Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 4

1.

Mô tả quy trình sản xuất sữa tươi tiệt trùng của Vinamilk

Chăn nuôi bò

Để có được những ly sữa chất lượng, nguồn sữa bò nguyên liệu cần đảm bảo chất lượng.

Từ năm 2006, để đủ động nguồn sữa bò phục vụ cho quy trình sản xuất sữa, Vinamilk đã
đầu tư chăn nuôi bò sữa, lặp các trang trại chăn nuôi bò sữa theo tiêu chuẩn quốc tế để
đảm bảo nguồn nguyên liệu sản xuất sữa có chất lượng tốt nhất.

Những con bò đủ tiêu chuẩn về sức khỏe sẽ được tiến hành vắt sữa. Quá trình vắt sữa có
thể thực hiện bằng tay, hoặc bằng máy đều được. Sau đó sẽ được vận chuyển đến nơi
kiểm tra chất lượng.

Nhận và kiểm tra nguồn nguyên liệu sản xuất sữa


Sữa sau khi được vận chuyển đến sẽ được lấy mẫu và mang đi kiểm tra chất lượng. Chỉ
những lô sữa đảm bảo chất lượng, đáp ứng được các yêu cầu được đặt ra mới tiếp tục
được chuyển đến khâu chế biến để chế biến, sản xuất sữa thành phẩm.

Làm lạnh và bảo quản sữa bò

Sau khi đã được xét nghiệm, kiểm tra chất lượng và đạt chuẩn. Sữa bò nguyên liệu sẽ
được chuyển đi đong đếm thể tích và làm lạnh. Trước khi làm lạnh, trong quá trình lọc
phải đun sữa ở mức nhiệt từ 30 – 40 độ C để giảm đi độ nhớt của sữa. Sau đó, sữa sẽ
được làm lạnh ở nhiệt độ từ 2 – 4 độ C ở các bồn inox đạt tiêu chuẩn bảo quản sữa.

Gia nhiệt

Khâu tiếp theo của quy trình sản xuất sữa Vinamilk là gia nhiệt. Đây là quá trình được
thực hiện để hỗ trợ cho quá trình ly tâm, làm sạch sữa.

Sữa sẽ được gia nhiệt ở nhiệt độ lên đến 40 độ C bằng cách bơm sữa vào những thiết bị
trao đổi nhiệt có dạng tấm

Ly tâm để làm sạch sữa nguyên liệu

Sau khi gia nhiệt, sữa sẽ được tiến hành ly tâm làm sạch. Cặn sữa cũng như xác của vi
sinh vật đều sẽ được loại bỏ ở khâu ly tâm làm sạch này. Sữa bò sau khi ly tâm sẽ đủ tiêu
chuẩn để chuyển đến các khâu chế biến khác.

Phối trộn sữa

Nguồn sữa nguyên liệu sẽ được phối trộn với chất ổn định, lượng chất ổn định sẽ được
phân chia theo từng mẻ. Sữa nguyên liệu sẽ được đưa vào bồn trộn với thể tích khoảng
500 – 600 lít và gia nhiệt ở mức nhiệt từ 65 – 70 độ C, sau đó sẽ được giảm xuống mức
40 – 45 độ C để cho đường vào trộn.

Làm lạnh sữa

Sữa sau khi đã được phối trộn xong sẽ được làm lạnh ở mức nhiệt dưới 8 độ C. Sau đó,
sữa sẽ được tiêu chuẩn hóa, điều chỉnh hàm lượng của các chất để đảm bảo sau khi hoàn
thành, sữa sẽ đạt tiêu chuẩn như đã được công bố trên bao bì.

Đồng hóa sữa và tiệt trùng


Đồng hóa là khâu làm giảm đi kích thước của các cầu mỡ nhằm mục đích tăng khả năng
phân tán sữa. Hạn chế tình trạng váng sữa nổi lên bề mặt trong thời gian bảo quản.

Sữa cũng được tiến hàng tiệt trùng để loại bỏ những vi sinh vật cũng như các bào tử hay
các enzym có trong sữa để kéo dài thời gian bảo quản sữa ở nhiệt độ thường và hạn chế
sự thay đổi các tính chất của sữa.

Đóng gói

Sau khi sữa đã được tiệt trùng, công đoạn cuối cùng là dây chuyền đóng gói sữa vào hộp,
bịch để phân phối ra thị trường. Để quá trình vận chuyển đơn giản, nhanh gọn hơn. Sữa
sẽ được sắp xếp và đóng gói vào những chiếc thùng giấy kích thước lớn với số lượng
nhất định. Những chiếc thùng giấy chất lượng cũng góp phần bảo quản sữa không bị tác
động, va chạm trong suốt quá trình vận chuyển.

2. Nguồn Gốc Phát Sinh Nước Thải

– Nước thải chế biến sữa chủ yếu sữa hoặc các sản phẩm sữa bị thất thoát. (sữa bị đổ, sữa
hư, sữa tách kem và sữa đông);

– Nước thải làm sạch thường đến từ các thiết bị giặt tiếp xúc trực tiếp với sữa hoặc các
sản phẩm từ sữa. Nó cũng bao gồm tràn sữa và sản phẩm, váng sữa, ép và nước muối,
trục trặc thiết bị và thậm chí lỗi vận hành. Hơn 90% chất rắn hữu cơ trong nước thải đến
từ sữa và dư lượng sản xuất: miếng phô mai, váng sữa, kem, nước từ tách và làm rõ, nuôi
cấy khởi đầu, sữa chua, cô đặc trái cây hoặc chất ổn định. Những nước thải này với số
lượng lớn và bị ô nhiễm cao, do đó cần phải xử lý thêm. Các chất gây ô nhiễm từ việc rửa
xe tải sữa, bể chứa, lon, thiết bị, chai và sàn;

– Nước làm mát sữa và các sản phẩm sữa, cho nhu cầu vệ sinh, hư hỏng thiết bị hoặc sự
cố vận hành;

– Nước thải vệ sinh được tìm thấy trong nhà vệ sinh, phòng tắm,… Nước thải vệ sinh có
thành phần tương tự như nước thải đô thị và thường được dẫn trực tiếp vào công trình
nước thải. Nó có thể được sử dụng làm nguồn nitơ cho nước thải sữa không cân bằng
trước khi xử lý hiếu khí thứ cấp.
3. Thành phần, tính chất nước nước thải.

Nồng độ các chất gây ô nhiễm thể hiện qua các chỉ tiêu:

Từ nước thải sản xuất : pH, SS, BOD5, COD, tổng N, tổng P,dầu mỡ, Coliform. Lượng
đường, protein, … dồi dào có trong sữa.

Từ Nước thải sinh hoạt: các sản phẩm bài tiết của con người,… Đặc trưng nước thải sữa
có hàm lượng chất hưu cơ dễ phân hủy sinh học, chất rắn lơ lững cao, pH có xu hướng
giảm vì trong điều kiện thiếu khí xảy ra sự len men sữa, tạo thành acid lactic.

Thành phần nước thải lành tính, it độc. Hầu như là chất hữu cơ có khả năng phân hủy
sinh học, dễ dàng xử lý bằng các phương pháp vi sinh.

You might also like