Vũ Hồng Tuấn - 20201079 - Báo cáo TN Bài 1 - BF2703 - 739261

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 5

Họ tên: Vũ Hồng Tuấn MSSV: 20201079

Mã HP: BF2703 Mã lớp: 739261

Bài 1: Xác định hàm lượng nitơ tổng số bằng phương pháp Kjeldahl

Lượng nitơ (azot) tổng số trong các phẩm vật có nguồn gốc sinh vật thường được xác định
bằng phương pháp Kjeldahl. Đó là hàm lượng tổng của các dạng nitơ hữu cơ và vô cơ có trong vật
phẩm nghiên cứu.

Mục tiêu bài thí nghiệm:


- Hiểu rõ cách phân biệt các chỉ tiêu nitơ trong thực phẩm, thông qua đó xác định các phương
pháp phân tích các chỉ tiêu đó.
- Biết được phương pháp và cách tiến hành phương pháp Kjeldahl.
- Ứng dụng vào việc định hướng nitơ tổng, từ đó xác định hàm lượng protein tổng trong thực
phẩm.
- Biết được các phản ứng xảy ra và các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả thí nghiệm.

1. Nguyên tắc
a. Giai đoạn 1: vô cơ hóa mẫu
Khi đốt nóng phẩm vật đem phân tích với H2SO4 đậm đặc, các hợp chất hữu cơ bị oxi hóa.
Cacbon và hidro tạo thành CO2 và H2O, còn nitơ sau khi được giải phóng ra dưới dạng NH3 sẽ kết hợp
với H2SO4 tạo thành (NH4)2SO4 tan trong dung dịch.
R – CH(NH2) – COOH + H2SO4 đđ  NH3 + CO2 + SO2 + H2O
2NH3 + H2SO4  (NH4)2SO4
Nhiệt độ: 330 – 380 oC
Xúc tác: K2SO4 : CuSO4 : Se
Thêm H2O2 ở giai đoạn cuối khi dung dịch có màu vàng rơm và bình kjeldahl phải được lấy ra khỏi
bếp để nguội.

b. Giai đoạn 2: chưng cất đạm


Trong suốt giai đoạn chưng cất đạm, các ion amoni được chuyển thành amoniac bằng cách
thêm kiền NaOH. Amoniac được chuyển vào bình thu bằng phương pháp chưng cất hơi nước.
(NH4)2SO4 + 2NaOH  Na2SO4 + 2NH3 + 2H2O
NH3 được giải phóng và di chuyển đến bình hấp thụ, nơi chứa một lượng dung dịch axit boric.
2NH4OH + 4H3BO3  (NH4)2B4O7 + 7H2O
(xanh)
c. Giai đoạn 3: chuẩn độ
Định phân lượng tetraborat (NH4)2B4O7 tạo thành bằng dung dịch H2SO4 chuẩn, qua đó dễ
dàng tính được lượng nitơ có trong mẫu vật.
(NH4)2B4O7 + H2SO4 + 5H2O  (NH4)2SO4 + 4 H3BO3
(xanh) (tím) (tím hồng)
Cũng có thể hấp thụ NH3 bằng một lượng dư axit sunfuric hay clohidric chuẩn. Sau đó, đem
định phân phần axit dư không phản ứng với NH3 bằng dung dịch NaOH chuẩn, rồi suy ra lượng axit
đã tham gia phản ứng.
2NH3 + H2SO4  (NH4)2SO4
H2SO4 + 2NaOH  Na2SO4 + H2O

2. Cách tiến hành


a. Phần chuẩn bị

- Kiểm tra mức nước trong bình đun (tạo hơi nước).
- Kiểm tra các khoá của bộ cất.
- Cho nước máy chạy qua sinh hàn (mở nhỏ và từ từ van nước).
- Đun sôi nước trong bình tạo hơi
- Rửa bộ cất đạm (ống sinh hàn, bình cất)
b. Cất đạm
Mẫu thí nghiệm:
Chuẩn bị bình hấp thụ NH3: Cho vào bình tam giác (cỡ 100ml, miệng rộng):
20 ml H3BO3 3% (dùng ống đong)
2-3 giọt chỉ thị Taxiro (dung dịch sẽ có màu tím hồng)
Lắp bình vào bộ cất đạm (đuôi ống sinh hàn ngập trong dung dịch )

Cho vào bầu cất (lần lượt):


5 ml dịch vô cơ hoá mẫu (dùng micropipet hút dịch)
2 ml H2O (để tráng phễu) (dùng micropipet); Đóng khoá bầu cất
5 ml NaOH 40% (dùng ống đong)

Tiến hành cất (khoảng 5-7 phút). Sau khi thấy dung dịch trong bình hấp thụ NH3 chuyển từ
màu tím hồng thành màu xanh đợi khoảng 5 phút. Hạ bình, dùng giấy quì tím hứng một giọt nước
ngưng chảy ra từ ống sinh hàn. Thấy giấy đổi màu, đặt bình hứng vào vị trí cũ. Khi không thấy đổi
màu, lấy bình hấp thụ ra khỏi bộ cất, tia nước cất tráng đuôi ống sinh hàn).

Mẫu kiểm chứng:


Chuẩn bị bình hấp thụ NH3 : Cho vào bình tam giác (cỡ 100ml):
20 ml H3BO3 3% (dùng ống đong)
2-3 giọt chỉ thị Taxiro (dung dịch sẽ có màu tím hồng)
Lắp bình vào bộ cất đạm (đuôi ống sinh hàn ngập trong dung dịch)
Cho vào bầu cất (lần lượt):
5 ml NaOH 40% (dùng ống đong)
7 ml H2O (5 mL thay cho dịch vô cơ hoá); Đóng khoá bầu cất
Tiến hành cất (khoảng 5-7 phút) và kiểm tra tương tự như mẫu thí nghiệm, dùng giấy quì tím
thử điểm kết thúc quá trình cất.

c. Định phân

Định phân lượng (NH4)2B4O7 tạo ra trong bình hấp thụ NH3 bằng H2SO4 0,1N.
Ghi lượng H2SO4 0,1N dùng định phân cho mẫu thí nghiệm và mẫu kiểm chứng.

3. Xử lý kết quả
Kết quả đo được trong bài thí nghiệm:
H2SO4 0,1N Mẫu thí nghiệm: V1 = 8,7 ml
Mẫu kiểm chứng: V2 = 0,2 ml
 V (H2SO4 0,1N cần tính) = V1 – V2 = 8,7 – 0,2 = 8,5 ml
Ta có: 1 ml H2SO4 0,1N  1,4 mg nitơ
8,5 ml H2SO4 0,1N  11,9 mg nitơ
Trong 5 ml dung dịch cất đạm có 11,9 mg nitơ
 Trong 100 ml dung dịch cất đạm có 238 mg nitơ (= 0,238 g nitơ)
Hàm lượng nitơ có trong mẫu là: %N = 0,238% (g/100 ml)
Vậy hàm lượng nitơ tổng số có trong mẫu là 0,238% (g/100 ml)

Nhận xét:
- Trong quá trình cho dung dịch vô cơ hóa, dung dịch NaOH và nước vào bầu cất có thể gây
thất thoát một lượng nhỏ NH3 do trong lúc cho nước vào và đóng khóa, NaOH đã tác dụng
với NH4+ trong dung dịch vô cơ hóa làm thoát NH3 ra ngoài  kết quả tính toán có thể thấp
hơn lượng thực tế.
- Trong quá trình chuẩn độ bằng H2SO4 0,1N có thể do thao tác chưa chính xác khi nạp dung
dịch và có thể chuẩn độ quá điểm tương đương  kết quả từ thí nghiệm cũng có thể sai lệch
với giá trị thực tế.
4. Chú ý
- Quá trình vô cơ hóa mẫu phải tiến hành trong tủ hút vì trong quá trình đó có thoát khí SO2
độc.
- Rửa sạch bộ cấp đạm, phễu bằng nước cất trước khi làm thí nghiệm để tránh lượng đạm còn
sót lại của các thí nghiệm trước.
- Khi cho các hóa chất và mẫu vào bầu cất phải mở khóa phễu trước, dùng pipet đưa từ thành
phễu nhỏ xuống, bơm xuống đáy không dính vô thành bình, đặc biệt cẩn thận đối với NaOH
40%. Chú ý không mở khóa phễu đột ngột do làm biến đổi áp suất gây thất thoát đạm.
- Lượng NaOH cho vào phải đảm bảo dư thừa để có thể đẩy NH3 ra khỏi (NH4)2SO4
- Khi lắp bình hấp thụ vào bộ cất đạm, đuôi ống sinh hàn phải ngập trong bình hấp thụ để NH3
phản ứng ngay với dung dịch, tránh NH3 bay khỏi dung dịch.
- Thường xuyên kiểm tra ống sinh hàn nếu thấy nóng thì vặn điều chỉnh ngay để NH3 không bị
bay hơi.
- Nhiệt độ đun ban đầu không quá cao, tăng dần nhiệt độ lên. Nếu tăng nhiệt độ đột ngột, dung
dịch sôi bắn lên thành bình  hiệu suất vô cơ hóa không hoàn toàn, tính toán sai.
- Nhiệt độ dưới 400 oC vì nếu đun ở nhiệt độ lớn hơn, nitơ trong mẫu sẽ biến đổi thành dạng
phân tử khí bay lên, không phân tích được.
- Lượng mẫu dùng vừa đủ để thời gian đốt không quá lâu. Quá trình đốt kết thúc khi dung dịch
trong suốt.
- Cho lần lượt theo thứ tự mẫu, H2O, NaOH
- Hệ thống kín
- Kết thúc cất đạm khi dùng giấy quỳ tím hứng 1 giọt ngưng chảy ra từ ống sinh hàn: giấy
không đổi màu.
- Lấy bình ra khỏi bộ cất, tia nước cất tráng đuôi ống sinh hàn.
- Quan sát chính xác điểm tương đương: dung dịch chuyển từ xanh  tím hồng.
5. Phạm vi ứng dụng
- Xác định nitơ protein, nitơ phi protein và hàm lượng protein trong mẫu
- Xác định nitơ amoniac
- Các nitơ có số oxi hóa là -3 liên kết với Cacbon hoặc hidro.
- Không phân tích được nitrat, nitơ nằm trong vòng thơm, các nitơ liên kết trực tiếp với nhau.

You might also like