Ontap_CK2_2324_Su11

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 9

TRƯỜNG THPT PHAN CHÂU TRINH HƯỚNG DẪN ÔN TẬP KIỂM TRA CUỐI KÌ II

TỔ LỊCH SỬ MÔN LỊCH SỬ 11


NĂM HỌC 2023 - 2024

A. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC


I. Trắc nghiệm
Bài 6: Hành trình đi đến độc lập ở Đông Nam Á
- Nét chính về phong trào đấu tranh chống thực dân xâm lược ở In-đô-nê-xi-a và Phi-lip-pin.
- Nét chính về phong trào đấu tranh chống thực dân xâm lược ở Đông Nam Á lục địa.
- Các giai đoạn phát triển của cuộc đấu tranh giành độc lập ở Đông Nam Á.
- Những ảnh hưởng của chế độ thực dân đối với các nước Đông Nam Á.
- Nét chính về quá trình tái thiết và phát triển của các nước Đông Nam Á sau khi giành được độc lập.
Bài 7: Khái quát về chiến tranh bảo vệ Tổ quốc trong lịch sử Việt Nam
- Nêu vị trí địa chiến lược của Việt Nam.
- Kể tên một số cuộc kháng chiến thắng lợi tiêu biểu của dân tộc Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám
năm 1945.
- Một số nét chính về các cuộc kháng chiến thắng lợi.
- Nêu những biểu hiện của tinh thần đoàn kết toàn dân trong các cuộc kháng chiến.
- Nét chính về các cuộc kháng chiến không thành công trong lịch sử dân tộc.
Bài 8: Một số cuộc khởi nghĩa và chiến tranh giải phóng trong lịch sử Việt Nam (từ thế kỉ III trước
công nguyên đến cuối thế kỉ XIX)
- Nét chính về một số cuộc khởi nghĩa tiêu biểu trong thời kì Bắc thuộc.
- Nêu ý nghĩa của các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu trong thời kì Bắc thuộc.
- Bối cảnh lịch sử của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.
- Diễn biến chính của khởi nghĩa Lam Sơn.
- Ý nghĩa lịch sử của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.
- Bối cảnh lịch sử của phong trào Tây Sơn.
- Diễn biến chính của phong trào Tây Sơn.
- Ý nghĩa lịch sử của phong trào Tây Sơn.
- Những bài học lịch sử của các cuộc khởi nghĩa và chiến tranh giải phóng dân tộc trong lịch sử Việt Nam.
Bài 9: Cuộc cải cách của Hồ Quý Ly và Triều Hồ
- Bối cảnh lịch sử diễn ra cải cách của Hồ Quý Ly và Triều Hồ.
- Nội dung cải cách của Hồ Quý Ly và triều Hồ.
- Kết quả và ý nghĩa cuộc cải cách của Hồ Quý Ly và Triều Hồ.
Bài 10: Cuộc cải cách của Lê Thánh Tông (thế kỉ XV)
- Bối cảnh lịch sử cuộc cải cách của Lê Thánh Tông.
- Những điểm tiến bộ của Luật Hồng Đức.
- Nội dung cơ bản trong cải cách của vua Lê Thánh Tông.
- Kết quả, ý nghĩa cuộc cải cách của vua Lê Thánh Tông.
Bài 11: Cuộc cải cách của Minh Mạng (nửa đầu thế kỉ XIX)
- Bối cảnh lịch sử của cuộc cải cách Minh Mạng.
- Một số biện pháp cải cách của vua Minh Mạng.
- Kết quả, ý nghĩa của cuộc cải cách Minh Mạng.
Bài 12: Vị trí và tầm quan trọng của Biển Đông.
- Xác định vị trí của Biển Đông.
- Kể tên các nước và vùng lãnh thổ tiếp giáp với Biển Đông.
- Tầm quan trọng chiến lược của Biển Đông.
- Xác định vị trí của một số đảo, quần đảo thuộc Biển Đông và quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa.
II. Tự luận
Nhận xét về phong trào đấu tranh chống thực dân xâm lược ở khu vực Đông Nam Á.
- Vị trí địa chiến lược của Việt Nam ảnh hưởng như thế nào đến lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc?
- Phân tích vai trò và ý nghĩa của chiến tranh bảo vệ Tổ quốc trong lịch sử Việt Nam.
- Những nguyên nhân chính nào đưa đến thắng lợi của các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm trong lịch
sử dân tộc Việt Nam?
- Những nguyên nhân nào dẫn đến sự không thành công của một số cuộc kháng chiến chống ngoại xâm?
- Vận dụng kiến thức đã học, hãy rút ra những bài học lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc Việt Nam.
Những bài học đó có giá trị như thế nào đối với công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay?
- Từ những bài học lịch sử của các cuộc khởi nghĩa và chiến tranh giải phóng dân tộc hãy cho biết nó có
ý nghĩa như thế nào đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay?
- Tại sao nói cuộc cải cách của Hồ Quý Ly và triều Hồ đã bước đầu xác lập mô hình phát triển của quốc
gia Đại Việt?
- Đánh giá những tiến bộ và hạn chế trong cải cách của Hồ Quý Ly và triều Hồ?
- Lập bảng tóm tắt về các lĩnh vực trong cuộc cải cách của vua Lê Thánh Tông.
- Từ kiến thức về cuộc cải cách ở thế kỉ XV em hãy giải thích tại sao: Những cải cách của vua Lê Thánh
Tông toàn diện và mang tính dân tộc sâu sắc?
- Phân tích kết quả, ý nghĩa của cuộc cải cách Lê Thánh Tông (thế kỉ XV). Hãy rút ra một số bài học có
thể vận dụng, kế thừa trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước hiện nay.
- Tại sao nói: Trọng tâm cải cách của vua Minh Mạng là hành chính?
- Phân tích kết quả, ý nghĩa của cuộc cải cách Minh Mạng (nửa đầu thế kỉ XIX).
- Hãy cho biết những bài học kinh nghiệm nào từ cuộc cải cách của vua Minh Mạng có thể áp dụng vào
việc xây dựng nền hành chính Việt Nam hiện đại?
- Vì sao các quốc gia trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương đặc biệt quan tâm tới Biển Đông và các
đảo quần đảo trên Biển Đông?
- Phân tích vai trò của nguồn tài nguyên thiên nhiên biển đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của các
nước trong khu vực.
- Các đảo, quần đảo ở Biển Đông và quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa có tầm quan trọng chiến
lược như thế nào?
- Hãy đề xuất một số biện pháp để khai thác hiệu quả, bền vững vị trí và tài nguyên của Biển Đông.
- Nhận xét về vai trò của Biển Đông đối với sự phát triển của Việt Nam hiện nay.
B. MA TRẬN

Mức độ nhận thức Tổng


Đơn vị kiến Nhận Thông Vận Vận
STT Nội dung kiến thức
thức biết hiểu dụng dụng
cao
NB TL TL TL

Quá trình giành Bài 6: Hành trình đi


1 độc lập dân tộc của đến độc lập dân tộc
các quốc gia Đông ở Đông Nam Á 3
Nam Á

Chiến tranh bảo vệ Bài 7: Khái quát về


Tổ quốc và chiến chiến tranh bảo vệ
2
tranh giải phóng Tổ quốc trong lịch 4
dân tộc trong lịch sử Việt Nam
sử Việt Nam Bài 8: Một số cuộc 3 1*
(trước cách mạng khởi nghĩa và chiến
tháng Tám năm tranh giải phóng
1945) trong lịch sử Việt
Nam (từ thế kỉ III
trước công nguyên
đến cuối thế kỉ XIX)
3 Một số cuộc cải Bài 9: Cuộc cải cách
cách lớn trong lịch của Hồ Quý Ly và 3
sử Việt Nam (trước Triều Hồ
năm 1858) Bài 10: Cuộc cải
cách của Lê Thánh 1 1 1* 1*
Tông (thế kỉ XV)
Bài 11: Cuộc cải
cách của Minh Mạng 1 1 1* 1*
(nửa đầu thế kỉ XIX)
4 Lịch sử bảo vệ chủ
quyền, các quyền và Bài 12: Vị trị và tầm
lợi ích hợp pháp quan trọng của Biển 1 1 1* 1*
của Việt Nam ở Đông
Biển Đông
Tổng 16 1 1* 1** 19
Tỉ lệ % 40 30 20 10 100%

C. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM THAM KHẢO

Bài 6: Hành trình đi đến độc lập ở Đông Nam Á

Câu 1. Phong trào đấu tranh của nhân dân In-đô-nê-xi-a chống thực dân xâm lược nào sau đây?
A. Anh. B. Pháp. C. Hà Lan. D. Mĩ.
Câu 2. Phong trào đấu tranh của nhân dân Phi-lip-pin chống thực dân xâm lược nào sau đây?
A. Tây Ban Nha. B. Hà Lan. C. Bồ Đào Nha. D. Anh.
Câu 3. Phong trào đấu tranh của nhân dân Mi-an-ma chống thực dân xâm lược nào sau đây?
A. Anh. B. Pháp. C. Nhật Bản. D. Mĩ.
Câu 4. Phong trào đấu tranh của nhân dân Việt Nam chống thực dân xâm lược nào sau đây?
A. Thái Lan. B. Cam-pu-chia. C. Tây Ban Nha. D. Pháp.
Câu 5. Phong trào đấu tranh của nhân dân Cam-pu-chia chống thực dân xâm lược nào sau đây?
A. Pháp. B. Đức. C. Nhật Bản. D. Trung Quốc.
Câu 6. Quốc gia Đông Nam Á nào sau đây tuyên bố độc lập trong năm 1945?
A. Lào. B. Ma-lay-xi-a. C. Đông Ti-mo. D. Bru-nây.
Câu 7. Từ cuối thế kỉ XIX đến năm 1920, phong trào đấu tranh theo ý thức hệ phong kiến dần được thay
thế bằng xu hướng nào sau đây?
A. Tư sản. B. Vô sản. C. Phong kiến. D. Dân chủ.
Câu 8. Từ năm 1920 đến 1945, giai cấp nào bắt đầu bước lên vũ đài chính trị ở Đông Nam Á?
A. Tư sản. B. Quý tộc. C. Vô sản. D. Tiểu tư sản.
Câu 9. Sau nhiều thế kỉ là thuộc địa của chủ nghĩa thực dân, phần lớn các nước Đông Nam Á duy trì nền
kinh tế gì?
A. Công nghiệp hiện đại. B. Tư bản chủ nghĩa.
C. Nông nghiệp lạc hậu. D. Xã hội chủ nghĩa.
Câu 10. Việc áp đặt văn hoá ngoại lai của chính quyền thực dân ảnh hưởng tiêu cực đến vấn đề gì của các
quốc gia Đông Nam Á?
A. Bảo vệ văn hoá truyền thống. B. Khai thác tài nguyên.
C. Phát triển kinh tế. D. Xây dựng hạ tầng cơ sở.
Câu 11. Các nước Đông Nam Á như In-đô-nê-a, Ma-lai-xi-a, Phi-lip-pin, Xin-ga-po tiến hành chiến lược
gì từ giữa những năm 50 của thế kỉ XX?
A. Phát triển văn hoá. B. Công nghiệp hoá.
C. Phát triển nông nghiệp. D. Chạy đua vũ trang.
Câu 12. Các nước Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia từng biển chuyển sang nền kinh tế gì từ cuối thập kỉ 80
– 90 của thế kỉ XX?
A. Tư bản. B. Thị trường. C. Công nghiệp. D. Nông nghiệp.
Câu 13. Quốc gia Đông Nam Á nào sau đây là một trong bốn “con rồng kinh tế châu Á”?
A. Hàn Quốc. B. Trung Quốc. C. Ấn Độ. D. Xin-ga-po.
Câu 14. Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) giữ vị trí thứ bao nhiêu trong nền kinh tế thế giới
từ năm 2018?
A. 2. B. 3. C. 4. D. 5.
Câu 15. Đảng Cộng sản đầu tiên thành lập ở Đông Nam Á thuộc quốc gia nào sau đây?
A. In-đô-nê-xi-a. B. Xin-ga-po. C. Thái Lan. D. Mi-an-ma.

Bài 7: Khái quát về chiến tranh bảo vệ Tổ Quốc trong lịch sử Việt Nam

Câu 16. Việt Nam nằm trên trục đường giao thông quan trọng nối liền châu Á với châu lục nào sau đây?
A. Châu Âu. B. Châu Đại Dương. C. Châu Phi. D. Châu Mĩ.
Câu 17. Việt Nam là cầu nối giữa Đông Nam Á với quốc gia nào sau đây?
A. Ấn Độ. B. Trung Quốc. C. Nhật Bản. D. Hàn Quốc.
Câu 18. Nhân vật lịch sử nào sau đây là người chỉ huy trong cả hai lần kháng chiến chống quân Nguyễn
(năm 1285 và 1287 – 1288)?
A. Trần Quốc Tuấn. B. Ngô Quyền. C. Quang Trung. D. Trần Thủ Độ.
Câu 19. Nhân vật lịch sử nào sau đây là người chỉ huy cuộc kháng chiến chống quân Nam Hán (năm
938)?
A. Ngô Quyền. B. Lê Hoàn. C. Lê Lợi. D. Nguyễn Huệ.
Câu 20. Nhân vật lịch sử nào sau đây là người chỉ huy cuộc kháng chiến chống quân Tống (năm 981)?
A. Trần Thủ Độ. B. Trần Quốc Tuấn. C. Đinh Bộ Lĩnh. D. Lý Thường
Kiệt.
Câu 21. Nhân vật lịch sử nào sau đây là người chỉ huy cuộc kháng chiến chống quân Xiêm (năm 938)?
A. Nguyễn Huệ. B. Nguyễn Ánh. C. Nguyễn Nhạc. D. Nguyễn Lữ.
Câu 22. Trận quyết chiến nào sau đây là thắng lợi tiêu biểu của cuộc kháng chiến chống quân Nguyên
(1287 – 1288)?
A. Phòng tuyến Như Nguyệt. B. Rạch Gầm – Xoài Mút.
C. Ngọc Hồi – Đống Đa. D. Sông Bạch Đằng.
Câu 23. Trận quyết chiến nào sau đây là thắng lợi tiêu biểu của cuộc kháng chiến chống quân Thanh (năm
1789)?
A. Chương Dương. B. Bình Lệ Nguyên.
C. Sông Bạch Đằng. D. Ngọc Hồi – Đống Đa.
Câu 24. Trong cuộc kháng chiến chống Tống (1075 – 1077), nhà Lý đã thực hiện kế sách nào sau đây?
A. “Tiên phát chế nhân”. B. “Vườn không nhà trống”.
C. “Đánh nhanh thắng nhanh”. D. “Ngụ binh ư nông”.
Câu 25. Trong cuộc kháng chiếng chống quân Thanh, Quang Trung đã vận dụng nghệ thuật quân sự nào
sau đây?
A. “Đánh điểm diệt viện”. B. “Vườn không nhà trống”.
C. “Tiên phát chế nhân”. D. “Chiến tranh tổng lực”.
Câu 26. Nhà Trần tổ chức sự kiện nào sau đây để triệu tập vương hầu, quý tộc, tướng lĩnh để chuẩn bị
cho cuộc kháng chiến chống quân Nguyên năm 1285?
A. Hội nghị Bình Than. B. Hội thề Lũng Nhai.
C. Hội thề Đông Quan. D. Hội nghị Diên Hồng.
Câu 27. Cuộc kháng chiến của nhân dân Âu Lạc thất bại trước quân xâm lược nào sau đây?
A. Quân Triệu. B. Quân Minh. C. Quân Pháp. D. Quân Thanh.
Câu 28. Triều đại phong kiến nào của Việt Nam đã thất bại trong cuộc kháng chiến chống quân Minh
(1406 – 1407)?
A. Triều Lý. B. Triều Trần. C. Triều Hồ. D. Triều Lê sơ.
Câu 29. Hiệp ước nào sau đây đánh dấu sự đầu hàng hoàn toàn của Triều Nguyễn trước thực dân Pháp
xâm lược?
A. Hiệp ước Nhâm Tuất (1862). B. Hiệp ước Hác-măng (1883).
C. Hiệp ước Giáp Tuất (1874). D. Hiệp ước Pa-tơ-nốt (1884)
Câu 30. Năm 1858, liên quân Pháp – Tây Ban Nha tấn công địa điểm nào sau đây để mở đầu chiến tranh
xâm lược Việt Nam?
A. Gia Định. B. Huế. C. Đà Nẵng. D. Hà Nội.

Bài 8: Một số cuộc khởi nghĩa và chiến tranh giải phóng trong lịch sử Việt Nam (từ thế kỉ III trước
công nguyên đến cuối thế kỉ XIX)

Câu 31. Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng chống chính quyền cai trị nào sau đây trong thời kì Bắc thuộc?
A. Nhà Hán. B. Nhà Tuỳ. C. Nhà Lương. D. Nhà Ngô.
Câu 32. Cuộc khởi nghĩa Bà Triệu chống chính quyền cai trị nào sau đây trong thời kì Bắc thuộc?
A. Nhà Tần. B. Nhà Hán. C. Nhà Ngô. D. Nhà Nguyên.
Câu 33. Cuộc khởi nghĩa Phùng Hưng chống chính quyền cai trị nào sau đây trong thời kì Bắc thuộc?
A. Nhà Đường. B. Nhà Tống. C. Nhà Thanh. D. Nhà Minh.
Câu 34. Năm 544, cuộc khởi nghĩa Lý Bí thắng lợi đã thành lập nhà nước nào sau đây?
A. Đại Ngu. B. Đại Cồ Việt. C. Vạn Xuân. D. Âu Lạc.
Câu 35. Dưới ách đô hộ của nhà Minh, nước ta trở thành một quận với tên gọi là gì?
A. Đại Ngu. B. Giao Chỉ. C. An Nam. D. Nhật Nam.
Câu 36. Năm 1418, Lê Lợi tự xưng là Bình Định Vương, phất cờ khởi nghĩa tại địa điểm nào sau đây?
A. Lam Sơn (Thanh Hoá). B. Tây Đô (Thanh Hoá).
C. Tây Sơn thượng đạo (Gia Lai). D. Quy Nhơn (Bình Định).
Câu 37. Nhân vật nào sau đây đã hiến kế cho Lê Lợi chuyển hướng hoạt động vào Nghệ An, tạo ra bước
ngoặt cho khởi nghĩa Lam Sơn (1418 – 1427)?
A. Nguyễn Trãi. B. Lê Lai. C. Nguyễn Chích. D. Nguyễn Huệ.
Câu 38. Cuộc khởi nghĩa nào sau đây đã chấm dứt thời kì đô hộ của nhà Minh, khôi phục nền độc lập cho
dân tộc ta?
A. Lam Sơn. B. Phùng Hưng. C. Bà Triệu. D. Lý Bí.
Câu 39. Năm 1771, ba anh em Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ dựng cờ khởi nghĩa chống lại chế
độ cai trị nào sau đây?
A. Chúa Trịnh. B. Triều Mạc. C. Triều Lê sơ. D. Chúa Nguyễn.
Câu 40. Năm 1788, Nguyễn Huệ lên ngôi hoàng đế, lấy niên hiệu là gì?
A. Hồng Đức. B. Gia Long. C. Quang Trung. D. Tự Đức.
Câu 41. Năm 1785, chiến thắng Rạch Gầm – Xoài Mút (Tiền Giang) đã đánh tan 5 vạn quân xâm lược
nào sau đây?
A. Xiêm. B. Thanh. C. Tống. D. Pháp.
Câu 42. Năm 1789, chiến thắng Ngọc Hồi – Đống Đa (Hà Nội) đã đánh tan 29 vạn quân xâm lược nào
sau đây?
A. Nguyên. B. Nam Hán. C. Tống. D. Thanh.
Câu 43. Năm 1771, ba anh em Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ dựng cờ khởi nghĩa ở địa điểm
nào sau đây?
A. Quy Nhơn (Bình Định). B. Phú Xuân (Huế).
C. Tây Sơn thượng đạo (Gia Lai). D. Lam Sơn (Thanh Hoá).
Câu 44. Bài học lịch sử nào sau đây là nhân tố quyết định thắng lợi trong công cuộc chống ngoại xâm của
dân tộc ta?
A. Xây dựng lực lượng. B. Lãnh đạo tài tình.
C. Nghệ thuật quân sự. D. Nắm bắt thời cơ.
Câu 45. Yếu tố nào sau đây là sức mạnh giúp nhân dân Việt Nam có thể vượt qua mọi khó khăn, thử
thách để chiến thắng ngoại xâm?
A. Kinh nghiệm. B. Đoàn kết. C. Viện trợ. D. Lãnh đạo.

Bài 9: Cuộc cải cách của Hồ Quý Ly và Triều Hồ

Câu 46. Nhân vật lịch sử nào sau đây đã buộc vua Trần nhường ngôi, lập ra Triều Hồ (1400 - 1407)?
A. Hồ Nguyên Trừng. B. Hồ Hán Thương. C. Hồ Quý Ly. D. Hồ Sĩ Đống.
Câu 47. Hồ Quý Ly và Triều Hồ ban hành chính sách nào sau đây nhằm hạn chế sở hữu lớn ruộng đất
của quý tộc?
A. Quy định số lượng gia nô. B. Phát hành tiền giấy.
C. Cải cách thuế khoá. D. Chính sách hạn điền.
Câu 48. Triều Hồ (1400 – 1407) đã cho xây dựng công trình phòng thủ nào sau đây?
A. Thành Đa Bang (Hà Nội). B. Cố đô Hoa Lư (Ninh Bình).
C. Hoàng thành Thăng Long (Hà Nội). D. Thành Cổ Loa (Hà Nội)
Câu 49. Hồ Quý Ly hạn chế sự phát triển của tôn giáo nào sau đây?
A. Nho giáo. B. Hồi giáo. C. Công giáo. D. Phật giáo.
Câu 50. Dưới Triều Hồ (1400 – 1407), loại chữ viết nào sau đây được đề cao?
A. Chữ Hán. B. Chữ Phạn. C. Chữ Nôm. D. Chữ La-tinh.
Câu 51. Hồ Quý Ly và Triều Hồ ban hành chính sách nào sau đây nhằm hạn chế sở hữu số lượng lớn gia
nô của quý tộc?
A. Chính sách hạn nô. B. Thống nhất đo lường.
C. Chế độ lộc điền. D. Chính sách hạn điền.
Câu 52. Từ nửa sau thế kỉ XIV, nhiều nông dân phải bán ruộng đất, vợ, con cho quý tộc, địa chủ và bị
biến thành tầng lớp nào sau đây?
A. Nông dân. B. Nô tì. C. Quý tộc. D. Quan lại.
Câu 53. Cuối Triều Trần, nước ta bất lực trước các cuộc tấn công từ quốc gia nào sau đây?
A. Cam-pu-chia. B. Chăm-pa. C. Lan Xang. D. Phù Nam
Câu 54. Cuối Triều Trần, nước ta bất lực trước yêu sách ngang ngược của kẻ thù nào sau đây?
A. Nhà Minh. B. Nhà Tống. C. Nhà Thanh. D. Nhà Nguyên.
Câu 55. Chính sách hạn điền, hạn nô đã làm suy yếu thế lực của tầng lớp quý tộc, tôn thất nào sau đây?
A. Triều Trần. B. Triều Hồ. C. Triều Lê sơ. D. Triều Lý.
Câu 56. Nội dung nào sau đây là thành tựu về quân sự trong cải cách của Hồ Quý Ly và Triều Hồ?
A. Chế tạo súng thần cơ. B. Thực hiện phép hạn gia nô.
C. Thống nhất đo lường. D. Phát hành tiền giấy.
Câu 57. Vào cuối Triều Trần xuất hiện nhiều cuộc khởi nghĩa của giai cấp nào sau đây?
A. Địa chủ. B. Quý tộc. C. Nông dân. D. Công nhân.
Câu 58. Hồ Quý Ly đã từng bước thâu tóm quyền lực, buộc vua Trần nhường ngôi và lập ra triều đại
phong kiến nào sau đây?
A. Triều Nguyễn. B. Triều Hồ. C. Triều Lê. D. Triều Mạc.
Câu 59. Công trình nào sau đây là một trong những thành luỹ được xây dựng dưới Triều Hồ?
A. Tây Đô (Thanh Hoá). B. Đống Đa (Hà Nội).
C. Đồ Bàn (Bình Định). D. Cổ Loa (Hà Nội).
Câu 60. Súng thần cơ do nhân vật lịch sử nào sau đây chế tạo?
A. Hồ Quý Ly. B. Hồ Nguyên Trừng. C. Nguyễn Lữ. D. Nguyễn Nhạc.

Bài 10: Cuộc cải cách của Lê Thánh Tông (thế kỉ XV)

Câu 61. Sau cải cách của Lê Thánh Tông, nước ta được chia thành bao nhiêu đạo thừa tuyên?
A. 30. B. 10. C. 5. D. 13.
Câu 62. Quan lại trong bộ máy nhà nước thời vua Lê Thánh Tông được tuyển chọn thông qua hình thức
nào?
A. Tiến cử. B. Khoa cử. C. Đặc cách. D. Ban thưởng.
Câu 63. Cơ quan nào sau đây chịu trách nhiệm giám sát, theo dõi hoạt động của Lục bộ?
A. Lục khoa. B. Hàn lâm viên. C. Ngự sử đài. D. Văn thư phòng.
Câu 64. Cơ quan nào sau đây có chức năng giúp việc cho Lục bộ?
A. Lục tự. B. Lục khoa. C. Cơ mật viện. D. Thị thư viện.
Câu 65. Năm 1460, vua Lê Thánh Tông lên ngôi trong bối cảnh đất nước như thế nào?
A. Từng bước ổn định. B. Khủng hoảng trầm trọng.
C. Phát triển thịnh đạt. D. Đối mặt với quân xâm lược.
Câu 66. Vua Lê Thánh Tông đã ban hành bộ luật nào sau đây?
A. Hình thư. B. Hình luật. C. Hồng Đức. D. Gia Long.
Câu 67. Luật Hồng Đức (1483) mang tính dân tộc sâu sắc khi có các điều luật bảo vệ đối tượng nào sau
đây?
A. Quý tộc. B. Phụ nữ. C. Đàn ông. D. Địa chủ.
Câu 68. Quân đội được chia làm những loại nào sau đây?
A. Cấm binh và vệ binh. B. Ngoại binh và nội binh.
C. Cấm binh và ngoại binh. D. Ngoại binh và vệ binh.
Câu 69. Vua Lê Thánh Tông đã thực hiện chế độ gì để ban cấp ruộng đất làm bổng lộc cho quý tộc, quan
lại cao cấp?
A. Chế độ lộc điền. B. Chính sách hạn điền.
C. Chế độ quân điền. D. Chính sách hạn nô.
Câu 70. Nội dung nào sau đây là một trong những biện pháp phát triển giáo dục và khoa cử của vua Lê
Thánh Tông?
A. Hạn chế Nho giáo phát triển. B. Bãi bỏ các chức quan đại thần.
C. Dựng bia đá ở Văn Miếu. D. Thành lập Lục tự và Lục khoa.
Câu 71. Trước cải cách của Lê Thánh Tông, nước ta rộng lớn nhưng chỉ chia thành 5 đạo đã làm xuất
hiện mầm mống của xu hướng gì?
A. Phân tán quyền lực. B. Thống nhất lãnh thổ.
C. Tập trung quyền lực. D. Mở rộng lãnh thổ.
Câu 72. Sau khi vua Lê Thái Tổ qua đời, các vua kế vị thường nhỏ tuổi dẫn đến tình trạng gì trong hệ
thống quan lại?
A. Lộng quyền. B. Trung thành. C. Lạc hậu. D. Năng lực kém.
Câu 73. Vua Lê Thánh Tông xoá bỏ hầu hết các chức quan nào sau đây?
A. Thượng thư. B. Tổng đốc. C. Đại thần. D. Xã trưởng.
Câu 74. Bộ luật Hồng Đức (1483) gồm bao nhiêu điều?
A. Hơn 400 điều. B. 722 điều. C. 542 điều. D. Hơn 600 điều.
Câu 75. Chế độ nào được vua Lê Thánh Tông ban hành để ban cấp đất đai cho quan lại từ tam phẩm trở
xuống đến tất cả các tầng lớp nhân dân?
A. Chế độ quân điền. B. Chế độ lộc điền.
C. Chế độ “Ngụ binh ư nông”. D. Chính sách hạn điền.
Bài 11: Cuộc cải cách của Minh Mạng (nửa đầu thế kỉ XIX)

Câu 76. Dưới thời vua Gia Long, Triều Nguyễn tập trung chủ yếu vào nhiệm vụ gì sau đây?
A. Tấn công xâm lược. B. Ổn định tình hình đất nước.
C. Cải cách hành chính. D. Xoá bỏ tình trạng cát cứ.
Câu 77. Vua Minh Mạng thi hành các biện pháp cải cách để khắc phục tình trạng nào sau đây của bộ máy
nhà nước?
A. Phân quyền. B. Lạc hậu. C. Cồng kềnh. D. Chặt chẽ.
Câu 78. Năm 1802, triều đại phong kiến nào sau đây được thành lập sau khi đánh bại Vương triều Tây
Sơn?
A. Triều Mạc. B. Triều Nguyễn. C. Triều Hồ. D. Triều Lý.
Câu 79. Trọng tâm trong cuộc cải cách Minh Mạng là lĩnh vực nào?
A. Hành chính. B. Kinh tế. C. Quân đội. D. Giáo dục.
Câu 80. Dưới thời vua Minh Mạng, cơ quan nào có chức năng tư vấn tối cao cho nhà vua về những vấn
đề quân sự quan trọng?
A. Nội các. B. Cơ mật viện. C. Hàn lâm viện. D. Lục khoa.
Câu 81. Dưới thời vua Minh Mạng, cơ quan nào có chức năng giám sát, thanh tra các cơ quan trung ương?
A. Đô sát viện. B. Quốc tử giám. C. Nội các. D. Hàn lâm viện.
Câu 82. Vua Minh Mạng chia đất nước thành bao nhiêu tỉnh hoặc tương đương tỉnh?
A. 29. B. 30. C. 31. D. 32.
Câu 83. Dưới thời Minh Mạng, đứng đầu tỉnh là chức quan nào sau đây?
A. Tổng đốc, Tuần phủ. B. Thái thú.
C. Tiết độ sứ. D. Thượng thư.
Câu 84. Chế độ nào sau đây được thực hiện để tránh những người thân như anh, em, cha, con,…làm quan
cùng một chỗ?
A. Quân điền. B. Lộc điền. C. Hồi tỵ. D. Hạn điền.
Câu 85. Đối với vùng dân tộc thiểu số, vua Minh Mạng cho đổi các động, sách thành đơn vị hành chính
nào sau đây?
A. Phủ. B. Châu. C. Huyện. D. Xã.
Câu 86. Đối với vùng dân tộc thiểu số, vua Minh Mạng cho bãi bỏ chế độ cai trị của lực lượng địa phương
nào sau đây?
A. Dân binh. B. Tù trưởng. C. Bô lão. D. Địa chủ.
Câu 87. Dưới thời Minh Mạng, cơ quan nào sau đây có chức năng chuyển, tiếp nhận và lưu giữ công văn,
khởi thảo các chế cáo?
A. Hàn lâm viện. B. Đô sát viện. C. Lục tự. D. Nội các.
Câu 88. Biện pháp cải cách nào của vua Minh Mạng được đánh giá cao và vẫn còn giá trị đến ngày nay?
A. Cách phân chia các tỉnh. B. Chế độ thuế khoá.
C. Phát hành tiền giấy. D. Phát triển chữ Nôm.
Câu 89. Dưới thời vua Gia Long, tính phân quyền ở địa phương còn đậm nét thông qua sự tồn tại của các
đơn vị hành chính nào sau đây?
A. Các đạo thừa tuyên. B. 30 tỉnh và phủ Thừa Thiên.
C. Bắc Thành và Gia Định Thành. D. Các động, sách.
Câu 90. Dưới thời vua Gia Long, quan lại trong bộ máy nhà nước chủ yếu là đối tượng nào sau đây?
A. Nho sĩ. B. Thương nhân. C. Tăng quan. D. Võ quan.

Bài 12: Vị trí và tầm quan trọng của Biển Đông.

Câu 91. Quốc gia nào sau đây tiếp giáp với Biển Đông?
A. Lào. B. Ấn Độ. C. Băng-la-đét. D. Việt Nam.
Câu 92. Khu vực Biển Đông sở hữu eo biển quan trọng nào sau đây?
A. Ma-lắc-ca. B. Bê-ring. C. A-ka-shi. D. Flo-ri-đa.
Câu 93. Cảng biển nào sau đây trên biển Đông là một trong những điểm trung chuyển, trao đổi và bốc dở
hàng hoá quan trọng?
A. Thượng Hải (Trung Quốc). B. Busan (Hàn Quốc).
C. Thanh Đảo (Trung Quốc). D. Đà Nẵng (Việt Nam).
Câu 94. Quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc chủ quyền của quốc gia nào sau đây?
A. Việt Nam. B. Lào. C. Ý. D. Pháp.
Câu 95. Quần đảo Hoàng Sa nằm ở vị trí nào trên Biển Đông?
A. Phía Nam. B. Phía Bắc. C. Phía Tây. D. Phía Đông.
Câu 96. Quần đảo Trường Sa nằm ở vị trí nào trên Biển Đông?
A. Đông Bắc. B. Đông Nam. C. Tây Nam. D. Tây Bắc.
Câu 97. Biển Đông là tuyến đường ngắn nhất để tàu thuyền di chuyển giữa hai đại dương nào sau đây.
A. Thái Bình Dương và Đại Tây Dương. B. Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương.
C. Đại Tây Dương và Ấn Độ Dương. D. Đại Tây Dương và Bắc Băng Dương.
Câu 98. Biển Đông là biển thuộc đại dương nào sau đây?
A. Ấn Độ Dương. B. Đại Tây Dương. C. Bắc Băng Dương. D. Thái Bình
Dương.
Câu 99. Biển Đông có tuyến đường biển kết nối hai châu lục nào sau đây?
A. Châu Á và châu Phi. B. Châu Á và châu Âu.
C. Châu Á và châu Mĩ. D. Châu Á và châu Úc.
Câu 100. Eo biển nào sau đây nằm trên Biển Đông?
A. Đài Loan. B. Danish. C. Agenada. D. Georgia.
Câu 101. Biển Đông là một trong những bồn trũng lớn nhất thế giới chứa loại tài nguyên nào sau đây?
A. Than. B. Đất sét. C. Dầu khí. D. Vàng.
Câu 102. Hòn đảo nào sau đây thuộc quần đảo Hoàng Sa (Việt Nam)?
A. Phú Quốc. B. Côn Đảo. C. Bạch Long Vĩ. D. Tri Tôn.
Câu 103. Hòn đảo nào sau đây thuộc quần đảo Trường Sa (Việt Nam)?
A. Cát Bà. B. Cồn Cỏ. C. Thổ Chu. D. Song Tử Tây.
Câu 104. Lĩnh vực nào sau đây là một trong những ngành kinh tế có thể phát triển trên các đảo, quần đảo
ở Biển Đông?
A. Du lịch. B. Trồng trọt. C. Xây dựng. D. Công nghiệp.
Câu 105. Khu vực quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa chứa tài nguyên gì được coi là năng lượng thay thế
dầu khí trong tương lai?
A. Ti-tan. B. Chì. C. Băng cháy. D. Kẽm.

------ HẾT ------

You might also like