Báo cáo TN ĐO LƯỜNG

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 20

ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI

TRƯỜNG HÓA VÀ KHOA HỌC SỰ SỐNG

*****

Báo cáo thí nghiệm: Kỹ thuật đo lường và điều khiển tự động

trong Công nghệ sinh học

Sinh viên: Vũ Hồng Tuấn

MSSV: 20201079

Lớp: Kỹ thuật sinh học 01 – K65

Hà Nội, tháng 7 năm 2024

1
Mục lục
Bài 1: Thiết lập sơ đồ chức năng đo và ĐK thiết bị trong sản xuất thực phẩm.....3

I. Mục đích thí nghiệm.............................................................................................3

II. Tìm hiểu thiết bị: Thiết bị thanh trùng liên tục................................................4

II.1. Sơ đồ chức năng............................................................................................4

II.2. Thuyết minh sơ đồ........................................................................................5

Bài 2: Đo lường và điều khiển nhiệt độ......................................................................5

I. Mục đích thí nghiệm........................................................................................5

II. Cơ sở lý thuyết..................................................................................................5

III. Thiết bị và nguyên lý hoạt động.......................................................................7

IV. Kết quả tính toán..........................................................................................8

Bài 3: Đo lường nhiệt ẩm không khí.........................................................................10

I. Mục đích thí nghiệm......................................................................................10

II. Cơ sở lý thuyết................................................................................................10

II.1. Các khái niệm căn bản liên quan tới độ ẩm không khí...........................11

II.2. Nguyên lý hoạt động và cấu tạo trong của đầu đo độ ẩm theo phương
pháp điện học..................................................................................................................12

II.3. Đặc điểm hình dạng bên ngoài và lưu ý lắp đặt của cảm biến đo độ ẩm
theo phương pháp điện học...........................................................................................15

II.4. Phương pháp sấy bơm nhiệt......................................................................17

2
II.5. Cấu tạo và nguyên lý làm việc...................................................................18

II.6. Nguyên lý làm việc......................................................................................18

III. Mô tả thiết bị thí nghiệm...........................................................................19

IV. Kết quả thí nghiệm.....................................................................................19

V. Tính toán và nhận xét....................................................................................20

3
Bài 1: Thiết lập sơ đồ chức năng đo và ĐK thiết bị trong
sản xuất thực phẩm

I. Mục đích thí nghiệm

- Bổ sung kiến thức thực tiễn về môn Kỹ thuật đo lường và lý thuyết điều khiển tự
động trong CNTP.

- Hiểu được nguyên lý cấu tạo một số thiết bị đo lường phổ biến và một số hệ thống
điều khiển trên thiết bị trong sản xuất thực phẩm.

- Phân tích và hiểu được cách chọn vị trí đặt các thiết bị đo lường.

- Rèn luyện khả năng phân tích, thiết lập sơ đồ chức năng đo và điều khiển thiết bị/ hệ
thống trong thực tế.

II. Tìm hiểu thiết bị: Thiết bị thanh trùng liên tục

Hình 1: Thiết bị thanh trùng liên tục

Thiết bị thanh trùng các sản phẩm đóng hộp, chai, lọ, ... Đồ hộp, chai, lọ được đặt lên
băng tải và sử dụng motor để chuyển động.

4
II.1. Sơ đồ chức năng

II.2. Thuyết minh sơ đồ

- Nước được cấp vào thiết bị và vào bể chứa nước:


+ Qua van 7 đi vào bể chứa nước thanh trùng
+ Qua van 10 vào bể chứa nước hạ nhiệt
- Hơi được cho vào thiết bị:
+ Qua van 1 vào bể nước nóng (gia nhiệt trực tiếp cho nước đạt 90-95°C)
+ Qua van 6 để vào bể nước ấm (gia nhiệt trực tiếp cho nước đạt 50-60°C)
- Cảm biến TT1 và TT2 sẽ đo nhiệt độ ở hai thùng nước. Nếu nhiệt độ nước ở 2 bể đạt
yêu cầu về nhiệt độ thì bộ điều khiển sẽ điều khiển motor chạy đưa vật liệu đi vào thiết
bị và đi qua các bể thanh trùng và hạ nhiệt.
- Cảm biến P và T hiển thị áp suất và nhiệt độ của từng bể. Sau khi quá trình thanh trùng
kết thúc, nước sẽ được thải ra ngoài qua van 8, 11.

5
Bài 2: Đo lường và điều khiển nhiệt độ

I. Mục đích thí nghiệm


- Nắm vững quy trình xậy dựng hàm truyền đối tượng từ số liệu thu thập thực tế.
- Nắm vững các bước xác định hàm truyền đối tượng từ đặc tính thời gian.

II. Cơ sở lý thuyết
1. Mô hình đối tượng điều khiển
Trong quá trình nghiên cứu và thiết kế hệ thống, tuỳ theo bài toán cụ thể người ta có thể sử
dụng mô hình đối tượng dưới dạng phương trình vi phân, hệ phương trình trạng thái, dạng
hàm truyền, hàm trọng lượng hoặc hàm quá độ của đối tượng. Do vậy, các bài toán nhận dạng
cũng thường nhằm vào mục đích mô hình hóa đối tượng dưới một trong bốn dạng trên. Các
dạng mô hình này dễ dàng chuyển đổi lẫn nhau nên chỉ cần tìm được một trong các dạng đó.
Để giải bài toán nhận dạng một cách đơn giản và hiệu quả, đồng thời thuận tiện cho việc sử
dụng sau này, cần chọn dạng mô hình thích hợp.
2. Đặc điểm và mô hình các đối tượng trong công nghiệp thực phẩm
Tính chất tính động học của đối tượng được thể hiện trên đặc tính tần số hoặc đặc tính thời
gian, trong đó, đặc tính quá độ (đáp ứng bước) phản ánh đầy đủ và trực quan các đặc điểm
động học của đối tượng.
Điểm đặc trưng của các đối tượng công nghiệp là có trễ vận tải và có quán tính lớn. Trễ vận
tải còn gọi là trễ tuyệt đối, trễ thời gian chết (dead time), v,v…, đó là thời gian kể từ thời
điểm xuất hiện xung đầu vào đến khi đại lượng ra bắt đầu thay đổi so với giá trị xác lập ban
đầu.
Độ quán tính của đối tượng phản ánh tốc độ phản ứng của nó, kể từ khi đại lượng ra đã bắt
đầu thay đổi. Do có quán tính lớn và trễ vận tải nên hầu hết các đối tượng điều khiển công
nghiệp cũng như hệ thống điều khiển tương ứng là những bộ lọc tần số thấp. Trong thực tế,
các đối tượng tĩnh có khả năng thiết lập trạng thái cân bằng tương ứng với độ lớn của xung
đầu vào, nên có tên gọi là đối tượng “có tự cân bằng”. Các đối tượng điều chỉnh nhiệt độ, áp
suất, lưu lượng, v.v… nói chung là những đối tượng có tự cân bằng. Sự phân tích đặc tính
quá độ của các đối tượng có tự cân bằng trong thực tế cho thấy rằng chúng có bốn dạng phổ
biến .

6
Hình 1. Dạng đặc tính quá độ phổ biến của các đối tượng tự cân bằng

Trên hình 1-a, đường cong quá độ thể hiện đặc điểm động học của một khâu quán tính
bậc nhất. Tốc độ biến thiên đại lượng ra của nó đạt giá trị lớn nhất tại thời điểm xuất hiện
xung đầu vào.
Trên hình 1-b, đường cong quá độ có một điểm uốn tại tu (điểm dốc nhất) và có hình
dạng chữ S. Đó là dáng điệu của khâu quán tính bậc cao, bao gồm một số khâu quán tính bậc
nhất mắc nối tiếp. Độ quán tính của đối tượng loại này tương đương với tổng độ quán tính
của các khâu quán tính bậc nhất hợp thành.
Trên hình 1-c, đường cong quá độ thể hiện đặc điểm của đối tượng quán tính bậc nhất
có trễ, tạo bởi khâu quán tính bậc nhất mắc nối tiếp với khâu trễ.
Trên hình 1-d, đường cong quá độ có hình chữ S với một điểm uốn, nằm dịch về bên
phải một khoảng τ , kể từ gốc toạ độ. Đó là đặc tính quá độ của đối tượng quán tính bậc cao
có trễ, được hình thành bởi mạch mắc nối tiếp một số khâu quán tính bậc nhất và một khâu
trễ. Tóm lại, đối tượng có tự cân bằng với các đặc tính quá độ trên hình 1, có thể biểu diễn
bởi một khâu quán tính bậc n mắc nối tiếp với một khâu trễ.
Hàm truyền của chúng có dạng:

III. Thiết bị và nguyên lý hoạt động

7
Hình 2: Sơ đồ hệ thống điều khiển

x(t): tín hiệu đầu vào

y(t): tín hiệu đầu ra

n(t): nhiễu

Đối tượng điều khiển trong bài thí nghiệm này là nhiệt độ của nước.

 Nguyên lý hoạt động:


- Sau khi cấp nước ổn định về thể tích thì tiến hành thí nghiệm.
- Chọn nhiệt độ muốn cấp cho nước rồi bật máy ở chế độ AUTO.
- Thông tin về nhiệt độ của nước sẽ thông qua cảm biến truyền đến bộ điều khiển và hiển
thị:

+ Nếu nhiệt độ nước ra không đạt:Tpy < Tsp

Cảm biến sẽ báo cấp nhiệt → bộ điều khiển bật nguồn cấp điện cho thiết bị
gia nhiệt → thanh gia nhiệt truyền nhiệt cho nước.

+ Nếu nhiệt độ nước vượt xa: Tpy > Tsp

Cảm biến sẽ báo ngừng cấp nhiệt → bộ điều khiển sẽ ngừng cấp điện cho
thiết bị gia nhiệt → thanh gia nhiệt ngừng truyền nhiệt cho nước.

 Kết luận về yêu cầu điều khiển:

- Điều khiển đối tượng điều khiển một cách ổn định

8
- Trong bài này ta chỉ quan tâm đến đối tượng điều khiển ở đây là nhiệt độ của
Nước.

IV. Kết quả tính toán


Bảng kết quả thí nghiệm

Thời gian Nhiệt độ Thời gian Nhiệt độ


STT ∆T = Ti -To STT ∆T = Ti -To
(phút) T (oC) (phút) T (oC)
0 0 32.2 0 25 24 52.6 20.4
1 23s 32.3 0.1 26 25 53.2 21
2 1 33 0.8 27 26 54 21.8
3 2 34 1.8 28 27 54.6 22.4
4 3 35 2.8 29 28 55.3 23.1
5 4 35.8 3.6 30 29 55.9 23.7
6 5 36.9 4.7 31 30 56.6 24.4
7 6 37.8 5.6 32 31 57.1 24.9
8 7 38.7 6.5 33 32 57.8 25.6
9 8 39.6 7.4 34 33 58.4 26.2
10 9 40.7 8.5 35 34 58.8 26.6
11 10 41.4 9.2 36 35 59.4 27.2
12 11 42.4 10.2 37 36 60 27.8
13 12 43.2 11 38 37 60.5 28.3
14 13 44 11.8 39 38 61 28.8
15 14 44.9 12.7 40 39 61.1 28.9
16 15 45.6 13.4 41 40 60.9 28.7

9
17 16 46.6 14.4 42 41 61.2 29
18 17 47.2 15 43 42 60.9 28.7
19 18 48 15.8 44 43 61.2 29
20 19 48.8 16.6 45 44 60.9 28.7
21 20 49.6 17.4 46 45 61.2 29
22 21 50.4 18.2 47 46 61.1 28.9
23 22 51.2 19 48 47 61 28.8
24 23 51.8 19.6 49 48 61.2 29

Từ bảng số liệu ta thiết lập mối quan hệ giữa thời gian và chênh lệch nhiệt độ.

Hình 3: Biến thiên nhiệt độ theo thời gian

Ta có thể thấy đây là mô hình quán tính bậc 2 có trễ có dạng:


−τ s
Kⅇ
O(s) =
(1+T 1 s)(1+T 2 s)

Bước 1 - Xác định các đại lượng theo đáp ứng bước của đối tượng:

- y () = 29 – giá trị tiệm cận, tức giá trị xác lập của đáp ứng trước.

- U (1,0.8) – điểm uốn, xác định đồng thời với việc kẻ tiếp tuyến.

- Ta = 32 - hằng số quán tính biểu trưng.

Bước 2 - Tính hệ số truyền và tung độ tương đối của điểm uốn:

y (∞ )
- Hệ số truyền K = =29 với u₀ =1,độ lớn xung bậc thang đầu vào.
u₀

yᵤ 29
- Tung độ tương đối của điểm uốn : g = = =1
y (∞ ) 29

10
Bước 3 - Vì g > 0,264

2
- Tính độ vượt ngưỡng : δ = g – 1 + = 0,73
e

(1−0.85 δ)Tₐ
- Các hằng số quán tính:Ta = 32.60=1920; T1 = = 264,59; T2 = T1
e

- Thời gian trễ : τ = tu – T1 – 1.2δTₐ = -1899,78 (s)

Vậy mô hình quán tính bậc 2 có trễ là:


1899, 78 s
29.e
O(s) = 2
(1+264 ,59 s)

Bài 3: Đo lường nhiệt ẩm không khí

I. Mục đích thí nghiệm

- Ôn tập lại các khái niệm, lý thuyết về đo độ ẩm


- Hiểu được nguyên lý, cách đo của các thiết bị đo độ ẩm
- Tính toán lượng ẩm của không khí sau quá trình sấy

II. Cơ sở lý thuyết

II.1. Các khái niệm căn bản liên quan tới độ ẩm không khí

Thông số không khí được đo thường là độ ẩm tương đối. Từ thông số này kết hợp với
thông số nhiệt độ (thường được đính kèm trong một bộ cảm biến), chúng ta có thể tính được
các thông số khác như nhiệt độ đọng sương, lượng chứa ẩm cũng như thông số khác như
entanpi. Trước khi tìm hiểu các loại cảm biến đo độ ẩm, việc làm rõ các khái niệm về quá hơi

11
bão hòa khô, hơi bão hòa ẩm, hơi quá nhiệt,... các thông số: độ ẩm tuyệt đối, độ ẩm tương đối
cũng như những hiện tượng vật lý liên quan cần được thực hiện như các quá trình: quá trình
bay hơi, quá trình sôi và quá trình ngưng tụ.
Quá trình bay hơi: Ở một nhiệt độ bất kỳ trên bề mặt các chất lỏng luôn luôn xảy ra
hiện tượng một số phần tử có động năng lớn thắng được lực hút giữa các phân tử và thoát
khỏi khối chất lỏng và “bay hơi” khỏi khối chất lỏng. Cường độ bay hơi phụ thuộc vào bản
chất chất lỏng và các thông số trạng thái của chất lỏng: áp suất và nhiệt độ. Quá trình nảy ra ở
mọi nhiệt độ trên bề mặt thoáng của khối chất lỏng
Quá trình sôi: Quá trình sôi là quá trình hóa hơi xảy ra trong toàn bộ khối chất lỏng
(không chỉ ở bề mặt). Nó xảy ra ở một nhiệt độ nhất định phụ thuộc vào áp suất và bản chất
chất lỏng (nhiệt độ sôi tăng với áp suất lớn: Ts = f(p) có đạo hàm dương). Nhiệt độ ứng với
trạng thái lúc chất lỏng sôi tại những áp suất nhất định gọi là nhiệt độ sôi.
Quá trình ngưng tụ: Quá trình ngưng tụ là quá trình ngược lại với quá trình bay hơi,
trong đó hơi nước nhả nhiệt và ngưng tụ lại thành lỏng. Trong quá trình ngưng tụ nếu duy trì
áp suất không đổi thì nhiệt độ môi chất cũng không thay đổi.
Trạng thái bão hòa: Khi chất lỏng ở trong một không gian nào đó có nhiệt độ và áp
suất của chúng đạt đến giá trị nhất định (ts; ps) thì đồng thời với quá trình bay hơi có quá trình
ngưng tụ. Nếu tốc độ bay hơi bằng tốc độ ngưng tụ, thì hỗn hợp hai pha (lỏng và hơi) đó sẽ ở
trạng thái cân bằng động. Trạng thái đó gọi là trạng thái bão hòa. Trong trạng thái bảo hòa
phần nước gọi là nước bảo hòa còn phần hơi gọi là hơi bảo hòa: Hơi bão hòa có 2 loại là: hơi
bão hòa khô và hơi bão hòa ẩm. Hơi bão hòa khô là hơi nứớc bảo hòa mà trong đó không còn
các hạt nước liti. Hơi bão hòa ẩm là hơi bảo hòa mà trong đó còn có chứa các hạt nước liti, đó
chính là hổn hợp của hơi bão hòa khô và nước sôi.
Tại trạng thái không cân bằng xảy ra như trên, hơi nước không bị ngưng tụ trở lại.
Trạng thái hơi nước đó gọi là hơi quá nhiệt. Hơi quá nhiệt là hơi có cùng áp suất với hơi bão
hòa ps nhưng có nhiệt độ t > ts hoặc là hơi có cùng nhiệt độ bảo hòa ts nhưng áp suất p < ps
Hiệu số giữa nhiệt độ hơi quá nhiệt và hơi bão hòa ở cùng áp suất gọi là độ quá nhiệt, ký hiệu
là Dtqn = t - ts. Độ quá nhiệt càng cao thì thể tích riêng của hơi càng lớn, trạng thái của nó
càng gần với trạng thái lý tưởng. Trạng thái của hơi quá nhiệt có thể được đặc trưng bởi hai
trong các thông số trạng thái vật lý: P, V, T. Độ ẩm: Độ ẩm là đại lượng đặc trưng cho lượng
hơi nước tồn tại trong không khí, có hai loại độ ẩm là độ ẩm tuyệt đối và độ ẩm tương đối. Độ
ẩm được biểu diễn dưới dạng độ ẩm tuyệt đối và độ ẩm tương đối. Độ ẩm tuyệt đối ρ (kg/ m3)
là khối lượng hơi nước (kg) có trong một không khí có thể tích V=1m3 , với công thức ước
Gh
lượng dưới đây: ρ =
V
Gh V𝐺ℎ 𝑉

Trong đó: Gh là khối lượng hơi nước hòa tan trong 1m3 không khí,
Gh
φ= . 100%
Gmax
= GhGmax.100%= 𝐺ℎ𝐺𝑚𝑎𝑥.100%
Trong đó: Gmax là lượng hơi nước cực đại có thể hòa tan trong 1m3 không khí có cùng
nhiệt độ T xác định.

12
Khi ấy, ta có công thức sau:

II.2. Nguyên lý hoạt động và cấu tạo trong của đầu đo độ ẩm theo phương pháp điện
học

Đây là phương pháp hiện đại và được dùng phổ biến hiện nay. Dụng cụ đo loại này dễ
dàng được tự động hóa và ứng dụng rộng rãi trong hệ thống điều khiển quá trình do thuận
tiện trong việc biến đổi thành tín hiệu điện truyền đi xa cũng như nhỏ gọn và dễ dàng trong
lắp đặt, căn chỉnh... Nguyên tắc cơ bản của các phép đo điện học là dựa trên sự biến đổi các
thông số điện học của đầu đo khi độ ẩm thay đổi, các thông tin đo khi ấy sẽ biến đổi theo và
phản ánh sự biến đổi trên. Tuy nhiên, hầu hết các thông số điện học của các cảm biến này
cũng phụ thuộc rất nhiều vào nhiệt độ của không khí cần đo độ ẩm. Chính vì vậy, các dụng cụ
đo hoạt động theo phương pháp này luôn được tích hợp thêm các dụng cụ đo nhiệt độ như
Hình II.2.a dưới đây. Các tín hiệu gửi về các bộ hiển thị và bộ điều khiển thường gửi kèm cả
tín hiệu nhiệt độ để xác định các thông số khác như độ chứa ẩm của khối không khí, độ ẩm
tuyệt đối,...

Hình II.2.a: Đầu đo nhiệt độ và độ ẩm tích hợp trên cùng một phiến
Các cảm biến đo độ ẩm theo phương pháp này có hai loại phổ biến: Cảm biến đo có
điện trở biến thiên theo độ ẩm hay còn được gọi là ẩm kế điện trở có nguyên lý sau: điện
trở của vật liệu cách điện sẽ xác định được độ ẩm của nó, mà độ ẩm của vật liệu lại trực
tiếp phụ thuộc vào độ ẩm của môi trường không khí bao quanh nó. Mối quan hệ giữa điện
trở với độ ẩm tương đối thường có dạng hàm mũ với hệ số mũ âm như ở trên hình dưới
đây (Hình II.2.b).
Đặc trưng của mối quan hệ là sự suy giảm nhanh chóng của điện trở khi độ ẩm vật
liệu tăng lên do độ ẩm không khí môi trường tăng lên.
Một vật liệu cách điện được sử dụng làm cảm biến đo độ ẩm phải tuân thủ những yêu cầu
cơ bản đã được nêu ra trên đây về độ nhạy, về tính nhất quán và về tính nhạy cảm với sự
thay đổi độ ẩm môi trường xung quanh. Cũng có thể sử dụng các chất hút ẩm để làm cảm
biến đo nhiệt độ theo nguyên lý điện dẫn. Bởi vì khi độ ẩm môi trường khí quyển thay đổi
thì độ ẩm mà nó hút được cũng thay đổi để đảm bảo sự cân bằng áp suất hơi nước trong
không khí và trên bề mặt chất hút ẩm, dẫn đến hệ số điện dẫn của chất hút ẩm cũng thay

13
đổi theo. Có thể sử dụng nguyên lý tạo sự cân bằng áp suất hơi nước trong khí quyển và
áp suất hơi nước bão hòa trên bề mặt chất hút ẩm bằng cách thay đổi nhiệt độ của chất hút
ẩm.

Hình II.2.b: Quan hệ điện trở với độ ẩm tương đối

Hình II.2.c. Quan hệ điện dung với độ ẩm tương đối

Cảm biến có điện dung biến thiên theo độ ẩm hay còn được gọi là ẩm kế tụ điện
polyme. Ẩm kế tụ điện sử dụng điện môi là một màng mỏng polyme có khả năng hấp thụ
phân tử nước. Hằng số điện môi tương đối εr của lớp polyme thay đổi theo độ ẩm, do đó
điện dung của tụ điện polyme phụ thuộc vào giá trị độ ẩm này. Điều này hoàn toàn dễ
hiểu và có thể giải thích thông qua công thức tính điện dung C của tụ điện như sau:
er . eo . A
C= er eo AL𝐶= 𝑒𝑟 C = 𝑒𝑜 𝐴𝐿C
L
Trong đó: εr là hằng số điện môi màng polyme,
ε0 là hằng số điện môi chân không, A là diện tích bản cực
L là chiều dày của màng polyme.

14
Quan hệ giữa điện dung và độ ẩm tương đối được biểu thị như trên Hình II.2.c Quan
hệ trên có thể được xấp xỉ hồi qui thành dạng quan hệ tuyến tính với hệ số biến thiên của
điện dung theo độ ẩm tương đối phụ thuộc vào nhiệt độ.
Vì phân tử nước có cực tính cao, hằng số điện môi tương đối của nước là 80 trong khi
đó vật liệu polyme có hằng số điện môi từ 2 đến 6 vì vậy ẩm kế tụ điện polyme được phủ
trên điện cực thứ nhất bằng Tantan, sau đó là lớp Cr được phủ tiếp lên polyme bằng
phương pháp bốc bay chân không (một kỹ thuật bao phủ trong công nghệ sản xuất bán
dẫn).

Hình II.2.d: So sánh cấu tạo phân lớp của hai loại cảm biến

Hình II.2.d thể hiện sự khác biệt về mặt cấu tạo (lỗ trống và hình chữ U nối tiếp: cài
răng lược) của hai loại cảm biến đo độ ẩm. Hai loại cảm biến này sẽ được trình bày chi
tiết hơn trong nội dung dưới đây về hình dạng, lắp đặt, cấu tạo theo yêu cầu đo cụ thể.

II.3. Đặc điểm hình dạng bên ngoài và lưu ý lắp đặt của cảm biến đo độ ẩm theo
phương pháp điện học

Xét ở góc độ lắp đặt cảm biến, hai loại cảm biến này có phương pháp lắp đặt khá giống
nhau với đặc trưng về tính chất tích hợp trên mạch điện tử và đưa ra tín hiệu chuẩn. Các mạch
điện tử cũng như đầu cảm biến thường được bảo vệ bằng vỏ nhựa.
Trong một số trường hợp, đầu cảm biến và mạch điện tử được tách ra với các yêu cầu đo
độ ẩm của môi trường có nhiệt độ cao hoặc có đặc trưng về hóa chất (ăn mòn) hoặc yêu cầu
lắp đặt (nhỏ gọn). Hình II.3.a dưới đây thể hiện đặc 7 điểm của cảm biến có đầu đo (phần tử
nhạy cảm) tách rời (2 chân) hoặc tích hợp với mạch điện tử (4 chân).

15
Hình II.3.a: Cảm biến đo độ ẩm cỡ nhỏ

Dạng cảm biến có chân cắm được thò ra luôn đòi hỏi kỹ sư lắp đặt thiết kế các bộ cắm
phù hợp. Nhằm thuận tiện trong kết nối với hệ thống công nghiệp cũng như ứng dụng dân
dụng, các cảm biến thường có các dạng điển hình như sau:

Hình II.3.b: Cảm biến đi kèm đầu bảo vệ dạng tròn (tiện lắp đặt) với dây kéo dài (tiện
đấu nối)

16
Hình II.3.c: Cảm biến có hiển thị tại chỗ với dạng treo tường hoặc kết nối với quá trình
công nghệ quai đầu đo dạng tròn đi kèm hoặc tách biệt với mạch xử lý tín hiệu (truyền xa
hoặc không truyền tín hiệu đi xa - điều khiển tại chỗ)
Việc lắp đặt các thiết bị đo nhiệt ẩm cần hết sức chú ý việc tiếp xúc trực tiếp đầu đo với
môi trường dầu nhớt, dịch đường, ... có thể làm đầu đo bị hỏng hoàn toàn. Trong các trường
hợp đầu đo kém nhạy, cần vệ sinh lại đầu đo và tách bụi ra khỏi bộ phận chống bụi.

II.4. Phương pháp sấy bơm nhiệt

Phương pháp sấy bơm nhiệt là phương pháp dùng một hệ thống bơm nhiệt để tạo ra
môi trường sấy. Nhiệt độ môi trường sấy có thể điều chỉnh trong giới hạn khá rộng tuy theo
yêu cầu của vật liệu sấy (VLS). Khi sử dụng bơm nhiệt để sấy khô và hút ẩm, cả dàn nòng và
dàn lạnh đều được sử dụng hữu ích nên năng lượng tiêu thụ được tận dụng ở mức cao nhất.
* Ưu điểm:
- Khả năng điều chỉnh dải nhiệt độ và độ ẩm tác nhân sấy (TNS) tùy thuộc vào yêu cầu và
khả năng chịu nhiệt của từng loại sản phẩm.
- Giữ màu sắc, mùi vị và vitamin tốt với các sản phẩm sấy trong thực phẩm.
- Tiết kiệm năng lượng nhờ sử dụng cả năng lượng dàn nóng và dàn lạnh, hiệu quả sử dụng
nhiệt cao.
- Vận hành đơn giản.
- Bảo vệ môi trường, tuổi thọ thiết bị cao.
- Có khả năng tăng công suất thiết kế đáp ứng các quy mô khác nhau.
Nhược điểm:
- Thời gian sấy thường khá lâu do không có thế sấy lớn như sấy nóng, độ chênh phân áp suất
hơi nước giữa VLS và TNS không lớn, đặc biệt ở giai đoạn VLS có hàm lượng ẩm nhỏ (gần
khô kiệt)
- Phải có giải pháp xả băng sau một thời gian làm việc.

II.5. Cấu tạo và nguyên lý làm việc

Sơ đồ cấu tạo

17
Hình II.5: Sơ đồ cấu tạo hệ thống sấy bơm nhiệt

Thiết bị sấy bơm nhiệt theo nguyên lý trên gồm các thành phần như sau:
+ I – Calorife, trong calorife này có các dàn lạnh để tách ẩm và dàn nóng để gia nhiệt cho
TNS.
+ II – Buồng sấy
+ III, IV – Kênh gió vào và ra của buồng sấy.
+ V – Hộp kỹ thuật, nơi chứa máy nén, các van tiêt lưu, dàn nóng và dàn lạnh phụ.

II.6. Nguyên lý làm việc

Thiết bị sấy bơm nhiệt làm việc dựa trên 2 chu trình tuần hoàn khép kín như sau:
a) Chu trình của TNS: TNS được tách ẩm ơ dàn bay hơi BH1 và được nâng nhiệt độ ở
dàn ngưng tụ NT1 nằm trong calorife I. Sau đó quạt QTN đưa vào buồng sấy II qua kênh gió
vào III, tại đây TNS lấy ẩm của VLS và đi ra theo kênh gió IV rồi quay lại calorife I. Cứ như
vây, chu trình được tuần hoàn kín.
b) Chu trình bơm nhiệt
Chu trình bơm nhiệt tuần hoàn liên tục 4 giai đoạn sau:
Giai đoạn 1 – nén đoạn nhiệt: quá trình nén môi chất lạnh từ áp suất thấp, nhiệt độ
thấp lên áp suất vao, nhiệt độ cao trong máy nén.
Giai đoạn 2 – ngưng tụ đẳng nhiệt: trạng thái môi chất lạnh thay đổi từ hơi quá nhiệt
về nước sôi hoặc hơi ẩm thông qua quá trình thải nhiệt ra ngoài nhờ thiết bị ngưng tụ (dàn
nóng).
Giai đoạn 3 – Tiết lưu, entanpy không đổi: Môi chất lạnh bị giảm áp suất khi đi qua
van tiết lưu, quá trình này không làm thay đổi entanpy của môi chất lạnh.
Giai đoạn 4 – Bay hơi đẳng nhiệt: Trạng thái môi chất lạnh thay đổi từ hơi ẩm thành
hơi bão hòa khô hoặc hơi quá nhiệt thông qua quá trình thu nhiệt nhờ thiết bị bay hơi (dàn
lạnh).

III. Mô tả thiết bị thí nghiệm

18
Hình III: Hình ảnh mô tả đầu đo và bộ hiển thị - điều khiển độ ẩm trong BTN

Tương tự như cảm nhiệt độ, các cảm biến đo độ ẩm trong công nghiệp có kết cấu
chống ẩm và thoát nước thường được kết nối tới các bộ điều khiển công nghiệp có hệ số bảo
vệ công nghiệp (IP) nhất định (ví dụ IP65, IP67 ...).

IV. Kết quả thí nghiệm

Thí nghiệm k
Thời gian φ1 φ2 ∆ d=d2 -
o o
(p) t1 ( C) (%) d1 (g/kg) t2 ( C) (%) d2 (g/kg) d1
0 29.9 93.9 24.59087 30.1 86.9 23.01916 1.57171
5 30.1 93.8 24.84692 30.2 86.7 23.09759 -1.74933
10 30.2 89.5 23.84353 30.1 84.3 22.33044 -1.51309
15 29.7 85.1 22.03276 29.7 82.5 21.35961 -0.67315
20 29.4 82.4 20.97004 29.5 79.5 20.34839 -0.62164
25 29.2 79.6 20.02615 29.1 77.1 19.28599 -0.74015
30 29 77.3 19.2251 28.9 75 18.54599 -0.67911
35 28.8 75.2 18.48861 28.7 73.7 18.01564 -0.47297
40 28.7 73.4 17.9423 28.5 71.5 17.27723 -0.66508
45 28.5 72 17.39805 28.4 70.3 16.88937 -0.50868
50 28.3 70.8 16.9114 28.2 69.2 16.43382 -0.47757
55 28.2 69.6 16.52882 28.1 68.1 16.07918 -0.44963
60 28.2 69.5 16.50507 28 68 15.96277 -0.5423
65 28.1 68.1 16.07918 27.9 66.8 15.59037 -0.48882
70 28 67.5 15.8454 27.9 65.8 15.35698 -0.48842
75 27.9 66.9 15.6137 27.8 65.2 15.12886 -0.48485
80 27.8 66.2 15.36089 27.7 64.6 14.90279 -0.4581
85 27.7 65.6 15.13349 27.7 64 14.76438 -0.36911
90 27.8 65.1 15.10565 27.7 63.6 14.6721 -0.43355
95 27.8 64.7 15.01284 27.7 63 14.53368 -0.47915

V. Tính toán và nhận xét

19
4026, 42
- Áp suất hơi bão hoà tương ứng với nhiệt độ: Pbh = e 12−235 ,5 +t (bar)
(Trang 41 - “Tính toán và thiết kế hệ thống máy sấy”, PGS.TSKH. Trần Văn Phú ).
φ . Pbh
- Lượng chứa ẩm: d = 621. (g ẩm/kg kk) Với: P = 1.013 (bar)
0,9933−φ . Pbh

(CT 2.18 - trang 28 - “Tính toán và thiết kế hệ thống máy sấy”, PGS.TSKH. Trần Văn
Phú ).

Các thông số tại điểm đo 1 Các thông số tại điểm đo 2


100 100
80
80
60
60
40
40
20
0 20
0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100
0
0 10 20 t230 40 50
φ2 60 70d2 80 90 100
t1 φ1 d1

 Nhận xét:
- Kết quả thí nghiệm có sự sai khác với thực tế vì trong quá trình đo bị ảnh hưởng bởi
thao tác, sai số thiết bị, cách đo, thời gian đo, ...
- Khi nhiệt độ tăng thì độ ẩm tương đối giảm dần. Lượng ẩm về cơ bản đều tăng khi
nhiệt độ tăng tuy nhiên ở 1 số điểm nhiệt độ thì giảm đáng kể. Nguyên nhân có thể do sai số
dụng cụ, thao tác thí nghiệm chưa chuẩn và một số yếu tố tác động từ môi trường như nhiệt
độ, gió, không khí ...
- Kết quả đo đáng tin cậy khi đo có nhiệt độ và độ ẩm tương đương nhau trong cùng 1
khoảng thời gian, trong cùng 1 điều kiện.

nhiệt: Trạng thái môi chất lạnh thay đổi từ hơi ẩm thành hơi bão hòa khô hoặc hơi quá nhiệt
thông qua quá trình thu nhiệt nhờ thiết bị bay hơi (dàn lạnh)

20

You might also like