Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 20

BỘ NỘI VỤ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI

TÊN ĐỀ TÀI : TÌM HIỂU NHU CẦU DU


LỊCH CỦA DU KHÁCH TRUNG QUỐC

BÀI TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN

Học phần : Tâm Lý Học Du Lịch

Hà Nội – 2022
MỤC LỤC
MỤC LỤC........................................................................................................2
LỜI CẢM ƠN..................................................................................................3
LỜI CAM ĐOAN............................................................................................4
PHẦN MỞ ĐẦU..............................................................................................5
1. Lý do chọn đề tài....................................................................................5
PHẦN NỘI DUNG..........................................................................................6
1. Tại sao cần phải tìm hiểu về tâm lý khách du lịch..............................6
2. Khái niệm tâm lý du lịch.......................................................................6
3. Đối tượng, nhiệm vụ và vai trò của tâm lý học du lịch.......................6
3.1 Đối tượng của tâm lý học du lịch................................................................................6
3.2 Nhiệm vụ của tâm lý học du lịch.................................................................................7
3.3 Vai trò của tâm lý học du lịch.......................................................................................8
4. Sơ lược vài nét về Trung Quốc.............................................................9
4.1 Tính cách dân tộc người Trung Quốc.......................................................................9
4.2 Khẩu vị ăn uống của người Trung Quốc...............................................................10
4.3 Tâm lý tiêu dùng khi đi du lịch của người Trung Quốc...............................12
5. Khái niệm, quy luật về sự phát triển của nhu cầu du lịch...............14
5.1 Khái niệm nhu cầu du lịch............................................................................................14
5.2 Quy luật về sự phát triển nhu cầu du lịch.............................................................14
6. Nhu cầu du lịch của khách Trung Quốc............................................16
7. Những hạn chế và biện pháp khắc phục các vấn đề du lịch tại Việt
Nam để thu hút khách du lịch Trung Quốc.............................................17
PHẦN KẾT LUẬN........................................................................................19
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................20

2
LỜI CẢM ƠN
Đầu tiên, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến trường Đại học Nội vụ Hà Nội
đã đưa bộ môn Tâm lý học du lịch vào chương trình giảng dạy giúp em có thể tiếp
cận với môn học có thể nắm bắt được tâm lý của khách hàng.
Đặc biệt, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến giảng viên bộ môn Tâm lý
học du lịch đã cố gắng, nỗ lực truyền đạt cho em những kiến thức quý báu trong
suốt học kì vừa qua. Trong thời gian tham dự lớp học của cô, em đã được tiếp cận
với nhiều kiến thức bổ ích và rất cần thiết trong quá trình học tập, làm việc sau này
của em.

3
LỜI CAM ĐOAN
Từ những kiến thức được học tại trường Đại học Nội vụ Hà Nội, ngoài ra em
cũng đã tham khảo và tìm hiểu thêm những sách báo, tạp chí hay những tài liệu trên
mạng. Từ những nguồn tài liệu đó, em đã tổng hợp tất cả những thông tin và chỉnh
sửa để có thể hoàn thành xong bài tiểu luận này. Em xin cam đoan nội dung bài tập
lớn này là quá trình nghiên cứu của em. Do chưa có nhiều kiến thức ở ngoài nên bài
còn có nhiều thiếu sót trong quá trình tìm hiểu, nghiên cứu và trình bày, em rất
mong được các thầy cô xem xét và góp ý giúp bài tiểu luận của em được hoàn thiện
hơn. Em xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, Ngày 28 tháng 11 năm 2022


SINH VIÊN
Khánh
Lê Quốc Khánh

4
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Hiện tại Trung Quốc là một trong những nước có nền kinh tế lớn trên thế
giới với tốc độ tăng trưởng cao nhất trên thế giới. Mức sống của người dân không
ngừng được tăng cao, nhu cầu hưởng thụ cuộc sống ngày càng cần thiết. Người
Trung Quốc đi du lịch ngày càng nhiều, rất nhiều khách Trung Quốc đã chọn điểm
đến là Việt Nam để đi du lịch do việc đi lại giữa hai quốc gia rất thuận tiện với rất
nhiều cửa khẩu đường bộ, vừa bởi văn hóa Việt Nam có rất nhiều điểm tương đồng
với Trung Quốc. Không vì có nhiều nét tương đồng mà việc phục vụ khách du lịch
Trung Quốc đơn giản hơn, cần phải tìm hiểu rõ về văn hóa, tâm lý người Trung
Quốc thì việc phục vụ mới đạt được kết quả cao
Trung Quốc luôn là thị trường du lịch đầy tiềm năng đối với Việt Nam. Theo
tổng cục Du lịch Việt Nam, trong 5 tháng đầu năm nay, số khách quốc tế đến với
Việt Nam là gần 1,16 triệu người, tăng khoảng 20% so với cùng kì năm trước.
Trong số lượng khách đó khách đến Việt Nam đông nhất vẫn là từ Trung Quốc với
xấp xỉ 320.000 người. Việc tìm hiểu về tâm lý khách du lịch Trung Quốc là rất cần
thiết để tạo điều kiện cho việc khai thác tốt thị trường khách du lịch lớn này. Nhận
ra được vấn đề lớn này nên em chọn nghiên cứu về đề tài :”Tìm hiểu nhu cầu du
lịch của du khách Trung Quốc”.

5
PHẦN NỘI DUNG
1. Tại sao cần phải tìm hiểu về tâm lý khách du lịch
Ngày nay, đời sống của mọi người dân trên thế giới đều tăng cao, nhu cầu
hưởng thụ của mọi người dân trên thế giới là một điều vô cùng cần thiết. Chính vì
điều đó mà chúng ta phải tìm hiểu về tâm lý của khách du lịch để hiểu biết hơn về
tâm lý, những nhu cầu du lịch mà khách du lịch cần để có thể đáp ứng được một
cách tốt hơn. Tìm hiểu về tâm lý khách du lịch có thể giúp cho những nhà kinh
doanh du lịch tạo ra những sản phẩm du lịch có thể đáp ứng được nhu cầu du lịch
của khách du lịch. Ngoài ra hiểu biết thêm về tâm lý của khách du lịch cũng giúp
cho những người kinh doanh, nhân viên phục vụ khách du lịch,.. hiểu biết thêm
được phần nào tâm lý của khách du lịch để từ đó rút ra những kinh nghiệm, khắc
phục, hoàn thiện năng lực chuyên môn, năng lực giao tiếp của mình trong quá trình
phục vụ những du khách đến tham quan du lịch tại Việt Nam.
2. Khái niệm tâm lý du lịch
Tâm lý du lịch là một chuyên ngành của tâm lý học, nghiên cứu những hiện
tượng, đặc điểm, quy luật và cơ chế tâm lý của con người (cá nhân và nhóm) trong
hoạt động du lịch nhằm thỏa mãn nhu cầu của du khách và nhà cung ứng du lịch.
3. Đối tượng, nhiệm vụ và vai trò của tâm lý học du lịch
3.1 Đối tượng của tâm lý học du lịch
Như đã nói ở phần trên, đối tượng nghiên cứu của tâm lý học du lịch rất
phong phú, nhưng có thể hệ thống lại thành các nhóm đối tượng sau:
- Nghiên cứu những đặc điểm tâm lý của du khách trong hoạt động du
lịch: Nhu cầu, động cơ, sở thích, tính cách, hành vi tiêu dùng và những nét tâm lý-
xã hội, phong tục tập quán, truyền thống, tôn giáo, lối sống đã ảnh hưởng tới hành
vi tiêu dùng của du khách như thế nào? Nghiên cứu mức độ thỏa mãn của du khách
trong và sau quá trình tiêu dùng của sản phẩm du lịch.
- Nghiên cứu những đặc điểm tâm lý, các quy luật và cơ chế tâm lý của
nhà cung ứng du lịch như: Đặc điểm hoạt động quản lý du lịch, phong cách lãnh

6
đạo, uy tín lãnh đạo, năng lưc ra quyết định phẩm chất đạo đức, phẩm chất trí tuệ
của họ.
- Nghiên cứu đặc điểm, quy luật và các hiện tượng tâm lý của người
phục vụ du lịch (hướng dẫn viên du lịch, nhân viên khách sạn, nhà hàng, đội ngũ lái
xe,…) như: Nhu cầu động cơ, đặc điểm lao động, giao tiếp.
- Nghiên cứu những đặc điểm tâm lý-xã hội của các nhóm, các tập thể,
doanh nghiệp kinh doanh và các cộng đồng dân cứ tham gia hoạt động du lịch như:
Bầu không khí, tâm lý, truyền thống, sự đoàn kết, cấu trúc tâm lý-xã hội, tình hình
cạnh tranh, nghiên cứu đặc điểm tâm lý của các cộng đồng dân cư (nhà cung ứng),
nơi hoạt động kinh doanh du lịch được tiến hành.
- Nghiên cứu các hiện tượng tâm lý-xã hội phổ biến trong du lịch như:
Phong tục tập quán, thị hiếu, tính cách dân tộc, lao động trẻ em, giao tiếp, mốt trong
hoạt động du lịch.
- Tâm lý học du lịch còn nghiên cứu thị trường, nhu cầu du lịch và xu
hướng phát triển của nhu cầu du lịch, nhằm giúp các nhà quản lý xây dựng được
chiến lược kinh doanh du lịch, nhằm giúp các nhà quản lý xây dựng được chiến
lược kinh doanh du lịch phù hợp có hiệu quả cho công ty.
3.2 Nhiệm vụ của tâm lý học du lịch
Tâm lý học du lịch có các nhiệm vụ cơ bản sau đây:
- Tạo dựng cơ sở khoa học tâm lý cho việc xây dựng nội dung chương
trình, quy hoạch đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực chất lượng cao cho ngành kinh
tế du lịch và giúp các nhà cung ứng du lịch hoạch định sách lược, chiến lược kinh
doanh du lịch.
- Cung cấp cho người học những trí thức về các hiện tượng, quy luật,
đặc điểm tâm lý cơ bản của cá nhân và nhóm người trong hoạt động du lịch.
- Giúp cho các nhà quản lý biết sử dụng phương pháp tuyển dụng và
đánh giá người lao động, xây dựng các chương trình đào tạo bồi dưỡng cho các đối
tượng trong kinh doanh du lịch.

7
- Nghiên cứu các yếu tố tâm lý trong hoạt động tổ chức doanh nghiệp,
nhằm giúp cho các nhà kinh doanh có thể xây dựng được các mô hình doanh nghiệp
có hiệu quả nhất.
- Tâm lý học du lịch nghiên cứu giao tiếp du lịch nhằm tìm ra các cơ
chế tâm lý, quy luật đặc điểm giao tiếp giữa con người với con người trong hoạt
động du lịch (du khách, người phục vụ, nhà quản lý, cộng đồng dân cư địa phương).
- Tâm lý học du lịch phân tích những yếu tố tâm lý trong sự vận hành
của thị trường du lịch, xu hướng phát triển du lịch của Việt Nam và quốc tế, phục
vụ cho việc dự báo, hoạch định chính sách và xây dựng chiến lược kinh doanh có
hiệu quả.
3.3 Vai trò của tâm lý học du lịch
- Tâm lý học du lịch có vai trò hết sức quan trọng trong việc thúc đẩy
hoạt động kinh doanh du lịch, qua đó mang lại thu nhập ngày càng nhiều hơn cho
nền kinh tế quốc dân, thúc đẩy hội nhập và phát triển.
- Giúp cho người học có thể phân tích, giải quyết được những tình
huống cụ thể trong hoạt động kinh doanh du lịch và bước đầu hình thành các kỹ
năng tâm lý trong hoạt động nghề nghiệp của họ.
- Giúp cho các nhà quản lý có thể tuyển chọn, xây dựng đội ngũ cán bộ
có phẩm chất và năng lực tốt góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh
nghiệp.
- Tâm lý học du lịch thúc đẩy việc liên doanh, liên kết, hội nhập các
doanh nghiệp kinh doanh du lịch trong và ngoài nước, bảo tồn được các giá trị, bản
sắc văn hóa của mỗi quốc gia dân tộc.
- Nghiên cứu đặc điểm tâm lý của du khách nhằm đưa ra được các sản
phẩm du lịch ngày càng phù hợp với nhu cầu và thị hiếu, thúc đẩy tiêu dùng của họ,
góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp
- Tâm lý học du lịch kết hợp với các ngành tâm lý học khác nghiên cứu
các vấn đề bảo tồn các giá trị văn hóa, xã hội, lịch sử của quốc gia nhằm lưu giữ và
truyền lại cho các thế hệ mai sau.

8
- Hiệu quả xã hội của hoạt động kinh doanh du lịch được thể hiện cụ
thể ở các mặt sau : Thúc đẩy hoạt động xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển hệ thống
giao thông vận tải, bưu điện, ngân hàng, tạo ra sự phát triển tương đối đồng đều ở
các vùng khác nhau của cả nước.
- Hiện nay hầu hết các quốc gia trên thế giới đều chú ý tới đầu tư nguồn
lực tài chính và vật chất để phát triển ngành kinh tế du lịch.
4. Sơ lược vài nét về Trung Quốc
Trung Quốc là một quốc gia lớn của châu Á tên đầy đủ là nước Cộng hòa
Nhân dân Trung Hoa, diện tích 9.571.300km2 vuông, dân số 1.304 triệu người.
Trung Quốc là cái nôi của loài người, là trung tâm văn hoá, lịch sử lâu đời của nhân
loại. Các tư tưởng triết học phương Đông cổ đại đều có nguồn gốc từ Trung Quốc.
Nho giáo, Khổng giáo là những quan điểm triết học mà các giá trị của nó vẫn còn
được lưu giữ cho đến ngày nay. Xã hội phong kiến Trung Quốc phát triển đạt tới
đỉnh cao, đã ảnh hưởng rất nhiều tới văn hoá, xã hội, lịch sử của nhiều nước châu Á
khác như : Nhật Bản, Việt Nam, Hàn Quốc. Người Trung Quốc có 4 phát minh vĩ
đại trong lịch sử nhân loại là : Giấy viết, la bàn, thuốc nổ và máy in. Trung Quốc có
tiềm năng rất lớn về khoáng sản và năng lượng tự nhiên. Đây là những điều kiện
quan trọng cho việc phát triển kinh tế, xã hội của Trung Quốc hiện nay. Trong 3
thập kỉ trở lại đây, Trung Quốc đã làm cho thế giới ngạc nhiên với sự phát triển
chưa từng có của kinh tế, xã hội, khoa học công nghệ. Thu nhập quốc dân hàng năm
trung bình từ 8,5 đến 9,0%. Người dân Trung Quốc có nhu cầu du lịch, đặc biệt du
lịch nước ngoài ngày càng nhiều. Trung Quốc có nhiều di tích lịch sử lâu đời và rất
nổi tiếng như : Tử Cấm Thành, Hoàng thành, Vạn Lý Trường Thành, lăng mộ Tần
Thủy Hoàng và lăng mộ của các đời vua nhà Minh,… còn được lưu giữ và bảo tồn
khá nguyên vẹn. Đây là những kho tàng giá trị văn hóa, lịch sử, nghệ thuật rất có
giá trị không chỉ của Trung Quốc mà của toàn thế giới.
4.1 Tính cách dân tộc người Trung Quốc
- Người dân Trung Quốc rất cần cù, chịu khó trong công việc, yêu lao
động và ý thức dân tộc, ý thức cộng đồng rất cao.

9
- Họ là những người kín đáo trong quan hệ ứng xử luôn trọng tình, nhẹ
lý, có ý thức tôn trọng tự nhiên, con người.
- Người Trung Quốc là những người rất tin vào tướng số, thường chọn
ngày đẹp theo lịch khi đi du lịch (kiêng ngày 4 và 7), có nhu cầu đến nơi cửa Phật
(chùa, miếu, đình) vào những ngày 1 và 15 âm lịch hàng tháng.
- Họ rất thích chào mời và được đón tiếp theo kiểu phương Đông truyền
thống như : Chắp tay trước ngực và cúi đầu chào khách và tỏ lòng quí trọng.
- Họ rất ý thức tôn trọng nề nếp, gia giáo trong cuộc sống gia đình, cầu
kỳ, cẩn thận và chu đáo trong ngoại giao, đối với những người quen thì thích xưng
hô thân mật gia đình.
- Người Trung Quốc chịu ảnh hưởng lớn bởi Khổng giáo và Đạo giáo,
Phật giáo. Thiên chúa giáo cũng khá phát triển ở Trung Quốc nhưng chưa thể bằng
Khổng giáo và Đạo giáo, đặc biệt là Khổng giáo. Thái độ của người Trung Quốc đối
với cuộc sống chịu ảnh hưởng bởi đạo đức Khổng giáo. Nó dạy cho người Trung
Quốc biết kính trọng và yêu thương đồng bào mình. Ngày nay, khi Trung Quốc dần
dần muốn khẳng định vị trí lớn mạnh của mình trên thế giới thì người Trung Quốc
lại càng đề cao Khổng giáo.
- Người Trung Quốc nói chung là những người mê tín. Những việc
quan trọng như cưới xin, xây nhà,… phải chọn ngày lành, tháng tốt mới đem lại
may mắn, suôn sẻ. Thế hệ trẻ ngày nay đã ít mê tín hơn nhưng trong giao tiếp với
người Trung Quốc vẫn phải chú ý đến những điều mê tín kiêng kị của người Trung
Quốc.
- Người Trung Quốc rất tự hào về sự ngăn nắp sạch sẽ và họ ít khi để
ngôi nhà của mình bừa bộn, bẩn thỉu. Mọi khoảng không trong nhà đều được tận
dụng. Chính vì thế trong lưu trú đối với người Trung Quốc cần chú ý đến vấn đề vệ
sinh.
- Do là quốc gia đông dân nên thiết chế về pháp luật của Trung Quốc
khá là chặt chẽ. Người dân Trung Quốc có ý thúc trong việc tôn trọng pháp luật.
4.2 Khẩu vị ăn uống của người Trung Quốc

10
- Trung Quốc nổi tiếng trên thế giới với sự giàu có của nghệ thuật ẩm
thực và cách thức chế biến rất đặc sắc, vì thế khi đi du lịch người Trung Quốc có
nhu cầu đối với ẩm thực rất cao.
- Mỳ được ví như biểu tượng của sự trường thọ tại Trung Quốc. Vì vậy
nên khi thưởng thức món ăn này, bạn không nên cắn đứt sợi mì mà hãy ăn hết cả sợi
mì dài.
- Đũa đóng một vai trò lớn trong văn hóa ăn uống và sinh hoạt của
người Trung Quốc. Họ ăn mì đến cơm, thịt đến canh, cá đến trứng, tất tần tật mọi
thứ đều bằng đũa.
- Họ thích ăn cơm với các món ăn phương Đông truyền thống như : Gà
tần, ốc hấp thuốc bắc, vịt quay,…
- Khi ăn người Trung Quốc rất thích được phục vụ bằng việc bày thức
ăn trên các bàn thấp (30-40 cm), đặt trên nền nhà và ngồi xếp vòng tròn xung quanh
để thưởng thức và dùng rượu quốc lủi. Họ cho rằng với cách ăn như vậy chẳng
2những bảo tồn được các giá trị truyền thống mà còn tạo ra được sự ấm cúng, thân
mật như trong gia đình.
- Họ rất cầu kỳ trong việc ăn uống, thích dùng các món được chế biến
theo những cách thức đặc biệt thêm vào đó các gia vị : Húng lìu, tiêu, ớt với các vị
chua ngọt.
- Họ rất chuộng các món ăn đặc sản như : Chim quay, gà tần, cá hấp
thuốc bắc, thức ăn được chế biến từ rắn, baba,… Khi ăn họ thích dùng bát, đũa, thìa
như người Việt Nam.
- Người Trung Quốc có thói quen bàn chuyện làm ăn bên bàn tiệc nên
nếu đối với khách du lịch Trung Quốc đi có cả mục đích làm ăn hoàn toàn có thể bố
trí những bữa tiệc mà ở đó có thể bàn về công việc.
- Sau bữa ăn của người Trung Quốc ở bàn thường còn đầy thức ăn,
chuyện này xem ra có thể lãng phí nhưng đối với người Trung Quốc thì vét sạch có
nghĩa là các vị khách của họ còn đói và không làm tròn bổn phận của người chủ nhà
hiếu khách.

11
- Trong thói quen ăn uống của người Trung Quốc, một bữa ăn chỉ bắt
đầu khi mọi người đã ngồi xuống bàn. Trẻ con sẽ mời những người lớn tuổi hơn ăn
cơm trước khi chúng bắt đầu ăn.
- Húp nước canh ở Trung Quốc cũng được xem là hành động thô lỗ,
thiếu văn hoá.
- Trà là thức uống quan trọng nhất của người Trung Quốc. Người ta
uống trà cả ngày như nước lọc người Việt Nam dùng. Uống trà của người Trung
Quốc được trở thành nghệ thuật và trà cũng được coi là một vị thuốc. Người Trung
Quốc rất tự hào về nghệ thuật và các loại trà của đất nước mình.
- Quan niệm về sự vẹn toàn thể hiện trong ăn uống rất rõ. Ví dụ: món
cá khi chế biến để nguyên con, gà chặt miếng và xếp đầy đủ các bộ phân lên đĩa. Sẽ
là kiêng kị khi món cá hoặc gà dọn lên mà thiếu vây, đuôi, đầu. Vì họ cho rằng đó là
điều chẳng lành, sự việc không được “đầu xuôi đuôi lọt”.
4.3 Tâm lý tiêu dùng khi đi du lịch của người Trung Quốc
Hành vi mua của người tiêu dùng là toàn bộ hành động mà người tiêu dùng
bộc lộ trong quá trình trao đổi và sử dụng sản phẩm.
 Các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi mua hàng của khách du lịch
Trung Quốc.
- Nền văn hóa : Nền văn hoá là sự pha trộn của niềm tin, giá trị, thái độ,
thói quen, truyền thống và hình thức cư xử của một nhóm người. Nền văn hoá
Trung Quốc tác động đến động cơ, nhận thức, quyết định của người Trung Quốc khi
họ mua sản phẩm dịch vụ, đồng thời cũng tác động đến lối sống và cá tính của họ.
- Nhóm tham khảo : Khách du lịch sử dụng nhóm tham khảo để quyết
định chấp nhận hay không chấp nhận mua sản phẩm dịch vụ. Sản phẩm du lịch dù
là vô hình nhưng thông qua những kinh nghiệm của nhóm tham khảo thì đều trở nên
hữu hình.
- Tầng lớp xã hội : Tầng lớp xã hội ở Trung Quốc có thể chia thành :
Thượng lưu bậc cao, thượng lưu bậc thấp, trung lưu bậc cao, trung lưu bậc thấp, dân
nghèo và dân cùng khổ.

12
- Người định hướng dư luận : Là những người hoạt động như những
kênh thông tin cho những người khác. Bằng cách tìm kiếm thông tin và mua sản
phẩm dịch vụ trước những người khác họ tạo ra các khuynh hướng.
- Gia đình : Gia đình có ảnh hưởng mạnh mẽ tới thái độ của người
Trung Quốc. Nhóm người độc thân, mới lập gia đình và gia đình có chủ hộ đang
làm việc có điều kiện lựa chọn kỳ nghỉ và giành thời gian và tiền bạc nhiều hơn vào
kỳ nghỉ.
 Quá trình quyết định mua của khách Trung Quốc
Quá trình quyết định mua hàng của khách du lịch Trung Quốc là giai đoạn
phải trải qua trước và sau khi mua dịch vụ. Có 5 giai đoạn trong quá trình mua xong
không phải lúc nào khách du lịch cũng phải tuân thủ cả 5 giai đoạn đó.
- Ý thức được nhu cầu : Khách du lịch Trung Quốc có thể ý thức được
thiếu hụt trong nhu cầu do tác động kết hợp của nhiều động lực thúc đẩy như : Hoạt
động quảng cáo của khách sạn, từ người định hướng dư luận hay từ chính bên trong
mỗi người.
- Tìm hiểu thông tin : Khi khách Trung Quốc nhận thấy có nhu cầu thì
nhu cầu trở thành ý muốn và họ sẽ bắt đầu tìm kiếm thông tin. Thông tin có thể
được tìm kiếm thông qua 4 nguồn sau : Thương mại, phi thương mại, xã hội và
thông tin nội bộ.
- Đánh giá những chọn lọc : Khách du lịch áp dụng những tiêu chuẩn
của mình để đánh giá những chọn lọc trong danh mục đã rút gọn. Những tiêu chuẩn
như : Giá cả, vị trí, tiện nghi hay dịch vụ,..
- Sự mua sắm : Khách du lịch biết được những sản phẩm du lịch nào
phù hợp nhất với tiêu chuẩn của mình, họ đã có ý định mua. Việc ra quyết định mua
của họ còn chịu tác động của nhiều yếu tố : Gia đình, bạn bè, công việc, tài chính,…
- Đánh giá sau mua : Sau khi mua dịch vụ khách sẽ có trạng thái an tâm
hoặc không an tâm.

13
- Khách du lịch Trung Quốc cũng rất thích đi mua sắm khi đến Việt
Nam đặc biệt là các hàng thủ công mỹ nghệ. Nhưng người Trung Quốc cũng rất
quan tâm đến giá cả. Họ cũng thích mua những hàng hoá có giá rẻ.
5. Khái niệm, quy luật về sự phát triển của nhu cầu du lịch
5.1 Khái niệm nhu cầu du lịch
Nhu cầu du lịch của con người có thể được xem xét trên hai mức độ là xã hội
và cá nhân.
Ở mức độ xã hội nhu cầu du lịch được coi là nhu cầu của các nhóm xã hội là
động lực quan trọng thúc đẩy sự phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội của mỗi quốc
gia, dân tộc. Nghiên cứu nhu cầu của các nhóm xã hội có vai trò hết sức quan trọng
trong việc xây dựng chiến lược kinh doanh du lịch cho các doanh nghiệp. Kết quả
nghiên cứu du lịch ở góc độ xã hội còn là cơ sở quan trọng để đánh giá chất lượng
cuộc sống của các nhóm xã hội, của các quốc gia.
Ở mức độ cá nhân để tồn tại và phát triển con người luôn có những mong
muốn, đòi hỏi cần phải được thoả mãn. Nhu cầu du lịch là những nhu cầu mang tính
xã hội, được nảy sinh khi con người có mức sống tương đối đầy đủ. Trong sự phát
triển của con người nhu cầu du lịch xuất hiện khá muộn, song tự thoả mãn của nhu
cầu này có ảnh hưởng rất lớn tới sự phát triển toàn diện của nhân cách. Dưới góc độ
tâm lý học, nhu cầu du lịch là những mong muốn, đòi hỏi của du khách (cá nhân
hoặc nhóm) đối với các sản phẩm, dịch vụ du lịch cần thoả mãn để đảm bảo sự tồn
tại, phát triển của họ. Nhu cầu du lịch rất phong phú và đa dạng, ví dụ như : Có
người thích đi biển, có người thích đi leo núi,… Đối với mỗi du khách khi tiến hành
hoạt động du lịch thì nhu cầu cũng rất là đa dạng : Nhu cầu phương tiện đi lại, nhu
cầu ăn uống,… Có thể nói, nhu cầu du lịch là yếu tố khởi phát cho hoạt động du lịch
của du khách, không có nhu cầu du lịch thì không có hoạt động du lịch và tiêu dùng
du lịch.
5.2 Quy luật về sự phát triển nhu cầu du lịch
Như đã trình bày ở trên nhu cầu du lịch của con người hết sức đa dạng và
phong phú các nhu cầu này luôn ảnh hưởng, chi phối và tác động qua lại và bổ sung

14
lẫn nhau tạo thành một hệ thống hết sức năng động. Hệ thống nhu cầu du lịch của
con người luôn tồn tại và phát triển theo những quy luật khách quan của nó. Trước
hết nhu cầu du lịch chịu sự chi phối của quy luật cung-cầu trên thị trường phụ thuộc
vào sự phát triển kinh tế, văn hoá và xã hội của mỗi quốc gia. Trong điều kiện mức
sống ngày càng được nâng cao, thì khi một nhu cầu du lịch của người dân xuất hiện
và được thoả mãn, thì nhu cầu đó không mất đi mà phát triển ở một trình độ cao hơn
về chất lượng. Tuy nhiên cần lưu ý rằng, sự phát triển nhu cầu du lịch phụ thuộc
vào rất nhiều yếu tố chủ quan và khách quan. Các yếu tố khách quan bao gồm :
Tình hình cung ứng các sản phẩm, dịch vụ, sự cạnh tranh trên thị trường, các chính
sách của nhà nước, của doanh nghiệp,… Các yếu tố chủ quan như : Nhu cầu, động
cơ, nhận thức, tình cảm, hành vi, lứa tuổi, giới tính và các đặc điểm văn hoá của du
khách. Nghiên cứu quy luật phát triển nhu cầu du lịch, sẽ giúp cho các nhà kinh
doanh xây dựng được chiến lược kinh doanh du lịch phù hợp hơn, từ đó thúc đẩy
tiêu dùng mang lại lợi nhuận lớn hơn cho doanh nghiệp. Bằng nhiều công trình
nghiên cứu, các nhà nghiên cứu của nhu cầu du lịch đã đưa ra quy luật sau :
Nhu cầu du lịch phát triển từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, mức độ
thoả mãn của nó phụ thuộc rất nhiều vào cách thức cung ứng các sản phẩm, dịch vụ
du lịch của nhà cung ứng, vào thu nhập, đặc điểm tâm lý, tâm lý-xã hội, văn hoá và
phương thức thoả mãn của du khách (cá nhân hoặc nhóm).
Thông thường, du khách thường đi du lịch trong nước trước sau đó mới có
nhu cầu đi du lịch nước ngoài. Trong quá trình tổ chức tour du lịch, các nhà kinh
doanh cần hết sức lưu ý : Du khách có nhiều các nhu cầu, mong muốn khác nhau, từ
những nhu cầu cấp thấp đến nhu cầu cấp cao, vì thế cần đáp ứng nhưng từ nhu cầu
đơn giản như : Nhu cầu ăn, ở, an toàn, đến các nhà cung cấp cao như : Âm nhạc,
văn hoá, thông tin liên lạc. Nếu các nhu cầu cấp thấp không được thoả mãn, thì khó
có thể thoả mãn được các nhu cầu cao và hậu quả chuyến đi sẽ gây ra ấn tượng
không tốt cho du khách. Ví dụ : Nếu nhu cầu an toàn trong chuyến đi không được
thoả mãn thì du khách khó có thể hài lòng về chuyến đi. Như vậy, muốn tạo ra
được sự thoả mãn tốt nhất cho du khách đối với chuyến đi, các nhà kinh doanh du

15
lịch cần hết sức lưu ý tới việc nâng cao chất lượng dịch vụ, tinh thần thái độ phục
vụ và cải thiện các điều kiện cảnh quan, môi trường trong doanh nghiệp. Du khách
sẽ quay trở lại dùng sản phẩm của công ty nếu như nhu cầu của họ được thoả mãn
về chất lượng sản phẩm,…
6. Nhu cầu du lịch của khách Trung Quốc
Theo nghiên cứu, khách du lịch Trung Quốc sẽ có ý định trải

nghiệm tất cả các loại khác biệt... để làm giàu kiến thức và kinh

nghiệm của họ. Trong văn hóa Trung Quốc, lý do chính để đi du lịch là

để trở thành người thông thái, dạn dày kinh nghiệm.


Người Trung Quốc rất yêu thích thiên nhiên. Chính vì thế người Trung Quốc
thích đến những nơi có phong cách thiên nhiên tươi đẹp, hài hòa, non nước hữu
tình, khung cảnh nên thơ để thư giãn và nghỉ ngơi. Ở bất cứ nơi nào khác trên thế
giới và người Trung Quốc thích làm điệu bộ và thích chụp ảnh.
Trung Quốc có ít những ngày lễ công cộng hơn bất kì nước nào trên thế giới.
Nên người Trung Quốc rất trân trọng, tận hưởng trọn vẹn những ngày lễ lớn. Có lẽ
cũng chính vì thế tâm lí chung của người Trung Quốc rất thích có các hoạt động vui
chơi sôi nổi, tham gia vào các lễ hội vui vẻ. Nhu cầu giải trí vui vẻ của người Trung
Quốc trong khi đi du lịch là khá cao.
Người Trung Quốc không thích ở những khách sạn quá sang trọng, họ chỉ
cần nghỉ ở khách sạn từ 2 sao đến 3 sao, các khu nhà sàn hoặc lều, bạt trong khu
sinh thái.
Khách du lịch Trung Quốc thường quan tâm đến du lịch chữa bệnh như
châm cứu, mát-xa, tắm bùn, tắm nước khoáng. Họ muốn có chuyến du lịch đơn
giản, tiết kiệm nhưng giá trị dịch vụ vẫn cao...
Khách du lịch Trung Quốc rất thích các hoạt động sôi nổi, vì vậy mà họ cũng
rất ồn ào và vui vẻ khi đi du lịch, sẵn sàng tham gia vào các hoạt động giao lưu ở
địa phương.

16
Riêng khi nhắc tới đi du lịch ở Việt Nam người Trung Quốc sẽ nghĩ đến
ngay những điều sau:
- Việt Nam là nơi có nhiều cảnh đẹp để đi
- Đi du lịch theo tour ở Việt Nam có giá khá rẻ
- Thủ tục nhập cảnh đơn giản, nhanh chóng
- Việc đi lại giữa 2 quốc gia khá thuận tiện
- Người Việt Nam có tâm lý hiếu khách, có nhiều diểm tương đồng về
văn hóa nên đi du lịch cảm thấy rất gần gũi và thoải mái
Chính những điều này đã thu hút ngày càng nhiều du khách Trung Quốc đến
Việt Nam hơn.
7. Những hạn chế và biện pháp khắc phục các vấn đề du lịch tại Việt
Nam để thu hút khách du lịch Trung Quốc
- Hạn chế:
+ Hàng hóa tại Việt Nam tuy rẻ nhưng chưa đa dạng
+ Cơ sở hạ tầng chưa hiện đại
+ Các cửa hàng nhỏ lẻ chưa thực sự chuyên nghiệp nên họ cũng ngại
ghé qua. Ví dụ như: Về vấn đề ăn uống người Trung Quốc thích tận mắt nhìn thấy
cách chế biến đồ ăn để tăng phần hiểu biết và cảm thấy an toàn thực phẩm.
+ Khách Trung Quốc cũng rất sợ phải đi bộ hay đi xe đạp, xe máy trên
đường vì tình trạng giao thông ở Việt Nam khá đông đúc và phức tạp.
+ Khí hậu ở Việt Nam đôi lúc hơi khắc nghiệt khiến cho một số du
khách gặp phải vấn đề về sức khỏe.
- Biện pháp khắc phục:
+ Nâng cao những chất lượng sản phẩm du lịch Việt Nam lên tới mức
tối đa, tìm tòi và học hỏi để làm ra những sản phẩm quà lưu niệm cho khách du lịch
mua về thêm phần đa dạng hơn.
+ Những nhà làm du lịch nên chú trọng, quan tâm và phát triển hơn nữa
về các cơ sở hạ tầng phục vụ cho khách lịch tham quan, lưu trú,…

17
+ Các nhà chức trách cần chú tâm hơn nữa về vấn đề giao thông ở Việt
Nam. Cần có những biện pháp làm giảm ùn tắc giao thông, để cho vấn đề này
không ảnh hưởng tới người nước ngoài đến Việt Nam du lịch. Đây không chỉ là mối
lo ngại của người Trung Quốc khi đến Việt Nam du lịch mà còn là mối lo ngại của
rất nhiều người nước ngoài như: Anh, Pháp,....
+ Về tình trạng và khí hậu ở Việt Nam khắc nghiệt là điều không thể
tránh được. Người hướng dẫn viên của đoàn khách du lịch Trung Quốc nên nhắc
nhở họ trước khi sang Việt Nam cần phải mang những thứ gì để thích hợp với thời
tiết trong chuyến du lịch sắp tới của họ.
-

18
PHẦN KẾT LUẬN
Nhu cầu du lịch của khách Trung Quốc hiện nay là rất lớn, nên việc tìm hiểu
nhu cầu đi du lịch của du khách Trung Quốc là rất cần thiết. Nếu có thể nắm bắt
được nhu cầu, tâm lí của những vị du khách Trung Quốc này thì nước ta có thể cải
thiện và phát triển hơn về những sản phẩm du lịch từ đó sẽ thu hút được nhiều
khách du lịch Trung Quốc sang du lịch tại Việt Nam. Không chỉ chú tâm về những
sản phẩm du lịch mà còn cần phải chú trọng về cách giao tiếp, phục vụ đối với
khách Trung Quốc.
Trong tương lai có thể khẳng định rằng thị trường khách du lịch Trung Quốc
vẫn là thị trường chủ yếu của du lịch Việt Nam. Vì thế nắm bắt tâm lí và thị hiếu
của khách Trung Quốc ngày càng trở nên cần thiết để khai thác thị trường này một
cách có hiệu quả.

19
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. https://phuchoa.com.vn/dac-diem-tam-ly-khach-du-lich-trung-quoc
2. https://nhatkyduhi.com/bat-mi-dac-diem-tam-ly-khach-du-lich-trung-
quoc/
3. http://huongdanviendulich.org/diem-tam-ly-khach-quoc-te-theo-chau-
luc.html

20

You might also like