Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 27

ĐẠI HỌC HUẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ


-----🙞🙜🕮🙞🙜-----

KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH


Giáo viên hướng dẫn: Thạc sỹ Phan Thị Thanh Thủy
ĐỀ TÀI : PHỐ ĐÊM HOÀNG THÀNH HUẾ
Thành viên thực hiện

1. Nguyễn Thị Kim Nhung


2. Hồ Thị Diễm Chi
3. Lê Thị Trúc Quỳnh
4. Nguyễn Thị Oanh
5. Nguyễn Thị Kim Tiến

1
PHỤ LỤC
I. ĐỀ ÁN “TỔ CHỨC PHỐ ĐÊM HOÀNG THÀNH HUẾ” VÀ THỰC
TRẠNG “PHỐ ĐÊM HOÀNG THÀNH HUẾ HIỆN NAY”
1. Đề án “tổ chức Phố đêm hoàng thành Huế”. ..............................................
2. Thực trạng Phố đêm Hoàng Thành Huế hiện nay và các quy mô phố đi bộ
tương tự ......................................................................................................
II. NGUYÊN NHÂN MÀ PHỐ ĐÊM HOÀNG THÀNH THẤT BẠI SAU 1
NĂM HOẠT ĐỘNG ........................................................................................
III. NHỮNG HẠN CHẾ KHIẾN CHO “PHỐ ĐÊM HOÀNG THÀNH” DẪN
ĐẾN THẤT BẠI CHỈ SAU 1 NĂM HOẠT ĐỘNG......................................
............................................................................................................................
IV. PHÂN TÍCH ĐIỂM MẠNH, ĐIỂM YẾU, CƠ HỘI, THÁCH THỨC (MA
TRẬN SWOT) TẠI KHU VỰC MÀ PHỐ ĐÊM HOÀNG THÀNH HOẠT
ĐỘNG ...............................................................................................................
V. XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC KINH DOANH ...............................................
1. Mục tiêu chiến lược dài hạn .........................................................................
2. Phạm vi thực hiện..........................................................................................
3. lợi thế cạnh tranh .........................................................................................
VI. ĐỀ NGHỊ HƯỚNG KHẮC PHỤC, CẢI THIỆN ĐỂ “PHỐ ĐÊM HOÀNG
THÀNH” CÓ THỂ CÓ CƠ HỘI QUAY TRỞ LẠI HOẠT ĐỘNG............
............................................................................................................................
1. Nên tái định vị hình ảnh “Đậm nét văn hóa Cố Đô” của Phố đêm Hoàng
Thành trong mắt người dân địa phương........................................................
2. Tăng cường mở rộng qui mô quản bá hoạt động đối với khách du lịch trong
nước và cả quốc tế ........................................................................................
3. Phải xây dựng rõ nét khách hàng mục tiêu tại ngay địa phương ..................

2
NGUỒN THAM KHẢO
1. Sở du lịch Thừa Thiên Huế
https://sdl.thuathienhue.gov.vn/
2. Báo điện tử Đảng Cộng Sản Việt Nam
https://dangcongsan.vn/tu-tuong-van-hoa/pho-dem-hoang-thanh-diem-
nhan-du-lich-hue-608575.html
3. Cổng thông tin điện tử thành phố Huế
congthongtindientuthanhphohue
4. Trang Luận văn (Luanvan.com)
luanvan.com
5. Trang Gia đình &Xã hội
Giadinh$xahoi:phodemhoangthanhhue
6. matranthuwathienhue
7. https://huecity.gov.vn/Chinh-quyen/Tin-tuc-su-kien/tid/An-tuong-Pho-
Dem-Hoang-Thanh-Hue-%E2%80%9Cdiem-nhan%E2%80%9D-du-
lich

3
I. ĐỀ ÁN “TỔ CHỨC PHỐ ĐÊM HOÀNG THÀNH HUẾ” VÀ THỰC
TRẠNG “PHỐ ĐÊM HOÀNG THÀNH HUẾ HIỆN NAY”
1. Đề án “tổ chức Phố đêm hoàng thành Huế”
- Đề án “Tổ chức Phố đêm khu vực Hoàng Thành Huế” với không gian phía
ngoài Hoàng Thành và 4 trục đường Hai Mươi Ba Tháng Tám, Đặng Thái
Thân, Lê Huân và Đoàn Thị Điểm. Từng bước kết nối với các khu vực quan
trọng khác trong Kinh thành như hồ Tịnh Tâm – Học Hải; Lầu Tàng Thơ; khu
vực Trấn Bình Đài – Mang Cá nhỏ; sông Ngự Hà và không gian Thượng
Thành – Eo Bầu. Đề án không chỉ giúp cho chính quyền địa phương quản lý và
tổ chức thực hiện một cách đồng bộ về kiến trúc, cảnh quan khu vực, mà còn
hình thành nên một khu vực mang tính đặc sắc cho du khách và người dân địa
phương thông qua các hoạt động thương mại, dịch vụ và tổ chức các hoạt động
văn hóa du lịch đặc sắc của thành phố Huế trong tương lai, góp phần nâng cao
đời sống vật chất và tinh thần cho cư dân địa phương, làm nổi bật hơn hình ảnh

của Huế...
3
- Đề án này cũng chính là bước khởi đầu cho: Đề án phát triển kinh tế đêm ở
Việt Nam đã được Thủ Tướng Chính phủ phê duyệt tại quyết định số
1129/QĐ-TTg ngày 27 tháng 7 năm 2020. Đây cũng chính là cơ sở cho việc đề
xuất thí điểm triển khai Đề án kinh tế đêm của tỉnh Thừa Thiên Huế về sau.
- Đề án Tổ chức Phố đêm khu vực Hoàng Thành HuếS
 Sẽ tái hiện không gian về một Huế xưa để du khách thưởng thức các
loại hình diễn xướng, trải nghiệm trò chơi dân gian, các nghề truyền
thống, thưởng thức ẩm thực Huế…
 Thành phố Huế cũng đang đẩy nhanh việc xây dựng và khai thác chợ
đêm Đông Ba.
 Đề án Tổ chức Phố đêm khu vực Hoàng Thành Huế cùng với các Đề án
khác sẽ hình thành các điểm đến đặc sắc, về đêm, hướng đến hình ảnh
Huế đầy màu sắc, “bừng sáng” bên cạnh các giá trị truyền thống xưa
có. Thúc đẩy phát triển KT-XH địa phương gắn với lợi ích lâu dài của
Nhân dân...

 NỘI DUNG
 Phố đêm Hoàng thành Huế là sản phẩm kết hợp giữa phố đi bộ và các
chương trình nghệ thuật, các khu vực trưng bày và kinh doanh các sản
phẩm nghề truyền thống độc đáo và ẩm thực Huế.
 Phố đêm Hoàng Thành sẽ có ba sân khấu chính, bốn điểm biểu diễn cộng
đồng và 27 gian hàng mua bán, trưng bày sản phẩm thủ công truyền
thống cùng với sự tham gia của cộng đồng dân cư.

4
 Phố đêm Hoàng Thành Huế sẽ có các không gian chính như:

- Không gian Huế xưa gồm các loại hình thủ công truyền thống, mỹ thuật
truyền thống, Áo dài truyền thống Huế,...
- Không gian Cung đình gồm hoạt động trưng bày, biểu diễn nghệ thuật, diễn
xướng Cung đình tại sân khấu Tây Khuyết Đài và sân khấu Ngọ Môn, với các
chương trình nghệ thuật “Hoài niệm Huế xưa”, Ca Huế, trích đoạn ca kịch
Huế “Trần Bồ lấy vợ lẽ”, “Trò trìa” và “Mặt nạ tuồng”, múa rối, múa “Bát
tiên hiến thọ”, hò giã gạo, Chầu văn, lễ đổi gác,...
- Không gian dân gian Huế gồm hoạt động trưng bày, thao diễn và mua bán
Diều, Trống, Hoa giấy Thanh Tiên, Quạt, Nón lá, các sản phẩm làm từ Sen,

- Không gian ẩm thực Huế gồm chè Huế, bánh Huế, sản vật Huế, Trà, dược
liệu, hương liệu,…
- Cùng với các điểm biểu diễn nghệ thuật cộng đồng gồm Nhân tượng, Âm nhạc
đường phố, biểu diễn Sáo trúc, Bài chòi,…

5
6
2. Thực trạng Phố đêm Hoàng Thành Huế hiện nay và các quy mô phố
đi bộ tương tự
- Theo báo cáo của Phòng Kinh tế TP. Huế, qua khảo sát ý kiến của du khách,
có 80% mong muốn hình thành tuyến phố đi bộ. Trong số đó có nhu cầu ăn
uống, mua sắm, tham quan, vui chơi giải trí và thưởng thức các giá trị
truyền thống. Đây cũng chính là điều kiện để hình thành nên các tuyến đi bộ
tại thành phố Huế.

7
Mỗi tuyến phố đi bộ ở TP. Huế đều có định hướng, chức năng và chủ đề
khá rõ. Phố đi bộ Chu Văn An - Phạm Ngũ Lão - Võ Thị Sáu và Hai Bà
Trưng: kết hợp giữa ẩm thực, thương mại và văn nghệ đường phố thu hút
giới trẻ và khách du lịch. Tuyến phố đi bộ dọc hai bờ sông Hương được quy
8
hoạch, đầu tư khá bài bản với định hướng tập trung phục vụ du khách và
người dân về thưởng ngoạn, thể dục với hai công năng: đi bộ và đạp xe.

“Phố đi bộ Hai Bà Trưng được thiết kế với ý


tưởng tạo lập hai cụm điểm ánh sáng nghệ thuật
hiện đại, 3D mapping làm biểu tượng check-in
cho phố đi bộ Hai Bà Trưng tại 2 biểu tượng gồm
Tòa nhà chín tầng VNPT - biểu tượng cho phố đi
bộ mua sắm thương mại sầm uất và Rạp chiếu
phim Cinestar - biểu tưởng cho phố đi bộ vui chơi
giải trí”

Phố đi bộ hình thành nên một không


gian trưng bày, giới thiệu và mua bán
các sản phẩm thủ công mỹ nghệ, đặc sản
và ẩm thực 3 miền bằng xe lưu động,
trong đó ưu tiên trưng bày, giới thiệu
các sản phẩm đặc sản đặc trưng của
Huế

- Trong khi đó, phố đi bộ Hoàng Thành khai thác thế mạnh về cảnh quan, văn
hóa đời sống người dân, di tích và Đại Nội về đêm kết hợp ẩm thực và mua
sắm quà lưu niệm với đối tượng hướng đến là khách du lịch, nhằm tạo ra
sản phẩm, điểm đến du lịch về đêm khu vực Hoàng Thành.
 Tuy nhiên, chỉ sau 1 năm hoạt động kể từ ngày 22/4/2022, phố đêm Hoàng
Thành đã chìm vào không khí vắng lặng, không còn sự đông đúc và nhộn
nhịp, thay vào đó là sự đìu hiu của các gian hàng, các không gian trưng bày
và các vị trí biểu diễn. Hoàn toàn trái ngược với hình ảnh nhộn nhịp của

9
những khu phố đêm đi bộ khác, có thời gian hoạt động tương tự tại Huế

như khu phố Tây hay phố đi bộ Hai Bà Trưng - những khu phố tập trung
nhiều cửa hàng kinh doanh dịch vụ ăn uống, thu hút rất đông giới trẻ

II. NGUYÊN NHÂN MÀ PHỐ ĐÊM HOÀNG THÀNH THẤT BẠI SAU 1
NĂM HOẠT ĐỘNG

- Vấn đề hiện tại gặp phải: Huế sở hữu kho tàng di tích và những nét di
sản văn hóa đặc trưng. Phố đêm Hoàng Thành với định vị “Đậm nét văn
hóa Cố đô” được tái hiện qua các cảnh quan về văn hóa đời sống người
dân, trò chơi dân gian,... Nhưng đến nay vẫn chưa thật sự gây ấn tượng
trong mắt khách du lịch và người dân địa phương
- Thứ nhất: Không có quá nhiều hoạt động trải nghiệm thú vị dành cho
khách hàng. Điều này khiến cho họ cảm thấy không có một ấn tượng để
có thể quay lại lần thứ 2.
Ví dụ : Một du khách từng đến thăm Phố đêm cho hay
“Đến đây, tôi cảm thấy phố đi bộ khá vắng vẻ, không có nhiều hoạt
động để trải nghiệm nên không thu hút được nhiều người đến đây.
Các phố đi bộ khác như Hai Bà Trưng, phố Tây đông đúc, nhộn nhịp
hơn. Tôi mong muốn phố đi bộ sẽ có nhiều hoạt động để thu hút du
khách hơn” – anh Nguyễn Hồng Nhật ( 28 tuổi, du khách), chia sẻ.

10
- Thứ hai: việc giữ vệ sinh xung quanh khu phố hay cụ thê là phía dưới
các hồ, rác nhếch nhác, lênh đênh không được thu dọn kĩ càng, khiến
cho mỹ quan trở nên không tốt và để lâu dần bị bốc mùi rất khó chịu.

“Rác thải bên dưới hồ được chụp lại ngay sau các buổi hoạt động diễn ra”
- Thứ ba: Những gian hàng trưng bày sản phẩm truyền thống và đặc sản Huế
bị bỏ không ở một góc. Thật đáng trách, khi những đặc điểm nổi bật thu hút
thuộc về đặc trưng truyền thống lại bị bỏ lại phía sau, không được quan tâm

một cách chỉn chu mà chỉ mang tính chất lập và thực hiện cho có.
- Thứ tư: Vẫn chưa phân khúc được thị trường một cách rõ ràng và tập trung
vào tệp đối tượng khách hàng cụ thể. Chỉ tập trung vào một vài đối tượng

11
khách hàng, chưa thể hiện ra được những sản phẩm nghệ thuật hay những
nội dung hướng đến nhiều đối tượng khách hàng cả giới trẻ hay giới trung
niên…
- Thứ năm: Cơ sở vật chất về các tiết mục văn nghệ, ca nhạc như sân khấu,
hậu trường,… không được đầu tư, kiểm tra, bảo trì thường xuyên nên dẫn đến
tình trạng hư hỏng, bong tróc các lớp ván gỗ và hầu như không còn khả năng
sử dụng nếu không thay mới.

III. NHỮNG HẠN CHẾ KHIẾN CHO “PHỐ ĐÊM HOÀNG THÀNH” DẪN
ĐẾN THẤT BẠI CHỈ SAU 1 NĂM HOẠT ĐỘNG
1.Thiếu khách du lịch
- Do tác động của đại dịch COVID-19, lưu lượng khách du lịch đã giảm đáng
kể, dẫn đến sự suy giảm nguồn khách hàng cho Phố Đêm Hoàng Thành
Huế. Thiếu khách du lịch đã gây áp lực tài chính và không khí mất đồng
lòng trong việc duy trì hoạt động.
- Theo báo cáo của Tổng cục Thống kê, khách quốc tế đến Việt Nam trong
quý III/2021 đạt 26,3 nghìn lượt người, giảm 40,3% so với cùng kỳ năm
trước

- Do Việt Nam tiếp tục thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19,
chưa mở cửa du lịch quốc tế nên lượng khách đến chủ yếu là chuyên
gia, lao động kỹ thuật nước ngoài làm việc tại các dự án ở Việt Nam.
12
- Riêng trong tháng 9, khách quốc tế đến ước tính đạt 9,5 nghìn lượt
người, tăng 2,2% so với tháng trước và giảm 31% so với cùng kỳ năm
trước.

“Tính chung 9 tháng năm 2021”


Số lượng (Nghìn lượt Tỉ lệ so với năm trước
người) (2020)
 Về tình hình du lịch trong nước, theo báo cáo, nhu cầu đi lại, du lịchcủa
Khách quốc tế 114.5 Giảm 97%
Khách đi bằng 75.6 Giảm 97.5%
đường hàng không - Trong đó: Chiếm
60%
(Việt Nam )

Khách đến bằng 38.5 Giảm 93.4%


đường bộ - Trong đó: Chiếm
33.6%
(Việt Nam)
Khách đến bằng 398 Giảm 99.7%
đường biển - Trong đó: 0.4%
(Việt Nam)
người dân giảm do ảnh hưởng của dịch COVID-19 làm giá vé máy bay
giảm 20,91% so với cùng kỳ năm trước; giá du lịch trọn gói giảm
2,69%.
Một số địa phương có doanh thu du lịch lữ hành 9 tháng năm 2021 giảm
mạnh so với cùng kỳ năm trước:
 Quảng Ninh giảm 31,5%
 Đà Nẵng giảm 42%
 Cần Thơ giảm 45,3%
 Hà Nội giảm 55,4%
 Hải Phòng giảm 55,7%
 Thành phố Hồ Chí Minh giảm 56,2%
 Thừa Thiên - Huế giảm 63,1%
 Bình Dương giảm 67,8%

13
 Quảng Nam giảm 82,4%
 Khánh Hòa giảm 89,5%
Về tình hình du lịch trong nước, theo báo cáo, nhu cầu đi lại, du lịch của
người dân giảm do ảnh hưởng của dịch COVID-19 làm giá vé máy bay giảm
20,91% so với cùng kỳ năm trước; giá du lịch trọn gói giảm 2,69%.
Cũng theo Tổng cục Thống kê, tổng thu từ du lịch 8 tháng đầu năm 2021 chỉ
đạt 136.520 tỷ đồng, giảm 26,5% so với cùng kỳ năm 2020.

14
Lượng khách du lịch đến Huế
450

400

350

300

250

200

150

100

50

0
Tháng 8/ 2015 tháng 8/2018 tháng 8/2019 tháng 8/2020

Lượng khách du lịch đến Huế

Mặc dù đến năm 2023 có sự cải thiện về lượng khách du lịch tại Việt Nam
nhưng tỉ lệ của Thừa Thiên Huế có sự suy giảm theo thời gian.

2.Khó khăn về tài chính


Thiếu khách du lịch, cùng với việc không thể thu phí vào cổng và gian
hàng trong thời gian tạm ngưng, dẫn đến khó khăn tài chính đối với Phố
Đêm Hoàng Thành Huế. Việc chi trả thuê mặt bằng, tiền lương nhân viên
và các chi phí hoạt động khác đã tạo ra áp lực không thể chịu đựng được.
3.Thiếu sự hỗ trợ chính phủ

15
Trong bối cảnh khó khăn kinh doanh, việc thiếu sự hỗ trợ tài chính và
chính sách hỗ trợ từ phía chính quyền địa phương và cấp trên đã làm tăng
thêm gánh nặng cho Phố Đêm Hoàng Thành Huế.
Thiếu sự hỗ trợ này đã góp phần lớn trong quyết định tạm ngừng hoạt động
4.Thiếu giải pháp thích ứng
Trong quá trình hoạt động, Phố Đêm Hoàng Thành Huế đối mặt với nhiều
vấn đề như quản lý đình đám, cung cấp dịch vụ, trang trí không gian, và
bảo vệ di sản văn hóa.
Thiếu những giải pháp thích ứng và kế hoạch dự phòng để giải quyết
những vấn đề này đã ảnh hưởng đến hoạt động của Phố Đêm.
5.Tình trạng cạnh tranh không lành mạnh
Một số doanh nghiệp và cơ sở kinh doanh tại Phố Đêm Hoàng Thành Huế
đã không tuân thủ quy định và biến Phố Đêm trở thành một sân chơi cạnh
tranh không lành mạnh. Việc thiếu sự quản lý và sự can thiệp của chính
quyền đã làm tăng thêm các vấn đề liên quan đến an toàn

IV. PHÂN TÍCH ĐIỂM MẠNH, ĐIỂM YẾU, CƠ HỘI, THÁCH


THỨC (MA TRẬN SWOT) TẠI KHU VỰC MÀ PHỐ ĐÊM
HOÀNG THÀNH HOẠT ĐỘNG

1. SO (Điểm mạnh)

- Sự kết hợp, giao thoa


Sự kết hợp giữa phố đi bộ và các chương trình nghệ thuật
Phố đêm Hoàng thành Huế là sản phẩm kết hợp giữa phố đi bộ và
các chương trình nghệ thuật, các khu vực trưng bày và kinh doanh
các sản phẩm nghề truyền thống độc đáo và ẩm thực Huế.
- Là sản phẩm mang đậm chất văn hóa
Hướng đến xây dựng một khu phố đêm đậm nét văn hóa Cố đô,
trong đó nổi bật là văn hóa nghệ thuật cung đình Huế xưa, kết hợp
với những chương trình nghệ thuật đậm chất di sản và văn hóa dân
gian, phố đêm Hoàng Thành mang đến cho du khách những trải
nghiệm thú vị, ấn tượng về nét đẹp văn hóa xưa của Huế

16
- Kế hoạch chuẩn bị chỉnh chu
Được triển khai bằng một đề án bài bản, kỹ lưỡng với những hội
thảo, nhiều lần lấy ý kiến phản biện từ các chuyên gia và người dân
địa phương cũng như được sự thống nhất và đồng thuận cao
- Không gian khác biệt
Phố đêm Hoàng thành Huế sẽ mang màu sắc đặc thù riêng có của hệ
thống kiến trúc Kinh thành Huế, sự nhộn nhịp nhưng vẫn giữ được
nét hoài cổ của phố đêm Hoàng thành Huế như một làn gió mới đối
với các hoạt động về đêm của Huế trước đó

2.WO (Điểm yếu)

- Triển khai chưa đồng bộ


Tuy mục tiêu ban đầu là hướng đến trọng trách tạo thành một không
gian kinh tế - văn hóa đặc trưng, mang đến những trải nghiệm thú vị
cho du khách; góp phần quảng bá những hình ảnh đẹp về con người
và vùng đất văn hiến, có bề dày lịch sử - văn hóa đặc sắc nhưng phố
đêm Hoàng Thành Huế vẫn còn mang nhiều đặc trưng của những
khu phố đêm trong Nam ngoài Bắc thay vì đặc trưng Huế, với những
mặt hàng phục vụ việc ăn uống hay mua sắm rẻ tiền và có thể tìm
thấy ở bất kỳ đâu chứ không phải đến Huế mới có
- Nghiệp dư trong khâu tổ chức
Khâu tổ chức, sắp xếp các gian hàng, chương trình văn hóa chưa hợp
lí. Bà Võ Thị Mỹ Hạnh một du khách đến với phố đêm Hoàng Thành
đã có chia sẻ “ Tôi đã theo dõi chương trình phố đêm Hoàng Thành
rất nhiều qua các nền tảng xã hội tuy nhiên khi đến đây tôi có
thưởng thức chương trình nhạc chầu văn rất hay nhưng cạnh gần đó
cũng có một chương trình nhạc trẻ nữa, làm cho âm thanh giữa hai
chương trình hòa lẫn và gây nhiễu loạn. Tôi nghĩ các chương trình
âm nhạc thì nên sắp xếp cách xa để du khách có một trải nghiệm
thưởng thức âm nhạc tốt và hay nhất” – Trích Truyền hình Thừa
Thiên Huế TRT

17
- Không đa dạng về các hoạt động
Theo nhiều thông tin từ các gian hàng kinh doanh, du khách cho biết
phố đêm Hoàng Thành không có nhiều hoạt động để thu hút nhiều
người đến

3. ST (Cơ hội)
- Nền văn hóa cố đô đậm đà bản sắc dân tộc
 Huế có bề dày lịch sử - văn hóa đặc sắc, với nhiều di sản thế giới đã
được UNESCO vinh danh. Nên các hoạt động quảng bá cho nét
truyền thống nước nhà luôn được Nhà nước và người dân quan tâm
và ủng hộ di tích. Đặc biệt là việc chuyển đổi số gắn với quảng bá
du lịch nhằm tối ưu hóa quảng cáo các sản phẩm du lịch nổi bật của
địa phương. Lãnh đạo Sở Du lịch tỉnh đã làm việc với đại diện các
kênh truyền thông, trang mạng xã hội lớn tại Việt Nam như
Facebook, Tik Tok, Zalo, Youtube… nhằm hỗ trợ lan tỏa hình ảnh
du lịch Huế đến với nhiều người.Thông qua công nghệ và dữ liệu
về du khách những nền tảng trên sẽ tập trung quảng bá tối ưu hóa
hình ảnh Huế kèm theo sản phẩm du lịch cụ thể.
 Ngành du lịch tỉnh cũng đang xây dựng chương trình quảng bá di
sản, văn hóa của Cố đô Huế ra nước ngoài nhằm chủ động đón đà
phục hồi thị trường khách du lịch ngoại quốc khi dịch COVID-19
dần được kiểm soát tốt. Cuối năm 2021, thành phố Huế được chọn
là nơi diễn ra Liên hoan Phim Việt Nam lần thứ XXII. Đây là sự
kiện văn hóa lớn và cũng là cơ hội để Thừa Thiên – Huế quảng bá,
khởi động cho những chương trình phục hồi du lịch trong thời gian
tới.
 Bên cạnh chuyển đổi số, vấn đề đào tạo lại nguồn nhân lực trong
quá trình phục hồi ngành du lịch cũng đang được Thừa Thiên-Huế
triển khai nhằm đáp ứng nhu cầu của du khách trong bối cảnh bình
thường mới.
 Sở Du lịch đang phối hợp với Sở Lao động,Thương binh và Xã hội
tỉnh, Trường Cao đẳng du lịch tỉnh mở các lớp đào tạo nghề miễn

18
phí, gắn với những sản phẩm du lịch mới chủ lực của địa phương
như đào tạo các đầu bếp nấu và phục vụ các món ăn trong hoàng
cung xưa, những món ăn chay, cách làm du lịch cộng đồng..

- Nền du lịch Huế đang trên đà phát triển


Lĩnh vực du lịch, dịch vụ - lĩnh vực mà Thừa Thiên Huế có nhiều lợi
thế và ưu tiên trong kêu gọi đầu tư. Đây cũng là cơ hội tốt để Huế
khẳng định được vị thế về du lịch của mình và quảng bá hình ảnh
Huế đến với du khách

4. WT (Thách thức)

 Huế hiện tại đang phải đối mặt với một chuỗi những mối đe dọa,
thách thức gây ảnh hưởng đến du lịch. Một ví dụ đầu tiên là Huế
đang phải đối mặt với sự cạnh tranh khốc liệt từ thành phố láng giềng
Đà Nẵng. Đà Nẵng là thành phố nhận được sự đầu tư về cơ sở hạ
tầng cũng như là phát triển du lịch lớn thứ ba cả nước.
 Đà Nẵng có một sân bay quốc tế luôn sẵn sàng kết nối với các địa
điểm du lịch các nước như Thái Lan, Singapore và Hồng Kông, Hàn
Quốc và Nhật Bản. Đà Nẵng có đường bờ biển dài hơn km với
những khu du lịch nghỉ dưỡng và các dịch vụ chất lượng cao. Bên
cạnh đó, phía nam Đà Nẵng là Hội An và Mỹ Sơn, hai Di sản Văn
hóa hế giới khác
 Thách thức lớn không thể không nhắc trong những năm gần đây là
dịch COVID-19. Ngay từ đầu năm 2020, ngành du lịch Việt Nam
cũng như ngành du lịch Thừa Thiên Huế đã chịu nhiều ảnh hưởng
bởi dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virusCorona
(Covid-19) gây ra. Theo Sở Du lịch Thừa Thiên Huế, lượng khách
đến Huế thời gian vừa qua có giảm, chủ yếu đến từ các nước châu Á
và nội địa. Các hoạt động quảng bá, kích cầu du lịch bị trì hoãn do
dịch vẫn còn bùng phát ở nhiều địa phương, nhiều doanh nghiệp
đóng cửa và lao động nghỉ việc được dự báo là những yếu tố ảnh

19
hưởng lớn đến khả năng phục hồi và khai thác sau khi dịch bệnh
được kiểm soát của ngành du lịch Thừa Thiên Huế
 Một khó khăn khác chính là công tác triển khai hoạt động xúc tiến
quảng bá, các lễ hội, hoạt động tương tác bên ngoài của ngành hầu
như bị trì hoãn hoặc dừng thực hiện do dịch bùng phát. Do vậy sẽ
ảnh hưởng rất lớn đến khả năng phục hồi và khai thác sau khi dịch
bệnh được kiểm soát. Để giải quyết những thách thức, theo đại diện
Sở Du lịch Thừa Thiên Huế, cơ quan này đã phối hợp với các đơn vị
liên quan tham mưu UBND tỉnh thông qua một số nội dung như kích
cầu thúc đẩy phát triển du lịch, giảm thuế thuê đất, giảm giá nước,
kéo dài thời gian giảm phí tham quan di tích…Bên cạnh đó, do ảnh
hưởng của dịch nên hầu hết các nhiệm vụ quảng bá bên ngoài, các
hộichợ, các đoàn famtrip, presstrip phải tạm dừng hoặc không triển
khai được. Vì vậy, ngành du lịch Huế chỉ tập trung ở nhiệm vụ
truyền thông tại chỗ trên các trang truyền thông trực tuyến của ngành
du lịch như Facebook, Youtube, Tiktok… bằng ảnh và các video clip
 Tuy nhiên, thách thức lớn nhất và chủ yếu do du lịch thành phố Huế
chính là bản thân người Huế: Tính cam chịu và tự hài lòng của con
người Huế, đi kèm với đó là sự xuống cấp của các di tích văn hóa và
lịch sử, chậm chạp trong việc bảo dưỡng, trùng tu các hệ thống công
trình hoàng gia là một vấn đề nan giải của Huế. Huế cần phải ưu tiên
đầu tư vào các cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch và xem như đây là một
nhiệm vụ cấpthiết của tỉnh nhà
- Sự cạnh tranh lấn át từ các phố đi bộ khác
Các phố đi bộ ở bờ Nam sông Hương như phố đi bộ Hai Bà Trưng,
Võ Thị Sáu, phố Tây hiện tại đang có một lượng khách khá đông đúc
và nhộn nhịp
- Có gì để tạo khác biệt thật sự?
 Đến thời điểm này, sản phẩm du lịch của Thừa Thiên Huế vẫn
là tương tự nhau. Huế và các cũng tham quan học tập nhau, làm
gần như nhau. Cũng là do những người làm ra sản phẩm cũng

20
na ná nhau về suy nghĩ và ý tưởng, khi chưa quan tâm đến thị
trường và chưa đặt khách hàng làm trung tâm.
 Thực ra là phố đêm Hoàng Thành vẫn đang bán những sản
phẩm đang có thay vì bán những sản phẩm mà du khách cần có

- Khác biệt văn hóa giữa bờ Nam sông Hương và bờ Bắc sông
Hương
 Phố đêm Hoàng Thành nằm ở bờ Bắc sông Hương bao quanh
khu Kinh Thành Đại Nội, có vẻ như rằng người dân Bắc sông
Hương họ theo một nét truyền thống, ít đi chơi vào các dịp cuối
tuần.
 Bên cạnh đó Nam sông Hương còn là vùng chứa nhiều trường
đại học của đại học Huế, các phố đi bộ cạnh tranh cũng nằm
bên này và lượng khách ở đó khá ổn định

V. XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC KINH DOANH


1. Mục tiêu chiến lược dài hạn
- Phát triển nền kinh tế: Một trong những mục tiêu quan trọng của phố
đêm Hoàng thành Huế là thúc đẩy phát triển kinh tế của khu vực.
Điều này có thể đạt được bằng cách thu hút du khách trong và ngoài
nước, tạo điểm đến hấp dẫn và đa dạng hoạt động giải trí và mua sắm.
- Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa: Huế là một thành phố lịch sử và nổi
tiếng với di sản văn hóa đặc biệt, bao gồm Cố đô Huế và các công trình
kiến trúc hoàng gia. Mục tiêu chiến lược là bảo tồn và phát huy di sản
này thông qua việc tạo ra một không gian đêm sống động, phù hợp với
văn hóa truyền thống và mang lại cơ hội cho người dân và du khách
khám phá di sản văn hóa này.
- Tăng cường hình ảnh và thương hiệu: Mục tiêu chiến lược khác của phố
đêm Hoàng thành Huế là tăng cường hình ảnh và thương hiệu của thành
phố. Bằng cách tạo ra một môi trường đêm sôi động, an toàn và hấp dẫn,
phố đêm Hoàng thành Huế có thể thu hút sự quan tâm của công chúng
và tạo lợi thế cạnh tranh so với các điểm đến khác.

21
- Tạo việc làm và cơ hội kinh doanh: Phố đêm Hoàng thành Huế có thể
tạo ra nhiều cơ hội việc làm và kinh doanh cho cộng đồng địa phương.
Việc xây dựng và phát triển các hoạt động giải trí, nhà hàng, quán bar,
cửa hàng và dịch vụ liên quan sẽ mang lại cơ hội kinh doanh mới và thu
nhập bổ sung cho người dân Huế.
- Đẩy mạnh du lịch bền vững: Mục tiêu cuối cùng là thúc đẩy du lịch bền
vững trong khu vực. Bằng cách tạo ra một không gian vui chơi giải trí
đêm an toàn, bảo vệ môi trường và tôn trọng văn hóa địa phương, phố
đêm Hoàng thành Huế có thể trở thành một điểm đến du lịch hấp dẫn và
góp phần vào sự phát triển bền vững của ngành du lịch ở Huế

2. Phạm vi thực hiện


 Khách hàng
Đối với chiến lược kinh doanh phố đêm Hoàng thành, phạm vi khách
hàng có thể được xác định như sau:
- Người dân địa phương và người dân ở các thành phố khác: Bao gồm
cả người trẻ tuổi và người lớn tuổi, có sẵn lòng tiêu tiền trong hoạt
động giải trí tại phố đêm.
- Du khách nước ngoài: Những khách du lịch quốc tế đến Hoàng thành,
có quan tâm đến trải nghiệm cuộc sống về đêm tại các địa điểm nổi
tiếng.

 Sản phẩm
Các sản phẩm kinh doanh phố đêm Hoàng thành có thể bao gồm:
- Nhà hàng và quán bar: Cung cấp các món ăn, đồ uống và không gian
giải trí cho khách hàng.
- Khu vui chơi giải trí: Bao gồm các trò chơi, karaoke, bowling, và các
hoạt động giải trí khác.
- Cửa hàng quà lưu niệm: Cung cấp những món quà đặc sản, vật phẩm
kỷ niệm về phố đêm Hoàng thành.

 Địa lí

22
Chiến lược kinh doanh phố đêm Hoàng thành có thể tập trung vào vị
trí gần Hoàng thành và các khu vực lân cận. Điều này có thể bao
gồm:
- Các con đường chính: Xác định các tuyến phố chính nằm gần Hoàng
thành, thu hút nhiều khách du lịch và người dân địa phương.
- Khu vực quanh Hoàng thành: Tìm các khu vực xung quanh Hoàng
thành, nhưng không quá xa, để tạo điểm đến thuận tiện cho khách
hàng và tăng cơ hội kinh doanh.
- Dựa trên phạm vi giới hạn đã xác định, dưới đây là một số ý tưởng
chiến lược kinh doanh phố đêm Hoàng thành:
- Tạo ra môi trường hấp dẫn: Tạo một không gian đẹp, thoải mái và an
toàn cho khách hàng. Sử dụng ánh sáng, âm nhạc và thiết kế nội thất
để tạo ra một không gian độc đáo và thu hút khách hàng.
- Đa dạng hóa sản phẩm: Cung cấp nhiều loại hình giải trí và dịch vụ
khác nhau để thu hút được nhiều nhóm khách hàng. Ví dụ: nhà hàng
phục vụ đa dạng món ăn, quán bar với thực đơn đồ uống phong phú,
các trò chơi giải trí cho mọi lứa tuổi.
- Tăng cường quảng cáo và tiếp thị: Sử dụng các kênh truyền thông xã
hội, quảng cáo trực tuyến và quảng cáo ngoài trời để tạo sự nhận biết
và thu hút khách hàng mới. Hợp tác với các đối tác du lịch và công ty
du lịch để tiếp cận khách du lịch quốc tế.
-Tạo liên kết địa phương: Hợp tác với các doanh nghiệp địa phương,
khách sạn và nhà nghỉ gần Hoàng thành để tạo ra gói dịch vụ hoàn
chỉnh cho du khách.
3. lợi thế cạnh tranh

1. Vị trí đắc địa: Hoàng thành là một trong những di sản văn hóa hàng
đầu của thế giới, thu hút hàng triệu du khách từ khắp nơi. Sự gần gũi
với Hoàng thành mang lại lợi thế về vị trí và tạo điểm đến hấp dẫn cho
khách hàng.
2. Giá trị lịch sử và văn hóa: Phố đêm Hoàng thành được xem như một
biểu tượng của lịch sử và văn hóa Việt Nam. Điều này tạo ra một sức

23
hút đặc biệt cho khách du lịch quốc tế và cả người dân địa phương.
Khách hàng có thể tận hưởng không chỉ trải nghiệm giải trí mà còn
khám phá và hiểu thêm về văn hóa của đất nước.
3. Đa dạng giải trí: Phố đêm Hoàng thành cung cấp một loạt các hoạt
động giải trí từ nhà hàng, quán bar, trò chơi đến mua sắm và tham
quan. Điều này cho phép khách hàng lựa chọn các hoạt động mà họ
quan tâm và tạo ra sự đa dạng trong trải nghiệm.
4. Hỗ trợ từ chính quyền địa phương: Chính quyền địa phương có thể
cung cấp hỗ trợ và đầu tư vào phát triển phố đêm Hoàng thành, bao
gồm cải thiện hạ tầng, an ninh và quảng bá du lịch. Sự hỗ trợ này giúp
tăng cường cạnh tranh và thu hút nhiều du khách hơn.
5. Tiềm năng phát triển: Với việc ngày càng lượng khách du lịch đến
Việt Nam, phố đêm Hoàng thành có tiềm năng phát triển lớn. Có thể
mở rộng dịch vụ, tăng cường quảng bá và tạo ra những trải nghiệm
mới để thu hút và duy trì khách hàng

4. ĐỀ NGHỊ HƯỚNG KHẮC PHỤC, CẢI THIỆN ĐỂ “PHỐ


ĐÊM HOÀNG THÀNH” CÓ THỂ CÓ CƠ HỘI QUAY TRỞ
LẠI HOẠT ĐỘNG

1. Nên tái định vị hình ảnh “Đậm nét văn hóa Cố Đô” của Phố đêm
Hoàng Thành trong mắt người dân địa phương
- Đầu tư về cơ sở vật chất kiến trúc mang tính hoài cổ, nâng cao chất
lượng những nét đặc trưng về nghệ thuật cung đình huế, quang cảnh
tươi mát, xanh đẹp mang lại cảm giác dịu dàng của một “nàng thơ xứ
Huế’.
- Có những hoạt động đặc biệt có ưu thế cho người dân địa phương như:
các trò chơi mang hơi hướng về lịch sử địa phương, hoạt động dân gian
đương đại hoặc đưa những đặc điểm đời sống thường ngày của người
dân Huế vào để họ cảm nhận được giá trị của nơi mình đang sinh sống,

24
2. Tăng cường mở rộng qui mô quản bá hoạt động đối với khách du
lịch trong nước và cả quốc tế
- Sử dụng các nền tảng xã hội như các trang mạng facebook, Instagram,
tiktok, youtube,… để mang hình ảnh Huế cũng đi khắp nơi, có cái nhìn
mới mẻ và sâu sắc hơn về vùng đất cố đô.
- Mở rộng sự liên kết về du lịch với các tỉnh lân cận như xây dựng các
tour liên tiếp giữa 2 nơi với lộ trình cụ thể, chi phí phải chăng cùng số
lượng phù hợp theo nhu cầu của khách hàng,…
3. Phải xây dựng rõ nét khách hàng mục tiêu tại ngay địa phương
- Củng cố khách hàng mục tiêu địa phương để vững vàng về mặt hình
ảnh sau đó có thể sử dụng truyền thống truyền miệng để quảng bá vẻ
đẹp của nơi đây.
Đối tượng Người dân địa phương
Độ tuổi 16-45 tuổi
Địa lý Tại tỉnh Thừa Thiên Huế
Tâm lý Thích khám phá các giá trị văn
hóa nghệ thuật cung đình. Thích
những nơi thơ mộng, nhẹ nhàng.
Hành vi Luôn dành thời gian cho bản thân
và gia đình. Thường ra ngoài giải
trí vào buổi tối, đặc biệt là những
ngày cuối tuần. Tìm kiếm những
nét đặc trưng riêng của nghệ thuật
và ẩm thực cố đô. Có xu hướng
tìm về những giá trị xưa cũ

25
H ẾT

26

You might also like