh bằng 0.105 cho thấy các biến độc lập đưa vào phân tích hồi
quy ảnh hưởng 10.5% sự biến thiên của biến phụ thuộc.

Giá trị Durbin-Watson = 2.117, nằm trong khoảng 1.5 đến 2.5 nên kết quả không vi phạm giả
định tự tương quan chuỗi bậc nhất.

Biến “Gioi tinh” tương quan dương với biến “ tiktok shop” và hệ số sig của kiểm định t là 0.01
< 0.05 nên có mang ý nghĩa thống kê.

Phương trình hồi quy đơn: Tiktok shop = 0.99*(Gioi tinh)

( vì hệ số sig của Constant = 0.643 lớn hơn 0.05 nên loại bỏ hằng số ra khỏi mô hình)

60
Từ phương trình ta thấy giữa hai biến có sự tương quan dương nên nữ sẽ có xu hướng mua hàng
trên ứng dụng tiktok shop nhiều hơn nam.

a2) Ứng dụng facebook

Giá trị R bình phương hiệu chỉnh bằng 0.1 cho thấy các biến độc lập đưa vào phân tích hồi quy
ảnh hưởng 10% sự biến thiên của biến phụ thuộc.

Giá trị Durbin-Watson = 1.995, nằm trong khoảng 1.5 đến 2.5 nên kết quả không vi phạm giả
định tự tương quan chuỗi bậc nhất.

Biến “Giới tính” tương quan dương với biến “ facebook” và hệ số sig của kiểm định t là 0.01 <
0.05 nên nó mang ý nghĩa thống kê.

Phương trình hồi quy đơn: Facebook = 1.321*(Gioi tinh)

( vì hệ số sig của Constant = 0.643 lớn hơn 0.05 nên loại bỏ hằng số ra khỏi mô hình)

Từ phương trình ta thấy giữa hai biến có sự tương quan dương nữ sẽ có xu hướng mua hàng trên
ứng dụng facebook nhiều hơn nam.

Kết luận: Đối với các ứng dụng shopee, instagram, lazada không mang ý nghĩa thống kê hay
việc mua hàng trên các ứng dụng này không bị ảnh hưởng bởi giới tính của người mua. Còn
61
đối với 2 ứng dụng là facebook và tiktok shop phần lớn nữ sẽ có xu hướng mua nhiều hơn
nam.

b) biến độc lập “gioi tinh” và biến phụ thuộc “cac yeu to quyet dinh mua hang”

b1) Yếu tố giá cả

Giá trị R bình phương hiệu chỉnh bằng 0.049 cho thấy các biến độc lập đưa vào phân tích hồi
quy ảnh hưởng 4.9% sự biến thiên của biến phụ thuộc.

Giá trị Durbin-Watson = 1.76, nằm trong khoảng 1.5 đến 2.5 nên kết quả không vi phạm giả định
tự tương quan chuỗi bậc nhất.

Biến “Gioi tinh” có mối quan hệ tương quan dương với biến “ Gia ca” và hệ số sig của kiểm định
t là 0.01 < 0.05 nên nó mang ý nghĩa thống kê.

Phương trình hồi quy đơn: Gia ca = 3.19 + 0.486*(gioi tinh)

Từ phương trình trên :

Khi giới tính là nam thì mức độ quan tâm đến Gia ca = 3.676 nằm trong khoảng 3 đến 4 hay
trong khoảng từ bình thường đến quan tâm.

62
Khi giới tính là nữ thì mức độ quan tâm đến Gia ca = 4.162 nằm trong khoảng từ 4 đến 5 hay
trong khoảng từ quan tâm đến rất quan tâm.

Nữ có xu hướng quan tâm đến yếu tố giá cả nhiều hơn so với nam.

b2) Yếu tố thương hiệu

Giá trị R bình phương hiệu chỉnh bằng 0.042 cho thấy các biến độc lập đưa vào phân tích hồi
quy ảnh hưởng 4.2% sự biến thiên của biến phụ thuộc.

Giá trị Durbin-Watson = 1.965, nằm trong khoảng 1.5 đến 2.5 nên kết quả không vi phạm giả
định tự tương quan chuỗi bậc nhất.

Biến “Gioi tinh” có mối quan hệ tương quan dương với biến “ Thuong hieu” và hệ số sig của
kiểm định t là 0.035 < 0.05 nên nó mang ý nghĩa thống kê.

Phương trình hồi quy đơn: Thuong hieu = 3.007 + 0.452*(gioi tinh)

Từ phương trình trên:

Khi giới tính là nam thì độ quan tâm đến Thuong hieu = 3.459 nằm trong khoảng 3 đến 4 hay
trong khoảng từ bình thường đến quan tâm.

63
Khi giới tính là nữ thì độ quan tâm đến Thuong hieu = 4.815 nằm trong khoảng từ 4 đến 5 hay
trong khoảng từ quan tâm đến rất quan tâm.

Nữ có xu hướng quan tâm đến yếu tố Thuong hieu nhiều hơn so với nam.

b3) Yếu tố Uy tín

Giá trị R bình phương hiệu chỉnh bằng 0.047 cho thấy các biến độc lập đưa vào phân tích hồi
quy ảnh hưởng 4.7% sự biến thiên của biến phụ thuộc.

Giá trị Durbin-Watson = 2.054, nằm trong khoảng 1.5 đến 2.5 nên kết quả không vi phạm giả
định tự tương quan chuỗi bậc nhất.

Biến “Gioi tinh” có mối quan hệ tương quan dương với biến “ Uy tin” và hệ số sig của kiểm định
t là 0.026 < 0.05 nên nó mang ý nghĩa thống kê.

Phương trình hồi quy đơn: Uy tin = 3.411 + 0.427*(gioi tinh)

Từ phương trình trên

Khi giới tính là nam thì độ quan tâm đến Uy tin = 3.838 nằm trong khoảng 3 đến 4 hay trong
khoảng từ bình thường đến quan tâm.

64
Khi giới tính là nữ thì độ quan tâm đến Uy tin = 4.265 nằm trong khoảng từ 4 đến 5 hay trong
khoảng từ quan tâm đến rất quan tâm.

Nữ có xu hướng quan tâm đến yếu tố Uy tin nhiều hơn so với nam.

b4) Yếu tố Nhu cau dat coc

Giá trị R bình phương hiệu chỉnh bằng 0.046 cho thấy các biến độc lập đưa vào phân tích hồi
quy ảnh hưởng 4.6% sự biến thiên của biến phụ thuộc.

Giá trị Durbin-Watson = 1.888, nằm trong khoảng 1.5 đến 2.5 nên kết quả không vi phạm giả
định tự tương quan chuỗi bậc nhất.

Biến “Gioi tinh” có mối quan hệ tương quan âm với biến “ Nhu cau dat coc” và hệ số sig của
kiểm định t là 0.028 < 0.05 nên nó mang ý nghĩa thống kê.

Phương trình hồi quy đơn: Nhu cau dat coc = 4.19 – 0.514*(gioi tinh)

Từ phương trình trên

Khi giới tính là nam thì độ quan tâm đến Nhu cau dat coc = 3.676 nằm trong khoảng 3 đến 4 hay
trong khoảng từ bình thường đến quan tâm.

65
Khi giới tính là nữ thì độ quan tâm đến Nhu cau dat coc = 3.162 nằm trong khoảng từ 3 đến 4
hay trong khoảng từ bình thường đến quan tâm.

Tuy không có sự chênh lệch quá nhiều giữa mức độ quan tâm đến yếu tố nhu cầu đặt cọc trước
nhưng yếu tố này vẫn nằm trong khoảng từ bình thường đến quan tâm nữ có chỉ số gần với bình
thường còn nam lại gần với chỉ số quan tâm.

b5) Yếu tố Feed back và review

Giá trị R bình phương hiệu chỉnh bằng 0.037 cho thấy các biến độc lập đưa vào phân tích hồi
quy ảnh hưởng 3.7% sự biến thiên của biến phụ thuộc.

Giá trị Durbin-Watson = 2.094, nằm trong khoảng 1.5 đến 2.5 nên kết quả không vi phạm giả
định tự tương quan chuỗi bậc nhất.

Biến “Gioi tinh” có mối quan hệ tương quan dương với biến “ Feed back và review” và hệ số sig
của kiểm định t là 0.028 < 0.05 nên nó mang ý nghĩa thống kê.

Phương trình hồi quy đơn: Feed back và review = 3.386 + 0.424*(gioi tinh)

Từ phương trình trên

66
Khi giới tính là nam thì độ quan tâm đến Feed back và review = 3.81 nằm trong khoảng 3 đến 4
hay trong khoảng từ bình thường đến quan tâm.

Khi giới tính là nữ thì độ quan tâm đến Feed back và review = 4.234 nằm trong khoảng từ 4 đến
5 hay trong khoảng từ quan tâm đến rất quan tâm.

Nữ có xu hướng quan tâm với yếu tố Feed back và review ở mức cao hơn so với nam.

Kết luận: Các yếu tố Thanh toán giao nhận hàng, Thiết kê web gần như không bị ảnh hưởng
bởi giới tính hay mức độ quan tâm đến các yếu tố này giữa nam và nữ là như nhau. Nhưng
với yếu tố Giá cả, Thương hiệu, Uy tín, Feed back và review thì nữ có mức độ quan tâm cao
hơn, trung bình ở mức từ quan tâm đến rất quan tâm còn nam ở mức bình thường đến quan
tâm. Riêng với yếu tố Nhu cầu đặt cọc nam có mức độ quan tâm nhiều hơn nhưng có mức
chênh lệch không quá cao so với nữa cụ thể nam gần với mức quan tâm hơn nữ.

c) biến độc lập “gioi tinh” và biến phụ thuộc “ mat hang mua sam”

c1) Mặt hàng sản phẩm công nghệ

Giá trị R bình phương hiệu chỉnh bằng 0.116 cho thấy các biến độc lập đưa vào phân tích hồi
quy ảnh hưởng 11.6% sự biến thiên của biến phụ thuộc.

Giá trị Durbin-Watson = 2.012, không nằm trong khoảng 1.5 đến 2.5 nên kết quả không vi phạm
giả định tự tương quan chuỗi bậc nhất.

67
Biến “Gioi tinh” và biến “san pham cong nghe” có sự tương quan âm với nhau. Hệ số sig của
kiểm định t bằng 0 < 0.05 nên mô hình thống kê này là phù hợp và mang ý nghĩa thống kê.

Phương trình hồi quy đơn: San pham cong nghe = 2.818 – 1.034*(Gioi tinh)

Từ phương trình trên ta thấy nam sẽ mua sản phẩm công nghệ nhiều hơn so với nữ gấp 1.034 lần.

Kết luận: Với mặt hàng sản phẩm công nghệ nam có xu hướng mua nhiều hơn nữ còn với
các mặt hàng mỹ phẩm, thời trang, dụng cụ học tập, đồ gia dụng thì tỉ lệ mua giữa nam với
nữ gần như là như nhau hay nói cách khác là không có ý nghĩa thống kê.

d) biến độc lập “gioi tinh” và biến phụ thuộc “ tro ngai khi mua hang”

d1) Trở ngại về việc đặt cọc tiền trước

Giá trị R bình phương hiệu chỉnh bằng 0.05 cho thấy các biến độc lập đưa vào phân tích hồi quy
ảnh hưởng 5% sự biến thiên của biến phụ thuộc.

Giá trị Durbin-Watson = 2.165, nằm trong khoảng 1.5 đến 2.5 nên kết quả không vi phạm giả
định tự tương quan chuỗi bậc nhất.

68
Biến “ Gioi tinh” và biến “ dat coc” có mối liên hệ tương quan âm với nhau cũng có nghĩa là khi
giới tính là nam sẽ ít gặp trợ ngại về việc đặt cọc tiền trước khi mua hàng online hơn so với nữ.

Hệ số Sig của kiểm định t bằng 0.02 < 0.05 nên mô hình thống kê này hoàn toàn phù hợp.

Phương trình hồi quy đơn: Dat coc = 1.431 – 0.539*(Gioi tinh)

Từ phương trình trên cho thấy nữ sẽ ít gặp trở ngại hơn nam trong vấn đề đặt cọc trước.

Kết luận: ngoài việc nam sẽ ít gặp trở ngại hơn nữ trong vấn đề đặt cọc trước thì những trở
ngại khác như giá cả, chất lượng sản phẩm, lộ thông tin cá nhân hay dịch dụ giao & nhận
hàng, và thiết kế giữa nam và nữ gần như là giống nhau có thể là cả nam và nữ đều gặp trở
ngại như nhau hoặc là cả đề không gặp trở ngại về những vấn đề này. Nên nó không mang ý
nghĩa thông kê.

3.2.2.2 Biến độc lập “ Nghanh hoc” và các biến phụ thuộc

a) Biến độc lập “ Nghanh hoc” và biến phụ thuộc “ cac yeu to quyet dinh mua
hang online”

a1) Yếu tố giá cả

69
Giá trị R bình phương hiệu chỉnh bằng 0.039 cho thấy các biến độc lập đưa vào phân tích hồi
quy ảnh hưởng 3.9% sự biến thiên của biến phụ thuộc.

Giá trị Durbin-Watson = 1.576, nằm trong khoảng 1.5 đến 2.5 nên kết quả không vi phạm giả
định tự tương quan chuỗi bậc nhất.

Giá trị sig của kiểm định t là 0.042 < 0.05 nên nó mang ý nghĩa thống kê. Biến “Gia ca” với biến
“Nghanh hoc” có sự tương quan dương với nhau.

Phương trình hồi quy đơn: Gia ca = 3.516 + 0.127*(Nghanh hoc)

Từ phương trình trên

Đối với nghành Hóa Dược thì mức độ quan tâm đến vấn đề giá cả 3.643 nằm trong khoảng từ
bình thường đến quan tâm ( 3 là mức bình thường, 4 là mức quan tâm)

Đối với nghành Hóa Học thì mức độ quan tâm đến vấn đề giá cả 3.77 nằm trong khoảng từ bình
thường đến quan tâm ( 3 là mức bình thường, 4 là mức quan tâm)

Đối với nghành Sinh Học thì mức độ quan tâm đến vấn đề giá cả 3.897 nằm trong khoảng từ
bình thường đến quan tâm ( 3 là mức bình thường, 4 là mức quan tâm)

Đối với nghành Thống Kê thì mức độ quan tâm đến vấn đề giá cả 4.024 nằm trong khoảng từ
quan tâm đến rất quan tâm (4 là mức quan tâm, 5 là mức rất quan tâm)

Đối với nghành Toán Ứng dụng thì mức độ quan tâm đến vấn đề giá cả 4.151 nằm trong khoảng
từ quan tâm đến rất quan tâm (4 là mức quan tâm, 5 là mức rất quan tâm)

Đối với nghành Vật Lý Kỹ Thuật thì mức độ quan tâm đến vấn đề giá cả 4.278 nằm trong
khoảng từ quan tâm đến rất quan tâm (4 là mức quan tâm, 5 là mức rất quan tâm)

70
Kết luận: đối với các yếu tố quyết định mua hàng online khác như thương hiệu, uy tín, nhu
cầu đặt cọc trước hay thanh toán giao nhận hàng và feed back & review thì mức độ quan tâm
của các nghành với những yếu tố trên là như nhau, tức là không mang ý nghĩa thống kê với
ngành học, và các yếu tố trên không có sự tương quan với nghành học. Hay nghành học
không ảnh hưởng đến việc đánh giá mức độ quan tâm đến các yếu tố quyết định mua hàng
trên. Riêng yếu tố giá cả lại mang ý nghĩa thống kê đối với các nghành tuy có sự chênh lệch
mức độ quan tâm giữa các nghành nhưng mức độ quan tâm đều từ mức 3-bình thường đến
trên mức 4-quan tâm với ngành Hóa Dược nằm trong mức bình thường đến quan tâm và
nghành Vật Lý Kỹ Thuật nằm trong khoảng quan tâm đến rất quan tâm.

3.2.2.3 Biến độc lập “ Thu nhap” và các biến phụ thuộc

a) Biến độc lập “ thu nhap” với biến phụ thuộc “ cac ung dung mua hang
online”

a1) Ứng dụng instagram

Giá trị R bình phương hiệu chỉnh bằng 0.089 cho thấy các biến độc lập đưa vào phân tích hồi
quy ảnh hưởng 8.9% sự biến thiên của biến phụ thuộc.

Giá trị Durbin-Watson = 1.96, nằm trong khoảng 1.5 đến 2.5 nên kết quả không vi phạm giả định
tự tương quan chuỗi bậc nhất.

71
Gía trị sig của kiểm định t là 0.002 < 0.05, nên các biến có ý nghĩa thống kê với nhau. Giữa hai
biến có mối quan hệ tương quan dương với nhau.

Phương trình hồi quy đơn: Instagram = 0.788*(Thu nhap)

(Do giá trị sig kiểm định t của constant là 0.245 nên bỏ giá trị hằng số trên mô hình)

Từ phương trình trên cho thấy người có thu nhập ở phân khúc càng cao sẽ còn có xu hướng mua
hàng trên ứng dụng instargam nhiều hơn. Trung bình người có thu nhập từ 3 – 5 triệu sẽ có xu
hướng mua hàng trên instagram hơn người có thu nhập từ 1 – 3 triệu gấp 0.788 lần và người có
thu nhập trên 5 triệu cũng sẽ có xu hướng mua hàng trên instagram gấp 0.788 so với người có
thu nhập từ 3 – 5 triệu.

Kết luận: chỉ riêng ứng dụng mua hàng Instagram có mang ý nghĩa thống kê với các phân
khúc thu nhập khác nhau. Còn với các ứng dụng mua hàng khác như shopee, lazada,
facebook, tiktok shop gần như không có sự khác nhau quá nhiều về việc mua sắm trên các
ứng dụng đối với những người có mức thu nhập khác nhau. Cũng như thu nhập của họ
không ảnh hưởng hay quyết định đến việc họ sẽ mua hàng trên các ứng dụng này.

b) Biến độc lập “ thu nhap” với biến phụ thuộc “ cac yeu to quyet dinh mua
hang online”

a) Yếu tố thương hiệu

72
Giá trị R bình phương hiệu chỉnh bằng 0.04 cho thấy các biến độc lập đưa vào phân tích hồi quy
ảnh hưởng 4% sự biến thiên của biến phụ thuộc.

Giá trị Durbin-Watson = 1.87, nằm trong khoảng 1.5 đến 2.5 nên kết quả không vi phạm giả định
tự tương quan chuỗi bậc nhất.

Giá trị Sig của kiểm định t là 0.041 < 0.05 nên các biến có ý nghĩa thống kê với nhau.

Biến “ Thu nhap” và biến “Thuong hieu” có mối liên hệ tương quan âm với nhau.

Phương trình hồi quy đơn: Thuong hieu = 4.232 – 0.316*(Thu nhap)

Từ phương trình trên ta thấy người có phân khúc thu nhập còn cao càng ít quan tâm đến yếu tố
thương hiệu.

Người có phân khúc thu nhập từ 3 đến 5 triệu thì mức độ quan tâm đến Thuong hieu là 3.6 ở gần
giưa mức 4 - quan tâm

Người có phân khúc thu nhập trên 5 triệu thì mức độ quan tâm đến Thuong hieu là 3.284 ở gần
giưa mức 3 – bình thường

Người có thu nhập còn cao càng có xu hướng ít quan tâm đến yếu tố thương hiệu.

73
Kết luận: với các yếu tố khác như giá cả, uy tín, nhu cầu đặt cọc, thanh toán giao nhận hàng,
thiết kế web, Feedback & review không có ý nghĩa thống kê với các mức thu nhập khác nhau
của người người hàng, hay việc thu nhập bao nhiêu không ảnh hưởng đến có yếu tố quyết
định đặt hàng này. Riêng yếu tố thương hiệu có ý nghĩa thống kê với thu nhập. Thu nhập còn
cao càng có xu hướng ít quan tâm đến thương hiệu hơn.

c) Biến độc lập “ thu nhap” với biến phụ thuộc “ cac mat hang mua online”

c1) Mặt hàng dụng cụ học tập

Giá trị R bình phương hiệu chỉnh bằng 0.095 cho thấy các biến độc lập đưa vào phân tích hồi
quy ảnh hưởng 9.5 % sự biến thiên của biến phụ thuộc.

Giá trị Durbin-Watson = 2.046, nằm trong khoảng 1.5 đến 2.5 nên kết quả không vi phạm giả
định tự tương quan chuỗi bậc nhất.

Giá trị Sig của kiểm định t là 0.001 < 0.05 nên các biến có ý nghĩa thống kê với nhau.

Biến “ Thu nhap” và biến “dung cu hoc tap” có mối liên hệ tương quan âm với nhau.

Phương trình hồi quy đơn: Dung cu hoc tap = 3.229 – 0.925*(Thu nhap)

74
Từ phương trình trên ta thấy người có phân khúc thu nhập còn cao càng ít mua dụng cụ học tập
bằng hình thức mua online.

Kết luận: việc mua các mặt hàng như mỹ phẩm, thời trang, sản phẩm công nghệ, đồ gia dụng
bằng hình thức online không bị ảnh hưởng bới các mức thu nhập khác nhau của sinh viên.
Riêng mặt hàng dụ cụ học tập là bị ảnh hưởng theo tỉ lệ nghịch, với mức thu nhập càng cao
càng có xu hướng ít mua dụng cụ học tập bằng hình thức online.

d) Biến độc lập “ thu nhap” với biến phụ thuộc “ cac tro ngai khi mua online”

d1) Trở ngại đặt cọc trước

Giá trị R bình phương hiệu chỉnh bằng 0.054 cho thấy các biến độc lập đưa vào phân tích hồi
quy ảnh hưởng 5.4 % sự biến thiên của biến phụ thuộc.

Giá trị Durbin-Watson = 2.278, nằm trong khoảng 1.5 đến 2.5 nên kết quả không vi phạm giả
định tự tương quan chuỗi bậc nhất.

Giá trị Sig của kiểm định t là 0.017 < 0.05 nên các biến “thu nhap” có ý nghĩa thống kê với biến
“dat coc”.

Biến “ Thu nhap” và biến “dat coc” có mối liên hệ tương quan dương với nhau.

75
Phương trình hồi quy đơn: Dat coc = 0.404*(Thu nhap)

Từ phương trình trên ta thấy người có phân khúc thu nhập còn cao càng gặp nhiều trở ngại trong
việc đặt cọc trước khi mua sắm bằng hình thức online.

Kết luận: với các trở ngại về giá cả, chất lượng sản phẩm, lộ thông tin, dịch vụ giao nhận
hàng hay thiết kế web không bị tác động bởi thu nhập mua người mua chỉ riêng vấn đề về
đặt cọc trước thì người có thu nhập càng cao lại có khả năng gặp trở ngại này nhiều hơn.

3.3.3 Hồi quy tuyến tính bội

3.3.3.1 Biến phụ thuộc Giá cả

Do giá trị Sig của kiểm định F là 0.015 nhỏ hơn mức quy định 0.05 nên mô hình là hoàn toàn
phù hợp. Và giá trị sig của biến Nghành học lớn hơn 0.05 nên giới tính không có sự ảnh hưởng
đến yếu tố này.

76
Theo phân tích hồi quy đơn ở phần trước thì cả giới tính và nghành học đều có sự ảnh hưởng đến
yếu tố quyết định mua hàng là giá cả nhưng khi được đưa vào mô hình hồi quy bội thì chỉ có giới
tính mới có sự ảnh hưởng đến yếu tố này. Và khác với mô hình hồi quy đơn trước đó giá trị R
bình phương hiệu chỉnh bằng 0.08 cho thấy biến độc lập đưa vào phân tích hồi quy ảnh hưởng
đến 8% sự biến thiên của biến phụ thuộc Giá cả cao hơn 3.1% so với mô hình hồi quy đơn.

Phương trình: Gia ca = 2.844 + 0.442 * (Gioi tinh)

Khi giới tính là nam thì mức độ quan tâm đến Gia ca = 3.286 và khi giới tính là nữ thì mức dộ
quan tâm đến Gia ca = 3.728

Nữ có xu hướng quan tâm đến yếu tố giá cả nhiều hơn so với nam nhưng sự chênh lệch không
quá cao.

3.3.3.3 Biến phụ thuộc Thương hiệu

77
Do giá trị Sig của kiểm định F là 0.02 nhỏ hơn mức quy định 0.05 nên mô hình là hoàn toàn phù
hợp. Và giá trị sig của cả hai biến độc lập đều lớn hơn 0.05 nên giới tính hay thu nhập không có
sự ảnh hưởng đến yếu tố này.

Theo phân tích hồi quy đơn ở phần trước thì cả giới tính và thu nhập đều có sự ảnh hưởng đến
yếu tố quyết định mua hàng là thương hiệu nhưng khi được đưa vào mô hình hồi quy bội thì cả
hai đều không có sự ảnh hưởng đến yếu tố Thương hiệu vì hệ số sig kiểm định t của cả hai đều
lớp hơn 0.05.

3.3.3.4 Biến phụ thuộc trở ngại đặt cọc

Do giá trị Sig của kiểm định F là 0.007 nhỏ hơn mức quy định 0.05 nên mô hình là hoàn toàn
phù hợp. Và giá trị sig của giới tính và thu nhập đều nhỏ hơn 0.05 nên cả hai có sự ảnh hưởng
đến yếu tố này.

78
Phương trình: dat coc = 0.03*(thu nhap) – 0.479(Gioi tinh)

Thu nhập có sự tương quan dương với trở ngại đặt cọc trước khi mua hàng online và ngược lại
giới tính có sự tương quan âm với với trở ngại đặt cọc trước khi mua hàng online.

Hay khi giới tính là Nam và có thu nhập càng cao càng có khả năng gặp trở ngại này nhiều hơn
Nữ có thu nhập cao.

79
KẾT LUẬN

Mục tiêu của đề tài là nghiên cứu xác định các yếu tố chính ảnh hưởng đến quyết định mua sắm
trực tuyến của sinh viên Khoa Khoa học Tự nhiên – trường Đại học Cần Thơ, đồng thời xây
dựng và kiểm định mô hình các yếu tố chính này.

Thông qua kết quả của quá trình khảo sát có 7 yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến quyết định mua
hàng online của sinh viên: giá cả, thương hiệu của sản phẩm, uy tín của người bán, nhu cầu đặt
cọc trước, hình thức thanh toán và giao nhận hàng, thiết kế của website, review và feedback của
người mua trước, và một vài trở ngại thường gặp phải khi mua hàng như: Giá cả (không thấp hơn
mua trực tiếp/ không rõ ràng…), sản phẩm kém chất lượng so với quảng cáo, đặt cọc khi mua
hàng, lo ngại thông tin cá nhân bị tiết lộ, dịch vụ vận chuyển và giao nhận, trong đó trở ngại về
chất lượng là trở ngại sinh viên gặp nhiều nhất 60/205 mẫu khảo sát. Các sản phẩm được chọn
mua online đa dạng các mặt hàng.

Qua các kết quả khảo sát trên cho thấy 100 % tổng số sinh viên làm khảo sát đều đã từng trải
nghiệm tham gia mua hàng online và sẽ tiếp tục mua hàng online trong tương lai.

Theo phân tích hồi quy thì nữ có xu hướng quan tâm đến các yếu tố như giá cả, uy tín, thương
hiệu nhiều hơn so với nam. Và đối với nam có thu nhập càng cao càng có khả năng gặp trở ngại
về vấn đề đặt cọc trước nhiều hơn nữ có cùng mức thu nhập.

80
TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Cục Thương mại điện tử và Công nghệ thông tin (T04/2016). Báo cáo Thương mại điện tử
Việt Nam năm 2015.

2. Dammio – Kiến thức công nghệ và ngôn ngữ (29/03/2017). Việt Nam có hơn 49 triệu người
dùng Internet năm 2016. Nguồn: https://www.dammio.com/2017/03/29/viet-nam-co-hon-49-
trieu-nguoi-dunginternet-nam-2016/

3. Hoàng Quốc Cường (2010). Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng dịch vụ
mua hàng điện tử qua mạng. Luận văn (Thạc sĩ), khoa Quản Trị Kinh Doanh, trường Đại Học
Bách Khoa TP.HCM.

4. Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008). Phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS. Nhà
xuất bản Hồng Đức, TP.HCM.

81
5. Nguyễn Anh Mai (2007). Các nhân tố quyết định ảnh hưởng đến xu hướng thay đổi thái độ
của người sử dụng Thương mại điện tử ở Việt Nam, Luận văn (Thạc Sĩ), ngành Quản trị kinh
doanh, trường Đại học Kinh Tế TP.HCM.

6. Nguyễn Đình Thọ (2011). Phương pháp nghiên cứu khoa học trong kinh doanh. Nhà xuất bản
Lao động – Xã hội, Hà Nội

7. Businessdictionary.com (Trực tuyến). Accessed 22 November 2016. Địa chỉ:


http://www.businessdictionary.com/definition/online-shopping.html

8. Ajzen I., Fishbein M. (1975). Belief, Attitude, Intention and Behavior: An Introduction to
theory and research, Addition-Wesley, Reading, MS

82
PHỤ LỤC

PHIẾU KHẢO SÁT VỀ THỰC TRẠNG MUA HÀNG ONLINE

Xin chào bạn/Anh(chị)!


Chúng tôi là sinh viên năm 2 ngành Thống Kê của khoa KHTN trường Đại học Cần Thơ. Hiện
tại, chúng tôi đang phân tích về đề tài “Nghiên cứu về thực trạng mua hàng online của sinh viên
khoa KHTN”. Để bài làm trở nên chính xác và rõ ràng hơn, chúng tôi đã tạo ra bài khảo sát dưới
đây và rất mong các bạn/anh(chị) dành chút thời gian để thực hiện khảo sát cùng chúng tôi.
Chúng tôi đảm bảo rằng các thông tin cá nhân thu thập từ khảo sát này sẽ hoàn toàn bảo mật và
chỉ sử dụng cho mục đích nghiên cứu trong học tập không mang tính chất kinh doanh. Tất cả
mọi ý kiến liên quan đến bài khảo sát này luôn luôn được chào đón và trân trọng !!!
Cám ơn bạn/anh(chị) đã dành thời gian làm cuộc khảo sát này ♥.

I . NỘI DUNG KHẢO SÁT

1. Giới tính của bạn/anh(chị):


 Nam
 Nữ
2. Ngành học của bạn/anh(chị):…………………………………………………...
3. Thu nhập hằng tháng của bạn ?
 Từ 1 triệu – 3 triệu
 Từ 3 triệu – 5 triệu
 Trên 5 triệu
4. Bạn đã từng tham gia mua hàng online chưa ?
 Có
 Chưa
Nếu câu trả lời là có mời bạn/anh(chị) trả lời tiếp từ câu 5 đến câu 16.

Nếu câu trả lời là chưa. Xin bạn hãy cho biết lí do vì sao bạn chưa sử dụng hình thức mua hàng
online (có thể chọn nhiều đáp án).

83
 Không muốn trải nghiệm
 Mua hàng tại cửa hàng nhanh hơn, dễ dàng hoặc rẻ hơn
 Sợ lộ thông tin cá nhân
 Hàng hóa dịch vụ không phù hợp
 Chất lượng dịch vụ giao hàng chưa tốt
 Không có thẻ tín dụng, hoặc các loại thẻ thanh toán qua mạng
 Cách thức đặt hàng rắc rối
 Không có đủ thông tin hàng hóa để đưa ra quyết định mua hàng
 Sợ bị lừa đảo
 Khó kiểm định chất lượng hàng hóa
 Sản phẩm kém chất lượng so với quảng cáo
5. Trung bình bạn thường mua sắm online bao nhiêu lần trong 1 tháng ?
 1-3 lần
 3-5 lần
 5-10 lần
 trên 10 lần
6. Bạn mua hàng online thông qua ứng dụng nào ?( có thể chọn nhiều đáp án)
 Shopee
 Facebook
 Instagram
 Tiktok shop
 Lazada
 Khác:……………………………………………………………………...
7. Đánh giá 5 mức độ của yếu tố khi bạn quyết định mua hàng online là gì ?
( 1=Rất không quan tâm – 2 = Không quan tâm – 3 = Bình thường – 4 = Quan tâm – 5 =
Rất quan tâm )
 Giá cả
 Thương hiệu của sản phẩm
 Uy tín của người bán/ website bán hàng
 Nhu cầu đặt cọc
84
 Thanh toán và giao nhận hàng hóa
 Thiết kế của webite
 Review
 Uy tín trang bán hàng
 Feedback của người mua trước
 Khác:……………………………………..
8. Bạn thường mua hàng tiêu dùng nào trên mạng?( có thể chọn nhiều đáp án)
 Mỹ phẩm
 Thời trang
 Sản phẩm công nghệ
 Dụng cụ học tập
 Đồ gia dụng
 Hàng hóa dịch vụ khác ( vui lòng nêu rõ ) :.................................................................................
9. Trung bình 1 tháng bạn chi bao nhiêu cho việc mua sắm online ?
 Dưới 500.000
 Từ 500.000 – 1.000.000
 Từ 1.000.000 – 3.000.000
 Trên 3.000.000
10. Bạn thanh toán các sản phẩm/dịch vụ đặt hàng qua mạng bằng hình thức nào ?
 Tiền mặt khi nhận hàng (COD)
 Ví điện tử (Momo, Shopee Pay, Zalo Pay,....)
 Thẻ thanh toán (thẻ visa, thẻ tín dụng,....)
 Khác………………………………………………………………………………
11. Trung bình thời gian dành ra cho việc tìm kiếm, tham khảo và mua sắm sản phẩm tiêu
dùng online của bạn ?
 Dưới 30 phút
 30 phút -1 giờ
 1 giờ - 2 giờ
 Trên 2 giờ
12. Nhìn chung lại bạn có hài lòng khi mua sắm online không?
85
 Rất hài lòng
 Hài lòng
 Bình thường
 Không hài lòng
 Rất không hài lòng
13. Bạn đã gặp trở ngại gì khi mua sắm online?(có thể chọn nhiều đáp án)
 Giá cả (không thấp hơn mua trực tiếp/ không rõ ràng…)
 Sản phẩm kém chất lượng so với quảng cáo
 Đặt cọc trước khi mua hàng
 Lo ngại thông tin cá nhân bị tiết lộ
 Dịch vụ vận chuyển và giao nhận.
 Website/Ứng dụng di động thiết kế chưa chuyên nghiệp
 Khác………………………………………………………………………………

14. Trong tương lai bạn có tiếp tục mua hàng online không?

 Có
 Không

86

You might also like