Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 7

HỌ VÀ TÊN:_______________________ THI CUỐI HỌC KÌ II

LỚP:______________________________ MÔN: TIẾNG VIỆT - LỚP 4


ĐỀ 1

Bài 1. Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi dưới đây bằng cách khoanh tròn chữ cái đứng
trước câu trả lời đúng.
Chắp cánh ước mơ
Có một cậu bé lớn lên trong trại mồ côi luôn mơ ước được bay như chim trên trời.
Cậu quả tình không hiểu tại sao những con vật ở thảo cầm viên trông to lớn hơn mình
nhiều mà lại bay được. “Tại sao mình không bay được nhỉ?”. Cậu tự hỏi. “Chẳng lẽ mình
có gì đó bất thường chăng?”. Sống gần trại trẻ mồ côi có một chú bé bị liệt đôi chân. Ước
muốn duy nhất của chú chỉ là được đi và chạy nhảy như bao bạn bè đồng trang lứa. Trong
đầu chú luôn nặng trĩu câu hỏi: “Sao mình không giống như các bạn ấy nhỉ?”. Một hôm,
cậu bé mồ côi đến công viên chơi và tình cờ gặp chú bé tật nguyền đang ngồi nghịch cát.
Cậu lân la đến gần làm quen và hỏi xem chú bé kia có khi nào mong muốn được bay lượn
như chim không.
– Không! – Chú bé bị liệt trả lời – Nhưng mình luôn muốn biết cảm giác đi và chạy giống
như các bạn nó như thế nào.
– Có gì vui đâu! – Cậu bé muốn bay như chim đáp. – À, này, đằng ấy với mình kết bạn với nhau
nhé, được không?
– Được chứ, mình cũng thích thế.
Thế rồi hai chú bé ngồi chơi với nhau hàng giờ liền, cùng xây những tòa lâu đài bằng
cát và cùng đua nhau phát ra đủ loại âm thanh vui nhộn từ hai chiếc miệng xinh xắn.
Chúng nhìn nhau, nét mặt rạng ngời niềm vui. Góc công viên chốc chốc lại rộ lên những
tràng cười giòn tan. Cuộc vui dừng lại khi cha của chú bé bị liệt mang xe lăn đến đón con
về. Cậu bé luôn ao ước bay được như chim chạy đến bên người cha và nhón chân lên thì
thầm điều gì đó vào tai ông.
– Được đấy! – Người cha gật gù.
Xong, cậu bé chạy về phía người bạn mới của mình và bảo:
– Đằng ấy là người bạn duy nhất của mình. Ước gì mình có thể làm gì đó để giúp đằng ấy
đi và chạy được như mình. Tuy nhiên, mình nghĩ điều này thì mình có thể làm được.
Dứt lời, cậu xoay người lại và bảo bạn trèo lên lưng mình. Và rồi cậu chạy trên bãi
cỏ công viên. Những bước chân ban đầu còn ngắn ngủi, chuệnh choạng, về sau mỗi lúc
một nhanh thoăn thoắt hơn lên. Trên lưng, người bạn tật nguyền ôm ghì lấy cổ cậu. Như
được tiếp thêm sức mạnh, đôi chân cậu lướt chạy băng băng, cho tới lúc gió tạt mạnh vào
mặt hai đứa trẻ.
Người cha đứng lặng nhìn theo cả hai, mắt rưng rưng. Đứa con không đi được của
ông đang dang rộng đôi cánh tay, vung vẫy trong gió, và luôn miệng thét to:
– Con đang bay, bố ơi. Con đang bay!
Theo Hạt giống tâm hồn
Câu 1. Cậu bé mồ côi ao ước điều gì?
A. Mơ ước được bay như chim trên trời.
B. Mơ ước được bơi như cá dưới nước.
C. Mơ ước có được đôi chân thật khỏe.
D. Mơ ước có được đôi cánh thật lớn.
Câu 2. Cậu bé bị liệt ao ước điều gì?
A. Mơ ước được bay như chim trên trời.
B. Mơ ước được đi và chạy nhảy như bao bạn bè đồng trang lứa.
C. Mơ ước được cùng bạn bè chơi đùa như bao người khác.
D. Mơ ước có được người bố hoàn hảo.
Câu 3. Cậu bé mồ côi đã giúp cậu bé bị liệt bằng cách nào?
A. Cậu bé mồ côi dìu cậu bé bị liệt tập đi những bước nhỏ.
B. Cậu bé mồ côi dìu cậu bé bị liệt ngồi lên xe lăn.
C. Cậu bé mồ côi đã cõng cậu bé bị liệt và chạy trên bãi cỏ.
D. Cậu bé mồ côi đã bế cậu bé bị liệt và chạy khắp công viên.
Câu 4. Vì sao khi cậu bé mồ côi cõng cậu bé bị liệt có thể chạy nhanh được?
A. Vì cậu bé mồ côi có đôi chân rất khỏe nên có thể chạy rất nhanh.
B. Vì cậu bé bị liệt rất nhẹ.
C. Vì cả hai cậu bé rất vui.
D. Vì cái ôm ghì trên cổ của cậu bé khuyết tật như tiếp thêm sức mạnh cho cậu bé mồ côi.
Câu 5. Dấu ngoặc kép trong bài đọc được dùng để làm gì?
A. Dẫn lời nói trực tiếp của hai cậu bé.
B. Đánh dấu những từ ngữ được dùng với ý nghĩa đặc biệt.
C. Dẫn lời nói trực tiếp của bố cậu bé bị liệt.
D. Đánh dấu những từ ngữ sẽ được thay thế.
Bài 2. Xếp các từ ngữ sau vào hai nhóm và viết lại vào bảng:
du lịch, du canh, du khách, du cư, du kí, du học, du xuân, du mục, du ngoạn, du kích, du
hành, du di.
Nhóm từ ngữ có tiếng du mang nghĩ đi chơi Nhóm từ ngữ có tiếng du mang nghĩa không
cố định

Bài 3.
a. Đặt câu cảm cho các tình huống sau:
1. Bạn ngồi cạnh em có một chiếc bút mới rất đẹp. Hãy đặt câu cảm để bày tỏ cảm xúc
ngạc nhiên, khen ngợi.
2. Thầy giáo đưa ra một bài tập rất khó, cả lớp mới có một bạn làm được. Hãy đặt câu cảm
để bày tỏ sự thán phục.
b. Tìm trạng ngữ trong câu sau:
Mỗi lần có kì thi ở trường, chú làm bài vào lá chuối khô và nhờ bạn xin thầy chấm hộ.
Bài 4. Dùng dấu “ / ” để phân tách chủ ngữ và vị ngữ trong câu sau:
a. Bạn Lan, bạn Huệ và bạn Hồng rất thích nấu ăn.
b. Mùa xuân là một nàng tiên xinh đẹp đang khoác lên mình chiếc áo thật rực rỡ.
c. Bạn Phương rất chan hòa, thân ái với mọi người.
Bài 5. Viết lại câu nói phù hợp vào chỗ trống trong bảng sau:
Nội dung yêu cầu, đề nghị Câu hỏi lịch sự
1.Nhờ em bé lấy cốc nước.

2. Nhắc bạn không nói chuyện riêng trong giờ


học.

3. Nhờ bố mẹ đi đón sau giờ học.

Bài 6.
a. Chọn từ có tiếng vui điền vào chỗ trống trong các câu sau đây cho thích hợp:
1. Các bạn nhỏ đang.....................ngoài công viên.
2. Giờ ra chơi chúng em chơi đùa rất ...................... .
3. Bố em là người rất ......................... .
4. Em sẽ học hành chăm chỉ để bố mẹ........................
5. Em thích xem những bộ phim hoạt hình ....................
b. Thêm bộ phận trạng ngữ trả lời cho câu hỏi Để làm gì? trong câu sau đây:
1. ............................................, lớp em có tổ chức buỏi thăm quan, dã ngoại.
2. ............................................, chúng em thường nhắc nhở cả lớp không vức rác bừa bãi.
Bài 7. Điền v, r, d hoặc gi vào chỗ trống:
Xe chúng tôi leo chênh ...ênh trên ...ốc cao của con đường xuyên tỉnh. Những đám
mây trắng nhỏ sà xuống cửa kính ô tô tạo nên cảm ...ác bồng bềnh huyền ảo. Chúng tôi
đang đi bên những thác trắng xóa tựa mây trời, những ...ừng cây âm âm, những bông
chuối ...ực lên như ngọn lửa. Tôi lim dim mắt ngắm mấy con ngựa đang ăn cỏ trong một
...ườn đào ...en đường. Con đen huyền, con trắng tuyết, con đỏ son, chân ...ịu ...àng, chùm
đuôi cong lướt thướt liễu ...ủ.
Bài 8. Trong các câu sau, câu nào là cầu khiến?
a. Nam hãy đi học đi.
b. Thế thì chán thật!
c. Hãy kể chuyện cuộc đời bạn cho tôi nghe đi.
e. Tiệm của bác hổng có bơm thuê.
f. A, con mèo này khôn thật!
g. Em cần phải khai báo tạm trú tạm vắng ngay nhé.
Bài 9. Lập dàn ý chi tiết cho bài văn tả con mèo.
Bài 10. Em hãy viết bài văn miêu tả chú chó của nhà em hoặc em đã từng nhìn thấy.
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………..
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………..
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………..
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………..
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………..
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………..
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………..
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………..
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………..
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………..
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………..
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………..
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………..
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………..
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………..
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………..
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………..
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………..
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………………..

You might also like