VAS 16 - IAS 23 (2)

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 20

BỘ TÀI CHÍNH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH – MARKETING


KHOA KẾ TOÁN – KIỂM TOÁN
————————

CHUẨN MỰC KẾ TOÁN VIỆT NAM


ĐỀ TÀI:
CHUẨN MỰC KẾ TOÁN VIỆT NAM SỐ 16 - CHI PHÍ ĐI VAY

Giảng viên hướng dẫn : TS. Ngô Thị Mỹ Thúy


Lớp : CLC_21DKT03
Nhóm sinh viên thực hiện:
1. Huỳnh Phạm Mỹ Anh
2. Phan Ngọc Minh Anh
3. Trịnh Thị Thu Hoài
4. Phạm Mai Hương
5. Trương Khánh Vy

TP. HỒ CHÍ MINH – THÁNG 06 NĂM 2024


BỘ TÀI CHÍNH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH – MARKETING
KHOA KẾ TOÁN – KIỂM TOÁN
————————

CHUẨN MỰC KẾ TOÁN VIỆT NAM


ĐỀ TÀI:
CHUẨN MỰC KẾ TOÁN VIỆT NAM SỐ 16 – CHI PHÍ ĐI VAY

Giảng viên hướng dẫn : TS. Ngô Thị Mỹ Thúy


Lớp : CLC_21DKT03
Nhóm sinh viên thực hiện:
1. Huỳnh Phạm Mỹ Anh
2. Phan Ngọc Minh Anh
3. Trịnh Thị Thu Hoài
4. Phạm Mai Hương
5. Trương Khánh Vy

TP. HỒ CHÍ MINH – THÁNG 06 NĂM 2024


I
CHUẨN MỰC KẾ TOÁN VIỆT NAM SỐ 16

CHI PHÍ ĐI VAY


(Ban hành và công bố theo Quyết định số 165/2002/QĐ-BTC ngày 31 tháng
12 năm 2002 của Bộ trưởng Bộ Tài chính, và có hiệu lực thi hành từ ngày
01/01/2003)

I. QUY ĐỊNH CHUNG

01. Mục đích của chuẩn mực này là quy định và hướng dẫn các nguyên tắc
và phương pháp kế toán đối với chi phí đi vay, gồm: ghi nhận chi phí đi vay vào
chi phí sản xuất, kinh doanh trong kỳ; vốn hoá chi phí đi vay khi các chi phí này
liên quan trực tiếp đến việc đầu tư xây dựng hoặc sản xuất tài sản dở dang làm
cơ sở ghi sổ kế toán và lập báo cáo tài chính.

=> Ở 2 chuẩn mực này đều ghi nhận chi phí đi vay là chi phí trong kỳ.
Ngoại trừ chi phí đi vay được vốn hóa sẽ được tính vào giá trị tài sản khi đủ các
điều kiện được quy định trong VAS 16.

02. Chuẩn mực này áp dụng cho kế toán chi phí đi vay.

03. Các thuật ngữ trong chuẩn mực này được hiểu như sau:

Chi phí đi vay (Borrowing costs): Là lãi tiền vay và các chi phí khác phát
sinh liên quan trực tiếp đến các khoản vay của doanh nghiệp.

Ví dụ: Vào ngày 1/1/2022, doanh nghiệp A đi vay 200 triệu đồng phục vụ
cho việc cải tạo phòng làm việc. Lãi vay là 10%/năm. Vậy chi phí đi vay phát
sinh từ khoản vay trên bao gồm một khoản chi phí lãi vay là: 200 x 10% = 20
(triệu đồng)

Tài sản dở dang (Qualifying asset):

IAS 23 VAS 16

IAS 23 quy định tài sản đủ điều kiện VAS 16 yêu cầu khoảng thời gian

II
IAS 23 VAS 16

được vốn hoá (qualifying asset) là tài đáng kể để tài sản dở dang đủ điều
sản (bao gồm tài sản dài hạn và hàng kiện được vốn hoá phải trên 12 tháng
tồn kho) cần có một thời gian đáng kể và chỉ cho phép vốn hoá chi phí đi
để sẵn sàng để bán hoặc đưa vào sử vay đối với tài sản dài hạn.
dụng.

Ví dụ: Công ty A đang có tài sản cố định là một xưởng sản xuất giày số 1
và các thiết bị dây chuyền máy móc trong đó giá trị là 400 tỷ (đã đi vào hoạt
động). Hiện tại công ty đang xây dựng mở rộng thêm một xưởng sản xuất số 2
với quy mô tương tự xưởng 1 (đang trong quá trình xây dựng và chưa đưa vào
sản xuất).

Khi đó trong BCTC phần tài sản sẽ ghi nhận như sau:

+ Tài sản cố định: 400 tỷ

+ Tài sản dở dang dài hạn: 400 tỷ

Khi xưởng số 2 hoàn thành đưa vào sản xuất thì lúc này:

+ Tài sản cố định: 800 tỷ

+ Tài sản dở dang dài hạn: 0 tỷ

04. Chi phí đi vay bao gồm:

 Theo VAS 16

III
 Theo IAS 23

 Ngoài ra IAS 23 còn quy định thêm

IV
II. NỘI DUNG CHUẨN MỰC

2.1. Ghi nhận chi phí đi vay

06. Chi phí đi vay phải ghi nhận vào chi phí sản xuất, kinh doanh trong kỳ
khi phát sinh, trừ khi được vốn hoá theo quy định tại đoạn 07.

07. Chi phí đi vay liên quan trực tiếp đến việc đầu tư xây dựng hoặc sản
xuất tài sản dở dang được tính vào giá trị của tài sản đó (được vốn hoá) khi có
đủ các điều kiện quy định trong chuẩn mực này.

08. Chi phí đi vay liên quan trực tiếp đến việc đầu tư xây dựng hoặc sản
xuất tài sản dở dang được tính vào giá trị của tài sản đó.

Các chi phí đi vay được vốn hóa phải đáp ứng hai điều kiện sau:

+ Có thể mang lại lợi ích kinh tế trong tương lai

+ Giá trị có thể được xác định một cách đáng tin cậy

2.2. Xác định chi phí đi vay được vốn hoá

09. Trường hợp - Khoản vốn vay riêng biệt: chỉ sử dụng cho mục đích
đầu tư xây dựng hoặc sản xuất một tài sản dở dang thì chi phí đi vay có đủ
điều kiện vốn hoá cho tài sản dở dang đó sẽ được xác định là chi phí đi vay thực
tế phát sinh từ các khoản vay trừ (-) đi các khoản thu nhập phát sinh từ hoạt
động đầu tư tạm thời của các khoản vay này.

Giải thích: Các khoản thu nhập phát sinh từ hoạt động đầu tư tạm thời
của các khoản vốn vay riêng biệt trong khi chờ được sử dụng vào mục đích có
được tài sản dở dang thì phải ghi giảm trừ vào chi phí đi vay phát sinh khi vốn
hoá.

Ví dụ: Vào 01/01/20X6, Công ty Streams vay 1.5 triệu đô để tài trợ riêng
cho việc xây dựng hai tài sản, và cả hai dự kiến mất một năm để hoàn thành xây
dựng. Việc xây dựng bắt đầu trong năm 20X6. Vào tháng 1 năm 20X6, công ty
rút ra một phần từ khoản vay để sử dụng cho mục đích xây dựng như dưới đây,
số tiền còn lại trong khoản đi vay sẽ đưa đi đầu tư tạm thời.
V
Thời điểm Tài sản A Tài sản B

1/20X6 250.000 500.000

7/20X6 250.000 500.000

Biết: Lãi suất đi vay là 9%/năm. Công ty Streams đầu tư tạm thời với lãi suất
7%/năm.

Thời điểm bắt đầu vốn hóa chi phí lãi vay là ngày 1/1/20X6, không có thời
gian tạm ngừng vốn hóa, thời điểm kết thúc vốn hóa là ngày 31/12/20X6. Ta có
chi phí đi vay được vốn hóa cho từng loại tài sản và nguyên giá của từng
loại tài sản vào ngày 31/12/20X6 như sau

Tài sản A ($) Tài sản B ($)

Chi phí đi vay tại ngày 500.000 x 9% = 1.000.000 x 9% =


31/12/20X6 45.000 90.000

Thu nhập từ việc đầu tư tạm 250.000 x 3.5% = 500.000 x 3.5% =


thời khoản vay (chi đầu tư 8.750 17.500
tạm thời 6 tháng đầu)

Chi phí đi vay được vốn hoá 45.000 - 8.750 = 90.000 - 17.500 =
36.250 72.500

Chi phí đi vay được vốn hoá = Chi phí đi vay thực tế - Tất cả các khoản thu
nhập đầu tư tạm thời từ khoản đi vay đó

Vậy giá trị tài sản được ghi nhận tại 31/12/20X6 là:

Tài sản A: 250.000 + 250.000 + 36.250 = 536.250

Tài sản B: 500.000 + 500.000 + 72.500 = 1.072.500

10. Trường hợp phát sinh các khoản vốn vay chung, trong đó có sử dụng
cho mục đích đầu tư xây dựng hoặc sản xuất một tài sản dở dang thì số chi
phí đi vay có đủ điều kiện vốn hoá trong mỗi kỳ kế toán được xác định theo tỷ lệ

VI
vốn hoá đối với chi phí lũy kế bình quân gia quyền phát sinh cho việc đầu tư xây
dựng hoặc sản xuất tài sản đó. Tỷ lệ vốn hoá được tính theo tỷ lệ lãi suất bình
quân gia quyền của các khoản vay chưa trả trong kỳ của doanh nghiệp, ngoại trừ
các khoản vay riêng biệt phục vụ cho mục đích có một tài sản dở dang. Chi phí
đi vay được vốn hoá trong kỳ không được vượt quá tổng số chi phí đi vay phát
sinh trong kỳ đó.

Ví dụ: Vào ngày 1/3/20X8, môt công ty rút ra $850,000 từ các khoản vay
chung hiên có để cung cấp tài chính cho việc xây dựng một tài sản mới. Các
khoản vay hiện tại như sau:

Vay ngân hàng $15,000,000 Lãi suất 3%/năm

Trái phiếu $28,000,000 Lãi suất 7%/năm

Việc xây dựng tài sản bắt đầu vào ngày 1/4/20X8 và hoàn thành vào ngày
31/12/20X8

Ta có bảng phân bổ lãi suất đi vay như sau:

Giá trị Tỷ lệ (a) Lãi suất (b) Lãi suất bình

Vay ngân $15,000,000 35% 3% 1.05%


hàng

Trái phiếu $28,000,000 65% 7% 4.56%

Tỷ lệ vốn $43,000,000 100% 5.6%


hoá

Như vậy, tin lãi của các khoản vay chung cần được vốn hóa:

- Thời gian: Từ 1/4/20X8 đến 31/12/20X8

- Giá trị được vốn hóa: $850,000 x 5,6% x 9/12 = $35,700

VII
11. Nếu có phát sinh chiết khấu hoặc phụ trội khi phát hành trái phiếu thì
phải điều chỉnh lại lãi tiền vay bằng cách phân bổ giá trị khoản chiết khấu hoặc
phụ trội và điều chỉnh tỷ lệ vốn hoá một cách phù hợp. Việc phân bổ khoản chiết
khấu hoặc phụ trội có thể sử dụng phương pháp lãi suất thực tế hoặc phương
pháp đường thẳng. Các khoản lãi tiền vay và khoản phân bổ chiết khấu hoặc
phụ trội được vốn hoá trong từng kỳ không được vượt quá số lãi vay thực tế phát
sinh và số phân bổ chiết khấu hoặc phụ trội trong kỳ đó.

=> IAS 23 không đề cập.

2.3. Vốn hóa chi phí đi vay

a. Thời điểm bắt đầu vốn hoá

12. Vốn hoá chi phí đi vay vào giá trị tài sản dở dang được bắt đầu khi thoả
mãn đồng thời các điều kiện sau:

(a) Các chi phí cho việc đầu tư xây dựng hoặc sản xuất tài sản dở dang bắt
đầu phát sinh;

(b) Các chi phí đi vay phát sinh;

(c) Các hoạt động cần thiết trong việc chuẩn bị đưa tài sản dở dang vào sử
dụng hoặc bán đang được tiến hành.

Ví dụ: Doanh nghiệp vay ngân hàng từ 1/1/2022 số tiền 1 tỷ đồng để xây
dựng nhà xưởng. Ngày 1/3/2022, doanh nghiệp bắt đầu thi công xây dựng nhà
xưởng (bao gồm: hoạt động xin giấy phép, thủ tục, giấy tờ và hoạt động liên
quan khởi công xây dựng). Công trình được hoàn thành vào ngày 31/12/2022.

Như vậy:

+ Chi phí lãi vay phát sinh từ 1/3/2022 đến 31/12/2022 được vốn hóa vào
nguyên giá của nhà xưởng.

+ Chi phí lãi vay trong giai đoạn từ 1/1/2022 đến 28/02/2022 phát sinh
trong giai đoạn doanh nghiệp chưa tiến hành xây dựng nhà xưởng nên sẽ không
được vốn hóa mà phải ghi nhận vào chi phí tài chính trong kỳ.
VIII
Một số điểm lưu ý về các điều kiện cần được thỏa mãn để bắt đầu vốn
hóa như sau:

13. Chi phí cho việc đầu tư xây dựng hoặc sản xuất một tài sản dở dang
bao gồm các chi phí phải thanh toán bằng tiền, chuyển giao các tài sản khác
hoặc chấp nhận các khoản nợ phải trả lãi, không tính đến các khoản trợ cấp hoặc
hỗ trợ liên quan đến tài sản.

Ví dụ: Một công ty đang xây dựng một tòa nhà thuộc dự án “hỗ trợ nhà ở
cho người có công” của Chính phủ.

+ Những khoản chi tiêu trực tiếp như chi mua vật liệu xây dựng, chi phí lao
động và các khoản thanh toán khác liên quan đến việc xây dựng tòa nhà được
coi là chi phí liên quan trực tiếp đến tài sản dở dang và phải được ghi nhận vào
tài khoản chi phí xây dựng tài sản dở dang (Tài khoản 241 “Xây dựng cơ bản dở
dang” theo Thông tư 200).

+ Tòa nhà đang xây dựng được hưởng một khoản hỗ trợ từ Chính phủ, vậy
nên giá trị tòa nhà phải được giảm đi một lượng bằng giá trị của khoản trợ cấp
này. Việc này giúp đảm bảo rằng giá trị của tài sản được tính toán đầy đủ và
chính xác.

14. Các hoạt động cần thiết cho việc chuẩn bị đưa tài sản vào sử dụng
hoặc bán bao gồm hoạt động xây dựng, sản xuất, hoạt động kỹ thuật và quản lý
chung trước khi bắt đầu xây dựng, sản xuất như hoạt động liên quan đến việc
xin giấy phép trước khi khởi công xây dựng hoặc sản xuất.

Ví dụ: Một công ty quyết định xây dựng một nhà máy mới để sản xuất sản
phẩm mới. Trước khi bắt đầu xây dựng, công ty cần thực hiện một số công việc
để chuẩn bị cho dự án, bao gồm nghiên cứu thị trường, thiết kế, lập kế hoạch,
xin giấy phép xây dựng và đàm phán hợp đồng với nhà thầu. Tất cả các chi phí
liên quan đến các hoạt động này đều phải được tính vào chi phí liên quan đến tài
sản dở dang của dự án.

IX
- Tuy nhiên, những hoạt động này không bao gồm việc giữ một tài sản khi
không tiến hành các hoạt động xây dựng hoặc phát triển để thay đổi trạng thái
của tài sản này.

Ví dụ: Ngày 1/1/2022, công ty ABC vay ngân hàng 3 tỷ để mua một mảnh
đất nhằm xây dựng phân xưởng sản xuất. Vì dịch Covid bùng trở lại phải giãn
cách xã hội nên đến ngày 1/1/2023, công ty mới có thể triển khai cải tạo mảnh
đất, chuẩn bị mặt bằng để xây dựng phân xưởng. Như vậy 1/12022 đến 1/3/2023
công ty ABC chỉ nắm giữ mảnh đất và không có hoạt động triển khai xây dựng
nên khoản chi phí lãi vay phát sinh trong thời gian 1/1/2022 đến 1/1/2023 sẽ
không được vốn hoá vào nguyên giá của phân xưởng.

b. Tạm ngừng vốn hoá

15. Việc vốn hoá chi phí đi vay sẽ được tạm ngừng lại trong các giai đoạn
mà quá trình đầu tư xây dựng hoặc sản xuất tài sản dở dang bị gián đoạn, trừ
khi sự gián đoạn đó là cần thiết.

16. Việc vốn hoá chi phí đi vay được tạm ngừng lại khi quá trình đầu tư
xây dựng hoặc sản xuất tài sản dở dang bị gián đoạn một cách bất thường. Khi
đó chi phí đi vay phát sinh được ghi nhận là chi phí sản xuất, kinh doanh
trong kỳ cho đến khi việc đầu tư xây dựng hoặc sản xuất tài sản dở dang
được tiếp tục.

Ví dụ: Giả sử trong giai đoạn xây dựng từ 1/3/2022 tới 31/12/2022, do mâu
thuẫn giữa ban lãnh đạo doanh nghiệp với nhà thầu về yêu cầu đảm bảo an toàn
xây dựng nên việc xây dựng bị tạm ngưng 1 tháng (1/4/2022 đến 30/4/2022),
sau đó 1/5/2022, mâu thuẫn được giải quyết xong, doanh nghiệp tiếp tục công
việc xây dựng nhà xưởng.

Ngoài ra, trong quá trình thi công, sau khi đã xây thô xong, nhà thầu tạm
ngừng nửa tháng từ 1/10/2022 tới 15/10/2022 để tường khô, đủ điều kiện kỹ
thuật để tiếp tục chuyển sang giai đoạn sơn.

Như vậy:
X
+ Chi phí lãi vay phát sinh trong tháng 04 là giai đoạn tạm ngừng xây dựng
(gián đoạn bất thường) sẽ không được vốn hóa.

+ Từ 1/10/2022 tới 15/10/2022 là giai đoạn tạm ngừng để đảm bảo tiêu
chuẩn kỹ thuật cho bước xây dựng tiếp theo, vì vậy được coi là sự gián đoạn cần
thiết thì chi phí lãi vay sẽ được vốn hóa

(Nợ TK 635)
=> Tuy nhiên theo IAS 23 có chỉ ra thêm sẽ không được dừng việc vốn hóa
trong những kỳ đang thực hiện công việc hành chính và kỹ thuật quan trọng.

Giải thích: Công việc kỹ thuật thường liên quan đến các hoạt động trực tiếp
liên quan đến việc xây dựng, lắp đặt hoặc phát triển tài sản đủ điều kiện. Điều
này có thể bao gồm:

● Lập kế hoạch và thiết kế chi tiết kỹ thuật.


● Công tác xây dựng và lắp đặt cơ sở hạ tầng.
● Kiểm tra và hiệu chỉnh thiết bị và hệ thống.
● Thực hiện các thử nghiệm và đánh giá kỹ thuật.

Công việc hành chính liên quan đến các hoạt động hỗ trợ quản lý và điều hành
dự án nhưng không trực tiếp tham gia vào quá trình xây dựng hoặc lắp đặt.
Những công việc này có thể bao gồm:

● Quản lý dự án và lập kế hoạch tài chính.


● Thực hiện các thủ tục pháp lý và xin giấy phép.
● Quản lý hợp đồng và nhà thầu.
● Báo cáo tiến độ và đánh giá hiệu suất.
c. Chấm dứt việc vốn hoá

17. Việc vốn hoá chi phí đi vay sẽ chấm dứt khi các hoạt động chủ yếu cần
thiết cho việc chuẩn bị đưa tài sản dở dang vào sử dụng hoặc bán đã hoàn thành.
Chi phí đi vay phát sinh sau đó sẽ được ghi nhận là chi phí sản xuất, kinh doanh
trong kỳ khi phát sinh.
XI
18. Một tài sản sẵn sàng đưa vào sử dụng hoặc bán khi quá trình đầu tư xây
dựng hoặc sản xuất tài sản đã hoàn thành cho dù các công việc quản lý chung
vẫn có thể còn tiếp tục. Trường hợp có sự thay đổi nhỏ (như trang trí tài sản theo
yêu cầu của người mua hoặc người sử dụng) mà các hoạt động này chưa hoàn tất
thì hoạt động chủ yếu vẫn coi là đã hoàn thành.

Ví dụ: Một công ty xây dựng đang xây dựng một tòa nhà văn phòng để bán.
Sau khi tòa nhà hoàn thành và đạt được các tiêu chuẩn an toàn, nó được coi là đã
sẵn sàng để đưa vào sử dụng cho mục đích bán. Tuy nhiên, công ty vẫn có thể
tiếp tục quản lý tòa nhà bằng cách thực hiện các công việc bảo trì thường xuyên
để đảm bảo rằng tòa nhà luôn ở trạng thái tốt nhất.

19. Khi quá trình đầu tư xây dựng tài sản dở dang hoàn thành theo từng bộ
phận và mỗi bộ phận có thể sử dụng được trong khi vẫn tiếp tục quá trình đầu tư
xây dựng các bộ phận khác, thì việc vốn hoá các chi phí đi vay sẽ chấm dứt khi
tất cả các hoạt động chủ yếu cần thiết cho việc chuẩn bị đưa từng bộ phận vào
sử dụng hoặc bán đã hoàn thành.

Ví dụ: Ngày 1/2/2023, công trình xây dựng khu chung cư cao cấp phức hợp
Vinhomes bắt đầu. Công trình bao gồm các hạng mục: khu nhà ở (gồm các tòa
S1, S2, S3, S4), khu tiện ích (bể bơi, sân băng, khu vui chơi cho trẻ em), khu
thương mại mua sắm (Vinmart, quán cà phê, nhà hàng). Ngày 1/9/2023, khu nhà
ở đã hoàn thành và sẵn sàng giao bán cho khách hàng. Lúc này việc vốn hoá chi
phí lãi vay sẽ chấm dứt đối với vốn vay dùng để xây dựng khu nhà ở. Còn các
công trình khu tiện ích, khu thương mại chưa được xây dựng xong thì việc vốn
hoá chi phí lãi vay cho vốn vay các công trình này vẫn tiếp tục cho đến khi các
công trình này được hoàn thành.

20. Một khu thương mại bao gồm nhiều công trình xây dựng, mỗi công
trình có thể sử dụng riêng biệt thì việc vốn hoá sẽ được chấm dứt đối với vốn
vay dùng cho từng công trình riêng biệt hoàn thành. Tuy nhiên, đối với xây
dựng một nhà máy công nghiệp gồm nhiều hạng mục công trình trên một dây

XII
chuyền thì việc vốn hoá chỉ chấm dứt khi tất cả các hạng mục công trình cùng
được hoàn thành.

2.4. Trình bày báo cáo tài chính

21. Báo cáo tài chính của doanh nghiệp phải trình bày:

(a) Chính sách kế toán được áp dụng cho các chi phí đi vay;

(b) Tổng số chi phí đi vay được vốn hoá trong kỳ;

(c) Tỷ lệ vốn hoá được sử dụng để xác định chi phí đi vay được vốn hoá
trong kỳ.

Áp dụng báo cáo tài chính của Novaland

Chi phí lãi vay phát sinh trong kỳ: Ghi vào Mã 23 của BCKQKD

Tiền lãi vay đã trả trong kỳ: Ghi vào Mã 14 của BCLCTT

Chi tiết chi phí đi vay: Được thuyết minh trong mục Chi phí tài chính của
Thuyết minh BCTC. Bào gồm Chi phí lãi vay; Chi phí phát hành trái phiếu; Chi
phí liên quan đến khoản vay.

XIII
Các khoản vốn hóa: Được ghi trong Thuyết minh BCTC tại phần tài sản
được vốn hóa trong kỳ.

Bao gồm Tỷ lệ vốn hóa và Số tiền chi phí lãi vay được vốn hóa.

III. So sánh IAS 23 và VAS 16

Điểm mấu chốt của hai chuẩn mực IAS 23 và VAS 16 là chi phí đi vay liên
quan trực tiếp đến việc đầu tư xây dựng, sản xuất tài sản sẽ được vốn hóa tính
vào giá trị của tài sản đó. Chi phí đi vay bao gồm chi phí lãi vay và các khoản
chi phí liên quan trực tiếp đến khoản vay như các chi phí giao dịch.

Các chi phí đi vay cho mục đích khác được tính vào chi phí sản xuất, kinh
doanh trong kỳ. Về cơ bản, IAS 23 và VAS 16 được xây dựng khá giống nhau,
theo nguyên tắc vận dụng thông lệ quốc tế, phù hợp với đặc điểm của từng nền
nền kinh tế và trình độ quản lý của doanh nghiệp. Tuy nhiên chúng vẫn có một
số điểm khác biệt như sau:

Đặc điểm IAS 23 VAS 16

Tài sản dở dang/Tài IAS 23 quy định tài sản VAS 16 yêu cầu khoảng

XIV
sản đủ điều kiện vốn đủ điều kiện được vốn thời gian đáng kể để tài
hóa hóa (qualifying asset) là sản dở dang đủ điều kiện
tài sản (bao gồm tài sản được vốn hóa phải trên
dài hạn và hàng tồn kho) 12 tháng và chỉ cho phép
cần có một thời gian vốn hóa chi phí đi vay
đáng kể để sẵn sàng để đối với tài sản dài hạn.
bán hoặc đưa vào sử
dụng.

Ghi nhận chi phí đi vay Có 2 phương pháp ghi Chi phí đi vay liên quan
nhận: trực tiếp đến việc đầu tư
- Phương pháp chuẩn: xây dựng hoặc sản xuất
Chi phí đi vay được ghi tài sản dở dang được
nhận vào chi phí sản tính vào giá trị của tài
xuất, kinh doanh trong sản đó (được vốn hoá)
kỳ phát sinh. khi có đủ các điều kiện
- Phương pháp thay thế quy định trong chuẩn
được chấp nhận: Chi phí mực VAS 16.
lãi vay liên quan trực
tiếp đến việc mua sắm,
xây dựng hoặc sản xuất
tài sản dở dang được
vốn hoá vào tài sản đó.
IAS 23 sửa đổi có hiệu
lực đối với năm tài
chính bắt đầu hoặc sau
ngày 01/01/2009 quy
định việc vốn hoá chi
phí đi vay liên quan đến
việc hoàn thành các tài

XV
sản dở dang.

Chi phí đi vay – hạch Phần thặng dư vốn cổ Không đề cập


toán thay thế được phần giữa giá trị ghi sổ
phép của tài sản dở dang và
giá trị có thể thu hồi
được. Khi giá trị hoặc
chi phí ước tính sau
cùng của tài sản lớn hơn
giá trị có thể thu hồi của
giá trị thuần có thể thực
hiện được, giá trị còn lại
được ghi giảm (xóa sổ)
theo các yêu cầu của
IAS khác.

Phương pháp tính chi Theo IAS 23, chi phí lãi Không đề cập. Có thể
phí lãi vay vay được vốn hóa tính hiểu rằng chi phí lãi vay
theo phương pháp lãi theo VAS 16 là khoản
suất hiệu quả (effective chi phí lãi vay thanh
interest method) theo toán thực tế theo hợp
quy định của IFRS 9 đồng vay.
“Công cụ tài chính”. Lãi
suất hiệu quả là lãi suất
chiết khấu chính xác của
các khoản thanh toán
hoặc thu về trong tương
lai, thông qua dòng đời
dự kiến của khoản vay.
Khi tính toán lãi suất

XVI
hiệu quả, doanh nghiệp
sẽ ước tính tất cả dòng
tiền theo điều khoản của
hợp đồng vay, bao gồm
các khoản phí và chi phí
giao dịch.

Tạm ngừng vốn hóa Không được dừng việc Việc vốn hóa chi phí đi
vốn hóa trong những kỳ vay sẽ được tạm ngừng
đang thực hiện công lại trong các giai đoạn
việc hành chính và kỹ mà quá trình đầu tư xây
thuật quan trọng. dựng hoặc sản xuất tài
sản dở dang bị gián
đoạn, trừ khi sự gián
đoạn đó là cần thiết.

Chênh lệch tỷ giá của Theo IAS 23, chi phí đi Không đề cập.
các khoản vay bằng vay có thể bao gồm các
ngoại tệ khoản chênh lệch tỷ giá
từ các khoản vay bằng
ngoại tệ.

Thuyết minh trên báo Thuyết minh báo cáo tài So với IAS 23, VAS 16
cáo tài chính chính phải trình bày: quy định Thuyết minh
a. Tổng số chi phí đi vay báo cáo tài chính phải
được vốn hoá trong kỳ. trình bày thêm chính
b. Tỷ lệ vốn hoá được sử sách kế toán được áp
dụng để xác định chi phí dụng cho các chi phí đi
đi vay được vốn hoá vay.
trong kỳ,

IV. ƯU ĐIỂM VÀ HẠN CHẾ CỦA VAS 16


XVII
4.1. Ưu điểm

a) VAS 16 đã cụ thể hóa phạm vi áp dụng, giúp các tổ chức và DN vận


dụng một cách dễ dàng, đảm bảo tính trung thực và hợp lý của BCTC, đồng thời
vẫn đảm bảo phù hợp với kế toán quốc tế.
b) Cụ thể hóa các cách ghi nhận chi phí phát sinh trước và sau khi TSDD
đưa vào sử dụng
c) Phân biệt một cách rõ ràng thời điểm tạm dừng vốn hóa và thời điểm
chấm dứt vốn hóa giúp các tổ chức và DN dễ dàng xác định và phân bổ CPĐV.

4.2. Hạn chế

a) Chuẩn mực có nêu “Việc vốn hóa CPĐV sẽ được tạm ngừng lại trong
các giai đoạn mà quá trình ĐTXD hoặc SX TSDD bị gián đoạn, trừ khi sự gián
đoạn đó là cần thiết.” Vậy, như thế nào là sự gián đoạn cần thiết?
b) Việc đưa ra mốc phân biệt TSDD phải có thời gian hoàn thành là từ 12
tháng trở lên dẫn đến vấn đề như sau. Cùng một công trình DN A hoàn thành
nhanh hơn (ví dụ 11 tháng) sẽ không được vốn hóa trong khi DN B thi công
chậm hơn thì CPĐV sẽ được vốn hóa. Điều này gây mất cân bằng.
c) VAS 16 quy định TS dở dang là những TS “đang trong quá trình xây
dựng và đang trong quá trình sản xuất”. Như vậy, VAS 16 được yêu cầu áp dụng
cho cả những TS bao gồm cả những hàng tồn kho (HTK) có quá trình sản xuất
dài và không loại trừ bất kỳ loại HTK nào đặc biệt là các HTK sản xuất hàng
loạt và số lượng lớn. trong thực tế các DN không thể áp dụng được VAS 16 cho
tất cả các loại HTK thỏa mãn tiêu chuẩn này. Lý do giải thích cho việc này, đó
là do các DN gặp khó khăn trong quá trình phân bổ và theo dõi chi phí đi vay
đối với những HTK này.
d) Một điểm quan trọng khác là VAS 16 không đề cập đến việc khi chi phí
đi vay được vốn hóa vượt quá giá trị thu hồi của TS, việc này cũng được đánh
giá là gây khó khăn cho người sử dụng. Điều này có thể dẫn đến, giá trị ghi sổ

XVIII
của TS vượt quá giá trị thuần có thể thực hiện được, không đảm bảo nguyên tắc
thận trọng trong kế toán.

4.3. Nhận định của nhóm

1. Bộ Tài chính nghiên cứu, chỉnh sửa một số từ ngữ trong VAS 16 để tránh
xảy ra vướng mắc, khó khăn trong quá trình áp dụng. Đồng thời, quy định
chi tiết và cụ thể hơn về thời điểm tạm dừng vốn hóa và chấm dứt vốn
hóa. Tiến tới ngày càng xích gần hơn với chuẩn mực kế toán quốc tế, tạo
điều kiện cho Việt Nam hội nhập kinh tế quốc tế.
2. Về phía các DN cần mạnh dạn đưa ra các ý kiến đóng góp, xuất phát từ
thực tiễn áp dụng chuẩn mực trong DN mình, để tạo ra sự liên kết giữa
Nhà nước và DN; nhằm tạo một khung pháp lý hiệu quả cho công tác kế
toán.
3. Đánh giá một cách khách quan về mức độ hòa hợp giữa IAS 23 và VAS
16, có nhiều điểm tương đồng, đặc biệt trong việc cho phép các doanh
nghiệp vốn hóa chi phí đi vay liên quan đến tài sản dở dang tại doanh
nghiệp. Có thể thấy, IAS 23 khá linh hoạt trong việc quy định về điều
kiện khi xem xét tài sản dở dang. Nhà quản lý để đánh giá xem xét một tài
sản có đủ điều kiện vốn hóa hay không dựa vào nhiều yếu tố khác nhau,
chẳng hạn như tính chất của tài sản. Tuy nhiên, khi đã chọn lựa về tiêu
chuẩn, chính sách để xác định xem loại tài sản như thế nào là tài sản dở
dang thì chính sách đó phải được áp dụng nhất quán đối với các tài sản
cùng loại đó. Từ đó có thể thấy, nếu VAS 16 thay đổi chuẩn mực để xác
định tài sản dở dang như IAS 23 sẽ làm tăng tính linh hoạt của chuẩn
mực, đồng thời đảm bảo tính so sánh được của báo cáo tài chính giữa các
doanh nghiệp.

XIX

You might also like