Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 2

Vật lí 11 Học kì 2

VẬT LÍ 11

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ 2

−10 −10
Bài 1. Hai điện tích điểm q1 = 10 C và q2 = −4.10 C đặt tại hai điểm A và B trong không khí, cho AB =

10 cm. Hãy vẽ hình mô tả và xác định cường độ điện trường do 𝑞1 và 𝑞2 gây ra tại:
a. N: NA = 2 cm; NB = 8 cm
b. P: PA = 2 cm; PB = 12 cm
Bài 2. Một điện tích điểm 𝑞1 + 4.10−8 𝐶 đặt trong không khí.
a. Tính cường độ điện trường và vẽ vector cường độ điện trường do điện tích điểm này gây ra tại điểm
cách nó 5 cm trong không khí.
b. Tính lực Coulomb tác dụng lên điện tích 𝑞2 = −4.10−8 𝐶 đặt cách 𝑞1 5 cm.
Bài 3. Một hạt bụi mịn loại pm2.5 có điện tích bằng 1,6.10−19 𝐶 nằm lơ lửng trong không khí ở nơi có điện
trường của Trái Đất bằng 120 V/m. Biết điện trường của Trái Đất có phương thẳng đứng, chiều từ dưới lên
trên.
a. Bỏ qua trọng lực, tính lực điện của Trái Đất tác dụng lên hạt bụi mịn.
b. Từ đó, giải thích lí do hạt bụi loại này thường lơ lửng trong không khí. Cho 𝑔 = 10 𝑚/𝑠 2 .
Bài 4. Hai bản phẳng kim loại đặt song song, cách nhau một khoảng 𝑑 = 20 𝑐𝑚. Đặt vào hai bản này một
hiệu điện thế một chiều 𝑈 = 1000 𝑉. Một hạt bụi mịn pm2.5 có điện tích 𝑞 = 1,6.10−19 𝐶 bay vào điện
trường giữa hai bản phẳng. Hãy xác định phương, chiều và độ lớn của lực điện tác dụng lên hạt bụi đó. Vẽ
hình thể hiện lực điện tác dụng lên hạt bụi, kí hiệu đầy đủ bản dương, bản âm, các lực, điện trường. Lưu ý bỏ
qua trọng lực.
Bài 5. Một quả cầu nhỏ khối lượng 3,06.10−15 kg nằm lơ lửng giữa hai tấm kim loại song song nằm ngang và
nhiễm điện trái dấu. Điện tích của quả cầu đó bằng 4,8.10−18 C. Hai tấm kim loại cách nhau 2 cm. Hãy tính
hiệu điện thế đặt vào hai bản kim loại đó. Lấy g = 10 m/s2. Vẽ hình thể hiện sự cân bằng của quả cầu khi đó,
kí hiệu đầy đủ bản dương, bản âm, các lực, điện trường.
Bài 6. Hai tấm kim loại song song, cách nhau 2 (cm) và được nhiễm điện trái dấu nhau. Muốn làm cho điện
tích q = 5.10-10 (C) di chuyển từ tấm này đến tấm kia cần tốn một công A = 2.10-9 (J). Coi điện trường bên
trong khoảng giữa hai tấm kim loại là điện trường đều và các đường sức điện vuông góc với các tấm. Tính
cường độ điện trường bên trong tấm kim loại đó.
Bài 7. Một hạt proton chuyển động dọc theo đường sức của điện trường đều, cường độ điện trường E = 3000
V/m.
a. Tính lực điện trường tác dụng lên proton.
b. Công của lực điện thực hiện khi proton dịch chuyển một đoạn 5 cm từ A đến B.
c. Hiệu điện thế giữa hai điểm A, B.

1
Vật lí 11 Học kì 2
Bài 8. Một electron di chuyển một đoạn 0,6 cm từ điểm M đến điểm N dọc theo chiều một đường sức điện
của một điện trường đều thì lực điện sinh công -9,6.10−18 J.
a. Tính cường độ điện trường E.
b. Tính công mà lực điện sinh ra khi e di chuyển tiếp 0,4 cm từ điểm N đến điểm P theo phương và chiều nói
trên.
c. Tính hiệu điện thế UMN, UNP.
d. Tính vận tốc của e khi nó ở M. Biết vận tốc của e tại P bằng không.
Bài 9. Xác định điện thế tại một điểm cách mặt đất 5 m ở nơi có điện trường của Trái Đất là 114 V/m. Chọn
mốc điện thế tại mặt đất.
Bài 10. Hai bản kim loại phẳng đặt song song với nhau và cách nhau 1 cm. Hiệu điện thế giữa hai bản dương
và âm là 120 V. Hỏi điện thế tại điểm M nằm trong khoảng giữa hai bản, cách bản âm 0.6 cm sẽ là bao nhiêu?
Mốc điện thế ở bản âm.
Bài 11. Tính thế năng điện của một electron đặt tại điểm M có điện thế tại M là 𝑉𝑀 = 1000 𝑉.
Bài 12. Tụ điện phẳng gồm hai tấm kim loại đặt song song nhiễm điện trái dấu, cùng độ lớn. Khoảng cách
giữa hai bản là 10 cm. Điện trường giữa hai bản là điện trường đều có cường độ điện trường E = 2000 V/m.
a.Tính hiệu điện thế giữa hai bản.
b.Giả sử chọn gốc điện thế tại bản B, điện thế tại bản A là bao nhiêu?
c.Một điện tích q = -2 mC di chuyển từ bản A qua B. tính công của lực điện trường, cho biết công này có đặc
điểm gì?
Bài 13. Một quả cầu nhỏ m = 20 g treo trên sợi dây nhẹ, không dãn, cách điện. Tích điện q = -2 µC cho quả
cầu rồi đặt vào vùng không gian có điện trường E có phương ngang, hướng từ phải qua trái. Khi cân bằng
dây treo hợp với phương thẳng đứng góc 30 độ. Lấy 𝑔 = 10 𝑚/𝑠 2 .
a. Vẽ hình khi quả cầu cân bằng.
b. Tính lực điện trường và lực căng dây.
c. Tính độ lớn của E.
Bài 14. Giữa hai điểm B và C cách nhau một đoạn 0,2 m có một điện trường đều với đường sức hướng từ B
đến C. Hiệu điện thế giữa A và B là 𝑈𝐵𝐶 = 12 𝑉. Tìm
a) Cường độ điện trường trong vùng có điện trường đều.

b) Công của lực điện khi một điện tích 𝑞 = 2.10–6 𝐶 đi từ B đến C.

You might also like