Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 45

CHUYÊN ĐỀ CHUYÊN SÂU

CÔNG NGHỆ TẾ BÀO-SINH HỌC 10


CHU KÌ TẾ BÀO
Mục tiêu
Yêu cầu cần đạt Yêu cầu cần đạt
CTPT 2018 môn Sinh học Khung chương trình chuyên sâu
- Nêu được khái niệm chu kì tế bào. - Trình bày được các hoạt động chính của tế
Dựa vào sơ đồ, trình bày được các bào trong các giai đoạn của chu kì tế bào
giai đoạn và mối quan hệ giữa các nguyên phân: kì trung gian (G1, S, G2) và pha
giai đoạn trong chu kì tế bào. M (nguyên phân và phân chia tế bào chất).
- Dựa vào cơ chế nhân đôi và phân li - Trình bày được sự điều hoà chu kì tế bào
của nhiễm sắc thể để giải thích được trong đó có sự tham gia của một số protein
quá trình nguyên phân là cơ chế sinh điều hoà ở các điểm kiểm soát. Vận dụng
sản của tế bào. được sự điều hoà chu kì tế bào để giải thích sự
- Giải thích được sự phân chia tế bào phát sinh ung thư.
một cách không bình thường có thể - Phân tích được sự thay đổi về hình thái, sự di
dẫn đến ung thư. Trình bày được một chuyển của nhiễm sắc thể, trung thể, thoi phân
số thông tin về bệnh ung thư ở Việt bào, sự biến đổi của màng nhân, màng sinh
Nam. Nêu được một số biện pháp chất trong kì trung gian và các kì của nguyên
phòng tránh ung thư. phân của tế bào động vật và tế bào thực vật.
- Thực hành làm được tiêu bản nhiễm - Xác định được các kì của nguyên phân thông
sắc thể để quan sát quá trình nguyên qua các ảnh chụp hiển vi.
phân (hành tây, hành ta, đại mạch,
cây tỏi, lay ơn, khoai môn,...).

2
MỤC LỤC
A. KIẾN THỨC LÍ THUYẾTCƠ BẢN VÀ MỞ RỘNG……………………
I. Khái niệm về chu kì tế bào…………………………………………..
II. Các giai đoạn của chu kì tế bào……………………………………
1. Kì trung gian…………………………………………………………
2. Kì phân bào nguyên phân ( pha M)………………………………
III. Điều chỉnh chu kì tế bào…………………………………………
1. Tầm quan trọng của việc nghiên cứu điều chỉnh chu kì…………
2. Điểm chốt trong chu kì tế bào……………………………………
3. Các nhân tố điều chỉnh chu kì tế bào……………………………
V. Sự chết theo chương trình của tế bào (Apotosis)…………………
1. Vai trò của sự chết theo chương trình của tế bào…………………
2. Biểu hiện của sự chết theo chương trình của tế bào………………
3. Cơ chế chết theo chương trình của các tế bào ở một số động vật
VI. Tế bào ung thư và sự mất kiểm soát chu kì tế bào………………
1. Một số gen liên quan đến sự phát triển của các tế bào ung thư…
2. Giải pháp đối với bệnh ung thư hiện nay…………………………
B. CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP VẬN DỤNG…………………………………..
TÀI LIỆU THAM KHẢO…………………………………………………..

3
NỘI DUNG
A. KIẾN THỨC LÍ THUYẾT CƠ BẢN VÀ MỞ RỘNG
I. Khái niệm về chu kì tế bào
Chu kì tế bào là thời gian diễn ra kể từ thời điểm tế bào được hình thành nhờ
phân bào của tế bào mẹ và kết thúc bởi sự phân bào để hình thành tế bào mới.
Tùy từng loại tế bào trong cơ thể mà thời gian của chu kỳ tế bào cũng như
thời gian của các pha có sự khác nhau.Thời gian của chu kỳ tế bào còn phụ thuộc
vào tốc độ phân bào ở những giai đoạn khác nhau trong sự phát triển cơ thể. Ví dụ
như một số tế bào có chu kỳ sống rất ngắn như các tế bào sinh trưởng nhanh trong
giai đoạn đầu tiên của sự phát triển phôi (từ 15 đến 20 phút); tế bào ruột phân bào
hai lần trong một ngày; tế bào gan phân bào hai lần trong một năm; còn tế bào thần
kinh ở cơ thể trưởng thành hầu như không phân bào mà kỳ trung gian kéo dài cho
đến khi tế bào chết hoặc có thể chết.
II. Các giai đoạn của chu kì tế bào
1. Kì trung gian
Ở tế bào trưởng thành, kỳ trung gian chiếm khoảng 90% thời gian của chu kỳ
tế bào, bao gồm 3 pha là G 1, S và G2. Đây là gia đoạn chuẩn bị cơ sở vật chất cho
sự phân chia tế bào. Thời gian kéo dài của kỳ trung gian phụ thuộc vào thời gian
của 3 pha G1, S và G2, đặc biệt là G1 vì ở các loại tế bào khác nhau thì thời gian
G1 khác nhau còn G2 và S tương đối ổn định.
1.1. Pha G1
Đây là pha sinh trưởng chủ yếu của tế bào. Trong pha này hoạt động chủ yếu
của tế bào là tổng hợp các ARN, protein, gia tăng tế bào chất, hình thành thêm các
bào quan làm tăng kích thước và khối lượng tế bào.
Thời gian của G1 tùy thuộc và chức năng sinh lý của tế bào. Ví dụ đối với tế
bào phôi thì thời gian của G1 là 1 giờ; đối với tế bào gan thì G 1 là 1 năm, tế bào
thần kinh có G1 kéo dài suốt đời sống của cơ thể; đối với tế bào ung thư thời gia của
G1 bị rút ngắn rất nhiều.
Vào cuối pha G1 có một điểm kiểm soát (điểm R). Nếu vượt qua điểm R tế
bào đi vào pha S và diễn ra nguyên phân, nếu không vượt qua điểm R tế bào đi vào
quá trình biệt hóa, không phân chia (gọi là G0).

4
Đối với nhiều loại tế bào của động vật có vú, điểm kiểm soát G 1 có lẽ quan
trọng nhất. Nếu tế bào nhận được tín hiệu đi tiếp thường thì nó sẽ hoàn thành G 1, S,
G2, M và phân chia. Nếu tế bào không nhận được tín hiệu đi tiếp, tế bào ra khỏi chu
kỳ và bước sang trạng thái không phân chia. Tại chốt này sẽ thực hiện việc kiểm tra
các chức năng tổng hợp protein hay ARN đã hoàn tất chưa, nếu đã hoàn tất sẽ bước
vào pha S.
1.2.
Pha S
Diễn ra ngay sau khi tế bào vượt qua điểm kiểm soát R. Trong pha này, hoạt
động chủ yếu của tế bào là nhân đôi ADN từ đó nhân đôi NST, làm cho các NST
chuyển từ trạng thái đơn sang trạng thái kép; Ở tế bào động vật có sự nhân đôi
trung tử. Ở pha này, tế bào vẫn tiếp tục tổng hợp các chất cần thiết và gia tăng kích
thước.
Khi nhiễm sắc thể được nhân đôi trong pha S, hai bản sao của mỗi nhiễm sắc
thể giữ nguyên ở trạng thái đính với nhau, hay còn được gọi là các nhiễm sắc tử chị
em. Các nhiễm sắc tử chị em được giữ với nhau bởi phức hệ protein cohesin, được
lắp ráp theo chiều dài của mỗi nhiễm sắc tử chị em. Protein cohesin giữa các nhiễm
sắc tử chị em quan trọng trong quá trình phân chia nhiễm sắc thể, được bảo vệ bởi
protein shugoshin khỏi sự phân giải sớm của protein kết dính nhiễm sắc tử. Ở trạng
thái bình thường, cohesin chỉ bị phá huỷ muộn trong quá trình phân bào, cho phép
các nhiễm sắc tử chị em được tách ra.
Ở phần lớn tế bào của các loài động vật trong kỳ trung gian có quá trình hình
thành thoi phân bào, cấu tạo bởi các vi ống với các tiểu phần là protein tubulin
được toả ra từ các trung thể. Chính sự trùng hợp và giải trùng hợp các tiểu phần
tubulin đã tạo nên sự tổng hợp thoi phân bào hay quá trình co rút tơ vô sắc dẫn đến
sự di chuyển của các nhiễm sắc thể trong kỳ sau của quá trình phân bào.
1.3. Pha G2
Diễn ra trong khoảng thời gian ngắn. Tế bào tiếp tục tổng hợp các protein có
vai trò đối với sự hình thành thoi phân bào như Cylcin, vi ống tubulin… Cuối pha
G2 có điểm kiểm soát G2, nếu tế bào vượt qua điểm kiểm soát này thì sẽ bước vào
nguyên phân.
2. Kì phân bào nguyên phân ( pha M)

5
Kì phân bào nguyên phân thường là giai đoạn ngắn nhất trong chu kì tế bào gồm
phân chia nhân và phân chia tế bào chất. Sự phân chia nhân được chia thành 4 kì: kì
đầu, kì giữa, kì sau, kì cuối. Gối lên kì cuối cùng là giai đoạn phân chia tế bào chất
và kết thúc pha M.

2.1. Kỳ đầu
- Các sợi nhiễm sắc trở nên xoắn chặt
hơn, co đặc lại thành các NST riêng rẽ
có thể nhìn thấy dưới kính hiển vi
quang học.
- Các hạch nhân biến mất
- Mỗi NST đã nhân đôi gồm hai nhiễm
sắc tử đính với nhau tại tâm động và
dọc theo NST nhờ các protein cohensin
(sự bám dính của các nhiễm sắc tử).
- Thoi phân bào hình thành. Thoi gồm
các trung thể và các vi ống phát dài ra
từ chúng. Các tia phóng xạ cấu tạo từ
các vi ống ngắn phát ra từ trung thể gọi
là sao phân bào.

6
- Cuối kỳ đầu: Màng nhân vỡ thành
các mảnh, các NST cô đặc hơn. Một
số vi ống bám vào thể động thành các
vi ống thể động, chúng có vai trò trong
sự di chuyển của nhiễm sắc thể. Các vi
ống không bám vào thể động (gọi là vi
ống không thể động) tương tác với
nhau từ
các cực đối lập của thoi phân bào.

7
Trong kỳ đầu của quá trình phân bào, một nhóm các phức hệ protein có tên là
condensin giúp chất nhiễm sắc đóng xoắn, co ngắn và thể hiện hình thái đặc trưng.
Các nhiễm sắc thể đính vào thoi phân bào ở đầu kỳ giữa. Đầu dương của các tơ
phân bào đính với nhiễm sắc thể qua một phức hệ protein đặc biệt là kinetochores
– phức hệ được lắp ráp vào cuối kỳ đầu.
2.2. Kỳ giữa
- Thường là kỳ kéo dài nhất của nguyên
phân. Các trung thể ở hai phía đối lập
của tế bào.
- Các NST tập trung trên phiến giữa,
tâm động của các NST nằm trên phiến
giữa. Với mỗi NST, thể động của các
nhiễm sắc tử bám với các vi ống thể
động từ hai cực đối lập.

Sự chuyển tiếp từ kỳ giữa sang kỳ sau của nguyên phân được thực hiện bởi
điểm chốt M. Khi tất cả các nhiễm sắc thể đã được bám chắc chắn với các vi ống ở
thoi trên phiến giữa thì các protein điều chỉnh mới được kích hoạt. Nhiều nghiên
cứu cho thấy, các protein điều chỉnh trong trường hợp này không phải là Cdk. Khi
các protein điều chỉnh được kích hoạt, protein này sẽ thiết lập một chuỗi các sự
kiện phân tử và kết quả cuối cùng là sự phân cắt các cohensin làm cho các nhiễm
sắc thể phân ly. Cơ chế này đảm bảo cho các tế bào con không thể đi tiếp khi mất
hoặc thừa nhiễm sắc thể.
2.3. Kỳ sau
- Kỳ sau có thời gian ngắn nhất trong
nguyên phân.
- Kỳ sau bắt đầu khi các cohensin bị
phân hủy bởi enzim. Sự kiện đó cho
phép các nhiễm sắc tử chị em của mỗi
cặp đột ngột tách ra. Mỗi nhiễm sắc tử
trở thành một nhiễm sắc thể đầy đủ.
8
- Các vi ống hoạt động trong chuyển
động hướng cực của nhiễm sắc thể, có
lẽ có hai cơ chế, cả hai cơ chế này cần
thiết có sự tham gia của protein động
cơ.
Cơ chế thứ nhất giả định rằng các
protein động cơ đã "cõng" các nhiễm
sắc thể bước dọc theo các vi ống và đầu
thể động của các vi ống giải trùng hợp
khi các protein đi qua. Tuy nhiên, giả
thuyết khác tiến hành trên các đối
tượng khác lại cho rằng các nhiễm sắc
thể bị "guồng" bởi các protein động cơ
tại các cực của thoi và các vi ống phân
giã khi sau khi đi qua các protein động Vai trò của cohensin trong phân bào
cơ. Kết luận chung hiện nay là tỷ lệ nguyên phân
đóng góp của hai cơ chế có thể thay đổi
tùy từng loài.

Sự ngắn đi của vi ống thể động và sự


di chuyển hướng cực của NST
Trong tế bào động vật đang phân chia, vi ống không thể động chịu trách
nhiệm về sự dài ra của tế bào ở kỳ sau. Các vi ống không thể động phát sinh từ các
cực đối lập lồng vào nhau ở kỳ giữa. Trong kỳ sau đoạn lồng vào nhau ngắn đi khi
các protein động cơ bám vi ống đẩy chúng xa nhau nhờ năng lượng ATP. Khi các

9
vi ống đẩy nhau, các cực của thoi cũng bị đẩy xa nhau làm tế bào dài ra. Khi các vi
ống dài ra do các đơn vị tubulin được thêm vào các đầu chồng nhau của chúng.
Vào cuối kỳ sau, hai cực của tế bào có hai bộ nhiễm sắc thể hoàn chỉnh và
tương đương nhau.
2.4. Kỳ cuối
Trong tế bào hình thành hai nhân. Màng nhân hình thành từ các mảnh của
màng nhân cũ và các bộ phận khác của hệ thống nội màng. Nhân con xuất hiện trở
lại. Các NST trở nên ít cô đặc. Sự phân chia nhân từ một thành hai nhân giống hệ
nhau về di truyền đã kết thúc.
* Sự phân chia tế bào chất
Trong tế bào động vật, sự phân chia tế bào chất xảy ra theo một quá trình gọi
là sự phân cắt. Dấu hiệu bắt đầu của sự phân cắt là xuất hiện rãnh phân cắt. Ở phía
tế bào chất của rãnh có một vòng các vi sợi actin liên kết với các phân tử miosin,
chúng tương tác với nhau làm cho vòng co lại. Rãnh phân cắt ăn sâu đến khi tách tế
bào thành hai, mỗi tế bào có nhân riêng và chia nhau dịch bào, các bào quan và các
cấu trúc dưới tế bào.
Sự phân chia tế bào chất ở tế bào thực vật có thành xenlulo có sự khác biệt
tương đối nhiều. Ở kỳ cuối, các túi vận tải xuất xứ từ thể gonghi di chuyển dọc theo
vi ống đên trung tâm tế bào, ở đây chúng liên kết lại và tạo thành vách ngăn tế bào.
Tấm ngăn lan rộng từ trung tâm, phát triển về hai phía về ngoại vi của tế bào sẽ tạo
nên hai tế bào con, mỗi tế bào đều có màng riêng rẽ. Thành tế bào mới cũng được
hình thành giữa các tế bào con từ chất chứa của tấm ngăn.

10
Sự phân chia cắt tế bào động vật Sự hình thành tấm ngăn tế bào trong tế
bào thực vật

Như vậy kết quả của nguyên phân là từ một tế bào mẹ ban đầu, qua nguyên
phân hình thành hai tế bào con có bộ NST giống nhau và giống tế bào ban đầu.
III. Điều chỉnh chu kì tế bào
1. Tầm quan trọng của việc nghiên cứu điều chỉnh chu kì tế bào
Nghiên cứu cơ chế điều chỉnh chu kì tế bào có tầm quan trọng trong nghiên cứu
sinh học sinh sản, nghiên cứu bệnh học đặc biệt là bệnh ung thư.
2. Điểm chốt trong chu kì tế bào
2.1. Ý nghĩa của điểm chốt trong chu kì tế bào
Điểm chốt thể hiện cơ chế điều chỉnh theo mối liên hệ ngược trong chu kì tế
bào, nghĩa là sự hoàn thành quá trình trước là điều kiện phát động cho quá trình sau
2.2. Các điểm chốt trong chu kì tế bào ở động vật bậc cao
Điểm chốt Điểm chốt G1 Điểm chốt G2 Điểm chốt M
Đặc điểm
Thời điểm Từ pha G1 sang Từ pha G2 sang Từ kì giữa chuyển
pha S pha M sang kì sau phân

11
bào
Sự kiện kiểm tra Kiểm tra các quá Kiểm tra các quá Kiểm tra các quá
trình ở G1 đã được trình cần hoàn tất: trình: tan rã màng
hoàn tất như quá sự nhân đôi AND, nhân, tạo thoi phân
trình tăng trưởng, co xoắn và tăng bào, các trung tiết
quá trình chuẩn bị xoắn của sợi nhiễm bám gắn nhiễm sắc
cho sự nhân đôi sắc, sự tạo thành thể vào sợi của thoi
ADN các vi ống chuẩn bị
cho sự tạo thành
thoi phân bào
2.3. Điểm chốt trong chu kì tế bào ở nấm men
Nấm men có hai đối tượng nghiên cứu chu kì tế bào là Schizosaccharomyces
pompe phân chia theo kiểu phân đôi và dạng Saccharomyces cerevisiae phân chia
theo kiểu mọc chồi.
Trong một chu kì tế bào nấm men có một số điểm chốt khác nhau. Ở
Saccharomyces cerevisiae quan trọng nhất là điểm chốt ở pha G 1 gọi là điểm xuất
phát hay điểm khởi đầu S (start). Nếu nấm men thiếu chất dinh dưỡng, chúng sẽ giữ
tế bào tại điểm khởi đầu và đi vào trạng thái nghỉ mà không tiếp tục đi vào pha S.
Các nhân tố tín hiệu polipeptit cho sự ghép đôi của tế bào nấm men cũng giữ tế bào
tại điểm khởi đầu giúp tế bào nấm đơn bội có thể kết hợp với nhau chứ không đi
vào pha S. Điểm khởi đầu cũng là điểm kiểm soát kích thước tế bào. Trong kiểu
phân chia nảy chồi, tế bào nhỏ sau khi được tạo ra cần sinh trưởng lớn hơn tế bào
mẹ trước khi chúng có thể phân chia. Vì vậy tế bào con nhỏ hơn phải ở pha G 1 lâu
hơn và sinh trưởng nhiều hơn tế bào mẹ

12
Ở Schizosaccharomyces pompe, chu kì tế bào được điều hòa chủ yếu bằng cách
kiểm soát điểm chuyển tiếp từ G2 sang M.
3. Các nhân tố điều chỉnh chu kì tế bào
3.1. Hệ thống điều chỉnh chu kì tế bào
a. Khái niệm
Hệ thống điều chỉnh chu kì tế bào gồm các phức hệ sinh hóa tác động theo chu
kì, đó là các phức hệ protein hoạt động tương tác theo kiểu kích thích và ức chế,
phối hợp với các quá trình tiền thân cần thiết cho sự nhân đôi ADN và phân li của
ADN
b. Thí nghiệm chứng minh có sự tồn tại của các yếu tố tham gia
điều chỉnh chu kì tế bào
* Thí nghiệm trên noãn bào ếch
Tiêm tế bào chất của trứng ếch đã chín nhưng chưa thụ tinh vào các noãn bào
ếch đang bị ách lại ở pha G2 của giảm phân I, thì các noãn bào này sẽ chuyển vào
pha M để tiếp tục hoàn thành phân bào và trở thành tế bào trứng chín.
Như vậy, tồn tại trong tế bào chất của trứng ếch đã chín trên những nhân tố có
hoạt tính gọi là nhân tố phát động trứng chín- MPF. Nhiều thí nghiệm sau chứng
minh, MPF cũng là nhân tố phát động để tế bào vượt qua điểm chốt G 2 để tiến vào
M.
* Thí nghiệm tiến hành với các tế bào động vật có vú in vitro
Nuôi cấy in vitro chung các tế bào ở các giai đoạn khác nhau của chu kì, tạo điều
kiện cho chúng hòa hợp lẫn nhau bằng phương pháp lai tế bào xoma.
VD: đem các tế bào đang ở giai đoạn M nuôi chung với các tế bào ở giai đoạn G 1
hoặc giai đoạn S hoặc giai đoạn G2 thì các tế bào này dù ở giai đoạn nào của G
cũng đi vào pha M, thể hiện ở chỗ nhân của chúng có xu thế co ngắn lại giống như
nhiễm sắc thể của các tế bào đang ở giai đoạn phân bào.
c. Các thành phần của hệ thống điều chỉnh chu kì tế bào
Hệ thống điều chỉnh chu kì tế bào gồm 2 họ protein chủ yếu:
- Các kinaza phụ thuộc cyclin- Cdk :có tác dụng phát động các quá trình tiền thân
bằng cách gây photphorin hóa nhiều protein đặc trưng tại gốc serin và treonin

13
- Họ protein cyclin : kiểm tra hoạt tính photphorin hóa của Cdk. Khi cyclin liên kết
với Cdk thành một phức hệ thì Cdk ở trạng thái hoạt tính và khi cyclin tách khỏi
Cdk thì Cdk không có hoạt tính.
Bằng cơ chế tổng hợp và phân giải protein cyclin cùng với cơ chế tạo phức
hệ và giải thể phức hệ cyclin- Cdk tế bào điều chỉnh chu kì sống của mình. Có
nhiều loại Cdk và cyclin khác nhau, mỗi loại cần thiết cho các giai đoạn khác nhau
của tế bào.
Điểm kiểm soát G2 là một trong những điểm kiểm soát được nghiên cứu kỹ
nhất. Cylclin bắt đầu được tổng hợp ở pha S và tích lũy dần đến hết pha G 2. Tại
đây, Cyclin kết hợp với Cdk tạo ra phức hợp MPF, phức hợp này kích thích tế bào
nguyên phân. Vào cuối pha M (kỳ sau), chính MPF lại kích thích sự phân hủy
Cyclin, còn lại phần Cdk không hoạt động, tế bào bước vào pha G1.

3.2. Các nhân tố sinh trưởng


a. Thí nghiệm

14
Trong nuôi cấy các tế bào động vật in vitro mặc dù môi trường nuôi cấy có đủ
các chất dinh dưỡng cần thiets nhưng tế bào không sinh trưởng và sinh sản nếu như
không cho thêm vào môi trường nuôi cấy “chất huyết thanh” là dịch chiết từ máu
sau khi để máu ngưng kết.
Kết luận: có những nhân tố sinh trưởng tác động lên chu kì tế bào giúp tế bào
vượt qua các điểm chốt
b. Phân loại nhân tố sinh trưởng
- Bản chất: Hiện nay, người ta biết được trên 50 chất có tác động như nhân tố sinh
trưởng. Các nhân tố sinh trưởng thường có bản chất là protein, một số là các
hoocmon steroid
- Theo phổ tác động:
+ loại đặc trưng rộng: loại tác động lên nhiều dạng tế bào . VD PDGF (nhân tố sinh
trưởng từ tiểu cầu), EPGR (nhân tố sinh trưởng biểu bì)
+ loại đặc trưng hẹp: như erytropoitein chỉ tác động kích thích sinh sản hồng cầu
c. Cơ chế tác động
Các nhân tố sinh trưởng tác động theo cơ chế gây hoạt hóa các gen, chủ yếu là
các gen mã hóa cho cyclin và Cdk
* Lưu ý: các nhân tố sinh trưởng tác động lên tế bào theo nhóm và rất đa dạng, có
thể kích thích hoặc ức chế sinh sản của tế bào tùy theo nồng độ và tùy trường hợp,
có thể tác động lên sinh sản, biệt hóa, di cư của tế bào trong cơ thể đa bào.
3.3. Các prtein ức chế (CKI)
a. Cơ chế tác động
Các protein ức chế tác động ức chế hoạt tính của các cyclin- kinaza trong phức hệ
MPF
b. Các lớp protein ức chế
- Lớp p21: đáp ứng lại sự hư hỏng của ADN ở tế bào động vật có vú, ức chế sự
tăng sinh tế bào trong phát triển phôi sinh
- Lớp p27: ức chế chu kì tế bào và điều chỉnh sự tăng sinh tế bào trong cơ thể ở giai
đoạn phôi thai
- Lớp p57: ức chế chu kì tế bào của các tế bào được biết hóa của đa số mô của cơ
thể trưởng thành
3.4. Các nhân tố khác ức chế sự phân bào
15
- Các chất hóa học hoặc các bức xạ có tác động trực tiếp hoặc gián tiếp lên
sự phân bào: sự nhân đôi ADN, sự tạo thành thoi phân bào, tác động lên nhiễm sắc
thể, sự phân chia tế bào chất …
- Các chất kháng sinh như actinomixin D, daunomixin, nogalomixin tác dụng liên
kết với ADN do đó ức chế sự tổng hợp ADN
- Các chất xicloheximit, puromixin ức chế sự tổng hợp protein bằng cách tác động
lên riboxom
- Các chất chống chuyển hóa chất ankyl, các thuốc nhuộm đều có tác động ức chế
hoặc làm sai lệch sự nhân đôi ADN dẫn đến ức chế sự phân bào
- Các chất có nguồn gốc từ thực vật như consixin, colcemit, podophilin,
vinblastin…đều có tác dụng ức chế sự tạo thành thoi phân bào, tế bào dừng lại ở kì
giữa tạo các nhân đa bội
IV. Sự chết theo chương trình của tế bào (Apotosis)
1. Vai trò của sự chết theo chương trình của tế bào
- Vai trò kiến tạo trong biến đổi hình thái: các tế bào chết theo chương trình là quá
trình bắt buộc quan trọng để tạo nên hình thái của các cơ quan bộ phận trong quá
trình phát triển phôi

(Sự chết theo chương trình ảnh hưởng đến phát triển chân ở phôi chuột)
- Điều chỉnh số lượng tế bào: Ví dụ trong sự phát triển của hệ thần kinh, sự chết
theo chương trình của tế bào điều chỉnh số noron tương ứng với số tế bào mục tiêu
mà các tế bào noron kết nối vào.
Ở các mô trưởng thành đang tăng trưởng hay co lại, sự chết theo chương trình
của tế bào được điều hòa chặt chẽ cân bằng với sự phân bào. VD: một phần gan
chuột bị lấy mất ở chuột trưởng thành, tế bào gan sẽ phân chia tăng số lượng bù cho
phần gan bị mất. Nếu chuột bị xử lí thuốc kích thích phân bào ở gan làm phình gan,
sau khi ngưng dùng thuốc, sự chết theo chương trình ở tế bào gan sẽ diễn ra mạnh

16
mẽ để gan trở về kích thước ban đầu.
- Kiểm soát chất lượng trong sự phát triển: sự chết theo chương trình của tế bào
giúp loại bỏ các tế bào không bình thường, sai chỗ, không hoạt động hay
n g u y hiểm cho động vật. VD: trong hệ miễn dịch của động vật có xương, sự chết
theo chương trình loại bỏ các bạch cầu T và B do chúng không sinh các thụ thể đặc
hiệu hay loại trừ các bạch cầu bị hoạt hóa bởi sự nhiễm trùng sau khi chúng đã hỗ
trợ phân giải các vi sinh vật gây nhiễm.
2. Biểu hiện của sự chết theo chương trình của tế bào
Tế bào chết theo chương trình có những biến đổi hình thái đặc trưng: tế bào co
lại và cô đặc, khung xương tế bào gãy vụn, màng nhân tan rã, chất nhiễm sắc tụ lại
và gãy ra từng mảnh. Tế bào có dạng “phồng rộp”, các phần của tế bào được đóng
gói trong các túi, những túi này sau đó được nuốt bởi các tế bào chuyên hóa và
không để lại dấu vết. Cơ chế này giúp bảo vệ các tế bào lân cận không bị phá hủy
bởi các enzim tiêu hóa và những enzim khác của tế bào chết có thể bị rò rỉ ra ngoài.

Hình bên trái: tế bào bình thường


Hình bên phải: tế bào đang có biểu hiện chết theo chương trình
3. Cơ chế chết theo chương trình của các tế bào ở một số động vật
3.1.Giun tròn Caenorhabditis elegans
Sự chết theo chương trình của C. elegans được kích hoạt bởi các tín hiệu làm
hoạt hóa một chuỗi các protein gây ra sự chết của tế bào.
- Các thành phần tham gia chính:
+ hai gen ced-3 và ced-4 mã hóa cho các protein ced-3 và ced-4 là những protein
thiết yếu gây chết theo chương trình. Các protein này và các protein liên quan đến

17
sự chết theo chương trình luôn có sẵn trong tế bào nhưng ở dạng bất hoạt.
+ một protein nằm ở màng ngoài ti thể gọi là ced-9 là một chất điều hòa chính của
sự chết theo chương trình.
- Cơ chế:
+ Khi ced-9 ở trạng thái hoạt hóa, nó ức chế hoạt tính của ced-4, chương trình tự
chết bị ức chế (hình a)
+ Khi tế bào nhận được tín hiệu gây chết làm bất hoạt ced-9, mất khả năng ức chế
ced-4; ced-4 được hoạt hóa sẽ tiếp tục hoạt hóa ced-3- một proteaza. Ced-3 hoạt
hóa các nucleaza và proteaza khác dẫn đến các phản ứng trong quá trình tự chết của
tế bào (hình b)

Hình a Hình b
Hình a: Không có tín hiệu gây chết theo chương
trình Hình b: Khi có tín hiệu gây chết theo chương
trình
3.2. Cơ chế chết theo chương trình của các tế bào ở động vật có vú
Ở người và động vật có vú khác có nhiều con đường khác nhau gây nên hiệu
ứng tế bào chết theo chương trình. Mỗi con đường diễn ra phụ thuộc vào loại tế bào
và tín hiệu gây chết.
- Con đường liên quan đến các protein ti thể: các protein gây chết theo
chường trình có thể hình thành các lỗ phân tử trên màng ngoài ti thể làm cho nó bị
rò rỉ và giải phóng các protein thúc đẩy sự chết theo chương trình của tế bào, trong
số này có cytocrome c là thành phần của chuỗi chuyền electron. Quá trình tế bào
18
chết theo chương trình liên quan đến ti thể ở động vật có vú sử dụng các protein
giống với các protein ở giun tròn ced-3, ced-4 và ced-9.
Một trong các cơ chế đó được miêu tả dưới đây:

Màng ngoài ti thể tổng hợp protein Bcl- 2 trên bề mặt. Một protein thứ hai là
Apaf-1 sẽ liên kết vào Bcl-2. Khi một gốc oxi phản ứng mạnh tác động vào làm
Bcl-2 giải phóng Apaf-1, một protein thứ ba là Bax sẽ thấm qua màng ti thể làm
giải phóng xytocrome C (Cyt C). Cyt C hình thành phức với Apaf-1 và Caspase 9.
Phức hệ này lần lượt hoạt hóa nhiều protease kích hoạt quá trình chết theo chương
trình của tế bào
- Con đường không liên quan đến protein ti thể: có sự hoạt hóa các enzim
caspaza và các enzim khác thực hiện chương trình tế bào tự chết mà không liên
quan đến ti thể.
V. Tế bào ung thư và sự mất kiểm soát chu kì tế bào
Tế bào ung thư có sự rối loạn trong chu kì tế bào khiến chúng co khả năng
phân chia vô hạn nếu được cung cấp liên tục các chất dinh dưỡng.
1. Một số gen liên quan đến sự phát triển của các tế bào ung thư
Các gen liên quan đến quá trình điều hòa sự sinh trưởng, phân chia tế bào trong
chu kì tế bào: các gen mã hóa các yếu tố sinh trưởng, các thụ thể của chúng và các
phân tử tham gia vào các con đường truyền tín hiệu giữa các tế bào. Sự đột biến ở
các gen này trong các tế bào xoma đều có thể dẫn đến ung thư.
1.1. Gen tiền ung thư
Gen tiền ung thư thường là các gen mã hóa cho các protein có vai trò thúc đẩy sự
sinh trưởng và phân chia bình thường của tế bào.

19
Tuy nhiên gen tiền ung thư sẽ biến đổi thành gen ung thư do một sự thay đổi di
truyền như:
+ Sự di chuyển của ADN trong hệ gen
+ Sự khuếch đại của một gen tiền ung thư
+ Các đột biến điểm xuất hiện trong một trình tự điều hòa hay ngay trong
gen tiền ung thư
Khi gen ung thư hình thành dẫn đến sự kích thích chu kì tế bào diễn ra một cách
không bình thường.
VD. Bcl- 2 là gen được xác định là dạng chung của ung thư bạch cầu ở người,
gây ra sản xuất dư thừa protein Bcl-2. Mức độ cao của protein Bcl-2 gây ra ung thư
bởi nó ức chế sự chết theo chương trình của tế bào
1.2. Gen ức chế khối u
Gen ức chế khối u mã hóa cho các sản phẩm làm ức chế tế bào phân chia, ngăn
cản sự sinh trưởng vô tổ chức của tế bào. Sản phẩm của các gen này- các protein ức
chế khối u có vai trò:
+ sửa chữa AND giúp tế bào tránh khỏi việc tích lũy các đột biến gây ung
thư
+ điều khiển sự đính kết giữa các tế bào với chất nền ngoại bào của các tế
bào khác giúp các tế bào có sự định vị đúng trong tổ chức mô bình thường
+ thành phần của các con đường truyền tín hiệu trong tế bào có tác động ức
chế sự diễn tiến của chu kì tế bào.
Mọi đột biến làm giảm hoạt động bình thường của một protein ức chế khối u
có thể làm phát sinh ung thư.
VD: Gen p53 tổng hợp ra protein p53 có vai trò đáp ứng lại sự hư hỏng nặng
của ADN bằng cách tự chết để ngăn ngừa sự đột biến ADN có thể dẫn đến sự phát
triển các tế bào ung thư. Những tế bào chứa đột biến gen p53 ở cả hai alen sẽ vượt
qua G1 để vào S khi AND bị hư hỏng nhẹ và sẽ không tự chết đi khi AND bị hư
hỏng nặng. Trong trường hợp thứ hai, ADN bị hư hỏng nặng vẫn nhân đôi tạo ra
đột biến và tái sắp xếp lại AND dẫn đến phát triển ung thư
2. Giải pháp đối với bệnh ung thư hiện nay
- Hóa trị: sử dụng một số loại thuốc có tác dụng tiêu diệt tế bào ung thư
- Xạ trị: dùng các tia có năng lượng cao để phá hủy tế bào ung thư
20
Các phương pháp điều trị ngoài tác động lên tế bào ung thư còn tác động lên
các tế bào khác của cơ thể đặc biệt là các tế bào thường xuyên phân chia của cơ thể
như tế bào tạo máu máu, tế bào gốc lông, tóc, tế bào đường tiêu hóa…Do đó cơ thể
có thể có tình trạng thiếu máu, tiêu chảy, rụng tóc, giảm chức năng miễn dịch…

B. CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP VẬN DỤNG


Câu 1. Em có nhận xét gì về kỳ trung gian của: Vi khuẩn; tế bào hồng cầu;
hợp tử; tế bào ung thư; tế bào thần kinh của người trưởng thành. Giải thích?
HD
- Tế bào vi khuẩn: kỳ trung gian thường rất ngắn, không chia thành các pha như ở
tế bào nhân thực. Vì Vi khuẩn có cấu tạo đơn giản, phân bào theo lối trực phân,
không cần tơ phân bào; tốc độ tổng hợp các chất, tốc độ tái bản nhanh …
- Tế bào hồng cầu: không có nhân, không có khả năng phân chia nên không có kỳ
trung gian.
- Tế bào hợp tử: kì trung gian thường ngắn do pha G1 thường rất ngắn (hợp tử phân
chia rất nhanh, chủ yếu là phân chia nhân).
- Tế bào thần kinh ở người trưởng thành: kì trung gian kéo dài suốt đời sống cá
thể.
- Tế bào ung thư: kì trung gian rất ngắn .

Câu 2. Hình sau thể hiện các giai đoạn của chu kì tế bào ở rễ hành tím. Hãy xác định
các kì tương ứng với mỗi ảnh sau

Hình 1 Hình 2

21
Hình 3 Hình 4

Hướng dẫn
Hình 1: Kì giữa của nguyên phân
Hình 2: Kì sau của nguyên phân
Hình 3: Kì cuối của nguyên phân - Phân chia tế bào chất
Hình 4: Kì đầu của nguyên phân
Câu 3. Cần cho cônsixin tác động ở giai đoạn nào của chu kì tế bào để tạo đa
bội thể ? Giải thích.
HD
-
Cần tác động cônsixin vào giai đoạn G2 của chu kì tế bào.
-
G2 là giai đoạn trong đó xảy ra sự trùng hợp các prôtêin tubulin tạo nên vi ống.
Các vi ống sẽ tập hợp thành các sợi của thoi phân bào.
-
Thoi phân bào được hình thành trong kì đầu của phân bào có vai trò trong sự
hướng dẫn cho các nhiễm sắc tử của nhiễm sắc thể kép phân li về 2 cực tạo tế bào
con.
-
Cônsixin ức chế sự trùng hợp tubulin (xảy ra ở G 2) cho nên không hình thành
thoi ở kì đầu. Không có thoi phân bào nhiễm sắc thể đã được nhân đôi sẽ không
phân li, tạo nên tế bào đa bội.
Câu 4. Nêu khái quát các pha của chu kỳ tế bào. Tại sao nói pha G1 vừa là pha
sinh trưởng vừa là pha kiểm soát của chu kỳ tế bào?
HD

22
* Các pha của chu kỳ tế bào:
- Pha G1:
+ Kéo dài từ ngay sau khi tế bào đựơc hình thành ở lần phân bào trước đó cho đến
khi bắt đầu pha S.
+ Tổng hợp ARN và Prôtêin, sự gia tăng tế bào chất, hình thành thêm các bào quan.
- Pha S:
+ Có sự tự nhân đôi ADN và sự nhân đôi NST.
+ Hàm lượng ADN tăng gấp đôi, NST tăng gấp đôi, NST ở trạng thái kép.
+ Trung tử tự nhân đôi.
+ Tổng hợp nhiều hợp chất cao phân tử từ các hợp chất nhiều năng lượng.
- Pha G2:
+ Tiếp tục tổng hợp ARN và Prôtêin cho sự phân bào
+ Có sự tổng hợp cyclin B xúc tác cho sự tạo thành các vi ống để tạo thành thoi
phân bào.
+ Tubulin được trùng hợp hoá để tạo ra các vi ống của hệ thoi vô sắc giúp cho quá
trình phân ly NST.
- Pha M:
+ Nguyên phân: Từ 1 tế bào mẹ tạo ra 2 tế bào con có bộ NST như tế bào mẹ.
+ Giảm phân: Từ 1 tế bào mẹ tạo ra 4 tế bào con có số lượng NST giảm đi 1 nửa so
với tế bào mẹ.
* Nói pha G1 vừa là pha sinh trưởng vừa là pha kiểm soát của chu kỳ tế bào vì:
- Trong pha G1 diễn ra các hoạt động: Tổng hợp ARN và Prôtêin, sự gia tăng tế
bào chất, hình thành thêm các bào quan.
- Cuối pha G1 có điểm kiểm soát R. Nếu tế bào vượt qua điểm R thì đi vào pha S.
Nếu tế bào không vượt qua điểm R thì đi vào giai đoạn biệt hoá.
Câu 5.
a. Nêu ý nghĩa của các pha trong kỳ trung gian của chu kỳ tế bào nhân thực.
b. Vì sao có loại tế bào biệt hóa (như tế bào thần kinh) lại không có khả
năng phân chia?
HD
a. Nêu ý nghĩa của các pha trong kỳ trung gian của chu kỳ TB nhân thực.

23
+ Pha G1: Tổng hợp và tích luỹ chất hữu cơ giúp tế bào sinh trưởng, hình
thành thêm các bào quan.
+ Pha S: Tự nhân đôi của ADN, làm cơ sở cho tự nhân đôi của nhiễm sắc
thể, trung thể tự nhân đôi để hình thành thoi phân bào.
+ Pha G2: Tổng hợp thêm các chất cần thiết như enzim, histôn, trùng hợp
tubulin để hình thành thoi phân bào... để sẵn sàng bước vào pha M.
b.Loại tế bào biệt hóa (như tế bào thần kinh) lại không có khả năng phân chia vì:
Điểm giới hạn (R) ở cuối pha G1 quyết định khả năng phân chia. Nếu vượt qua
điểm R thì chuyển sang pha S tiếp tục hoàn thành chu kỳ phân bào. Tế bào biệt hoá
như tế bào thần kinh thì không vượt qua điểm R, tế bào duy trì ở trạng thái của pha
G1.
Câu 6.
a. Cho rằng khối u được xuất phát từ một tế bào bị đột biến nhiều lần dẫn đến
mất khả năng điều hoà phân bào, hãy giải thích tại sao tần số người bị bệnh
ung thư ở người già cao hơn so với ở người trẻ.
b. Thực nghiệm cho thấy, nếu nuôi cấy tế bào bình thường của người trong
môi trường nhân tạo trên đĩa petri (hộp lồng) thì các tế bào chỉ tiếp tục phân
bào cho tới khi tạo nên một lớp đơn bào phủ kín toàn bộ bề mặt đĩa petri. Tuy
nhiên, nếu lấy tế bào bị ung thư của cùng loại mô này và nuôi cấy trong điều
kiện tương tự thì các tế bào ung thư sau khi phân bào phủ kín bề mặt đĩa petri
vẫn tiếp tục phân chia tạo thành nhiều lớp tế bào chồng lên nhau. Từ kết quả
này, hãy cho biết đột biến đã làm hỏng cơ chế nào của tế bào khiến chúng tiếp
tục phân chia không ngừng. Giải thích.
HD
a. Đột biến gen thường phát sinh do sai sót trong quá trình nhân đôi ADN. Do vậy,
tế bào càng nhân đôi nhiều càng tích luỹ nhiều đột biến. Ở người già số lần phân
bào nhiều hơn so với ở người trẻ nên nhân đôi ADN nhiều hơn, dẫn đến xảy ra
nhiều đột biến hơn so với ở người trẻ tuổi. Người già tiếp xúc nhiều hơn với các tác
nhân đột biến, và hệ miễn dịch suy yếu không đủ khả năng phát hiện và tiêu diệt
các tế bào ung thư khiến các khối u dễ phát triển.
b. Các tế bào ung thư khi bị hỏng cơ chế tiếp xúc nên số lượng tế bào đông đúc vẫn
không ức chế sự phân bào. Khi đó tế bào vẫn phân chia tạo thành nhiều lớp chồng
24
lên nhau trong khi các tế bào bình thường chỉ phân chia cho tới khi chúng chiếm
hết diện tích bề mặt và dừng lại khi tiếp xúc trực tiếp với các tế bào bên cạnh.
Câu 7. Nêu các động thái của NST trong chu kỳ tế bào. Ý nghĩa?
HD
- NST duỗi xoắn: Thuận lợi cho sự nhân đôi NST ở kỳ trung gian.
- NST đóng xoắn và co ngắn: Thuận lợi cho sự xếp hàng của NST trên mặt
phẳng xích đạo và ức chế sự nhân đôi --> NST chỉ nhân đôi 1 lần.
- NST nhân đôi rồi phân chia đồng đều về 2 cực tế bào --> thực hiện chức
năng truyền đạt TTDT qua các thế hệ.
Câu 8. Trong các hình thức phân bào sinh vật, người ta dùng các thuật ngữ
trực phân, gián phân, phân bào có tơ không sao, phân bào có tơ có sao. Hãy
giải thích các thuật ngữ trên. Cho biết tế bào tương ứng với các hình thức đó.
HD
- Trực phân ( còn gọi là phân đôi) là hình thức phân bào trực tiếp, không qua
sự hình thành thoi vô sắc xảy ra ở tế bào nhân sơ.
- Gián phân là hình thức phân bào gián tiếp, thông qua sự hình thành thoi vô
sắc, hình thức này xảy ra ở tế bào nhân thực, bao gồm phân bào nguyên nhiễm và
phân bào giảm nhiễm.
- Phân bào có tơ có sao: sự phân chia tế bào thông qua sự hình thành thoi vô
sắc, thoi vô sắc được tạo thành từ các trung tử, xảy ra ở tế bào động vật.
- Phân bào có tơ không sao: sự phân chia tế bào thông qua sự hình thành thoi
vô sắc, thoi vô sắc được tạo thành từ các vi ống, xảy ra ở tế bào thực vật không có
trung thể.
Câu 9. Nêu điểm khác nhau cơ bản trong phân chia tế bào chất ở tế bào thực
vật và tế bào động vật? Tại sao lại có sự khác nhau đó?
HD
- Điểm khác nhau cơ bản trong sự phân chia tế bào chất ở tế bào thực vật là sự hình
thành vách ngăn từ trung tâm đi ra ngoài (vách tế bào), còn ở tế bào động vật là sự
hình thành eo thắt ở vùng xích đạo của tế bào bắt đầu co thắt từ ngoài (màng sinh
chất) vào trung tâm.
- Có sự khác nhau đó là do tế bào thực vật có thành tế bào bằng xenlulôzơ, làm cho tế
bào không vận động và không co thắt được.
25
Câu 10. Phân lập các tế bào ở các pha khác nhau trong chu kì tế bào, sau đó
kết hợp các tế bào để tạo thành các tế bào lai. Khi lai tế bào ở pha G 1, G2 với
các tế bào ở pha S thì các nhân G1, G2 có những biến đổi gì? Giải thích?
HD
– Lai tế bào ở pha G1 với các tế bào ở pha S thì nhân G1 tiến hành nhân đôi ADN
=> do tế bào chất trong tế bào ở pha S chứa các nhân tố khởi động quá trình nhân
đôi ADN trong nhân G1
- Lai tế bào ở pha G2 với các tế bào ở pha S thì nhân G2 vẫn tiếp tục các quá trình
tiếp theo sau pha G2 mà không nhân đôi AND lần nữa.
=> nhân G2 đã nhân đôi ADN tế bào hình thành cơ chế ngăn cản sự tiếp tục nhân
đôi cho tới khi tế bào hoàn thành chu kì phân bào.
Câu 11.
a. Cho ba kiểu chu kì tế bào được mình họa theo sơ đồ sau:
- Kiểu A : ……….

- Kiểu B: ……………….

- Kiểu C: . ………….

26
Chú thích

Pha G1 Pha G2 Pha S

Pha phân chia nhân Pha phân chia tế bào chất

Cho biết kiểu phân bào nào là của tế bào biểu bì ở người, tế bào phôi sớm của ếch,
hợp bào của một loài nấm nhày? Giải thích?
b. Tại sao nguyên bào sợi ở da bình thường không phân chia nhưng khi bị thương
nó lại phân chia hàn gắn vết thương? Yếu tố nào kích thích các tế bào mô limpho
phân bào tạo ta các tế bào limpho B và T?
HD
a. - Kiểu phân bào của hợp bào nấm nhày: A
=> Tế bào có phân chia nhân nhưng không phân chia tế bào chất tạo nên hợp bào
- Kiểu phân bào của tế bào biểu bì: C
Vì: Tế bào phân bào một cách bình thường, có đủ các pha trong phân bào
- Kiểu phân bào của tế bào phôi sớm của ếch: B
Vì: tế bào phôi sớm có đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho quá trình phân bào, bỏ
qua pha G1, G2
b. Khi bị thương ở da, các tiểu cầu vỡ ra giải phóng nhân tố sinh trưởng PDGF.
PDGF có tác dụng kích thích sự sinh sản của các nguyên bào sợi ở da. Các nguyên
bào sợi phân bào để hàn gắn vết thương.
- Sự có mặt của kháng nguyên đã kích thích tế bào của mô limpho phân bào để tạo
tế bào limpho B và T
Câu 12. Gen p53 tổng hợp protein p53 có vai trò ức chế tế bào người ở pha G 1
khi có sự hư hỏng AND. Kết hợp nguyên nhân ở cột A với kết quả tương ứng
ở cột B và giải thích?
A B
AND hư hỏng nhẹ Phát triển ung thư
27
AND hư hỏng nặng, gen p53 hoạt động Tế bào ách lại ở pha G1
bình thường
AND hư hỏng nặng, gen p53 bị đột Tế bào tự chết theo chương trình
biến ở cả hai alen

HD
- AND hư hỏng nhẹ => tế bào bị ách lại ở pha G1
p53 thường tồn tại với lượng rất ít vừa đủ để bám vào yếu tố kiểm tra tương ứng
của AND và hoạt hóa sự phiên mã, Sự hư hỏng AND làm bền vững hóa p53, nồng
độ của chúng tăng cao kích thích sự phiên mã của gen mã hóa cho protein ức chế
CIP p21 là protein ức chế hoạt tính của phức hệ cyclin- kinaza. Kết quả làm tế bào
bị ách lại ở pha G1 cho tới khi AND hư hỏng được sửa chữa.
- AND hư hỏng nặng, gen p53 hoạt động bình thường => tế bào tự chết theo
chương trình
Protein p53 đáp ứng sự hư hỏng nặng của tế bào bằng cách tham gia hoạt hóa gen
dẫn đến sự tự chết theo chương trình của tế bào

28
-AND hư hỏng nặng, gen p53 bị đột biến ở cả hai alen => phát triển ung thư
Gen p53 bị đột biến không tạo sản phẩm hoặc sản phẩm không có chức năng
khiến tế bào vẫn vượt qua pha G 1 để vào pha S, AND hư hỏng nặng vẫn nhân đôi
tạo đột biến và tái sắp xếp AND dẫn đến nguy cơ cao phát triển ung thư .
Câu 13. (Đề QG). Nêu vai trò của một số prôtêin chủ yếu đảm bảo quá trình
phân ly chính xác các nhiễm sắc thể về các tế bào con trong quá trình phân
bào có tơ (thoi vô sắc) ở sinh vật nhân thực.
HD
- Tubulin là protein cấu trúc lên sợi thoi phân bào, giúp cho sự dịch chuyển của
NST trong quá trình phân bào.
- Protein liên kết với vùng ADN đặc hiệu tạo nên thể động giúp cho NST có thể
đính kết vào sợi thoi vô sắc và dịch chuyển trong quá trình phân bào (CENP-
A/CENP-E, ...).
- Protein (phi histon) cohesin tạo sự kết dính giữa các nhiễm sắc tử chị em và các
nhiễm sắc thể trong cặp tương đồng khi tiếp hợp.
- Protein (phi histon) shugoshin bảo vệ cohesin ở vùng tâm động tránh sự phân giải
sớm của protein kết dính nhiễm sắc tử ở kỳ sau giảm phân I.
- Các protein phi histon khác giúp co ngắn sợi nhiễm sắc trong phân bào.
- Enzim phân giải cohesin để phân tách các nhiễm sắc tử chị em và nhiễm sắc thể
trong cặp tương đồng ở kỳ sau của nguyên phân và giảm phân.
- Protein động cơ (môtơ) liên kết enzym phân giải sợi thoi vô sắc (thành đơn phân
tubulin) giúp "kéo" các NST về các cực của tế bào (một cách viết khác: các protein
kinesin/dynein di chuyển dọc sợi thoi vô sắc để kéo các NST về các cực của tế
bào).
Câu 14.
a. Từ sự hiểu biết về những diễn biến trong các pha của kì trung gian (thuộc
chu kì tế bào), hãy đề xuất thời điểm dùng tác nhân gây đột biến gen và đột
biến NST để có hiệu quả nhất.
b. Những tính chất đặc trưng của bộ NST thuộc mỗi loài được thể hiện ở
những thời điểm nào trong chu kì nguyên phân?

29
c. Có giả định cho rằng một số nhân thực đơn bào đang tồn tại hiện nay có cơ
chế phân chia tế bào mà có lẽ là trung gian giữa phân đôi ở vi khuẩn và
nguyên phân ở đa số nhân thực, hãy chứng minh giả định trên.
HD
a. Thời điểm xử lí đột biến (loại trừ các yếu tố như: loại tác nhân gây đột biến,
cường độ, liều lượng, loại TB) thì:
- Tác động vào pha S dễ gây đột biến gen.
- Tác động vào pha G2 dễ gây đột biến số lượng NST.
- Riêng đột biến cấu trúc NST dù tác động vào pha nào cũng dễ gây đột biến.
b. Tính đặc trưng của bộ NST biểu hiện ở kì giữa của nguyên phân (lúc NST co
ngắn đóng xoắn cực đại và xếp thành một hàng trên mặt phẳng xích đạo của thoi
phân bào).
c. - Ở protist đơn bào hai roi, NST bám vào màng nhân và màng nhân giữ
nguyên trong phân bào. Các vi ống đi qua nhân trong một ống ngầm tế bào chất
xuyên qua nhân và định hướng trong không gian cho nhân, nhân phân chia theo
kiểu cổ xưa như phân đôi ở vi khuẩn.
- Tảo silic và nấm men: màng nhân giữ nguyên trong phân bào, các vi ống
hình thành thoi ở trong nhân. Các vi ống phân li nhiễm sắc thể và nhân tách thành
hai nhân con.
Câu 15. Trong chu kì tế bào, pha nào có biến động nhiều nhất về sinh hóa và
pha nào có biến động nhiều nhất về hình thái? Hai pha này có mối quan hệ với
nhau như thế nào và có thuận nghịch không?
HD
- Pha biến động nhiều nhất về sinh hóa : pha S
- Pha biến động nhiều nhất về hình thái : pha M
- Hai pha này có mối qua hệ một chiều, pha S có sự nhân đôi ADN từ đó là cơ sở
cho sự tự nhân đôi NST, do vậy là tiền đề cho pha M-> không thuận nghịch.
Câu 16. Các nhà khoa học cho rằng khối u gây bệnh ung thư ở người được
phát sinh từ một tế bào bị đột biến. Dựa trên cơ sở này hãy cho biết mô nào
trong cơ thể người hay bị ung thư và các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng phát
sinh ung thư? Giải thích.
HD
30
- Các loại mô biểu bì hay bị ung thư như biểu bì lót trong các cơ quan nội tạng:
phổi, ruột vv... Các tế bào của chúng liên tục phân chia để thay thế các tế bào chết
hoặc bị tổn thương nên khả năng phát sinh và tích luỹ các đột biến cao hơn các tế
bào khác. Vì đột biến gen thường hay phát sinh trong quá trình nhân đôi ADN. Do
vậy, tế bào càng nhân đôi nhiều càng tích luỹ nhiều đột biến.
- Các yếu tó ảnh hưởng đến khả năng phát sinh ung thư: Tuổi tác: tuổi càng cao
thì tế bào phân chia càng nhiều lần cũng như có nhiều thời gian tiếp xúc với tác nhân
gây đột biến.
- Tác nhân gây đột biến: Nếu tiếp xúc nhiều với tác nhân đột biến các loại sẽ
gia tăng tần số đột biến cũng như khả năng tích luỹ đột biến.
Câu 17. Muốn xác định độ dài thời gian pha S trong chu kỳ tế bào, người ta
sử dụng một chất được đánh dấu bằng tritium chất đó là chất nào? Trình bày
nguyên lý của phương pháp này
HD
- Chất chứa tritium là timin
- Nguyên lý của phương pháp đó
+ Cơ sở: Ở pha G của gian kỳ, tế bào sinh trưởng mạnh ADN được phiên
mó A,U,G,X được sử dụng nhiều nhưng không dùng đến T. Pha S là giai đoạn
ADN tự nhân đôi cần A,T,G,X (không có U)
+ Phương pháp đo: ở tế bào trong môi trừơng có đầy đủ chất dinh dưỡng
trong đó Timin được đánh dấu phóng xạ. Xác định khoảng thời gian tế bào hấp thụ
Timin do đó xác định được độ dài Pha S
Câu 18. Hoạt tính di truyền của vật chất di truyền ở sinh vật được thể hiện ở
thời điểm nào trong chu kỳ tế bào. Vì sao? Nêu các hoạt động chủ yếu xảy ra.
HD
- Hoạt tính di truyền của vật chất di truyền ở sinh vật được thể hiện ở kỳ trung gian
của chu kỳ tế bào.
- Ở kỳ trung gian: Nhiễm sắc thể tháo xoắn, ở dạng sợi mảnh nên ADN mới ở trạng
thái hoạt động thể hiện hoạt tính di truyền.
- Các hoạt tính chủ yếu là:
+ Tự sao( nhân đôi ADN)
+ Tổng hợp các loại ARN
31
+ Tổng hợp Protein
+ Sự tự nhân đôi của ADN làm cơ sở cho sự tự nhân đôi của nhiễm
sắc thể đảm bảo duy trì ổn định số lượng vật chất di truyền cho các tế bào con
(trong nguyên phân) và giảm đi một nửa (trong giảm phân).
Câu 19. Nấm men có hình thức sinh sản vô tính đâm chồi thì các pha của chu
kỳ tế bào có gì khác so với các tế bào bình thường khác?.
Giải thích sự hình thành sợi đa nhân ở 1 số sợi cộng bào ?.
Sự phân chia ở vi khuẩn có theo các pha của chu kỳ tế bào không?.
HD
- Ở nấm men pha G1 và pha S diễn ra bình thường nhưng qúa trình hình thành thoi
vô sắc thì xảy ra sớm hơn ngay cuối pha S nên thời gian của pha G2 ngắn lại và
trong khi chưa hình thành xong nhân, thành tế bào đó bắt đầu gấp lại.
- 1 số sợi nấm cộng bào đa nhân là do có sự phân chia nhân mà không có sự phân
chia tế bào chất.
- Vi khuẩn không theo các pha của chu kỳ tế bào vì vi khuẩn có cấu tạo là tế bào
nhân sơ, có hình thức phân bào là trực phân. Không có sự tham gia của thoi phân
bào. Mở đầu là sự phân đôi ADN, sau đó tế bào chất được tổng hợp thêm, cuối
cùng là tạo vách ngăn ở giữa, chia tế bào mẹ thành 2 tế bào con.
Câu 20. Vai trò của tubulin và actin trong phân bào ở tế bào tế bào động vật
có gì khác với với vai trò của prôtêin giống tubulin và prôtêin giống actin
trong phân đôi ở vi khuẩn.
HD
- Trong phân bào ở sinh vật nhân thực: tubulin tham gia hình thành thoi phân bào
di chuyển nhiễm sắc thể; actin có chức năng liên kết với prôtêin myosin trong quá
trình phân chia tế bào chất.
- Trong sự phân đôi của vi khuẩn: prôtêin giống actin của tế bào nhân thực tham
gia vào quá trình di chuyển của NST trong phân bào; prôtêin giống tubulin giúp
tách riêng hai tế bào vi khuẩn con.
Câu 21. Chọn đội HP 2018
1. Để nghiên cứu về sự phân chia tế bào, các nhà khoa học đã làm thí nghiệm dung hợp hai
tế bào và thu được kết quả trong bảng dưới đây:
Thí nghiệm Tế bào 1 Tế bào 2 Kết quả dung hợp
1 đang ở pha G1 đang ở pha S nhân tế bào 1 bước ngay vào pha S
32
2 đang ở pha G1 đang ở pha M nhân tế bào 1 bước ngay vào pha M
Hãy giải thích kết quả thu được.
2. Trong quá trình giảm phân, protein Rec8 là một loại protein đặc thù của phức hệ kết dính
các yếu tố của NST kép được tổng hợp ở kì trung gian và protein này chỉ bị phân rã ở giảm phân
II. Các nhà khoa học đã tạo ra tế bào nấm men mang NST nhân tạo chứa gen Rec8 và cho biểu
hiện đồng thời với tất cả các gen khác trong nguyên phân, từ đó tìm ra protein Shugoshin chính
là protein ngăn cản sự phân rã Rec8 ở giảm phân I. Hãy dự đoán:
a. Bằng cách nào người ta biết là protein Shugoshin mà không phải là các protein khác ngăn
cản sự phân rã của Rec8?
b. Kiểu hình của tế bào tái tổ hợp biểu hiện đồng thời Rec8 và Shugoshin sẽ như thế nào?
1. Kết quả chứng tỏ việc chuyển tiếp giữa các giai đoạn của quá trình phân bào không 0,25
phụ thuộc vào trạng thái của NST mà phụ thuộc vào các chất xúc tác có trong tế bào
chất.
- Các chất có trong tế bào chất xúc tác quá trình chuyển tiếp giữa các giai đoạn của quá 0,25
trình phân bào là các Cyclin và các enzim Kinaza phụ thuộc Cyclin (Cdk).
- Trong chu kì tế bào, có 3 điểm chốt để điều khiển quá trình phân bào. Những tế bào 0,25
nào không qua được điểm chốt sẽ bị dừng lại. Muốn đi qua mỗi điểm chốt, trong tế bào
chất của tế bào cần sự có xúc tác của Cdk tương ứng. Nhưng Cdk thường là bất hoạt
khi ko được liên kết với Cyclin nên trong tế bào chất cần có các phức hợp Cdk-Cyclin 0,25
tương ứng.
- Khi dung hợp tế bào ở G1 với S, trong tế bào chất của S đã có phức hợp Cdk-Cyclin 0,25
tương ứng cho việc vượt qua điểm chốt cuối G1 để vào S nên tế bào ở G1 vào pha S.
- Khi dung hợp tế bào ở G1 với M, trong tế bào chất của M đã có phức hợp Cdk-Cyclin
tương ứng cho việc vượt qua điểm chốt đầu M để vào M nên tế bào ở G1 vào pha M.
2a. Với các tế bào có Shugoshin được biểu hiện (có protein Shugoshin) thì sự phân li 0,5
NST trong nguyên phân diễn ra không bình thường, còn các tế bào có các gen khác
được biểu hiện nguyên phân diễn ra bình thường.
b. Vì có cả Shugoshin và protein Rec8 cùng được biểu hiện trong nguyên phân nên có 0,5
NST được phân li, NST khác không phân li do sự ngăn cản của protein Shugoshin. Kết
quả tạo ra nhiều loại tế bào con lệch bội khác nhau.
- Một số tế bào có thể có 4 bản sao của cùng 1 NST, một số có 2 bản sao của cùng 1 0,25
NST, trong khi một số thiếu (không có) một NST nào đó. Nhiều kiểu gen này gây chết,
dẫn đến kiểu hình là khuẩn lạc nấm men chậm phát triển.
Câu 22.
Trình bày vai trò của gen RB trong điều hòa chu kỳ tế bào. Khi gen RB bị đột biến mất chức năng thì hiện
tượng gì xảy ra?
HD:
Nội dung Điểm
- Ở tế bào bình thường, vào giai đoạn sớm của pha G 1, pRB liên kết với các yếu tố E2F. Là họ các yếu tố
phiên mã điều khiển sự biểu hiện của các gen mà sản phẩm của chúng thúc đẩy tế bào chuyển qua các pha
khác nhau trong chu kì tế bào. 0,25
- Khi yếu tố E2F liên kết với pRB, chúng không thể liên kết được vào trình tự tăng cường và hoạt hóa các
33
gen cấu trúc => prôtêin tham gia thúc đẩy tế bào vượt qua điểm kiểm soát không được tạo ra.
- Vào cuối pha G1, prôtêin pRB bị photphoryl hóa nhờ hoạt động của các phức hệ Cyclin/CDK => các yếu 0,25
tố phiên mã E2F được tự do sẽ hoạt hóa các gen mã hóa các prôtêin thúc đẩy tế bào chuyển từ pha G 1 sang
pha G2 rồi sau đó chuyển sang pha M.
- Sau khi pha M kết thúc, pRB bị loại bỏ nhóm photphat và tế bào trở về trạng thái của pha G 1 và bắt đầu 0,25
một chu kì mới.
- Khi gen RB bị đột biến => pRB không được tạo ra hoặc mất khả năng liên kết với E2F thì yếu tố phiên 0,25
mã E2F luôn ở dạng tự do sẽ hoạt hóa liên tục các gen đích =>sự tổng hợp ADN và quá trình phân bào
diễn ra liên tục.
- Trong điều kiện bình thường, tế bào có cơ chế làm dừng chu kì tế bào để sửa chữa hoặc đưa tế bào vào
con đường tự chết theo chương trình. Nếu các cơ chế này cũng bị hỏng, tế bào sẽ phân chia liên tục và 0,25
chuyển sang trạng thái ung thư.

0,25
Câu 23.
Protein kinase hai phụ thuộc cyclin (Cdk2, cyclin-dependent protein kinase 2) tham gia kiểm
soát chu kỳ tế bào ở động vật có vú. Cdk2 có thể tạo phức hợp với cyclin A và có thể được
phosphoryl hóa bởi một protein kinase khác. Để xác định vai trò của cyclin A và sự phosphoryl
hóa đối với chức năng của Adk2, người ta tinh sạch dạng không phosphoryl hóa (Cdk2) và
phosphoryl hóa (P-Cdk2). Sau đó, trộn mỗi dạng với cyclin A theo các cách khác nhau và với
32
P-ATP rồi tiến hành thử nghiệm sự phosphoryl hóa trên cơ chất histone H1. Kết quả được
trình bày ở hình bên.

Cdk2 - + + - -

P-Cdk2 + - - - +

Cyclin A - - + + +

Histone H1 + + + + +

Histone H1 

1 2 3 4 5
(+): có; (-): không có
Lượng phosphate phóng xạ gắn với histone H1 đo được ở làn điện di 1 và 3 lần lượt bằng 3%
và 2% so với làn 5. Kết quả xác định hằng số phần ly (K d) của hai dạng Cdk2 và P-Cdk2 với
ATP, ADP, cyclin A và histone H1 được thể hiện ở bảng dưới đây.

Kd (µM)
Thành phần
ATP ADP Cyclin A Cơ chất histone H1
Cdk2 0,25 1,4 0,05 Không phát hiện
P-Cdk2 0,12 6,7 0,05 100
Cdk2 + Cyclin A ~ ~ ~ 1,0
P-Cdk2 + Cyclin A ~ ~ ~ 0,7

(~: không có dữ liệu)


a. Từ kết quả thí nghiệm, Cdk2 cần những điều kiện gì để phosphoryl hóa hiệu quả histone H1 ?
34
Những điều kiện có tác động như thế nào đối với hoạt động phosphoryl hóa của Cdk2 ? Giải
thích ?
b. Nồng độ ATP và ADP trong tế bào bình thường trong khoảng từ 0,1 đến 1,0 mM. Giả thiết sự
liên kết của cyclin A với Cdk2 hoặc P-Cdk2 không làm thay đổi ái lực của mỗi dạng này đối với
ATP và ADP. Sự thay đổi ái lực của hai dạng (Cdk2 và P-Cdk2) đối với ATP và ADP trong thí
nghiệm trên ảnh hưởng thế nào đến hoạt động phosphoryl hóa histone H1 của Cdk2 ? Giải
thích.
Hướng dẫn chấm
a. Cyclin A (sự liên kết với cyclin A) và sự phosphoryl hóa Cdk2 là những điều kiện cần thiết
cho Cdk2 phosphoryl hóa hiệu quả histone H1. Theo hình đã cho, khi thiếu Cyclin A (làn 1) hay
sự phosphoryl hóa Cdk2 (làn 3) lượng histone H1 được phosphoryl hóa đều rất thấp. Một mình
Cdk2 (làn 2) hay Cyclin A (làn 4) không gây ra sự phosphoryl hóa histone H1.
(0,25 điểm)
Sự phosphoryl hóa Cdk2 có tác dụng tăng cường hoạt tính protein kinase của nó để phosphoryl
hóa histone H1, Cyclin A tăng cường sự liên kết của Cdk2 với histone H1.
(0,25 điểm)
Theo hình đã cho, P-Cdk2 tăng cường hoạt tính phosphoryl hóa histone H1 (làn 5) so với Cdk2
(làn 3). Theo bảng, Cyclin A liên kết chặt với cả hai dạng của Cdk2 (K d = 0,05). Khi thiếu
Cyclin A, P-Cdk2 liên kết yếu với histone H1 (K d = 100). Khi có Cyclin A, nó tăng ái lực của P-
Cdk2 với histone H1 lên rất nhiều (Kd = 0,7, tăng hơn 100 lần).
(0,25 điểm)
b. Sự thay đổi ái lực của hai dạng Cdk2 và P-Cdk2) với ATP và ADP không ảnh hưởng đến
chức năng của Cdk2. (0,25 điểm)
Vì nồng độ ATP và ADP trong tế bào cao hơn rất nhiều so với hằng số phân ly đo được nên vị
trí gắn với ATP gần như bão hòa bất kể trạng thái phosphoryl hóa của Cdk2. ADP có ái lực với
Cdk2 và P-Cdk2 thấp hơn rõ rệt (từ 5 đến 50 lần) so với ATP nên không ảnh hưởng đến sự liên
kết của Cdk2 và P-Cdk2 với ATP.(0,25 điểm)
Câu 24.
Một số loại thuốc điều trị ung thư có cơ chế tác động lên thoi vô sắc. Trong số đó, một số thuốc
(như cônxisin) ức chế hình thành thoi vô sắc, còn một số thuốc khác (như taxol) tăng cường độ
bền của thoi vô sắc. Ở nồng độ thấp, cả hai nhóm thuốc đều có khuynh hướng ức chế nguyên
phân và thúc đẩy sự chết theo chương trình của các tế bào đang phân chia.
a. Tại sao hai nhóm thuốc có cơ chế tác động ngược nhau nhưng đều ngăn cản sự phân bào ?
Các tế bào chịu tác động thường dừng chu kỳ tế bào tại giai đoạn nào của nguyên phân ?
b. Điều gì sẽ xảy ra nếu trong nguyên phân, những tế bào được xử lý thuốc không dừng phân
chia ? Giải thích.
Hướng dẫn chấm
a. Sự phân bào diễn ra đòi hỏi thoi vô sắc hình thành (nhờ tổng hợp tubulin) và rút ngắn (sự
phân giải tubulin) diễn ra liên tục (tuân thủ nguyên lý động năng của phản ứng trùng hợp và giải
trùng hợp ở cấp phân tử) để thoi vô sắc (vi ống) có thể gắn được vào thể động của nhiễm sắc thể,
rồi đẩy chúng về mặt phẳng xích đạo của tế bào ở một tốc độ “nhất định”. Điều này chỉ có thể
diễn ra nhờ sự linh động của thoi vô sắc. Thoi vô sắc hoặc không hình thành hoặc cứng nhắc
(tăng độ bền) đều không thực hiện được chức năng này.
(0,25 điểm)

35
Đây là lý do tại sao hai nhóm thuốc có tác động khác nhau lên thoi vô sắc nhưng đều ngăn cản
sự phân bào. (0,25 điểm)
b. Các tế bào được xử lý với các thuốc trên thường dừng lại trước kỳ sau của nguyên phân (tại
điểm kiểm tra tế bào pha M liên quan đến trung tử/bộ máy tổ chức thoi vô sắc).
(0,25 điểm)
c. Nếu tế bào không dừng lại, thì sự phân chia tế bào chất tiếp tục diễn ra mặc cho các nhiễm sắc
thể không được phân li đúng về các cực. Sự phân chia bất thường các nhiễm sắc thể dẫn đến sự
hình thành các tế bào đa nhân hoặc các tế bào có số lượng nhiễm sắc thể bất thường.
(0,25 điểm)
Câu 25.
Một nhà khoa học đã tinh sạch ADN thu được từ các tế bào mô cơ ở các pha khác nhau trong chu kỳ tế
bào. Bằng kĩ thuật phù hợp, nhà khoa học đã tách và đo riêng rẽ lượng ADN của nhân và của ti thể. Hãy cho biết
hàm lượng tương đối của ADN nhân và ADN ti thể trong các tế bào thay đổi như thế nào ở các pha khác nhau cùa
chu kì tế bào? Giải thích.
ĐÁP ÁN
- ADN trong nhân tế bào thay đổi liên quan đến các pha của chu kỳ tế bào.
+ ở pha G1: hàm lượng ADN không thay đổi do các gen trong tế bào xảy ra quá trình phiên mã và dịch mã để
tổng hợp các chất cần cho tăng trưởng kích thước và chuẩn bị tổng hợp ADN.
+ Pha S: diễn ra quá trình tổng hợp ADN hàm lượng tăng dần trong pha S và đạt đến lượng gấp đôi so với pha G1
khi kết thúc pha S và bắt đầu pha G2
+ Pha M: Nhân tế bào phân chia, sự phân ly nhiễm sắc thể về 2 cực tế bào và kết thúc
phân chia nhân sẽ tạo ra 2 nhân tế bào có lượng ADN tương đương và g i ả m m ộ t n ử a s o với
pha G2, trở về bằng pha G1. Sự phân chia tế bào chất sẽ tạo nên 2 tế bào con, trong mỗi
tế bào, lượng ADN sẽ không đổi so với tế bào ban đầu ở pha G1.
- ADN trong ti thể:
+ Hàm lượng ADN tăng dần từ pha G1 đến khi bắt đầu pha M, vì trong tế bào đang tăng
trưởng để chuẩn bị cho phân chia, ADN ty thể nhân đôi độc lập với ADN nhân. Khi tế
bào tăng trưởng về kích thước và lượng các chất, ADN ti thể cũng nhân đôi liên tục tăng
dần, vì thế hàm lượng ADN ti thể cũng tăng dần từ pha G1 đến khi bắt đầu pha M.
+ ở pha M khi tế bào chất phân chia, ADN ti thể sẽ được phân chia tương dối đồng đều về
hai tế bào con. Ở mỗi tế bào con hàm lượng ADN trở về tưomg đương tế bào ban đầu.
Câu 26.
Một nhóm nghiên cứu muốn tạo giống lợn siêu tạo cơ bằng kỹ thuật chuyển nhân tế bào sinh dưỡng
(soma). Trong kỹ thuật này, nhân của nguyên bào sợi nuôi cấy được chuyển vào tế bào trứng đã loại
nhân và hoạt hóa để phát triển thành phôi mà không qua thụ tinh. Để tế bào trứng được chuyển nhân có
khả năng phát triển thành phôi cao nhất thì nhân nguyên bào sợi phải được lấy ở pha nào của chu kỳ tế
36
bào? Giải thích.

Câu 27.
Trong nghiên cứu đánh giá tác động của chất tạo màu thực phẩm armaranth đối với động vật, người ta
tiến hành thí nghiệm trên tế bào động vật nuôi cấy và phôi cá. Ở thí nghiệm trên tế bào, số lượng tế bào
trước và sau thí nghiệm được xác định đống thời bằng hai phương pháp đếm tế bào và định lượng ATP
(dựa vào lượng ATP trung bình của tế bào). Kết quả được trình bày ở bảng dưới đây.

Với thí nghiệm trên phôi cá, kết quả so sánh


về hình thái không phát hiện bất cứ sự khác
biệt nào giữa 2 lô thí nghiệm. Tuy nhiên, kết
quả về thời gian nở và khả năng vẫy đuôi của
ấu thể (cá non mới nở chưa tự kiếm ăn) sau
xử lý thống kê lại có khác biệt như trình bày
ở bảng bên.
Mỗi nhận định dưới đây về ảnh hưởng của armaranth lên hoạt động của tế bào nuôi cấy và phôi cá là
ĐÚNG hay SAI?
A. Armaranth liên kết với tubulin nên ngăn cản hoạt động của vi ống.
B. Armaranth ảnh hưởng tới hoạt động của các protein vận động.
C. Armaranth ảnh hưởng mạnh lên tế bào nhưng ít tác động lên phôi.
D. Armaranth làm giảm khả năng tổng hợp ATP của tế bào.
Dap an: Sai ; Dung; Sai; Dung
Câu 28.
Thể động là một prôtêin nằm ở tâm động của nhiễm sắc thể, làm nhiệm vụ gắn
với vi ống của thoi phân bào giúp nhiễm sắc thể di chuyển về hai cực của tế bào
trong phân bào. Để xác định sự phân rã của các vi ống gắn thể động xảy ra ở đầu
cực tế bào hay đầu gắn với thể động, Gary Borisy và cộng sự đã nhuộm các vi ống
của tế bào bằng thuốc nhuộm huỳnh quang; sau đó dùng tia lazer để khử màu
thuốc nhuộm ở một điểm (nằm giữa thể động và cực tế bào) của các sợi vi ống gắn
thể động (Hình 3). Kết quả đo chiều dài các đoạn vi ống được thể hiện trong bảng
1.
Hình 3 Bảng 1

37
Chiềudàitrungbình(µm)
Đoạn vi ống được đo Thời điểm đo Loài A Loài B
Đoạn nằm giữa điểm khử màu huỳnh Đầu kỳ sau 3,5 2,7
quang và thể động Giữa kỳ sau 2,3 2,7
Đoạn nằm giữa điểm khử màu huỳnh Đầu kỳ sau 4,5 3,2
quang và cực tế bào Giữa kỳ sau 4,5 1,2

a) Sự phân rã của các vi ống gắn thể động xảy ra ở đầu cực tế bào hay đầu gắn với thể động đối với tế bào loài
A và tế bào loài B? Giải thích.
b) Trình bày sự khác biệt về cấu trúc của vi ống và vi sợi. Vi ống và vi sợi tham gia vào quá trình phân chia tế
bào chất của tế bào thực vật và tế bào động vật như thế nào?
Hướng dẫn chấm
Câu Điểm
- Loài A: sự phân rã của các vi ống gắn với thể động xảy ra ở đầu gắn với thể
động do đoạn nằm giữa điểm khử màu huỳnh quang và thể động ngắn đi cùng 0,25
với sự di chuyển động của các nhiễm sắc thể về hai cực.
2a
- Loài B: sự phân rã của các vi ống gắn với thể động xảy ra ở đầu cực tế bào do
đoạn nằm giữa điểm khử màu huỳnh quang và cực tế bào ngắn đi cùng với sự 0,25
di chuyển động của các nhiễm sắc thể về hai cực.
- Cấu trúc của vi ống: Ống rỗng, kích thước lớn (25 nm có khoang rỗng 15 nm)
thành được cấu tạo từ 13 cột các phân tử tubulin, mỗi tiểu đơn vị tubulin là một 0,25
dimer được cấu tạo từ α và β tubulin.
- Cấu trúc của vi sợi: Hai sợi actin xoắn lấy nhau, kích thước nhỏ (khoảng 7 nm),
0,25
mỗi sợi là một polymer gồm nhiều tiểu đơn vị actin.
- Trong kỳ cuối của pha M, nguyên liệu hình thành vách ngăn tế bào được thể golgi
đóng gói trong các túi tải. Các vi ống trong tế bào giúp các túi tải này di chuyển
2b
đến vùng trung tâm tế bào. Tại đây, chúng liên kết với nhau tạo nên vách ngăn 0,25
giữa hai cực tế bào. Vách
ngăn lan rộng cho đến khi chúng dung hợp với màng tế bào chất. Các nguyên liệu
trong túi tải được dùng để hình hành thành tế bào cho 2 tế bào mới.
- Khi tế bào động vật phân chia tế bào chất, các vi sợi actin tạo thành một vòng
phía trong màng tế bào chất tại mặt phẳng xích đạo của thoi phân chia. Khi các
0,25
phân tử actin tương tác với các phân tử myosin làm cho vòng co lại, rãnh
phân chia tế bào ăn sâu vào tế
bào chất cho đến khi tế bào bị phân cắt làm hai tế bào riêng rẽ.
Câu 29.
Khi được nuôi cấy trong môi trường lỏng, các tế bào bám dính thường mọc thành lớp đơn. Đĩa tế bào
sẽ vào pha bão hòa khi số lượng tế bào không tăng lên và độ che phủ khoảng 90-100% bề mặt nuôi cấy.
Thực tế, tế bào được lấy từ đĩa nuôi cấy đang ở pha tăng trưởng (tế bào đang phân chia mạnh và độ che
phủ dưới 80% bề mặt nuôi cấy) để cấy chuyển thường nhanh chóng tăng sinh trở lại. Ngược lại, nếu cấy
chuyển tế bào từ đĩa đang ở pha bão hòa thì thời gian để tăng sinh trở lại lâu hơn nhiều. Kết quả thí
nghiệm với nguyên bào sợi và tế bào biểu mô ruột được biểu thị ở hình dưới đây. Điều kiện nuôi tế bào
trước và sau cấy chuyển đều như nhau và tối ưu cho mỗi loại tế bào. Hãy cho biết:

38
a. Trong thí nghiệm trên, nguyên bào sợi có tốc độ phân chia nhanh hay chậm hơn so với tế bào biểu mô
ruột? Giải thích.
Nguyên bào sợi Tế bào biểu mô ruột
25000 25000
Tế bào cấy chuyển từ đĩa ở pha tăng trưởng Tế bào cấy chuyển từ đĩa ở pha tăng trưởng
Tế bào cấy chuyển từ đĩa ở pha bão hòa Tế bào cấy chuyển từ đĩa ở pha bão hòa
20000 20000
Sốlượng tế bào

Sốlượng tế bào
15000 15000

10000
10000

5000
5000 0 4 8 12 16 20 24 28 32 36 40 44 48
0 4 8 12 16 20 24 28 32
Thời gian nuôi cấy (giờ) Thời gian nuôi cấy (giờ)

b. Dựa vào hiểu biết về tương tác tế bào và chu kỳ tế bào, giải thích tại sao tế bào được cấy chuyển từ
đĩa ở pha bão hòa có thời gian cần để tăng sinh trở lại lâu hơn so với tế bào được cấy chuyển từ đĩa ở
pha tăng trưởng.
c. Tại sao trong thời gian đầu sau khi được cấy chuyển, số lượng tế bào từ đĩa ở pha tăng trưởng lại giảm
đi nhiều hơn so với đĩa ở pha bão hòa?
d. Nếu muốn lưu giữ tế bào ở nhiệt độ -178°C để đảm bảo sinh trưởng tốt trong các thí nghiệm về sau thì
nên chọn thời điểm đĩa tế bào đang ở pha tăng trưởng hay ở pha bão hòa? Giải thích.
Trả lời
a) – Nguyên bào sợi có tóc độ phân chia nhanh hơn. Đồ thị biểu hiện mức độ thay đổi số lượng tế bào
của nguyên bào sợi có độ dốc lớn hơn (hoặc sử dụng công thức tính tốc dộ sih trưởng của 2 loại tê bào).
b) – Tế bào tiếp xúc với nhau sẽ xuất hiện tín hiệu ức chế phân bào, tế bào giữ lại ở pha G1. Đối với đĩa
ở pha bão hòa, hầu hết tế bào đều bị ức chế phân bào còn đĩa ở pha tăng trưởng, phần lớn không bị ức
chế ( do tiếp xúc còn ít).
c) – Đĩa tế bào nuôi cấy đang ở pha tăng trưởng có nhiều tế bào đang ở pha S, G2,M của chu trình tế
bào, những tế bào này nhạy cảm với những tác động bên ngoài và dễ chết do thao tác cấy chuyển.
d) – Cần lựa chọn pha bão hòa, vì tế bào ở pha G1 sẽ ổn định về bộ NST, ít chịu tác động của môi
trường hơn.
Câu 30.
Khi tiếp nhận tín hiệu yếu tố sinh trưởng có nguồn gốc tiểu cầu (PDGF), thụ thể PDGFR –
một loại thj thể thyroxin kinase gồm 2 tiểu phần – được hoạt hóa và tự phosphoryl hóa ở nhiều vị trí
thyroxin trên vùng nội bào của nó. Những gốc Tyr được phosphoryl hóa là csc vị trí liên kết với các
protein tương tác với thụ thể. Một trong những đáp ứng tế bào đối với tín hiệu PDGF là tăng cường tổng
hợp ADN, được xác định thong qua việc đo mật độ tín hiệu thymidine phsng xạ được kết hợp vào ADN.
Để xác định vai trò của các protein(A,B,C,D ở hình dưới) trong đáp ứng tế bào, người ta tạo ra các dạng
đột biến (ký hiệu từ 2 - 9)của thụ thể PDGFR chứa 1 hoặc 1 số gốc Tyr sẽ được phosphoryl hóa. Mỗi
loại thụ thể PDGFR đột biến được biểu hiện ở các tế bào không tự tổng hợp PDGFR và những vị trí Tyr
có mặt trên thụ thể đều được phosphoryl hóa dưới tác động của tín hiệu PDGF. Số đột biến ( từ 2 - 9
được biểu thị ở hình dưới. Biết rằng mức tăng cường tổng hợp ADN ở tế bào có thụ thể kiểu dại được
coi là 100%.

39
Hãy cho biết:
a) Có protein nào trong số 4 protein ( từ A  D) ức chế sự tăng cường tổng hợp ADN không? Gth?
b) Protein nào trong số 4 protein từ A  D tăng cường tổng hợp ADN? Gth?
c) Nếu đột biến 5 chứa serin thay thế cho thyroxin ở vị trí 1021 thì mức độ tăng cường tổng hợp ADN
có thay đổi không? Gth?
d) Ở các loại tế bào có thụ thể PDGFR kiểu dại, nếu có thêm thụ thể PDGFR đột biến được biểu hiện ở
mức rất cao thì đột biến xảy ra ở vùng ngoại bào hay ở vùng nội bào có ảnh hưởng lớn hơn đến sự tăng
cường tổng hợp ADN
Trả lời
a) – Protein B. Vì đột biến 7 khi B và D cùng được hoạt hóa mức độ tăng cường tổng hợp ADN thấp
hơn so với khi đột biến 5 chỉ có D được hoạt hóa
b) – Protein A và D. Vì khi chỉ có A hoặc D được hoạt hóa ( đột biến 2 và 5), mức độ tăng cường tổng
hợp ADN đạt đến 30% so với bình thường. Khi có cả A và D (đột biến 6), mức độ tăng cường tổng hợp
lên đến 100%
c) –Có. Mức độ tăng cường tổng hợp ADN sẽ giảm xuống vì thụ thể PDGFR chỉ có hoạt tính
phospgoryl hóa cho gốc thyroxin
d) –Đột biến ở vùng nội bào của thụ thher ảnh hưởng lớn hơn. Vì vùng ngoại bào liên kết với tín hiệu
PDGF sẽ làm hoạt hóa thụ thể PDGFR. Tế bào sẽ chứa số lượng lớn thụ thể đột biến và thụ thể lai giữa
tiểu phần đột biến và tiểu phần bình thường. Thụ thể đột biến ở vùng ngoại bào (kể cả thụ thể lai) không
ảnh hưởng đến truyền tín hiệu của các thụ thể bình thường còn thụ thể đột biến ở vùng nội bào (kể cả thụ
thể lai) sẽ cạnh tranh liên kết tín hiệu với thụ thể bình thường nên làm giảm sự truyền tín hiệu của các
thụ thể bình thường.

Câu 31.
Trong ngiên cứu nhằm xác định cơ chế vận chuyển các protein từ bào tương ( tế bào chất) vào lục
lạp, ngta sử dụng 4 gen tái tổ hợp; gen fd mã hóa protein D và peptide tín hiệu F; gen pc mã hóa protein
C và peptide tín hiệu P; gen pd mã hóa protein D và peptide P; gen fc mã hóa protein C và tín hiệu F. Cả
4 gen đều được gắn thêm đoạn mã hóa trình tự ngắn C-MYC ( ở đầu C của chuỗi polypeptide). Các
bước thí nghiệm được tiến hành như sau:
Bước 1: Mỗi gen được dịch mã trong 1 ống nghiệm riêng biệt để thu các sản phẩm pr tương ứng
(mẫu 1a, 1b, 1c, 1d)
Bước 2: Mỗi mẫu protein thu được ở bước 1 được bổ sung vào một ống nghiệm chứa lục lạp tách
rời và ủ trong 30 phút. Một phần của hỗn hợp này được xử lý để phá vỡ các cấu trúc màng để thu được
các mẫu pr 2a, 2b, 2c, 2d.

40
Bước 3: Phần hỗn hợp còn lại ở bước 2 được xử lý với protease (để phân giải protein bên ngoài lục
lạp) rồi thu nhận lại lục lạp. Lục lạp tinh sạch được chia làm 2 phần, trong đó 1 phầ được dung để phá vỡ
các cấu trúc màng và thu được các mẫu protein 3a,3b,3c,3d.
Bước 4: Phân tách phần lục lạp còn lại ở bước 3 thành 4 phần riêng biệt để thu các mẫu protein:
- Mẫu 4a,4b,4c,4d từ màng ngoài, màng trong và khe gian màng;
- Mẫu 5a,5b,5c,5d từ chất nền stroma;
- Mẫu 6a,6b,6c,6d từ màng thylakoid;
- Mẫu 7a,7b,7c,7d từ xoang thylakoid.
Các mẫu trên với lượng pr như nhau được điện di trên gel polyacrlammide , Protein D và C được xác
định bằng phương pháp nhuộm đặc hiệu C-MYC. Kết quả được minh họa ở hình dưới đây. Kí hiệu ở
mỗi giếng điện di tương ứng với kí hiệu của từng mẫu thu được trong quá trình thi nghiệm

a) Mỗi protein D và C được vận chuyển vào phần cấu trúc nào của lục lạp?
b) Vai trò của mỗi peptide tín hiệu F và P trong sự vận chuyển protein ở thí ngiệm này là gì?Gth?
c) Tại sao ở TNo với gen fd và fc có 2 băng protein (ở đường chạy 2a vad 2d) còn với pc và pd lại có 3
băng protein (ở đường chạy 2b và 2c) trên bảng điện di?
TRẢ LỜI
a)
- Protein D được vận chuyển vào stroma của lục lạp. Vì pr này chỉ xuất hiện ở đường chạy 5a (chất
nền stroma) mà không có ở các đường chạy 4a, 6a, 7a (tương ứng với các phần khác của lục lạp như
màng trong, màng ngoài, khe gian màng, màng thylakoid, chất nền thylakoid).
- Protein C được vận chuyển vào xoang thylakoid. Vì đường chạy 7b xuất hiện 1 hàng đậm của
protein C, chứng tỏ phần lớn C được vận chuyển vào xoang thylakoid. Hàng mờ C ở đường chạy 8e là 1
lượng nhỏ C chưa được vận chuyển từ chất nền vào xoang thylakoid.
b)
- Chuỗi peptide tín hiệu F giúp vận chuyển protein vào chất nền lục lạp trong khi chuỗi tín hiệu P
giúp vận chuyển protein vào xoang thylakoid.
- Khi protein D và C được gắn với chuỗi peptide tín hiệu F thì đều chỉ được vận chuyển vào chất
nền lục lạp ( đường chạy 5a và 5d) mà hông vào được xoang thylakoid. Protein D và C được gắn với
chuỗi P thì có thể vào được xoang thylakoid (đường 7b và 7C).
C)
- Kích thước của protein D và C trong chất nền (đường 5a và 5d) nhỏ hơn các protein này ở ngoài
lục lạp 🡪 chuỗi F đã bị cắt khi các protein được vận chuyển qua màng lục lạp. Do 2 protein này chỉ cần
đi qua màng lục lạp nê chuỗi pepetide tín hiệu chỉ bị cắt 1 lần và tạo ra 2 sản phẩm protein tương đương
với 2 băng trên bảng điện di.
41
- C vầ D trong xoang thylakoid có kích thước nhỏ nhất (giếng 7c và 7b) đến protein trong chất nền
(giếng 5b và 5C) rồi đến protein bên ngoài lục lạp🡪 chuỗi peptide tín hiệu bị cắt 2 lần khi đi qua màng
lục lap và màng thylakoid rạo ra 3 sản phẩm protein tườn ứng vói 3 băng trê bản điện di.
CÂU 32.
Để nghiên cứu đặc điểm của tb gốc sinh dục từ tinh hoàn chuột, ngta tạo tb gốc chuyển gen biểu hiện
protein lai (dung hợp) actin và GFP (protein phát huỳnh quang xanh lá), sau đó đưa các tế bào này vào khối tb bên
trong (nút phôi) của phôi nang của chuột. Các phôi này được chuyển vào tử cung chuột mẹ để phát triển thành
chuột con. Khi chuột con được sinh ra, các mô da, gan, tim, buồng trứng đc ktra khả năng phát huỳnh quang và
đều có tín hiệu huỳnh quang ở 1 số vị trí trog mỗi mô
Mỗi nhận định sau đây là đsung hay sai:
A. Tế bào gốc sinh dục có khả năng chuyển pr của nó tới các tb khác nhau
B. Tb gốc sih dục đc ghép có khả năng biệt hóa thành các tb có nguồn gốc từ cả 3 lá phôi
C. Phôi nhận đã biến đổi đặc điểm di truyền của tb gốc sinh dục được ghép
D. Phôi nang có khả năng biến đổi các tb gốc ít tiềm năng thành các tb gốc vạn tiềm năng
Sai Đúng Sai Sai
Câu 33.
Nuôi cấy tế bào động vật trong môi trường chứa timin được đánh dấu phóng xạ
trong 30’. Sau đó, tế bào được chuyển sang môi trường chứa timin không đánh
dấu phóng xạ để các tế bào tiếp tục phát triển. Tỉ lệ các tế bào có mang ADN
đánh dấu phóng xạ bước vào giai đoạn phân chia được xác định liên tục theo thời
gian nuôi (Hình 1). Thời điểm 0 giờ là khi tế bào bắt đầu được chuyển sang môi
trường không đánh dấu phóng xạ.
a) Sau khi nuôi trong môi trường đánh dấu phóng xạ, có phải tất cả các tế bào sẽ
mang ADN có đánh dấu phóng xạ không? GT
b) Tại sao ở thời gian từ 0 đến 2 giờ (Hình 1) không có tế bào nào chứa ADN
đánh dấu phóng xạ được quan sát thấy?
c) Giải thích tại sao lại có sự tăng và giảm và lại tăng lên của đường cong (Hình
1).
Hướng dẫn chấm:
Câ Điểm
Nội dung
u
1a Không. Vì chỉ các tế bào ở pha S là pha mà timin phóng xạ có trong môi trường và được gắn vào ADN 0.25
đang được tổng hợp
1b Vì không có ADN phóng xạ do các tế bào này không tổng hợp ADN ở giai đoạn có timin phóng xạ 0.25
1c - Đường cong đi lên vì có nhiều tế bào đánh dấu phóng xạ bước vào quá trình phân bào 0.25
- Đường cong đi xuống vì các tế bào có đánh dấu phóng xạ kết thúc phân bào 0.25
- Các tế bào bước vào phân bào đều là các tế bào không có đánh dấu phóng xạ 0.25
- Sau 20h, đường cong lại tăng vì các tế bào có ADN đánh dấu phóng xạ bắt đầu phân chia 0.25
Câu 34.
Hệ gene củ a virus HPV-16 (human papilloma virus), mộ t trong nhữ ng loạ i virus gâ y ung thư cổ
tử cung phổ biến ở ngườ i, chứ a gene mã hoá 2 protein ung thư (E6 và E7) là m biến đổ i tế bà o biểu
mô bình thườ ng thà nh tế bà o khố i u. Ngườ i ta tiến hà nh cá c thí nghiệm để phâ n tích tá c độ ng củ a
protein E7 đến cá c tế bà o ở cấ p độ phâ n tử , cụ thể là mố i quan hệ củ a nó vớ i protein
retinoblastoma (Rb), mộ t loạ i protein á p chế khố i u liên kết vớ i yếu tố phiên mã E2F điều hoà sự
phiên mã củ a cá c gene mã hó a protein tham gia pha S củ a chu kỳ tế bà o.
42
Ở thí nghiệm thứ nhấ t (Hình 2.1), dò ng tế bà o ung thư bạ ch cầ u (HL-60) đượ c nuô i cấ y trong
điều kiện khô ng có (dấ u ̶ ) hoặ c có (dấ u +) xử lý vớ i phorbol ester và đượ c đá nh dấ u bằ ng 35S-
methionine hoặ c 32P phosphate. Dịch chiết tế bà o đượ c dù ng để điện di trên gel SDS-
polyacrylamide và xử lý vớ i khá ng thể đặ c hiệu củ a protein Rb. Kết quả đượ c ghi lạ i bằ ng phó ng xạ
tự ghi.
Ở thí nghiệm tiếp theo, cá c tế bà o HL-60 đượ c nuô i cấ y trong điều kiện khô ng có hoặ c có
phorbol ester. Dịch chiết tế bà o đượ c ủ vớ i cá c hạ t agarose có khả nă ng liên kết cộ ng hoá trị vớ i cá c
phâ n tử E7. Sau khi ủ , phầ n cặ n lắ ng và dịch nổ i đượ c thu lạ i bằ ng ly tâ m. Kết quả điện di trên gel
SDS-polyacrylamide và lai Western sử dụ ng khá ng thể đặ c hiệu củ a Rb vớ i cá c mẫ u dịch chiết tế
bà o trướ c khi ủ , dịch nổ i và cặ n lắ ng sau khi ủ vớ i hạ t agarose đượ c biểu thị trên Hình 2.2 (dấ u ̶ :
khô ng có ; dấ u +: có cá c thà nh phầ n tương ứ ng).

Hình 2.1
Hình 2.2
Dự a trên cá c kết quả thí nghiệm, hã y trả lờ i cá c câ u hỏ i sau:
a) Protein Rb hoạ t độ ng trong tế bà o bình thườ ng ở dạ ng phosphoryl hoá hay khử phosphoryl
hoá ? Giả i thích.
b) Phorbol ester có tá c độ ng gì đến protein Rb? Giả i thích.
c) Cơ chế tá c dụ ng củ a protein E7 đến sự tă ng sinh củ a tế bà o HL-60 như thế nà o? Giả i thích.

Hướng dẫn chấm:


Thang
Ý Nội dung
điểm
2a Protein Rb hoạ t độ ng ở dạng khử phosphoryl hoá. Vì ở thí nghiệm thứ nhấ t,
trong tế bà o HL-60 không xử lý phorbol ester, protein Rb ở dạng phosphoryl
hoá thể hiện ở băng vạch có khối lượng phân tử cao hơn (Mr cao) khi đá nh dấ u 0,25
bằ ng 35S methionine và 32P phosphate (mẫ u 1 và 3). Đâ y là cá c tế bào ung thư
phân chia nhiều lần có protein Rb ở dạng bất hoạt.
2b Phorbol ester kích thích sự khử phosphoryl hoá protein Rb. Vì khi xử lý với
phosbol ester, protein Rb có khối lượng phân tử thấp hơn (Mr thấp) trong thí
0,25
nghiệm đánh dấu bằng 35S methionine (mẫ u 2) và không phát hiện thấy khi
đánh dấu bằng 32P phosphate (mẫ u 4).
2c Cơ chế tá c dụ ng củ a protein E7 là liên kết với protein Rb ở dạng khử 0,25
phosphoryl hoá, giải phóng yếu tố phiên mã E2F dẫn đến sự phiên mã các
gen liên quan đến pha S và gâ y tă ng sinh tế bà o HL-60.

43
Vì khi không xử lý với phorbol ester (mẫ u 7), khô ng phá t hiện thấ y RB ở cặ n
lắ ng chứ ng tỏ E7 liên kết với hạt agarose không tương tác với Rb ở dạng
phosphoryl hoá. Khi xử lý với phorbol ester (mẫ u 10), Rb xuất hiện ở cặn
0,25
lắng chứng tỏ có sự liên kết với E7 khi ở dạng khử phosphoryl hoá . Do đó ,
yếu tố phiên mã E2F được giải phóng và hoạ t hó a sự phiên mã cá c gene liên
quan đến pha S.
Câu 35.
Hú t thuố c lá là mộ t yếu tố nguy cơ cao gâ y ung thư phổ i, trong đó có ung thư phổ i khô ng tế bà o
nhỏ (NSCLC). Bệnh nà y khó tiên lượ ng và dễ khá ng thuố c trong liệu phá p hó a trị. Để nghiên cứ u
tá c độ ng củ a nicotine đến sự đá p ứ ng thuố c củ a tế bà o ung thư, ngườ i ta đã tiến hà nh thí nghiệm
nuô i ba dò ng tế bà o ung thư NSCLC khá c nhau (A549, H1299, NCI-H23) trong mô i trườ ng khô ng có
hoặ c có nicotine và cá c thuố c hó a trị X, Y và Z vớ i liều lượ ng thích hợ p rồ i kiểm tra tỷ lệ tế bà o chết
theo chương trình (apoptosis) (Hình 4.1). Đố i chứ ng là cá c tế bà o đượ c nuô i trong mô i trườ ng
khô ng bổ sung cá c chấ t trên.
70 A549 H1299 NCI-H23
Tỷ lệ tế bào chết theo chương trình

60

50

40
(%)

30

20

10

0
Đối chứng Nicotine X Y Z Nicotine + X Nicotine + Y Nicotine + Z

Các công thức thí nghiệm

Hình 4.1
Trong thí nghiệm tiếp theo, các tế bào A549
đượ c nuô i trong mô i trườ ng khô ng có hoặc có
nicotine và cá c thuố c. Sau đó , tiến hành tá ch
protein để chạy điện di trên gel SDS-acrylamide và
lai Western sử dụ ng các kháng thể đặc hiệu củ a
PARP (protein bị phâ n cắt trong quá trình
apoptosis), p53, p21 và actin (Hình 4.2). Actin
đượ c dù ng làm đố i chứ ng định lượ ng protein.
Dự a trên số liệu thí nghiệm, hã y trả lờ i cá c
câ u hỏ i sau:
a) Tá c dụ ng chung củ a cá c thuố c hó a trị đến các
44 Hình 4.2
dò ng tế bà o ung thư NSCLC là gì? Giải thích.
b) Cơ chế tá c độ ng củ a nicotine đến đá p ứ ng thuố c củ a cá c tế bà o ung thư A549 trong các thí
nghiệm trên là gì? Giải thích.

Hướng dẫn chấm:


Thang
Ý Nội dung
điểm
Cá c thuố c gây chết tế bào theo cơ chế apoptosis. Vì tỷ lệ tế bào apoptosis
4a 0,25
khi điều trị bằng thuốc đều tăng lên so vớ i đố i chứ ng.
Nicotine là m giả m đá p ứ ng thuố c thô ng qua ức chế (giảm) quá trình
apoptosis củ a tế bà o ung thư, giảm biểu hiện củ a hai protein tham gia kiểm 0,25
soá t chu kỳ tế bà o - p53 và p21 gây tăng sinh tế bào so vớ i khi khô ng có
nicotine.
Nicotine ức chế quá trình apoptosis vì khi điều trị bằ ng thuố c trong điều
kiện có nicotine (hình 4.1), tỷ lệ tế bào apoptosis giảm nhiều so vớ i điều
4b 0,25
kiện khô ng có nicotine. Khi điều trị bằ ng thuố c trong điều kiện có nicotine
(hình 4.2), protein PARP tham gia apoptosis bị phân cắt ít hơn so vớ i điều
kiện khô ng có nicotine.
Trong điều kiện có nicotine, biểu hiện của p53 giảm, biểu hiện của p21
không thể hiện (hình 4.2). p53 hoạt hóa sự tổng hợp protein ức chế chu kỳ
0,25
tế bào (ứ c chế phâ n bà o), p21 có tác dụng dừng chu kỳ tế bào, ngăn cản
phân chia tế bào. Do đó , cá c tế bà o vẫ n tă ng sinh khi có thuố c.

TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Campbell N.A., Reece J.B., Urry L.A., Cain M.L., Wassermrn S.A., Minorsky P.Y., Jackson R.B., 2008.
Sinh học (bản dịch từ tiếng Anh). NXB Giáo dục Việt Nam.
2. Campbell, Reece, Urry, Cain, Wasserman, Minorsky, Jackson, 2017. Sinh học, tái bản lần thứ 8 (bản dịch
tiếng Việt, tái bản lần thứ 4), Nxb Giáo dục Việt Nam.
3. Campbell et al., Campbell Biology, 12th Edition.

45

You might also like