hsg sinh 11 chuyên tuyên quang

You might also like

Download as doc, pdf, or txt
Download as doc, pdf, or txt
You are on page 1of 7

KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI

LẦN THỨ XVII - NĂM 2023


MÔN THI: SINH HỌC
KHỐI: 11
(Thời gian: 180’ không kể thời gian giao đề)
(Đề thi gồm 10 câu in trong 07 trang)

Câu 1. (2,0 điểm) Trao đổi nước và dinh dưỡng khoáng, nitơ ở thực vật.
Một nhà thực vật học đã tiến hành xác định thế năng áp suất (Ψp), thế năng trọng lực (Ψg)
và thế năng chất tan (Ψs) của dịch đất và một số vị trí (bộ phận) trong cơ thể cây bạch đàn. Các
số liệu kết quả về Ψp, Ψg và Ψs ở mỗi vị trí được biểu thị trong bảng dưới đây.
Thế năng Thế năng Thế năng
Vị trí
áp suất (MPa) trọng lực (MPa) chất tan (MPa)
A – 0,7 + 0,1 – 0,2
B + 0,5 0 – 1,1
C + 0,2 + 0,1 – 1,1
D – 0,8 + 0,1 – 0,1
E – 0,5 0 – 0,1
Dịch đất – 0,2 0 – 0,1

a) Hãy tính thế năng nước (Ψw) của dịch đất và từng vị trí A, B, C, D và E trên cây bạch
đàn.
b) Hãy cho biết mỗi vị trí A, B, C, D và E tương ứng với vị trí nào trong số những vị trí sau
đây trên cây bạch đàn: (1) mạch gỗ của rễ, (2) không bào lông hút, (3) không bào mô giậu, (4)
mạch gỗ của lá, (5) vách tế bào mô giậu? Tại sao có thể kết luận như vậy?
c) Một thử nghiệm được thực hiện như sau: Tiến hành cắt bỏ phần gốc của một số cây rồi
đem nhúng phần thân còn cánh lá nguyên vẹn vào chậu chứa dung dịch đồng sulphat (CuSO 4)
ở nồng độ gây độc. Kết quả cho thấy khi dung dịch đồng sulphat thấm qua thân cây làm thân
cây bị chết từ thấp lên cao, thấm đến lá thì cấu trúc lá cũng chết nhưng khi toàn bộ lá đã chết
thì mức chất lỏng của dung dịch đồng sulphat không còn giảm nữa. Có thể rút ra kết luận gì từ
kết quả thí nghiệm.
Câu 2. (2,0 điểm) Quang hợp và hô hấp ở thực vật.
1) Gỗ sồi đỏ (Quercus rubra) là một
loài thực vật có hoa họ Fagaceae quang hợp
chỉ theo chu trình Canvin-Benson, thường
được tìm thấy ở vùng khí hậu ôn đới phía
đông nước Mỹ. Khi nghiên cứu người ta thu
được hai lá trong cùng một cây (hình bên): lá
A ít thùy, dày và nhỏ trong khi lá B nhiều
thuỳ, mỏng, và diện tích mặt trên lớn hơn.
a) Xác định vị trí tương đối của từng lá
trên cây. Giải thích.
b) So sánh độ dày lá và tỷ lệ diệp lục
a/b của hai lá và giải thích
c) Kết quả nghiên cứu cho thấy có sự
khác nhau về hàm lượng sắc tố phụ ở những
cây gỗ sồi trồng ở vùng ôn đới so với cây
cùng loài trồng ở vùng nhiệt đới. Giải thích?
2) Ở thực vật phân giải kị khí có thể xảy ra trong những trường hợp nào? Có cơ chế nào
để thực vật tồn tại trong điều kiện thiếu oxi tạm thời không? Vì sao một số thực vật ở vùng đầm
lầy có khả năng sống được trong môi trường thường xuyên thiếu oxi?
Câu 3. (2,0 điểm) Sinh trưởng - phát triển, sinh sản, cảm ứng ở thực vật.
1) Điền vào sơ đồ sau để hoàn thành quá trình hình thành túi phôi ở thực vật có hoa

2) Thí nghiệm của Morris và Thomas (1968) đã sử dụng chất đồng vị phóng xạ 14C trong
saccarozơ kết hợp với xử lý hoocmôn ngoại sinh để nghiên cứu sự phân bố của các chất hữu
cơ dưới tác dụng điều chỉnh của các hoocmôn đó. Bảng dưới đây chỉ ra sự phân bố của 14C
trong saccarozơ của cây nguyên vẹn và các cây bị loại bỏ chồi ngọn được xử lí hoocmon
ngoại sinh (đơn vị tính %)

Cơ quan của cây Cây Cây loại (A) + (A) + (A) +


nguyên chồi ngọn 10ppm 10ppm AIA +
vẹn (A) AIA Kinetin Kinetin
Chồi ngọn 53,1
Đốt 1 2,6 2,9 43,5 7,3 45,2
Đốt 2 1,8 8,9 6,7 6,8 10,3
Đốt 3 1,0 5,0 2,0 7,1 2,2
Chồi 1 0,0 2,6 0,0 3,1 0,1
Chồi 2 0,0 7,2 0,0 15,9 0,1
Chồi 3 0,2 4,2 0,9 11,9 0,1
Trụ trên lá mầm 2,5 3,4 4,8 5,7 5,0
Lá mầm 0,2 0,3 0,7 0,5 0,6
Rễ 34,2 61,6 37,6 36,2 30,5
Lá 4,0 3,9 3,8 5,5 5,9
Hãy rút ra nhận xét và giải thích cho kết quả trên đây?
Câu 4. (2,0 điểm) Tiêu hóa và hô hấp ở động vật.
1) Một nghiên cứu được tiến hành để xác định ảnh hưởng của thức ăn đến sự tiết và tái
hấp thu muối mật ở một loài động vật có xương sống. Trong nghiên cứu này, động vật thí
nghiệm được chia thành 3 nhóm, mỗi nhóm được ăn một loại thức ăn khác nhau, cụ thể:
- Nhóm I: ăn thức ăn tiêu chuẩn (đối chứng).
- Nhóm II: ăn thức ăn A (là thức ăn tiêu chuẩn được bổ sung hỗn hợp X).
- Nhóm III: ăn thức ăn A được loại bỏ thành phần Y.
Kết quả phân tích hàm lượng muối mật trong dịch mật và vật chất tiêu hóa (là tất cả các
thành phần trong lòng ống tiêu hóa) ở ruột của các nhóm nghiên cứu được trình bày ở
bảng dưới đây:
Hàm lượng muối mật trong các
Nhóm I Nhóm II Nhóm III
thành phần
Dịch mật (µmol/L) 253 253 254
Vật chất tiêu hóa ở phần đầu ruột 192 108 178
non (µmol/g)
Vật chất tiêu hóa ở phần cuối ruột 49 43 46
già (µmol/g)
a) Bổ sung hỗn hợp X vào thức ăn tiêu chuẩn làm thay đổi hàm lượng cholesterol huyết
tương của động vật thí nghiệm như thế nào (tăng, giảm, không đổi)? Giải thích.
b) Loại bỏ thành phần Y trong thức ăn A làm thay đổi hàm lượng muối mật ở tĩnh mạch
cửa gan của động vật thí nghiệm như thế nào (tăng, giảm, không đổi)? Giải thích.
c) Hàm lượng hormone cholecystokinin (CCK) huyết tương ở động vật thí nghiệm nhóm
II khác với nhóm I thế nào (cao hơn, thấp hơn, tương đương)? Giải thích.
d) Tính tỉ lệ (%) tái hấp thu muối mật (làm tròn đến một chữ số thập phân) của động vật ở
mỗi nhóm thí nghiệm. Nêu cách tính.
2) Đường cong phân li hemoglobin – O 2 của máu động mạch chủ và máu tĩnh mạch chủ ở
người bình thường được thể hiện qua đồ thị bên trái. Sự thay đổi phân áp O 2 và phân áp CO2
máu trong quá trình máu di chuyển từ động mạch phổi đến tĩnh mạch phổi ở người bình
thường được thể hiện qua đồ thị bên phải (lưu ý: pO 2 và pCO2 ở đồ thị bên phải được tính
theo đơn vị tương đối riêng cho mỗi trục tung). Phân áp O 2 máu động mạch phổi có giá trị
trung bình khoảng 40 mmHg.

a) Trên cùng một đồ thị, hãy vẽ lại tương đối đường cong phân li hemoglobin-O 2 của máu
động mạch chủ ở người bình thường và trường hợp người bị nhiễm độc khí carbon monoxide
(CO)? Giải thích ngắn gọn cách vẽ, biết rằng phân tử CO có ái lực liên kết với hemoglobin
gấp 250 lần so với O2.
b) Hãy cho biết (1), (2), (A) hay (B) lần lượt tương ứng với đường cong pCO 2, đường
cong pO2, vị trí tiếp giáp giữa mao mạch và tĩnh mạch phổi hay vị trí tiếp giáp giữa mao mạch
và động mạch phổi? Giải thích.
Câu 5. (2,0 điểm) Tuần hoàn và miễn dịch.
1) Hình bên dưới (Từ A  E) thể hiện sự thay đổi về áp lực, chiều dòng máu, tiết diện các
buồng tim và sự đóng mở van tim trong một chu kì tim bình thường ở người.

(A) (B) (C) (D) (E)

Hãy cho biết mỗi giai đoạn mô tả ở hình tương ứng với giai đoạn nào của chu kì tim? Giải thích.
2) Phân biệt phân tử MHC-I và phân tử MHC- II về nguồn gốc, chức năng, cơ chế và hình
thức tham gia đáp ứng miễn dịch ở người.
Câu 6 . (2,0 điểm) Bài tiết và cân bằng nội môi.
Nồng độ insulin máu và mức độ nhạy cảm insulin của tế bào đáp ứng (phụ thuộc vào số
lượng thụ thể trên màng và khả năng liên kết thụ thể với insulin) có mối liên quan mật thiết
với nhau. Biểu đồ dưới đây thể hiện mức độ tiết insulin của tế bào  (ô màu đen) và mức độ
nhạy cảm insulin của tế bào đáp ứng (ô màu trắng) tương quan so với người trưởng thành
khỏe mạnh của một số người có các tình trạng khác nhau.
Hãy cho biết các trường hợp sau đây có kết quả tương ứng với hình nào trong số các hình
A, B, C, D, E, F trên? Giải thích.
a) Người bị đái tháo đường type 2 đã qua thời gian dài.
b) Người mới bị đái tháo đường type 2 thời gian gần đây.
c) Người bị ưu năng vỏ tuyến thượng thận làm tiết nhiều cortisol.
d) Người bị đái tháo đường type 1 (tế bào  bị hệ miễn dịch tấn công).
e) Người bị đột biến protein SGLT2 (đồng vận chuyển Na+/ glucose) ở ống thận.
f) Người mới trải qua một bữa ăn giàu tinh bột.

Câu 7. (2,0 điểm) Cảm ứng ở động vật.


Nhờ sử dụng vi điện Kết quả Tín hiệu/ giây
cực, các nhà khoa học đã TN A B C D
ghi lại các tín hiệu thần Thí nghiệm 1 50 0 40 30
Thí nghiệm 2 50 0 60 45
kinh thu được trong bốn tế
Thí nghiệm 3 50 30 60 0
bào thần kinh cơ xương của
một loài ếch. Các tế bào thần kinh gồm có A, B, C và D như được trình bày trong bảng dưới
đây. A, B, và C đều có thể truyền tín hiệu đến D. Trong ba thí nghiệm, con vật được kích thích
theo nhiều cách khác nhau. Số lượng các tín hiệu thần kinh được truyền trong một giây bởi mỗi
tế bào được ghi lại trong bảng.
a) Giải thích kết quả của ba thí nghiệm trên.
b) Mỗi nơron có thể giải phóng chất dẫn truyền thần kinh nào trong các chất sau: axit
glutamic, glixin, NO, GABA, axêtincôlin. Giải thích.
Câu 8 (2,0 điểm) Sinh trưởng - phát triển và sinh sản ở động vật.
Hình dưới đây mô tả nhiệt độ cơ
thể và nồng độ hormone trong chu kỳ
kinh nguyệt
Cho biết các câu sau là đúng hay
sai và giải thích:
a) Đường cong B có thể thể hiện
những thay đổi về mức progesterone
trong chu kỳ kinh nguyệt.
b) Sự tăng lên ở điểm A là do
ảnh hưởng của estrogen lên thùy trước
tuyến yên.
c) Thông thường, sự tăng ở
điểm C và D được gây ra lần lượt bởi
các tế bào hạt và thể vàng.
d) Nguyên nhân của sự tăng lên
đột ngột ở điểm E thường do ảnh
hưởng của điều hòa ngược dương tính
của estrogen và sự giảm tác động của
progesterone.
Câu 9 (2,0 điểm) Cơ chế di truyền và biến dị ở cấp phân tử.
Trypanosome là một chi kí sinh trùng gây bệnh ngủ châu Phi ở người, có khả năng thay
đổi lớp glycoprotein bề mặt để đánh lừa hệ miễn dịch của vật chủ. Promoter của gen chi phối
khả năng thay đổi trên (gen VSG) có thể được định vị bằng cách xác định khoảng cách từ vị
trí bắt đầu phiên mã đến điểm mà ARN polymerase bị ức chế bởi pyrimidine dimer khi xử lý
với tia UV. Các gen mã hóa rARN 18S; 5,8S và 28S (cùng nằm trên một đơn vị phiên mã duy
nhất có kích thước 8kb – Hình 1) được dùng để kiểm tra hệ thống đo đạc trước khi tiến hành
thí nghiệm với gen VSG. Các rARN được tinh sạch từ các lô tế bào (xử lý liều lượng UV tăng
dần) và đánh dấu phóng xạ, sau đó lai với các đoạn mồi 1, 2, 3, 4 (vị trí bắt mồi thể hiện ở
Hình 1). Ngoài ra, gen mã hóa rARN 5S (có kích thước rất nhỏ và tách biệt với các gen rARN
còn lại) cũng được dùng làm đối chứng để so sánh với các gen trên. Kết quả thí nghiệm được
thể hiện ở Hình 2. Khi tiến hành thí nghiệm với gen VSG, dữ liệu chỉ ra quá trình phiên mã
đến đoạn đầu exon thứ nhất của gen bắt đầu bị ức chế hoàn toàn nhanh hơn 7 lần so với vị trí
DNA bắt vào đoạn mồi 4..
a) Dựa vào Hình 2, có thể rút ra kết luận gì về mối tương quan giữa độ dài của gen và tác
động ức chế phiên mã của tia UV? Giải thích.
b) Từ dữ liệu có sẵn, hãy cho biết tần số đột biến pyrimidine dimer gây ra bởi tia UV là
cao hay thấp? Giải thích.
c) Hãy ước tính khoảng cách từ promoter đến exon thứ nhất của gen VSG? Giải thích.
d) Khi tiến hành thí nghiệm tương tự ở một gen khác có exon đầu tiên ngược dòng exon 1
của gen VSG 9,8 kb, người ta thấy rằng gen này có mức độ nhạy cảm với tia UV lớn hơn 20%
so với gen VSG. Kết quả này có chứng minh cho khả năng 2 gen trên được phiên mã từ cùng
một promoter không? Giải thích.
Câu 10. (2,0 điểm) Cơ chế di truyền và biến dị ở cấp phân tử.
Để nghiên cứu một gen tiến hoá Tốc độ đột biến thay thế
Gen mã
nhanh hay chậm, các nhà khoa học có Số axit amin
hoá prôtêin Sai nghĩa Đồng nghĩa
thể dùng phương pháp so sánh một số Histôn H3 135 0.0 4.5
gen từ hai loài gần tương tự, ví như ở Hemoglobin α 141 0.6 4.4
người và chuột như được minh hoạ ở Interferon γ 136 3.1 5.5
bảng dưới đây. Kết quả đo tốc độ thay thế nucleotit đồng nghĩa (thay đổi trình tự gen nhưng
không làm thay đổi axit amin) và thay thế sai nghĩa (làm thay đổi axit amin) được trình bày
trong bảng (tốc độ được xác định bằng cách so sánh trình tự gen chuột và người, thể hiện qua
những nucleotit thay thế tại mỗi vị trí trong 109 năm, tỷ lệ thay thế sai nghĩa trung bình ở đa số
các gen của chuột và người vào khoảng 0,8):
a) Tại sao lại có sự khác biệt giữa tốc độ thay thế đồng nghĩa và tốc độ thay thế sai nghĩa?
b) Cho rằng tốc độ thay thế đồng nghĩa giống nhau ở cả ba gen, tại sao các gen histone H 3
chống lại sự thay đổi nucleotide làm thay đổi trình tự axit amin của nó rất hiệu quả?
c) Về nguyên tắc, một loại protein có thể được bảo tồn ở mức cao vì gen mã hoá nó tồn
tại ở một vị trí “đặc quyền” trong hệ gen làm cho tỉ lệ đột biến rất của chúng rất thấp. Protein
histôn H3 có phải là protein được bảo tồn ở mức cao không? Giải thích.
--------- HẾT ---------

You might also like