Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 73

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP.

HCM
KHOA ĐIỆN – ĐIỆN TỬ
----------

ĐỒ ÁN MÔN HỌC 2

THIẾT KẾ HỆ THỐNG IOT GIÁM SÁT


NHÀ TRỒNG NẤM ĐÙI GÀ

SVTH: TRƯƠNG QUỐC TÍN MSSV: 20161045

NGUYỄN HỮU THIÊN THÔNG MSSV: 20161266

Khóa: 2020

Ngành: CNKT Điện tử-Viễn thông

GVHD: Ths.Nguyễn Ngô Lâm

Tp.Hồ Chí Minh, tháng 1 năm 2024


CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập-Tự do-Hạnh Phúc
---***---
TP.Hồ Chí Minh, ngày 05 tháng 01 năm 2024
NHIỆM VỤ ĐỒ ÁN 2
Họ và tên sinh viên: Trương Quốc Tín MSSV: 20161045
Nguyễn Hữu Thiên Thông MSSV:20161266
Ngành: Công Nghệ Kỹ Thuật Điện Tử-Viễn Thông Lớp: 20161CLVT1B
Giảng viên hướng dẫn: Ths: Nguyễn Ngô Lâm
Ngày nhận đề tài: 29/08/2023 Ngày nộp đề
tài:05/01/2024
1. Tên đề tài: Thiết kế hệ thống IOT giám sát nhà trồng nấm đùi gà
2. Các số liệu, tài liệu ban đầu:
 Kiến thức về các môn: Mạch điện, Điện tử cơ bản, Kỹ thuật số, Vi xử lý, Cơ sở và
ứng dụng IOT.
 Các tài liệu về lập trình ESP
 Các kiến thức về ngôn ngữ lập trình C, HTML/CSS, JAVASCRIP.
 Khả năng vận dụng, sáng tạo hệ thống từ đồ án 1.
3. Nội dung thực hiện đề tài:
 Vẽ sơ đồ tổng quát cho hệ thống.
 Tính toán, lựa chọn linh kiện và thiết kế hệ thống.
 Thiết kế sơ đồ nguyên lý trên phần mềm Proteus.
 Lập trình cho hệ thống bằng các phần mềm: Arduino IDE, Visual Studio Code.
 Kiếm tra chạy thử trên testboard từng khối.
 Chỉnh sửa và kiểm tra mạch.
 Thi công mô hình hệ thống.
 Viết báo cáo.
 Bảo vệ đồ án.
4. Sản phẩm:
Mô hình hệ thống IOT giám sát nhà trồng nấm đùi gà.
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập-Tự do-Hạnh Phúc
---***---
TP.Hồ Chí Minh, ngày 05 tháng 01 năm 2024
PHIẾU NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN
Họ và tên sinh viên: Trương Quốc Tín MSSV: 20161045
Nguyễn Hữu Thiên Thông MSSV:20161266
Ngành: Công Nghệ Kỹ Thuật Điện Tử-Viễn Thông Lớp: 20161CLVT1B
Giảng viên hướng dẫn: Ths: Nguyễn Ngô Lâm
NHẬN XÉT
1. Vê nội dung đề tài và khối lượng thực hiện:
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
………………
2. Ưu điểm
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
………………
3. Khuyết điểm
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
………………
4. Đánh giá xếp loại
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
…………
5. Điểm: ………………………. (Bằng chữ
…………………………………………….)
……………………………………………………………………………………
……

Tp.Hồ Chí Minh, ngày 05 tháng 01 năm 2024


Giảng viên hướng dẫn
LỜI CAM ĐOAN
Chúng tôi cam đoan rằng đồ án này được thực hiện bởi riêng tôi một cách tự lập
và trung thực. Mọi thông tin, dữ liệu và kết quả nghiên cứu được trình bày trong đồ án
đều là thành quả của công sức cá nhân và không có sự sao chép hoặc sử dụng không
đúng đắn từ các nguồn khác.
Tôi xác nhận rằng tất cả các nguồn thông tin, tài liệu tham khảo và ý kiến của
người khác đã được trích dẫn đầy đủ và chính xác theo các quy tắc của đồ án và trường.
Tôi cũng khẳng định rằng mọi hỗ trợ và đóng góp từ các cá nhân hoặc tổ chức khác
đã được thể hiện đầy đủ trong phần biểu diễn công bố của đồ án này.
Cuối cùng, tôi cam kết rằng tôi đã tuân thủ tất cả các quy định và yêu cầu của
trường trong quá trình thực hiện và viết đồ án này.

TP. Hồ Chí Minh Ngày 05, Tháng 01, Năm 2024.


(Nhóm thực hiện đề tài)

Trương Quốc Tín Nguyễn Hữu Thiên Thông


LỜI CẢM ƠN

Chúng tôi muốn bày tỏ lòng biết ơn chân thành đối với Thầy Nguyễn Ngô Lâm,
người đã hướng dẫn và hỗ trợ chúng tôi trực tiếp trong quá trình thực hiện và hoàn thành
đề tài này. Mặc dù chúng tôi còn nhiều hạn chế về kiến thức, nhưng thầy đã nhiệt tình
chỉ dẫn và chỉ ra hướng đi phù hợp.
Chúng tôi cũng muốn bày tỏ lòng biết ơn đến quý thầy cô giáo của Khoa Điện -
Điện Tử, Trường Đại Học Sư Phạm Kỹ Thuật Tp.HCM, cũng như các bạn cùng ngành
đã hợp tác và hỗ trợ chúng tôi trong quá trình thực hiện đồ án.
Ngoài ra, chúng tôi cũng nhận được sự quan tâm và giúp đỡ từ gia đình, bạn bè và
các anh chị trong trường trong suốt quá trình thực hiện đồ án này. Bất kể những hạn chế
về kiến thức, chúng tôi mong nhận được ý kiến đóng góp từ thầy cô và các bạn để đồ
án của chúng tôi có thể hoàn thiện hơn.
Chân thành cảm ơn!
TÓM TẮT
Gần đây, sự quan tâm đối với lĩnh vực nông nghiệp ngày càng gia tăng. Nhu cầu
về việc cải thiện điều kiện làm việc cho những người nông dân trở nên quan trọng hơn,
nhằm tăng cường năng suất nông sản để đáp ứng sự tăng cao của nhu cầu xã hội. Nhận
thức được rằng việc quản lý nhà trồng nấm đùi gà hiện nay còn nhiều hạn chế, không
thuận tiện trong việc theo dõi tình trạng của nấm đùi gà để thực hiện tưới nước và điều
khiển các thiết bị một cách hiệu quả, đề tài của chúng tôi tập trung vào nghiên cứu và
tìm kiếm giải pháp thông minh để tưới tiêu và điều khiển các thiết bị trong nhà trồng
nấm, sử dụng công nghệ IoT trong lĩnh vực nông nghiệp.
MỤC LỤC

DANH MỤC BẢNG .................................................................................................... 1


DANH MỤC HÌNH ẢNH ........................................................................................... 2
DANH SÁCH CÁC TỪ VIẾT TẮT ........................................................................... 4
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN ....................................................................................... 5
1.1 Giới thiệu .............................................................................................................. 5
1.2 Tính cấp thiết của đề tài ....................................................................................... 5
1.3 Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................................. 6
1.4 Nhiệm vụ nghiên cứu ........................................................................................... 6
1.5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................................................ 6
1.6 Phương pháp nghiên cứu ...................................................................................... 7
1.7 Bố cục đề tài ......................................................................................................... 7
CHƯƠNG 2:CƠ SỞ LÝ THUYẾT ............................................................................ 8
2.1 Tìm hiểu về Nấm đùi gà ....................................................................................... 8
2.1.1 Nguồn gốc ...................................................................................................... 8
2.1.2 Hình dáng và thành phần dinh dưỡng ........................................................... 8
2.2 Tổng quan về các phần cứng trong hệ thống ....................................................... 9
2.2.1 Cảm biến nhiệt độ, độ ẩm DHT11 ................................................................. 9
2.2.2 Cảm biến siêu âm HC-SR04 ........................................................................ 10
2.2.3 Cảm biến ánh sáng LM393 .......................................................................... 12
2.2.4 Cảm biến thân nhiệt chuyển động PIR HC-SR501 ...................................... 13
2.2.5 LCD 1602 và Module I2C ............................................................................ 14
2.2.6 Module relay 5V ........................................................................................... 17
2.2.7 Động cơ Micro Servo ................................................................................... 18
2.2.8 Động cơ bơm nước....................................................................................... 19
2.2.9 Đèn Led ........................................................................................................ 20
2.2.10 Máy quạt .................................................................................................... 20
2.2.10 Buzzer ......................................................................................................... 21
2.2.11 Module thu phát Wifi NodeMcu ESP32 ..................................................... 21
2.3 Các chuẩn giao tiếp ............................................................................................ 23
2.3.1 Chuẩn giao tiếp I2C ..................................................................................... 23
2.3.4 Chuẩn giao tiếp UART ................................................................................. 24
2.3.3 Chuẩn giao tiếp SPI ..................................................................................... 25
2.4 Mô hình IT ứng dụng trong nhà trồng nấm đùi gà ............................................. 26
2.5 Tổng quan về công nghệ IoT.............................................................................. 26
2.6 Tổng quan về Web ............................................................................................. 27
2.7 Google Firebase.................................................................................................. 27
2.8 Tổng quan về các công cụ hỗ trợ xây dựng và lập trình cho hệ thống .............. 28
2.8.1 Proteus ......................................................................................................... 28
2.8.2 Arduino IDE ................................................................................................. 29
2.8.3 Visual Studio Code ....................................................................................... 30
CHƯƠNG 3: THIẾT KẾ VÀ XÂY DỰNG HỆ THỐNG ...................................... 32
3.1 Yêu cầu, mô hình tổng thể và sơ đồ khối hệ thống ............................................ 32
3.1.1 Yêu cầu hệ thống .......................................................................................... 32
3.1.2 Mô hình tổng thể .......................................................................................... 32
3.1.4 Hoạt động của hệ thống ............................................................................... 34
3.2 Thiết kế phần cứng hệ thống .............................................................................. 35
3.2.1 Khối cảm biến nhiệt độ, độ ẩm ..................................................................... 35
3.2.2 Khối cảm biến ánh sáng ................................................................................ 36
3.2.3 Khối cảm biến khoảng cách .......................................................................... 36
3.2.4 Khối cảm biến chuyển động .......................................................................... 37
3.2.5 Khối hiển thị.................................................................................................. 38
3.2.6 Khối bơm nước.............................................................................................. 39
3.2.7 Khối ánh sáng ............................................................................................... 40
3.2.8 Khối làm mát................................................................................................. 40
3.2.9 Khối cảnh báo ............................................................................................... 41
3.2.10 Khối mở cửa................................................................................................ 42
3.2.11 Khối xử lý trung tâm ................................................................................... 42
3.2.12 Khối nguồn ................................................................................................. 43
3.2 Sơ đồ nguyên lý .................................................................................................. 45
CHƯƠNG 4: THI CÔNG HỆ THỐNG................................................................... 46
4.1 Giới thiệu ............................................................................................................ 46
4.2 Thi công mạch nguyên lý hệ thống .................................................................... 46
4.3 Lưu đồ hoạt động ............................................................................................... 48
4.3.1 Lưu đồ hoạt động cho bộ xử lý trung tâm .................................................... 48
4.3.2 Lưu đồ hoạt động cho Web .......................................................................... 50
CHƯƠNG 5: KẾT QUẢ - NHẬT XÉT – ĐÁNH GIÁ ........................................... 52
5.1 Kết quả lý thuyết ................................................................................................ 52
5.2 Kết quả thực tế ................................................................................................... 52
5.2.1 Kết quả mô hình hệ thống ............................................................................ 52
5.2.2 Kết quả giao diện Web ................................................................................. 55
5.2.3 Kết quả lưu trữ trên Firebase ...................................................................... 59
5.3 Nhận xét đánh giá hệ thống ................................................................................ 59
CHƯƠNG 6: KẾT LUẬN VÀ HƯỚNG PHÁT TRIỂN ........................................ 61
6.1 Kết luận .............................................................................................................. 61
6.2 Hướng phát triển................................................................................................. 61
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................... 62
PHỤ LỤC ................................................................................................................... 64
DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1: Thông số kỹ thuật của Module cảm biến nhiệt độ, độ ẩm DHT11 ................ 9
Bảng 2.2: Thông tin các chân của cảm biến nhiệt độ, độ ẩm DHT11. ......................... 10
Bảng 2.3: Thông tin các chân của cảm biến nhiệt độ, độ ẩm DHT11. ......................... 11
Bảng 2.4: Thông tin các chân của cảm biến siêu âm HC-SR04. .................................. 11
Bảng 2.5: Thông số kỹ thuật của cảm biến ánh sáng LM393....................................... 12
Bảng 2.6: Thông tin các chân của cảm biến ánh sáng LM393. .................................... 12
Bảng 2.7: Thông số kỹ thuật của cảm biến chuyển động PIR HC-SR501. ................. 14
Bảng 2.8: Thông tin các chân của cảm biến chuyển động PIR HC-SR501 ................. 14
Bảng 2.9: Thông số kỹ thuật của LCD 1602 ................................................................ 15
Bảng 2.10: Thông tin các chân của LCD 1602. ............................................................ 15
Bảng 2.11: Thông số kỹ thuật của module I2C cho LCD. ........................................... 17
Bảng 2.12: Thông tin các chân của I2C cho LCD. ....................................................... 17
Bảng 2.13: Thông số kỹ thuật của Module relay 5V. ................................................... 18
Bảng 2.14: Thông tin các chân của Module relay 5V .................................................. 18
Bảng 2.15: Thông số kỹ thuật của động cơ Micro servo. ............................................. 19
Bảng 2.16: Thông tin các chân của động cơ Micro servo. ........................................... 19
Bảng 2.17: Thông số kỹ thuật của động cơ bơm R385 12V......................................... 20
Bảng 2.18: Thông số kỹ thuật của đèn led đỏ 5mm. .................................................... 20
Bảng 2.19: Thông số kỹ thuật của quạt tản nhiệt 4x4cm 5V........................................ 21
Bảng 2.20: Thông số kỹ thuật của buzzer 5V ............................................................... 21
Bảng 2.21: Thông số kỹ thuật của Module ESP32 NodeMCU. ................................... 22
Bảng 2.22: Thông tin các chân của Module relay 5V. ................................................. 22
Bảng 3.1: Số liệu điện áp và dòng tiêu thụ các linh kiện trong hệ thống. ....................43

1
DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 2.1: Hình dáng Nấm Đùi Gà. ................................................................................. 8
Hình 2.2: Module cảm biến nhiệt độ, độ ẩm DHT11. .................................................... 9
Hình 2.3: Module cảm biến siêu âm Ultrasonic HC-SR04. ......................................... 10
Hình 2.4: Module cảm biến ánh sáng LM393. ............................................................. 12
Hình 2.5: Cảm biến thân nhiệt chuyển động PIR HC-SR501. ..................................... 13
Hình 2.6: LCD 1602. .................................................................................................... 15
Hình 2.7: Module giao tiếp I2C cho LCD. ................................................................... 16
Hình 2.8: Module relay 5V. .......................................................................................... 17
Hình 2.9: Động cơ Micro servo. ................................................................................... 18
Hình 2.10: Động cơ bơm R385 12V............................................................................. 19
Hình 2.11: Đèn led đỏ 5mm ......................................................................................... 20
Hình 2.12: Quạt tản nhiệt 4x4cm 5V ............................................................................ 20
Hình 2.13: Buzzer 5V ................................................................................................... 21
Hình 2.14: Sơ đồ cấu trúc của ESP32 NodeMCU. ....................................................... 22
Hình 2.15: Mô tả kết nối của I2C. ................................................................................ 24
Hình 2.16: Mô tả kết nối của UART. ........................................................................... 25
Hình 2.17: Giao tiếp SPI một thiết bị. .......................................................................... 25
Hình 2.18: Mô hình giám sát nhà trồng nấm đùi gà. .................................................... 26
Hình 2.19: Một số công cụ do Firebase cung cấp. ....................................................... 27
Hình 2.20: Giao diện phần mềm Arduino IDE............................................................. 30
Hình 2.21: Giao diện phần mềm Visual Studio Code. ................................................. 31
Hình 3.1: Mô hình tổng thể của hệ thống. .................................................................... 32
Hình 3.2: Sơ đồ khối hệ thống. ..................................................................................... 33
Hình 3.3: Sơ đồ kết nối cảm biến nhiệt độ, độ ẩm DHT11 với ESP32. ....................... 35
Hình 3.4: Sơ đồ kết nối cảm biến ánh sáng LM393 với ESP32. .................................... 36
Hình 3.5: Sơ đồ kết nối cảm biến siêu âm HC-SR04 với ESP32. ................................ 37
Hình 3.6: Sơ đồ kết nối cảm biến thân nhiệt chuyển động PIR HC-SR501................. 38
Hình 3.7: Sơ đồ kết nối LCD tích hợp I2C với ESP32 NodeMCU.............................. 39
Hình 3.8: Sơ đồ kết nối LCD tích hợp I2C với ESP32 NodeMCU.............................. 39
Hình 3.9: Sơ đồ kết nối LED đỏ 5mm với ESP32 NodeMCU. ...................................... 40

2
Hình 3.10: Sơ đồ kết nối quạt và điều hòa với ESP32 NodeMCU. ................................ 41
Hình 3.11: Sơ đồ kết nối buzzer với ESP32 NodeMCU. ............................................... 41
Hình 3.12: Sơ đồ kết nối servo với ESP32 NodeMCU. ................................................. 42
Hình 3.13: Sơ đồ kết nối của khối xử lý trung tâm. ....................................................... 43
Hình 3.14: Sơ đồ nguyên lý sơ lược khối nguồn. ......................................................... 44
Hình 3.15: Sơ đồ nguyên lý toàn hệ thống. .................................................................. 45
Hình 4.1: Thi công mạch nguyên lý hệ thống. ............................................................. 46
Hình 4.2: Thi công mạch nguyên lý hệ thống. ............................................................. 47
Hình 4.3: Lưu đồ hoạt động cho bộ xử lý trung tâm. ................................................... 48
Hình 4.4: Lưu đồ hoạt động của Web. ......................................................................... 50
Hình 5.1: Mặt trước của mô hình hệ thống. .................................................................53
Hình 5.2: Mặt ngang của mô hình hệ thống. ................................................................54
Hình 5.3 : Mặt trên của mô hình hệ thống. ...................................................................55
Hình 5.4: Giao diện web giới thiệu. .............................................................................56
Hình 5.5: Giao diện đăng nhập để vào giám sát và điều khiển hệ thống. ....................57
Hình 5.6: Giao diện giám sát và điều khiển trang 1. .................................................... 57
Hình 5.7: Giao diện giám sát và điều khiển trang 2. .................................................... 58
Hình 5.8: Giao diện giám sát và điều khiển trang 3. .................................................... 58
Hình 5.9: Kết quả lưu trữ dữ liệu trên Firebase............................................................ 59

3
DANH SÁCH CÁC TỪ VIẾT TẮT
IOT Internet of Thing

I2C Inter-Integrated Circuit

IC Integrated Circuit

EEPROM Electrically Erasable Programmable Read-Only Memory

SCL Serial Clock Line

SDA Serial Data Line

ACK Acknowledgement

UART Universal Asynchronous Receiver-Transmitter

RFID Radio Frequency Identification

SPI Serial Peripheral Interface

SCLK Serial Clock

MISO Master Input Slave Output

SDK Software Development Kit

IDE Integrated Development Environment

iOS iPhone Operating System

PIC Programmable Intelligent Computer

PIR Passive Infrared sensor

LCD Liquid Crystal Display

PWM Pulse Width Modulation

GPIO General Purpose Input Output

4
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN
1.1 Giới thiệu

Trong ngành nông nghiệp hiện đại, việc sử dụng khoa học và công nghệ đã trở
thành một phần quan trọng trong việc sản xuất nấm đùi gà. Nấm đùi gà, còn được gọi là
nấm bào ngư Nhật, đang thu hút sự quan tâm của người trồng vì sự phong phú về dinh
dưỡng, đặc biệt là vitamin B1, B12, và E, cùng với khoáng chất như canxi, protein và
cali. Đặc điểm quan trọng khác của loại nấm này là sự có mặt của Polysaccharide, một
chất có tiềm năng trong việc chống lại căn bệnh ung thư.
Trồng nấm đùi gà không chỉ tạo thu nhập ổn định mà còn giúp cải thiện sức kháng
của cơ thể, hỗ trợ hệ tiêu hóa, và ngăn ngừa bệnh tiểu đường. Nói cách khác, nấm đùi
gà mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe và tài chính. Tuy nhiên, việc trồng nấm đòi hỏi
kiểm soát nghiêm ngặt về nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng và thông thoáng.
Nhằm giải quyết các thách thức này, một giải pháp hiện đại đã được đưa vào sử
dụng - đó là hệ thống IOT (Internet of Thing) để giám sát nhà trồng nấm đùi gà. Hệ
thống này giúp tối ưu hóa quá trình chăm sóc nấm và cung cấp các điều kiện lý tưởng
cho sự phát triển của loại nấm quý này.
1.2 Tính cấp thiết của đề tài
Đề tài "Thiết kế hệ thống IoT giám sát nhà trồng nấm đùi gà" trở nên vô cùng quan
trọng, đồng thời hấp dẫn, vì nó đặt ra những thách thức và cơ hội mới trong lĩnh vực
nông nghiệp hiện đại. Việc này không chỉ mang lại sự tiện lợi và hiệu quả cao trong
quản lý nấm đùi gà mà còn đáp ứng một loạt các yêu cầu ngày càng khắt khe từ phía
người tiêu dùng và thị trường.
Ở mức độ cơ bản, hệ thống IoT có khả năng tối ưu hóa môi trường nuôi trồng nấm
thông qua việc kiểm soát tự động các yếu tố như nhiệt độ, độ ẩm và ánh sáng. Điều này
giúp người nông dân không chỉ tiết kiệm công sức mà còn tăng cường hiệu suất sản
xuất. Đồng thời, khả năng theo dõi từ xa thông qua thiết bị di động giúp họ quản lý nhà
trồng một cách linh hoạt và hiệu quả.
Ngoài ra, hệ thống cũng có khả năng cảnh báo sớm về bất kỳ vấn đề nào xuất hiện,
từ thay đổi đột ngột trong môi trường đến sự cố kỹ thuật. Điều này không chỉ giảm thiểu
rủi ro mà còn giúp người quản lý có thể đưa ra biện pháp khắc phục kịp thời, từ đó giảm
thiểu tổn thất và tối ưu hóa quá trình sản xuất.

5
Tổng lại, việc nghiên cứu và áp dụng hệ thống IoT trong nuôi trồng nấm đùi gà
không chỉ là một thách thức hấp dẫn mà còn là bước đi quan trọng để nâng cao chất
lượng và hiệu suất của nông nghiệp, đồng thời đáp ứng đúng hướng với xu hướng phát
triển bền vững và thông minh trong lĩnh vực này.
1.3 Mục tiêu nghiên cứu
Thiết kế hệ thống IOT giám sát nhà trồng nấm đùi gà sử dụng module xử lý trung
tâm là ESP32 NodeMCU với các cảm biến: cảm biến nhiệt độ, độ ẩm, cảm biến hồng
ngoại, cảm biến ánh sáng và cảm biến chuyển động. Sử dụng các thiết bị: máy bơm,
máy quạt, máy lạnh, đèn. Gửi dữ liệu lên firebase, thông qua Web điều khiển các thiết
bị từ xa và theo dõi các thông số nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng, tự động mở của khi có người
đứng trước phòng và phát hiện khi có người vào phòng, có chuông báo khi nhiệt độ tăng
và độ ẩm vượt ngưỡng cho phép.
1.4 Nhiệm vụ nghiên cứu
Tiến hành phân tích kỹ lưỡng về yêu cầu của nhà trồng nấm đùi gà và điều kiện
môi trường nuôi trồng, nhằm xác định các yếu tố cần được theo dõi và kiểm soát. Tiến
hành nghiên cứu về công nghệ IoT, tìm hiểu về các tiến bộ và ứng dụng phù hợp với đặc
điểm cụ thể của nấm đùi gà. Thiết kế kiến trúc hệ thống IoT, xây dựng một mô hình
chính xác và hiệu quả. Phát triển và thử nghiệm cả phần mềm và phần cứng của hệ
thống, kiểm thử toàn diện để đảm bảo tính ổn định và độ chính xác của hệ thống để ứng
dụng trong thực tế. Đồng thời, đánh giá hiệu suất của hệ thống và đưa ra các cái tiến để
đạt được kết quả tối ưu. Cuối cùng, xây dựng hướng dẫn triển khai chi tiết để hỗ trợ
người sử dụng trong quá trình nuôi trồng nấm đùi gà.
1.5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Về phần cứng, nhóm tập trung nghiên cứu về ESP32 NodeMCU, các cảm biến thu
thập dữ liệu, ngoại vi và các chuẩn giao tiếp.
Về phần mềm, nhóm nghiên cứu các ngôn ngữ lập trình: C, Html, Css, Java, … và
các công cụ hỗ trợ lập trình cho phần cứng (Arduino IDE), công cụ lập trình Web (Visual
Studio).
Về mô hình, nhóm nghiên cứu các điều kiện của nấm và cách bố trí mô hình hệ
thống cho phù hợp.
Phạm vi nghiên cứu của đề tài dừng lại ở mức thiết kế mô hình giám sát, cụ thể là:

6
ESP32 NodeMCU là bộ xử lý trung tâm, kết nối với các cảm biến, giao tiếp wifi
truyền dữ liệu lên firebase và điều khiển chấp hành.
Thiết kế Web giới thiệu về hệ thống trồng nấm đùi gà, có chế độ đăng nhập cho
người quản lý, điều khiển các thiết bị từ xa và theo dõi các thông số cảm biến.
Các ngôn ngữ lập trình liên quan.
1.6 Phương pháp nghiên cứu
Bằng những kiến thức tích lũy trong quá trình học tập, sự giúp đỡ nhiệt tình của
giáo viên hướng dẫn, kết hợp với phương pháp tổng hợp tài liệu lý thuyết đã được áp
dụng để thực hiện đề tài “Thiết kế hệ thông IOT giám sát nhà trồng nấm đùi gà”. Từ đó
kiểm định và đánh giá hệ thống.
1.7 Bố cục đề tài

Đề tài sẽ được trình bày trong 6 chương:


 Chương 1: Tổng quan
Giới thiệu chung, nêu tính cấp thiết của đề tài, lý do chọn đề tài, nêu mục tiêu,
nội dung thực hiện và bố cục luận văn.
 Chương 2: Cơ sở lý thuyết
Trình bày các lý thuyết cơ bản, trình bày tổng quan về phần cứng liên quan đến
đề tài, các chuẩn giao tiếp liên quan, các công cụ hỗ trợ để thiết kế, thi công cho
hệ thống của đề tài.
 Chương 3: Thiết kế và xây dựng hệ thống
Từ yêu cầu đặt ra, trình bày sơ đồ khối hệ thống. Lựa chọn linh kiện cho phù hợp
với mô hình và trình bày sơ đồ nguyên lý.
 Chương 4: Thi công hệ thống
Trình bày quá trình thiết kế, lắp ráp, đo đạc và kiểm tra hệ thống. Thiết kế lưu
đồ, lập trình hệ thống.
 Chương 5: Kết quả- nhận xét- đánh giá:
Trình bày kết quả thu được sau khi thi công mô hình thông qua hình ảnh. Từ đó
nhận xét và đánh giá sản phẩm dựa trên yêu cầu đặt ra.
 Chương 6: Kết luận và hướng phát triển
Dựa vào những kết quả đạt được, nhận xét và đánh giá và ưu nhược điểm hệ
thống. Từ đó, đưa ra kết luận và hướng phát triển giúp hệ thống hoàn thiện hơn.

7
CHƯƠNG 2:CƠ SỞ LÝ THUYẾT

2.1 Tìm hiểu về Nấm đùi gà


2.1.1 Nguồn gốc
Nấm Đùi Gà có nguồn gốc ở Đông Nam Á, là loại nấm ăn lẩu phổ biến ở Việt
Nam, cũng được ưa chuộng làm ẩm thực nướng ở một số quốc gia Châu Á và Châu Âu.
Chúng phổ biến ở nhiều khu vực thuộc Địa Trung Hải, Trung Đông, Bắc Phi, và thậm
chí cả Bắc Âu. Nấm Đùi Gà thích lạnh và phát triển nhanh trong điều kiện nhiệt độ từ
10 đến 15 độ C và độ ẩm từ 80%-90%, được biết đến với tên gọi khác là Nấm Sò Vua.
Nhờ công nghệ tiên tiến, các nghiên cứu đã phát triển một loại Nấm Đùi Gà mới,
có thể trồng quanh năm trong môi trường nông nghiệp. Loại nấm này đã trở thành một
thực phẩm phổ biến ở nhiều quốc gia nhờ vào sự phân tách và nhân giống hiệu quả.
2.1.2 Hình dáng và thành phần dinh dưỡng
Nấm Đùi Gà có hình dạng trụ tròn, với thân trắng nõn và mũ nấm tán ngang, giống
như một cái bình đứng khi đặt đứng và giống như đùi gà khi đặt ngang. Chúng tồn tại
trong nhiều kích thước khác nhau, từ nhỏ đến lớn.
Thân nấm có hình dạng ú nụ, có đường kính từ 2cm đến 5cm và chiều dài từ 5cm
đến 10cm, có màu trắng nõn, giống như đùi gà luộc đã bỏ da. Mũ nấm có đường kính từ
3cm đến 8cm, có thể lồi nhẹ hoặc lõm, màu nâu, với hoa văn hạt giống như ốp lát tường,
tạo nên vẻ đẹp đặc biệt.
Xem hình 2.1 ta thấy có vẻ chúng không giống với bất kỳ loại nấm nào cả, vậy nên
sẽ khá dễ dàng nhận biết bên ngoài, loại nhỏ hay lớn cũng có hình dáng gần như nhau,
chỉ khác về kích thước.

Hình 2.1: Hình dáng Nấm Đùi Gà.

8
Nấm Đùi Gà ít calo, giàu dinh dưỡng, đặc biệt là nhóm vitamin B tốt cho máu
huyết. Đối với người thiếu máu hoặc sắt, ăn nấm là lựa chọn tốt. Nấm Đùi Gà cũng cung
cấp nhiều vitamin B, C, D, E và các nguyên tố vi lượng như Kali, Canxi, Phốt pho,
Protein. Đặc biệt, chúng chứa hoạt chất Polysaccha và chống ung thư hiệu quả.

2.2 Tổng quan về các phần cứng trong hệ thống


2.2.1 Cảm biến nhiệt độ, độ ẩm DHT11
DHT11 là một loại cảm biến kỹ thuật số có khả năng đo nhiệt độ và độ ẩm.
Điểm nổi bật của cảm biến này là có thể dễ dàng kết nối và truyền dữ liệu cho các bộ vi
điều khiển như Arduino, PIC,... thông qua giao thức kỹ thuật số. Nhờ đó, DHT11 có thể
cung cấp dữ liệu về nhiệt độ và độ ẩm môi trường xung quanh một cách nhanh chóng
và chính xác.
Nguyên lý hoạt động của DHT11 dựa trên hai thành phần chính là điện trở nhiệt
dùng để phát hiện nhiệt độ và cảm biến độ ẩm dùng công nghệ điện dung để xác định
độ ẩm tương đối trong không khí. Kết hợp hai công nghệ này giúp DHT11 trở thành lựa
chọn phổ biến cho các ứng dụng cần giám sát nhiệt độ và độ ẩm.

Hình 2.2: Module cảm biến nhiệt độ, độ ẩm DHT11.


Bảng 2.1: Thông số kỹ thuật của Module cảm biến nhiệt độ, độ ẩm DHT11.

STT Tên thông số Nội dung, số liệu và giá trị

1 Điện áp hoạt động 5VDC

2 Dòng điện tiêu thụ 2.5mA

3 Chuẩn giao tiếp TTL, One - wire

4 Khoảng đo độ ẩm 20%-90%RH sai số ± 5%RH

5 Khoảng đo nhiệt độ 0~50°C sai số ± 2°C

6 Tần số lấy mẫu tối đa 1Hz (1 giây/lần)

9
Bảng 2.2: Thông tin các chân của cảm biến nhiệt độ, độ ẩm DHT11.

Tên chân Chức năng


VCC Chân này được kết nối với nguồn điện cung cấp, thường là 3.3V hoặc
5V.
DATA Chân dữ liệu, nơi mà cảm biến truyền thông tin đo độ ẩm và nhiệt độ về
vi điều khiển.
GND Chân này được kết nối với đất, là mức 0V của nguồn điện.

Thư viện <DHT.h> giúp hỗ trợ việc lập trình giữa DHT11 và ESP32 NodeMCU
dễ dàng hơn.
2.2.2 Cảm biến siêu âm HC-SR04

Cảm biến siêu âm HC-SR04 là một trong những loại cảm biến đo khoảng cách
bằng siêu âm phổ biến hiện nay. Lý do là cảm biến này có giá thành rẻ, độ chính xác
cao và dễ sử dụng.

HC-SR04 hoạt động dựa trên nguyên lý phát ra sóng siêu âm và xác định khoảng
cách bằng thời gian di chuyển của sóng. Độ chính xác của phép đo chủ yếu phụ thuộc
vào cách lập trình kết nối và xử lý tín hiệu của nó.

So với các loại cảm biến đo khoảng cách bằng siêu âm khác với chi phí tương
đương, HC-SR04 được ưa chuộng hơn cả nhờ độ chính xác cao và dễ lắp đặt trong nhiều
dự án ứng dụng thực tế. Điều này giúp HC-SR04 trở thành lựa chọn hàng đầu cho nhiều
người sử dụng.

Hình 2.3: Module cảm biến siêu âm Ultrasonic HC-SR04.

10
Cảm biến siêu âm HC-SR04 đo khoảng cách dựa trên nguyên lý phản xạ sóng
siêu âm. Gồm hai module, một phát sóng và một thu nhận, nó gửi sóng siêu âm và đo
thời gian phản xạ từ vật thể để tính toán khoảng cách. Tần số sóng siêu âm là khoảng
40 kHz.
Bảng 2.3: Thông tin các chân của cảm biến nhiệt độ, độ ẩm DHT11.
STT Tên thông số Nội dung, số liệu và giá trị

1 Điện áp hoạt động 5VDC

2 Dòng điện tiêu thụ < 2mA

3 Chuẩn giao tiếp TTL

4 Góc quét < 15 độ

5 Tần số phát sóng 40Khz

6 Tín hiệu đầu vào Trigger Xung TTL 10µs

7 Khoảng cách đo được 2~300cm

8 Độ chính xác 0.3cm

Bảng 2.4: Thông tin các chân của cảm biến siêu âm HC-SR04.
Tên chân Chức năng
VCC Nguồn điện cung cấp cho cảm biến, thường được kết nối với nguồn
5V.
Trig Chân này dùng để khởi động quá trình đo khoảng cách. Khi cấp
một xung ngắn, cảm biến sẽ phát sóng siêu âm và bắt đầu quá trình
đo.
Echo Chân này nhận tín hiệu phản xạ của sóng siêu âm. Đoạn thời gian
mà chân này giữ ở mức cao sau khi Trigger được kích hoạt có thể
sử dụng để tính toán khoảng cách.
GND Kết nối với mức 0V của nguồn điện.
Thư viện <NewPing.h> giúp hỗ trợ việc lập trình giữa HC-SR04 và ESP32
NodeMCU dễ dàng hơn.

11
2.2.3 Cảm biến ánh sáng LM393
Cảm biến ánh sáng LM393 sử dụng chip so sánh LM393 để đo lường độ sáng trong
môi trường. Thiết bị này có khả năng chuyển đổi độ sáng thành tín hiệu điện, thường
được tích hợp vào các ứng dụng kiểm soát ánh sáng như đèn đường tự động, đèn nền tự
động, hay các dự án điều khiển tự động khác. Cảm biến LM393 có thể được điều chỉnh
ngưỡng độ sáng để kích hoạt các hành động hoặc thiết bị theo nhu cầu sử dụng.

Hình 2.4: Module cảm biến ánh sáng LM393.


Cảm biến ánh sáng LM393 hoạt động dựa trên việc so sánh điện áp tại nút chia áp
(voltage divider) với một ngưỡng được đặt trước. Khi độ sáng vượt qua ngưỡng, đầu ra
của cảm biến thay đổi, cung cấp tín hiệu để kiểm soát các thiết bị hoặc hệ thống khác.
Người sử dụng có thể điều chỉnh ngưỡng độ sáng mong muốn bằng cách điều chỉnh biến
trở điều chỉnh.
Bảng 2.5: Thông số kỹ thuật của cảm biến ánh sáng LM393.

STT Tên thông số Nội dung, số liệu và giá trị

1 Điện áp hoạt động 3.3-5 VDC

2 Dòng điện tiêu thụ 5 mA

3 Mức ra logic 0/1

Bảng 2.6: Thông tin các chân của cảm biến ánh sáng LM393.
Tên chân Chức năng
VCC Kết nối đến nguồn điện dương 5V hoặc 3.3V.
DOUT Tín hiệu đầu ra số, thường được sử dụng để báo hiệu mức độ

12
ánh sáng vượt ngưỡng đã đặt trước.
GND Kết nối đến mức 0V hoặc đất của nguồn điện.

2.2.4 Cảm biến thân nhiệt chuyển động PIR HC-SR501


Cảm biến thân nhiệt chuyển động PIR HC-SR501 hoạt động dựa trên việc phát
hiện bức xạ hồng ngoại (IR) phát ra từ vật thể. Nó có khả năng phát hiện chuyển động
của con người, động vật và các vật thể có phát nhiệt. Cảm biến PIR HC-SR501 cho phép
người dùng điều chỉnh độ nhạy cảm của phạm vi bắt tín hiệu (khoảng cách phát hiện)
và cường độ bức xạ cần thông qua việc điều chỉnh độ nhạy. Ngoài ra, người dùng còn
có thể cài đặt thời gian kích hoạt tín hiệu sau khi phát hiện sự kiện thông qua việc sử
dụng biến trở bên trong cảm biến. Đây là những tính năng quan trọng giúp người dùng
có thể thiết lập cảm biến phù hợp với điều kiện và mục đích sử dụng của mình.

Hình 2.5: Cảm biến thân nhiệt chuyển động PIR HC-SR501.
Cảm biến hồng ngoại PIR hoạt động dựa trên nguyên lý thu nhận bức xạ hồng
ngoại (IR) phát ra từ vật thể. Cảm biến PIR có cấu tạo bao gồm một lăng kính dạng
Fresnel để phân chia tia hồng ngoại vào các vùng (zone) khác nhau. Phía sau lăng kính
là hai sensor (đơn vị thu nhận) để lần lượt nhận tia hồng ngoại từ mỗi vùng. Khi có vật
thể di chuyển, nhiệt độ hai vùng sẽ thay đổi đồng bộ và tạo ra xung điện. Cảm biến có
thể hoạt động ở hai chế độ: chế độ Low (tín hiệu ra không tự giữ sau thời gian trễ) và
chế độ High (tín hiệu ra tự giữ cho đến khi không còn phát hiện chuyển động nữa). Đó
là cách cảm biến PIR phát hiện sự di chuyển cơ bản thông qua việc thu nhận chênh lệch
nhiệt độ hai vùng do tia hồng ngoại.

13
Bảng 2.7: Thông số kỹ thuật của cảm biến thân nhiệt chuyển động PIR HC-SR501.
STT Tên thông số Nội dung, số liệu và giá trị

1 Điện áp hoạt động 4.5V – 20VDC

2 Dòng điện tiêu thụ ≤ 0.05mA

3 Thời gian khóa 2.5s

4 Góc quét ≤ 100 độ

5 Thời gian trễ 5 – 200s, có thể điều chỉnh

6 Nhiệt độ hoạt động -15~70 độ C

7 Độ xa tối đa 6m

Bảng 2.8: Thông tin các chân của cảm biến thân nhiệt chuyển động PIR HC-SR501.
Tên chân Chức năng
VCC Nguồn điện cung cấp cho cảm biến, thường được kết nối với nguồn 5V.
DATA Cung cấp tín hiệu khi phát hiện chuyển động. Khi có chuyển động, tín
hiệu sẽ thay đổi và có thể được sử dụng để kích hoạt các thiết bị khác.
GND Kết nối đất, nối đến mức 0V của nguồn điện.

2.2.5 LCD 1602 và Module I2C


a. LCD 1602
LCD1602 là một sản phẩm thông thường mà hầu như tất cả những ai học và làm
về điện tử đều quen thuộc. Nó thường được sử dụng để hiển thị thông tin, trạng thái
hoặc các thông số khác. Màn hình của LCD1602 được chia thành 2 hàng, mỗi hàng
chứa 16 ký tự. Điểm mạnh của màn hình này nằm ở độ bền cao, khả năng hiển thị rõ
nét, tính dễ sử dụng và sự phổ biến trên thị trường. LCD1602 cũng đi kèm với đèn nền
LED, có thể điều chỉnh độ sáng bằng biến trở hoặc PWM, và được kết nối thông qua 6
dây tín hiệu.

14
Hình 2.6: LCD 1602.
Bảng 2.9: Thông số kỹ thuật của LCD 1602
STT Tên thông số Nội dung, số liệu và giá trị

1 Điện áp hoạt động 3.3 VDC

2 Dòng điện tiêu thụ 1.5 mA

3 Màu nền Xanh

Bảng 2.10: Thông tin các chân của LCD 1602.


Tên chân Chức năng
VSS Kết nối đến mức 0V của nguồn điện.
VDD Kết nối đến nguồn 5V (hoặc nguồn điện khác tùy thuộc vào
mô hình).
VE Cho phép - Tín hiệu này được sử dụng để báo hiệu rằng dữ
liệu đã sẵn sàng để đọc hoặc ghi.
VO Điều chỉnh độ tương phản - Dùng để điều chỉnh độ tương
phản của màn hình.

15
RS Chọn thanh ghi - Xác định xem dữ liệu sẽ được gửi vào thanh
ghi dữ liệu hay thanh ghi lệnh.
RW Đọc/Ghi - Quyết định liệu màn hình sẽ đọc hay ghi dữ liệu.
Trong ứng dụng thường là ghi, do đó thường được kết nối
với mức thấp (GND).
D0 - D7 Dữ liệu từ 0 đến 7 - Dùng để truyền dữ liệu giữa vi điều khiển
và màn hình.
b. Module I2C cho LCD
Các màn hình LCD hiện nay thường có nhiều chân kết nối, và việc kết nối chúng
vào thiết bị phần cứng có thể gây ra một số thách thức đáng kể cho người thực hiện.
Đặc biệt, việc sử dụng nhiều chân kết nối có thể chiếm dụng quá nhiều tài nguyên trên
vi điều khiển và làm thiếu hụt số lượng chân kết nối cho các thiết bị khác. Để giải quyết
vấn đề này, module giao tiếp I2C cho màn hình LCD đã được phát triển để tận dụng ưu
điểm của giao thức I2C.

Hình 2.7: Module giao tiếp I2C cho LCD.


Module giao tiếp I2C cho LCD được sử dụng nhằm mục đích giảm số lượng chân
IO cần thiết để kết nối giữa vi điều khiển và LCD. Cụ thể, module này có tổng cộng 20
chân, trong đó 16 chân kết nối trực tiếp với LCD, còn lại 4 chân gồm: SCL, SDA, VCC,
GND kết nối với vi điều khiển thông qua giao tiếp I2C. Việc sử dụng module I2C cho
phép kết nối LCD chỉ cần 2 chân SCL, SDA thay vì phải dùng ít nhất 6 chân khi kết nối
trực tiếp. Module này tương thích với nhiều loại LCD sử dụng driver HD44780 và phù
hợp với đa dạng vi điều khiển hiện nay. Bên cạnh đó còn tích hợp biến trở điều chỉnh
độ tương phản cho LCD.

16
Bảng 2.11: Thông số kỹ thuật của module I2C cho LCD.
STT Tên thông số Nội dung, số liệu và giá trị

1 Điện áp hoạt động 2.5-6VDC

2 Dòng điện tiêu thụ 0.3 mA

3 Chuẩn giao tiếp I2C

4 Hỗ trợ màn hình LCD1602, LCD1604, LCD2004

Bảng 2.12: Thông tin các chân của I2C cho LCD.
Tên chân Chức năng
GND Nối đất - Kết nối đến mức 0V của nguồn điện.
VCC Nguồn điện dương - Kết nối đến nguồn 5V (hoặc nguồn điện khác
tùy thuộc vào mô-đun).
SDA Dòng dữ liệu chuỗi - Chân này truyền dữ liệu giữa vi điều khiển và
mô-đun LCD.
SCL Dòng đồng hồ chuỗi - Chân này làm nhiệm vụ đồng bộ hóa dữ liệu
truyền đi.
Thư viện < LiquidCrystal_I2C.h> giúp hỗ trợ việc lập trình giữa LCD tích hợp
I2C và ESP32 NodeMCU dễ dàng hơn.
2.2.6 Module relay 5V
Relay 5V là một thiết bị điện tử chuyển đổi được điều khiển bằng một tín hiệu
5V. Relay là một công tắc điện từ, cho phép điều khiển mạch điện cao áp bằng một mạch
điện thấp áp (thường là 5V DC). Điều này làm cho relay trở thành một linh kiện quan
trọng trong nhiều ứng dụng điện tử và dự án IoT.

Hình 2.8: Module relay 5V.

17
Bảng 2.13: Thông số kỹ thuật của Module relay 5V.
STT Tên thông số Nội dung, số liệu và giá trị
1 Điện áp hoạt động 5 VDC
2 Dòng điện tiêu thụ <20mA
3 Điện áp chuyển đổi Thường 220V AC hoặc 30V DC

Bảng 2.14: Thông tin các chân của Module relay 5V


Tên chân Chức năng
VCC Chân này được kết nối với nguồn điện cung cấp cho relay. Thường là
5V DC để điều khiển relay.
GND Chân này được kết nối với mặt đất (Ground) của nguồn điện.
COM Chân này là chân kết nối với mạch điện cao áp (thường là 220V AC).
Khi relay không được kích hoạt, COM kết nối với NC (Normally
Closed).
NO Khi relay không được kích hoạt, chân NO không kết nối với COM. Khi
relay được kích hoạt, NO kết nối với COM.
DO
NC Khi relay không được kích hoạt, chân NC kết nối với COM. Khi relay
được kích hoạt, NC không kết nối với COM.
2.2.7 Động cơ Micro Servo
Động cơ Micro Servo, nhỏ gọn và linh hoạt, thường được tích hợp với hệ thống
điều khiển phản hồi. Được ứng dụng trong robot nhỏ, mô hình điều khiển từ xa, và tự
động hóa nhỏ, động cơ này nổi bật với kích thước nhỏ, độ chính xác cao, và ổn định ở
tốc độ thấp. Hình 2.10 mô tả về hình dáng và sơ đồ chân của động cơ Micro servo.

Hình 2.9: Động cơ Micro servo.

18
Động cơ Micro Servo thường đi kèm với ba dây: một dây cho nguồn điện, một
dây cho đất (ground), và một dây cho tín hiệu điều khiển. Tín hiệu điều khiển thường
được điều chỉnh theo độ góc mong muốn của cơ cấu, giúp nó di chuyển đến vị trí mong
muốn và giữ vững ổn định.
Bảng 2.15: Thông số kỹ thuật của động cơ Micro servo.

STT Tên thông số Nội dung, số liệu và giá trị


1 Điện áp hoạt động 4.8-6 V
2 Dòng điện tiêu thụ 1.6 Kg.cm
3 Lực kéo 100mA-1000mA
4 Tần số 50Hz
5 Độ rộng xung 0.5ms ~ 2.5ms tương ứng 0-180 độ

Bảng 2.16: Thông tin các chân của động cơ Micro servo.
Tên chân Chức năng
VCC Là chân dương, kết nối với nguồn điện
GND Chân âm, kết nối với mối đất để đóng mạch điện.
Signal Chân tín hiệu được sử dụng để gửi các xung điều khiển từ bo điều
khiển (ví dụ như Arduino) đến servo để kiểm soát vị trí và góc
quay.
2.2.8 Động cơ bơm nước

Dựa vào đặc tính và do tính chất đồ án, động cơ bơm nước phải đạt đủ công suất
tưới cho toàn bộ nhà trồng nấm đùi gà nên nhóm chọn động cơ bơm chìm mini 5V.

Hình 2.10: Động cơ bơm R385 12V

19
Bảng 2. 17: Thông số kỹ thuật của động cơ bơm chìm mini 5V.
STT Tên thông số Nội dung, số liệu và giá trị

1 Điện áp định mức 5VDC

2 Dòng điện định mức 0.1A

3 Công suất 0.5W

4 Tốc độ dòng nước 1-2L/phút

2.2.9 Đèn Led

Dựa vào đặc tính và do tính chất đồ án là làm mô hình hệ thống nên nhóm sử dụng
đèn led đỏ 5mm.

Hình 2.11: Đèn led đỏ 5mm

Bảng 2. 18: Thông số kỹ thuật của đèn led đỏ 5mm.


STT Tên thông số Nội dung, số liệu và giá trị

1 Điện áp định mức 3.2-3.5VDC

2 Dòng điện định mức 10-20mA

2.2.10 Máy quạt


Dựa vào đặc tính và do tính chất đồ án là làm mô hình hệ thống nên nhóm sử dụng
quạt tản nhiệt 4x4cm 5V.

Hình 2.12: Quạt tản nhiệt 4x4cm 5V

20
Bảng 2.19: Thông số kỹ thuật của quạt tản nhiệt 4x4cm 5V.
STT Tên thông số Nội dung, số liệu và giá trị

1 Điện áp định mức 5VDC

2 Dòng điện định mức 0.2A

3 Công suất 1W

4 Tốc độ 2800 vòng/phút

2.2.10 Buzzer

Dựa vào đặc tính và do tính chất đồ án là làm mô hình hệ thống nên nhóm sử dụng
buzzer 5V.

Hình 2.13: Buzzer 5V


Bảng 2.20: Thông số kỹ thuật của buzzer 5V
STT Tên thông số Nội dung, số liệu và giá trị

1 Điện áp định mức 5VDC

2 Dòng điện định mức 25mA

3 Tần số cộng hưởng 2300Hz ± 500Hz

4 Biên độ âm thanh >80dB

2.2.11 Module thu phát Wifi NodeMcu ESP32

Module thu phát Wifi ESP32 NodeMCU là kit phát triển dựa trên dòng chip Wifi
SoC ESP32 NodeMCU có tích hợp Wifi 2.4Ghz. Kit có thiết kế dễ sử dụng và lập trình
được, có thể sử dụng trực tiếp trình biên dịch của Arduino để lập trình và nạp code giúp
việc sử dụng và lập trình các ứng dụng trên ESP32 NodeMCU trở nên rất đơn giản.
Module thu phát Wifi ESP32 NodeMCU được dùng cho các ứng dụng cần kết nối, thu

21
thập dữ liệu và điều khiển qua sóng Wifi, đặc biệt là các ứng dụng liên quan đến IoT.
Module ESP32 NodeMCU sử dụng chip nạp và giao tiếp UART dòng CP2102 mới và
ổn định nhất, có khả năng tự nhận Driver trên tất cả các hệ điều hành Window và Linux.

Hình 2.14: Sơ đồ cấu trúc của ESP32 NodeMCU.


Bảng 2.21: Thông số kỹ thuật của Module ESP32 NodeMCU.
STT Tên thông số Nội dung, số liệu và giá trị

1 IC chính ESP32

2 Phiên bản firmware NodeMCU

3 Chip nạp và giao tiếp UART CP2102

4 GPIO Tương thích hoàn toàn với firmware

5 Nguồn được cấp 5VDC MicroUSB hoặc Vin

6 Điện áp giao tiếp GPIO mức 3.3VDC

7 Trình biên dịch Arduino

Bảng 2.22: Thông tin các chân của Module relay 5V.
Tên chân Chức năng
3V3 Điện áp cung cấp 3.3V. Bạn có thể sử dụng chân này để cung cấp

22
nguồn cho các thiết bị hoạt động ở điện áp 3.3V.
GND Chân đất, được kết nối với mặt đất của nguồn điện.
EN Chân này được sử dụng để kích hoạt hoặc tắt nguồn cho module.
VIN Chân này được sử dụng để cung cấp điện áp từ nguồn ngoại vi vào
module, thông thường là 5V.
TXD0 và Chân TXD0 (Transmit Data) và RXD0 (Receive Data) được sử dụng
RXD0 để giao tiếp qua chuẩn UART, thường dùng cho việc gửi và nhận dữ
liệu với máy tính hoặc các thiết bị khác.
Dx Chân số từ D0 đến D15 là chân số học (Digital I/O Pins) và có thể
được sử dụng cho đầu vào hoặc đầu ra kỹ thuật số. Một số trong số
chúng cũng có thể được sử dụng cho các chức năng khác như PWM
(Pulse Width Modulation) hoặc I2C (Inter-Integrated Circuit).
A0 Chân này được sử dụng để đọc giá trị đầu vào tương tự từ các cảm
biến analog.
SCL và SDA Chân SCL (Serial Clock Line) và SDA (Serial Data Line) được sử
dụng cho giao tiếp I2C với các thiết bị khác.
RST Chân này được sử dụng để đặt lại (reset) module ESP32.
5V và GND Chân 5V và GND được sử dụng để cung cấp nguồn điện cho module
từ nguồn ngoại vi.

Thư viện <WiFi.h>, <Wire.h> giúp hỗ trợ việc lập trình ESP32 NodeMCU dễ dàng
hơn.
2.3 Các chuẩn giao tiếp
2.3.1 Chuẩn giao tiếp I2C
I2C, giao thức được Philips Semiconductors phát triển, sử dụng hai đường SCL và
SDA để truyền dữ liệu giữa trung tâm xử lý và nhiều IC trên cùng một bo mạch, đơn
giản và phổ biến trong giao tiếp vi điều khiển với các loại IC như cảm biến, hiển thị,
thiết bị IoT, EEPROM, ... Dữ liệu truyền qua đường SDA được đồng bộ với xung clock
từ SCL.

23
Hình 2.15: Mô tả kết nối của I2C.
Theo hình 2.16 ở trên, giao tiếp I2C bao gồm một Master (thiết bị chủ) và các
Slave (thiết bị tớ). Cả Master và các Slave sử dụng chung 2 dây SDA và SCL nối lên
nguồn dương qua điện trở kéo lên. Bus I2C có thể hoạt động ở ba chế độ: tiêu chuẩn,
nhanh, và siêu tốc. Quá trình truyền nhận giữa Master và Slave diễn ra như sau:
Master gửi xung START đến tất cả các Slave, báo hiệu bắt đầu quá trình truyền
nhận.
Sau đó, Master gửi 8 bit dữ liệu, bao gồm 7 bit địa chỉ của Slave cần giao tiếp và
1 bit yêu cầu truyền hoặc nhận dữ liệu.
Tất cả các Slave nhận được chuỗi 8 bit này, sau đó so sánh với địa chỉ của mình.
Nếu trùng khớp, Slave trả lời bằng cách gửi xung ACK.
Quá trình truyền nhận giữa 2 thiết bị diễn ra. Dữ liệu của Master gửi thành công
sẽ được Slave trả lời bằng xung ACK.
Kết thúc quá trình truyền nhận khi Master gửi xung STOP.
2.3.4 Chuẩn giao tiếp UART
UART là giao thức truyền dữ liệu không đồng bộ phổ biến trong giao tiếp giữa
các thiết bị như Wifi, Bluetooth, Xbee, module RFID với các nền tảng như Raspberry
Pi, Arduino, và các vi điều khiển khác. Đây là chuẩn giao tiếp phổ biến trong công
nghiệp. Trong giao tiếp UART, hai thiết bị UART giao tiếp trực tiếp với nhau.
Thiết bị gửi trong UART chuyển đổi dữ liệu từ song song sang nối tiếp và truyền
nó đến thiết bị nhận. Thiết bị nhận sau đó chuyển đổi dữ liệu nối tiếp thành song song
để sử dụng cho các thiết bị khác, sử dụng chân Truyền (Tx) và Nhận (Rx) của mỗi thiết
bị UART.

24
Hình 2.16: Mô tả kết nối của UART.
UART truyền dữ liệu không đồng bộ, không có tín hiệu đồng hồ để đồng bộ hóa.
Thay vào đó, nó sử dụng bit bắt đầu và dừng để xác định khung dữ liệu. Dữ liệu truyền
song song, được gửi với các bit bắt đầu, bit chẵn lẻ (nếu có), và các bit dừng tạo thành
khung. Khung dữ liệu được truyền từ chân Tx của UART.
Phía nhận của UART đọc khung từ chân Rx, loại bỏ các bit không cần thiết. Dữ
liệu sau đó được chuyển từ nối tiếp sang song song để sử dụng bởi các thiết bị khác.
Giao tiếp UART hoạt động hiệu quả, đảm bảo tính toàn vẹn của dữ liệu truyền đi.
2.3.3 Chuẩn giao tiếp SPI
SPI là giao thức giao tiếp linh hoạt, cho phép truyền dữ liệu mà không bị chia cắt,
và không yêu cầu điều kiện bắt đầu hoặc kết thúc đặc biệt cho mỗi gói. Thực hiện trong
mô hình master-slave, với master kiểm soát và giao tiếp với nhiều slave khác nhau,
thường là cảm biến, màn hình, hoặc chip nhớ. Cấu hình cơ bản của SPI có thể bao gồm
một master và một slave, nhưng một master có thể kiểm soát nhiều slave khác nhau..

Hình 2.17: Giao tiếp SPI một thiết bị.


Trong giao tiếp SPI:

- SCLK là tín hiệu xung nhịp đồng bộ hóa dữ liệu giữa master và slave, xác định
tốc độ truyền dữ liệu.

- Slave Select cho phép master chọn slave cụ thể để giao tiếp.

25
- MOSI và MISO là các đường truyền dữ liệu từ master đến slave và ngược lại.

Các bước truyền dữ liệu bao gồm master phát xung nhịp, chọn slave, gửi và nhận
dữ liệu bit theo thứ tự quan trọng từng bit trên đường tương ứng.
2.4 Mô hình IT ứng dụng trong nhà trồng nấm đùi gà
Sự tiến bộ của nông nghiệp thông minh trở thành yếu tố quan trọng không chỉ đối
với ngành nông nghiệp toàn cầu mà còn ở Việt Nam. Điều này là kết quả của biến đổi
khí hậu, tăng cường nhu cầu lương thực và thực phẩm, cũng như ảnh hưởng từ cuộc
cách mạng công nghiệp 4.0.
Hệ thống IoT giám sát nhà trồng nấm đùi gà không chỉ cung cấp giải pháp theo
dõi môi trường mà còn thực hiện việc tự động điều khiển các thiết bị để đảm bảo môi
trường chăm sóc nấm được duy trì ổn định. Người sử dụng có thể theo dõi thông tin
nội dung nhà trồng nấm thông qua giao diện web, trong khi phần mềm tự động phân
tích dữ liệu và đưa ra giải pháp điều khiển thiết bị phù hợp.

Hình 2.18: Mô hình giám sát nhà trồng nấm đùi gà.
2.5 Tổng quan về công nghệ IoT
Internet of Things (IoT) là cái gì đó như một đám đông công cộng của các vật
dụng thông minh, kết nối với internet để trao đổi thông tin. Trong đám này, có cả bọn
cảm biến, bộ nối đồng bộ, và hệ thống mạng. Các cảm biến lượm lặt dữ liệu từ xung
quanh, rồi bọn nối đồng bộ truyền thông tin lên đám mây để xử lý. IoT đang "đánh bại"
nhiều lĩnh vực, như y tế, công nghiệp, và thậm chí là thành phố "cool" với những vấn

26
đề về an toàn, bảo mật, và quản lý dữ liệu. Có lẽ đây là cái đang hot, nhưng với nó cũng
đi kèm những vấn đề về riêng tư, bảo mật, và việc giữ gìn dữ liệu mà phải cân nhắc thận
trọng. IoT đang biến đổi cách mình giao tiếp với thế giới, từ việc tự kiểm tra sức khỏe
đến việc quản lý nước trong nông nghiệp. Chấp nhận IoT vào cuộc sống hàng ngày giúp
tối ưu hóa công việc, giảm thiểu lãng phí tài nguyên, và tạo nên một môi trường số thông
minh. Nhưng điều này cũng đi đôi với những vấn đề về riêng tư, bảo mật, và quản lý dữ
liệu mà cần phải "nhìn nhận" để đảm bảo rằng IoT sẽ phát triển mạnh mẽ và bền vững.
2.6 Tổng quan về Web
Web là một không gian số dành cho truy cập thông tin và tương tác trực tuyến.
Xuất hiện từ sự phát triển của Internet, Web không chỉ là công nghệ mà còn là một môi
trường kết nối, tạo cơ hội cho mọi người tham gia và chia sẻ thông tin. Dựa trên mô hình
mã nguồn mở, Web đã mở rộng khả năng và chức năng của mình thông qua sự đóng
góp của cộng đồng lập trình viên. Với giấy phép mở, Web cho phép sự đa dạng và sáng
tạo trong xây dựng ứng dụng và trang web. Ngày nay, Web không chỉ xuất hiện trên
máy tính mà còn trên nhiều thiết bị khác nhau như điện thoại di động, máy tính bảng,
TV thông minh, mở ra không gian lớn cho giao tiếp, mua sắm, giáo dục và giải trí.
2.7 Google Firebase
Google Firebase, do Google hỗ trợ, là một nền tảng phát triển ứng dụng cho
Android, iOS và Web.

Hình 2.19: Một số công cụ do Firebase cung cấp.


Firebase cung cấp ba dịch vụ chính: cơ sở dữ liệu thời gian thực, xác thực người

27
dùng, và lưu trữ. Sử dụng SDK Firebase iOS, bạn có thể phát triển ứng dụng mà không
cần mã máy chủ. Firebase quản lý dữ liệu thời gian thực, giúp trao đổi dữ liệu nhanh
chóng và đồng bộ trên các thiết bị. Có nhiều lợi ích khi sử dụng Firebase, từ đồng bộ
hóa dữ liệu trên nhiều nền tảng đến quản lý dễ dàng qua bảng điều khiển Firebase. Tuy
nhiên, có nhược điểm như hạn chế truy vấn và lập chỉ mục, và không thể truy vấn người
dùng hoặc tệp được lưu trữ.
2.8 Tổng quan về các công cụ hỗ trợ xây dựng và lập trình cho hệ thống
2.8.1 Proteus
Proteus là một phần mềm mô phỏng hệ thống và thiết kế vi mạch (EDA) phổ biến
được sử dụng trong lĩnh vực điện tử. Nó cung cấp môi trường ảo cho việc phát triển và
kiểm thử mạch điện tử mà không cần phải xây dựng chúng vật lý. Proteus cho phép
người sử dụng mô phỏng hoạt động của các linh kiện điện tử và xem kết quả một cách
thời gian thực. Nó hỗ trợ nhiều ngôn ngữ lập trình và giúp kỹ sư, sinh viên dễ dàng thử
nghiệm ý tưởng, kiểm tra mạch và phát triển các dự án điện tử một cách hiệu quả. Điều
này giúp tiết kiệm thời gian và chi phí trong quá trình phát triển sản phẩm điện tử.

Hình 2.20: Giao diện phần mềm Proteus.


Để tạo một file Proteus với kích thước A4, bạn có thể thực hiện các bước sau:
 B1: Mở phần mềm Proteus trên máy tính của bạn.
 B2: Chọn "File" -> "New Project" để tạo một dự án mới.
 B3: Gõ tên cho dự án của bạn và chọn thư mục lưu trữ.

28
 B4: Sau khi tạo dự án, thêm một tấm mạch vào dự án bằng cách chọn "Place" ->
"PBC" (Printed Circuit Board).
 B5: Khi tấm mạch xuất hiện, chọn tấm mạch đó và mở cửa sổ Properties. Trong
cửa sổ Properties, bạn sẽ thấy các tùy chọn về kích thước. Chọn kích thước A4
hoặc nhập kích thước cụ thể của bạn (ví dụ: chiều rộng 210mm, chiều cao 297mm
cho kích thước A4).
 B6: Tiếp theo, thêm linh kiện và kết nối chúng trên tấm mạch.
 B7: Nếu bạn muốn mô phỏng mạch, thêm linh kiện mô phỏng và thiết lập các
thông số cần thiết.
 B8: Trước khi xuất file, kiểm tra mạch của bạn để đảm bảo không có lỗi.
 B9: Sau khi hoàn thành, chọn "File" -> "Export" để xuất file.
 B10: Chọn định dạng xuất tùy thuộc vào mục đích của bạn, ví dụ như xuất ra
hình ảnh, PDF, hoặc Gerber file.
 B11: Chọn đường dẫn lưu trữ và xuất file theo định dạng bạn đã chọn.
 B12: Mở file đã xuất để đảm bảo rằng kích thước của nó là A4 như bạn đã đặt.
2.8.2 Arduino IDE
Arduino IDE là môi trường phần mềm sử dụng để lập trình và nạp chương trình
cho các bo mạch Arduino. Nó cung cấp một giao diện đơn giản và thân thiện dành cho
người mới học và chuyên gia phát triển. Với Arduino IDE, bạn có thể viết mã cho các
dự án điện tử, từ những công việc cơ bản như đèn LED cho đến những ứng dụng phức
tạp hơn như robot và cảm biến thông minh.
Môi trường này tích hợp nền tảng cơ bản để lập trình, sử dụng ngôn ngữ lập trình
C/C++. Nó cũng đi kèm với thư viện lớn giúp đơn giản hóa quá trình phát triển. Arduino
IDE hỗ trợ nhiều loại bo mạch Arduino khác nhau và dễ dàng mở rộng cho các dự án đa
dạng.
Với giao diện đồ họa thân thiện, Arduino IDE giúp người dùng tập trung vào
sáng tạo và thử nghiệm ý tưởng mà không gặp phải nhiều khó khăn về việc cấu hình.
Nó là công cụ quan trọng không chỉ cho các học viên, sinh viên mà còn cho cộng đồng
sáng tạo và phát triển trong lĩnh vực IoT và điện tử DIY.

29
Hình 2.21: Giao diện phần mềm Arduino IDE.
Các bước tạo một trang mới và lập trình:
 B1: Mở Arduino IDE: Khởi chạy phần mềm trên máy tính.
 B2: Tạo Project mới (nếu cần): Chọn "File" -> "New" để bắt đầu một dự án mới.
 B3: Tạo Tab mới (nếu cần): Tạo tab code mới qua "File" -> "New Tab."
 B4: Viết code: Trong tab mới, bắt đầu viết mã của bạn bằng ngôn ngữ lập trình
C/C++.
 B5: Lưu Project: Đảm bảo lưu dự án với "File" -> "Save" hoặc "File" -> "Save
As."
 B6: Kiểm tra Code: Sử dụng nút "Verify" để kiểm tra lỗi cú pháp.
 B7: Tải lên Board Arduino: Kết nối và chọn "Upload" để tải mã lên board.
 B8: Kiểm tra và Debug (nếu cần): Sử dụng cổng console để theo dõi thông điệp
debug và lỗi. Đảm bảo cấu hình board và cổng COM đúng.
2.8.3 Visual Studio Code
Visual Studio Code là trình soạn thảo mã nguồn mở đa nền tảng và miễn phí do
Microsoft phát triển.
Với giao diện trẻ trung, sáng sủa, Visual Studio Code cho phép lập trình viên
"làm mưa làm gió" với các dự án của mình.
Nhiều tính năng hữu ích khiến Visual Studio Code trở thành người bạn đồng hành
thân thiết của nhiều "huyền thoại" mã nguồn mở. Phần mềm hỗ trợ mạnh mẽ tự động
hoàn thiện, nhận diện lỗi, kiểm tra code giúp lập trình viên "bay nhẹ tay" hơn.

30
Với các plugin phong phú, Visual Studio Code giúp các lập trình viên dễ dàng
"chuyển đổi" giữa các ngôn ngữ lập trình như JavaScript, TypeScript, C++, Python...
một cách linh hoạt.
Nói tóm lại, Visual Studio Code giúp các lập trình viên "tận hưởng khả năng phi
hạn chế" trong quá trình phát triển phần mềm.

Hình 2.22: Giao diện phần mềm Visual Studio Code.


Dưới đây là các bước cơ bản để tạo một trang code trong Visual Studio Code:
 B1: Mở Visual Studio Code: Khởi động Visual Studio Code trên máy tính của
bạn.
 B2: Chọn "File" trong thanh menu ở phía trên cùng bên trái. Chọn "New File"
hoặc sử dụng phím tắt Ctrl + N (Windows/Linux) hoặc Cmd + N (Mac) để tạo
một file mới.
 B3: Chọn "File" và chọn "Save" hoặc sử dụng phím tắt Ctrl + S (Windows/Linux)
hoặc Cmd + S (Mac). Chọn nơi bạn muốn lưu file và đặt tên cho file.
Viết Code:
 Bắt đầu viết code trong file của bạn.
 Chọn ngôn ngữ lập trình mong muốn bằng cách mở file với phần mở rộng tương
ứng (ví dụ: .js cho JavaScript, .py cho Python).
 Chạy Code: Nếu bạn đang phát triển ứng dụng hoặc script, sử dụng các phần mở
rộng hoặc tích hợp để chạy code.

31
CHƯƠNG 3: THIẾT KẾ VÀ XÂY DỰNG HỆ THỐNG
3.1 Yêu cầu, mô hình tổng thể và sơ đồ khối hệ thống
3.1.1 Yêu cầu hệ thống

Dựa trên những thách thức và phương pháp mà chúng tôi đã đề cập trong đề tài
"Thiết kế hệ thống IoT giám sát nhà trồng nấm đùi gà", nhóm của chúng tôi đã triển
khai và xây dựng một hệ thống để đảm bảo thực hiện các chức năng sau đây:

- Bật tắt đèn điện trong phòng từ xa.

- Trang Web giới thiệu về nấm đùi gà và cho phép đăng nhập vào trang giám sát
điều khiển dành cho những người nội bộ.

- Thu thập dữ liệu nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng, khoảng cách và chuyển động thông
qua các cảm biến thông dụng.
- Có chuông cảnh báo khi nhiệt độ hoặc độ ẩm vượt ngưỡng yêu cầu.
- Tự động mở cửa khi có người vào, đèn tự bật khi trời tối, tự động bật đèn khi có
người vào.

- Điều khiển các thiết bị từ xa như quạt, máy bơm, đèn, máy lạnh và giám sát nhiệt
độ, độ ẩm, ánh sáng trong phòng.
3.1.2 Mô hình tổng thể
Dựa vào các yêu cầu của người dùng ta có thể thiết kế được mô hình tổng thể và vị
trí chi tiết hệ thống của các thiết bị trong phòng.

Hình 3.1: Mô hình tổng thể của hệ thống.

32
3.1.3 Sơ đồ khối hệ thống và chức năng từng khối

Hình 3.2: Sơ đồ khối hệ thống.


Chức năng từng khối:

- Khối nguồn: cung cấp nguồn cho hệ thống hoạt động.

- Khối hiển thị: hiển thị các thông số nhiệt độ, độ ẩm của phòng.

- Khối cảm biến nhiệt độ, độ ẩm: có nhiệm vụ thu nhận nhiệt độ và độ ẩm từ môi
trường rồi truyền cho bộ xử lý trung tâm.

- Khối cảm biến ánh sáng: có nhiệm vụ thu nhận mức độ ánh sáng từ môi trường
rồi truyền cho bô xử lý trung tâm.

- Khối cảm biến khoảng cách: đo khoảng cách giữa người và cửa vào để truyền
vào bộ xử lý trung tâm cho phép đóng hay mở cửa.

- Khối cảm biến chuyển động: phát hiện có người chuyển động hay không rồi
truyền vào bộ xử lý trung tâm.

33
- Khối bơm nước: máy bơm để bơm nước khi được cho phép.

- Khối ánh sáng: đèn để bật tắt chiếu sáng khi cần thiết.

- Khối mở cửa: đóng mở cửa khi thỏa điều kiện.

- Khối làm mát: quạt và điều hòa làm mát hệ thống, khi thời gian mở cửa quá lâu
sẽ tự tắt điều hòa để tiết kiệm điện.

- Khối cảnh báo: buzzer tự động bật tắt khi nhiệt độ, độ ẩm quá mức cho phép.

- Khối điều khiển trung tâm: xử lý các dữ liệu đưa vào và trả ra các tín hiệu điểu
khiển và hiển thị.

- Khối Web: giúp liên kết và điều khiển các thiết bị giữa phần mềm và phần cứng
thông qua internet.
3.1.4 Hoạt động của hệ thống

Hệ thống hoạt động như sau:

Các cảm biến nhiệt độ, độ ẩm và ánh sáng trong hệ thống thu thập các dữ liệu về
nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng gửi về VĐK ESP32. ESP 32 truyền tín hiệu lên LCD hiện
nhiệt độ và độ ẩm, khi nhiệt độ và độ ẩm bình thường thì hiện “Nhiệt độ, độ ẩm bình
thường”, nếu quá ngưỡng thì hiện cảnh báo “Nhiệt độ cao”, “Độ ẩm cao” hoặc “Nhiệt
độ thấp”, “Độ ẩm thấp”, lúc đó chuông (buzzer) sẽ kêu báo tín hiệu.

Cảm biến chuyển động thu thấp dữ liệu về chuyển động sau đó gửi về VĐK ESP32
để báo có người hay không và từ đó VĐK ESP32 điều khiển bật/tắt đèn. Cảm biến
khoảng cách đo khoảng cách từ cửa vào tới phía trước sau đó cũng gửi về VĐK ESP32,
khi có người đến trong phạm vi khoảng cách 10cm thì servo điều khiển cửa sẽ mở cửa
và sau 3 giây nếu không có bất cứ ai trong khoảng cách 10cm thì cửa sẽ đóng. Tương
tự như vậy cảm biến ánh sáng thu thập dữ liệu về ánh sáng gửi về cho VĐK ESP32, khi
trời tối thì VĐK sẽ điều khiển đèn tự bật và khi trời sáng thì đèn sẽ tắt đi.

Các thiết bị ngoại vi như máy bơm, quạt, điều hòa đều được điều khiển thông qua
WEB. Và trang WEB được thiết kế là một trang thông tin và có phần điều khiển để đăng
nhập điều khiển, khi đăng nhập đúng ta mới được xem các thông tin về các cảm biến và
thiết bị ở trên.

34
3.2 Thiết kế phần cứng hệ thống
Trong quá trình thiết kế phần cứng của hệ thống, nhóm chúng tôi tập trung chủ yếu
vào việc mô hình hóa nhỏ để đạt được cái nhìn tổng thể cho sản phẩm. Việc chọn lựa
và tính toán các module trong hệ thống được thực hiện cẩn thận, hướng đến việc chọn
những loại có chất lượng tốt trong phạm vi ngân sách, nhằm đảm bảo sự đáng tin cậy
cho các yêu cầu đặc thù của hệ thống.
3.2.1 Khối cảm biến nhiệt độ, độ ẩm
Cảm biến nhiệt độ, độ ẩm DHT11 được sử dụng để thu thập dữ liệu về nhiệt độ và
độ ẩm trong phòng. Việc sử dụng cảm biến này vì nó có giá thành hợp lý và mang lại độ
chính xác cao.
Về kết nối phần cứng, chân VCC nối với nguồn 5V, GND nối đất, chân DATA kết
nối với chân G25 của ESP32. Mô tả kết nối giữa cảm biến DHT11 và ESP32 như theo
hình 3.3

Hình 3.3: Sơ đồ kết nối cảm biến nhiệt độ, độ ẩm DHT11 với ESP32.
Về hoạt động, khi cảm biến DHT11 được kết nối với chân G25 của ESP32, quá
trình hoạt động bao gồm việc ESP32 gửi một xung bắt đầu để kích hoạt DHT11. Sau
đó, DHT11 tiến hành đo nhiệt độ và độ ẩm, chuyển đổi dữ liệu đo thành tín hiệu kỹ thuật
số và truyền về ESP32 qua chân G25. ESP32 đọc và giải mã dữ liệu này, xử lý thông tin
về nhiệt độ và độ ẩm, sau đó có thể hiển thị hoặc sử dụng dữ liệu đó cho các mục đích
khác trong chương trình. Quá trình này cho phép ESP32 liên tục theo dõi và cập nhật

35
thông tin về môi trường từ cảm biến DHT11.
3.2.2 Khối cảm biến ánh sáng
Cảm biến ánh sáng LM393 được sử dụng để thu thập dữ nhiệt độ sáng của môi
trường. Việc sử dụng cảm biến này có mục đích dùng để tự động bật tắt đèn khi ánh sáng
không đủ.
Về kết nối phần cứng, chân VCC nối với nguồn 5V, GND nối đất, chân DOUT kết
nối với chân G32 của ESP32. Mô tả kết nối giữa cảm biến LM393 và ESP32 như theo hình
3.4

Hình 3.4: Sơ đồ kết nối cảm biến ánh sáng LM393 với ESP32.
Về hoạt động, khi LM393 được kết nối với chân số G32 của ESP32, nó hoạt động
như một bộ so sánh tiêu chuẩn, so sánh mức điện áp đầu vào từ cảm biến hoặc nguồn khác
với một ngưỡng được đặt trước. Khi mức đầu vào vượt qua ngưỡng so sánh, LM393 tạo
ra một tín hiệu ra, được kết nối với chân số 7 của ESP32. ESP32 có thể đọc trạng thái của
tín hiệu ra để xác định trạng thái so sánh. Việc này cung cấp thông tin về trạng thái hoặc
sự thay đổi trong môi trường và giúp ESP32 thực hiện các hành động tương ứng.
3.2.3 Khối cảm biến khoảng cách
Cảm biến siêu âm HC-SR04 được sử dụng để thu thập dữ liệu về khoảng cách
đến 1 vật. Việc sử dụng cảm biến này có mục đích dùng để tự động mở cửa khi có người
vào.

36
Về kết nối phần cứng, chân VCC nối với nguồn 5V, GND nối đất, chân ECHO
kết nối với chân số G31 của ESP32, chân TRIG kết nối với chân số G35 của ESP32. Mô
tả kết nối giữa cảm biến HC-SR04 và ESP32 như theo hình 3.5

Hình 3.5: Sơ đồ kết nối cảm biến siêu âm HC-SR04 với ESP32.
Về hoạt động, khi chân ECHO của cảm biến siêu âm HC-SR04 được nối với chân G31
và chân TRIG với chân G35 của ESP32, quá trình hoạt động bao gồm việc ESP32 gửi
xung kích thích HC-SR04. Cảm biến phát sóng siêu âm và đo thời gian giữa khi phát và
nhận sóng phản xạ. Sự chênh lệch thời gian này được chuyển đổi thành khoảng cách và
truyền về ESP32 qua chân ECHO. ESP32 sử dụng thông tin này để thực hiện các hành
động điều khiển hoặc đo lường, cung cấp một cách hiệu quả để đo khoảng cách trong
dự án IoT.
3.2.4 Khối cảm biến chuyển động
Cảm biến thân nhiệt chuyển động PIR HC-SR501 được sử dụng để thu thập dữ
liệu về việc có chuyển động hay không. Việc sử dụng cảm biến này có mục đích dùng
để thông báo khi có người vào phòng.
Về kết nối phần cứng, chân VCC nối với nguồn 5V, GND nối đất, chân DOUT
kết nối với chân G33 của ESP32. Mô tả kết nối giữa cảm biến HC-SR501 và ESP32 như
theo hình 3.6

37
Hình 3.6: Sơ đồ kết nối cảm biến thân nhiệt chuyển động PIR HC-SR501 với ESP32.
Về hoạt động, cảm biến chuyển động PIR HC-SR501 hoạt động dựa trên nguyên
tắc phát hiện sự chuyển động qua việc đo biến động nhiệt độ trong môi trường. Khi kết
nối chân OUT của cảm biến với chân G33 của ESP32, cảm biến sẽ tạo ra một tín hiệu
điện khi phát hiện sự chuyển động. ESP32 đọc trạng thái của chân G33 để kiểm tra sự
phát hiện và có thể sử dụng thông tin này để thực hiện các hành động điều khiển trong
ứng dụng.
3.2.5 Khối hiển thị
LCD 1602 được sử dụng để hiển thị các thông tin về nhiệt độ, độ ẩm, báo hiệu
khi nhiệt độ, độ ẩm quá ngưỡng cho phép. Chọn sử dụng thêm module giao tiếp I2C
giữa LCD và khối xử lý trung tâm. Bên trong module giao tiếp I2C là mạch mở rộng
chân I/O PCF8574 được sử dụng để mở rộng chân giao tiếp I/O của vi điều khiển thông
qua giao tiếp I2C. Ngõ vào module là 16 chân LCD, sử dụng nguồn 5V cho cả khối hiển
thị, ngõ ra là 2 chân SDA và SCL kết nối trực tiếp đến SDA, SCL của khối điều khiển
trung tâm.
Về kết nối phần cứng, chân SLC nối chân G22, SDA nối chân G21 của ESP32.
Mô tả kết nối giữa LCD tích hợp I2C và ESP32 NodeMCU như theo hình 3.7

38
Hình 3.7: Sơ đồ kết nối LCD tích hợp I2C với ESP32 NodeMCU.
Về hoạt động, module LCD1602 tích hợp I2C được kết nối với ESP32 thông qua
giao tiếp I2C, sử dụng chân SDA và SCL. Chân SDA của I2C nối với chân G21 của
ESP32, trong khi chân SCL kết nối với chân G22 của ESP32. Vi xử lý I2C trên
LCD1602 đảm bảo việc điều khiển giao tiếp I2C với ESP32. Nguồn điện và đèn nền
(nếu có) được cấp từ ESP32. ESP32 gửi dữ liệu và lệnh điều khiển đến LCD1602 qua
giao tiếp I2C, cho phép hiển thị thông tin trên màn hình LCD 16x2.
3.2.6 Khối bơm nước
Sử dụng máy bơm mini 5V thông qua relay 5V để thực hiện bơm nước.
Về kết nối phần cứng, chân VCC của relay nối với nguồn 5V, GND nối đất, D0
kết nối với chân G17 của ESP32, chân COM nối VCC và chân NO nối với máy bơm.
Mô tả kết nối giữa máy bơm, relay và ESP32 NodeMCU như theo hình 3.8

Hình 3.8: Sơ đồ kết nối LCD tích hợp I2C với ESP32 NodeMCU.

39
Về hoạt động, máy bơm mini 5V được tích hợp vào hệ thống thông qua một relay
5V. Relay được sử dụng để điều khiển nguồn điện đến máy bơm và được kết nối với
ESP32 để quản lý trạng thái hoạt động của máy bơm. ESP32, như là bộ điều khiển chính,
gửi tín hiệu điều khiển đến relay thông qua một chân GPIO. Khi ESP32 muốn bật máy
bơm, nó mở relay, cho phép nguồn điện 5V chạy tới máy bơm và kích hoạt nó. Khi
muốn tắt máy bơm, ESP32 đóng relay, ngắt nguồn điện và dừng hoạt động của máy
bơm.
3.2.7 Khối ánh sáng
Sử dụng đèn LED xanh 5mm để thực hiện mô phỏng chiếu sáng.
Về kết nối phần cứng, DEN-AUTO VÀ DEN-ON/OF được nối với điện trở 22 ôm
và lần lượt nối với chân G0 và G2 ESP32 NodeMCU, chân còn lại nối đất như theo hình
3.9

Hình 3.9: Sơ đồ kết nối LED đỏ 5mm với ESP32 NodeMCU.


Về hoạt động, LED 5mm được kết nối với ESP32 theo cơ bản là thông qua một
chân GPIO. Chân dương của LED được liên kết với một chân GPIO trên ESP32, trong khi
chân âm được kết nối với đất. Trạng thái hoạt động của LED phụ thuộc vào trạng thái của
chân GPIO đó trên ESP32. Khi chân GPIO ở mức HIGH, LED sáng, và khi chân GPIO ở
mức LOW, LED tắt.
3.2.8 Khối làm mát
Sử dụng quạt mini 5V và LED đỏ 5mm tượng trưng cho điều hòa để làm mát cho
phòng.
Về kết nối phần cứng, chân VCC của relay nối với nguồn 5V, GND nối đất, D0

40
kết nối với chân số G16 của ESP32, chân COM nối VCC và chân NO nối với quạt. Về
điều hòa ta sử dụng led đỏ 5mm để thay thế, nối tương tự như khối ánh sáng ở trên vào
chân G4 của ESP32. Mô tả kết nối giữa quạt, relay, led điều hòa và ESP32 NodeMCU
như theo hình 3.10

Hình 3.10: Sơ đồ kết nối quạt và điều hòa với ESP32 NodeMCU.
Về hoạt động, tương tự như cách hoạt động của máy bơm và đèn LED xanh.
3.2.9 Khối cảnh báo
Sử dụng buzzer 5V làm chuông cảnh báo.
Về kết nối phần cứng, chân anot nối với chân G14 của ESP32 chân cathot nối
GND. Kết nối giữa buzzer và ESP32 NodeMCU như theo hình 3.11

=
Hình 3.11: Sơ đồ kết nối buzzer với ESP32 NodeMCU.

41
Về hoạt động: Khi chân anot được đưa lên cao (HIGH) thông qua vi điều khiển
ESP32 và chân cathot được kết nối với một chân GND, dòng điện sẽ chạy qua buzzer, tạo
ra âm thanh do cấu trúc cơ học bên trong buzzer. Quy trình này tạo ra các dao động cần
thiết để phát ra âm thanh mong muốn từ buzzer.
3.2.10 Khối mở cửa
Sử dụng servo để thực hiện đóng mở cửa.
Về kết nối phần cứng, chân điều khiển nối với chân G26 của ESP32, chân VCC nối
nguồn và GND nối đất. Kết nối giữa servo và ESP32 NodeMCU như theo hình 3.12

Hình 3.12: Sơ đồ kết nối servo với ESP32 NodeMCU.


Về hoạt động: Khi servo motor được kết nối với ESP32, quá trình hoạt động bao
gồm việc cung cấp nguồn điện 5V cho servo, kết nối chân tín hiệu điều khiển của servo
với một chân GPIO của ESP32, và sử dụng tín hiệu PWM để điều khiển góc quay của
motor. ESP32 gửi tín hiệu PWM với độ rộng xung biểu thị góc quay mong muốn. Servo
motor, nhận được tín hiệu này, di chuyển đến vị trí ứng với góc quay được xác định. Quá
trình này cho phép vi điều khiển chính xác điều khiển và định vị servo motor theo nhu cầu
của ứng dụng.
3.2.11 Khối xử lý trung tâm
Khối xử lý trung tâm đảm nhiệm vai trò xử lý cho toàn hệ thống, chọn ESP32 làm
khối xử lý trung tâm vì nó đảm bảo số chân kết nối với các thiết bị ngoại vi, bộ nhớ lớn và
hoạt động tương đối ổn định.
Mô tả kết nối cho ESP32 NodeMCU được thể hiện như hình 3.13:

42
Hình 3.13: Sơ đồ kết nối của khối xử lý trung tâm.
Trên đây là toàn bộ sơ đồ kết nối các khối, sơ đồ nguyên lý toàn hệ thống được trình
bày cuối chương.
3.2.12 Khối nguồn
Sau khi hoàn thành thiết kế các khối cảm biến, hiển thị, thiết bị và khối điều khiển
trung tâm, chúng tôi tiến hành thiết kế khối nguồn. Để thiết kế khối nguồn, chúng tôi liệt
kê và phân tích các thông số dòng điện tiêu thụ và điện áp sử dụng trong các linh kiện.
Qua đó, chúng tôi cũng có thể sử dụng nguồn từ nguồn adapter để cung cấp nguồn điện
hoạt động cho hệ thống.
Bảng 3.1: Số liệu điện áp và dòng tiêu thụ các linh kiện trong hệ thống.
Tên linh kiện Điện áp (V) Dòng tiêu thụ Số lượng
(mA)
Cảm biến nhiệt độ, độ ẩm DHT11 5 2.5 1

Cảm biến ánh sáng 5 5 1

Cảm biến siêu âm HC-SR04 5 2 1

Cảm biến thân nhiệt chuyển động HC-SR501 5 50 1

43
LCD 1602 3.3 1.5 1

Module I2C cho LCD 3.3 300 1

Động cơ Micro servo 5 100 1

Động cơ bơm mini 5V 5 100 1

Đèn led đỏ và xanh 5mm 3.3 20 3

Quạt tản nhiệt 4x4cm 5V 5 200 1

Buzzer 5V 5 25 1

Module relay 5V 5 20 2

ESP32 NodeMCU 3.3 80 1

Tổng 5 966

Từ bảng trên, thấy được tổng dòng điện tiêu thụ trung bình khoảng 966 mA. Như
vậy để đảm bảo tất cả linh kiện trong mạch kể cả khối hiển thị hoạt động ổn định và dễ
dàng tìm kiếm linh kiện ngoài thị trường, người thực hiện chọn nguồn dòng là 3A. Đồng
thời khối nguồn thiết kế là nguồn tuyến tính. Chính vì thế nhóm chọn adapter 9V 3A thông
qua module nguồn cho testboard MB-102 tương tự như LM2596 cho ngõ ra 3.3V hoặc 5V và
12 V với dòng cố định 1A cấp nguồn an toàn cho hệ thống. Về sơ đồ khối khối nguồn như
hình 3.14 bên dưới.

Hình 3.14: Sơ đồ nguyên lý sơ lược khối nguồn.

44
3.2 Sơ đồ nguyên lý
Sau quá trình thiết kế từng khối, thực hiện tính toán và chọn lựa các linh kiện phù
hợp, nhóm đã thiết kế sơ đồ nguyên lý toàn bộ hệ thống như sau:
(Đính kèm sơ đồ nguyên lý toàn hệ thống theo khổ giấy A4)

Hình 3.15: Sơ đồ nguyên lý toàn hệ thống.

45
CHƯƠNG 4: THI CÔNG HỆ THỐNG
4.1 Giới thiệu
Sau khi hoàn thành giai đoạn tính toán, thiết kế, và chọn lựa linh kiện phù hợp,
chúng tôi tiến hành quá trình thi công và lắp ráp mô hình hệ thống. Tại giai đoạn này,
chúng tôi đặt trọng điểm vào việc tạo sơ đồ mạch kết nối cho các thiết bị đã được chọn,
cùng việc xây dựng, lắp ráp, và điều chỉnh mô hình mô phỏng hệ thống giám sát nhà
trồng nấm đùi gà theo ý tưởng ban đầu.
4.2 Thi công mạch nguyên lý hệ thống
Sau khi hoàn thành việc thiết kế hệ thống sơ đồ nguyên lý, chúng tôi thực hiện kết
nối chân các linh kiện, kiểm tra chức năng và đánh giá khả năng hoạt động của mạch
bằng testboard như hình 4.1 và 4.2 bên dưới.

Hình 4.1: Thi công mạch nguyên lý hệ thống.


Các linh kiện được gắn trực tiếp trên testboard sau đó gắn lên thành của mô hình,
các cảm biến và thiết bị được kết nối đúng như sơ đồ nguyên lý và được gắn sao cho
gọn gàng và dễ nhìn dễ quan sát nhất.

46
Hình 4.2: Thi công mạch nguyên lý hệ thống.
Sau khi đi dây cho phù hợp, đảm bảo các linh kiện hoạt động bình thường và kết
nối đúng chúng tôi tiến hành thực hiện viết code, chỉnh sửa và nạp cho phần cứng.

47
4.3 Lưu đồ hoạt động
4.3.1 Lưu đồ hoạt động cho bộ xử lý trung tâm

Hình 4.3: Lưu đồ hoạt động cho bộ xử lý trung tâm.

48
Giải thích hoạt động: Chương trình thể hiện sự khởi tạo kết nối giữa ESP32
NodeMCU với cơ sở dữ liệu Firebase bằng wifi. Khi có dữ liệu đọc được từ cảm biến
thì giá trị độ ẩm, nhiệt độ sẽ được cập nhật trên LCD. Tiếp theo, ESP32 NodeMCU so
sánh các điều kiện về chuông, đèn, máy bơm, điều hòa và trạng thái cửa để quyết định
là có báo chuông, bật/tắt đèn, bật/tắt máy bơm, bật/tắt điều hòa, đóng/mở cửa hay không.
Sau đó, ESP32 NodeMCU tiến hành gửi dữ liệu đó lên Firebase để cập nhật thời gian
và dữ liệu rồi gửi lên web theo dõi của người dùng. Quá trình tiếp tục được lặp lại bằng
việc đọc dữ liệu điều khiển từ Firebase về và khi bị mất kết nối thì sẽ khởi tạo lại kết
nối giữa ESP32 NodeMCU và wifi.

49
4.3.2 Lưu đồ hoạt động cho Web

Hình 4.4: Lưu đồ hoạt động của Web.

50
Giải thích hoạt động: Đầu tiên là kết nối với Internet cho tới khi kết nối thành công,
sau đó sẽ hiện ra giao diện để đăng nhập. Thực hiện đăng nhập tên đăng nhập và mật
khẩu cho tới khi đúng thì sẽ hiện thị giao diện điều khiển. Tiếp tục đọc dữ liệu của các
cảm biến và thực hiện các phép so sánh để hiển thị các nội dung:
+ Xét điều kiện nếu nhiệt độ trong khoảng 10 tới 15 độ C thì sẽ hiện thị ra nội dung
1, nếu nhiệt độ thấp hơn 10 độ C thì sẽ hiện nội dung 2, nếu nhiệt độ lớn hơn 15
độ C thì sẽ hiện nội dung 3.
+ Xét điều kiện nếu độ ẩm trong khoảng 80% tới 90 % thì sẽ hiện thị ra nội dung
4, nếu độ ẩm thấp hơn 80% thì sẽ hiện nội dung 5, nếu độ ẩm lớn hơn 90% thì sẽ
hiện nội dung 6.
+ Xét điều kiện ánh sáng nếu bằng 1 thì sẽ hiện nội dung 7, ngược lại bằng 0 thì
hiện nội dung 8.
+ Xét điều kiện cảm biến ánh sáng nếu bằng 1 thì sẽ hiện nội dung 7, ngược lại
bằng 0 thì hiện nội dung 8.
+ Xét điều kiện cảm biến khoảng cách nếu lớn hơn hoặc bằng 10cm thì sẽ hiện nội
dung 9, ngược lại bằng 0 thì hiện nội dung 10.
+ Xét điều kiện cảm biến chuyển động nếu bằng 1 thì sẽ hiện nội dung 11, ngược
lại bằng 0 thì hiện nội dung 12.
+ Tiếp tục xét điều kiện của các thiết bị quạt, đèn, máy bơm, điều hòa nếu đúng
thì bật, nếu sai thì tắt.
Kết thúc chương trình.

51
CHƯƠNG 5: KẾT QUẢ - NHẬT XÉT – ĐÁNH GIÁ

5.1 Kết quả lý thuyết


Trong dự án "Thiết kế hệ thống IoT giám sát nhà trồng nấm đùi gà", chúng tôi đã
đạt những thành tựu quan trọng về mặt lý thuyết, và sự hiểu biết cũng như là ứng dụng
thực tế như sau:
- Trong phần về module và thiết bị phần cứng, chúng tôi đã nghiên cứu và vận dụng
thành công cách giao tiếp lập trình giữa ESP32 NodeMCU với các module cảm
biến. Hiểu hơn trong việc truyền nhận dữ liệu, vân dụng được các chuẩn truyền
thông giao tiếp như I2C, UART, SPI.
- Ở phạm vi công cụ hỗ trợ thiết kế phần cứng, chúng tôi đã không chỉ hiểu rõ quy
trình vẽ sơ đồ nguyên lý trên phần mềm Proteus mà còn đã áp dụng thành công
trong quá trình thiết kế.
- Với phần mềm, chúng tôi đã đào sâu vào việc thiết kế và lập trình giao diện Web
trên Visual Studio Code, cũng như lập trình trên Arduino IDE. Điều này không chỉ
là kiến thức lý thuyết mà còn là kỹ năng thực hành, giúp chúng tôi đưa ra sản phẩm
phù hợp với yêu cầu đặt ra.
Tính độ tin cậy của hệ thống cũng được kiểm chứng thông qua việc đo đạt các
thông số như nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng, đạt được kết quả khá chính xác so với môi
trường thực tế. Các cảm biến đã hoạt động một cách ổn định, và tốc độ xử lý cũng đạt
được mức độ nhanh. Tuy nhiên, do chỉ là giai đoạn mô hình nên chúng tôi nhận thức rõ
rằng còn nhiều công việc để hệ thống thực sự đạt hiệu quả cao hơn.
5.2 Kết quả thực tế
5.2.1 Kết quả mô hình hệ thống

Sau khi việc kết nối hoàn chỉnh, ta cấp nguồn vào cho ESP32 thông qua cổng USB
5V từ máy tính và nạp code cũng thông qua cổng USB này và từ phần mềm Arduino
IDE. Sau khi thực hiện chạy thì chúng tôi thấy rằng các linh kiện trong hệ thống đã chạy
đúng yêu vầu và hoạt động tốt.

Tiếp theo, chúng tôi tiến hành thi công mô hình. Mô hình được xây dựng bằng
những tấm formex. Trong quá trình lắp ráp, các tấm formex được đo đạc và khoan lỗ
các vị trí cần thiết để đưa dây cấp nguồn từ ngoài vào và nối dây sao cho hợp lý. Sau đó

52
dùng keo nến để cố định lại thành khối. Tuy nhiên mô hình vẫn chỉ hoàn thành với mức
độ nhất định chưa thực sự hoàn hảo. Dưới đây là hình ảnh của mô hình.

Hình 5.1: Mặt trước của mô hình hệ thống.


Tại hình 5.1 ta có thể thấy mặt trước của mô hình và được gắn các cảm biến và
thiết bị như:

 Tại vị trí 1: đó là cảm biến ánh sáng, được đặt chỉa ra bên ngoài để đo được môi
trường bên ngoài sáng hay tối.

 Tại vị trí 2: đó là cảm biến khoảng cách HC-SR04 được đặt ở phía bên ngoài trên
cánh cửa để có thể đo được khoảng cách khi có người đến gần thì của sẽ mở.

 Tại vị trí 3: đó là servo, tuy nhiên do đặt bên trong nên ta không thể nhìn thấy,
servo gắn cánh cửa để điều khiển đóng/mở.

53
Hình 5.2: Mặt ngang của mô hình hệ thống.
Tại hình 5.2 trên ta có thể quan sát được mặt ngang của hệ thống, ta có thể thấy
các thiết bị và cảm biến được gắn trên mô hình như:

 Tại vị trí số 4: Đó là cảm biến thân nhiệt chuyển động HC-SR501, gắn ngay bên
trong của vào để phát hiện có người vào hay có chuyển động thì đèn tại vị trí số
8 sẽ sáng, nếu không có chuyển động thì đèn số 8 sẽ tắt.

 Tại vị trí số 5: Đó là điều hòa, có thể điều khiển từ xa từ Web.

 Tại vị trí số 6: Đó là chuông (buzzer) dùng để cảnh báo khi nhiệt độ, độ ẩm không
phù hợp.

 Tại vị trí số 7: Đó là màn LCD, trên đó sẽ hiển thị nhiệt độ và độ ẩm được đo.

 Tại vị trí số 8: Là đèn được điều khiển từ cảm biến thân nhiệt chuyển động.

 Tại ví trí số 9: Đó là cảm biến DHT11 được đặt gần với khung trồng nấm để đo
nhiệt độ, độ ẩm chính xác nhất.

 Tại vị trí số 10: Đó là đèn được điều khiển từ cảm biến ánh sáng, trời tối thì đèn
bật, trời sáng thì đèn tắt.

 Tại vị trí số 11: Đó là quạt, được điều khiển từ xa từ Web.

54
 Tại vị trí số 12: Đó là khung trồng nấm, được thiết kế 2 tầng, mỗi tầng 6 ô, các ô
có thể trồng nấm, chúng tôi dùng chai nhựa cắt ra lấy phần đầu kết với bông gòn
(có thể thêm đất) để trồng nấm bên trong. Phía trên mỗi tầng là đường dây nước
từ máy bơm phía sau mô hình, dùng để tưới nước cho nấm.

Hình 5.3 : Mặt trên của mô hình hệ thống.


Từ hình 5.3 trên ta có thể quan sát được từ phía trên xuống của mô hình.
Từ các hình 5.1, 5.2, 5.3 ta có thể nói mô hình đã được hoàn thiện.
5.2.2 Kết quả giao diện Web
a. Giao diện web giới thiệu
Giao diện giới thiệu về nấm đùi gà giúp người xem hiểu hơn về nấm cũng như là
hệ thống trồng nấm và được thể hiện dưới hình sau:

55
Hình 5.4: Giao diện web giới thiệu.
Ở phần giao diện giới thiệu ở trên hình đạt được những mục đích sau:
- Trang web có tên là hệ thống trồng nấm
- Trang web được thiết kế gồm các phần sau:
 Phần đầu là slide, thể hiện được hình ảnh về mô hình trồng nấm, giúp
người xem nhìn vào biết đây là nói về nấm.
 Tiếp theo là phần giới thiệu về hệ thống trồng nấm đùi gà.
 Tiếp theo nữa là những thông tin về nấm đùi gà tại vườn.
 Tiếp theo nữa là phần giới thiệu về một số thông tin về công nghệ trồng
nấm đùi gà hiện nay.
 Tiếp theo là phần giỏ hàng ở đây có giới thiệu một số món ăn từ nấm đùi
gà.
 Cuối cùng là phần liên hệ, để địa chỉ, số điện thoại và email.
b. Giao diện đăng nhập
Ở phần giao diện giới thiệu trên, khi ta nhấn vào phần điều khiển thì trang web
giới thiệu sẽ chuyển qua phần đăng nhập. Ở đây yêu cầu đăng nhập đúng tên đăng nhập
và mật khẩu để tiếp tục vào trang giám sát và điều khiển hệ thống. Giao diện được thiết
kế mô tả như hình 5.5

56
Hình 5.5: Giao diện đăng nhập để vào giám sát và điều khiển hệ thống.
Để thực hiện ta nhấp vào ô “Tên đăng nhập”, sau đó nhập tên đăng nhập là
“nhanam” và nhấp vào ô mật khẩu là “123” thì sẽ đúng là cho phép vào trang giám sát
và điều khiển. Nếu sai thì sẽ không vào được và hiện thông báo “đăng nhập không đúng,
vui lòng đăng nhập lại”.
c. Giao diện giám sát và điều khiển
Sau khi ở giao diện đăng nhập đúng, ta vào giao diện giám sát và điều khiển, ở đây sẽ
thể hiện được thông tin các cảm biến và điều khiển các thiết bị. Chi tiết như các hình
5.6, 5.7, 5.8

Hình 5.6: Giao diện giám sát và điều khiển trang 1.

57
Ở hình giao diện trang 1 ta có thể thấy giao diện hiển thị được hình ảnh và thông
tin cũng những cảm biến nhiệt độ, độ ẩm và ánh sáng.

Hình 5.7: Giao diện giám sát và điều khiển trang 2.


Ở hình giao diện trang 2 ta có thể thấy giao diện hiển thị được hình ảnh và thông
tin cũng những cảm biến khoảng cách, chuyển động và trạng thái chuông.

Hình 5.8: Giao diện giám sát và điều khiển trang 3.


Ở hình giao diện trang 3 ta có thể thấy giao diện hiển thị được hình ảnh và các nút
ON/OFF để điều khiển các thiết bị quạt, đèn, máy bơm, điều hòa.
Nhìn chung ở phần gia diện giám sát và điều khiển ta có thể thấy:
- Ở trang 1: Ta giám sát được thông tin về nhiệt độ, độ ẩm và ánh sáng.
- Ở trang 2: Ta giám sát được thông tin về khoảng cách, chuyển động và chuông.

58
- Ở trang 3: Ta thực hiện điều khiển được các thiết bị như quạt, máy bơm, điều
hòa.
5.2.3 Kết quả lưu trữ trên Firebase

Hình 5.9: Kết quả lưu trữ dữ liệu trên Firebase.


Các dữ liệu được lưu trữ trên firebase như hình gồm: ánh sáng, độ ẩm, khoảng
cách, nhiệt độ, trạng thái chuyển động, chuông và các thiết bị cửa, đèn, điều hòa, máy
bơm, quạt. Dữ liệu này được cập nhật theo hai chiều từ web về vi điều khiển và ngược
lại.
5.3 Nhận xét đánh giá hệ thống
Khi hệ thống được triển khai vào hoạt động, chúng tôi đã nhận thấy hệ thống hoạt
động theo đúng yêu cầu và mục tiêu mà chúng tôi đã đặt ra từ đầu:
Về hoạt động phần cứng:
- Hệ thống hoạt động ổn định
- Tốc độ xử lý tương tối nhanh, độ chính xác tương đối cao
Về hoạt động trên phần mềm:
- Giao diện có tính thẩm mĩ, đơn giản, dễ quan sát và sử dụng
- Dữ liệu cập nhật liên tục lên cơ sở dữ liệu Firebase khi có kết nối Internet.

59
Tuy nhiên, hệ thống vẫn có những hạn chế nhất định như sau:
- Hệ thống được thiết kế là mô hình nhỏ nên các thiết bị chủ yếu hoạt động mang
tính tương đối, hệ thống làm mát, ánh sáng cũng như tưới nước còn hạn chế.
- Hệ thống còn phun thuộc vào tốc độ Wifi, tốc độ cao để dữ liệu được cập nhật
nhanh, không bị trễ.
- Hệ thống chưa giám sát được lịch trình hoạt động tưới nước cũng như chưa thu
thập được dữ liệu lịch sử hoạt động.
- Chưa phát triển them hệ thống thủ công bên cạnh hệ thống tự động.
- Hệ thống ngừng hoạt động khi mất điện, dữ liệu chỉ được lưu trữ tới thời điểm
đó.

60
CHƯƠNG 6: KẾT LUẬN VÀ HƯỚNG PHÁT TRIỂN
6.1 Kết luận
Sau khoảng 15 tuần tiến hành nghiên cứu và triển khai dự án, chúng tôi đã hoàn
thiện mô hình hệ thống theo đúng yêu cầu và đem lại những kết quả xác thực quan trọng
trong quá trình thực hiện như sau:
- Hệ thống đáp ứng đầy đủ yêu cầu về đo đạc và thu thập dữ liệu từ các cảm biến,
đảm bảo độ chính xác theo tiêu chuẩn đã đề ra ban đầu.
- Khả năng giao tiếp vô tuyến giữa bộ điều khiển trung tâm và Internet đã được triển
khai thành công.
- Hệ thống tự động và điều khiển các thiết bị như: hệ thống tưới nước, đèn, quạt,
điều hòa và đóng/mở cửa theo yêu cầu, tăng tính hiệu quả và tiết kiệm năng lượng.
- Bố trí các linh kiện trong mô hình được thực hiện một cách hợp lý, đáp ứng đầy
đủ các yêu cầu kỹ thuật đã đề ra.
- Dữ liệu thu được hiển thị trên web, mang lại trải nghiệm theo dõi thuận lợi và dễ
dàng cho người sử dụng.
6.2 Hướng phát triển
Sau khi hoàn thành đề tài và đạt được những thành tựu nhất định, chúng tôi đã đề
xuất một số hướng phát triển để nâng cao hiệu suất và tính ứng dụng thực tế của hệ
thống như sau:
- Tích hợp Thiết Bị Công Suất Lớn: Mở rộng khả năng sử dụng hệ thống để điều
khiển các thiết bị có công suất lớn, tạo ra sự linh hoạt và hiệu quả trong việc quản
lý nguồn năng lượng.
- Mở Rộng Quy Mô và Sử Dụng Năng Lượng Thiên Nhiên: Phát triển hệ thống để
có thể mở rộng quy mô lớn hơn và tích hợp sử dụng năng lượng tái tạo, đặc biệt là
năng lượng mặt trời, nhằm tối ưu hóa nguồn cung cấp năng lượng và giảm tác động
tiêu thụ nguồn điện lưới.
- Mở Rộng Giao Tiếp Không Dây: Nghiên cứu và phát triển các phương tiện giao
tiếp không dây tiên tiến hơn, nhằm tối ưu hóa kết nối giữa các thành phần trong hệ
thống, đồng thời mở rộng phạm vi sử dụng.
- Phát Triển Ứng Dụng Di Động Đa Chiều: Tạo ra ứng dụng di động mạnh mẽ, giúp
người nông dân theo dõi một cách chi tiết tình trạng của vườn rau. Ứng dụng cung
cấp lịch sử về tưới nước và điều khiển tưới nước thủ công đơn giản và hiệu quả.

61
TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Công ty TNHH TM Nông Sản Thực Phẩm Đồng Xanh, “Nấm đùi gà”.
Available: https://thucphamdongxanh.com/san-pham/nam-dui-ga/
[2] Viện Nghiên Cứu Sinh Học Ứng Dụng, “Trọn bộ kỹ thuật trồng nấm đùi gà trong
phòng lạnh cho năng suất vượt trội”.
Available: https://lamnong.tv/ky-thuat-trong-nam-dui-ga/
[3] Wikipedia, “IEEE 802.11”, 18/12/2022.
Available: https://en.wikipedia.org/wiki/IEEE_802.11
[4] Wikipedia, “IEEE 802.15”, 15/11/2022.
Available: https://en.wikipedia.org/wiki/IEEE_802.15
[5] Wikipedia, “Bluetooth”, 20/12/2022.
Available: https://en.wikipedia.org/wiki/Bluetooth
[6] Nguyen Bao Ngoc, “Giao tiếp I2C”, Trung tâm đào tạo thiết kế vi mạch Semicon.
Available: https://www.semiconvn.com/home/hoc-thiet-ke- vimach/bai-hc-vi-
mch/12458-giao-tip-i2c.html
[7] Thegioiic, “Giới thiệu về chuẩn giao tiếp UART”.
Available: https://www.thegioiic.com/page/gioi-thieu-ve-chuan-giao-tiep-uart
[8] Điện tử tương lai, “Chuẩn giao tiếp SPI là gì”.
Available: https://dientutuonglai.com/chuan-giao-tiep-spi-la-gi.html
[10] Javatpoint, “Firebase Introduction”.
Available: https://www.javatpoint.com/firebase-introduction
[11] Điện tử tương lai, “Cảm Biến Nhiệt Độ Và Độ Ẩm DHT11”.
Available: https://dientutuonglai.com/cam-bien-nhiet-do-va-do-am-dht11.html
[12] Nshop, “Module Cảm Biến Độ Ẩm, Nhiệt Độ DHT21”.
Available: https://nshopvn.com/product/module-cam-bien-do-am-nhiet-do-dht21/
[14] Nshop, “Cảm Biến Siêu Âm HC-SR04”.
Available: https://nshopvn.com/product/cam-bien-sieu-am-hc-sr04/
[15] DatasheetCafe, “HY-SRF05 PDF – Ultrasonic Distance Sensor (Manual)”.
Available: http://www.datasheetcafe.com/hy-srf05-pdf-23738/
[16] Hshop, “Cảm Biến Thân Nhiệt Chuyển Động PIR HC-SR501”.

62
Available: https://hshop.vn/products/cam-bien-chuyen-dong-pir-5v-2
[17] Điện tử Đạt, “Động Cơ Bơm 12V - R385”.
Available: https://www.dientudat.com/dong-co-bom-12v-r385
[18] Icdayroi, “Led đục màu đỏ 5MM”.
Available: https://icdayroi.com/led-lun-mau-do-sieu-sang-5mm-goi-10-con
[19] Bán Linh Kiện, “Quạt Tản Nhiệt 12V 4x4CM”.
Available: https://banlinhkien.com/quat-tan-nhiet-12v-4x4cm-p6648097.html
[20] Hshop, “Còi Buzzer 5VDC”.
Available: https://hshop.vn/products/coi-buzzer-5vdc
[21] Hshop, “Động cơ servo G9”.
Available: https://hshop.vn/products/dong-co-rc-servo-9g
[22] Espressif Systems, “ESP8266EX Datasheet”, 2022. [Online]
Available: https://www.espressif.com/
[23] Espressif Systems, “ESP32•WROOM•32 Datasheet”, 2022. [Online]
Available: https://www.espressif.com/

63
PHỤ LỤC

Code chương trình Arduino IDE:


https://drive.google.com/drive/folders/1xviw0A9xWWGZDWD8OJMTLHGlOTHleG
ER?usp=sharing
Code web:
https://drive.google.com/drive/folders/1JpAC2lr6wz0M0Q8BG4d3ish4VVwbWv6d?u
sp=sharing
Video demo, hướng dẫn sử dụng hệ thống:
https://youtu.be/QRG7HZHC00A
Link trang Web:
https://hethongtrongnamduiga.000webhostapp.com/

64

You might also like