LẠNG SƠN_SINH 11_ĐỀ THI ĐỀ XUẤT THHV 2023

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 3

MÔN SINH HỌC LỚP 11 NĂM 2023

Thời gian làm bài: 180 phút


(Đề thi gồm có 04 trang, 10 câu)

ĐỀ THI ĐỀ XUẤT

Câu 4 (2,0 điểm)


Một nghiên cứu được tiến hành trên chuột để xác định ảnh hưởng của thức ăn đến sự
tiết muối mật. Trong đó, chuột được chia thành 2 nhóm: nhóm đối chứng ăn thức ăn tiêu
chuẩn và nhóm thí nghiệm căn thức ăn tiêu chuẩn được bổ sung thêm hỗn hợp X. Kết quả
phân tích hàm lượng muối mật trong dịch mật và vật chất tiêu hóa (là tất cả các thành phần
trong lòng ống tiêu hóa) ở ruột của các nhóm nghiên cứu được trình bày ở bảng dưới đây:
Hàm lượng muối mật trong các thành phần Nhóm đối chứng Nhóm thí nghiệm
Dịch mật (µmol/L) 506 506
Vật chất tiêu hóa ở phần đầu ruột non (µmol/g) 384 216
Vật chất tiêu hóa ở phần cuối ruột già (µmol/g) 98 86
a. Tính tỉ lệ (%) tái hấp thu muối mật (làm tròn đến một chữ số thập phân) của động vật ở
mỗi nhóm. Nêu cách tính.
b. Chuột thuộc nhóm thí nghiệm có sự thay đổi hàm lượng cholesterol huyết tương như thế
nào (tăng, giảm, không đổi)? Giải thích.
Câu 5 (2,0 điểm)
Nghiên cứu về tuần hoàn ở người
- Hình 5.1 mô tả sự thay đổi áp lực qua các vị trí từ (1) đến (5) trong hệ mạch và vị trí thứ
(6) là một buồng tim ở người.
- Hình 5.2 mô tả độ dày các loại mô của thành mạch ở một số loại mạch máu (A đến E) của
cơ thể người.

Hình 5.1

Hình 5.2
Hãy cho biết:

1
a. Mỗi cấu trúc tương ứng A,B,C,D,E ở Hình 5.2 là phù hợp với loại mạch máu ở vị trí nào
trong Hình 5.1 từ (1) đến (5). Nêu tên và giải thích.
b. Hình 5.1 có đường (I) thể hiện sự thay đổi ở người bình thường. So với người bình
thường, người có sự thay đổi áp lực giống đường (II) có lượng nước tiểu tăng, giảm hay
không đổi? Giải thích.
c. Trong trường hợp các tiểu động mạch co lại thì sự thay đổi sẽ phù hợp với đường nào
trong các đường I, II, III trên Hình 5.1? Giải thích.
d. Ở người bình thường, áp lực ở vị trí (6) thấp nhất trong giai đoạn nào của chu kì tim? Giải
thích.
Câu 6 (2,0 điểm)
Hình 6 thể hiện sự biến đổi nhiệt độ ở vùng dưới đồi và nhiệt độ cơ thể khi cơ thể sốt
và hạ sốt. Các chữ cái V, W, X, Y, Z thể hiện các giai đoạn của quá trình biến đổi này.
Dựa vào đồ thị hình 11, hãy cho biết:
a. Ở giai đoạn W, cơ thể tăng hay giảm
tiết epinephrin? Giải thích.
b. Ở giai đoạn X, cơ thể có tiết mồ hôi
không? Giải thích.
c. Mạch máu ngoại vi của cơ thể ở giai
đoạn Y là giãn hay co hơn so với giai
đoạn V? Giải thích.

Câu 7 (2,0 điểm)


Trong một thí nghiệm, một nhà khoa học đã tách và nuôi một tế bào thần kinh
(nơron) trong một môi trường nuôi tiêu chuẩn. Ông ấy đã đo điện thế nghỉ của sợi trục, sau
đó kích thích sợi trục và đo điện thế hoạt động của nó (kết quả 1).
Tiếp theo, thí nghiệm được lặp lại một số lần, mỗi lần với một môi trường nuôi tiêu
chuẩn có thay đổi một số thành phần khác nhau và ghi lại được các kết quả 2, 3, 4 và 5.
Điện thế nghỉ (mV) Điện thế hoạt động (mV)
Kết quả 1 -70 +40
Kết quả 2 -70 +50
Kết quả 3 -60 +40
Kết quả 4 -70 +30
Kết quả 5 -80 +40
Hãy cho biết:
a. Nếu môi trường tiêu chuẩn được bổ sung một chất làm giảm tính thấm của màng nơron
với ion K+, điện thế nơron ghi được ở kết quả nào? Giải thích.
b. Nếu môi trường tiêu chuẩn có nồng độ ion Na+ thấp hơn bình thường, điện thế nơron ghi
được ở kết quả nào? Giải thích.
c. Nếu môi trường tiêu chuẩn có nồng độ ion K+ cao hơn bình thường, điện thế nơron ghi
được ở kết quả nào? Giải thích.

2
d. Nếu môi trường tiêu chuẩn chứa một chất tăng tính thấm của màng với ion Cl -, điện thế
nơron ghi được ở kết quả nào? Giải thích.
Câu 8 (2,0 điểm)
Hoocmon sinh trưởng (GH) được não tiết ra và có thể kích thích gan tiết ra yếu tố
sinh trưởng 1 giống như isnulin (IGF1). Khi động vật tăng trưởng, xương được hình thành
từ tế bào sụn, kéo dài ra từ các đĩa sụn tận cùng (gọi là đĩa sụn sinh trưởng). Thí nghiệm sau
tiến hành trên các đĩa sụn sinh trưởng khỏe mạnh.
(1) Tiêm GH vào tất cả đĩa sụn.
(2) Tiêm đồng thời GH và chất ức chế IGFi vào các đĩa sụn của chuột.
(3) Tất cả GH bị ức chế ở chuột.
(4) Tiêm GH vào một đĩa sụn của chuột có gan đã bị loại bỏ tất cả IGF1.
(5) Chỉ bổ sung GH vào môi trường trong đĩa nuôi các tế bào mầm sụn.
a. Hãy phân tích thí nghiệm trên để chỉ ra vai trò của GH và IGF1.
b. Qua thí nghiệm (4) và (5) em có nhận xét gì về nguồn tiết IGF1 trong cơ thể?

You might also like