Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 14

BỘ MÔN TRIẾT HỌC

NỘI DUNG ÔN TẬP MÔN TRIẾT HỌC MÁC – LÊNIN (Đại học Bách khoa, Đại học Sư
phạm, Đại học sư phạm Kỹ thuật)

Nội dung 1: Vấn đề cơ bản của triết học: là mối quan hệ giữa tư duy và tồn tại (giữa ý thức và vật
chất)
_ Mặt thứ nhất (bản thể luận): giữa ý thức và vật chất, cái nào có trước, cái nào có sau? Và cái
nào quyết định cái nào?
+ Giải quyết mặt thứ nhất trong vấn đề cơ bản của triết học dựa trên 3 cách sau:
• Vật chất có trước, ý thức có sau, vật chất quyết định ý thức
• Ý thức có trước, vật chất có sau, ý thức quyết định đến vật chất
• Ý thức và vật chất tồn tại độc lập với nhau, không quyết định lẫn nhau
+ Hai cách giải quyết đầu tiên tuy có đối lập nhau về nội dung, tuy nhiên điểm chung của hai cách
giải quyết này đều thừa nhận một trong hai nguyên thể (ý thức hoặc vật chất) là nguồn gốc của thế
giới. Cách giải quyết một và hai thuộc về triết học nhất nguyên.
+ Triết học nhất nguyên bao gồm hai trường phái: trường phái triết học nhất nguyên duy vật và
trường phái triết học nhất nguyên duy tâm.
+ Cách thứ ba thừa nhận ý thức và vật chất tồn tại độc lập với nhau, cả hai nguyên thể (ý thức và
vật chất) đều là nguồn gốc của thế giới. Cách giải thích này thuộc về triết học nhị nguyên.
_ Mặt thứ hai (nhận thức luận): con người có khả năng nhận thức được thế giới hay không?
+ Đại đa số các nhà triết học theo chủ nghĩa duy tâm cũng như duy vật đều cho rằng con người có
khả năng nhận thức được thế giới. Tuy nhiên:
Các nhà triết học duy vật cho rằng, con người có khả năng nhận thức thế giới. Song do vật chất có
trước, ý thức có sau, vật chất quyết định đến ý thức nên sự nhận thức đó là sự phản ánh thế giới
vật chất vào óc con người. Một số nhà triết học duy tâm cũng thừa nhận con người có khả năng
nhận thức thế giới, nhưng sự nhận thức đó là sự tự nhận thức của tinh thần, tư duy. Một số nhà
triết học duy tâm khác theo “Bất khả tri luận” lại phủ nhận khả năng nhận thức thế giới của con
người.
Nội dung 2: Những tích cực và hạn chế của chủ nghĩa duy vật trước Mác quan niệm về vật chất.
Nội dung và ý nghĩa phương pháp luận định nghĩa vật chất của Lênin.
_ Những tích cực và hạn chế của chủ nghĩa duy vật trước Mác quan niệm về vật chất:
Chủ nghĩa duy vật trước Mác: Ưu điểm là thừa nhận sự tồn tại khách quan của thế giới vật chất,
lấy bản thân giới tự nhiên để gải thích tự nhiên. Quan điểm này phù hợp với thực tiễn, tuy nhiên
khi trả lời câu hỏi vật chất là gì thì các nhà duy vật trước mác lại có những quan điểm khác nhau.
+ Quan niệm của chủ nghĩa duy vật chất phác thời cổ đại thì đồng nhất vật chất với những sự vật
hiện tượng cụ thể như nước, lửa, không khí, nguyên tử… coi đó là cái đầu tiên mà từ đó sinh ra
mọi cái còn lại. Quan niệm này mang nặng tính trực quan, ngây thơ, ấu trĩ và chưa khoa học nên
đã bị khoa học bác bỏ.
+ Quan niệm của chủ nghĩa siêu hình thế kỷ XVII, XVIII quy vật chất về các thuộc tính của vật
như là khối lượng, quảng tính, hay là kết cấu nguyên tử. Quan niệm này đã có tính khoa học tuy

1
nhiên nó còn mang nặng tính siêu hình cơ giới, máy móc. Do đó những quan niệm này cuối cùng
cũng bị khoa học bác bỏ. Từ đó đặt ra nhu cầu phải có một quan niệm mới về vật chất. Lênin là
người đầu tiên đưa ra được quan điểm này.
_ Nội dung và ý nghĩa phương pháp luận định nghĩa vật chất của Lênin:
+ Nội dung:
• Vật chất là thực tại khách quan-cái tồn tại hiện thực bên ngoài ý thức và không lệ thuộc
vào ý thức
• Vật chất là cái mà khi tác động vào các giác quan của con người thì đem lại cho con người
cảm giác
• Vật chất là cái mà ý thức chỉ chẳng qua chỉ là sự phản ánh của nó
+ Ý nghĩa phương pháp luận:
• Góp phần khắc phục được quan niệm siêu hình về vật chất, đó là không quy vật chất về cái
cụ thể mà đồng nhất nó với thực tại khách quan nói chung (Cái thực tại khách quan ấy mới
là vĩnh viễn, mới là cái vô cùng tận)
• Góp phần giải quyết được cả hai mặt vấn đề cơ bản của triết học theo lập trường duy vật
và theo lập trường khả tri luận (theo thuyết có thể biết)
• Góp phần đấu tranh chống chủ nghĩa duy tâm, nhất là duy tâm vềxã hội. Vì theo định nghĩa
này đưa vào thuộc tính tồn tại khách quan mà ta có thể phân biệt trong xã hội xem đâu là
vật chất, đâu là tinh thần
• Là cơ sở khoa học cho việc nghiên cứu về các dạng cấu trúc vật chất của thế giới có liên
quan đến dạng vật chất mới như là: hạt và phản hạt; vật chất và phản vật chất
Nội dung 3: Quan điểm duy vật biện chứng về nguồn gốc, bản chất, kết cấu của ý thức và mối
quan hệ giữa vật chất, ý thức.
a. Nguồn gốc:
_ Nguồn gốc tự nhiên:
+ Ý thức là kết quả của quá trình tiến hóa của thuộc tính phản ánh có ở mọi dạng vật chất
+ Ý thức là hình thức cao nhất của sự phản ánh thế giới hiện thực, ý thức là hình thức phản ánh
chỉ có ở con người. Ý thức là đặc tính riêng của một vật chất có tổ chức cao là bộ óc người
_ Nguồn gốc xã hội: Ý thức người ra đời cùng với quá trình hình thành bộ óc người nhờ có lao
động và ngôn ngữ
+ Lao động là quá trình con người sử dụng công cụ tác động vào giới tự nhiên nhằm thay đổi giới
tự nhiên cho phù hợp với nhu cầu của con người; là quá trình trong đó bản thân con người đóng
vai trò môi giới, điều tiết sự trao đổi vật chất giữa mình với giới tự nhiên. Lao động là hoạt động
đặc thù của con người , lao động luôn mang tính tập thể
+ Ngôn ngữ là hệ thống tín hiệu vật chất mang nội dung ý thức. Ngôn ngữ xuất hiện trở thành “vỏ
vật chất” của tư duy; là hiện thực trực tiếp của ý thức; là phương thức để ý thức tồn tại với tư cách
là sản phẩm xã hội-lịch sử. Nhờ ngôn ngữ con người đã không chỉ giao tiếp, trao đổi mà còn khái
quát, tổng kết đúc kết thực tiễn, truyền đạt kinh nghiệm, truyền đạt tư tưởng từ thế hệ này sang thế
hệ khác
b. Bản chất của ý thức:

2
_ Ý thức là sự phản ánh hiện thực khách quan vào bộ óc con người một cách năng động và sáng
tạo. Điều này được thể hiện ở:
+ Ý thức cũng là “hiện thực” nhưng là hiện thực trong tư tưởng. Đó là sự thống nhất giữa vật chất
và ý thức. Trong đó, vật chất là cái được phản ánh, còn ý thức là cái phản ánh
+ Ý thức là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan
+ Phản ánh ý thức là sự phản ánh sáng tạo. Tính sáng tạo của ý thức rất đa dạng, phong phú. Tuy
nhiên, đó là sự sáng tạo dựa trên sự phản ánh
_ Quá trình ý thức được thống nhất bởi các mặt sau:
+ Trao đổi thông tin giữa chủ thể và đối tượng phản ánh
+ Mô hình hóa đối tượng trong tư duy dưới dạng hình ảnh tinh thần
+ Chuyển mô hình từ tư duy ra hiện thực khách quan
+ Ý thức không phải là một hiện tượng tự nhiên thuần túy mà là một hiện tượng xã hội. Ý thức chỉ
được nảy sinh trong lao động, trong hoạt động cải tạo thế giới của con người
c. Kết cấu của ý thức:
_ Theo chiều ngang, ý thức gồm:
+ Tri thức: Là kết quả của quá trình nhận thức của con người về thế giới hiện thực. Trí thức là yếu
tố quan trọng nhất
+ Tình cảm: là sự cảm động của con người trong mối quan hệ với thực tại xung quanh và với chính
mình
+ Các yếu tố khác như niềm tin, lí trí, ý chí...
_ Theo chiều dọc, ý thức bao gồm:
+ Tự ý thức: là ý thức về bản thân mình trong quan hệ với thế giới bên ngoài
+ Tiềm thức: là những tri thức mà con người đã có được từ trước nhưng gần như trở thành bản
năng, thành kĩ năng trong tầng sâu ý thức
+ Vô thức: là trạng thái tâm lí ở chiều sâu, điều chỉnh suy nghĩ, hành vi, thái độ ứng xử của con
người mà chưa có sự tranh luận nội tâm, chưa có sự truyền thông tin bên trong, chưa có sự kiểm
tra, tính toán của lí trí,...
d. Mối quan hệ giữa vật chất và ý thức:
_ Việc phân định ý thức và vật chất chỉ diễn ra trong kĩnh vực nhận thức luận
_ CNDVBC cho rằng giữa vật chất và ý thức có mối quan hệ biện chứng tác động qua lại lẫn nhau.
Trong đó vật chất quyết định ý thức, ý thức có tính độc lập tương đối và tác động trở lại vật chất
_ Vật chất quyết điinhj ý thức về:
+ Nguồn gốc: ý thức là kết quả sự phản ánh thế giới khách quan(vật chất) vào não người
+ Nội dung: cần có chất liệu từ hiện thực khách quan thù ý thức mới sáng tạo ra được các hình ảnh
tinh thần
+ Bản chất xã hội: điều kiện vật chất khác nhau tác động đến tư tưởng, quan niệm khác nhau trong
mỗi thời kì xã hội
+ Sự vận động, phát triển của ý thức: vật chất hỗ trợ phát triển ý thức, giúp con người khám phá
ra được nhiều hơn về thế giới
_ Ý thức có tính độc lập tương đối và tác động trở lại vật chất:

3
+ Ý thức sau khi ra đời sẽ vận động phát triển theo quy luật riêng của nó
+ Thông qua hoạt động thực tiễn ý thức tác động trở lại vật chất
+ Ý thức có thể tác động tích cực hoặc tiêu cực
+ Ý thức đóng vai trò ngày càng cao trong hoạt động thực tiễn
Nội dung 4: Nội dung và ý nghĩa phương pháp luận của nguyên lý mối liên hệ phổ biến, nguyên
lý phát triển.
a. Nguyên lý mối liên hệ phổ biến:
_ Tính chất:
+ Tính khách quan: các mối liên hệ là vốn có của mọi sự vật, hiện tượng, không phụ thuộc vào ý
thức của con người
+ Tính phổ biến: bất kỳ một sự vật, hiện tượng nào, ở bất kỳ không gian nào và ở bất kỳ thời gian
nào cũng có mối liên hệ với những sự vật, hiện tượng khác. Ngay trong cùng một sự vật, hiện
tượng thì bất kỳ một thành phần nào, một yếu tố nào cũng có mối liên hệ với những thành phần,
những yếu tố khác
+ Tính đa dạng, phong phú: sự vật khác nhau, hiện tượng khác nhau, không gian khác nhau, thời
gian khác nhau thì các mối liên hệ biểu hiện khác nhau. Có thể chia các mối liên hệ thành nhiều
loại: mối liên hệ bên trong, mối liên hệ bên ngoài, mối liên hệ chủ yếu, mối liên hệ thứ yếu, v.v..
Các mối liên hệ này có vị trí, vai trò khác nhau đối với sự tồn tại và vận động của sự vật, hiện
tượng
_ Ý nghĩa PPL:
+ Khi nghiên cứu, xem xét đối tượng cụ thể, cần đặt nó trong chỉnh thể thống nhất của tất cả các
mặt, các bộ phận, các yếu tố, các thuộc tính, các mối liên hệ của chỉnh thể đó
+ Chủ thể phải rút ra được các mặt, các mối liên hệ tất yếu của đối tượng đó và nhận thức chúng
trong sự thống nhất hữu cơ nội tại, bởi chỉ có như vậy, nhận thức mới có thể phản ánh được đầy
đủ sự tồn tại khách quan với nhiều thuộc tính, nhiều mối liên hệ, quan hệ và tác động qua lại của
đối tượng
+ Cần xem xét đối tượng này trong mối liên hệ với đối tượng khác và với môi trường xung quanh,
kể cả các mặt của các mối liên hệ trung gian, gián tiếp; trong không gian, thời gian nhất định, tức
cần nghiên cứu cả những mối liên hệ của đối tượng trong quá khứ, hiện tại và phán đoán cả tương
lai của nó
+ Quan điểm toàn diện đối lập với quan điểm phiến diện, một chiều, chỉ thấy mặt này mà không
thấy mặt khác; hoặc chú ý đến nhiều mặt nhưng lại xem xét dàn trải, không thấy mặt bản chất của
đối tượng nên dễ rơi vào thuật nguỵ biện (đánh tráo các mối liên hệ cơ bản thành không cơ bản
hoặc ngược lại) và chủ nghĩa chiết trung (lắp ghép vô nguyên tắc các mối liên hệ trái ngược nhau
vào một mối liên hệ phổ biến)
b. Nguyên lý sự phát triển:
_ Tính chất:
+ Tính khách quan: nguồn gốc của nó nằm trong chính bản thân của sự vật, hiện tượng, chứ không
phải do tác động từ bên ngoài và đặc biệt không phụ thuộc vào ý thích, ý muốn chủ quan của con
người

4
+ Tính phổ biến: sự phát triển có mặt ở khắp mọi nơi trong các lĩnh vực xã hội, tự nhiên và tư duy
+ Tính kế thừa: sự vật, hiện tượng mới ra đời không thể là sự phủ định tuyệt đối, phủ định sạch
trơ, đoạn tuyệt một cách siêu hình đối với sự vật, hiện tượng cũ. Sự vật, hiện tượng mới ra đời từ
sự vật, hiện tượng cũ chứ không phải ra đời từ hư vô. Vì vậy trong sự vật hiện tượng mới còn giữ
lại có chọn lọc và cải tạo các yếu tố còn tác dụng còn phù hợp với chúng trong khi gạt bỏ mặt tiêu
cực, lỗi thời, lạc hậu của sự vật, hiện tượng cũ đang gây cản trở sự vật mới tiếp tục phát triển
+ Tính đa dạng, phong phú: tuy sự phát triển diễn ra trong mọi lĩnh vực tự nhiên, xã hội và tư duy,
nhưng mỗi sự vật, hiện tượng lại có quá trình phát triển không giống nhau. Tính đa dạng và phong
phú của sự phát triển còn phụ thuộc vào không gian và thời gian, vào các yếu tố, điều kiện tác
động lên sự phát triển đó
_ Ý nghĩa PPL:
+ Khi nghiên cứu, cần đặt đối tượng vào sự vận động, phát hiện xu hướng biến đổi của nó để không
chỉ nhận thức nó ở trạng thái hiện tại, mà còn dự báo được khuynh hướng phát triển của nó trong
tương lai
+ Cần nhận thức được rằng, phát triển là quá trình trải qua nhiều giai đoạn, mỗi giai đoạn có đặc
điểm, tính chất, hình thức khác nhau nên cần tìm hình thức, phương pháp tác động phù hợp để
hoặc thúc đẩy, hoặc kìm hãm sự phát triển đó
+ Phải sớm phát hiện và ủng hộ đối tượng mới hợp quy luật, tạo điều kiện cho nó phát triển; chống
lại quan điểm bao thủ, trì trệ, định kiến
+ Trong quá trình thay thế đối tượng cũ bằng đối tượng mới phải biết kế thừa các yếu tố tích cực
từ đối tượng cũ và phát triển sáng tạo chúng trong điều kiện mới
Nội dung 5: Nội dung và ý nghĩa phương pháp luận của quy luật thống nhất và đấu tranh giữa các
mặt đối lập.
a. Nội dung:
_ Mặt đối lập là những mặt có những đặc điểm, những thuộc tính, những tính quy định có khuynh
hướng biến đổi trái ngược nhau tồn tại một cách khách quan trong tự nhiên, xã hội và tư duy. Sự
tồn tại các mặt đối lập là khách quan và là phổ biến trong thế giới. Theo triết học duy vật biện
chứng của Engels thì tất cả các sự vật, hiện tượng trên thế giới đều chứa đựng những mặt trái
ngược nhau
_ VD: Trong nguyên tử có điện tử và hạt nhân hay trong sinh vật thì có sự đồng hoá và dị hoá,
trong kinh tế thị trường có cung và cầu, hàng và tiền. Những mặt trái ngược nhau đó trong phép
biện chứng duy vật gọi là mặt đối lập
_ Các mặt đối lập nằm trong sự liên hệ, tác động qua lại lẫn nhau theo hướng trái ngược nhau,
xung đột lẫn nhau tạo thành mâu thuẫn biện chứng. Theo triết học duy vật biện chứng của Engels
thì mâu thuẫn biện chứng tồn tại một cách khách quan và phổ biến trong tự nhiên, xã hội và tư
duy. Mâu thuẫn biện chứng trong tư duy là phản ánh mâu thuẫn trong hiện thực và là nguồn gốc
phát triển của nhận thức. Mâu thuẫn biện chứng không phải là ngẫu nhiên, chủ quan, cũng không
phải là mâu thuẫn trong lôgic hình thức. Mâu thuẫn trong lôgic hình thức là sai lầm trong tư duy
b. Ý nghĩa PPL:

5
_ Thừa nhận tính khách quan của mâu thuẫn trong sự vật, hiện tượng; từ đó giải quyết mâu thuẫn
phải tuân theo quy luật điều kiện khách quan. Muốn phát hiện mâu thuẫn cần tìm ra thể thống nhất
của các mặt đối lập trong sự vât, hiện tượng; từ đó tìm ra phương hướng giải pháp đúng cho hoạt
động nhận thức và thực tiễn

_ Phân tích mâu thuẫn cần bắt đầu từ việc xem xét quá trình phát sinh, phát triển của từng loại mâu
thuẫn; xem xét vai trò, vị trí và mối quan hệ giữa các mâu thuẫn và điều kiện chuyển hóa giữa
chúng. Phải biết phân tích cụ thể một mâu thuẫn cụ thể và đề ra được phương pháp giải quyết mâu
thuẫn đó

_ Phải nắm vững nguyên tắc giải quyết mâu thuẫn bằng đấu tranh giữa các mặt đối lập, không điều
hòa mâu thuẫn cũng không nóng vội hay bảo thủ, bởi giải quết mâu thuẫn còn phụ thuộc vào điều
kiện đã đủ và chín muồi hay chưa
Nội dung 6: Nội dung và ý nghĩa phương pháp luận quy luật chuyển hóa từ những thay đổi về
lượng dẫn đến những thay đổi về chất và ngược lại.
a. Nội dung:
_ Khái niệm:
+ Chất: là phạm trù triết học chỉ tính quy định khách quan vốn có của sự vật hiện tượng, là sự
thống nhất hữu cơ các thuộc tính làm cho nó là nó chứ không phải cái khác
+ Lượng: là phạm trù triết học dùng để chỉ tính quy định vốn có của sự vật về mặt số lượng, quy
mô, trình độ, nhịp điệu của sự vận động và phát triển cũng như các thuộc tính của sự vật
_ Quan hệ biện chứng giữa chất và lượng:
+ Tính thống nhất giữa chất và ;ượng trong một sự vật: chất và lượng là hai mặt thống nhất hữu
cơ với nhau. Chất nào lượng đó lượng nào chất đó. Chất và lượng có sự phù hợp với nhau
+ Quá trình chuyển hóa từ những sự thay đổi về lượng thành những sự thay đổi về chất và ngược
lại, quá trình chuyển hóa từ những sự thay đổi về chất thành những sự thay đổi về lượng
+ Bước nhảy và các hình thức bước nhảy: bước nhảy là sự thay đổi về chất từ chất cũ sang chất
mới
b. Ý nghĩa PPL:
_ Trong hoạt động nhận thức và thực tiễn khi muốn thay đổi về chất thì phải không ngừng tích luỹ
về lượng
_ Khi tích luỹ đủ về lượng phải thực hiện bước nhảy để chuyển sang chất mới
_ Để chuyển sự thay đổi về lượng thành những sự thay đổi về chất chúng ta phải linh hoạt trong
việc thực hiện những bước nhảy
_ Quy luật yêu cầu phải nhận thức được sự thay đổi về chất còn phụ thuộc vào phương thức liên
kết giữa các yếu tố tạo thành sự vật, hiện tượng; do đó, phải biết lựa chọn phương pháp phù hợp
để tác động vào phương thức liên kết đó trên cơ sở hiểu rõ bản chất, quy luật của chúng
Nội dung 7: Nội dung và ý nghĩa phương pháp luận của các cặp phạm trù: Cái chung và cái riêng,
Nguyên nhân và kết quả, nội dung và hình thức.
a. Cái chung và cái riêng:
_ Nội dung:

6
+ Khái niệm:
• Cái riêng là phạm trù triết học dùng để chỉ một sự vật, một hiện tượng nhất định
• Cái đơn nhất là phạm trù triết học dùng để chỉ các mặt, các đặc điểm chỉ vốn có ở một sự
vật, hiện tượng (một cái riêng) nào đó mà không lặp lại ở sự vật, hiện tượng nào khác
• Cái chung là phạm trù triết học dùng để chỉ những mặt, những thuộc tính không những có
ở một sự vật, một hiện tượng nào đó, mà còn lặp lại trong nhiều sự vật, hiện tượng (nhiều
cái riêng) khác nữa
• Cái đặc thù là phạm trù triết học dùng để chỉ những thuộc tính những đặc điểm những bộ
phận giống nhau chỉ tồn tại ở một sự vật, hiện tượng
+ Tính chất và mối quan hệ biện chứng:
• Cái chung chỉ tồn tại trong cái riêng, thông qua cái riêng để biểu hiện sự tồn tại của mình
• Cái riêng chỉ tồn tại trong mối quan hệ đưa đến cái chung, không có cái riêng nào tồn tại
tách rời cái chung và cũng không có cái riêng nào tồn tại vĩnh viễn
• Cái riêng là cái toàn bộ, phong phú hơn cái chung, còn cái chung là cái bộ phận nhưng sâu
sắc hơn cái riêng vì cái chung phản ánh thuộc tính, những mối liên hệ tất nhiên lặp lại ở
nhiều cái riêng cùng loại Cái chung là cái gắn liền với bản chất, quy định phương hướng
tồn tại và phát triển của cái riêng
• Cái đơn nhất và cái chung có thể chuyển hóa cho nhau trong quá trình phát triển của sự vật
_Ý nghĩa PPL:
+ Muốn biết được cái chung, cái bản chất thì phải xuất phát từ cái riêng, từ những sự vật, hiện
tượng riêng lẽ
+ Nhiệm vụ của nhận thức là phải tìm ra cái chung trong hoạt động thực tiễn, phải dựa vào cái
chung để cải tạo cái riêng
+ Trong hoạt động thực tiễn thấy sự chuyển hóa nào có lợi chúng ta cần chủ động tác động để nó
sớm trở thành hiện thực
b. Nguyên nhân và kết quả:
_ Nội dung:
+ Khái niệm:
• Nguyên nhân: là phạm trù để chỉ sự tác động lẫn nhau giữa các mặt trong một sự vật hiện
tượng hoặc giữa các sự vật, hiện tượng với nhau gây ra một biển đổi nhất định
• Kết quả: là phạm trù để chỉ những biến đổi do sự tác động lẫn nhau giữa các sự vật, hiện
tượng hoặc các mặt trong cùng một sự vật, hiện tượng gây ra. Kết quả là sự biến đổi do
nguyên nhân gây ra
+ Tính chất và mối liên hệ nguyên nhân và kết quả:
• Tính chất: tính khách quan, tính tất yêu, tính phổ biến lặp đi lặp lại, nguyên nhân khác
nguyên cớ (nguyên cớ mang tính chủ quan dùng để che đậy những nguyên nhân, là điều
kiện cần thiết để chuyển hóa nguyên nhân thành kết quả)
• Nguyên nhân quyết định kết quả
• Nguyên nhân có trước, sinh ra kết quả
• Nguyên nhân thế nào thì sinh ra kết quả thế ấy

7
Mối quan hệ nhân quả không chỉ đơn thuần là sự đi kế tiếp nhau về thời gian (cái này có trước cái
kia), mà là mối liên hệ sản sinh: cái này tất yếu sinh ra cái kia
Cùng một nguyên nhân sinh ra nhiều kết quả và ngược lại, một kết quả do nhiều nguyên nhân sinh
ra. Do đó, mối quan hệ nhân quả rất phức tạp. Trong trường hợp nhiều nguyên nhân cùng tham
gia sinh ra một kết quả, người ta chia ra các loại nguyên nhân
_ Ý nghĩa PPL:
+ Là cơ sở lí luận để giải thích một cách đúng đắn quan hệ nhân – quả; chống lại các quan điểm
duy tâm, tôn giáo về những nguyên nhân thần bí
+ Nguyê nhân quyết định kết quả nên muốn có một kết quả nhất định thì phải có nguyên nhân và
điều kiện nhất định. Muốn khắc phục một hiện tượng tiêu cực thì phải tiêu diệt nguyên nhân sinh
ra nó
+ Phân loại nguyên nhân, tìm ra nguyên nhân cơ bản, nguyên nhân chủ yếu giữ vai trò quyết định
đối với kết quả
+ Biết sử dụng sức mạnh tổng hợp của nhiều nguyên nhân để tạo ra kết quả nhất định
+ Biết sử dụng kết quả để tác động lại nguyên nhân, thúc đẩy nguyên nhân tích cực, hạn chế nguyên
nhân tiêu cực
c. Nội dung và hình thức:
_ Nội dung:
+ Khái niệm:
• Nội dung là tổng hợp tất cả những mặt, những yếu tố, những quá trình tạo nên sự vật
• Hình thức là cách tổ chức, kết cấu của nội dung, là mối liên hệ ổn định giữa các mặt, các
yếu tố, bộ phận tạo thành nội dung
+ Tính chất và mối quan hệ biện chứng giữa nội dung và hình thức:
• Nội dung và hình thức gắn bó, thống nhất biện chứng
• Nội dung giữ vai trò quyết định đối với hình thức trong quá trình vận động và phát triển
của sự vật
• Nội dung quyết định hình thức, nội dung thay đổi thì trước sau hình thức cũng thay đổi
theo cho phù hợp với nội dung
• Hình thức biến đổi chậm hơn và không thường xuyên như nội dung
• Sự tác động trở lại của hình thức đối với nội dung theo hai hướng: phù hợp với nội dung
thì hình thức sẽ tạo điều kiện thuận lợi thúc đẩy nội dung phát triển; Không phù hợp với
nội dung thì sẽ kìm hãm sự phát triển của nội dung
_ Ý nghĩa PPL:
+ Trong nhân thức không được tách rời, tuyệt đối hóa hoặc nội dung hoặc hình thức
+ Trong nhận thức và hoạt động thực tiễn cần phải căn cứ nội dung
+ Phải thường xuyên đối chiếu giữa nội dung và hình thức sao cho phù hợp để thúc đẩy sự vật phát
triển
Nội dung 8: Phần lý luận nhận thức
a. Các nguyên tắc của lý luận nhận thức duy vật biện chứng:
_ Thừa nhận thế giới vật chất tồn tại khách quan bên ngoài và độc lập với ý thức con người

8
_ Công nhận cảm giác, tri giác, ý thức nói chung là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan
_ Lấy thực tiễn làm tiêu chuẩn để kiểm tra hình ảnh đúng, hình ảnh sai của cảm giác, ý thức nói
chung
b. Nguồn gốc, bản chất của nhận thức:
_ Triết học Mác - Lênin cho rằng nhận thức là quá trình phản ánh hiện thựckhách quan vào bộ óc
người; là quá trình tạo thành tri thức về thế giới khách quan trong bộ óc con người
_ Nhận thức là một quá trình biện chứng có vận động và phát triển
_ Nhận thức là quá trình tác động biện chứng giữa chủ thể nhận thức và khách thể nhận thức trên
cơ sở hoạt động thực tiễn của con người
Tóm lại, nhận thức là quá trình phản ánh hiện thực khách quan một cách tíchcực, chủ động, sáng
tạo bởi con người trên cơ sở thực tiễn mang tính lịch sử cụ thể
c. Thực tiễn và vai trò của thực tiễn đối với nhận thức
* Phạm trù thực tiễn
_ Thực tiễn là những hoạt động vật chất có mục đích mang tính lịch sử - xã hội của con người
nhằm cải tạo tự nhiên, xã hội và cải tạo chính bản thân con người.
Những đặc trưng cơ bản của hoạt động thực tiễn:
_ Thực tiễn không phải toàn bộ hoạt động của con người mà chỉ là những hoạt động vật chất -
cảm tính, hay nói cách khác đó là những hoạt động vật chất cảm giác được của con người.
_ Hoạt động thực tiễn là những hoạt động mang tính lịch sử - xã hội của con người.
_ Thực tiễn là hoạt động có tính mục đích nhằm cải tạo tự nhiên và xã hội phục vụ con người.
Các hình thức cơ bản của thực tiễn:
Nói đến thực tiễn, trước hết ta phải nói đến hoạt động vật chất (khách quan tồn tại), hoạt động
thực tiễn có nhiều hình thức khác nhau, trong đó phải kể đến ba hình thức cơ bản:
_ Hoạt động sản xuất vật chất: là hình thức cơ bản của hoạt động thực tiễn, có vai trò quyết định
và là cơ sở cho các hoạt động khác của thực tiễn.
_ Hoạt động làm biến đổi các quan hệ xã hội: là hình thức cao nhất của hoạt động thực tiễn.
_ Quan sát và thực nghiệm khoa học: Nó được xem là khâu trung gian giữa người nghiên cứu
khoa học và ứng dụng vào trong thực tế. Đây là khâu quan trọng nhất trong các khâu của hoạt
động thực tiễn khoa học.
* Vai trò của thực tiễn đối với nhận thức
Thực tiễn là cơ sở, động lực của nhận thức:
- Loài vật cũng phản ánh thế giới khách quan, nhưng thông qua các giác quan, cho nên chỉ phản
ánh được cái bề ngoài và thụ động. Con người cũng phản ánh thế giới khách qanh, nhưng thông
qua lao động, tức là tác động vào thế giới khách quan, để nhận thức được cái bản chất của thế
giới khách quan. Cho nên, thực tiễn giữ vai trò quyết định nhất để khẳng định rằng, chỉ có con
người mới có khả năng nhận thức.

9
_ Đối tượng của nhận thức là thế giới khách quan, nhưng nó không tự bộc lộ các thuộc tính, nó
chỉ bộc lộ khi con người tác động vào - hoạt động thực tiễn. Cho nên, thực tiễn là cơ sở trực tiếp
nhất hình thành nên quá trình nhận thức.
_ Chúng ta nói thực tiễn là động lực của quá trình nhận thức là vì, thực tiễn luôn đề ra những nhu
cầu, những nhiệm vụ mới cho quá trình nhận thức. Thực tiễn cũng luôn luôn vận động, luôn biến
đổi, do vậy, mỗi bước tiến, thay đổi của thực tiễn nó lại đặt ra cho nhận thức những vấn đề phải
giải quyết.
Thực tiễn là mục đích của quá trình nhận thức
Nhận thức đầy đủ hiện thực khách quan là để áp dụng vào hiện thực, cải tạo hiện thực. Sự áp
dụng đó không còn cách nào khác là phải thông qua thực tiễn, đó là sự vật chất hoá những quy
luật, tính tất yếu đã nhận thức được. Điều đó không chỉ là mục đích của con người, mà còn là
mục đích nói chung của các ngành khoa học. Các quy luật, định luật của khoa học khái quát
được nhờ hoạt động thực tiễn, mà còn là vì thực tiễn nó mới tồn tại.
Thực tiễn là tiêu chuẩn kiểm nghiệm tính chân lý
_ Thực tiễn là nguồn gốc, cơ sở, động lực của nhận thức, hình thành nên quá trình nhận thức, cho
nên việc kiểm tra tính đúng đắn của tri thức là phải dựa vào thực tiễn, chứ không phải theo lối
lập luận chủ quan.
Như C. Mác đã khẳng định: “Vấn đề tìm hiểu xem tư duy của con người có thể đạt tới chân lý
khách quan không, hoàn toàn không phải là một vấn đề lý luận mà là một vấn đề thực tiễn”.
_ Chính thông qua thực tiễn mà con người chứng minh chân lý, nghĩa là chứng minh tính hiện
thực và sức mạnh, tính trần tục của tư duy của mình.
Như V.I. Lênin đã nói: “Chân lý không phải ở điểm bắt đầu mà là ở sự kết thúc, hay nói đúng
hơn là ở sự tiếp tục”.
Lưu ý: Chúng ta nói rằng, thực tiễn là tiêu chuẩn của chân lý nhưng đây không phải là tiêu chuẩn
duy nhất, điều này cho thấy chân lý còn có nhiều tiêu chuẩn khác nữa.
d. Các giai đoạn cơ bản của quá trình nhận thức:
Quá trình nhận thức của con người và loài người nói chung trải qua hai giai đoạn là nhận thức cảm
tính và nhận thức thức lý tính.
Nhận thức cảm tính (trực quan sinh động) là giai đoạn đầu của quá trình nhận thức, là sự phản
ánh trực tiếp, cụ thể, sinh động, hiện thực khách quan vào các giác quan của con người. Nhận thức
cảm tính bao gồm các hình thức là: cảm giác, tri giác và biểu tượng.
_ Cảm giác là hình thức đầu tiên của phản ánh hiện thực khách quan. Sự vật, hiện tượng tác động
vào giác quan gây nên sự kích thích của tế bào thần kinh làm xuất hiện các cảm giác. Cảm giác là
sự phản ánh các thuộc tính riêng lẻ của sự vật, hiện tượng thông qua các giác quan của con người.
_ Tri giác là sự phản ánh nhiều thuộc tính của sự vật, hiện tượng trong sự liên hệ giữa chúng với
nhau. Tri giác được hình thành từ nhiều cảm giác kết hợp lại. Tri giác là sự phản ánh trực tiếp các
sự vật, hiện tượng thông qua giác quan của con người.

10
_ Biểu tượng xuất hiện trên cơ sở những hiểu biết về sự vật do tri giác đem lại. Biểu tượng là hình
ảnh được lưu giữ trong chủ thể khi không còn sự vật, hiện tượng hiện diện trực tiếp trước chủ thể.
Nhận thức lý tính (tư duy trừu tượng), đây là giai đoạn tiếp theo của quá trình nhận thức, đây là
giai đoạn phản ánh trình độ cao, nó không dừng lại ở cái bề ngoài, cái hiện tượng mà nó là sự phản
ánh bên trong, mối liên hệ bản chất. Chính vì vậy mà nó phản ánh, vạch ra được quy luật của sự
vận động và phát triển của sự vật, hiện tượng. Nhận thức lý tính gồm ba giai đoạn cơ bản sau: Khái
niệm, phán đoán và suy lý:
_ Khái niệm là hình thức cơ bản của tư duy phản ánh một cách tương đối đầy đủ và có hệ thống
về bản chất, quy luật của đối tượng và thường được biểu đạt bằng ngôn ngữ dưới dạng những thuật
ngữ.
_ Phán đoán là sự liên hệ giữa các khái niệm theo một quy tắc xác định mà chúng ta có thể xác
định được trị số lôgíc của nó.
_ Suy lý là một thao tác của tư duy để đi đến những tri thức mới từ những tri thức đã có.
Sự thống nhất giữa trực quan sinh động, tư duy trừu tượng và thực tiễn.
Một vòng khâu của quá trình nhận thức được bắt đầu từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng
và từ tư duy trừu tượng đến thực tiễn. Trong đó, thực tiễn vừa là cơ sở, vừa là khâu kết thúc và
đồng thời có vai trò kiểm tra tính chân thực các kết quả nhận thức. Quá trình nhận thức thông qua
các vòng khâu nhận thức này để ngày càng tiến sâu hơn vào bản chất của các sự vật, hiện tượng.
Kết thúc vòng khâu này cũng đồng thời là sự bắt đầu của một vòng khâu mới của sự nhận thức sâu
sắc hơn, toàn diện hơn. Cứ thế, nhận thức của con người là vô tận. Mỗi nấc thang mà con người
đạt được trong quá trình nhận thức, đều là kết quả của cả nhận thức cảm tính và cả nhận thức lý
tính, được thực hiện trên cơ sở của hoạt động thực tiễn.
Vòng khâu của nhận thức từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng và từ tư duy trừu tượng
đến thực tiễn, được lặp đi lặp lại nhưng sâu hơn về bản chất. Đó cũng chính là quá trình giải quyết
những mâu thuẫn không ngừng nảy sinh trong nhận thức. Đó là mâu thuẫn giữa chưa biết và biết,
giữa biết ít và biết nhiều, giữa chân lý và sai lầm,... Cứ mỗi khi mâu thuẫn được giải quyết, thì
nhận thức của con người lại tiến gần tới chân lý hơn.

e. Tính chất của chân lý:


* Quan niệm về chân lý
_ Chân lý là tri thức của con người về thế giới khách quan có nội dung phù hợp với thế giới đó và
đã được thực tiễn kiểm nghiệm.
* Các tính chất của chân lý
_ Tính khách quan. Nội dung tri thức trong chân lý phù hợp với hiện thực khách quan, không phải
là tư tưởng thuần túy chủ quan. Chân lý khách quan là chân lý không phụ thuộc vào ý muốn chủ
quan của con người, loài người.
_ V.I. Lênin viết: “Xét theo quan điểm thứ nhất, - quan điểm của thuyết bất khả tri, hay đi xa hơn
nữa, quan điểm của chủ nghĩa duy tâm chủ quan, thì không thể có chân lý khách quan. Xét theo
quan điểm thứ hai, tức là quan điểm của chủ nghĩa duy vật, thì chủ yếu là thừa nhận chân lý khách
quan”

11
_ “Thừa nhận chân lý khách quan - đứng trên quan điểm lý luận duy vật về nhận thức, thì cũng
như nhau thôi”
_ Chân lý khách quan là chân lý duy nhất (trong trường hợp cụ thể nhất định chỉ có một điều đúng,
không thể có nhiều chân lý).
_ Tính cụ thể: Chân lý bao giờ cũng gắn liền với những điều kiện cụ thể nhất định. Vượt ra ngoài
những điều kiện cụ thể đó thì những tri thức vốn là chân lý có thể trở thành sai lầm.
_ Tính tương đối và tính tuyệt đối: là hai mặt của một chân lý cụ thể. Một chân lý cụ thể vừa có
tính tuyệt đối (vì nếu áp dụng trong điều kiện cụ thể của nó thì nó luôn luôn đúng và không bao
giờ trở thành sai lầm), vừa có tính tương đối (vì nó chưa đầy đủ, chưa toàn diện, nếu ấp dụng trong
điều kiện khác thì sẽ trở thành sai lầm).
Như vậy, không thể có chân lý vĩnh cữu, tức chân lý bất di bất dịch. Tư duy con người trong quá
trình tiến lên vô cùng tận ngày càng tiệm cận đến chân lý tuyệt đối, chứ không bao giờ có thể đạt
được một cách đầy đủ, hoàn toàn.
_ V.I. Lênin: “Như vậy là theo bản chất của nó, tư duy của con người có thể cung cấp và đang
cung cấp cho chúng ta chân lý tuyệt đối mà chân lý này chỉ là tổng số những chân lý tương đối.
Mỗi giai đoạn phát triển của khoa học lại đem thêm những hạt mới vào cái tổng số ấy của chân lý
tuyệt đối, nhưng những giới hạn chân lý của mọi định lý khoa học đều là tương đối, khi thì mở
rộng ra, khi thì thu hẹp lại, tùy theo sự tăng tiến của tri thức”
Nội dung 9: Nội dung, ý nghĩa quy luật về sự phù hợp của quan hệ sản xuất với trình độ phát triển
của lực lượng sản xuất.
_ Khái niệm:
+ Lực lượng sản xuất: là khái niệm để chỉ mối quan hệ giữa con người với tự nhiên trong quá trình
sản xuất
+ Quan hệ sản xuất: là quan hệ giữa con người với con người trong quá trình sản xuất
_ Mối quan hệ biện chứng giữa LLSX và QHSX:
+ LLSX và QHSX là hai mặt đối của PTSX, chúng không tồn tại tách rời nhau mà tác động qua
lại lẫn nhau một cách biện chứng tạo thành quy luật về sự phù hợp của QHSX với trình độ và tính
chất của LLSX
_ Vai trò quyết định của LLSX đối với QHSX:
+ Trong PTSX, LLSX là nội dung còn QHSX là hình thức xã hội của nó, do đó LLSX giữ vai trò
quyết định
+ Trong PTSX thì LLSX là yếu tố động nhất, cách mạng nhất
+ Cùng với sự biến đổi và phát triển của LLSX, QHSX mới hình thành, biến đổi, phát triển theo:
• Khi QHSX hình thành, biến đổi và theo kịp, phù hợp với trình độ phát triển và tính chất
của LLSX thì nó sẽ thúc đẩy LLSX tiếp tục phát triển
• Khi QHSX hình thành, biến đổi và không theo kịp, không phù hợp với trình độ phát triển
và tính chất của LLSX thì nó sẽ kìm hãm LLSX phát triển. Khi mâu thuẫn chín muồi thì
QHSX cũ sẽ bị xóa bỏ, thay thế vào là một QHSX mới tiến bộ hơn, phù hợp hơn với trình
độ phát triển và tính chất của LLSX
_ Sự tác động trở lại của QHSX đối với trình độ phát triển và tính chất của LLSX:

12
+ Thúc đẩy sự phát triển của LLSX, nếu QHSX phù hợp với trình độ LLSX và ngược lại, kìm hãm
sự phát triển của LLSX, nếu QHSX không phù hợp với trình độ LLSX

_ Ý nghĩa:
+ Phát triển LLSX: công ghiệp hóa, hiện đại hóa xây dựng LLSX tiên tiến. Coi trọng yếu tố con
người trong LLSX
+ Phát triển nền kinh tế nhiều thành phần, đảm bảo sự phù hợp của QHSX với trình độ phát triển
của LLSX, nhằm phát huy mọi tièm năng vốn có của LLSX ở nước ta
+ Từng bước hoàn thiện QHSX XHCN: phát huy vai trò chủ đạo của thành phần kinh tế nhà nước;
nâng cao sự quản lí của nhà nước đối với các thành phần kinh tế; đảm bảo các thành phần kinh tế
phát triển theo định hướng XHCN

Nội dung 10: Quan hệ biện chứng giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng của xã hội. Ý nghĩa
phương pháp luận.
_ Khái niệm:
+ Cơ sở hạ tầng : là toàn bộ những QHSX hợp thành cơ cấu kinh tế của một hình thái kinh tế – xã
hội nhất định
+ Kiến trúc thượng tầng: là toàn bộ những quan điểm chính trị, pháp quyền, triết học, đạo đức, tôn
giáo, nghệ thuật,... cùng với các thiết chế xã hội như nhà nước, đảng phái, giáo hội, các đoàn thể
xã hội,.. hình thành trên một cơ sở nhất định
_ Mối quan hệ biện chứng giữa CSHT và KTTH:
+ CSHT quyết định KTTT: CSHT nào thì nảy sinh ra KTTT ấy
+ KTTT tác động trở lại CSHT: điều này thể hiện chức năng xã hội của KTTT là bảo vệ, duy trì,
củng cố và phát triển CSHT sinh ra nó. Sự tác động của KTTT đối với CSHT diễn ra theo hai
hướng:
• Nếu KTTT phù hợp với các quy luật kính tế khách quan thì nó là động lực mạnh mẽ thúc
đẩy kinh tế phát triển và ngược lại thì nó sẽ kìm hãm sự phát triển của kinh tế - xã hội sớm
muộn sẽ được thay thế bằng kiến trúc thượng tầng mới phù hợp với yêu cầu của cơ sở hạ
tầng
_ Ý nghĩa PPL:
+ Nghiên cứu mối quan hệ giữa CSHT và KTTT cho ta thấy phải đề phòng 2 khuynh hướng sai
lầm:
• Tuyệt đối hóa vai trò của kinh tế, coi nhẹ vai trò của yếu tố tư tưởng, chính trị pháp lí
• Tuyệt đối hóa vai trò của yếu tố chính trị, tư tưởng, pháo lí, biến những yếu tố đó thành
tính thứ nhất so với kinh tế
+ Nghiên cứu mối quan hệ giữa CSHT và KTTT cho ta một cái nhìn đúng đắn, đề ra chiến lược
phát triển hài hòa giữa kinh tế và chính trị, đổi mới kinh tế phải đi đôi với đổi mới chính trị, lấy
đổi mới kinh tế làm trọng tâm, từng bước đổi mới chính trị
+ Nắm được mối quan hệ giữa CSHT và KTTT giúp cho sự hình thành CSHT và KTTT XHCN
diễn ra theo quy luật mà chủ nghĩa duy vật lịch sử khái quát

13
Nội dung 11: Tồn tại xã hội, ý thức xã hội, mối quan hệ biện chứng giữa tồn tại xã hội và ý thức
xã hội, tính độc lập tương đối của ý thức xã hội.
_ Khái niệm:
+ Tồn tại xã hội: là tồn bộ những điều kiện vật chất cùng với những quan hệ vật chất được đặt
trong phạm vi hoạt động thực tiễn của con người trong một giai đoạn lịch sử nhất định. Tồn tại
XH bao gồm nhiều yếu tố (PTSX, điều kiện tự nhiên, hoàn cảnh địa lí, dân cư,...) trong đó PTSX
là yếu tố quyết định
+ Ý thức xã hội: là khái niệm chỉ các hiện tượng thuộc đời sống tinh thần của xã hội, phản ánh tồn
tại xã hội trong một giai đoạn lịch sử nhất định. Về mặt nội dung, YTXH bao gồm: tư tưởng, quan
điểm, tâm trạng, tình cảm, tập quán...

_ Mối quan hệ biện chứng giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội:
+ Vai trò quyết định của TTXH đối với YTXH:

• TTXH là cơ sở, là nguồn gốc khách quan và là nguồn gốc duy nhất của YTXH, nó làm
hình thành và phát triển YTXH còn YTXH chỉ là sự phản ánh TTXH
• Khi TTXH thay đổi thì sớm hay muộn YTXH cũng phải thay đổi theo
• Khi muốn thay đổi YTXH, muốn xây dựng YTXH mới thì sự thay đổi và xây dựng đó phải
dựa trên sự thay đổi của tồn tại vật chất hay thay đổi bởi những điều kiện vật chất
+ Sự tác động trở lại của YHXH đối với TTXH: sự tác động trở lại này rất lớn, tuy nhiên hiệu quả
của sự tác động còn phụ thuộc vào những điều kiện: lực lượng xã hội, giai cấp đề ra những quan
điểm, tư tưởng cho xã hội, mức độ phù hợp ít hay nhiều của tư tưởng đó đối với hiện thực, mức
độ thâm nhập của những tư tưởng đó đối với nhu cầu phát triển XH và mức độ mở rộng của tư
tưởng trong quần chúng

_ Ý nghĩa PPL:
+ Nghiên cứu ý thức xã hội không được dừng lại ở các hiện tượng ý thức mà phải đi sâu nghiên
cứu tồn tại xã hội
+ Muốn phát triển YTXH của một xã hội mới về lâu dài phải phát triển cơ sở vật chất xã hội của

+ Phải thấy được tầm quan trọng và ý nghĩa của YTXH đối với quá trình phát triển nền văn hóa
mới và con người mới phát huy, khai thác tính đa dạng, sáng tạo của YTXH để làm cho đời sống
tinh thần không bị phát huy tính chủ động của mọi người

14

You might also like